Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.65 KB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tác giả luận văn xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Học viện Quản lý giáo dục, Trung tâm Đào tạo Sau
đại học và các thầy, cô giáo, cán bộ và nhân viên đã tham gia giảng dạy, quản
lý và giúp đỡ lớp học trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Lê Phước Minh,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo ân cần, hướng dẫn tác giả
hoàn thành việc nghiên cứu luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin được cám ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp công
tác tại Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tác giả trong việc cung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong
quá trình nghiên cứu luận văn.
Đồng thời, tôi luôn biết ơn các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã quan
tâm, chia sẻ động viên, khích lệ và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã cố gắng trong học tập và đặc biệt trong quá trình thực
hiện luận văn, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG, BIỂU 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Những điểm mới của đề tài nghiên cứu: 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9


4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 11
6. Giả thuyết khoa học trong đề cương và trong luận văn 11
7. Phương pháp nghiên cứu 11
8. Cấu trúc luận văn 11
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 13
1.1. Giáo dục đại học 13
1.1.1. Khái niệm 13
1.1.2 Mục tiêu của giáo dục đại học 13
1.1.3 Khái niệm trường đại học 14
1.2. Vai trò của giáo dục đại học trong nền kinh tế quốc dân 15
1.3. Hiệu quả của giáo dục đại học trong nền kinh tế quốc dân 18
1.4. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển giáo dục đại học 21
1.5 Ngân sách 25
1.5.1 Khái niệm ngân sách 25
1.5.2 Các nguồn thu của ngân sách 25
1.5.3 Chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 26
1.6 Vai trò của NSNN đối với sự phát triển của giáo dục đại học 28
2
1.7. Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học 32
1.7.1 Phân bổ ngân sách theo từng hoạt động 32
1.7.2 Phân bổ Ngân sách theo kiểu khoán chi một cục 33
1.7.3 Phân bổ Ngân sách dựa trên công thức 34
1.7.4 Phân bổ ngân sách khuyến khích 34
1.8 Một số cơ chế phân bổ NSNN và khả năng vận dụng cho giáo dục đại học Việt Nam
35
1.8.1 Cấp kinh phí theo đầu ra 35
1.8.2 Cấp kinh phí dựa vào sinh viên - ưu điểm và khả năng vận dụng cho giáo dục
đại học Việt Nam 36

Tiểu kết chương 1 38
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CHO
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO 39
2.1 Hệ thống các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 39
2.1.1 Qui mô mạng lưới 39
2.1.2 Qui mô sinh viên 40
2.1.3 Qui mô giảng viên 41
2.2 Thực trạng tình hình phân bổ ngân sách 42
2.2.1 Qui trình lập dự toán và phân bổ ngân sách 42
2.2.2 Nguyên tắc phân bổ ngân sách cho các trường đại học 44
2.2.3 Thống kê tình hình phân bổ chi ngân sách cho các trường đại học trực thuộc
Bộ GD&ĐT theo khoản mục 53
2.2.4 Tình hình tổ chức triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. 55
2.2.5 Thống kê tình hình phân bổ chi ngân sách cho các trường đại học trực thuộc
Bộ GD&ĐT theo loại hình trường 56
2.3 Đánh giá về thực hiện phân bổ NSNN cho các trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT
trong thời gian qua 58
3
2.3.1 Đánh giá chung về cơ chế chính sách phân bổ nguồn ngân sách nhà nước cho
giáo dục đại học trong những năm qua 58
2.3.2 Chính sách cấp kinh phí tính theo đầu vào ở Việt Nam 59
Tiểu kết chương 2 61
Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRỰC THUỘC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 62
3.1 Định hướng phát triển giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2011-2020 62
3.1.1 Các định hướng chung về phát triển giáo dục đại học Việt Nam 62

3.1.2. Định hướng hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học Việt
Nam 64
3.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 71
3.2.1 Đảm bảo theo đúng định hướng và mục tiêu chiến lược 71
3.2.2. Đáp ứng yêu cầu tăng cường chất lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
lực 74
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ NSNN cho các trường đại học trực thuộc
Bộ GD&ĐT 76
3.3.1 Phân bổ ngân sách theo tiêu chí, định mức, đảm bảo công khai minh bạch 76
3.3.2 Đổi mới cơ chế giải ngân 79
3.3.3 Phân bổ ngân sách tập trung đầu tư theo nhóm trường, nhóm ngành, không
dàn trải 80
3.3.4 Thực hiện tốt công tác dự báo, đảm bảo chủ động trong thực hiện phân bổ
NSNN cho các trường đại học 81
3.4. Khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 83
3.4.1. Mục đích khảo sát 83
3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 83
3.4.3. Đối tượng khảo sát 83
3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 84
Tiểu kết chương 3 88
4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1. Kết luận 89
2. Kiến nghị : 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
5
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Hình 1.1: Lợi ích của đầu tư cho đào tạo 20
Hình 1.2: Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển GDĐH 22
Hình 1.3: Tương quan giữa hai đại lượng “đầu tư” và “đào tạo” 23

Bảng 1.1 Bảng biến thiên của mức lợi ích đầu tư 24
Bảng 2.1. : Quy mô sinh viên các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT 40
Bảng 2.2 : Tổng quy mô giảng viên các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT 41
Bảng 2.3: Tỷ trọng các loại ngân sách cấp cho các trường đại học trực thuộc Bộ
GD&ĐT 53
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các loại ngân sách cấp cho các trường trực thuộc Bộ
GD&ĐT 54
Bảng 2.4. Cơ cấu phân bổ NSNN cho các trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT
theo nhóm trường 57
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu phân bổ NSNN cho các trường đại học trực thuộc Bộ
GD&ĐT theo nhóm trường 57
Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đề xuất (n= 30) 84
Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (n=30) 86
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập với tiến trình phát triển của
thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, coi trọng công tác giáo dục và
đào tạo. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phát triển giáo dục và
đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu,
đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển
giáo dục và đào tạo là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ
bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà
nước còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội và
Chính phủ, tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo trong tổng chi
ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể: năm 2007, tỷ trọng chi ngân sách
Nhà nước cho giáo dục và đào tạo là 19,4% thì bắt đầu từ năm 2008 đến nay,

hàng năm đã được Quốc hội phê chuẩn dành 20% ngân sách để chi cho giáo
dục và đào tạo. Cùng với việc tăng chi ngân sách, Đảng và Nhà nước ta cũng
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm huy động ngày càng nhiều
nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục, như khuyến khích xã hội hoá giáo dục,
huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội, các
tổ chức quốc tế hỗ trợ đầu tư cho giáo dục nói chung và cho giáo dục đại học
nói riêng.
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, để
đạt được mục tiêu "Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được
7
chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và
nhu cầu học tập của nhân dân", trong đó đã đặt ra nhiệm vụ "Đổi mới việc
huy động nguồn lực và cơ chế tài chính".
Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội về “Chủ
trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo
từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015” với mục tiêu "Xây dựng
một số cơ chế tài chính mới cho giáo dục và đào tạo, nhằm huy động ngày
càng tăng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội để nâng
cao chất lượng, mở rộng quy mô và bảo đảm công bằng trong giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
góp phần xây dựng hệ thống các chính sách để tiến tới mọi người ai cũng
được học hành với nền giáo dục có chất lượng ngày càng cao" cũng đưa ra
định hướng đổi mới "Hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách để các cơ sở đào
tạo nghề nghiệp và đại học công lập được tăng quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Các cơ
sở giáo dục và đào tạo phải bảo đảm sự tương quan giữa chất lượng giáo dục,
đào tạo với nguồn tài chính được đầu tư, sử dụng; công bố mục tiêu, năng lực
đào tạo, tài chính; thực hiện chế độ báo cáo tài chính với cơ quan quản lý cấp

trên trực tiếp theo quy định của nhà nước".
Như vậy, bên cạnh sự ưu tiên đầu tư của ngân sách nhà nước việc tạo ra
một cơ chế tài chính đủ mạnh để các các trường đại học công lập phát huy
được tiềm năng sẵn có hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà
nước giao phó trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp
với xu hướng phát triển đại học của các nước tiên tiến trên thế giới.
Với phạm vi quản lý tài chính trực tiếp của đối với 50 trường đại học
trong tổng số 139 trường đại học công lập (không kể các trường đại học thuộc
8
khối Quốc phòng, An ninh), Bộ Giáo dục và đào tạo là cơ quan chủ quản có
số lượng trường đại học công lập trực thuộc nhiều nhất. Chính vì những lý do
nêu trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân
sách nhà nước cho các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào
tạo".
2. Những điểm mới của đề tài nghiên cứu:
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến lĩnh vực quản lý tài chính đối với giáo dục đại học như:
- Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam Giáo dục đại học và Kỹ năng cho
tăng trưởng (năm 2007-2010)
- Trần Văn Phong (2001), Nguồn tài chính và quản lý tài chính ở các
trường đại học công lập trong giai đoạn hiện nay, Luận án Thạc sỹ Kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Phạm Văn Ngọc (2001), Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình
Đại học quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Luận án Thạc sỹ Kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Duy Tạo (2000), Hoàn thiện quản lý tài chính các trường đào
tạo công lập ở nước ta hiện nay, Luận án Thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đặng Văn Du (2004), Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính
cho đào tạo đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính.

Các công trình nghiên cứu trên tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau
đã đề cấp đến nhiều khía cạnh đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tài
chính đối với các trường đại học công lập. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào
nghiên cứu về cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước của nhóm các trường đại
học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
9
Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua phân tích thực trạng
cơ chế tài chính của các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo để
đề xuất một số giải pháp đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với
các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển trong giai đoạn tới.
Để thực hiện mục tiêu trên nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn là:
- Trình bày có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tầm
quan trọng của giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng và kinh
tế, đầu tư cho giáo dục đại học trong điều kiện nền kinh tế thị trường có định
hướng Xã hội Chủ nghĩa.
- Thông qua phân tích tình hình thực hiện các chính sách tài chính cho
giáo dục đại học, trong đó nhấn mạnh phân tích hiện trạng phân bổ nguồn
ngân sách Nhà nước, so sánh với kinh nghiệm quốc tế ở các nước đang phát
triển, phân tích các khía cạnh về chi tiêu đơn vị, hiệu quả đầu tư, chính sách
đa dạng hóa nguồn thu (xã hội hóa) trong giáo dục đại học, để chỉ ra các mặt
mạnh mặt yếu của cơ chế và chính sách phân bổ ngân sách hiện tại.
- Trên cơ sở định hướng phát triển giáo dục đại học đến năm 2020.
phân tích các cơ hội, thách thức để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ
chế phân bổ ngân sách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng bộ phận
vốn ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục đại học, đồng thời nêu ra các giải
pháp nhằm huy động các nguồn lực và tiết kiệm chi phí xã hội, nâng cao chất
lượng đồng thời mở rộng quy mô giáo dục đại học.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường đại học trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
10
Đối tượng chính của đề tài là các giải pháp nhằm đổi mới cơ chế phân
bổ ngân sách nhà nước cho các trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Hoạt động phân bổ ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại học trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Các trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
6. Giả thuyết khoa học trong đề cương và trong luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa góp phần làm sáng tỏ cơ sở
khoa học và thực tiễn của cơ chế phân bổ ngân sách nhằm sử dụng có hiệu
quả nguồn ngân sách nhà nước có hạn, đảm bảo điều kiện nâng cao chất
lượng cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường đại học.
7. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách phát
triển của Đảng ta, các chủ trương, định hướng, đường lối chính sách tài chính,
chính sách giáo dục nói chung và chính sách giáo dục đại học nói riêng của
nước ta và các luận điểm kinh tế trong phát triển đào tạo nguồn nhân lực.
Trong từng nội dung cụ thể, còn sử dụng phương pháp phân tích tổng
hợp, khái quát hóa tài liệu sẵn có kết hợp với quan sát đánh giá thực tiễn,
đồng thời sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, đánh giá để
xử lý số liệu, các kết quả điều tra khảo sát nhằm làm sáng tỏ những vấn đề
cần nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
11
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân bổ ngân sách nhà nước cho các
trường đại học.
Chương 2: Thực trạng công tác phân bổ ngân sách nhà nước cho các
trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chương 3: Hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho các
trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Giáo dục đại học
1.1.1. Khái niệm
Theo Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục 2009, giáo dục đại học bao gồm:
i). Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy
theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối
với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
ii). Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy
theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối
với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến
hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;
iii). Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối
với người có bằng tốt nghiệp đại học;
v). Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với
người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có

bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có
thể được kéo dài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.1.2 Mục tiêu của giáo dục đại học
i). Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực
hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
13
ii). Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn
và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc
chuyên ngành được đào tạo.
iii). Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên
môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng
tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
iv). Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình
độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực
phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
v). Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý
thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và
giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu
khoa học và hoạt động chuyên môn.
1.1.3 Khái niệm trường đại học
Điều 42 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 quy
định như sau:
Đại học, trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) đào tạo
trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi
được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.
1.1.4 Các loại hình trường (theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP)
Theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và

tài chính đối với sự nghiệp công lập, căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị
sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính như sau:
a) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
14
b) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn
vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
c) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có
nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do
ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Trên cơ sở đó, các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo được giao
dự toán gồm 3 nhóm là: nhóm (1) đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt
động, nhóm (2) đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động và nhóm (3)
đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi hoạt động.
- Nhóm 1 (gồm 6 trường): Các trường đại học khối kinh tế - tài chính tự
đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước hỗ trợ một
phần các hoạt động không thường xuyên.
- Nhóm 2 (gồm 32 trường)
+ Các trường thuộc khối sư phạm
+ Các trường đại học khối văn hoá - thể thao
+ Các trường đại học khối Nông - Lâm - Ngư
+ Các trường đại học khối công nghệ - kỹ thuật
- Nhóm 3 (gồm 7 trường): Các trường có nguồn thu thấp chủ yếu đào
tạo học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số, ngân sách nhà nước đảm bảo
toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;
1.2. Vai trò của giáo dục đại học trong nền kinh tế quốc dân
Giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực hoạt động có vị trí thiết yếu đối với

sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Mỗi quốc gia trong quá
trình phát triển kinh tế, xây dựng xã hội văn minh đều đòi hỏi phải có một
15
nguồn nhân lực phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Giáo dục và đào tạo đóng
vai trò quyết định trong phát triển nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực (human resource) là chỉ những người đang và sẽ bổ
sung vào lực lượng lao động xã hội đa dạng và phong phú, bao gồm các thế
hệ trẻ đang được nuôi dưỡng, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo
dục nghề nghiệp, giáo dục đại học (gồm cao đẳng và đại học). Nói đến nguồn
nhân lực là chỉ mới nói đến tiềm lực. Khi tiến hành giáo dục và đào tạo, sử
dụng, phát huy, phát triển nguồn nhân lực thì khi ấy nguồn nhân lực mới thực
sự trở thành lực tác động tới phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực (human resource development) được hiểu về
cơ bản là làm tăng giá trị của con người về mặt trí tuệ, đạo đức, thể lực và
thẩm mỹ; làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực
phẩm chất mới, cao hơn. Phát triển nguồn nhân lực chịu tác động bởi năm
nhân tố là: giáo dục và đào tạo; sức khỏe và dinh dưỡng; môi trường; việc làm
và sự giải phóng con người. Trong đó giáo dục và đào tạo là nhân tố cốt lõi, là
cơ sở của các nhân tố khác và đồng thời cũng là cơ sở quan trọng nhất cho sự
phát triển nền kinh tế - xã hội bền vững.
Nhân lực (manpower) là chỉ người lao động kỹ thuật được đào tạo
trong nguồn nhân lực ở một trình độ nào đó để có năng lực tham gia vào lao
động xã hội. Năng lực của người lao động kỹ thuật được cấu thành bởi các
yếu tố: kiến thức (knowledge), kỹ năng (skill), thái độ (attitude), và thói quen
làm việc (workhabit). Cơ cấu nhân lực thường được hình thành và phát triển
theo dạng hình tháp các trình độ. Tháp trình độ từ đỉnh trở xuống gồm: sau
®¹i häc vµ ®¹i häc (postgraduate and undergraduate); trung cấp kỹ thuật,
nghiệp vụ (technician); công nhân kỹ thuật ở ba cấp trình độ: lành nghề trình
độ cao (highly - skilled worker), lành nghề (skilled worker), bán lành nghề
(semi skilled worker).

16
Giáo dục đại học (higher education) được hiểu một cách chung nhất là
giáo dục bậc ba (tertiary education), hay tức là giáo dục sau trung học (post-
secondary education). Tuy nhiên, khái niệm giáo dục đại học thường được
hiểu một cách phân biệt so với khái niệm giáo dục nghề (professional
education or vocational education).
Giáo dục đại học đã và đang đóng vai trò then chốt trong phát triển
nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của giáo dục đại học
cµng được nhấn mạnh trong bối cảnh một nền kinh tế thế giới ngày càng liên
hệ chặt chẽ với nhau, thách thức về công nghệ trong chiến lược phát triển dựa
vào trí tuệ, và thách thức về chính trị trong quá trình dân chủ hóa. Thương
mại quốc tế, đầu tư, sự di chuyển các nguồn lao động, chuyển giao công nghệ
và các hệ thống thông tin liên lạc đang đưa các quốc gia xích lại gần nhau.
Tiến bộ kỹ thuật đã trở thành động lực chính thúc đẩy những thay đổi về năng
suất lao động, khiến cho việc đầu tư vào các nguồn nhân lực nhằm hỗ trợ phát
triển kinh tế ngày càng có vai trò quan trọng.
Sự đóng góp của giáo dục đại học vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân
lực của một quốc gia được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Thứ
nhất, giáo dục đại học có trách nhiệm chính trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ
chuyên môn kỹ thuật và quản lý có trình độ cao. Theo các chuyên gia của
Ngân hàng Thế giới, một trong những chỉ số về tầm quan trọng của chức năng
đào tạo này là đầu tư vào giáo dục đại học có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với
đầu tư về vốn vật chất. Thứ hai, giáo dục đại học tạo ra những kiến thức mới
thông qua nghiên cứu và đào tạo ở trình độ cao về khoa học, đồng thời là
phương tiện để chuyển giao, thích nghi và truyền bá những kiến thức mới
này. Thứ ba, giáo dục đại học đóng vai trò xã hội quan trọng trong việc thúc
đẩy hòa nhập dân tộc và mở đường đi lên cho mỗi công dân trong sự nghiệp
17
công danh của mình. Thứ tư, giáo dục đại học cung cấp các diễn đàn cho các
cuộc thảo luận rộng rãi mang tính xây dựng về phát triển và đổi mới.

1.3. Hiệu quả của giáo dục đại học trong nền kinh tế quốc dân
Nhiều nhà kinh tế, giáo dục đã tính toán hiệu quả của giáo dục đào tạo
trong phát triển kinh tế quốc dân, tách riêng phần đóng góp của các nguồn đầu
vào cho việc tăng hiệu quả sản xuất, qua đó chỉ ra mức độ đóng góp của giáo
dục đào tạo trong mức tăng hiệu quả sản xuất chung.
Nhà kinh tế học người Nga, Dainopski, đã đưa ra phương pháp tính
hiệu quả của giáo dục đào tạo thông qua các yếu tố: (i) Tổng chi phí đào tạo
cho một người trong suốt thời gian học (ii) ước lượng giá trị sản phẩm hằng
năm do người đó tạo ra cho xã hội (iii) Xác định tiền công hằng năm (iv) Ước
lượng thời gian lao động của người đó (v) Tính sản phẩm thặng dư trong thời
gian lao động (vi) So sánh chi phí đào tạo với sản phẩm thặng dư.
Công thức tổng quát là:
P
E = (1.1)
Z
Trong đó: Z tổng chi phí cho giáo dục và đào tạo
P sự tăng sản phẩm do giáo dục đào tạo mang lại
E hiệu quả kinh tế của giáo dục đào tạo
Sự sinh lợi của giáo dục đào tạo về giá trị tuyệt đối là:
D = P - Z
Chỉ số sinh lợi được tính như sau:
D P - Z P Z
R = = = - = E - 1
Z Z Z Z
18
Hai nhà kinh tế Mỹ, Robert Solow và Eduard Denison, đã đề ra hàm số
phản ánh mối quan hệ giữa sự tăng lên về đầu ra với sự tăng lên về đầu vào
của lao động lành nghề và không lành nghề cùng một số biến số khác. Theo
phương pháp của Robert Solow và Eduard Denison, có thể tách riêng phần
đóng góp của các nguồn đầu vào cho việc tăng hiệu quả sản xuất.

Công thức dạng tổng quát như sau:
J = f (K, L, R, T) (1.2)
Trong đó: J đầu ra hay tổng sản phẩm quốc dân
K vốn (hay tư bản)
L số lượng lao động
R tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt
T nhân tố đầu vào tổng hợp của sự gia tăng do kỹ
thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại, lao động lành
nghề, quản lý hợp lý, hàm ý ở đây là nhân tố giáo
dục đào tạo
Sau khi biến đổi, hàm số J được đưa về dạng:
T = Gn - (Wk Gk + Wl Gl + Wt Gt)
Trong đó: G tỉ lệ tăng trưởng của các biến số
W giá trị cấu thành trong sản phẩm
n thu nhập quốc dân
k dự trữ vốn
l lao động
t tài nguyên thiên nhiên, đất trồng trọt thêm
Giá trị T cho ta biết trong sự tăng trưởng GNP (Gn) thì năng suất lao
động chiếm T phần, trong đó năng suất lao động tăng thêm nhờ chủ yếu vào
giáo dục đào tạo.
19
Để tính toán và đánh giá được hiệu quả của đầu tư cho phát triển giáo
dục đại học, các nhà kinh tế đã so sánh giữa chi phí hiện tại và các khoản lợi
hiện tại với chi phí và các nguồn lợi trong tương lai (Hình 1.1)
Hình 1.1: Lợi ích của đầu tư cho đào tạo
Nguồn: Kinh tế học, David Begg, Tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội 1992, tr. 286.
Hình 1.1 cho thấy lợi ích của đầu tư phát triển giáo dục đại học được đo
bằng khoản thu nhập bổ sung trung bình cho những người được đào tạo so với

những người tốt nghiệp phổ thông trung học đi làm ngay (với giả thiết các
yếu tố thu nhập khác không đổi). Chi phí và thu nhập của việc đầu tư này thể
hiện trên Hình 1.1 được minh họa như sau:
Trục hoành biểu diễn về chi phí cho giáo dục đại học. Gồm có chi phí
trực tiếp và chi phí gián tiếp (chi phí cơ hội - opportunity cost). Chi phí trực
tiếp bao gồm các khoản chi tiêu cá nhân có liên quan đến việc đi học và
khoản chi của xã hội (nguồn ngân sách và các dịch vụ công cộng khác có liên
quan) để cung cấp dịch vụ giáo dục đại học được trợ cấp từ Nhà nước mà các
cá nhân hoặc gia đình họ không phải trả. Chi phí gián tiếp là khoản chi phí
tương ứng với khoản thu nhập mà người học phải từ bỏ do tiếp tục theo học
tại các cơ sở giáo dục đại học.
20
Thu nhập
phải từ bỏ
Lợi ích
Chi phí trực tiếp do đi học ĐH
Thu nhập
Chi phíC
P
P
§
§
Trục tung biểu diễn về thu nhập. Ta thấy rằng thu nhập (ĐĐ) của một
người tốt nghiệp đại học cao hơn một mức “lợi ích” so với thu nhập giả định
(PP) của chính người đó nếu anh ta thôi học và bắt đầu đi làm ngay sau khi
học xong phổ thông trung học. Thu nhập phải từ bỏ được chỉ ra như là sự
chênh lệch thu nhập âm trong khi cá nhân đó tiếp tục theo học đại học. Hiệu
quả của đầu tư cho giáo dục đại học được thể hiện ở chênh lệch thu nhập
dương khi so sánh mức “lợi ích” và mức “thu nhập phải từ bỏ”.
1.4. Mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển giáo dục đại học

Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của sự nghiệp phát triển giáo
dục đào tạo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mọi quốc
gia trên thế giới luôn luôn dành sự quan tâm đầu tư thích đáng cho khu vực
giáo dục và đào tạo từ nguồn ngân sách Chính phủ, trong đó giáo dục đại
học luôn được quan tâm chú trọng với tư cách là nguồn cung cấp nhân lực
có trình độ cao cho nền kinh tế. Bên cạnh đó là các chính sách vĩ mô nhằm
khuyến khích thu hút các đầu tư tư nhân cho phát triển giáo dục đại học và
giáo dục đào tạo nói chung.
Đầu tư cho giáo dục đại học được xem là đầu tư cơ bản, là đầu tư cho
sự phát triển hoàn chỉnh cho con người - động lực trực tiếp quyết định sự
phát triển kinh tế - xã hội. Garey Becker nhà kinh tế học Hoa kỳ, giải thưởng
Nobel kinh tế năm 1992 đã khẳng định: “Không có đầu tư nào mang lại
nguồn lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực”. Hiệu quả của việc đầu tư
cho sự nghiệp giáo dục đại học được phát huy trên phạm vi toàn xã hội,
đồng thời được xác định đầy đủ khi những sản phẩm của đào tạo đi vào cuộc
sống và thực sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự tăng
trưởng kinh tế, bình ổn về chính trị, xã hội là một bằng chứng của hiệu quả
trong đầu tư cho giáo dục và đào tạo nói chung, trong đó nhất là của giáo
dục đại học.
21
Mi quỏ trỡnh u t (bao gm c Nh nc v t nhõn) vo phỏt trin
giỏo dc i hc cú quan h qua li, nhõn qu. Nh cú u t vo giỏo dc
i hc, vn con ngi (lao ng) s c tớch ly v tng lờn, l c s v l
chỡa khoỏ duy trỡ s tng trng kinh t v tng thu nhp trong tng lai.
Nh cú thu nhp tng lờn, mt phn ln hn s c tớch ly cho giỏo dc
i hc qua u t, gúp phn quyt nh cho phỏt trin s nghip giỏo dc
i hc. Mi quan h nhõn qu gia u t v phỏt trin giỏo dc i hc
c th hin trong Hỡnh 1.1. Rừ rng, u t cho giỏo dc i hc l u t
li ớch tng lai, hiu qu khụng thy ngay c u ra ca quỏ trỡnh
giỏo dc i hc m s c phn ỏnh thụng qua s tng trng kinh t, tin

b xó hi, cụng bng v n nh phỏt trin. Li ớch ớch thc ca vic u t
cho giỏo dc i hc l to ra tim nng ca s phỏt trin thụng qua vic
to ra cỏc sn phm vụ hỡnh, nhng cú th o lng c l nhõn ti, nhõn
lc v dõn trớ.
Hỡnh 1.2: Mi quan h nhõn qu gia u t v phỏt trin GDH
T quan h tỏc ng qua li nhõn qu nh trờn, rừ rng gia u t v
giỏo dc i hc cú quan h tng quan thun, tc l, trong cỏc iu kin bỡnh
22
Đầu t cho giáo dục đại học
Tng trng kinh t v tin
b xó hi, cụng bng v phỏt
trin n nh
Phát triển giáo dục
đại học
Đào tạo nhân lực và
bi dng nhõn tỡ, nõng cao
dõn trớ cho xó hi
thường thì sự tăng lên về đầu tư sẽ đưa đến sự phát triển của giáo dục đại học,
và ngược lại.
Để xác định mức độ chặt chẽ của quan hệ tương quan thuận này giữa đầu
tư và giáo dục đại học, ta sử dụng hàm số tương quan toán học như sau:
y = f (x) (1.3)
Trong đó: x là mức đầu tư cho giáo dục đại học
y là mức lợi ích của đầu tư cho giáo dục đại học
n tỷ lệ tăng sinh viên hàng năm.
f(x) là hàm số thể hiện lợi ích biên (MB) của việc đầu tư
cho giáo dục đại học
nx là đường bù đắp chí phí biên (MC) của giáo dục đại
học
Hình 1.3: Tương quan giữa hai đại lượng “đầu tư” và “đào tạo”

Nguồn: Kinh tế học vĩ mô, N.Gregory Mankiew, Nxb Thống kê, tr.109.
Theo Hình 1.3, tỷ suất lợi ích biên lớn nhất, hay chính là mức lợi ích
bình quân cho người học là lớn nhất khi EF đạt giá trị cực đại:
EF = MB(i) - MC(i) = max
23
x
i

x
0
x
0
y
y
0
y

F
E
D

f(x)
nx
n
Tổng lợi ích thu được từ đầu tư cho giáo dục đại học đạt giá trị lớn nhất
khi MB(i) = MC(i). Điểm D là điểm cân bằng, tại đó với mọi giá trị đầu tư
tăng thêm ( xi > xo ) sẽ đem lại kết quả lợi ích tăng thêm cho giáo dục đại học
nhỏ hơn chi phí đầu tư thêm (MB(i) < MC(i)).
Sự biến thiên của mức lợi ích của giáo dục đại học (y) theo mức đầu tư
(x) được thể hiện qua Bảng 1.1.

Bảng 1.1 Bảng biến thiên của mức lợi ích đầu tư
Theo bảng biến thiên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
- Nếu tốc độ tăng đầu tư > tốc độ tăng sinh viên (n) thì đường f(x) nằm
trên đường nx, tức là hàm lợi ích biên nằm trên đường bù đắp chi phí biên
của giáo dục đại học. Khi đó, lợi ích thu được từ đầu tư vào giáo dục đại
học tăng lên.
- Nếu tốc độ tăng đầu tư = n, thì hàm lợi ích biên f(x) trùng với đường
bù đắp chi phí biên của giáo dục đại học. Khi đó mỗi đơn vị tăng lên của tỷ lệ
đầu tư sẽ đưa đến một đơn vị tăng lên về tỉ lệ sinh viên.
- Nếu tốc độ tăng đầu tư < n, hàm lợi ích biên (f(x) nằm dưới đường bù
đắp chi phí biên của giáo dục đại học, khi đó cho lợi ích được hưởng qua giáo
dục đại học bị giảm sút.
Qua phân tích trên, việc xác định mức đầu tư hợp lý cho giáo dục đại
học để giá trị (x) xoay quanh giá trị x = xi, cùng với sự điều tiết vĩ mô về quy
24
x
f '(x)
y
0 x
i
+∞
+ 0 −
Cùc ®¹i
mô đào tạo tăng lên (n) sẽ đem lại cho nền kinh tế quốc dân cũng như từng
người học lợi ích cao nhất thông qua giáo dục đại học.
1.5 Ngân sách
1.5.1 Khái niệm ngân sách
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm
để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Về bản chất, NSNN là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước với các
chủ thể khác như doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, hộ gia đình, cá
nhân… trong và ngoài nước gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng quỹ ngân sách.
Ngân sách nhà nước Việt Nam gồm ngân sách trung ương và ngân sách
địa phương. Ngân sách địa phương có ngân sách của đơn vị hành chính các
cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Phù hợp với mô hình tổ chức
chính quyền Nhà nước ta hiện nay, ngân sách địa phương bao gồm ngân sách
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ngân sách cấp huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn.
1.5.2 Các nguồn thu của ngân sách
Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước quy định các nguồn thu của ngân
sách trung ương gồm:
a). Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
- Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
- Các khoản thuế và thu khác từ dầu, khí theo quy định của Chính phủ;
25

×