Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI NHÀ GIÁO DụC J.A.COMENXKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.28 KB, 14 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh
Khoa Tâm Lý Giáo Dục
Lớp Tâm Lý Giáo Dục 3
LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
Đề tài 1:
Giảng viên: TS. Hồ Văn Liên
Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Kiều
Trần Thị Ngọc Thắm
Trương Thị Hằng
TP.Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2012
I. Tiểu sử về J.A.Comenxki
NHÀ
GIÁO
DỤC
Ông sinh ngày 28/3/1952 tại làng Nievni thuộc sứ Môravơ của cộng
hoà Slôvakia. Cha của ông là một người thợ xay bột thuộc dòng hội tin lành có
tên là “Hội liên hiệp dòng Môravơ”. Năm 12 tuổi ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, được
cô đem về nuôi. Năm 16 tuổi, ông được giáo hội gửi vào học trường La tinh ở
Psêrôp, ông học rất giỏi. Sau đó ông được cử đi học Đại học ở Đức, đó là trường
Héc-boóc và Heidelberg. Năm 1614 (22 tuổi), ông tốt nghiệp và trở về quê đảm
nhận một số công việc giáo dục của giáo hội Môravơ. J.Comenxki sưu tầm các
câu tục ngữ, ca dao trong dân gian và viết nên tác phẩm “Kho báu ngôn ngữ
Tiệp Khắc”, với ý muốn cho đồng bào của ông dùng tiếng mẹ đẻ để học cao lên.
Năm1621, trước cuộc đàn áp đẫm máu về tôn giáo, ông phải bỏ nhà,
bỏ trường đi ẩn trốn. Vợ và các con của ông cũng bị chết bởi chiến tranh và dịch
hạch.
Năm 1631, ông cho xuất bản cuốn “Mở cánh của vào ngôn ngữ”. Đây
là cuốn sách dạy tiếng La tinh bằng phương pháp mới, nó có một tác dụng vô
cùng to lớn vì ông đẫ tóm tắt gọn gẽ hệ thống kiến thức hiện đại, đồng thời phối
hợp chặt chẽ giữa lời và ý, tránh được cách học khô khan, từ ngữ trước kia.
2


Năm 1632, ông viết tác phẩm nổi tiếng “Phép giảng dạy lớn” bằng
tiếng Tiệp Khắc, rồi tự dịch ra tiếng La Tinh cho dễ phổ biến. Tác phẩm đẫ trình
bày những tư tưởng cấp tiến, khoa học, nhân văn về mô hình giáo dục hiện đại
mà ngày nay chúng ta đang phấn đấu áp dụng, mở đầu cho một nền giáo dục
mới – nền giáo dục cận đại.
Bên cạnh đó, ông còn viết tác phẩm “Loan báo về một nhà trường mẫu
giáo”, tác phẩm chỉ ra những phương pháp học tập ở nhà trường mẫu giáo, học
mà chơi,chơi mà học, rồi đưa ra những chỉ dẫn về giáo dục thẩm mỹ, đưa âm
nhạc, thơ ca, hội hoạ vào giáo dục trẻ em. Đây là những điều mà ở Châu Âu hàng
mấy thế kỷ sau người ta mới tiếp nhận và phổ biến. Ông còn biên soạn chương
trình biên soạn giáo dục trẻ mẫu giáo thành một bộ sưu tập tranh sắp xếp theo
chủ điểm mang tên là “Thế giới bằng tranh”, xuất bản năm 1658. Đây là quyển
sách bằng tranh vẽ ra đời sớm nhất thế giới. Ngoài ra ông còn viết tác phẩm
như “Con đường ánh sáng”, “Báo hiệu về sự thông thái phổ quát” vào năm 1637,
“Phác thảo nên một chương trình chi tiết xây dựng những hàn lâm viện của
những nhà thông thái ở Anh”… Những tác phẩm này góp phần hoàn chỉnh khoa
học sư phạm của ông.
Năm 1670, J.Comenxki qua đời ở Amstecđam, hưởng thọ 78 tuổi, ông
đã để lại cho đời sau trên 250 tác phẩm lớn nhỏ. Với những đóng góp của mình
cho giáo dục học, người đời đã gọi ông là “ông tổ của nền giáo dục cận đại”.
Năm 1992, kỉ niệm 400 ngày mất của Comenxki, UNESCO đã ghi nhận ông là
một danh nhân văn hóa thế giới.
II. Quan điểm giáo dục của Comenxki
1. Cơ sở nền tảng
a.Quan điểm triết học:
3
Comenxki chịu ảnh hưởng rất lớn từ quan niệm duy vật của Bê- cơn. Từ đó
trong quan niệm về giáo dục, ông cho rằng thế giới khách quan là nguồn gốc của ý
thức. Chính quan niệm này đã đưa ra một loạt nguyên tắc giáo dục sau này của
ông.

Chính vì trẻ em tri giác thế giới bằng các giác quan và những gì trong ý thức
của trẻ là phản ánh thế giới khách quan => Những gì không qua cảm giác ban đầu
của trẻ thì sẽ không đọng lại trong đầu óc của chúng.
Và Cômenxki đã kết luận rằng: Giáo dục trực quan là nguyên tắc vàng ngọc.
Giáo dục trực quan có nghĩa là người thầy giáo phải làm sao cho trẻ sử dụng tất cả
các giác quan vào việc tri giác tài liệu. Đây là một nguyên tắc tiến bộ mang tính
duy vật và tiệm cận với quan điểm “ Dạy học lấy hoạt động của người học làm
trung tâm”. Nguyên tắc này cũng đã lên tiếng phản đối nền giáo dục phong kiến
đương thời: “Lấy người dạy là trung tâm”.
b.Quan điểm giáo dục phải phù hợp với môi trường tự nhiên:
Comenxki cho rằng con người là một thực thể của tự nhiên, mà tự nhiên
diễn ra theo quy luật nên việc giáo dục con người cũng phải diễn ra theo quy luật.
Ông so sánh giáo dục trong nhà trường với sinh hoạt của cỏ cây và cuộc sống xã
hội, nếu không phù hợp thì nền giáo dục ấy sẽ thất bại. Comenxki cho rằng thiên
nhiên là cái chuẩn, cái mẫu mà giáo dục phải áp dụng, phải bắt chước để có thể đạt
được kết quả mong muốn. Theo ông mối quan hệ chi phối của thiên nhiên đối với
giáo dục phản ánh mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người: con người là một bộ
phận của thiên nhiên; phương thức tồn tại và vận động của thiên nhiên cũng là
phương thức tồn tại và vận động của con người. vì vậy con người phải tuân theo
những qui luật phổ biến của thiên nhiên. Thiên nhiên theo cách hiểu của ông có nội
dung rất rộng và ở mỗi con người, thiên nhiên trước hết là bản tính của người đó.
Chính vì vậy ông luôn nhìn thấy sự giống nhau giữa con người và thiên nhiên. Vì
vậy con người phải được giáo dục ngay từ nhỏ. Trên quan điểm thích ứng với thiên
4
nhiên, ông chỉ ra rằng: “Trật tự chính xác của nhà trường cần phải được vay mượn
từ thiên nhiên, cần phải xuất phát từ quan sát những quá trình mà thiên nhiên thể
hiện khắp mọi noi trong những hành động của mình”. Ông có ý thiết lập những qui
luật giáo dục bằng phương pháp tương đồng với những quy luật của thiên nhiên .
Chẳng hạn ông cho rằng:
- Con chim không sinh nở về mùa thu tàn lụi, mùa đông băng giá, mùa hè nóng bức

mà về mùa xuân- khi ánh sáng sưởi ấm trái đất, đem lại sức sống cho muôn loài=>
Giáo dục cũng phải bắt đầu từ khi con người còn nhỏ, từ tuổi ấu thơ, trước khi tinh
thần người ta hư hỏng đi thì nhà giáo dục đã phải chuẩn bị cho người học sinh ham
thích sự học.
- Ông cũng cho rằng đứa trẻ bước vào trường học như con khỉ con, gặp gì nó cũng
bắt chước. Vì thế , để việc giáo dục trẻ tốt cần phải cải tạo một trường giáo dục và
phải giáo dục bằng tấm gương của mọi người xung quanh. Đối với môi trường
giáo dục, Comenxki đặc biệt chú ý.Ông cho rằng giáo dục phải được xây ở một vị
trí thích hợp, trong đó mỗi một lớp học có một phòng học riêng, mỗi phòng học có
một giáo sư đảm nhận vieecj dạy học cho tất cả các học sinh, ghế của giáo sư phải
để gần cửa sổ để mọi người đều trông thấy và nghe thấy. Và theo ông, trẻ em bị
nhiễm thói xấu ban đầu thì sau này sửa lại rất khó, chắng khác gì nấu cơm khê trên
cái xoong mới thì sau này mùi khê ấy còn ảnh hưởng dai dẳng về sau.“ Sáp mềm
thì bóp, nặn dễ dàng; cứng rồi, thì làm mạnh sẽ gãy”
2. Mục tiêu giáo dục:
Giáo dục phải chuẩn bị cho con người vào đời không những vào cuộc đời
tinh thần mà cả cuộc đời trần thế, cuộc đời xã hội. vì vậy nhà trường phải xây dựng
cả hai mặt đó cho con người để họ có thể làm tốt mọi việc theo chức năng của
mình trong đời sống xã hội và chẩn bị cho cuộc đời trường cửu sau này.
Mục đích giáo dục:
5
_ Xét trên bình diện xã hội:
+ Comenxki ước mơ một xã hội an lành, không có chiến tranh. Chính vì vậy
giáo dục cũng phải đạo tạo ra những con người hài hòa.
+ Giáo dục trong một thời gian nhất định sẽ cung cấp cho xã hội cùng một
lúc nhiều trẻ em thành người lao động có trình độ và kĩ năng cấn thiết để phát triển
sản xuất hàng hóa.
_ Xét trên bình diện nhân cách:
+ Giáo dục cần đào tạo là những con người toàn diện cả về đạo đức lẫn trí
tuệ.

3. Quan điểm về vai trò của giáo dục:
- Comenxki đánh giá rất cao vai trò của giáo dục. Comenski hết sức tin tưởng vào
tác dụng của giáo dục. Theo ông chỉ có giáo dục mới làm cho người ta trở nên một
con người đáng là con người. Nhà trường là công xưởng chế tạo ra nhân đạo, ra
hạnh phúc, ra con người chân chính . Giáo dục cần thiết cho mọi người. Theo ông
nếu con người được giáo dục chu đáo, không những trình độ đạo đức được nâng
cao mà các cuộc đổ máu trên mọi trận địa đều được chấm dứt. Vì vậy, theo ông,
mọi người đều phải học. Nhưng tuổi cần học hơn cả là tuổi trẻ Khi trình bày vấn
đề cải cách tôn giáo mà ông nghiên cứu, ông đã có nhận định rằng chính quyền
trần thế có khả năng thực hiện cải cách đó, nhưng tác dụng giáo dục còn có hiệu
quả hơn nhiều hơn nhiều.
- Và cũng chính vì vậy ông đánh giá rất cao vai trò của người thầy giáo cũng như
đưa ra những yêu cầu mà người thầy giáo phải thực hiện. Ông cho nghề dạy học là
nghề vinh quang nhất. Theo ông “ Dưới mặt trời này, không có một chức vụ nào ưu
việt hơn!” Ông ví người thầy giáo như một thợ nặn, nặn những tâm hồn của trẻ”,
hoặc như một ngọn lửa xua đuổi hết những bóng tối trong trí óc. Đó là một quan
6
điểm tiến bộ đối với người thầy giáo, vì trước đó nghề thầy giáo, đặc biệt nghề
thầy giáo tiểu học không được tôn trọng.
- Một mặt, ông yêu cầu nhân dân tôn trọng người thầy giáo, nhưng mặt khác, ông
yêu cầu người thày giáo phải nhận rõ chức năng quan trọng, phải là mẫu mực về
lòng trung thực, tinh thần kiên trì, hăng hái, phải là người có học vấn và cần cù lao
động, yêu nghề, đối xử với học sinh như người cha. Tất cả những phẩm hạnh đó là
tấm gương sinh động để học sinh noi theo. Ông cũng đòi hỏi người thầy giáo phải
ân cần, hòa nhã, phải có thái độ vui vẻ, thân mật, một tình yêu chân thành. Theo
ông, nếu anh không thể làm như một người cha thì anh không thể làm như một
người thầy.
4. Nội dung giáo dục:
Từ mục tiêu giáo dục và từ khẩu hiệu: “Dạy mọi điều cấn thiết đối với yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn giai cấp tư sản đã lớn mạnh. Song tri

thức đó phải là hữu ích và cơ bản. Ông đã xây dựng một nội dung giáo dục theo
nguyên tắc: “Ngoài phạm vi giáo dục tôn giáo và đức dục, chỉ giáo dục những gì
có lợi ích tức thời mà thôi” vì sống trên trần thế cần tìm hiểu những gì căn bản trên
trần thế. Do đó ông chủ trương: “Giáo dục phải cung cấp cho học sinh những tri
thức thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau phải là người biết nhiều mà là người
biết cái điều hữu ích”
Nội dung giáo dục:
_ Trong tư tưởng của mình, Comenxki có đề cập đến các nội dung giáo dục sau:
+ Trí dục: người học trước hết cần dược trang bị những kiến thúc khoa học cơ bản,
cấp thiết trong cuộc sống xã hội. Trước tiên là học tiếng mẻ đẻ sau đó mới học
những ngôn ngữ khác.
+ Đức dục: giáo dục con người tính vị tha, yêu thương và mẫu mực theo tôn giáo.
7
+ Thẩm mỹ: có giảng dạy những môn nghệ thuật.
Và ông dựa trên đặc điểm từng lứa tuổi để phân ra các cấp học và nội
dung tương ứng như sau:
- Thời thơ ấu từ lọt lòng đến 6 tuổi, thời kì này đặc trưng bằng sự tăng trưởng mạnh
mẽ về mặt thể chất và sự phát triển các giác quan. Vì vậy giáo dục phải cho trẻ tiếp
xúc với thế giới để trẻ được phát triển. Trẻ sẽ được vào học một trường gọi là
trường “lòng mẹ” và trẻ được giáo dục theo phương thức của người mẹ, bằng tình
cảm, bằng cái đẹp để trẻ học những điều hay lẽ phải=> Comenxki là người đầu tiên
trên thế giới đã soạn tài liệu hướng dẫn giáo dục trước tuổi học.
- Tuổi thiếu niên: từ 6 tuổi đến 12 tuổi, được đặc trưng bằng sự phát triển trí nhớ,
tưởng tượng với những cơ quan thực hiện- ngôn ngữ và tay. Trẻ ở tuổi này nên
được học ở trường quốc ngữ. Nội dung dạy học là trẻ được học đọc, học viết, học
làm tính là những tri thức cơ bản.
- Tuổi thanh xuân: từ 12 dến 18 tuổi ngoài những đặc trưng trên còn thể hiện ở sự
phát triển tư duy ở trình độ cao hơn (hiểu và suy luận). Trẻ được vào học ở trường
Latinh. Nội dung học là các môn nâng cao về tự nhiên, xã hội như: ngữ pháp, tu từ
học, biện chứng pháp, toán học, thiên văn, lý luận âm nhạc….để trau dồi đầu óc

phán đoán, trí thông minh.
- Tuổi trưởng thành: từ 18 đến 24 tuổi được đặc trưng bằng sự phát triển ý chí và
năng lực bảo đảm sự hài hòa. Học sinh vào học Đại học với các môn: Triết học, y
học, luật học….và đây là giai đoạn cuối cùng của đời học trò nhằm hoàn thiện con
người, đào tạo ra những nhà khoa học sẵn sàng tham gia bước vào hoạt động lao
động phục vụ cho xã hội.
5. Hình thức tổ chức giáo dục:
8
Comenxki là người đầu tiên trong lịch sử xây dựng lý luận và tổ chức trong
thực tiễn một hình thức tổ chức dạy học mới mẻ gọi là “hệ lớp – bài”, có ý nghĩa to
lớn về lý luận và thực tiễn giáo dục:
Lớp: Học sinh được tập hợp theo đơn vị lớp có trình độ tương đương, lứa tuổi
tương đương, tâm sinh lý tương đồng.
Bài: Chương trình dạy học được phân ra bao gồm nhiều môn học, mỗi môn học có
số bài học nhất định, có thời gian mở đầu, có lúc kết thúc, năm học được chia ra
thành nhiều học kỳ.
Cômenxki rất quan tâm đến ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động
giáo dục. Ông cho rằng nhà trường phải được xây dựng ở một vị trí thích hợp,
trong đó mỗi một lớp học có một phòng riêng, mỗi phòng học có một giáo sư đảm
nhiệm việc dạy học cho tất cả học sinh, ghế của giáo sư phải để gần cửa sổ để mọi
người đều trông thấy và nghe thấy. Trong lịch sử giáo dục, như chúng ta đã biết,
nhà trường hình thành rất sớm. Hơn 20 thế kỷ trước Cômenxki, khắp các nước trên
thế giới, việc dạy học tổ chức có tính cá nhân, thiếu khoa học, hiệu quả thấp. Điều
đó rõ ràng không phù hợp với tư tưởng của ông “dạy mọi điều cho mọi người” và
với sự đòi hỏi của sự phát triển kinh tế-xã hội của giai cấp tư sản mới hình thành
lúc bấy giờ. Vì vậy ông đã chia trường học thành những lớp học. Mỗi lớp học có
thành phần học sinh đồng nhất về lứa tuổi, về trình độ học vấn. Mỗi trình độ được
hoàn thành trong một thời gian đào tạo nhất định, đó là năm học. Năm học được
chia ra từng học kỳ và những kỳ nghỉ. Ngày học được tổ chức chặt chẽ, có thời
khóa biểu rõ ràng. Chẳng hạn, trường quốc ngữ thì mỗi ngày học 4 tiết, trường la

tinh 6 tiết. Mỗi tiết học có một chủ đề nhất định, và có nhiệm vụ chính của mình.
Giáo viên chỉ đạo trực tiếp hoạt động nhận thức của tất cả học sinh cùng một lớp.
Tiết học được phân ra những phần khác nhau: kiểm tra tri thức; giải thích tài liệu
mới, luyện tập nhằm củng cố tri thức mới tiếp thu. Ông đã đặt cơ sở cho hệ thống
bài-lớp mà cho đến nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong việc tổ chức dạy học
cho các trường trên thế giới.
9
* Tại sao theo ông một lớp có 45 học sinh và một tiết học có 45 phút?
_ Dạy học theo nhóm nhỏ( 3 – 5 người), theo nhóm như vậy thì 9 – 15 người một
nhóm lớn. Cứ nhân lên như vậy thì được 45 người một lớp.
_ Não người hoạt động theo sơ đồ hình sin, chu kì hình sin của não người ở trạng
thái bình thường đến cực đại và trở lại bình thường là 45 phút, nên thời gian 45
phút là thời gian người hoc tiếp thu tố nhất.
6. Phương pháp_nguyên tắc giáo dục:
a. Nguyên tắc giáo dục:
+ Dạy học phải mang tính trực quan. Ông cho tính trực quan là nguyên tắc vàng
ngọc của lý luận dạy học. Ông đòi hỏi làm sao viêc dạy học bắt đầu không phải từ
những công viêc giảng dạy bằng lời về ngững sự vật sự quan sát cụ thể chung, và
nếu có thể được thì quan sát trực tiếp sự vật trong thiên nhiên. Trong trường hợp
không quan sát trực tiếp được thì cần thay chúng bằng tranh, hình vẽ, mô hình.
Công lao hết sức to lớn của Cômenxki là hình thành tính trực quan như một trong
những nguyên tắc dạy học quan trọng nhất. Ông đã lí giải, kháiquát, đào sâu, mở
rộng những kinh nghiệm dạy học trực quan đã có vào thời gian đó, vận dụng rộng
rãi tính trực quan trong thực tiễn, đưa vào sách giáo khoa của mình những hình vẽ.
Ông đã kêu gọi nghiên cứu thế giới hiện thực bằng thí nghiệm.
+ Cômenxki đòi hỏi dạy học phải đảm bảo tính hệ thống. Ông đã chỉ ra sự cần thiết
phải làm cho học sinh hiểu rõ mối liên hệ giữa các hiện tượng và tổ chức tài liệu
học tập như thế nào để họ không cảm thấy lộn xộn, trái lại được trình bày ngắn gọn
dưới dạng một vài luận điểm cơ bản. Cần phải đi từ sự kiện đến kết luận, từ thí dụ
đến quy tắc mà chúng giúp khái quát, hệ thống những sự kiện, thí dụ; cần đi từ cụ

thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó,từ cái riêng đến cái chung và ngược lại.
+ Cômenxki đòi hỏi trong dạy học phải đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức
vững chắc. Cần phải hình thành cơ sở vững chắc, trong dạy học đừng vội vàng, mà
10
làm sao học sinh hoàn toàn nắm vững những điều đã dạy. Muốn vậy, tất cả mối
liên hệ đã có được dạy trong mối liên hệ đó; mỗi đề mục phải tóm tắt thành những
quy tắc ngắn gọn và chính xác. Ngoài ra phải luyện tập, ôn tập tài liệu mà học sinh
đã lĩnh hội, nhờ đó mà giáo viên thấy được điều mà học sinh chưa hiểu. Phải ôn
tập nhiều lần bằng cách nói to sẽ làm phát triển kỹ năng biểu đạt điều mình đã
nắm, nhờ vậy điều đã nắm trở nên rõ ràng và vững chắc hơn. Với mục đích đó, ông
đã khuyên nên tạo điều kiện cho học sinh dạy lại điều họ đã nắm được cho người
khác.
+ Cômenxki cũng đã có những chỉ dẫn có giá trị về việc dạy học phải vừa sức
đối với học sinh. Trong dạy học, theo ông chỉ cần cung cấp những điều gì mà nó
phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tính vừa sức trong dạy học chỉ đạt được bằng việc
giảng dạy một cách rõ ràng, bằng việc thông báo điều cơ bản mà không quá nhiều
chi tiết.
b. Phương pháp giáo dục:
* Phương pháp giáo dục: Theo lí luận dạy học ngày nay thì Comenxki có đề cập
đến phương pháp:
_ Phương pháp dạy học trực quan( mô hình, tranh ảnh) xuất phát từ nguyên tắc
dạy học trực quan của ông.
_ Phương pháp dạy học bằng sách giáo khoa. Ong6 là người đầu tiên đưa ra hai
cuốn sách giáo khoa thành công.
+ Ngôn ngữ nhập môn( 1631) _ đây là cuốn sách vỡ lòng dùng cho trẻ em bắt đầu
học chữ ở nhà trường.
+ Thế giới tranh ảnh(1658) _ đây là cuốn sách giáo khoa bằng tranh dùng cho trẻ
em mẫu giáo.
11
_ Phương pháp nêu gương. Trong vai trò của người thầy giáo, ông luôn đề cao

và đưa ra những phẩm chất mà một người thầy giáo cần có. Để giáo dục trẻ tốt
cần phải giáo dục bằng tấm gương của những người xung quanh mà đặc biệt là
người thầy.
_ Phương pháp kiểm tra, đánh giá. Giáo dục theo hệ thống lớp – bài là sau một
chương trình học tập nhất định, trẻ có thời gian nghỉ nghỉ ngơi giữa học kì, rồi
thi đánh giá kết quả học tập.
Tóm lại: Về mọi mặt, J.Comenxki có những cống hiến rất quý báu cho sự nghiệp
giáo dục. Ông đã tổng hợp được lý luận kinh nghiệm và thực tiễn từ thời kỳ phục
hưng và đặt nền móng, cơ sở cho nền giáo dục tiên tiến, xứng danh là “ông tổ của
nền sư phạm cận đại”.
III. Thành tựu và hạn chế trong quan điểm giáo dục
của J.A.Comenxki.
a. Thành tựu:
-Có tư tưởng giáo dục tiến bộ mang tính duy vật đó là “dạy học lấy hoạt động của
người học làm trung tâm” phát huy cao độ tính tích cực hoạt động học tập của trẻ
dưới sự giúp đõ của thầy giáo đã đối lập với giáo dục phong kiến đương thời (áp
đặt giáo dục, thiếu tôn trọng trẻ em).
-Khẳng định được giáo dục con người phải theo quy luật, trình tự. Nếu không theo
quy luật chỉ dẫn đến sự đổ vỡ của sự nghiệp giáo dục.
-Nhìn nhận đúng tầm quan trọng của giáo dục, đặt ra yêu cầu đúng đắn cho người
thầy giáo.
-Ông phân ra các thời kỳ lứa tuổi và đặt ra các nguyên tắc, phương pháp giáo dục
trẻ tiến bộ, phù hợp vẫn giữ nguyên được giá trị.
12
-Là người đầu tiên đặt nền móng cho hệ thống bài-lớp và viết sách giáo khoa.
 Ông đã đặt nền móng cho giáo dục thời đại mới.
b. Hạn chế:
- Ông quá đề cao vai trò của giáo dục cho rằng con người không nhận sự giáo dục
sẽ không thành người. Ông nói “con người muốn trở thành con người thì phải có
học vấn.”

- Ông phân ra các thời kỳ lứa tuổi trẻ em còn chưa khoa học, chưa phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ trong các giai đoạn phát triển.
- Ông quá đề cao nguyên tắc trực quan mà xem nhẹ vai trò của tư duy trừu tượng.
Trực quan chỉ cho phép nhận thức được những biểu hiện bên ngoài của sự vật. Phải
phối hợp giữa trực quan và trừu tượng mới cho phép tìm hiểu được bản chất của sự
vật và quá trình.
IV. Liên hệ thực tế với Việt Nam.
-Phương pháp dạy trực quan của Comenxki vẫn có giá trị cho đến ngày nay đặc
biệt là những cấp học nhỏ như nầm non, tiểu học khi tư duy trừu tượng và ghi nhớ
máy móc của trẻ chưa phát triển
-Hệ thống lớp_bài của ông đã mở rộng và phát triển trở thành một trong những
hình thức tổ chức dạy học đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong hệ thống
các hình thức tổ chức dạy học ở nhà trường phổ thông.
-Một số nguyên tắc dạy học của Comenxki khởi xướng đã được phát triển trong hệ
thống các nguyên tắc dạy học ở nhà trường phổ thông Việt Nam như nguyên tắc
dạy học vừa sức thành nguyên tắc dạy học thống nhất giữa tính vừa sức chung với
tính vừa sức riêng, nguyên tắc dạy học phải đảm bảo độ bền vững của tri thức
thành nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức,
13
kĩ năng, kĩ xảo và tính mềm dẻo của tư duy, nguyên tắc dạy học phải mang tính
trực quan với nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu
tượng trong dạy học.
Bảng đánh giá độ tích cực của thành viên trong nhóm
1. Trương Thị Hẳng Tích cực 1
2. Nguyễn Thị Bích Kiều Tích cực 1
3. Trần Thị Ngọc Thắm Tích cực 1
Tài liệu tham khảo
• Lịch sử giáo dục thế giới, Hà Nhật Thăng-Đào Thanh Âm, NXB giáo dục.
• Giáo dục học hiện đại, Thái Duy Tuyên, NXB quốc gia Hà Nội, 2001.



• />•
cha-thi-anh-khong-the-la-mot-nguoi-thay.html


14

×