Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty cổ phần May 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.5 KB, 24 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỞ ĐẦU
Đối với một doanh nghiệp, quy mô của thị trường có ảnh hưởng rất lớn
đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quy mô của thị trường sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới lượng tiêu thụ hàng hóa, theo đó ảnh hưởng trực tiếp tới
lợi nhuận thu được. Mở rộng thị trường là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp
khi tham gia hoạt động kinh doanh đều phải quan tâm vì nó gắn liền với sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóa
hiện nay.
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành may mặc Việt
Nam cũng như trong khu vực trong lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm may mặc,
mở rộng thị trường là một tất yếu giúp giải quyết thị trường tiêu thụ cho sản
phẩm của May 10, giúp doanh nghiệp tìm được đoạn thị trường và đối tác phù
hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO, May 10 sẽ tham gia vào sân chơi chung với các
doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác trên thế giới. Hội nhập toàn cầu là
một thế tất yếu để doanh nghiệp mở rộng thị trường, nhằm tạo sự phát triển
vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần May 10, là công ty sản
xuất và xuất khẩu hàng may mặc có uy tín trên thị trường. Em chọn đề tài
“Phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty cổ phần
May 10” làm chuyên đề. Đây là vấn đề đang được ban lãnh đạo và các phòng
ban quan tâm và rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Tuy nhiên với
kiến thức có hạn và thời gian thực tập không nhiều nên chuyên đề có thể còn
gặp nhiều thiếu sót.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Trần Hoè và các anh chị phòng
Marketing đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và giúp em hoàn thành
tốt chuyên đề thực tập.
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bố cục của chuyên đề gồm 3 chương:


Chương 1: Sản phẩm may mặc xuất khẩu và yêu cầu phát triển thị
trường.
Phần này giới thiệu khái quát về sản phẩm may mặc, đặc điểm thị
trường và các nhân tố tác động đến việc phát triển thị trường của sản phẩm
may mặc.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu của công ty May
10.
Phần này sẽ đi sâu nghiên cứu về sản phẩm may mặc của công ty May
10, khái quát tình hình kinh doanh và thị trường của công ty trong những năm
gần đây.
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường sản phẩm may mặc của công
ty May 10 trong những năm tới.
Mục tiêu xuất khẩu, phương hướng phát triển của công ty trong những
năm tới sẽ được đề cập đến trong phần này. Đồng thời cũng nêu lên một số
giải pháp mà Công ty May 10 đang quan tâm và sử dụng trong những năm
tới.
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG 1: SẢN PHẨM MAY MẶC XUẤT KHẨU VÀ YÊU
CẦU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM MAY MẶC VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Đặc điểm sản phẩm may mặc
Sản phẩm may mặc mang tính thời vụ cao, phụ thuộc nhiều vào thời
tiết, các sản phẩm may mặc thường được thiết kế phù hợp với thời tiết từng
khu vực địa lý, theo từng mùa khác nhau. Điều này đòi hỏi các nhà kinh
doanh phải có những am hiểu nhất định về thời tiết, khí hậu tại thị trường mà
mình muốn kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Sản phẩm may mặc là sản phẩm có tính thời trang cao. Khi xã hội càng
phát triển, đời sống nhân dân càng cao, nhu cầu làm đẹp tăng lên thì các sản

phẩm may mặc dần được coi như một món trang sức, luôn đi kèm với những
phụ kiện nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp cho người sử dụng. Xuất phát từ thực tế
này mà hiện nay, các sản phẩm may mặc luôn có tính thời trang cao, thể hiện
phong cách và cá tính của người sử dụng.
Chu kỳ sống của sản phẩm may mặc ngắn. Một sản phẩm may mặc ra
đời luôn gắn liền với một mẫu mã, kiểu cách nhất định, được thiết kế phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng tại thời điểm nó được tung ra thị trường.
Theo thời gian, thị hiếu thay đổi thì các sản phẩm đó sẽ thành ra lỗi mốt và
không còn được ưa chuộng nữa.
Chất lượng sản phẩm có nhiều cấp độ khác nhau, từ bình dân đến cao
cấp để có thể phục vụ nhu cầu sử dụng của mọi tầng lớp trong xã hội. Người
có thu nhập thấp hoặc trung bình thường lựa chọn các sản phảm mang tính
bình dân. Ngược lại với những người có thu nhập cao thì sản phẩm mà họ lựa
chọn là những sản phẩm cao cấp, chất lượng cao và mang tính độc đáo riêng.
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Để sản xuất một sản phẩm may mặc cần phải qua rất nhiều công đoạn,
từ thiết kế, cắt, may, thêu thùa, là, gấp, đóng gói....nên cần sử dụng rất nhiều
lao động và đòi hỏi sự khéo léo, sáng tạo cao trong sản xuất.
Nguồn nguyên liệu của ngành may mặc phụ thuộc lớn vào các ngành
công nghiệp và nông nghiệp sử dụng nguồn gốc tự nhiên như ngành bông,
ngành dệt, ngành sợi.... Các nguồn nguyên liệu này lại phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên nên tính ổn định về số lượng, chất lượng và giá cả thấp.
Điều này khiến cho sản phẩm may mặc cũng chịu nhiều ảnh hưởng về chất
lượng và giá cả.
Công ty may 10 chuyên kinh doanh và sản xuất các sản phẩm hàng
may mặc thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex). Hiện nay hai hình
thức xuất khẩu sản phẩm công ty đang áp dụng là gia công xuất khẩu và xuất
khẩu trực tiếp (FOB). Hoạt động chủ yếu của công ty là nhận nguyên liệu gia
công sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Các mặt hàng mà công

ty đang sản xuất chủ yếu là :
- Sơ mi nam nữ các loại.
- Jacket các loại.
- Quần âu nam nữ.
- Quần soóc, quần đùi (cho cả người lớn và trẻ em)
- Quần áo ngủ, thể thao.
- Quần áo bảo hộ lao động.
Trong đó áo sơ mi được coi là mặt hàng mũi nhọn của công ty, hàng
năm đem lại nguồn thu cao cho công ty. Ngoài ra công ty còn có các xưởng
sản xuất veston, comple, váy là các sản phẩm mới của công ty. Trong quá
trình kinh doanh xuất khẩu lâu dài công ty đã thiết lập được nhiều mối quan
hệ và có vị trí trên trường quốc tế. Sản phẩm của công ty May 10 từ lâu đã nổi
tiếng với tính năng sang trọng - lịch sự - chất lượng, đặc biệt là sản phẩm
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
sơmi nam được coi là sản phẩm mũi nhọn của công ty. Mỗi sản phẩm của
công ty đều thể hiện sự phong phú, chất lượng, phù hơp với thị hiếu của
người tiêu dùng.
1.1.2 Khả năng xuất khẩu sản phẩm may mặc của doanh nghiệp
Cuối năm 2007 tại Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới WTO, đây là cơ hội vàng cho ngành dệt may phát triển, vì không bị
khống chế về hạn ngạch. Khi đó nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ quan tâm
vào ngành sản xuất dệt may tại Việt Nam, các doanh nghiệp tại nước thứ ba
cũng sẽ vào đặt hàng. Như vậy số lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ tăng lên. Điều
đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mở rộng, đầu tư mới và thu hút thêm
các nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cơ hội cho các
doanh nghiệp may xuất khẩu, giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao
hàng của các doanh nghiệp được bình đẳng với các nước và ngành dệt may
Việt Nam có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay nghề hiện có.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được khách

hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May
Sài Gòn 3,May An Phước, May 10, May 28 sẽ có cơ hội tiếp nhận các đơn
hàng lớn. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn,
góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.
May 10 là công ty xuất khẩu hàng may mặc có tên tuổi trên thị trường quốc tế,
với kinh nghiệm đã tích luỹ được nhiều cơ hội sẽ đến với công ty, nếu nắm bắt
kịp thời và tận dụng được các cơ hội từ môi trường kinh doanh quy mô của
công ty có thể sẽ được mở rộng đáng kể.
1.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC
Nhu cầu về sản phẩm may mặc là rất đa dạng, số lượng lớn và thường
xuyên do sản phẩm may mặc là mặt hàng thiết yếu, không một người tiêu
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
dùng nào không cần đến nó. Điều này làm cho thị trường may mặc luôn sôi
động với các hoạt động mua và bán.
Yêu cầu về công nghệ và vốn đối với sản phẩm may mặc thấp hơn các
sản phẩm khác, do đó cạnh tranh về giá không quan trọng, thị trường không
co giãn về giá, giá cả thay đổi nhưng không làm cầu trên thị trường thay đổi.
Đối với lĩnh vực xuất khẩu thị trường xuất khẩu về cả khách hàng lẫn phạm vi
địa lý là rất rộng lớn, nhất là khi nền kinh tế đang có xu thế toàn cầu hoá như
hiện nay đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản
phẩm nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong việc tiến
hành các hoạt động kinh doanh xác định đúng đối tượng khách hàng, các khu
vực sẽ xâm nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất phù hợp với
mục tiêu của doanh nghiệp, dựa trên những điều kiện có hạn của chính công
ty may 10.
Đối với các nước nhập khẩu trên thế giới, hàng may mặc được chia làm
4 phân nhóm chính:
- Các sản phẩm thời trang cao cấp: Các sản phẩm may mặc có mầu sắc,
kiểu dáng thời trang, chất lượng

- Các sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu thô :Casơmia, len
angora, len môhai và các loại len quý hiếm khác
- Các sản phẩm có hàm lượng lao động cao
- Các sản phẩm nghệ thuật thủ công truyền thống.
Hiện nay các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang tận dụng lợi thế
nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào của đất nước, các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu
là hàng thông thường, có hàm lượng lao động cao.
* 4 xu hướng lớn trong thương mại dệt may thế giới hiện nay:
- Các nước phát triển tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á tiếp tục bị giảm
bớt thị phần, do phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nước sản xuất
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hàng dệt may giá rẻ. Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc đối trọng lại bằng
biện pháp tập trung vào hàng cao cấp.
- Các nhà sản xuất đối tác của Hoa Kỳ và EU cũng bị giảm thị phần.
Việc liên kết gia công Mexico – Trung Mỹ tại Hoa Kỳ và Bắc Phi - Thổ Nhĩ
Kỳ tại EU đã hạn chế bớt giảm sút của những nhà sản xuất này.
- Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may, mặc dù bị
Hoa Kỳ và EU áp dụng chế độ hạn chế và kiểm soát nhập khẩu. Biện pháp
chính được Trung Quốc áp dụng trong năm 2006 là đa dạng hoá thị trường
xuất khẩu, trong đó chú trọng tăng thị phần tại các nước châu Á.
- Các nước đang phát triển tại châu Á tiếp tục được lợi từ những sản
phẩm dệt may xuất khẩu giá rẻ của mình. Bangladesh, Campuchia và Việt
Nam là những nước thắng lợi trong thời kỳ hậu hạn ngạch hàng dệt may thế
giới, cùng với Trung Quốc.
Như vậy cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như với
công ty May 10 nói riêng trong thời gian tới là rất nhiều .Yêu cầu đặt ra đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc là phải tìm ra cách thức xâm
nhập thị trường hàng may mặc thế giới phù hợp với điều kiện thực tế của
doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHO SẢN
PHẨM MAY MẶC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Sau Trung Quốc, hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng rất
mạnh trong hai năm qua, bất chấp những khả năng bị Mỹ đánh thuế chống
bán phá giá.
Lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam ở Cat 338/339 (sơ mi dệt kim
bông) tăng 54% và tăng 32% ở Cat 347/348 (quần vải bông).
Thêm vào đó, Việt Nam không bị sức ép cạnh tranh của Trung Quốc vì
Mỹ đã xóa bỏ các hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam, như ở Cat
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
341/641 (sơ mi dệt thoi dành cho phụ nữ và thiếu nữ), lượng hàng xuất khẩu
của Việt Nam tăng 57%.
Nhưng ở hai Cat hàng này, thị phần hàng Việt Nam vẫn ở mức khiêm
tốn 3.45% so với mức vượt trội 46% của Trung Quốc.
Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh Nam Á, thị phần của các nhà
xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng cao ở các mặt hàng xơ nhân tạo
Mặt khác, khó khăn lớn nhất đối với ngành dệt may hiện nay là để mất
thị trường Mỹ. Để Quốc hội Mỹ chấp thuận thông qua việc áp dụng Quy chế
thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR), Chính phủ Mỹ
đã cam kết sẽ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt
Nam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Tất cả các nhà nhập khẩu Mỹ
cho rằng việc áp dụng biện pháp này sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh
doanh của họ, bởi họ không thể lường trước được khi nào sẽ bị tăng thuế.
Điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà nhập khẩu Mỹ sẽ quay lưng lại với
hàng dệt may Việt Nam và lựa chọn một đối tác làm ăn khác ít bị rủi ro hơn.
Theo ông Ân, nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ở Mỹ đang
chuyển hướng đầu tư và đơn hàng sang các nước khác. "Theo dự báo trước
đây, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sẽ tăng 15-20%/năm, nhưng nếu Mỹ
áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp dụng

biện pháp chống bán phá giá, thì mức tăng chỉ còn khoảng 5-7%/năm".
Hiện ngành dệt may có khoảng 2 triệu lao động đang làm việc và việc
Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may sẽ gây khó khăn
cho người lao động. Theo ông Lê Quốc Ân, có thể số lao động ngành dệt may
chưa bị giảm đi trong năm 2007 vì Mỹ mới bắt đầu áp dụng chế độ theo dõi
này, nhưng từ năm 2008 trở đi, mức độ ảnh hưởng sẽ tăng cao.
Để hạn chế ảnh hưởng bất lợi từ việc Mỹ áp dụng chế độ theo dõi đặc
biệt, ngành dệt may dự kiến sẽ mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác,
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đồng thời chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, đầu tư sản
xuất nguyên phụ liệu ngay tại thị trường nội địa.
Riêng đối với thị trường Mỹ, ngành sẽ coi trọng điều tiết, kiểm soát cả
về số lượng, chủng loại và giá cả hàng hoá xuất sang thị trường này, đồng
thời tiếp tục vận động chính quyền Mỹ sớm chấm dứt chế độ theo dõi đặc biệt
đối với ngành dệt may Việt Nam cũng như không áp dụng biện pháp chống
bán phá giá.
Trước sự biến động của thị trường thế giới, để mở rộng thị trường xuất
khẩu bắt buộc các doanh nghiệp dệt may phải hiểu rõ thị trường và xu hướng
biến động, cụ thể, phải tiến hành các hoạt động sau:
1.3.1 Nghiên cứu thị trường để lựa chọn đoạn thị trường và lập
chiến lược kinh doanh.
Ngày nay nghiên cứu thị trường trở thành một công cụ không thể thiếu
trong việc nắm bắt thị trường, được sử dụng một cách rất phổ biến. Hoạt động
nghiên cứu thị trường được dùng để thu thập các thông tin trên thị trường như
thông tin về các sản phẩm mới, chính sách của nhà nước (dự kiến phân bổ
ngân sách nhà nước, thuế xuất nhập khẩu, các thoả thuận của nhà nước có liên
quan đến thị trường..), thông tin về các đối tác, khách hàng tiềm năng, nhu
cầu khách hàng, xu hướng tiêu dùng...Dựa trên những thông tin trên doanh
nghiệp có thể dự đoán thị trường và đưa ra những quyết định đúng đắn để có

thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, củng cố vị trí của mình trên thị
trường.
Thông qua nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ có nhiều thông tin
hơn để đề ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp, xác lập các kênh phân phối
hiệu quả, định ra mức giá cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Thu
thập thông tin về giá của đối thủ cạnh tranh, giá nguyên vật liệu đầu vào, thu
thập thông tin về sự phân phối lợi nhuận trong các thành phần tham gia phân
Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp: Thương mại 46A

×