Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.83 KB, 18 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
HỌ TÊN:NGUYỄN THỊ HUẾ
LỚP :DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN 17

BÀI LUẬN
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH
GIÁ VỀ MÔI TRƯỜNG
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các chỉ tiêu vật lý
1. Độ pH
2. Nhiệt độ
3. Màu sắc
4. Độ đục
5. Tổng hàm lượng chất rắn (TS)
6. Tổng hàm lượng chất rắn lơ lững (SS)
7. Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS)
8. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS)
II.Các chỉ tiêu hóa học
1. Độ kiềm toàn phần
2. Độ cứng của nước
3. Hàm lượng oxigen hòa tan (DO)
4. Nhu cầu oxigen hóa học (COD)
5. Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD)
6. Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước
III.Các chỉ tiêu vi sinh của nước
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các chỉ tiêu vật lý
1. Độ pH
pH chỉ có định nghĩa về mặt toán học : pH = -log[H+]. pH là một chỉ tiêu


cần được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH
dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan,
cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của
nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác
định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
2. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa
xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung
quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm…Nhiệt độ cần
được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu)
3. Màu sắc
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất
trong nước (thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic),
một số ion vô cơ (sắt…), một số loài thủy sinh vật…Màu sắc mang tính
chất cảm quan và gây nên ấn tượng tâm lý cho người sử dụng.
Độ màu thường được so sánh với dung dịch chuẩn trong ống Nessler,
thường dùng là dung dịch K2PtCl6 + CaCl2 (1 mg K2PtCl6 tương
đương với 1 đơn vị chuẩn màu). Độ màu của mẫu nước nghiên cứu được
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
so sánh với dãy dung dịch chuẩn bằng phương pháp trắc quang.
4. Độ đục
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng
trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy
sinh vật có kích thước thông thường từ 0,1 – 10 m. Độ đục làm giảm khả
năng truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp.1 đơn vị
độ đục là sự cản quang gây ra bởi 1 mg SiO2 hòa trong 1 lít nước cất. Độ
đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ
đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity
Unit).

Thang đo độ đục
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ đục được xác định bằng chiều
sâu lớp nước thấy được (gọi là độ trong) mà ở độ sâu đó người ta vẫn
đọc được hàng chữ tiêu chuẩn. Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước
còn thấy được càng lớn. Nước được gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn
hơn 1 m (hay độ đục nhỏ hơn 10 NTU). Theo qui định của TCVN, độ
đục của nước sinh hoạt phải lớn hơn 30cm.
5. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS)
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan. Các
chất này bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm
lượng các chất rắn (TS : Total Solids) là lượng khô tính bằng mg của
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi
sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng
mg/L).
6. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (SS)
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan
trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS : Suspended Solids) là
lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1
lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng
không đổi. Đơn vị tính là mg/L.
7. Tổng hàm lượng các chất hòa tan (DS)
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất
vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan DS (Dissolved
Solids) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu
qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi
khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L.
DS = TS – SS
8. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi

Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong mẫu nước, người ta còn
sử dụng các khái niệm tổng hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi
(VSS : Volatile Suspended Solids), tổng hàm lượng các chất hòa tan dễ
bay hơi (VDS : Volatile Dissolved Solids).
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi VSS là lượng mất đi khi nung
lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550oC cho đến khi khối lượng không
đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định)
Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi VDS là lượng mất đi khi
nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 550oC cho đến khi khối lượng
không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định)
Các chỉ tiêu hóa học
1. Độ kiềm tòan phần
Độ kiềm toàn phần (Alkalinity) là tổng hàm lượng các ion HCO3-,
CO32-, OH- có trong nước. Độ kiềm trong nước tự nhiên thường gây
nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt là các muối carbonat và
bicarbonat. Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện diện của các ion
silicat, borat, phosphat… và một số acid hoặc baz hữu cơ trong nước,
nhưng hàm lượng của những ion này thường rất ít so với các ion HCO3-,
CO32-, OH- nên thường được bỏ qua.
Khái niệm về độ kiềm (alkalinity – khả năng trung hòa acid) và độ acid
(acidity – khả năng trung hòa baz) là những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá động thái hóa học của một nguồn nước vốn luôn luôn chứa carbon
dioxid và các muối carbonat.
Xét một dung dịch chỉ chứa các ion carbonat HCO3- và CO32-. Ở các
giá trị pH khác nhau, hàm lượng carbonat sẽ nằm cân bằng với hàm
lượng CO2 (cân bằng carbonat) vì trong nước luôn diễn ra quá trình :
2HCO3- <-->CO32- + H2O + CO2 CO32- + H2O <--> 2OH- + CO2
6

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giả sử ngoài H+ ion dương có hàm lượng nhiều nhất là Na+ thì ta luôn
luôn có cân bằng sau :
[H+ ] + [Na+ ] = [HCO3- ] + 2[CO32- ] + [OH- ]
Độ kiềm được định nghĩa là lượng acid mạnh cần để trung hòa để đưa tất
cả các dạng carbonat trong mẫu nước về dạng H2CO3.Như vậy ta có các
biểu thức :
[Alk] = [Na+ ]
Hoặc [Alk] = [HCO3- ] + 2[CO32- ] + [OH- ] + [H+ ]
Người ta còn phân biệt độ kiềm carbonat (còn gọi là độ kiềm m hay độ
kiềm tổng cộng T vì phải dùng metyl cam làm chất chỉ thị chuẩn độ đến
pH = 4,5; liên quan đến hàm lượng các ion OH-, HCO3- và CO32-) với
độ kiềm phi carbonat (còn gọi là độ kiềm p vì phải dùng phenolphtalein
làm chất chỉ thị chuẩn độ đến pH = 8,3; liên quan đến ion OH-). Hiệu số
giữa độ kiềm tổng m và độ kiềm p được gọi là độ kiềm bicarbonat.
Trên sơ đồ cân bằng carbonat trong nước cho thất, ở pH = 6,3, nồng độ
CO2 hòa tan trong nước và nồng độ ion HCO3- bằng nhau, còn ở pH =
10,3 thì nồng độ các ion HCO3- và CO32- sẽ bằng nhau. Ở pH < 6,3 các
ion carbonat chuyển sang dạng CO2 hòa tan, ở pH > 10,3 dạng tồn tại
chủ yếu là dạng CO32-, còn trong khoảng 6,3 < pH < 10,3 dạng tồn tại
chủ yếu là HCO3-.
/>7

×