B GIO DC V O TO B Y T
I HC Y DC THNH PH H CH MINH
NGUYEN HU THUN
CC YU T LIấN QUAN N SANH NON
THAI PH L CễNG NHN TI BNH
VIN CP CU TRNG VNG NM 2008
LUN N TT NGHIP CHUYấN KHOA CP II
THAỉNH PHO HO CH MINH NAấM 2009
- 2 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nguyễn Hữu Thuận
- 3 -
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APGAR : Chỉ số đánh giá tình trạng sơ sinh lúc đẻ
CS : Cộng sự
CTC : Cổ tử cung
BV : Bệnh viện
OR : Odd Ratio (tỉ suất chênh)
OR* : OR hiệu chỉnh
n : Tổng số các trường hợp
NHS : Nữ hộ sinh
nc : Nghiên cứu
CI : Confidence Interval (khoảng tin cậy)
P : Probability (xác suất)
PG : Prostaglandin
cm : Centimet
IgG : Immunoglobulin G (miễn dòch dòch thể)
Kg : Kilogram
KTC 95% : Khoảng tin cậy 95%
g / dl : gram / decilit
gh : giao hợp
g : gram
Ref : Reference (Tham khảo, tham chiếu)
- 4 -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ sanh non tháng ở Việt Nam và các nước ……………… 11
Bảng 1.2: Tóm tắt các yếu tố liên quan đến sanh non 26
Bảng 2.3: Bảng tính cỡ mẫu…………………………………………… 31
Bảng 3.4: Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu………… 41
Bảng 3.5: Phân bố nhóm sanh đủ tháng và sanh non tháng theo phân
loại công nhân…………… 43
Bảng 3.6: Phân bố các loại phương tiện đến làm việc với sanh non…… 44
Bảng 3.7: Phân bố nhóm sanh đủ tháng và sanh non tháng với điều kiện
làm việc …………………… 47
Bảng 3.8: Phân bố ối vỡ non với nhóm đủ tháng và nhóm sanh non …… 49
Bảng 3.9: Phân bố đủ tháng và sanh non với tuổi mẹ ……………… 50
Bảng 3.10: Phân bố giao hợp trong 3 tháng cuối thai kỳ với hai nhóm đủ
tháng và sanh non 54
Bảng 3.11: Phân bố sự tăng cân của thai phụ giữa đủ tháng và sanh non 54
Bảng 3.12: Phân bố hàm lượng Hemoglobin ở thai phụ giữa đủ tháng và
sanh non 55
Bảng 3.13: Tóm tắt phân tích đơn biến 56
Bảng 3.14: Mô hình phân tích hồi qui đa biến các yếu tố liên quan đến sanh
non ………………………………………………… 59
- 5 -
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm sanh đủ tháng và sanh non với thời gian làm
việc trong 1 tuần …………………… …………… 45
Biểu đồ 3.2: Phân bố nhóm sanh đủ tháng và sanh non với loại lao động
gián tiếp, trực tiếp …………………… ………46
Biểu đồ 3.3: Phân bố nhóm sanh đủ tháng và sanh non với mức độ hài
lòng ……………… ………… 48
Biểu đồ 3.4: Phân bố nhóm sanh đủ tháng vá nhóm sanh non với trình độ
học vấn …………………… 51
Biểu đồ 3.5: Phân bố nhóm sanh đủ tháng và nhóm sanh non với tình trạng
kinh tế ………… …… 52
Biểu đồ 3.6: Phân bố nhóm sanh đủ tháng và nhóm sanh non với thói quen
bản thân …………… …………………… 53
- 6 -
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ chế gây sanh non do nhiễm khuẩn …………… …………13
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ thu thập số liệu …………………………… ………… 33
- 7 -
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Bảng đối chiếu Anh – Việt
Danh mục các bảng
Đặt vấn đề 2
Mục tiêu nghiên cứu 5
Chương I: TỔNG QUAN Y VĂN 6
1.1 Thơng tin cơ sở 7
1.2 Cơ chế bệnh sinh gây sanh non 11
1.3 Ngun nhân và các yếu tố gây sanh non 14
1.4 Chẩn đốn dọa sanh non và sanh non 22
Chương II : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Thiết kế nghiên cứu 28
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28
2.3 Đối tượng nghiên cứu 28
2.4 Cỡ mẫu và năng lực mẫu 30
2.5 Phương pháp tiến hành 31
2.6 Các biến số thu thập 33
2.7 Một số tiêu chuẩn, qui ước sử dụng khi phân tích 37
2.8 Phân tích thống kê 38
- 8 -
2.9 Vn Y c - Lụùi ớch mong ủụùi 38
Chửụng III : KET QUA NGHIEN CệU 40
3.1 ẹc im chung ca mu nghiờn cu 41
3.2 Kho sỏt mi liờn quan gia loi ngh nghip v sanh non 43
3.3 Kho sỏt mi liờn quan phng tin n lm vic v sanh non 44
3.4 Kho sỏt mi liờn quan gia thi gian lm vic vi sanh non 45
3.5 Kho sỏt mi liờn quan gia loi lao ng v sanh non 46
3.6 Kho sỏt mi liờn quan gia iu kin lm vic v sanh non 47
3.7 Kho sỏt mi liờn quan gia mc hi lũng vi cụng vic v
sanh non 48
3.8 Kho sỏt mi liờn quan gia i v non v sanh non 49
3.9 Kho sỏt mi liờn quan gia cỏc yu t xó hi ca thai ph v
sanh non 50
3.10 Kho sỏt mi liờn quan cỏc yu t liờn quan n thai k 54
3.11 Túm tt ca phõn tớch n bin 56
3.12 Phõn tớch hi quy a bin 58
Chng IV: BN LUN 62
KT LUN 77
XUT 78
TI LIU THAM KHO
TH NG
PH LC 1: HOT NG CA NHểM NGHIấN CU
PH LC 2: MI LIấN QUAN GIA CC YU T PHN TNG
PH LC 3: BNG THU THP S LIU
PH LC 4: DANH SCH I TNG THAM GIA NGHIấN CU
- 9 -
MỞ ĐẦU
- 10 -
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sanh non, là khi trẻ sanh ra ở tuổi thai 22 đến 37 tuần, tính từ ngày đầu
của kỳ kinh cuối
. [1] [12]
Sanh non, là một trong những vấn đề được quan tâm trong lĩnh vực
chăm sóc các bà mẹ và trẻ sơ sinh, không những ở các nước đang phát triển
mà còn ngay cả những nước có kỹ thuật y học tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp
Canada… và là nguyên nhân đưa đến 70% tử vong chu sinh
[26].
Hàng năm Tổ
chức y tế thế giới ước tính có khoảng 13 triệu trẻ sanh non trên toàn cầu,
chiếm 5 – 10% trong đó có đến hơn 2/3 tử vong.
[61]
Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ
bệnh tật nhiều nhất ở những trẻ sanh ra dưới 34 tuần, đặc biệt dưới 32 tuần,
bệnh càng nặng khi tuổi thai càng thấp như suy hô hấp, xuất huyết não
[10][16]
[17]
và 10% trẻ sanh ra ở tuổi thai 28 tuần bị khuyết tật nặng phải chăm sóc lâu
dài (như bại não, viêm phổi mạn).
gây nhiều tốn kém cho gia đình, xã hội
trong chăm sóc y tế cũng như giáo dục.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng sanh non, trong đó có
những nguyên nhân do bệnh như hở eo tử cung, tử cung dị dạng, tử cung kém
phát triển, khối u tử cung, mẹ bị tiền sản giật nặng, viêm đài bể thận, viêm
màng ối, đa thai, đa ối. Có những trường hợp không tìm được nguyên nhân
mà chỉ tìm thấy được các yếu tố liên quan như ối vỡ non, tiền căn sẩy thai
liên tiếp, tiền căn nạo hút thai, mẹ bị nhiễm trùng toàn thân do vi trùng, virus,
ký sinh trùng, mẹ bị đái tháo đường, các phẫu thuật vùng bụng khi mang thai,
lao động nặng trong khi có thai, sanh sớm dưới 18 tuổi và sanh muộn trên 40
tuổi, tình trạng liên quan đến nghề nghiệp, xã hội, môi trường, thói quen sinh
hoạt, hay do di truyền Do vậy người ta nhận thấy tỷ lệ sanh non thường cao
ở các nước nghèo, ở các nước đang phát triển, nơi mà các điều kiện kinh tế,
- 11 -
xã hội, mơi trường ít thuận lợi cho các thai phụ
[6].
Tuy nhiên, vẫn còn 50%
trường hợp không xác đònh được nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
[12][20]
.
Trong các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ kể trên một số không thể thay
đổi được như tuổi mẹ, tiền sử sanh non, hở eo tử cung, đa thai, đa ối, nhau
tiền đạo, một số có thể thay đổi được như thói quen hút thuốc lá, uống
rượu, chế độ dinh dưỡng, nghề nghiệp và điều kiện làm việc
[26][33].
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, y
học Việt Nam cũng đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Việc áp dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật vào lãnh vực y học đã được nhà nước, Bộ Y tế khuyến
khích lưu tâm. Tuy nhiên theo thống kê thì tỷ lệ sanh non vẫn còn khá cao.
Năm 2002 có khoảng 160 nghìn trẻ non tháng trên tổng số 1,8 triệu trẻ sơ sinh
chào đời. 1/5 số sơ sinh non tháng – nhẹ cân tử vong
[11][26][27].
Tỷ lệ tử vong
thuộc nhóm non tháng cao gấp 9 lần so với nhóm đủ tháng. Đây là vấn đề còn
nhiều thách đố đối với các nhà y học mà đặc biệt là đối với các nhà sản khoa
và nhà nhi khoa.
Do đó, việc phát hiện sớm các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ là
quan trọng, nhằm hạn chế các biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh
cũng như có kế hoạch dự phòng cho thai kỳ kế tiếp, đặc biệt là các nguyên
nhân và yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.
Tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương số lượng thai phụ đến sanh tại
khoa sản hàng năm khoảng trên 2000 ca, trong đó 87% là đối tượng cơng
nhân. Họ làm việc ở các khu cơng nghiệp nhà máy quanh thành phố, từ các
tỉnh trong cả nước tới làm việc, th nhà trọ ở. Cơng nhân thường có thu nhập
thấp, làm việc cường độ cao, thời gian làm việc theo ca, điều kiện ăn ở sinh
hoạt có nhiều khó khăn. Trình độ học vấn cấp 2 chiếm đa số vì vậy kiến thức
- 12 -
chăm sóc sức khỏe sinh sản bị hạn chế. Các yếu tố trên có làm tăng nguy cơ
sanh non hay không?.
Vì vậy, việc xác định các yếu tố liên quan đến sanh non có ý nghĩa
quan trọng, làm giảm tỷ lệ sanh non và các hậu quả do sanh non. Đồng thời
tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc và quản lý thai ngay từ đầu cho các
thai phụ đặc biệt thai phụ là công nhân, có các biện pháp phòng ngừa, chẩn
đoán sớm và điều trị kịp thời.Chúng tôi thực hiện đề tài: “Các yếu tố liên
quan đến sanh non ở thai phụ là công nhân tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng
Vương”.
Nhằm có thể trả lời câu hỏi nghiên cứu “Liệu nghề nghiệp, thời gian
làm việc, điều kiện việc làm, có liên quan đến sanh non hay không”.
- 13 -
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chính
Khảo sát các yếu tố liên quan loại nghề nghiệp, thời gian làm việc và
điều kiện làm việc đến sanh non ở thai phụ là Công nhân tại Bệnh viện Cấp
cứu Trưng vương từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009.
- 14 -
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN Y VĂN
- 15 -
1.1 THÔNG TIN CƠ SỞ
1.1.1 ĐỊNH NGHĨA SANH NON
Theo Tổ chức Y tế thế giới
[60]
: Năm 1948, trẻ sanh non là những trẻ có
trọng lượng khi sanh ra dưới 2500 g. Nhưng có thể gặp những trẻ sơ sinh có
cân nặng dưới 2500 g, nhưng là trẻ suy dinh dưỡng và đủ tháng. Cho đến năm
1961 được định nghĩa lại, trẻ sanh non là trẻ có trọng lượng dưới 2500 g và
tuổi thai dưới 37 tuần.
Theo Creasy: Sanh non là những trẻ có tuổi thai từ 20 tuần đến dưới 37
tuần
[31]
. Sau đó nhiều tác giả đưa ra tuổi thai từ 20 – 36 tuần, nhưng đa số các
tác giả trên thế giới hiện nay đều quan niệm sanh non là cuộc sanh diễn ra ở
trẻ có tuổi thai từ 20 tuần đến 37 tuần
[34]
Theo tài liệu chuẩn quốc gia của Việt Nam về các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản – Bộ Y Tế năm 2004
[1]
Trẻ sanh non là trẻ có tuổi thai từ
22 tuần đến hết 37 tuần, trọng lượng thai > 500 g và chiều dài thai ≥ 35 cm.
1.1.2. XÁC ÑÒNH TUOÅI THAI
Việc xác định tuổi thai là một điều cần thiết trong lúc khám theo dõi
thai trước sanh hoặc vào cuối thai kỳ để có hướng xử trí đúng mức. Xác định
tuổi thai dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.
Xác định tuổi thai chính xác có thể dễ dàng thực hiện nếu thai phụ nhớ
chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối (vòng kinh đều) hoặc dựa vào kết quả siêu
âm trong 3 tháng đầu.
1.1.2.1 Dựa vào ngày kinh chót:
Đây là phương pháp thông thường nhất dễ tính ngày dự sanh, từ đó suy
ngược lại tuổi thai. Áp dụng công thức Naegelé để tính ngày dự sanh từ ngày
đầu của kỳ kinh chót như sau: Ngày + 7, tháng – 3, năm + 1
[3].
- 16 -
Đánh giá tuổi thai dựa vào kinh chót phụ thuộc rất nhiều vào khả năng
nhớ lại của thai phụ, vòng kinh đều hay không và những thay đổi khoảng cách
ra kinh ở những chu kỳ không phóng noãn, khoảng 11% đến 42% tuổi thai
xác định bằng kinh chót được ghi nhận là không chính xác
[34]
Đồng thời phương pháp dựa vào kinh chót này không thể áp dụng được
đối với những thai phụ không nhớ rõ ngày kinh chót hoặc quên ngày kinh
chót, hoặc không có kinh (đang cho con bú) hoặc có chu kỳ kinh trồi sụt thất
thường.
1.1.2.2 Dựa vào ngày thai máy đầu tiên:
Thường thì thai bắt đầu máy từ khoảng tuần lễ vô kinh thứ 16 – 18.
Phương pháp này dựa vào cảm giác chủ quan của thai phụ và không
được chính xác.
1.1.2.3 Đo bề cao tử cung:
Chiều cao tữ cung đo bằng centimeter (cm) từ bờ trên khớp vệ đến đáy
tử cung có thể đánh giá gần chính xác tuổi thai, cần chú ý bàng quang phải
trống và đẩy cho trục tử cung thẳng góc với khớp vệ. Tuổi thai được tính ra
khi số đo bề cao tử cung chia cho 4 sau đó được kết quả ta cộng thêm 1.
Tuy nhiên, bề cao thay đổi nhiều tùy vào thành bụng dày hay mỏng, ối
nhiều hay ít, ngôi thai còn cao hay đã lọt. Đo bề cao tử cung không chính xác
khi đa thai, thai nhi to, đa ối và mẹ mang thai có kèm u xơ …
1.1.2.4 Siêu âm:
Khi tuổi thai không thể xác định, siêu âm là phương pháp cận lâm sàng
được sử dụng nhiều nhất để xác định tuổi thai. Siêu âm có ưu điểm là không
gây hại cho mẹ và thai như X quang, cho kết quả ngay và có thể thực hiện
nhiều lần.
Để xác định tuổi thai qua siêu âm, người ta đo một số kích thước của
thai hoặc kích thước túi phôi trong trường hợp thai còn nhỏ.
- 17 -
Từ 5 – 8 tuần vô kinh : đo kích thước túi phôi.
Từ 7 – 12 tuần vô kinh : đo chiều dài đầu mông của phôi
Siêu âm trong khoảng tuổi thai này, độ chính xác cao giúp định tuổi
thai chính xác 95% và chỉ sai lệch ± 3 ngày.
Trong nghiên cứu của chúng tôi việc xác định tuổi thai, chúng tôi dựa
vào cách tính ngày kinh chót và siêu âm trong 3 tháng đầu.
1.1.3 MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP TRẺ NON THÁNG
1.1.3.1 Bệnh lý hô hấp
[5],[7] [24]
Bệnh màng trong thường gặp: Nguyên nhân là do thiếu chất surfactant
nên nhu mô phổi không dãn nở được, các phế nang tăng tính thấm, tổ chức kẽ
dễ phù, các fibrin huyết tương dễ thoát mạch tràn vào trong lòng phế nang.
Sau khi huyết tương rút đi, hồng cầu và fibrin đọng lại tạo ra màng trong.
Quá trình phát triển của thai nhi vào tuần lễ thứ 34 phổi thai nhi mới
trưởng thành, trong khi đó các cơ quan khác đã hoàn thiện và thực hiện đầy
đủ các chức năng ở thời điểm sớm hơn. Hội chứng suy hô hấp xảy ra nguyên
nhân do bệnh lý màng trong và xảy ra hầu hết ở trẻ sanh non có tuổi thai dưới
28 tuần, khoảng 40 % xảy ra ở trẻ sanh có tuổi thai 34 tuần.
1.1.3.2 Xuất huyết
[5][7][44]
Sự thiếu các yếu tố đông máu như yếu tố V, VII, Prothrombin làm cho
trẻ sơ sinh non tháng dễ bị xuất huyết đặc biệt là xuất huyết não và phổi.
Xuất huyết não nặng xảy ra ở trẻ non tháng có cân nặng rất thấp
khoảng 15%, có thể gây tràn dịch não và tàn phế nặng sau này.
1.1.3.3 Nhiễm trùng
[5][44]
Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh non tháng kém nên trẻ rất dễ bị
nhiễm trùng (IgA của mẹ qua nhau thai không đủ, IgG không qua được hàng
rào nhau thai, hệ thống bổ thể có hàm lượng thấp) Nguy cơ nhiễm khuẩn càng
cao đối với những trẻ non tháng trong quá trình chuyển dạ có ối vỡ non.
- 18 -
Trẻ non tháng ban đầu không thể uống và tiêu hóa đủ lượng sữa. Do trẻ
thiếu các men tiêu hóa đường ruột, nên dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường
ruột gây viêm ruột hoại tử, vì vậy gây viêm phúc mạc.
1.1.3.4 Vàng da
[5][7][44]
Là bệnh lý hay gặp đối với trẻ sơ sinh non tháng hoặc rối loạn các
enzyme kết hợp. Thường vàng da do tăng bilirubin gián tiếp.
1.1.3.5 Rối loạn chuyển hóa
[5][7][44]
Hay gặp là hạ calci huyết, hạ đường huyết. Nguyên nhân là do sơ sinh
non tháng ít dự trữ glycogen ở gan, hệ thống enzyme chuyển hóa chưa hoàn
chỉnh làm cho sơ sinh khó thích nghi với đời sống.
1.1.4 TÌNH HÌNH SANH NON Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
NƯỚC KHÁC
Tình hình sanh non không giống nhau ở nhiều nơi trên thế giới, mà phụ
thuộc vào các yếu tố như dân trí, phát hiện các yếu tố nguy cơ, điều trị của cơ
sở y tế, điều kiện kinh tế - xã hội của người bệnh.
Theo Martin và cs báo cáo năm 2006 tình hình sanh non ở nhóm phụ
nữ da trắng và nhóm phụ nữ da đen khác nhau. Tỷ lệ sanh non ở tuổi thai
dưới 37 tuần ở phụ nữ da trắng từ 8% đến 11%, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ
da đen từ 17% đến 19%. Tỷ lệ tổng cộng ở hai nhóm dao động từ 9% đến
12%
[43]
Ở các tỉnh phía bắc, theo tác giả Mai Trọng Dũng dùng thiết kê cắt
ngang. Tình hình sanh non tại Phụ Sản Trung Ương năm 2003 – 2004 có tuổi
thai 22 tuần đến hết 37 tuần cho tỷ lệ 8,6%.
[10]
Ở các tỉnh phía nam, theo tác giả Lâm Đức Tâm báo cáo năm 2007 tỷ lệ và
các yếu tố liên quan đến sanh non tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, dùng thiết
kế cắt ngang cho tỷ lệ sanh non 4,49%
[6]
- 19 -
Dưới đây là một số tác giả cho tỷ lệ sanh non ở Việt nam và một số nước
khác.
Bảng 1.1 Tỷ lệ sanh non tháng ở Việt Nam và các nước
Tác giả Tuổi thai khi sanh Tỷ lệ
Nguyễn Linh Thảo (2002 -
2003) BV Phụ sản Thanh hóa
[16]
28 tuần đến hết 37 tuần 11,14%
Nguyễn Công Nghĩa và công sự .
BV Phụ sản Hà Nội (2004)
[11]
22 tuần đến hết 37 tuần 11,8%
Canttinggius và cộng sự
(1993)
[28]
28 tuần đến hết 36 tuần 5,6%
Creasy ( 1993)
[31]
20 tuần đến hết 36 tuần 9,6%
Carey (2005)
[29]
23 tuần đến hết 36 tuần 11%
1.2 CƠ CHẾ BỆNH SINH GÂY SANH NON.
1.2.1 Thuyết cơ học.
Người ta cho rằng chuyển dạ sanh xảy ra do sự căng quá mức của tử
cung. Các trường hợp như đa ối, đa thai, tử cung nhi tính dễ phát sinh ra
chuyển dạ sanh non
.[19],[29]
.
1.2.2 Thuyết estrogen và progesteron
Estrogen là một hormone có tác dụng làm phát triển cơ tử cung, đồng
thời cũng có tác dụng làm tăng đáp ứng của cơ tử cung với oxytocin.
Progesteron có tác dụng làm giảm đáp ứng của oxytocin trên cơ tử
cung. Trong quá trình thai nghén, estrogen và progesteron tăng dần theo tuổi
thai với một tỷ lệ nhất định. Progesteron giảm đột ngột trước khi chuyển dạ
vài ngày, làm thay đổi tỷ lệ giữa estrogen và progesteron và điều này coi như
là nguyên nhân làm cho sự kích thích của tử cung tăng lên, co tử cung dễ đáp
ứng với các kích thích gây co và phát sinh chuyển dạ
.[34]
1.2.3 Thuyết prostaglandin (PG)
- 20 -
PG được tổng hợp ngay tại màng tế bào, đó là những acid béo không
bão hòa và là dẫn xuất của acid prostanoic. Cho đến nay người ta đã biết được
hơn 20 loại PG trong đó có PGE2 và PGF2α được nghiên cứu nhiều
.[31][58]
PG tác động trên tử cung trên hai khía cạnh. Thứ nhất, chúng có tác
dụng tăng cường mối liên kết giữa các sợi cơ ở các vị trí nối. Thứ hai, PGF2α
kích thích dòng calci đi vào trong tế bào và kích thích giải phóng calci từ các
lưới cơ tương. Sự tăng cao nồng độ calci trong tế bào hoạt hóa các chuỗi
myosin và làm xuất hiện cơn co tử cung
Trong khi có thai, nồng độ PGE2 và PGF2α tăng dần, khi đạt tới một
ngưỡng nào đó sẽ phát sinh chuyển dạ. Sanh non xuất hiện khi nồng độ PG
tăng cao. Có nhiều nguyên nhân làm cho PG tăng cao như hậu quả của các
phản ứng viêm, do dùng thuốc. Người ta có thể gây sẩy thai hay gây chuyển
dạ, ở bất cứ tuổi thai nào bằng cách sử dụng các PG. Mặt khác người ta cũng
ức chế chuyển dạ bằng cách sử dụng các thuốc ức chế tổng hợp các PG trong
điều trị dọa sanh non
[12][34]
1.2.4 Thuyết thần kinh.
Tử cung là một cơ quan chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật.
Người ta cũng cho rằng tử cung còn có một hệ thần kinh tự động, cơ tử cung
giống cơ tim và nó có thể tự động hoạt động để điều khiển cơn co của nó
[34].
Chuyển dạ sanh non có thể phát sinh từ các phản xạ thần kinh sau
những kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt stress tâm lý.
1.2.5 Thuyết nhiễm khuẩn
[19],[23],[24],[39][53]
- 21 -
Sơ đồ: 1.1. Cơ chế gây sanh non do nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn sinh ra phospholipase A2 catalase, chất này giải phóng acid
arachidonique (trong lysosom, màng tế bào). Tổng hợp PG gây chuyển dạ.
Phospholipase tìm thấy trong các vi khuẩn, các phospholipase A2 của
các vi sinh vật này cao hơn nhiều so với trong màng ối và nhau thai. Chính
chất này được đưa đến trong quá trình viêm cổ tử cung và buồng tử cung. Các
phản ứng viêm tại chỗ sẽ sinh ra các enzyme như protease, mucinase,
collagenase, các enzyme này tác động lên mô liên kết làm suy yếu chúng, từ
đó gây ra rỉ ối, ối vỡ, xóa mở cổ tử cung và gây chuyển dạ
.[34][35]
1.2.6 Vai trò của oxytocin.
Oxytocin là một hormone của vùng dưới đồi, được các sợi thần kinh
dẫn xuống tích lũy ở thùy sau tuyến yên và có tác dụng co cơ tử cung. Người
ta đã xác định được sự tăng tiết oxytocin ở thùy sau tuyến yên của người mẹ
Nhiễm khuẩn đường sinh dục
dưới
Hoạt hóa men
Collagenase
protease
Giải phóng
Endotoxin
Hoạt hóa
Phospholipase A
2
giải phóng endoxin
Kích thích hệ thống
miễn dịch tế bào tại chỗ
Giải phóng cytokines
Giải phóng a. arachidonic
màng tế bào hoạt hóa tổng
hợp PG
Làm tổn thương
màng ối
Cơn co tử cung
Sanh non
Tổng hợp
PGE
2
, PGF
2α
Biến đổi
CTC
- 22 -
trong chuyển dạ sanh, các đỉnh liên tiếp nhau của oxytocin có tần số tăng lên
trong q trình chuyển dạ và đạt mức tối đa khi sanh
[34],[59]
. Oxytocin có cấu
trúc phân tử nhỏ, đi qua được hàng rào nhau thai. Xét nghiệm cho thấy nồng
độ oxytocin trong máu tĩnh mạch rốn cao hơn trong máu động mạch rốn và
máu mẹ. Điều này gợi ý nguồn oxytocin gây chuyển dạ xuất phát từ phía thai.
Receptor của oxytocin ở màng tế bào cơ tử cung tăng dần theo tuổi thai
làm cho cơ tử cung càng về cuối thai kỳ càng nhạy với oxytocin.
1.3 NGUN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ GÂY SANH NON.
Có nhiều ngun nhân và yếu tố nguy cơ liên quan đến sanh non,
nhưng khoảng 50% không tìm được nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
[12]
.
1.3.1 Ngun nhân và các yếu tố nguy cơ về phía mẹ
1.3.1.1 Tuổi của mẹ:
Khơng phải là ngun nhân gây sanh non. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu
người ta thấy rằng, đối với các bà mẹ q trẻ (vị thành niên) hoặc lớn tuổi thì
nguy cơ sanh non tăng lên.
Có thai ở vị thành niên ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe vì cơ thể
chưa phát triển đầy đủ cả về sinh – tâm lý, là yếu tố thúc đẩy tăng nguy cơ
sanh non. Mang thai ở tuổi vị thành niên thường đi kèm với nguy cơ suy dinh
dưỡng và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biến chứng
thường thấy trong thai kỳ ở vị thành niên bao gồm: thiếu máu, sanh non, thai
nhẹ cân và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Phụ nữ có thai trên 35 tuổi thường đi kèm với sự gia tăng các biến
chứng sản khoa như sẩy thai, sanh non, bệnh lý cao huyết áp
[20]
.
Theo Nguyễn Cơng Nghĩa và cs
[11]
(2004)
, những bà mẹ có độ tuổi
dưới 18 có nguy cơ sanh non 1,98 lần và những bà mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ
sanh non gấp 1,44 lần.
- 23 -
Theo Nguyễn Văn Phong
[19]
(2003), nguy cơ sanh non ở bà mẹ dưới 20
tuổi tăng gấp 2,62 lần và ở bà mẹ trên 35 tuổi nguy sanh non tăng gấp 1,15
lần.
1.3.1.2 Tình trạng kinh tế xã hội:
Trong các nghiên cứu dịch tễ học về thai chậm phát triển trong tử cung,
sanh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, yếu tố kinh tế xã hội gián tiếp đóng góp tạo nên
mối liên quan. Kinh tế xã hội được đo lường qua sự thu nhập và trình độ học
vấn. Trình độ học vấn là một yếu tố tiên đoán sức khỏe khá mạnh, học vấn
thấp sẽ giới hạn khả năng cá thể kiếm việc làm trong xã hội dẫn đến thu nhập
thấp và rơi vào tình trạng đói kém, thu nhập cao không tác động trực tiếp đến
thai kỳ đưa đến sanh non. Nói cách khác, kinh tế xã hội chỉ tác động gián tiếp
thúc đẩy các yếu tố khác đưa đến sanh non như: hành vi ảnh hưởng đến sức
khỏe, căng thẳng tinh thần, chế độ dinh dưỡng không tốt khi mang thai,
không có điều kiện nghỉ ngơi phải làm việc nhiều.
Những thai phụ có đời sống kinh tế thấp, thu nhập không ổn định, lao
động tay chân nặng, có nguy cơ sanh non cao hơn những thai phụ có điều
kiện kinh tế ổn định, lao động nhẹ. Theo Nguyễn Công nghĩa và cs
[11]
.
(2004)
những thai phụ có đời sống kinh tế thấp, có nguy cơ sanh non tăng gấp 2,9 lần
so với những thai phụ có đời sống kinh tế ổn định.
1.3.1.3 Nghề nghiệp và điều kiện làm việc
Mối liên quan nghề nghiệp và điều kiện làm việc của thai phụ với sanh
non, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu được đề cập.
Ở nước ngoài, tác giả Saurel Cubizolles và cs
[54]
(2004)
đã nghiên cứu
trên 16 nước Châu Âu đã được báo cáo năm 2004 về tình trạng nghề nghiệp
và việc làm liên quan đến sanh non. Tác giả dùng nghiên cứu bệnh chứng, đã
cho kết quả, điều kiện làm việc của phụ nữ mang thai như làm việc > 42 giờ
trong một tuần từ 3 tháng trở đi, có nguy cơ sanh non tăng gấp 1,33 lần so với
- 24 -
phụ nữ mang thai làm việc < 42 giờ trong một tuần với 95%CI (1,1 – 1,6), p =
0,00. Phụ nữ mang thai có thời gian làm việc đứng một chỗ > 6 giờ trong một
ngày sẽ làm tăng nguy cơ sanh non gấp 1,26 lần so với phụ nữ mang thai làm
việc đứng một chỗ 2 – 6 giờ trong một ngày với 95%CI (1,1 – 1,5), p < 0,001.
Tác giả Ellen và cs
[33]
nghiên cứu tại Mỹ (2000), đã báo cáo về tình
trạng việc làm liên quan đến sanh non, tác giả nghiên cứu theo phân tích gộp.
Kết quả làm việc liên quan đến sanh non như: phụ nữ mang thai làm việc đòi
hỏi thể lực có nguy cơ sanh non tăng gấp 1,22 lần so với phụ nữ mang thai
làm việc khơng đòi hỏi thể lực, với 95%CI (1,16 – 1,29), p < 0,001. Phụ nữ
mang thai có làm ca đêm và theo ca, có nguy cơ sanh non tăng gấp 1,24 lần so
với phụ nữ mang thai khơng làm ca đêm, với 95%CI (1,06 – 1,46), p < 0,001.
Ở trong nước, ngồi Bắc, theo tác giả Nguyễn Cơng Nghĩa và cs (2004)
[11]
những người lao động chân tay có nguy cơ sanh non cao gấp 2,3 lần so với
người lao động văn phòng. Những người làm việc có cường độ trên 40 giờ
mỗi tuần có nguy cơ đẻ non cao gấp 3,6 lần so với số người lao động ít hơn.
Tình trạng thất nghiệp, nghề nghiệp khơng ổn định, phụ nữ khơng có
chồng, khơng có sự quan tâm đến gia đình thì nguy cơ sanh non cũng tăng lên.
Ở trong Nam, theo tác giả Nguyễn Xn Vũ (2008)
[21]
,trong số những
phụ nữ làm việc khi mang thai, một số điều kiện làm việc có liên quan với
sanh non như:
Thời gian đứng một chỗ làm việc trên 6 giờ (OR = 2,17, 95%
CI = 1,007 - 4,7).
Phương tiện đến nơi làm việc bằng xe có động cơ (OR = 0,34, 95%
CI = 0,15 - 0,55).
Mang vật nặng trên 5 kg khi làm việc (OR = 3,32, 95% CI = 1,46 - 7,54).
Làm việc có sức ép hoàn thành (OR = 3,08, 95% CI = 1,75-5,43)
- 25 -
Không hài lòng với công việc (OR= 5,58, 95% CI = 1,06 - 29,35)
1.3.1.4 Hút thuốc lá.
Mẹ hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai đưa đến nhiều biến chứng,
trong đó thường gặp nhất là thai chậm phát triển trong tử cung và sanh non.
Ngun nhân do trong thành phần thuốc lá có chất Nicotin khi vào cơ thể kích
thích các hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ trơn làm co các cơ
này, trong đó có cơ tử cung gây thiếu máu ni đến thai nhi. Đồng thời trong
khói thuốc có chất Cyanide và chất Carbon monoxide gây hạ ơxy máu ở thai
nhi. Khi hút thuốc lá làm cho bà mẹ thiếu ơxy, tim phải làm việc nhiều hơn,
dễ bị sẩy thai và sanh non
[28][55]
.
Thuật ngữ hút thuốc lá ở đây có thể là hút thuốc chủ động hoặc hút
thuốc thụ động (hít khói thuốc lá từ người khác).
Theo tác giả Wisborg K. và cs
,[59]
(1996) những phụ nữ mang thai hút
lá thường xun tăng nguy cơ sanh non đến 40% so với những phụ nữ mang
thai không hút thuốc. Theo báo cáo của F. Gary Cunningham
[34]
(2002) phụ
nữ mang thai hút thuốc làm tăng nguy cơ sanh non lên từ 1,2 đến 2 lần so
với những thai phụ khơng hút thuốc lá.
1.3.1.5 Uống rượu
Thai phụ nghiện rượu hoặc uống nhiều rượu trong thời gian mang thai
có nhiều nguy cơ sanh non. Khi thai phụ uống rượu, rượu theo máu lưu
chuyển sang con với cùng nồng độ. Bản thân thai nhi chưa có loại enzyme
cần thiết để chuyển hóa phân hủy rượu nên gây ra hậu quả xấu cho não bộ của
thai nhi nhất là thời kỳ đầu của thai kỳ khi hệ thần kinh đang thành lập. Tác
hại của rượu lên thai nhi khơng chỉ trong một thời gian ngắn mà còn kéo dài
về sau, đồng thời gây sảy thai, sanh non và thai nhi sanh nhẹ cân
[55]
.
1.3.1.6 Dinh dưỡng
[9]