Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp GIAO NHẬN HÀNG hóa NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY TNHH LD MANDARIN LOGISTICS VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.93 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETING
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LD
MANDARIN LOGISTICS VIỆT NAM.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GVHD: GS.TS. Võ Thanh Thu
SVTH : Trần Hoàng Phi Long
Lớp : Thương Mại 4 – K32
MSSV: 106208121
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2010
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến GS.TS Võ Thanh Thu, khoa Thương Mại – Du
lịch – Marketing, trường ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh
đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn em nghiên
cứu hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH
LD Mandarin logistics em đã học hỏi rất nhiều điều
trong công việc giao nhận hàng hóa ngoại thương với
vị trí sale và em xin gửi lời cảm ơn quý báu đến
Giám đốc Ông Lê Việt Hà, Trưởng phòng Anh Đỗ
Đức Lợi và các anh chị trong công ty đã tận giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt công việc được
giao cũng như hoàn thành bài luận văn.
Sinh viên : Trần Hoàng Phi Long
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ICP: Intelligence Coperation Platform - hệ thống truy cập thông tin dữ liệu tại
công ty TNHH LD Mandarin logistics
2. WTO: World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
3. AFTA: Asean Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
4. LCL: Less than Container Load – Gửi lẻ nguyên container
5. FCL: Full Container Load – gửi hàng nguyên container
6. FIATA : Fédération Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế
7. L/C Letter og Credit - Tín dụng thư
8. ETA: Estimated Time of Arrival – Thời gian dự kiến tàu đến
9. ETD: Estimated Time of Departure – Thời gian dự kiến tàu đi
10.ROROC: Report On Receipt Of Cargo - Biên bảng kết toán nhận hàng ở tàu
11.FOB: Free on Board - Giao hàng lên tàu
12.CIF: Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm & cước phí
13.HB/L: House Bill of Lading Vận đơn người gom hàng
14.B/L: Bill of Lading - Vận đơn đường biển
15.NOR :Notice Of Readiness - Thông báo sẵn sàng
16.INCOTERMS 2000: In ternational Commerce Terms – Các điều khoản thương
mại thương mại quốc tế
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến GS.TS Võ Thanh Thu, khoa Thương Mại – Du
lịch – Marketing, trường ĐH Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh
đã dành thời gian và tâm huyết hướng dẫn em nghiên
cứu hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH
LD Mandarin logistics em đã học hỏi rất nhiều điều

trong công việc giao nhận hàng hóa ngoại thương với
vị trí sale và em xin gửi lời cảm ơn quý báu đến
Giám đốc Ông Lê Việt Hà, Trưởng phòng Anh Đỗ
Đức Lợi và các anh chị trong công ty đã tận giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt công việc được
giao cũng như hoàn thành bài luận văn.
Sinh viên : Trần Hoàng Phi Long
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
17.UNCTAD: United Nations Conference on Trade and Development – Hội nghị
của Liên Hiệp Quốc về Thương mại & Phát triển
18.TEU: Twenty –foot equivalent unit - là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ
hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft
(cao) (khoảng 39 m³ thể tích)
19.ICD: Inland Clearance Deport Cảng khô (cảng cạn )
20.GDP Gross Domestics Product – Tổng sản phẩm quốc nội
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 4
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
DANH SÁCH CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BIỂU ĐỒ
VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.Phạm vi dịch vụ người giao nhận 12
Sơ đồ 1.2.Mối quan hệ giữa người giao nhận và các bên liên quan 21
Sơ đồ 2.1.Bộ máy tổ chức công ty MANDARIN 36
Bảng 1.1.Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển trên thế giới 6
Bảng 2.1.Thống kê số lượng giao nhận của một số mặt hàng đối với từng loại
container bằng đường biển 50
Bảng 2.2.Bảng thống kê tổng số container đối với từng loại mặt hàng vận chuyển bằng
đường biển 51
Bảng 2.3.Tình hình doanh thu dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngoại thương bằng đường
biển tại công ty 53

Bảng 2.4.Cơ cấu một số mặt hàng giao nhận bằng dường biển tại công ty 56
Bảng 2.5.Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải biển ở một số thị trường chính 60
Bảng 2.6.Thống kê số container hàng mà công ty MANDARIN bị trễ thời gian giao
nhận do ảnh hưởng của hãng tàu 60
Biểu đồ 2.1.Thể hiện tốc độ tăng doanh thu dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngoại thương
bằng đường biển 54
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng một số mặt hàng giao nhận bằng đường biển năm 2007 57
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng một số mặt hàng giao nhận bằng đường biển năm 2008 57
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng một số mặt hàng giao nhận bằng đường biển năm 2009 58
Biểu đồ 2.5. Thể hiện sự phân bố mạng lưới giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng
đường biển của công ty ở nước ngoài 59
Biểu đồ 2.6. Thể hiện trình độ Anh Văn của nhân viên trong công ty 62
Biểu đồ 2.7. Thể hiện số năm kinh nghiệm của nhân viên (tính đến năm 2010) 63
Biểu đồ 2.8. Thống kê số lượng máy tính bị lỗi tại công ty 64
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 5
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới -WTO, kinh
doanh hàng hoá dịch vụ nói chung và hoạt động giao nhận vận tải quốc tế nói riêng
luôn là một mắt xích trong chuỗi liên hoàn của hoạt động xuất nhập khẩu, nó phục vụ
cho nhu cầu giao lưu buôn bán giữa các khu vực và giữa các quốc gia trên thế giới.
Đây là loại dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận thu được
lại tương đối ổn định, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển nhịp nhàng,
cân đối, mở rộng các mối quan hệ về nhiều mặt như: chính trị, xã hội, pháp luật, văn
hóa,… với các quốc gia khác nhau. Có thể nói giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế là
nhịp cầu nối giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, giao nhận vận tải quốc tế là
một khâu quan trọng không thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu

và nhất là trong thời đại như hiện nay nhu cầu xuất nhập khẩu là rất lớn.
Cùng với sự phát triển của giao nhận hàng hóa thương mại quốc tế, giao nhận
vận tải quốc tế ngày càng phát triển, các công ty cạnh tranh gay gắt với nhau. Hiện nay
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 6
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
trên toàn lãnh thổ Việt Nam khoảng 800 đến 1000 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực giao nhận vận tải thuộc đủ các thành phần kinh tế hoạt động rộng khắp trong cả
nước, tiêu biểu khu khối doanh nghiệp nước ngoài như: MAERSK, “K” lines, DHL,
UPS,… khối doanh nghiệp trong nước như: Vietrans, Vinalink, Tân Cảng logistics,…
và nhiều doanh nghiệp cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân khác. Nhưng lĩnh vực hoạt
động giao nhận quốc tế là lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với nước ta, hơn nữa hoạt động
giao nhận quốc tế lại là một công việc hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố
nước ngoài như luật pháp, chính trị, kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, các
thông lệ quốc tế,… Do đó có nhiều vấn đề cần phải làm để không ngừng nâng cao trình
độ nghiệp vụ lên ngang tầm quốc tế để phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và các
hoạt động kinh tế đối ngoại khác.
Công ty TNHH LD MANDARIN LOGISTICS là một trong những doanh
nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Bên
cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của công ty còn có nhiều mặt hạn chế ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty, em đã chọn
đề tài “GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY TNHH LD MANDARIN LOGISTICS VIỆT NAM. THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trước tình hình kinh doanh hiện nay, việc kiểm soát và đánh giá dịch vụ của
một công ty chưa được chú trọng đúng mức. Khảo sát tình hình thực tế việc giao nhận
hàng hóa ngoại thương tại công ty TNHH LD MANDARIN LOGISTICS, em đánh giá
dịch vụ giao nhận tại công ty về những cái đạt được, những cái chưa đạt được và từ đó
tìm ra nguyên nhân gây ra những thiếu sót để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể để

hoàn thiện dịch vụ được tốt hơn đáp ứng dược những nhu cầu và mong muốn của
khách hàng.
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 7
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến dịch vụ giao nhận vận tải biển và các giải pháp hoàn
thiện dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong công ty TNHH LD Mandanrin logistics Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài luận văn là kết quả của quá trình khảo sát thực tế tại công ty TNHH LD
MANDARIN LOGISTICS trên cơ sở sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Phương
pháp nghiên cứu được thực hiện dựa trên các phương pháp thu thập ý kiến, so sánh, đối
chiếu,…
Tuy nhiên, do hạn hẹp về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa
nhiều nên khó có thể tránh khỏi nhiều thiếu sót trong quá trình làm chuyên đề tốt
nghiệp do đó em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô, ban lãnh đạo công ty, các
bạn sinh viên cũng như người đọc. Xin chân thành cảm ơn.
5. Tóm tắt các chương:
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bài viết được xây dựng trên sự
nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty và nội dung chính của bài luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI
THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN VÀ NGƯỜI GIAO NHẬN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Trong chương này đề cập đến lý thuyết về vận tải , dịch vụ giao nhận hàng hóa
ngoại thương bằng đường biển và vai trò người giao nhận trong hoạt động giao nhận
vận tải biển. Bên cạnh đó, trong chương này còn đề cập đến quy trình cơ bản của một
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 8

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu hàng lẻ LCL/LCL, hàng nguyên
FCL/FCL.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH LD MANDARIN LOGISTICS
Trong chương 2 này, giới thiệu sơ lược về công ty sau đó phân tích thực trạng
về dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển tại công ty để thấy được
những thành công mà công ty đạt được cũng như những vấn đề hạn chế mà công ty
đang gặp phải và tìm ra nguyên nhân gây ra những vấn đề còn tồn đọng
CHƯƠNG 3.CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
NGOẠI THƯƠNG TẠI CÔNG TY LD MANDARIN LOGISTICS
Dựa trên những vấn đề còn tồn đọng ở công ty MANDARIN để đưa ra các giải
pháp hoàn thiên dịch vụ giao nhận hàng hóa ngoại thương bằng đường biển.
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 9
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG
HÓA NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái niệm chung về vận tải biển
1.1.1. Khái niệm
 Vận tải biển là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm
làm thay đổi vị trí của con người và hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
 Vận tải biển quốc tế là một dịch vụ quan trọng để đưa hàng hoá từ nguồn
cung cấp nước ngoài tới nơi sử dụng của người mua.
 Lịch sự phát triển của vận tải biển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài
người.
1.1.2. Vai trò của vận tải biển trong thương mại quốc tế
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 10

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại
thương, chiếm khoảng 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Sản lượng
hàng hóa vận chuyển hàng năm đạt 6,000 tỷ tấn và khối lượng luân chuyển đạt khoảng
25,000 tỷ tấn/hải lý. Khối lượng luân chuyển hàng hóa bằng đường biển một số năm
trên thế giới thể hiên như trong bảng sau
BẢNG 1.1.KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA LUÂN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TRÊN THẾ GIỚI
Đơn vị tính: tỷ tấn/hải lý
Năm Dầu mỏ
Thô
Sản
phẩm
2005 9,239 2,510 3,711 3,124 1,385 8,615 8,730 29,598
2006 9,4945 2,635 4,192 3,540 1,822 9,976 9,341 31,447
2007 9,685 2,755 4,790 3,750 1,857 10,827 9,665 32,932
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 11
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
( Nguồn: Review of Maritime Transport 2008 –UNCTAD)
Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng như vậy trong thương mại quốc tế, vì nó có
những ưu điểm nổi bật sau:
• Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn: phương tiện trong vận tải
đường biển là các tàu có sức chứa rất lớn, có thể chạy nhiều tàu trong cùng một
thời gian trên cùng một tuyến đường; thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảm
nhờ sử dụng container và phương tiện xếp dở hiện đại nên khả năng thông quan
của một số cảng là rất lớn. Ví dụ như cảng Rotterdam ( Hà Lan ): 322 triệu tấn
hàng/năm, cảng Hồng Kông : 18,6 triệu TEU/năm, cảng Singapore 16,4 triệu
TEU/năm, cảng Busan: 9,3 triệu TEU/năm ( năm 2002 )
• Vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa

trong thương mại quốc tế như: than đá, dầu mỏ, quặng, ngũ cốc,…
• Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp: vì các tuyến đường
biển là các tuyến giao thông tự nhiên nên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật
liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xây dựng các kênh
đào và hải cảng
• Giá thành vận tải biển rất thấp: vì trọng tải tàu vận chuyển lớn, cự ly vận chuyển
trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển cao.
Nhiều tiến bộ khoa học và kĩ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên
giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn.
Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít
Tuy nhiên, vận tải biển cũng có một số nhược điểm sau:
• Vận tải biển phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, hàng hải
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 12
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
• Tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp
1.2. Dịch vụ giao nhận vận tải biển & người giao nhận vận tải biển
1.2.1. Dịch vụ giao nhận vận tải biển:
1.2.1.1. Khái niệm
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người bán và người mua ở những
nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được kí kết, người bán thực hiện việc giao
hàng, tức là hàng hóa vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Để cho quá
trình vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục được và kết thúc được, tức là hàng hóa đến
tay người mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan như:
đóng gói, bao bì, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên
tàu, chuyển tải hàng hóa ở dọc đường, dở hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận,…
Những công việc đó gọi là dịch vụ giao nhận
Dịch vụ giao nhận ( Freight Forwarding ), theo “Quy tắc mẫu của FIATA về
dịch vụ giao nhận” được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan
đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá

cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 13
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan
đến hàng hoá”.
Theo luật Thương Mại Việt năm 1997 thì “giao nhận hàng hóa là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người
gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục, giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc của người giao nhận khác”.
Như vậy về cơ bản, giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.2.1.2. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang
những đặc điểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và
tiêu dùng diễn ra đồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của
người được phục vụ.
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những
đặc điểm riêng:
 Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho
đối tượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ
thuật làm thay đổi các đối tượng đó. Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động
tích cực đến sự đến sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 14
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
 Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu

của khách hàng, các qui định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật
pháp, thể chế của chính phủ (nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, nước thứ ba)

 Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Mà
thường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giao
nhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ.
 Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch
vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc
xếp nên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ
sở vật chất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận.
1.2.1.3. Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải
Cũng như bất kỳ một loại dịch vụ nào, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa tuy
không có những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng nhưng nó cũng có
những yêu cầu đòi hỏi riêng mà người giao nhận phải đáp ứng mới thỏa mãn
được nhu cầu của khách hàng. Một số yêu cầu của dịch vụ này bao gồm:
• Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn. Nhanh gọn thể hiện ở thời gian hàng đi từ
nơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận. Giảm thời gian
giao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
muốn vậy người làm giao nhận phải nắm chắc quy trình kỹ thuật, chủng loại
hàng hóa, lịch tàu và bố trí hợp lý phương tiện vận chuyển.
• Giao nhận chính xác an toàn. Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo
quyền lợi của chủ hàng và người vận chuyển. Chính xác là yếu tố chủ yếu
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 15
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
quyết định chất lượng và mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về
số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn
hiệu. Giao nhận chính xác an toàn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt,
nhầm lẫn, tổn thất về hàng hóa.

• Bảo đảm chi phí thấp nhất. Giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh tranh
hiệu quả giữa các đơn vị giao nhận. Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ sở vật
chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đào tạo đội
ngũ cán bộ nghiệp vụ
1.2.2. Người giao nhận
1.2.2.1. K hái niệm
Chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận được quốc tế
chấp nhận. Người ta thường hiểu người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các
doanh nghiệp giao nhận là người giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder,
Forwarding Agent). Theo FIATA, “người giao nhận là người lo toan để hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác.
Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp
đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm
hoá”.
Người giao nhận có thể là chủ hàng (khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công
việc giao nhận hàng hóa của mình), chủ tàu (khi chủ tàu thay mặt chủ hàng
thực hiện dịch vụ giao nhận), công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận
chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao
nhận hàng hóa. Theo luật Thương mại Việt Nam thì người làm dịch vụ giao
nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 16
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
giao nhận hàng hóa.
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét:
 Người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng, bảo vệ lợi
ích của chủ hàng.
 Người giao nhận lo liệu việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải.Anh ta
có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải. Anh ta cũng có thể có phương tiện vận
tải, có thể tham gia vận tải, nhưng đối với chủ hàng ủy thác, anh ta là người giao

nhận, ký hợp đồng ủy thác giao nhận, không phải là người vận tải.
 Cùng với việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn làm nhiều việc khác trong
phạm vi ủy thác của chủ hàng để đưa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những
điều khoản đã cam kết.
Dù ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau,
nhưng tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là “ người giao
nhận hàng hóa quốc tế” (international freight forwarder), và cùng làm một dịch vụ
tương tự nhau, đó là dịch vụ giao nhận.
1.2.2.2. Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận

Cho dù người giao nhận thực hiện rất nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đến
hàng hóa nhưng có thể tổng hợp thành các nhóm như sau:
SƠ ĐỒ1.1: PHẠM VỊ DỊCH VỤ NGƯỜI GIAO NHẬN
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 17
Thay
mặt
người
gửi
hàng
Thay
mặt
người
nhận
hàng
Dịch
vụ
hàng
hóa
đặc

biệt
Dịch
vụ
khác
PHẠM VI DỊCH VỤ NGƯỜI GIAO NHẬN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
1.2.2.2.1. Dịch vụ

thay mặt ng ư ờ

i g ử i hàng (

ng ư ờ

i xuất khẩ u )
Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ làm các công việc
sau đây:
− Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp sao
cho hàng được di chuyển nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm.
− Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
− Nhận hàng, thiết lập và cung cấp những chứng từ cần thiết như giấy chứng
nhận nhận hàng của người giao nhận.
− Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư
− Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc đóng gói hàng hóa thuộc trách nhiệm của
người gửi hàng trước khi giao hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến
đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hóa, và những qui chế áp dụng
nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh và nước nhập khẩu.
− Lo liệu việc lưu kho, cân đo, mua bảo hiểm cho hàng hóa khi khách hàng
yêu cầu.
− Vận tải hàng hóa đến cảng, thực hiện việc khai báo hải quan, các thủ tục chứng

từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
− Thực hiện việc giao dịch ngoại hối, nếu có.
− Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
− Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng.
− Thu xếp việc chuyển tải trên đường nếu cần thiết.
− Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thông
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 18
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở
nước ngoài.
− Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa, nếu có.
− Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất
hàng hóa, nếu có.
1.2.2.2.2. Dịch vụ thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu)
Theo những chỉ dẫn của khách hàng, người giao nhận sẽ:
− Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận tải hàng hóa khi trách nhiệm vận
tải hàng hóa thuộc về người nhận hàng.
− Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng
hóa, quan trọng nhất là vận đơn.
− Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước.
− Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho hải
quan và những cơ quan liên quan.
− Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
− Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
− Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổn
thất hàng hóa nếu có.
− Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu hai bên có
hợp đồng.
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG

Trang 19
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
1.2.2.2.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Giao nhận hàng hóa đặc biệt khác giao nhận hàng hóa thông thường ở chỗ
công việc này đòi hỏi người giao nhận phải có thêm các thiết bị chuyên dùng, đồng
thời cũng yêu cầu người giao nhận phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững
chắc. Dó là do hàng hóa đặc biệt không đồng nhất mà có thể là hàng bách hóa bao
gồm nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế hoặc những hàng
hóa khác giao lưu trong buôn bán quốc tế.
Một số dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt mà người giao nhận thường gặp
hiện nay:
 Giao nhận hàng công trình
Hàng công trình chủ yếu là máy móc nặng, thiết bị để xây dựng những công
trình lớn như nhà máy hoá chất, nhà máy thuỷ điện, sân bay, cơ sở lọc dầu.
Giao nhận hàng loại này là phải từ nơi sản xuất đến tận công trường xây dựng
trong đó việc di chuyển cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng đúng
thời hạn. Đây là một lĩnh vực chuyên môn của người giao nhận vì nó cần những
thiết bị đặc biệt như cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ, tàu chở hàng loại đặc
biệt v.v…
 Giao nhận quần áo treo trên mắc
Quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo treo giá trong
những container đặc biệt gọi là container treo (hanging container). Đây cũng chỉ
là những chiếc container 20’, 40’ bình thường nhưng được lắp đặt thêm những
thanh bar ngang hoặc dọc hay những sợi dây có móc để móc mắc treo vào. Loại
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 20
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
container này có những yêu cầu về vệ sinh rất nghiêm ngặt. ở nơi đến, quần áo
được chuyển trực tiếp từ container vào cửa hàng để bầy bán. Cách này loại bỏ
được việc phải chế biến lại quần áo nếu đóng nhồi trong container, đồng thời

tránh được ẩm ướt, bụi bậm.
 Giao nhận hàng triển lãm
Người giao nhận thường được người tổ chức triển lãm hay các đơn vị
tham gia triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài.
Đây thường là hàng tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập nên cũng có những
thủ tục riêng trong giao nhận không giống hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường
đòi hỏi người giao nhận phải có kinh nghiệm.
1.2.2.2.4. Các dịch vụ khác
Ngoài những dịch vụ nêu trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người
giao nhận có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên
chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng công
trình, công trình chìa khóa trao tay v.v…
Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu
tiêu dùng, thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những
điều khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tóm lại là tất cả những
vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng, cho dù khách hàng có
yêu cầu hay không.
1.2.2.3. Địa vị pháp lý của người giao nhận

Do chưa có luật lệ quốc tế quy định về lĩnh vực này nên địa vị pháp lý của
người giao nhận ở từng nước có khác nhau, tùy theo luật pháp ở nước đó.
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
Ở những nước có luật tập tục (common law) - luật không thành văn, thông
dụng trong các nước thuộc khối liên hiệp Anh, hình thành trên cơ sở tập quán phổ
biến trong quan hệ dân sự từ nhiều thế kỷ - thì địa vị pháp lý của người giao
nhận dựa trên khái niệm về đại lý. Người giao nhận lấy danh nghĩa của người ủy
thác (người gửi hàng hay người nhận hàng) để giao dịch cho công việc của
người ủy thác.

Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắc
truyền thống về đại lý, như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của
mình, phải trung thực với người ủy thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người
ủy thác, mặt khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù
hợp với vai trò của một đại lý.
Trong trường hợp người giao nhận đảm nhận vai trò của người ủy thác (hành
động cho lợi ích của mình), tự mình ký kết hợp đồng với người chuyên chở và các
đại lý, thì người giao nhận sẽ không được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn
trách nhiệm nói trên, anh ta phải chịu trách nhiệm cho cả quá trình giao nhận hàng
hóa kể cả khi hàng nằm trong tay những người chuyên chở và đại lý mà anh ta
sử dụng.
Ở những nước có luật dân sự (civil law) - luật quy định quyền hạn và việc bồi
thường của mỗi cá nhân - thì địa vị pháp lý quyền lợi và nghĩa vụ của người
giao nhận ở các nước khác nhau có khác nhau. thông thường những người
giao nhận phải lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người ủy thác,
họ vừa là người ủy thác vừa là đại lý. Đối với người ủy thác (người nhận hàng hay
người gửi hàng) họ được coi là đại lý còn đối với người chuyên chở họ lại là người
ủy thác. Tuy nhiên thể chế mỗi nước sẽ có những điểm khác biệt.
Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) đã soạn thảo Điều kiện
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
kinh doanh tiêu chuẩn để các nước tham khảo xây dựng các điều kiện cho
ngành giao nhận của nước mình, giải thích rõ ràng các nghĩa vụ, quyền lợi và trách
nhiệm của người giao nhận.
Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn quy định người giao nhận phải:
- Tiến hành chăm sóc chu đào hàng hóa được ủy thác.
- Điều hành và lo liệu vận tải hàng hóa được ủy thác theo chỉ dẫn của
khách hàng về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa đó.
- Người giao nhận không nhận đảm bảo hàng đến vào một ngày nhất

định, có quyền cầm giữ hàng khi khách hàng của mình không thanh toán các khoản
phí.
- Chỉ chịu trách nhiệm về lỗi lầm của bản thân mình và người làm công cho
mình, không chịu trách nhiệm về sai sót của bên thứ ba, miễn là đã tỏ ra cần
mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.
Những điều kiện này thường được hình thành phù hợp với tập quán
thương mại hay thể chế pháp lý hiện hành ở từng nước.
Ở những nước chưa có Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thì hợp đồng giữa
người giao nhận và khách hàng sẽ quy định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm
mỗi bên.
1.2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

Dù ở địa vị đại lý hay người ủy thác người giao nhận cũng phải chăm sóc chu
đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn của khách hàng về
những vấn đề có liên quan đến vận tải hàng hóa.
Khi đóng vai trò là đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm do lỗi lầm sai sót
của bản thân mình và những người dưới quyền (cán bộ nhân viên trong doanh
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
nghiệp) như giao hàng trái chỉ dẫn, lập chứng từ nhầm lẫn, quên thông báo khiến
hàng phải lưu kho, lưu bãi tốn kém, làm sai thủ tục hải quan… Người giao
nhận không chịu trách nhiệm về tổn thất do lỗi lầm, sai sót của bên thứ ba (người
chuyên chở, người ký hợp đồng phụ, nhận lại dịch vụ…) miễn là người giao nhận
đã thể hiện sự cần mẫn thích đáng trong việc lựa chọn bên thứ ba đó.
Khi đóng vai trò là người ủy thác thì ngoài những trách nhiệm của đại lý nói
trên, người giao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi và sơ suất của bên
thứ ba mà người giao nhận sử dụng để thực hiện hợp đồng. Trong vai trò này người
giao nhận thường đưa ra “giá trọn gói” chứ không phải chỉ nhận hoa hồng như đại
lý. Người giao nhận thường đóng vai trò người ủy thác khi thu gom hàng lẻ, khi

kinh doanh vận tải đa phương thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hàng hóa hay
nhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình.
Trong việc hình thành những Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người giao
nhận được hưởng một số miễn trừ trách nhiệm mà lẽ ra họ phải chịu. Trong
luật tập tục, người giao nhận khi hoạt động như người chuyên chở, họ phải
chịu trách nhiệm về tổn thất hàng hóa trừ trường hợp tổn thất do nội tì của
hàng hóa, do thiên tai hay những nhân tố khác được miễn trừ trách nhiệm theo luật
tập tục.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, điều 167 quy định người làm dịch vụ
giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, người giao nhận có thể thực hiện khác
với chỉ dẫn của khách hàng nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng
nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: GS.TS VÕ THANH THU
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc
không thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thỉ
phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
- Trong trường hợp hợp đồng không có sự thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực
hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời
hạn hợp lý.
Theo Luật Thương mại Việt Nam, người làm dịch vụ giao nhận không
phải chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng phát sinh trong những
trường hợp:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
- Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được
khách hàng uỷ quyền.

- Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp.
- Do khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ quyền thực hiện việc
xếp dỡ hàng hóa.
- Do khuyết tật của hàng hóa.
- Do có đình công.
- Trường hợp bất khả kháng.
Người giao nhận không chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ khách
hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận hàng sai địa chỉ mà không phải do
lỗi của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.2.2.5. Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan

Như trên đã nói, người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để
lo liệu việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, mà trong quá trình
vận chuyển hàng hóa phải qua rất nhiều giai đoạn, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của
rất nhiều cơ quan chức năng. Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các công
SVTH: TRẦN HOÀNG PHI LONG
Trang 25

×