Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài báo cáo giải phẫu sinh lý hệ hô hấp và gây mê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.45 KB, 23 trang )

Đại học Y Dược TP. HCM
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học
Bộ môn Gây mê hồi sức
BÀI BÁO CÁO
Chương 1: Giải phẫu sinh lý hệ hô hấp và gây mê
Bài 2: Những hiện tượng cơ học của hô hấp
Nhóm 2 – CN GMHS13
GVHD: Nguyễn Hưng Hòa
Tp. HCM, ngày 13 tháng 5 năm 2015
MỤC LỤC
2
I. Giới thiệu:
- Chức năng của hệ hô hấp là:
+ Đem đến cho tế bào số lượng O
2
cần thiết cho sự sống và đào thải CO
2
ra ngoài.
Hiện tượng trên được thực hiện ở hai vùng.
+ Vùng phổi trao đổi O
2
và CO
2
giữa máu và không khí.
+ Vùng mao mạch trao đổi O
2
và CO
2
giữa máu và các tổ chức.
+ Giữ thăng bằng kềm toan giữa cơ thể bằng thải trừ ion H
+


qua H
2
CO
3
.
HCO
3
-
+ H
+
= H
2
CO
3
= CO
2
+ H
2
O
- Vì vậy, hệ hô hấp có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống. Nên việc tìm hiểu về
những hiện tượng của cơ học hô hấp rất cần thiết, đặc biệt trong Gây mê hồi sức.
- Nội dung của phần Những hiện tượng của cơ học hô hấp, bao gồm:
1. Lồng ngực.
2. Các cơ hô hấp.
3. Cơ hoành.
4. Phổi.
5. Phế nang.
6. Thông khí tự nhiên.
7. Những thể tích phổi.
8.Những khoảng chết.

II. Nội dung:
II.1. Lồng ngực:
3
Hình 1: Vị trí, giới hạn của lồng ngực
- Là một khoang kín nằm trong thành ngực ngăn cách với xoang bụng là cơ hoành. Gồm 2
xoang chứa phổi và trung thất ở giữa.
- Giới hạn:
+ Trước: xương ức và các xương sườn.
+ Sau: xương cột sống.
+ Dưới: cơ hoành.
- Xương sườn số 11 và 12 không tham gia vào hô hấp.
- Trong cơ chế hô hấp, xương sống được coi là cố định, không di động.
- Liên quan đến gây mê hồi sức: thời kì III của giai đoạn gây mê (thời kỳ phẫu thuật), trong
thời kì này bắt đầu từ lúc xuất hiện dạng hô hấp giống người bình thường đang ngủ, khi đó
lồng ngực nâng lên, hạ xuống một cách đều đặn cho đến lúc người bệnh ngưng thở tự nhiên
hoàn toàn.
II.2. Các cơ hô hấp:
II.2.1. Khi hít vào bình thường:
- Có sự tham gia của cơ hoành, cơ gian sườn ngoài, cơ nâng sườn nâng xương sườn và
xương ức. .

- Trong các cơ hô hấp, cơ hoành là quan trọng nhất.
4
- Khi hít vào, cơ hoành co lại, các cơ quan trong ổ bụng bị đẩy xuống dưới và ra trước làm
cho kích thước thẳng đứng của khoang lòng ngực tăng lên, di chuyển ra ngoài làm tăng
đường kính ngang của lồng ngực.
Chuyển động của cơ hoành khi hít vào và thở ra
- Sự hít vào gắng sức còn có thêm sự tham gia của cơ ức đòn chủm, cơ bậc thang, cơ ngực,
cơ răng sau trên.
II.2.2. Thở ra bình thường:

- Là quá trình thụ động ở tư thế nằm ngửa.
- Là trạng thái giãn ra như vị trí cũ của phổi và lồng ngực.
- Có sự tham gia của các cơ: cơ thẳng bụng, cơ chéo bụng ngoài và trong, cơ ngang bụng, cơ
gian sườn trong.
 Như vậy: hít vào là chủ động và thở ra là thụ động trong khi nghỉ.
Ngoài ra còn một số cơ vùng hầu đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thông đường thở
như: cơ căm - lưỡi, cơ căng khẩu cái, cơ khẩu cái - hầu và cơ khẩu cái - lưỡi.
- Liên quan đến gây mê hồi sức:
+ Khi dùng những thuốc trong thời gian tiền mê, thuốc mê hô hấp hay thuốc mê tĩnh
mạch, những chất gây giãn cơ đều làm cho bệnh nhân thở kém đi. Vì vậy, cần phải kiểm
soát hô hấp thật chặt chẽ giúp thở hay thay thế thở cho bệnh nhân.
+ Thời kỳ I của giai đoạn gây mê thì các cơ liên sườn, cơ hoành và cơ hô hấp vẫn
hoạt động bình thường.
+ Thời kỳ II của giai đoạn gây mê thì các cơ liên sườn và cơ hoành hoạt động mạnh
hơn do đây là thời kỳ người bệnh kích động.
+ Ở thời kỳ III :
Độ 1: Các cơ liên sườn bắt đầu hoạt động trở lại bình thường.
5
Độ 2: Hoạt động của các cơ liên sườn giảm đi, người bệnh thở ngực điển hình khi gây mê
bằng ether. Hô hấp vẫn đều đặn nhưng thể tích khí thường lưu giảm đi.
Độ 3: Hoạt động của các cơ liên sườn tiếp tục giảm và liệt hoàn toàn vào cuối độ 3. Làm ảnh
hưởng đến sự co giãn của lồng ngực.
Độ 4: Hoạt động hô hấp chỉ còn do cơ hoành đảm nhận, xuất hiện sự co kéo khí quản do liệt
hoàn toàn các cơ liên sườn và độ mê quá sâu.
II.3. Cơ hoành
II.3.1. Cơ hoành
- Cấu tạo:
- Cơ ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng.
- Là cơ quan trọng nhất của sự hô hấp, chiếm 75% vào việc tăng thông khí.
- Gồm 2 vòm hoành, trái thấp hơn phải.

- Vòm hoành di chuyển được từ 1,5 – 10 cm tùy thở nông hay sâu.
II.3.2. Thần kinh hoành:
- Là thần kinh vận động chính của cơ hoành.
- Xuất phát chính từ C4 và phụ từ C3 - C5, cùng 6 thần kinh gian sườn cuối.
- Vận động ở mặt dưới cơ hoành.
- Thần kinh hoành cho các sợi cảm giác, giao cảm.
6
- Sợi cảm giác phân bố cho màng ngoài tim, màng phổi trung thất và phúc mạc dưới cơ
hoành.
II.3.3. Nếu bệnh nhân được gây mê:
- Hô hấp thay đổi theo từng giai đoạn của gây mê.
- Khi gây mê:
Thời Kì : cơ sườn liệt đến hoàn toàn ở cuối độ 3 làm cho cơ hoành hoạt động mạnh
hơn để bù lại. Lúc này, hô hấp chỉ do cơ hoành đảm nhiệm, thể tích khí thường lưu giảm đi
nhiều. Hít vào rất yếu so với thở ra, người bệnh có sang thở bụng.
Thời kì : cơ hoành liệt đến hoàn toàn, bệnh nhân thở ngáp từng hồi đưa đến tình trạng
kéo giật thanh quản, khí quản.
II.4. Phổi
II.4.1. Hai lá phổi phải và trái:
- Đặc điểm chung:
+ Nằm trong lồng ngực, ngăn cách ở giữa là khoang trung thất.
+ Hình chóp đáy nằm sát lên cơ hoành.
+ Mặt trong hai phổi đều có rốn phổi là nơi có những thành phần của cuống phổi đi ra
hoặc đi vào: phế quản chính, động mạch, tĩnh mạch phổi…
+ Phổi có tính chất đàn hồi, xốp và mềm.
+ Phổi có hai mặt, một đỉnh, một đáy và hai bờ.
- Đặc điểm riêng:
+ Phổi phải có thêm khe ngang, tách từ khe chếch, ngang mức gian sườn 4, nên phổi
phải có ba thuỳ: trên, giữa và dưới.
+ Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ: trên và dưới. Ở phía trước

dưới thuỳ trên, có một mẫu phổi lồi ra gọi là lưỡi của phổi trái, ứng với phần thuỳ giữa của
phổi phải.
+ Ở rốn phổi phải, động mạch phổi nằm trước phế quản chính; còn ở phổi trái động
mạch nằm trên phế quản chính. Hai tĩnh mạch phổi nằm trước và dưới phế quản chính.
+ Phía sau rốn phổi có rãnh tĩnh mạch đơn và ấn thực quản ở phổi phải và rãnh động
mạch chủ ở phổi trái.
7
A. Phổi phải B. Phổi trái
1. Rãnh ĐM dưới đòn
2. Rãnh TM cánh tay đầu
3. TM phổi
4. Bờ trước
5. Khe ngang
6. Khe chếch
7. Rãnh TM đơn
8. Phế quản chính
9. Các ĐM phổi
10. Rãnh thực quản
11. Dây chằng phổi
12. Bờ dưới
13. Rãnh ĐM chủ
- Liên quan đến gây mê hồi sức:
+ Trong đặt nội khí quản: thể tích khí lưu thông tự nhiên bị giảm làm giảm thông khí
vì do ống nội khí quản, máy mê… làm tăng sức cản đường hô hấp và làm giảm độ giãn nỡ
của phổi.
+ Trong gây mê: làm giảm kích thích hô hấp tự nhiên bệnh nhân thở nông dễ dẫn đến
xẹp phổi.
II.4.2. Tràn khí và máu màng phổi:
- Màng phổi là một bao thanh mạc gồm hai lá: màng phổi thành và màng phổi tạng. Giữa hai
lá là ổ màng phổi, hai ổ màng phổi riêng biệt không thông với nhau.

8
- Màng phổi tạng: mỏng, trong suốt bao phủ toàn bộ bề mặt của phổi, ngoại trừ rốn phổi và
dính chặt vào nhu mô phổi, lách, cả vào các khe gian thuỳ. Ở rốn phổi, màng phổi tạng quặt
ra để liên tiếp với màng phổi thành.
- Màng phổi thành: phủ lên toàn bộ các thành của khoang chứa phổi. Bao gồm: màng phổi
trung thất, màng phổi hoành và màng phổi sườn.
- Hai màng này dính nhau bằng một lớp nhờn mỏng và trơn, trượt lên nhau dễ dàng cho phổi
dãn nỡ và di chuyển theo lồng ngực và cơ hoành.
- Khi có khí hay máu tràn vào ổ màng phổi hai màng này sẽ rời nhau dễ dàng gây ảnh hưởng
lớn đến hô hấp và tuần hoàn.
Màng phổi
1. Khe ngang
2. Ngách sườn trung thất
3. Khe chếch
4. Ngách sườn hoành
5. Đỉnh phổi
6. Tuyến ức
- Những nguyên nhân của tràn khí màng phổi:
+ Vết thương thành ngực
+ Rách phổi.
+ Thủng phế quản hay khí quản.
+ Một mảng xương sườn gãy xé rách phổi.
9
+ Vỡ phế nang cho chấn thương hay do sức ép.
+ Tràn khí quanh phổi.
+ Tràn khí trung thất.
+ Tràn khí màng phổi + Tràn khí dưới da
10
Những biến đổi về hô hấp và tuần hoàn trong tràn khí màng phổi
- Tuần hoàn và hô hấp là hai phần bị ảnh hưởng lớn do tràn khí hay máu màng phổi. Trước

khi nêu ra những biến đổi về tuần hoàn và hô hấp cần giải thích rõ về áp lực phế nang:
+ Thành lồng ngực bình thường co giãn, thế nghỉ ngơi là khi thở ra. Khi hít vào bình
thường cần có một lực tích cực của lồng ngực phổi giãn ra, thể tích phổi tăng lên, trong phổi
có một sức hút tạo áp lực âm trong lồng ngực (áp lực âm so với áp lực khí quyển). Áp lực
khí trong phế nang giảm xuống -1 đến -3 mmHg, không khí từ ngoài tràn vào phổi nâng áp
lực phế nang bằng áp lực khí quyển vào cuối kỳ hít vào. Hít vào cố gắng có thể tạo áp lực
âm phế nang giảm xuống đến 60 hay 100mmHg. Sau thời gian hít vào (I) lồng ngực trở về vị
trí cũ, phổi bị ép làm tăng áp lực phế nang lên +1 hay +3 mmHg và đẩy không khí ra ngoài
đó là thở ra (E). Bình thường I/E =1/2.
- Áp lực âm có tác dụng làm cho máu tĩnh mạch đỗ vào các tĩnh mạch ngực một cách dễ
dàng. Áp lực âm này có lúc trở nên dương khi thở ra cố gắng. Thông khí áp lực dương làm
cho tuần hoàn trong ngực biến đổi máu về tim khó khăn hơn, huyết áp hạ đặc biệt là trên
người cao tuổi thiếu khối lượng tuần hoàn.
II.4.2.1. Về hô hấp:
- Khi hít vào: áp lực âm bên ngực lành lớn hơn ngực bị thương, phổi bên đau co lại. Trung
thất lệch về bên lành làm phổi bên lành cũng không được giãn nỡ đầy đủ và lấy CO
2
từ phổi
đau.
- Khi thở ra: áp lực âm ngực bên lành giảm nhiều và có thể trở thành dương vì bệnh nhân
thở ra cố gắng. Trung thất bị đẩy về bên đau, CO
2
một phần bị đẩy ra ngoài một phần bị đẩy
qua phổi bên đau.
II.4.2.2. Về tuần hoàn (huyết động):
- Khi có tràn khí hay máu trong màng phế mạc, áp lực âm giảm nhiều do đó máu về tim
giảm đi. Ngoài ra, trung thất xê dịch qua lại làm đè ép tĩnh mạch lớn do đó xuất lượng tim
giảm đi và huyết áp tụt máu về tim càng khó khăn hơn.
- Như vậy, muốn chức năng hô hấp bình thường ngoài đường thở phải thông, phổi co giãn
bình thường thì lồng ngực cũng cần phải kín không bị thương tổn để tạo áp suất khi hít vào

thở ra.
- Đối với trong gây mê phẫu thuật lồng ngực, khi ngực mở ra ta không được để bệnh nhân tự
thở vì những hiện tượng về tuần hoàn và hô hấp như trên sẽ xảy ra. Như vậy phải đặt nội khí
quản và hô hấp chỉ huy cho đến khi lồng ngực đóng lại.
- Liên quan gây mê hồi sức:
Do những biến đổi về hô hấp và tuần hoàn trong tràn khí, máu màng phổi hay các chấn
thương ngực đã đề cập người làm gây mê đặt biệt chú ý:
+ Phải dẫn lưu màng phổi trước khi đặt nội khí quản và hô hấp kiểm soát.
+ Không được bỏ sót các trường hợp này trong gây mê và thông khí áp lực dương,
hơi và máu trong lồng ngực không có lối thoát gây rối loạn hô hấp và tuần hoàn nghiêm
trọng.
+ Đặc biệt trong phẫu thuật lồng ngực: không được để cho bệnh nhân tự thở mà phải
đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo áp lực dương cho đến khi lồng ngực đóng lại.
II.4.3. Chấn thương ngực
II.4.3.1. Lồng ngực chứa hầu hết những cơ quan sinh tồn: như tim, phổi, mạch
máu lớn. Do đó khi có chấn thương ngực xảy ra sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ
quan này, gây tử vong nhanh chóng. Những tổn thương có thể là gãy xương sườn, mảng
sườn di động, tràn khí hay máu màng phổi, dập phổi, tổn thương mạch máu lớn, tổn thương
khí phế quản, vỡ cơ hoành, dập tim….Chụp X-Quang lồng ngực thì cần thiết nhưng chủ
yếu dựa vào lâm sàng: bệnh nhân khó thở, thở nhanh, nông, vật vã, tím tái, đau khi hít sâu,
khí quản bị đẩy lệch sang bên đối diện, mảng sườn di động, phập phồng theo hơi thở,…
Mạch nhanh, huyết áp thấp. Gõ ngực nghe âm vang hoặc đục. Chọc dò khoang màng phổi
xem có hơi hay máu.
II.4.3.2. Phương pháp vô cảm trong chấn thương ngực: gây tê tại chỗ cho khâu vết
thương ngực đơn giản, dẫn lưu màng phổi, cắt sụn sườn thăm dò màng tim. Gây mê nội khí
quản vẫn là chỉ định bắt buộc mặt dù có nhiều rủi ro và nguy hiểm: thường chỉ được tiến
hành sau khi khoang màng phổi đã được giải áp bằng dẫn lưu và gây tê tại chỗ.
II.5. Phế nang
- Mỗi nhánh của đường thở được chia thành 2 nhánh nhỏ và tận cùng của nhánh nhỏ này phế
nang. Con đường không khí đi từ khí quản đến phế nang là con đường rộng dần. Con người

có khoảng 300 triệu phế nang, mỗi phế nang có nhiều mạch máu li ti bao bọc xung quanh.
Nếu trải đều ra thì chúng có diện tích bề mặt là vào khoảng 70 m². Kích thước của phế nang
không hoàn toàn cố định nó phụ thuộc vào trọng lực, lực hút và thể tích phổi. Ngoài ra nếu ở
vị thế đứng kích thước phế nang lớn nhất ở đỉnh phổi và nhỏ nhất ở đáy. Đường kính trung
bình của phế nang là 0,2 mm.
- Phân bố thông khí: Phổi phải thường thông khí nhiều hơn phổi trái. Vùng thấp hơn của cả 2
phổi thường thông khí tốt hơn vùng trên do trọng lực trong áp lực màng phổi. Độ lớn của thể
tích phế nang cũng thay đổi từ đỉnh phổi xuống đáy phổi và phụ thuộc vào áp lực xuyên
phổi:
Áp lực xuyên phổi = PA – Ppl
PA : Áp lực trong phế nang.
Ppl: Áp lực màng phổi.
- Ở đỉnh phổi, hiệu số ( PA - Ppl) lớn nên thể tích phế nang lớn. Ở đáy phổi thì ngược lại. Vì
có áp lực xuyên phổi lớn nên phế nang ở vùng trên thường căng cứng và không có suất đàn,
thường chịu 1 chút căng hơn khi hít vào. Còn ở vùng đấy phổi do áp lực xuyên phổi thấp
nên có suất đàn nhiều hơn và giãn nở khi hít vào. Do đó trong thở bình thường, thể tích khí
lưu thông thường phân bố cho phế nang ở đáy phổi.
- Liên quan gây mê hồi sức:
Sự hít vào sẽ làm tăng nồng độ thuốc mê ở phế nang (F
A
). Nếu không có sự hấp thụ vào máu
thì F
A
sẽ tăng cao thì nhanh chóng đạt mức ngang với nồng độ hít vào (F
i
)
.
Khi đó tỉ số
F
A

/F
i
=1. Nếu sự hấp thụ nhanh ở máu sẽ làm F
A
giảm xuống, và nếu nồng độ tăng cao trong
máu thì sẽ có sự khác biệt giữa F
A
và F
i
và sẽ làm cho sự khởi mê chậm do F
A
bị hạ thấp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực phế nang:
+ Nồng độ hít vào: sự tăng nồng độ hít vào (F
i
) sẽ tăng tốc độ khởi mê.
+ Lưu lượng tim: Khi lưu lượng tim đến nhanh thì sự hấp thụ thuốc mê trong phế
nang diễn ra nhanh làm cho F
A
tăng chậm thì sự khỏi mê chậm, ngược lại nếu khi lưu lượng
tim ít thì máu mang ít thuốc mê đi thì F
A
tăng nhanh.
- Sự thiếu Oxy và CO
2
trong gây mê:
+ Thiếu Oxy trong gây mê:
Nguyên nhân thiếu oxy tới phế nang gồm các nguyên nhân sau:
• Tắt nghẽn do đờm vãi, máu, chất nôn.
• Tắt nghẽn hô hấp do co thắt phế quản, thanh quản, khí quản.

• Tắt nghẽn do ống nội khí quản bị gập, tụt ra ngoài, tụt vào sâu, vào phồi phải.
• Do bệnh lý về phổi: Phù phồi cấp, viêm phổi.
Triệu chứng thiếu Oxy trong gây mê:
• Khó thở.
• Da niêm tím tái.
• Mạch nhỏ, huyết áp động mạch giảm.
+ Thừa CO
2
trong gây mê:
Nguyên nhân thừa CO
2
gồm:
• Giảm sự thông khí do có di vật, đờm vãi, máu.
• Đa số nguyên nhân thiếu Oxy cũng là thừa CO
2
.
Triệu chứng thừa CO
2
trong gây mê:
• Tăng lưu lượng máu não, tăng áp lực nội sọ.
• Ức chế trung tâm hô hấp gây khó thở.
II.6. Thông khí tự nhiên:
- Áp lực trong phế nang luôn luôn lớn hơn áp lực xung quanh trong lồng ngực (trừ trường
hợp phế nang bị xẹp). Áp lực phế nang bình thường là áp lực khí quyển ở cuối kì thở ra và
hít vào.
- Áp lực phế mạc được dùng như một số đo trong áp lực lồng ngực.
- Áp lực xuyên phổi:
P
xuyên phổi
= P

phế nang
– P
trong phế mạc
- Hoạt động của cơ hoành và các cơ gian sườn trong kì hít vào và thư giãn trong kì thờ ra,
làm thay đồi áp lực trong phế mạc. Vì vậy, độ chênh lệch áp lực phế nang – đường thờ trên
được thành lập, do đó lưu lượng khí từ đường thở trên, vào và ra khỏi phế nang.
Những biến đổi áp lực trong phế mạc và phế nang trong thở tự nhiên
II.6.1. Sức cản ( kháng lực) đường thở:
- Để đẩy khí vào phổi cần có khuynh áp để thắng lực cản của phổi.
R =
Trong đó:
+ Độ chênh lệch áp lực (cmH
2
O).
+ Độ chênh lệch lưu lượng khí đẩy vào(L/giây).
+ R: sức cản (cmH
2
O/L/ giây).
- Thể tích phế nang hít vào phụ thuộc vào suất đàn, thời gian hít vào và kháng lực đường
thở.
Yếu tố quyết định sức cản đường thở:
- Thể tích phổi: thể tích phổi giảm thì sức cản đường thở tăng nhanh.
- Sức cản đường thở cao nhất ở các phế quản có kích thước trung bình.
II.6.2. Thông khí cơ học:
- Dạng thông thường nhất là tạo áp lực dương ngắt quãng tại đường thở trên.
- Trong thời hít vào, những dòng khí được đẩy vào phế nang đến khi áp lực phế nang đạt
bằng áp lực đường thở trên.
- Trong thời thở ra áp lực dương của đường thở mất đi hay giảm xuống, khuynh áp đảo
ngược, làm lưu lượng hơi đi ra ngoài.
II.6.3. Sức căng bề mặt và chất hoạt diện:

II.6.3.1. Lớp bề mặt chung khí – dịch phế nang:
- Theo định luật Laplace:
P ( áp lực) =
Trong đó:
+ P: áp lực khí trong phế nang (cmH
2
O).
+ T: lực căng thành ( dynes/cm).
- Như vậy phế nang càng nhỏ tạo áp suất càng lớn, với xu thế xẹp phế nang càng mạnh, sẽ
bơm khí sang phế nang to khiến có xu hướng càng to thêm, đó là tính không ổn định của phế
nang.
II.6.3.2. Chất hoạt diện: (surfactant) chất chủ yếu là lipoprotein trải trên mặt
thoáng của lớp dịch lót phế nang.
- Tác dụng:
+ Giảm sức căng bề mặt của phế nang từ 2-14 lần → phổi ít có xu hướng bị xẹp.
+ Ổn định phế nang
+ Ngăn ngừa sự tích tụ dịch phù trong phế nang
II.6.3.3. Sự giãn nở của phồi:
- Suất đàn (C): là độ tăng thể tích khí khi tăng 1 đơn vị áp suất.
C
phổi
=
C
phổi
bình thường là:150-200 ml/cmH
2
O.
C
thành ngực
=

C
lồng ngực
bình thường : 200 ml/cmH
2
O.
Áp lực xuyên lồng ngực = Áp lực khí quyển – Áp lực trong phế mạc
- Suất đàn tĩnh của toàn bộ hệ thống hô hấp:
C
toàn thể
bình thường: 100ml/cmH
2
O.
II.7. Những thể tích phổi:
II.7.1. - Muốn đánh giá khả năng sinh lý của phổi người ta đo thể tích của phôi bằng
hô hấp ký.
Bảng 1. Những thể tích phổi
Thể tích Định nghĩa Trị số trung bình
(ml)
Khí lưu thông (V
T
= Tidal
Volume)
Mỗi lần thở bình thường 400 - 500
Khí dự thử hít vào
(IRV = Inspiratory Reserve
volume)
Lượng khí có thể thở vào
tối đa trên V
T
.

2000 - 3000
Khí dự trử thở ra
(ERV = Expiratory Reserve
Volume)
Lượng khí có thề thở ra tối
đa dưới V
T
.
1.100
Khí cặn RV
( Residual Volume)
Lượng khí còn lại trong
phổi sau khi thở ra cố gắng.
1.200
Tổng lượng phổi TCL
(Total Lung Capacity)
RV + ERV + V
T
+ IRV 5.800
Dung tích khí cận chức năng
( FRC = Funtional Residual
Capacity)
RV + ERV 2.300
II.7.2. Những dung tích phổi (Lung capacities) được dùng trong lâm sàng thường
được phối hợp hai thể tích hay hơn nữa.
II.7.2.1. Dung tích sống (Vital capacity - VC).
:
là lượng khí cố gắng thở ra hết sau khi đã hít vào cố gắng là lượng khí tối đa có thể huy động
được
VC = V

T
+IRV+ERV
- Bình thường khoảng 60-70 ml/kg.
Trong đó:
+ VC: dung tích sống.
+ V
T
: Khí lưu thông.
+ IRV: khí dự trử hít vào.
+ EVR: khí dự trử thở ra.
- Trị số còn tuỳ thuộc vào vị thế lúc đo, sức mạnh của cơ hô hấp, tính giản nở của phổi và
lồng ngực, sức chứa của phế nang. Được dùng để theo dõi tiến triển của các bệnh như: mô
phổi bị sơ hoá hay bị phá huỷ, ứ dịch trong phế nang và màng phổi, liệt cơ hô hấp.
- Liên quan gây mê hồi sức: Sau phẫu thuật lồng ngực và bụng cao, dung tích sống giảm
40% so với trước mổ. Phải mất 10 - 14 ngày sau dung tích sống mới trở lại bình thường.
II.7.2.2. Dung tích khí cặn chức năng (Functional residual capacity – FCR): là thể
tích phổi ở cuối kỳ thở ra bình thường.
FRC = RV + ERV
Trong đó :
+ FRC: Dung tích khí cặn chức năng.
+ RV: Khí cặn.
+ ERV: Thể tích dự trử thở ra.
- Với thể tích này, sự giãn nở bên trong của phổi gần bằng với giãn nở bên ngoài của lồng
ngực. Lúc này, phổi ở thể tĩnh, lực kéo ra của ra của lồng ngực bằng lực co lại của phổi,
đường hô hấp mở hoàn toàn, áp lực phế nang bằng áp lực khí quyển.
- Liên quan gây mê hồi sức:
+ Dung tích khí cặn chức năng bị giảm khi gây mê và còn tồn tại sau đó. Trẻ càng
nhỏ tình trạng giảm càng trầm trọng. Khắc phục tình trạng này bằng cách cho thở CACP 5
cmH
2

O và giải áp lực ổ bụng bằng thông dạ dày.
+ Thể tích tồn dư chức năng cũng giảm 70% sau 24 giờ đầu mổ bụng cao, và chỉ trở
lại bình thường từ 7 - 10 ngày. Ở trẻ em thể tích cặn chức năng thấp, do độ giãn nở của phổi
thấp, độ chun giãn của thành ngực cao, nên trẻ rất nhanh thiếu oxy nhưng khởi mê bằng
thuốc mê hơi nhanh.
II.7.2.3. Dung tích đóng (Closing capacity – CC): là thể tích phổi trong kỳ thở ra
mà lúc đó các tiểu phế quản bắt đầu có hiện tượng đóng lại.
- Dung tích đóng tăng lên ở người béo phì, hút thuốc, tư thế nằm. Dung tích đóng CC
thường thấp dưới FRC, nhưng tăng đều theo độ tuổi.
- Thể tích đóng (Closing volume – CV): được biểu thị bằng phần trăm của dung tích sống
(VC).
CV = CC – RV
Trong đó:
+ CV: Thể tích đóng.
+ CC: Dung tích đóng.
+ RV: Khí cặn.
- Trong cấu tạo của cây phế quản các đường dẫn khí nhỏ từ tiểu phế quản trở đi mất dần giá
đỡ sụn. Đặc biệt là ở vùng đáy phổi, việc giữ cho chúng mở ra phụ thuộc vào sức kéo xuyên
tâm của các mô xung quanh.
- Bình thường FRC > CC, khi hít vào bình thường với khí lưu thông các phế nang bị đóng
trong kỳ thở ra sẽ mở ra để chứa khí. Khi FRC >= thì khi hít vào các phế nang bị đóng sẽ mở
ra một thời gian ngắn rồi đóng lại. Khi FRC < CC thì khi hít vào các phế nang sẽ không mỡ
ra để chứa khí làm cho các phế nang bị xẹp, trong trường hợp này cần phải cho thở áp lực
dương với PEEP (Positive end expiratory pressure).
II.7.2.4. Thể tích thông khí phút ( minute volume V
m
): lượng khí thở trong một
phút nếu khí lưu thông là cố định.
Thông khí phút = Tần số hô hấp x Khí lưu thông (V
T

)
- Liên quan gây mê hồi sức: Hầu hết các loại thuốc dùng trong gây mê đều có tác dụng làm
suy giảm thông khí.
+ Ở trẻ em thông khí phút và thông khí phế nang so với cân nặng cao gấp 2-3 lần người lớn
do chuyển hóa cơ bản và nhu cầu tiêu thụ oxy cao. Thông khí phế nang ở trẻ dưới một năm
tuổi là 130-150 ml/kg/phút, trong khi ở người lớn chỉ có 45-60 ml/kg/phút. Điều này giải
thích tại sao FiO
2
ở khí thở ra thay đổi rất nhanh ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Người lớn có thể
tăng thông khí phút bằng tăng V
T
và tăng tần số thở nhưng trẻ sơ sinh, tăng V
T
là rất hạn chế,
chủ yếu dựa vào tăng tần số thở. Trong khi tần số thở bình thường đã là 30-40 nhịp/phút, tỉ lệ
sợi cơ loại 1 thấp, dễ bị mệt cơ hô hấp nên giới hạn an toàn thấp.
II.7.2.5. Dung tích sống gắng sức (FVC : forced vital capacity)
- Như đo dung tích sống, cho bệnh nhân hít vào hết sức rồi thở ra thật nhanh và thật mạnh và
hết, chừng nào có thể được, ta được một trị số của phổi có tính đến kháng lực của đường hô
hấp.
II.7.2.6. Tỷ lệ của thế tích thở ra tối đa trong giây ban đầu (FEV
1
): là lượng khí
thở ra thật nhanh trong một giây ban đầu, sau khi đã hít vào thật sâu. Trung bình trên người
trẻ, chỉ số FEV
1
>= 85% VC và giảm dần theo độ tuổi.
- FEV
1
/tổng dung tích sống gắng sức (FVC), tỉ lệ với độ tắc nghẽn. Bình thường FEV

1
/FVC
là 80%.
- Ta có thể đánh giá được tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp nhỏ kinh niên thông qua thiết
lập chỉ số, Tiffeneau = nếu chỉ số này giảm quá 10-15% thì kết luận có tình trạng tắc nghẽn
đường hô hấp (ngoài ra, ta còn có thể sử dụng chỉ số Gaensler = ).
Thăm dò sự hồi phục chức năng và chọn thuốc làm giảm phế quản khi FEV
1
tăng quá 15%.
- Liên quan gây mê hồi sức: Ở bệnh nhân tắc nghẽn phổi mãn tính làm tăng khoảng chết ở
bệnh nhân. Thở tự nhiên trong trường hợp gây mê bằng Halothane cũng thấy có hiện tượng
như vậy.
II.8. Những khoảng chết:
II.8.1. Khoảng chết giải phẫu:
- Ở người trưởng thành trong lúc nghỉ, lúc hít vào thở ra trung bình 500 ml không khí được
vận chuyển, đó là khí lưu thông. Không phải tất cả khí hít vào nằm tất cả ở phế nang mà một
số nằm ở đường thở và cuối cùng được tống ra ngoài mà không trao đổi khí ở phế nang.
phần khí này được gọi là khoảng chết ( V
D
dead space ). Ở tư thế đứng, khoảng chết bình
thường 150 ml ở hầu hết người bình thường vào khoảng 2 ml / kg.
II.8.2. Khoảng chết phế nang:
- Thể tích phế nang mà không khí không ra vào được hoặc thành bị hủy hoại, cũng như phế
nang không được tưới máu được gọi là khoảng chết phế nang.
- Khoảng chết sinh lý là tổng của khoảng chết giải phẫu và khoảng chết phế nang. Các yếu
tố ảnh hưởng đến khoảng chết như tư thế đứng, vị thế thở, đặt nội khí quản.
- Thông khí phế nang (V
A
)


là thể tích khí hít vào thực sự góp phần trao đổi khí trong 1 phút.
V
T
càng gần khoảng chết thì sự trao đổi càng kém hiệu quả.
V
A
= Tần số hô hấp x (V
T
- V
D
)
- Liên quan gây mê hồi sức:
+ Bản thân phế nang là nơi để máu nhận thuốc mê từ sự trao đổi khí của phế nang với
các mao mạch xung quanh. Do 1 số nguyên nhân nào đó như: Phù phổi cấp, phế nang bị hủy
hoại, cũng như những phế nang không được máu tưới. Dẫn đến không có sự trao đổi khí với
máu tưới. Khoảng chết phế nang này cũng thay đổi theo nhiều nguyên nhân khác nhau:
• Thế đứng: tăng.
• Nằm ngửa: giảm.
• Đặt nội khí quản hay mở khí quản: tăng.
• Bệnh phổi: tăng.
II.8.3. Khoảng chết cơ khí:
- Là khoảng chết tạo do máy gây mê, dụng cụ gây mê,các phương pháp gây mê khác.
- Ảnh hưởng của máy gây mê: Do thuốc mê hòa tan trong hệ thống gây mê, trong các thành
phần cao su, nhựa, vôi soda nên làm chậm sự tăng lên của nồng độ ban đầu. Đặc biệt là
trong hệ thống kín với lưu lượng khí thấp.
III. Kết luận:
- Việc thông hiểu những hiện tượng của cơ học hô hấp, giúp người gây mê đánh giá đúng và
xử trí khéo léo về đường thở trong cấp cứu và gây mê. Gây mê thực hành hiện đại được dựa
trên sự hiểu biết thấu đáo sinh lý hô hấp và có thể coi như áp dụng sinh lý hô hấp.
Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Chừng, Gây mê hồi sức căn bản, Đại học Y Dược TP. HCM, Nhà xuất bản
Y học, TP. HCM, 2007
2. Lê Văn Cường, Giải phẫu học hệ thống, Đại học Y Dược TP. HCM, Nhà xuất bản Y học,
TP. HCM, 2013.
3. Vũ Văn Dũng, Giải phẫu sinh lý liên quan đến gây mê hồi sức, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội, 2009.
4. Phạm Đình Lựu, Sinh lý học Y khoa, tập 1, 2. Nhà xuất bản Y học, TP. HCM, 2004.
5. Hoàng Trọng Quang, Giáo trình gây mê-gây tê cơ bản, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế 1,
Nhà xuất bản Y học, 2014.
6. Nguyễn Thụ, Bài giảng gây mê hồi sức tập 1, 2. Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, 2009.
7. Website Bác sĩ nội trú, />mechanics-breathing-4041.html , 2014.
8. Website Wikipedia, 2014.
Danh sách nhóm 2 - lớp CN GMHS13 và phân công
công việc
1. Phạm Quang Dương: Mục 1, 2, 3.
2. Trần Thị Thùy Dương: Mục 4.
3. Phạm Thị Hằng: Mục 6, làm bài thuyết trình, thuyết trình.
4. Huỳnh Phụng Hiếu: Mục 5, 8.
5. Đỗ Văn Hoàng: Mục 7.
6. Nguyễn Tấn Huy: Làm bài báo cáo, bài thuyết trình.

×