TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Báo cáo thực tập tốt nghiệp:
Đề tài : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI
NHTMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
CHI NHÁNH CHỢ LỚN
Sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Nhung
MSSV : 130700781
Lớp : 07TN1
Niên khóa : 2007 – 2011
GVHD : PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
TP.HCM, tháng 05 năm 2011
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 2
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Lời cảm ơn
Giai đoạn thực tập, hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp là giai đoạn rất quan
trọng, là bước ngoặt đánh dấu sự trưởng thành của mỗi sinh viên cả về nhận thức
lẫn chuyên môn để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Qua đợt thực tập tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi Nhánh Chợ Lớn em đã tích lũy
được nhiều kiến thức cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế hữu ích
cho công việc của em sau này.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Hùng Vương
TP.HCM, các giảng viên khoa Tài Chính – Ngân Hàng đã truyền đạt cho em
nguồn kiến thức quý báu trong suốt khóa học. Đặc biệt, em xin chân thành cảm
ơn thầy Nguyễn Đăng Dờn đã tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian
thực tập.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân Hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam Chi Nhánh Chợ Lớn cùng anh chị trong các phòng ban đã
tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế và hoàn thành chuyên đề này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 3
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
NHẬN XÉT
CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
TP.HCM, ngày …. tháng …. năm 2011
Chi Nhánh Eximbank Chợ Lớn
(Ký tên và đóng dấu)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 4
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
CBTD Cán bộ tín dụng
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
DN Doanh nghiệp
ĐVT Đơn vị tính
EIB Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
GTCG Giấy tờ có giá
HĐQT Hội đồng quản trị
KH Khách hàng
NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
NHTM Ngân Hàng Thương Mại
NHTMCP Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
NT Ngoại tệ
TCKT Tổ chức kinh tế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 5
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 01: Cơ cấu nguồn vốn huy động của EIB Chợ Lớn 7,32
Bảng 02: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 – 2010 9,33
Bảng 03: Hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2008 – 2010 11
Bảng 04: Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng giai đoạn 2008 – 2010 12
Bảng 05: ROA và ROE của EIB Chợ Lớn giai đoạn 2008 – 2010 14,35
Bảng 06: Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đoạn 2008 – 2010 38
Bảng 07: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo loại tiền giai đoạn 2008 – 2010 40
Bảng 08: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo đối tượng giai đoạn 2008 – 2010. .41
Bảng 09: Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo đối tượng khách hàng 44
Bảng 10: Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo loại tiền giai đoạn 2008 – 2010 46
Bảng 11: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn giai đoạn 2008 – 2010 48
Bảng 12: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo loại tiền giai đoạn 2008 – 2010 50
Bảng 13: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo đối tượng giai đoạn 2008 – 2010 52
Bảng 14: Nợ quá hạn của EIB Chợ Lớn giai đoạn 2008 – 2010 54
Bảng 15: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giai đoạn 2008 – 2010 55
Bảng 16: Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn giai đoạn 2008 – 2010 56
Bảng 17: Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay trung và dài hạn 2008 – 2010 57
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 6
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tran
g
Sơ đồ 01 : Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 3,29
Biểu đồ 02: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 – 2010 10
Biểu đồ 03: Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối giai đoạn 2008 – 2010 14
Biểu đồ 04: ROA và ROE của EIB Chợ Lớn giai đoạn2008-2010 15
Sơ đồ 05 : Quy trình nghiệp vụ tín dụng tại Eximbank Chợ Lớn 16,36
Biểu đồ 06: Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đoạn 2008-2010 39
Biểu đồ 07: Doanh số cho vay trung và dài hạn theo đối tượng 43
Biểu đồ 08: Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo đối tượng khách hàng 45
Biểu đồ 09: Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo loại tiền 47
Biểu đồ 10: Dư nợ tín dụng của EIB Chợ Lớn giai đoạn 2008 – 2010 49
Biểu đồ 11: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo loại tiền giai đoạn 2008 – 2010 51
Biểu đồ 12: Dư nợ tín dụng trung, dài hạn theo đối tượng giai đoạn 2008 – 2010 53
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 7
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và Chi nhánh
Eximbank Chợ Lớn 1
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt 1
1.1.2 Giới thiệu khái quát về chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 2
1.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 3
1.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 4
1.1.2.4 Các sản phẩm dịch vụ thực hiện ở Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 6
1.1.2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Chợ Lớn 7
a Tình hình huy động vốn 7
b Tình hình hoạt động tín dụng 9
c Hoạt động thanh toán quốc tế 11
d Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng. 12
1.1.2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Eximbank Chợ Lớn 14
a Tỷ suất lợi nhuận/ Tài sản có (ROA) 14
b Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 15
1.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 16
PHẦN II NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
LỜI MỞ ĐẦU 19
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG, TÍN DỤNG TRUNG
VÀ DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 21
1.1 Nguyên lý chung về tín dụng ngân hàng 21
1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 21
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 21
1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 8
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích vay 21
1.1.3.2 Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng 21
1.1.3.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của NHTM đối với khách hàng 21
1.1.3.4 Căn cứ vào hình thái của cho vay 22
1.1.3.5 Căn cứ vào phương thức cho vay 22
1.1.3.6 Căn cứ vào hình thái cho vay 22
1.2 Các vấn đề cơ bản về tín dụng trung và dài hạn 22
1.2.1 Khái niệm tín dụng trung và dài hạn 22
1.2.2 Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn 22
1.2.3 Vai trò của tín dụng trung và dài hạn 23
1.2.3.1 Đối với khách hàng 23
1.2.3.2 Đối với ngân hàng 23
1.2.3.3 Đối với nền kinh tế 24
1.2.4 Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn 24
1.2.5 Các nguyên tắc cho vay trung và dài hạn 24
1.2.6 Điều kiện và đối tượng cho vay trung và dài hạn 25
1.2.6.1 Điều kiện cho vay trung và dài hạn 25
1.2.6.2 Đối tượng cho vay trung và dài hạn 25
1.2.7 Các hình thức tín dụng trung và dài hạn 25
1.2.7.1 Căn cứ vào đồng tiền cho vay 25
1.2.7.2 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn trung dài hạn 25
1.2.7.3 Căn cứ vào tính chất có đảm bảo 26
1.2.8 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn 26
1.2.8.1 Chỉ tiêu định tính 26
1.2.8.2 Chỉ tiêu định lượng 26
Chương 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI
NHÁNH EXIMBANK CHỢ LỚN 28
2.1 Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 28
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 29
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 9
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Chợ Lớn 32
2.1.4.1 Tình hình huy động vốn 32
2.1.4.2 Tình hình hoạt động tín dụng 33
2.1.4.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Eximbank Chợ Lớn 35
a Tỷ suất lợi nhuận/ Tài sản có (ROA) 35
b Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 35
2.2 Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 36
2.2.1 Quy trình tín dụng của Eximbank Chợ Lớn 36
2.2.2 Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 37
2.2.2.1 Tình hình tạo lập nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn 37
2.2.2.1 Doanh số cho vay trung và dài hạn 38
a Doanh số cho vay trung và dài hạn trên tổng doanh số cho vay 38
b Doanh số cho vay trung và dài hạn theo loại tiền 40
c Doanh số cho vay trung và dài hạn theo đối tượng 42
2.2.2.2 Doanh số thu nợ trung và dài hạn. 44
a Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo đối tượng khách hàng 44
b Doanh số thu nợ trung và dài hạn theo loại tiền 46
2.2.2.3 Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 48
a Dư nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ 48
b Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo loại tiền 50
c Dư nợ tín dụng trung và dài hạn theo đối tượng 52
2.2.2.4 Nợ quá hạn 54
2.2.2.5 Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn 55
a Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 55
b Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn 56
c Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay trung và dài hạn 57
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 10
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI
CHI NHÁNH EXIMBANK CHỢ LỚN 58
3.1 Đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Eximbank Chợ Lớn 58
3.1.1 Những kết quả đạt được 58
3.1.2 Những tồn tại 60
3.2 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Eximbank và Eximbank Chợ
Lớn trong thời gian tới 61
3.2.1 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Eximbank 61
3.2.2 Định hướng phát triển của Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 62
3.3 Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi
nhánh Eximbank Chợ Lớn 63
3.4 Kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại
Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 65
3.4.1 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 65
3.4.2 Kiến nghị đối với NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 66
3.4.3 Kiến nghị đối với Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn 67
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 11
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và Chi nhánh
Eximbank Chợ Lớn.
1.1.1 Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Tên gọi tắt: Eximbank
Trụ sở chính: số 7 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP.HCM
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng TMCP đầu
tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân
hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN
tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt
là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 10.560 tỷ đồng. Vốn chủ
sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ
sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại
TP. Hồ Chí Minh và 180 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng,
Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình
Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM.
Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 12
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
1.1.2 Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn
Tên gọi tắt là: Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn.
Địa chỉ: 55 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, TP.HCM
1.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
a Giai đoạn hình thành phòng giao dịch
Căn cứ vào quyết số 227/QĐ-NH5 ngày 01/12/1993 do thống đốc NHNN ban
hành “Quy định về việc mở và chấm dứt hoạt động phòng giao dịch thuộc ngân hàng
thương mại cổ phần”.
Căn cứ vào tờ trình số 348/EIB ngày 27/11/1996 của chủ tịch HĐQT ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam xin lập phòng giao dịch Chợ Lớn ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Giám đốc NHNN TP.HCM chấp thuận cho phép ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam, trụ sở chính tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm Quận 1 TPHCM, giấy phép
hoạt động số 11/NH-CP ngày 06/04/1992 do thống đốc NHNN cấp, được phép mở
phòng giao dịch, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 07/12/1996 do ông Nguyễn Văn Trữ ký.
b Giai đoạn nâng cấp thành Chi nhánh
Căn cứ vào công văn số 695/NHNN-CNH ngày 28/06/2002 của thống đốc
NHNN Việt Nam. Căn cứ vào công văn số 796/2002/NHTP ngày 04/07/2002 của giám
đốc Chi nhánh NHNN TP.HCM về việc mở Chi nhánh cấp I Chợ Lớn của Eximbank.
Quyết định thành lập Chi nhánh Chợ Lớn của Eximbank ngày 22/07/2002.
Căn cứ vào nghị quyết hội đồng quản trị NHTM Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam ngày 11/07/2002.
Nay thành lập Chi nhánh ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam tại Chi
nhánh Chợ Lớn có tên gọi là “ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Chi
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 13
Giám Đốc
Phó Giám ĐốcPhó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
nhánh Chợ Lớn TPHCM”. Tên viết tắt là Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn trên cơ sở
nâng cấp phòng giao dịch Chợ Lớn thành Chi nhánh do ông Tô Nghị làm giám đốc.
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 14
Phòng
Hành
Chánh
P
G
D
K
i
m
B
i
ê
n
Phòng
Thanh
Toán
XNK
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Tín
Dụng
Phòng
Kinh
Doanh
Ngoại
Tệ
Phòng
Ngân
Quỹ
P
G
D
Q
u
ậ
n
8
P
G
D
H
ồ
n
g
B
à
n
g
P
G
D
Q
u
ậ
n
6
P
G
D
A
n
Đ
ô
n
g
P
G
D
P
h
ú
T
h
ọ
P
G
D
H
ư
n
g
Đ
ạ
o
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
1.1.2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng hành chánh: thực hiện công tác hành chánh, văn thư, lưu giữ, lễ tân, lao
vụ, đảm bảo thông tin liên lạc, luân chuyển văn thư phục vụ cho các hoạt động của Chi
nhánh.Quản lý, sửa chữa, bảo quản toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của Chi nhánh bao
gồm nhà cửa, kho, máy móc thiết bị, phương tiện làm việc,…Là đầu mối tiếp xúc quan
trọng của Chi nhánh với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu làm việc với Chi nhánh.
Phòng tín dụng: thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng VND và ngoại tệ cho các
đối tượng khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng nhanh chóng, kịp thời,
chính xác nhằm tránh cho vay đối với khách hàng không đủ điều kiện. Theo dõi chặt
chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng, khả năng thanh
toán nợ vay, lãi để thu hồi đúng hạn, thường xuyên theo dõi và kiểm tra tài sản, hàng
hóa cầm cố thế chấp để đảm bảo an toàn vốn vay. Tổ chức bảo quản các tài sản, giấy
tờ sở hữu tài sản mà các doanh nghiệp cầm cố tại ngân hàng.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: thực hiện việc tiếp nhận L/C của ngân hàng
mở thư cho nhà xuất khẩu, nghiên cứu kỹ các điều khoản thanh toán và điều kiện thanh
toán. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức nhờ thu
hoặc L/C của các đơn vị khách hàng có giao dịch với Eximbank. Phối hợp với tổ xử lý
thông tin để xử lý các vấn đề liên quan đến SWIFT. Nghiên cứu sự phát triển của thị
trường xuất nhập khẩu trong khu vực để có chiến lược phát triển nghiệp vụ này.
Phòng kế toán: chia làm 2 bộ phận là kế toán giao dịch và kế toán tổng hợp.
Kế toán giao dịch: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ giao dịch với
khách hàng, hạch toán, theo dõi, quản lý tài khoản của khách hàng. Thực hiện việc mở
hoặc đóng tài khoản cho tất cả các đối tượng khách hàng của thể nhân hoặc pháp nhân
hợp pháp theo quy định của pháp luật, thực hiện các giao dịch có liên quan đến tài
khoản tiền gửi của khách hàng có tài khoản tại EIB.Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, dự
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 15
P
G
D
N
h
ậ
t
T
ả
o
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Thực hiện việc chi lương bằng chuyển khoản của
các khách hàng là doanh nghiệp. Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến dịch vụ kiều hối,
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý tài khoản tiền gửi của
Chi nhánh tại NHNN và các NHTM trong nước, giao nhận chứng từ, hạch toán các báo
cáo đối chiếu, tra soát. Theo dõi số dư tài khoản để có kế hoạch điều vốn đảm bảo đủ
vốn thanh toán. Xử lý các điện thanh toán, hạch toán, tra soát, đối chiếu. Thực hiện
nghiệp vụ thanh toán bù trừ, xử lý các lệnh chuyển nhận từ phiên thanh toán bù trừ và
hạch toán. Nhật ký, tập hợp và lưu giữ chứng từ hằng ngày theo đúng chế độ quy định.
Hạch toán tiền mặt, tài sản quý, GTCG theo quy định. Hướng dẫn kiểm tra việc mở và
ghi chép sổ sách thủ quỹ, thủ kho quỹ. Giữ mã, mở và khóa kho quỹ đầu và cuối ngày.
Phòng kinh doanh ngoại tệ: thực hiện việc định hướng và xây dựng kế hoạch
kinh doanh ngoại tệ, đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ
theo chỉ đạo của Ban giám đốc. Quản lý và kiểm tra các bàn thu đổi ngoại tệ đảm bảo
hoạt động theo đúng quy định. Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và thực hiện các
nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ theo quy định tại các văn bản của NHNN và EIB hội sở.
Tổ thẻ tín dụng: Theo dõi tình hình thanh toán các khoản tín dụng, các loại phí
mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng để thu hồi đúng hạn. Theo dõi việc sử dụng thẻ
theo đúng chế độ quy định, đảm bảo không vượt quá hạn mức quy định. Thực hiện việc
mở, đóng tài khoản và hạch toán theo đúng chế độ về hạch toán theo nghiệp vụ liên
quan đến thẻ tín dụng. Mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ của Chi nhánh thông qua các
chiến lược quảng cáo và khuyến mãi cho đơn vị chấp nhận thẻ và khách hàng.
Phòng ngân quỹ: thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ kho quỹ như: kiểm
đếm, phân loại, giao nhận, vận chuyển tiền, ghi chép sổ sách, biên bản thừa thiếu, tiền
giả,… theo quy định hiện hành của nhà nước. Thực hiện việc điều chuyển tiền về hội
sở để chi trả các khoản chuyển tiền từ các Chi nhánh bạn và ngoài hệ thống cho khách
hàng. Tiếp nhận, kiểm đếm, thu chi tiền mặt và các chứng từ có giá chính xác, đầy đủ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 16
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Tổ chức quản lý hoạt động ngân quỹ. Thực hiện các nghiệp vụ kiểm đếm đóng gói xuất
khẩu, thu chi tiền mặt và các chứng từ có giá theo đúng quy trình nghiệp vụ.
1.1.2.4 Các sản phẩm dịch vụ thực hiện ở Chi nhánh Eximbank Chợ Lớn
Đối tượng Loại hình sản phẩm dịch vụ
Khách
hàng
cá nhân
Tiền gửi: tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn.
Giao dịch hối đoái : mua bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận, giao dịch
hối đoái giao ngay / kỳ hạn, giao dịch quyền chọn.
Tín dụng – bảo lãnh: cho vay kinh doanh cá thể, cho vay cầm cố sổ tiết
kiệm / giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng.
Kinh doanh vàng: giao dịch vàng giao ngay / kỳ hạn / quyền chọn.
Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền nhanh cùng hệ thống EIB, chuyển
tiền ngoài hệ thống, chuyển tiền ra nước ngoài và ngược lại.
Dịch vụ du học trọn gói: hướng dẫn thủ tục chuyển tiền du học, phát
hành thẻ tín dụng quốc tế, cấp giấy xác nhận khả năng tài chính,…
Dịch vụ nhà đất - dịch vụ khác: ủy thác mua bán bất động sản, tư vấn
giá cả bất động sản, nghiệp vụ ngân quỹ,…
Khách
hàng doanh
nghiệp
Tiền gửi: tiền gửi thanh toán / kỳ hạn / qua đêm,…
Giao dịch hối đoái: giao dịch hối đoái giao ngay / kỳ hạn / hoán đổi,
quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, ngoại tệ với VND,…
Tín dụng - bảo lãnh: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ vốn lưu
động / thấu chi, đầu tư, bao thanh toán.
Thanh toán quốc tế: thanh toán xuất khẩu / nhập khẩu / trọn gói xuất
nhập khẩu.
Kinh doanh vàng: giao dịch vàng giao ngay / kỳ hạn / quyền chọn,…
Dịch vụ chuyển tiền: chuyển tiền trong nước / ngoài nước, chuyển tiền
từ nước ngoài về Việt Nam,…
Dịch vụ nhà đất và dịch vụ khác: ủy thác thanh toán mua bán bất động
sản, chi hộ lương, nghiệp vụ ngân quỹ,
1.1.2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Chợ Lớn từ 2008-2010
a Tình hình huy động vốn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 17
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Bảng 01: Cơ cấu nguồn vốn huy động của EIB Chợ Lớn
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi của các TCTD - - - - - - -
Vay NHNN, TCTD khác - - - - - - -
Tiền gửi TCKT, dân cư
Tỷ trọng (%)
2.687.934
95,16
2.765.182
77,04
2.969.705
74,74
77.248 2,87 204.522 7,40
Vốn tài trợ, ủy thác - - - - - - -
Phát hành GTCG
Tỷ trọng (%)
136.594
4,84
823.962
22,96
1.003.811
25,26
687.368 503,22 179.894 21,83
Tổng vốn huy động 2.824.528 3.589.144 3.973.516 764.616 27,07 384.372 10,71
Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của EIB Chợ Lớn 2008 - 2010
Vốn huy động của Eximbank Chợ Lớn được hình thành từ hai nguồn đó là tiền
gửi của TCKT, dân cư và phát hành GTCG. Trong đó, nguồn huy động từ tiền gửi của
TCKT và dân cư chiếm tỷ trọng rất cao. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn huy động của
Eximbank Chợ Lớn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng phát hành GTCG.
Năm 2008 là một năm đầy sóng gió đối với ngành tài chính - ngân hàng bởi để
đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt,
kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao
làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Năm 2008,
nguồn vốn huy động của EIB Chợ Lớn đạt mức 2.824.528 triệu đồng, trong đó huy
động từ tiền gửi của TCKT và dân cư đạt 2.687.934 triệu đồng, chiếm 95,16% tổng
nguồn vốn huy động; vốn huy động từ phát hành GTCG là 136.594 triệu đồng, chiếm
4,84% tổng vốn huy động.
Năm 2009, tuy tình hình kinh tế đã đi vào ổn định nhưng tác động từ năm trước
vẫn gây ra không ít khó khăn đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, trong đó
không ngoại trừ Eximbank Chợ Lớn. Để thích ứng với thị trường, ngân hàng đã sử
dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với diễn biến thị
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 18
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
trường từng giai đoạn. Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng khá hơn đạt
mức 3.589.144 triệu đồng , tăng 764.616 triệu đồng ( tương đương 27,07% ) so với
năm 2008. Trong đó, huy động từ TCKT và dân cư tăng 77.248 triệu đồng ( tương
đương 2,87% ), huy động từ phát hành GTCG tăng đột biến 687.386 triệu đồng ( tương
đương 503,22% ) so với năm 2008.
Năm 2010, tổng vốn huy động của Exinbank đã tăng lên mức 3.973.516 triệu
đồng, tăng 384.372 triệu đồng ( tương đương mức tăng 10,71% ) so với năm 2009,
trong đó tiền gửi của TCKT và dân cư đạt mức 2,969,705 triệu đồng ( chiếm 74,74%
tổng vốn huy động ) và tăng 204.522 triệu đồng ( tương đương 7,4% ) so với năm
2009, đặc biệt số dư chứng chỉ tiền gửi tăng từ mức 823.962 triệu đồng lên mức
1.003.811 triệu đồng ( tăng 21,83% ) so với đầu năm.
Thành quả trên là sự kết hợp giữa những nỗ lực phát triển mạng lưới, nâng cao
chất lượng phục vụ, xây dựng chính sách lãi suất cạnh tranh, linh hoạt, nghiên cứu đưa
ra những sản phẩm huy động mới phù hợp tối ưu với nhu cầu của từng khách hàng
như: tiết kiệm qua đêm, tiền gửi lãi suất theo thời gian thực gửi, tiết kiệm tự động điều
chỉnh lãi suất Cạnh đó, ngân hàng còn tổ chức triển khai nhiều chương trình dự
thưởng như: “Đón xuân sang, hái lộc vàng”, “Vui hè nhộn nhịp, du lịch rộn ràng”,
“Gửi tiền ngay, trúng thưởng lớn” với nhiều giải thưởng có giá trị và 5 chương trình
khuyến mại tặng quà với nhiều quà tặng hấp dẫn như: “Gửi USD - Vàng, nhận ngay
quà tặng” tặng bộ ly, “Tặng áo mưa thời trang cho khách gửi tiền”, “Gửi tiền lãi suất
cao, kèm quà tặng” tặng bộ drap, “Tặng thẻ V-TOP với giá trị mua sắm lên đến 40
triệu đồng cho khách gửi VND”, “Gửi USD - nhận ngay quà tặng” tặng bộ ấm trà,…
b Tình hình hoạt động tín dụng
Bảng 02: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 19
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn
Tỷ trọng (%)
1.438.624
89,79
1.899.951
80,72
1.935.645
76,13
461.327 32,07 35.694 1,88
Trung dài hạn
Tỷ trọng (%)
163.614
10,21
453.813
19,28
606.940
23,87
290.199 177,37 153.127 33,74
Tổng dư nợ 1.602.238 2.353.764 2.542.585 721.526 45,03 188.821 8,02
Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của EIB Chợ Lớn 2008 - 2010
Với thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình
cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh
tranh, Eximbank Chợ Lớn đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị
trường tín dụng. Hoạt động tín dụng của Eximbank Chợ Lớn luôn đạt mức tăng trưởng
tốt. Các sản phẩm của Eximbank đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế,
cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho
vay theo phương án kinh doanh, cho vay theo dự án đầu tư cho vay hợp vốn, cho vay
ủy thác, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu,…
Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất
kinh doanh bị đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt
dốc, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Trong
bối cảnh đó, ngân hàng một mặt chủ động hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực có
nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán, để đảm bảo an toàn hoạt động kinh
doanh, mặt khác tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua các
chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào những ngành
nghề hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi
nhánh có chậm lại nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, dư nợ cho vay đến
31/12/2008 đạt mức 1.602.238 triệu đồng. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 1.438.624 triệu
đồng, chiếm 89,79% tổng dư nợ và dư nợ trung và dài hạn là 163.238 triệu đồng,
chiếm 10,21% tổng dư nợ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 20
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Bước sang năm 2009, nền kinh tế của nước ta dần bước vào giai đoạn phục hồi,
đặc biệt là tác động của những gói kích cầu của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, trong
đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm. Chính sách này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn ( lãi suất
thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn ), dư nợ tín dụng của Eximbank Chợ
Lớn tăng đột biến đạt mức 2.353.764 triệu đồng, tăng 721.526 triệu đồng ( tương
đương 46,9 % ) so với năm 2008. Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng 461.327 triệu đồng
( tương đương 32,07 % ), dư nợ trung và dài hạn tăng 290.199 triệu đồng ( tương
đương 177,37 % ) so với năm 2008.
Năm 2010 tiếp tục đánh dấu sự tăng trưởng của Eximbank Chợ Lớn trong hoạt
động tín dụng, dư nợ tín dụng đạt mức 2.542.585 triệu đồng, tăng 188.821 triệu đồng
( tương đương 8,02% ) so với năm 2008. Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng 35.694 triệu
đồng ( tương đương 1,88% ) và dư nợ trung - dài hạn tăng 153.127 triệu đồng ( tương
đương 33,74% ) so với năm 2009.
ĐVT: triệu đồng
Biểu đồ 02: Tình hình hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 - 2010
c Hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 03: Hoạt động thanh toán quốc tế giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: triệu đồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 21
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
2009/2008 2010/2009
Số tiền % Số tiền %
1. Thu từ TTQT 52.392 58.196 63.519 5.804
11,08
5.323
9,15
2. Tổng thu của NH 326.419 381.730 391.627 55.311
16,94
9.897
2,59
1 : 2 (%) 16,05 15,25 16,22
- 0,8 0,17
Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của EIB Chợ Lớn 2008 - 2010
Với bề dày kinh nghiệm đồng thời việc không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch
vụ đã góp phần tạo nên thế mạnh của Eximbank Chợ Lớn trong lĩnh vực thanh toán
quốc tế. Điều này đã được kiểm chứng trong suốt hơn 15 năm hoạt động và được nhiều
tổ chức tài chính có uy tín trên thế giới công nhận như: HSBC, Standard Chartered
Bank, Wachovia Bank N.A New York
Eximbank Chợ Lớn cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế khá đa dạng như:
thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện
chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các
hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque,… Do đó, thu nhập từ
hoạt động này của Eximbank Chợ Lớn tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2008, thu từ
hoạt động thanh toán quốc tế đạt 52.392 triệu đồng, chiếm 16,05% tổng thu nhập. Đến
năm 2009, thu nhập từ hoạt động này tăng lên mức 58.196 triệu đồng , tăng 5.804 triệu
đồng ( tương đương 11,08% ) so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 15,25 % tổng thu
nhập ( giảm 0,8% so với năm 2008 ). Năm 2010, thu nhập của hoạt động này tiếp tục
tăng lên mức 63.519 triệu đồng, tăng 5.323 triệu đồng ( tương đương 9,15% ) so với
năm 2009 và chiếm 16,22 % tổng thu nhập, tăng 0,17% so với năm 2009.
d Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng.
Bảng 04: Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Năm Năm
Năm 2009/2008 Năm 2010/2009
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 22
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Số tiền % Số tiền %
1. Thu từ KD ngoại hối 8.153 9.380 10.128 1.227 15,08 748 7,97
2. Thu từ KD vàng 5.196 57.154 5.213 51.958 999,96 - 51.941 -90,88
3. Tổng thu nhập 326.419 381.730 391.627 55.311
16,94
9.897
2,59
1 : 3 (%) 2,50 2,46 2,59 - 0,04 0,13
2 : 3 (%) 1.59 14,97 1,34 13,38 - 13,63
Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của EIB Chợ Lớn 2008 - 2010
Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Trong những năm qua, trước những diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính,
Eximbank Chợ Lớn luôn bám sát thị trường để đưa ra các giải pháp thích hợp, kịp thời
ứng phó, biến thách thức thành cơ hội trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Eximbank
Chợ Lớn tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh là một trong những chi nhánh hàng đầu
về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Eximbank . Đặc biệt, chi nhánh còn
được phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mặt theo tỷ giá thỏa thuận.
Thu nhập từ hoạt động này tệ liên tục tăng trưởng từ năm 2008 đến nay.
Năm 2008, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Eximbank Chợ Lớn đạt
8.153 triệu đồng, chiếm 2,50% tổng thu nhập. Đến năm 2009, thu nhập từ hoạt động
này tăng lên mức 9.380 triệu đồng, tăng 1.227 triệu đồng ( tương đương 15,08% ) so
với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 2,46% tổng thu nhập, giảm 0,04% so với năm 2008.
Năm 2010, thu nhập của hoạt động này tiếp tục tăng lên mức 10.128 triệu đồng,
tăng 748 triệu đồng ( tương đương 7,97% ) so với năm 2009 và chiếm 2,59% tổng thu
nhập.
Hoạt động kinh doanh vàng
Eximbank được xem là một trong những NHTMCP có nhiều kinh nghiệm và
hiệu quả hàng đầu đối với lĩnh lực kinh doanh vàng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 23
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Năm 2008, thị trường giao dịch vàng trên thế giới và trong nước có những đợt
dao động giá rất mạnh, tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh vàng của chi
nhánh. Thu nhập từ hoạt động này chỉ đạt mức 5.196 triệu đồng, chiếm 1,59% tổng thu
nhập.
Đến năm 2009, năm được xem là một năm thuận lợi của hoạt động kinh doanh
vàng nhờ sự sôi động của thị trường vàng và sự nở rộ của các sàn vàng và hoạt động
kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng của
Eximbank Chợ Lớn tăng mạnh lên mức 57.154 triệu đồng, chiếm 14,97% tổng thu
nhập và tăng 51.958 triệu đồng ( tương đương 999,96% ) so với năm 2008.
Năm 2010 là năm "dậy sóng" của vàng, thể hiện qua những đợt tăng giá khó
lường trước và thường mang tính đột biến. Thêm vào đó, sự bất ngờ từ những chính
sách của cơ quan chức năng như việc rút giấy phép kinh doanh vàng tài khoản, đóng
cửa sàn vàng, theo Thông tư 22/2010/TT-NHNN quy định kể từ ngày 29/10/2010,
TCTD sẽ chỉ được phép huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá,
thay vì hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây. Tất cả đã hạn chế nhiều cơ hội
kinh doanh của Eximbank Chợ Lớn. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng chỉ đạt
5.213 triệu đồng, chiếm 1,34% tổng thu nhập và giảm 51.491 triệu đồng ( tương đương
giảm 90,88% ) so với năm 2009.
ĐVT: triệu đồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 24
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Biểu đồ 03: Hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối giai đoạn 2008 – 2010
1.1.2.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Eximbank Chợ Lớn
Bảng 05: ROA và ROE của EIB Chợ Lớn giai đoạn 2008 - 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2009/2008
Năm
2010/2009
Lợi nhuận ròng 24.931 50.209 88.311 25.278 38.102
Tài sản có bình quân 2.476.374 3.107.844 3.882.061 631.470 774.217
Vốn CSH bình quân 116.359 153.763 251.372 37.404 97.609
ROA 1,01% 1,62% 2,27% 0,61% 0,65%
ROE 21,43% 32,65% 35,13% 11,22% 2,48%
Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của EIB Chợ Lớn 2008 - 2010
a Tỷ suất lợi nhuận/ Tài sản có (ROA)
Chỉ số ROA của Eximbank Chợ Lớn tăng nhanh qua các năm. Năm 2008, suất
sinh lời trên tổng tài sản ROA đạt 1,01%. Trong thời điểm mà nền kinh tế trong nước
và thế giới gặp nhiều khó khăn như năm 2008 thì con số này cũng là một tín hiệu rất
khả quan. Đến năm 2009, chỉ số này đạt mức 1,62% , tăng 0,61% so với năm 2008.
Như vậy, cứ 100 đồng tài sản có sử dụng năm 2008 ngân hàng tạo ra được 0,96 đồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trang 25