Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài báo cáo giải phẫu sinh lý đường hô hấp liên quan đến gây mê hồi sức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.24 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học
Bộ môn Gây mê hồi sức
BÀI BÁO CÁO
Nhóm 1
– Lớp
CNGMHS13
GVHD: Nguyễn Hưng Hòa
TPHCM – Ngày 13 tháng 5 năm 2015
Giải phẫu sinh lí đường hô hấp liên quan gây mê hồi sức
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
1. Khổng Thị Hồng Anh
2. Trần Thị Kim Dân
3. Trương Hoàng Chinh
4. Đỗ Khắc Bình
5. Nguyễn Thị Kim Đào
6. Lý Thị Cường
Nhiệm vụ
1. Tìm kiếm và soạn nội dung
phần MŨI
2. Tìm kiếm và soạn nội dung
phần HẦU
3. Tìm kiếm và soạn nội dung
phần THANH QUẢN
4. Tìm kiếm và soạn nội dung
phần KHÍ QUẢN
5. Tổng hợp, chỉnh sửa và trình
bày nội dung
6. Thuyết trình
Page 2


MỤC LỤC
I. Giới thiệu
Hệ hô hấp ở người gồm 1 hệ thống dẫn khí và trao đổi khí giữa máu
và không khí.
Hệ thống dẫn khí gồm: mũi, hầu, thanh quản, khí quản và phế quản.
Hệ thống trao đổi khí gồm: phổi, chứa các phế nang, là nơi trao đổi
khí giữa máu và không khí.
Muốn trở thành người gây mê giỏi, ta cần thông hiểu về hệ hô hấp và
đường thở, đánh giá đúng và xử trí khéo léo về đường thở trong cấp
cứu và gây mê. Trong bài báo cáo này, nhóm chúng em xin trình bày
về 2 vấn đề: giải phẫu sinh lí về đường hô hấp và mối liên quan giữa
giải phẫu sinh lí đường thở và gây mê hồi sức.
II. Nội dung
1. MŨI
1.a. Giải phẫu
- Mũi là cơ quan khứu giác để ngửi, phát âm, quan trọng nhất là để
thở.
- Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp.
- Mũi gồm: ổ mũi, sụn mũi, xoang cạnh mũi và niêm mạc mũi.
a.1) Ổ mũi
- Ổ mũi ở trên vòm miệng và dưới sàn sọ, sau là hầu mũi. Sụn vách
chia ổ mũi làm hai hố không đối xứng nhau.
- Hố mũi có 4 thành: thành trong, thành ngoài, thành trên và thành
dưới.
- Thành ngoài có 3 xoăn mũi: xoăn mũi trên, xoăn mũi giữa và xoăn
mũi dưới.
- Ba xoăn mũi chia mỗi bên hố mũi thành nhiều ngách: ngách trên,
ngách giữa và ngách dưới. Các ngách thông với xoang kế cận.
- Ngách mũi giữa rất quan trọng về bệnh lý vì có xoang hàm trên và
xoang trán đổ vào.

a.2) Các xoang cạnh mũi
- Là những hốc rỗng trong xương tạo nên thành mũi.
- Bình thường rỗng và khô.
- Gồm: xoang sàng, xoang trán, xoang hàm trên và xoang bướm.
a.3) Các sụn mũi
Gồm 5 sụn chính: trên là 2 sụn mũi bên, dưới là 2 sụn mũi cánh lớn và
sụn mũi cánh nhỏ, giữa là sụn vách mũi. Ngoài ra có sụn phụ và sụn
lá mía.
a.4) Niêm mạc mũi
- Là màng nhầy bao bọc ổ mũi và lách cả vào trong xoang mũi, phía
sau liên tục với niêm mạc hầu.
- Làm hẹp các lỗ thông vào xoang mũi.
- Niêm mạc lót với những hàng tế bào có lông chuyển, rung động theo
một chiều, đẩy chất nhầy vào mũi.
- Niêm mạc lấp rất nhiều ở ngách mũi giữa xoang hàm trên, khi màng
nhầy bị nhiễm trùng thì bị phù và làm thở qua mũi bị tắc nghẽn.
- Niêm mạc mũi có vai trò làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí trước
khi đưa vào phổi.
1.b. Sinh lý
Niêm mạc của vách mũi chia làm hai tầng
+ Tầng trên
Có vùng khứu giác chiếm rất ít khoảng 5 cm
2
ở trên hố mũi, niêm mạc
màu vàng hoặc nâu xám, tạo bởi tế bào khứu giác và tế bào nâng đỡ.
Mỗi TB khứu giác là một Neuron, đỉnh có lông hướng vào hố mũi
nhận cảm, đáy có sợi trục, tận cùng tại hành khứu. Khi hít vào không
khí chia làm hai luồng: luồng chính qua ngách mũi giữa và luồng phụ
qua ngách trên đổ vào khu khứu giác giúp ta cảm nhận được mùi của
không khí hít vào.

+ Tầng dưới: thuộc về hô hấp, niêm mạc đỏ hồng, có nhiều tuyến
niêm mạc, TB bạch huyết và mạch máu tạo mạng chi chít.
1.c. Liên quan gây mê hồi sức
c.1) Niêm mạc mũi:
- Không khí qua mũi được lọc nhờ lông mũi, cơ chế xoáy lắng ngăn
hạt bụi lớn hơn 10µm. Các hạt này dính vào niêm nhờ chất nhầy.
Không khí sau khi được lọc bởi lông mũi và tiêm mao của niêm được
sát trùng, làm ấm khi qua mạng mao mạch chi chít ở nhiệt độ 37ºC và
độ ẩm 100%. Vì vậy, ở các bệnh nhân mở khí quản ra da (thiết khai
khí đạo) hay đặt ống thông nội khí quản lâu ngày (thở máy) sẽ bị mất
sinh lý tự nhiên và dễ bị nhiễm trùng. Do đó, sẽ có các thiết bị hỗ trợ
giúp làm không khí ẩm và ấm trước khi đưa vào phổi.
- Atropin và thuốc mê hơi có ảnh hưởng quan trọng đến niêm mạc
mũi.
- Khi đặt ống nội khí quản hay ống thông mũi dạ dày cần tránh làm
rách niêm mạc mũi và mạng mạch máu trong hốc mũi.
c.2) Thăm khám tiền mê
- Khi niêm mạc ở mái dưới và giữa sưng phồng và làm gia tăng bài
tiết nhiều gây nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Vì ở mũi có mạng lưới mao mạch nhiều và mỏng, nên khi bệnh nhân
có bất kì sự thay đổi nào ở huyết áp cũng đều gây chảy máu ở mũi.
- Ngoài ra vách ngăn mũi có thể bị lệch hoặc mái sụn bị sưng làm
nghẹt mũi.
2. HẦU
2.a. Giải phẫu và sinh lí
- Hầu là ngã tư giữa hai đường hô hấp và tiêu hóa, thông thương mũi
với thanh quản và miệng với thực quản.
- Hầu thuộc đường thở trên, gồm có hầu mũi hầu miệng và hầu thanh
quản:
a.1) Hầu mũi:

Kể từ nền sọ tới ngang mức vòm miệng và có 6 thành:
-Thành trước thông với mũi bởi 2 lỗ mũi sau.
-Thành trên là vòm hầu nằm bên dưới thân xương bướm và mỏm nền
của xương chẩm, dưới niêm mạc của thành này có tuyến hạnh nhân
hầu, khi tuyến bị viêm ta gọi là sưng VA (vegetations adenoides).
- Thành sau là phần niêm mạc trải từ giữa phần nền xương chẩm đến
cung trước đốt sống cổ đội (CI).
- Ở 2 thành bên có tuyến hạnh nhân vòi và giữa tuyến có lỗ vòi tai
(Eustache) thông hầu với tai giữa. Tác dụng của vòi tai là giữ cho áp
lực trong hòm tai cân bằng với áp lực không khí môi trường bên
ngoài. Khi vòi tai bị viêm lấp thì tăng áp lực trong hòm tai dẫn đến ù
tai và nghe không rõ.
- Thành dưới thông với khẩu hầu có lưỡi gà ngăn cách màn hầu. Bình
thường lưỡi gà nằm rủ xuống, còn khi nuốt thì nó nằm ngang ngăn
cách khẩu hầu với tỵ hầu, không cho thức ăn trào ngược lên mũi.
a.2) Hầu miệng:
- Nằm dưới khẩu cái mềm sau miệng và 1/3 sau lưỡi.
- Phía trước qua eo họng thông với ổ miệng. Eo họng giới hạn bên
trên là lưỡi gà khẩu cái và bờ tự do của khẩu cái mềm, bên ngoài là
cung khẩu cái lưỡi và tuyến hạch nhân khẩu cái, bên dưới là lưng lưỡi
ở vùng rãnh tận cùng.
- Phía sau với các đốt sống C I,II,III.
a.3) Hạ hầu hay hầu thanh quản:
Là phần dưới cùng, rộng ở trên và hẹp ở dưới.
- Thành sau kéo dài từ đốt sống CIV đến đốt sống CVI.
- Thành trước nằm ngay sau thanh quản. Giữa là nắp thanh môn, lỗ
thanh quản. Bên ngoài thanh quản là ngách hình lê và sụn giáp. Ngách
hình lê được giới hạn bên trong là nếp phễu nắp thanh môn, sụn phễu
và sụn nhẫn, bên ngoài là màng giáp móng và sụn giáp.
- Thành bên là phần niêm mạc được nâng đỡ bởi xương móng và mặt

trong cua sụn giáp.
- Trên thông với khẩu hầu.
- Dưới với thực quản.
Khi thở, hầu không được nâng lên và thanh quản cũng ở thấp, nắp
thanh quản mở, còn khi nuốt hầu và thanh quản được kéo lên, nắp
thanh quản nằm sau đáy lưỡi bị đẩy xuống và đóng lại. Thức ăn bắt
buộc qua hầu xuống thực quản.
a.4) Lớp niêm mạc
Lót ở mặt trong hầu và liên tiếp với lớp niêm mạc của mũi, miệng,
thanh quản, thực quản và tai giữa. Dưới niêm mạc rải rác có nhiều tổ
chức bạch huyết.
a.5) Lớp cơ
• Cơ khít hầu
-Có 3 cơ (trên, giữa, dưới) 3 cơ này ở trên đều bám vào phía sau
bờ trước của cân hầu trong rồi toả ra sau đan chéo với cơ bên
đối diện trên đường giữa sau hợp thành lòng máng phủ ở mặt
ngoài cân hầu trong. Ba cơ khít hầu trên xếp chồng lên nhau
giống như người ta lợp ngói ngược và có tác dụng làm hẹp
đường kính của hầu lại để đón thức ăn từ miệng xuống thực
quản.
-Có nhiều cấu trúc đi qua các khe giữa các cơ khít hầu: thần
kinh quặt ngược thanh quản và động mạch thanh quản dưới, đi
vào hầu qua khe giữa cơ khít hầu và thực quản. Nhánh trong
thần kinh thanh quản trên và mạch máu giáp trên qua khe giữa
cơ khít hầu dưới và giữa. Cơ trâm hầu và thần kinh hầu, qua khe
giữa cơ khít hầu giữa và cơ khít hầu trên.
• Cơ mở hầu
Có 2 cơ:
- Cơ trâm hầu: từ mỏm trâm theo các cơ khít hầu tới bám vào
cân hầu trong và sụn thanh thiệt.

- Cơ vòi hầu: từ vòi tai đến thành hầu.
a.6) Bạch huyết
Các mạch bạch huyết của hầu đổ vào hạch sau hầu và chuỗi hạch
cảnh trong.
a.7) Thần kinh
Chi phối vận động và cảm giác cho hầu đều do đám rối hầu gồm các
nhánh của dây IX và dây X các hạch giao cảm cổ tạo thành
2.b. Liên quan tới gây mê hồi sức:
- Những người bị bại liệt do tai biến mạch máu não, trong tình trạng
hôn mê hoặc bệnh nhân đang được gây mê thì dây thần kinh chỉ huy
những phản xạ trên của hầu, tiểu thiệt và vòm hầu bị liệt và làm việc
không chính xác.Vì vậy, thức ăn uống sẽ theo hơi thở trào vào phổi
của bệnh nhân.
- Các tuyến hạch nhân nằm rải rác ở hầu tạo nên một vòng bạch huyết
là hàng rào ở cửa hầu chống lại sự xâm nhập của vi trùng. Khi bị
viêm, niêm mạc sưng lên dễ bị rắc rối ở đường hô hấp làm bít lối
thông từ mũi đến hầu, bệnh nhân luôn há miệng để thở dễ nguy hiểm
và khó khăn khi đặt nội khí quản.
- Một phương pháp cho bệnh nhân thở dưỡng khí là dùng ống O
2
mũi.
Áp dụng phương pháp này phải đẩy đầu ống vào sâu trong hầu gần
vòm mềm. Muốn vậy phải đo từ cánh mũi đến trái tai của bệnh nhân
rồi trừ 1cm đặt ống theo sát sàn mũi, lượng dưỡng khí từ 2 – 3 lít
/phút.
- Trương lực cơ của đường thở trên giảm đi trên bệnh nhân được gây
mê làm lưỡi và sụn nắp thanh môn rớt xuống thành sau của hầu làm
tắc đường thở. Khó khăn của người gây mê là giữ đường thở bệnh
nhân được thông , làm sao không được để lưỡi rớt xuống hầu làm
nghẹt đường thở.Muốn vậy người gây mê có kĩ thuật cầm mask mặt,

dùng ngón tay út nâng góc hàm dưới bệnh nhân.
+ Cách nhận biết sự giảm trương lực cơ: thường gặp ở bệnh nhân lớn
tuổi,bệnh nhân ngáy khi ngủ( hỏi người nhà bệnh nhân để biết)
- Phân loại Mallampati:
+ Mục đích là dự kiến đặt nội khí quản khó hay dễ:
Loại I: nhìn thấy rõ khẩu cái mềm, lưỡi gà và các cung khẩu cái, lưỡi
hầu cùng hố hạnh nhân.
Loại II: như trên như các cung bị che khuất
Loại III: chỉ nhìn thấy khẩu cái mềm và đấy của lưỡi gà
Loại IV: chỉ nhìn thấy khẩu cái cứng
Loại càng cao đặt nội khí quản càng khó.
Tầm nhìn cấu trúc hầu và thanh môn dưới đèn soi thanh quản được
Samsoon & Young và Cormack & Lehane phân định như sau:
Độ 1: nhìn thấy toàn thể lỗ thanh môn
Độ 2: nhìn vừa thấy phần sau lỗ thanh môn
Độ 3: chỉ nhìn thấy nắp thanh môn
Độ 4: nhìn vừa thấy khẩu cái mềm
-Sự khác nhau giữa hai phân loại này là:
+ Đối với phân loại Mallampati tư thế bệnh nhân ngồi, cổ ngửa
thẳng, há miệng, thè lưỡi và phát âm A, quan sát trực tiếp bằng mắt
+ Phân loại Cormack & Lehane tư thế bệnh nhân nằm, dùng đèn soi
vào sâu trong hầu thanh quản và quan sát.
3. THANH QUẢN
3.a. Giải phẫu và sinh lí
a.1) Sụn thanh quản
Gồm 9 sụn: 3 sụn đơn ( sụn giáp trạng, sụn nhẫn, sụn nắp thanh
môn), 3 sụn đôi ( sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm).
a.2) Các màng:
gồm có
Màng giáp móng: nối liền sụn giáp trạng và sụn móng.

Màng giáp nhẫn: nối sụn giáp và vòng nhẫn.
Màng nhẫn_khí quản: nối liền sụn nhẫn và khí quản.
a.3) Dây thanh âm
Bên trong thanh quản có 2 dây thanh âm có chức năng điều hòa
sự thông khí qua thanh quản và là bộ máy phát âm.
a.4) Cơ thanh âm
Chia làm 2 nhóm:
* Cơ đóng và mở thanh môn:
- Cơ nhẫn phễu sau:cơ dang, mở thanh môn.
- Cơ phễu ngang: đóng thanh môn.
- Cơ nhẫn phễu bên: cơ khép, đóng thanh môn.
* Cơ kiểm soát độ căng dây thanh
- Cơ nhẫn giáp: căng dây thanh âm
- Cơ giáp phễu: chùng dây thanh âm
Dấu hiệu nhận biết giảm trương lực cơ:
- Cơ mắt - mi: Sụp mi là biểu hiện sớm nhất. Bệnh nhân bị sụp cả hai
mí, thường không đều nhau và sẽ nặng dần theo thời gian trong ngày
- Tổn thương các cơ thuộc hành tủy (cơ nói, cơ nhai, cơ hô hấp, nuốt).
Người bệnh bị teo lưỡi và run các thớ cơ. Nét mặt đờ đẫn, mất linh
hoạt
- Tổn thương các cơ ở chi và thân: Các cơ ở vai, cánh tay, ở vùng
lưng và cơ gáy bị nhược khiến người bệnh không đứng và ngồi được
lâu.
a.5) Thanh môn
Gồm những nếp thanh âm với dây thanh âm thật, nếp thanh thất và
dây thanh âm giả và khe thanh môn
Khe thanh môn là lỗ mở giữa những dây thanh âm thật
Khe thanh môn là nơi hẹp nhất trong đường thở người lớn (từ 8 tuổi).
Còn trẻ em sụn nhẫn là nơi hẹp nhất ( sơ sinh đến 1 tuổi).
a.6) Thần kinh

Thần kinh cảm giác
Thần kinh thiệt hầu ( thần kinh sọ IX)
Nhánh trong thần kinh thanh quản trên_ nhánh của thần kinh lang
thang
Thần kinh thanh quản quặt ngược ( nhánh của thần kinh sọ số X)
Thần kinh sinh ba (V)
Thần kinh vận động
Nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên
Thần kinh quặt ngược thanh quản
Sự phát âm:
+ Không khí từ phổi, co cơ hoành, cơ gian sườn, cơ rộng bụng
Cười:
+ Sự thở ra ngắt đoạn từn hồi cùng sự phát âm “ ha ha”.
Thần kinh thanh quản
Gồm 4 dây xuất phát từ 2 dây của Thần kinh số X.
Thần kinh thanh quản trên: chia làm 2 nhánh
Nhánh trong xuyên qua màng giáp móng để qua thanh quản chỉ huy
cảm giác của thanh quản
Nhánh ngoài chỉ huy vận động cơ nhẫn giáp
Thần kinh thanh quản dưới ( thần kinh quặt ngược).
Đi ngược từ trong lồng ngực lên trên tới thanh quản chỉ huy vận động
các cơ thanh quản trừ cơ giáp nhẫn.
Tổn thương thần kinh vận động của thanh quản gây giọng nói bị biến
đổi
Tổn thương thần kinh thanh quản
+ Tổn thương 1 bên ảnh hưởng ít
+ Tổn thương 2 bên dẫn đến khàn giọng, mệt mỏi
Tổn thương thần kinh quặt ngược
+ Tổn thương 1 bên khó thở, khàn, co kéo
+ Tổn thương 2 bên dẫn đến không nói được

Thần kinh lang thang (X)
+ Tổn thương 1 bên khàn
+ Tổn thương 2 bên dẫn đến không nói được
3.b. Liên quan gây mê hồi sức
b.1) Phương pháp đâm kim qua màng nhẫn giáp:
Là động tác cấp cứu nhất thời để đưa oxy bằng thông khí phun tia
Dùng kim 23G (G=gauge) để tiêm thuốc tê qua màng nhân giáp gây
tê thanh quản để đặtnội khí quản.
b.2) Tổn thương cả 2 dây thần kinh quặt ngược thanh
quản
Trong trường hợp rút nội khí quản, bệnh nhân không hít vào được và
chết vì ngộp.
b.3) Động tác Sellick
Gây mê trên bệnh nhân dạ dày đầy, trong cấp cứu có nguy cơ bị trào
ngược.
Sellick là biện pháp hữu hiệu phòng tránh trào ngược trong khởi mê
- Chuẩn bị bệnh nhân và phương tiện khởi mê thông thường
- Cần người phụ: người đặt nội khí quản, người làm động tác
Sellick
- Hút ống thông mũi dạ dày tối đa chất trong dạ dày
- Cho bệnh nhân hít thở oxy sâu 100% qua mask trong 5 phút khi
SpO
2
đạt 100%
- Khởi mê nhanh (<1 phút)
- Động tác Sellick:
• Trước khi khởi mê dùng ngón tay cái và ngón giữa tìm và
giữa lấy sụn nhẫn, sụn duy nhất có cấu tạo một vòng sụn
trọn vẹn. Vì thế khi ấn sẽ ép thực quản lên cột sống ngăn
ngăn không cho thức ăn trào ngược từ dạ dày.

• Ngay khi bắt đầu tiêm thuốc dùng ngón trỏ ấn trên sụn
nhẫn, ấn thẳng gốc từ trước ra sau. Ấn mạnh dần và đạt
mức độ tối đa khi bệnh nhân mất tri giác, ấn phải đủ mạnh
( tương đương 4kg).
• Cần ấn đủ mạnh và liên tục cho đến khi đặt được nội khí
quản, bơm túi hơi và xác định chắc chắn ống nội khí quản
đã đúng vị trí.
4. KHÍ QUẢN
4.a. Giải phẩu và sinh lý
a.1) Khí quản
− Khí quản là một ống sụn — màng, ở trên liên tiếp với phần dưới
thanh quản và tận hết bằng cách chia đôi thành hai phế quản chính (từ
C
6
đến góc Louis).
− Khí quản nằm trên đường giữa, từ bờ dưới sụn nhẫn ngang mức đốt
sống cổ 6, chạy xuống dưới ra sau, theo chiều cong của cột sống và
hơi lệch sang phải (do cung động mạch chủ đẩy sang), tận hết bằng
cách chia đôi (bifurcatio tracheale).
− Kích thước: dài 10-12cm, đường kính 20mm (người lớn).
− Gồm 16-20 vòng sụn hình móng ngựa mở về phía sau.
− Liên quan:
+ Trên: sụn nhẫn
+ Dưới: chia thành 2 phế quản chính trái, phải.
+ Sau: thực quản
+ Trước:
• Ở cổ: da, tuyến giáp
• Ở ngực: các mạch lớn, tuyến ức
a.2) Cựa khí quản:
− Là 1 mấu nhỏ nơi khí quản phân chia thành 2 phế quản chính trái,

phải.
+ Phế quản chính phải: dài 2.5cm, góc tách 25
0
.
+ Phế quản chính trái: dài 5cm, góc tách 45
0
.
− Vì phế quản chính phải dốc hơn trái nên ngoại vật thường rời vào ống
phổi phải nhiều hơn.
− Cựa khí quản rất nhạy cảm, khi bị kích thích bệnh nhân sẽ có phản xạ
gồng, cố gắng thở như người bị bệnh suyễn.
a.3) Trung thất
− Là khoang trong lồng ngực, giới hạn bởi: dưới cơ hoành, trên lỗ trên
lồng ngực thông với nền cổ, hai bên là màng phổi trung thất.
− Chia làm 4 khu:
+ Trung thất trên: nằm phía trên mặt phẳng ngang đi ngay trên khoang
màng ngoài tim
+ Trung thất trước: là khoang hẹp nằm ngay trước màng tim và xương
ức.
+ Trung thất giữa: chứa tim và màng ngoài tim.
+ Trung thất sau: nằm sau tim và màng ngoài tim.
a.4) Sự phân chia của cây phế quản
− Mỗi phế quản chính (bronchus principalis) khi vào phổi sẽ phân chia
nhỏ dần. Toàn bộ các nhánh phân chia của phế quản gọi là cây phế
quản (arbor bronchialis).
− Chức năng của cây phế quản là dẫn luồng hơi vào phế nang
− Phế quản chính khi vào rốn phổi sẽ chia thànhcác phế quản thuỳ (dẫn
khí cho thuỳ phổi). Mỗi phế quản thuỳ lại chia thành các phế quản
phân thuỳ (dẫn khí cho phân thuỳ phổi). Mỗi phế quản phân thuỳ lại
chia thành các phế quản hạ phân thuỳ. Các phế quản hạ phân thuỳ lại

chia nhiều lần nữa cho tới tận phế quản tiểu thuỳ (dẫn khí cho tiểu
thuỳ phổi).
− Tiểu thuỳ phổi là đơn vị cơ sở của phổi gồm các tiểu phế quản hô hấp
dẫn khí vào ống phế nang rồi vào túi phế nang và sau cùng đến phế
nang. Mỗi túi phế nang chứa khoảng 17 phế nang.
− Phế quản gồm một lớp sụn, một lớp cơ mỏng và trong là lớp niêm
mạc, từ tiểu phế quản, đường thở mất dần giá đỡ sụn rồi đến cơ trơn.
a.5) Phổi
− Phổi phải 3 thuỳ: thuỳ trên, thuỳ giữa và thuỳ dưới : tổng cộng 10 phế
quản phân thuỳ.
− Phổi trái có 2 thuỳ: thuỳ trên và thuỳ dưới: tổng cộng cũng có 10 phế
quản phân thuỳ.
4.b. Liên quan gây mê hồi sức
b.1) Vị thế đầu trong đặt nội khí quản
− Đặt bệnh nhân nằm ngửa, 3 trục lần lượt là:
+ Trục miệng OA (Oral axis): trục vuông góc với miệng.
+ Trục hầu PA (Pharyngeal axis): trục xiên theo chiều của hầu.
+ Trục thanh quản LA (Laryngeal axis): trục ngang theo chiều của
thanh quản.
− Tư thế sniffing đúng để đặt nội khí quản:
+ Nâng đầu khoảng 10cm bằng gối dưới chẩm để làm thẳng hàng trục
hầu và trục thanh quản.
+ Tiếp theo, ngửa đầu bệnh nhân một chút về phía sau để trục miệng
gần thẳng hàng với hai trục hầu và trục thanh quản.
− Khi ba trục đã gần như thẳng hàng, tiến hành đặt nội khí quản.
b.2) Ống khí- phế quản hai nòng
− Đặt nội khí quản: ống nội khí quản chỉ đi gần hết khí quản (chưa vào
phế quản), dùng để cung cấp đủ Oxi cho cả hai phổi.
− Các cách xác định xem ống nội khí quản đã vào đúng vị trí hay chưa:
+ Đối với người lớn, cho ống vào không quá 20-25cm.

+ Có thể dựa mốc cựa khí quản: khi thấy bệnh nhân có
phản ứng gồng, cố gắng thở như người bị hen suyễn,
đây là dấu hiệu cho biết ống đã chạm phải cựa khí
quản, do đó chỉ cần rút ống lên một chút.
+ Có thể nghe âm phổi, khi âm phổi của hai phổi bằng
nhau có nghĩa là đã đặt đúng.
+ Ngoài ra, trong một số trường hợp đòi hỏi độ chính
xác cao, có thể chụp X-Quang.
− Đặt nội phế quản: ống nội phế quản đi vào tận phế quản gốc.
− Ống Carlens đi vào phế quản gốc trái dùng trong phẩu thuật mở ngực
phải.
− Ống White đi vào phế quản gốc phải dùng trong phẩu thuật mở ngực
trái.
− Chú ý: khi tiến hành đặt nội phế quản cần tiến hành gây mê sâu, giảm
đau đủ.
b.3) Tư thế nằm của bệnh nhân
− Tuỳ theo tư thế nằm, đờm nhớt có thể tràn tới làm bít một hoặc nhiều
phế quản thuỳ, phế quản phân thuỳ. Gây ra viêm hay xẹp phổi hậu
phẫu.
b.4) Nhiều cơ chế ngăn vật lạ vào đường hô hấp
− Chất tiết chứa immunoglobin và những chất khác để chống nhiễm
trùng và giữ niêm mạc bền vững.
− Các lớp cơ trơn nhạy cảm với kích thích có tác dụng đẩy vật ra ngoài.
− Những phản xạ làm sạch đường thở: ngoại vật bị đầy ra bằng lông
chuyển hay co thắt nhu động của phế quản nhỏ hô hấp và phản xạ ho.
− Ho: đẩy dịch nhày từ những tuyến dịch ở niêm mạc đường thở và cả
vi khuẩn và chất thải cùng ngoại vật bắn ra ngoài (cảm giác kích thích
thần kinh X).
− Hắt hơi: tương tự ho, phần lớn luồng khí đẩy qua mũi, làm sạch ổ
mũi.

b.5) Nấc
Do sự co thắt đột ngột của cơ hoành trong kỳ hít vào, thanh
môn bị đóng lại một phần hay hoàn toàn.
b.6) Kéo giật thanh quản, thở ngáp
− Do những cử động thất thường của cơ hoành, ảnh hưởng trên trung
thất kéo theo khí quản và thanh quản.
− Khi thấy hiện tượng này phải biết là bệnh nhân thở không đủ vì cơ
hoành bị tê liệt một phần. phải giúp thở và thể thở và tìm nguyên
nhân.
− Nguyên nhân có thể do: độ mê sâu, do bệnh nhân yếu quá trong tình
trạng hấp hối, sốc, rối loạn nước và điện giải hay thuốc giãn cơ tồn dư
và tình trạng suy hô hấp.
III. KẾT LUẬN
Đường hô hấp (hay đường thở) có vai trò rất quan trọng trong gây mê
hồi sức.
Chúng ta cần nắm vững những kiến thức về cấu tạo và chức năng của
từng cơ quan thuộc đường hô hấp cũng như là mối liên quan giữa giải
phẫu sinh lí đường thở và gây mê hồi sức để có thể trở thành kỹ thuật
viên gây mê hồi sức giỏi.

IV. Tài liệu tham khảo
I. Sách:
1) Vũ Văn Dũng (2009), Giải phẫu sinh lý liên quan đến gây mê hồi
sức, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2) Nguyễn Quang Quyền (2012), Bài giảng Giải phẫu học tập 1, Nhà
xuất bản Y học.
II. Web:
/>nguc/phoi/, 5:00 PM, May 5, 2015.
/>ths-bs-nguyen-ngoc-anh-1713537.html, 5:30 PM, May 5, 2015.
/>882.html, 6:00PM, May 5, 2015.

6:30 PM, May 5,
2015.
, 6:45 PM, May 5, 2015
, 7:00 PM, May 5, 2015
, 7:30 PM May 5, 2015

×