Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tranh chấp lao động tại công ty Taekwang Vina. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.9 KB, 10 trang )

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM:
THAM CHIẾU TỪ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ
Đỗ Danh Huấn
*
Cho đến nay, những văn bản có giá trị pháp luật ra đời dưới thời Lý, Trần,
trước khi có các bộ Quốc triều hình luật (thời Hậu Lê) và Hoàng Việt luật lệ (thời
Nguyễn) đều không còn
1
. Do vậy, muốn tìm hiểu về thiết chế nhà nước, chế độ
chính trị, các hoạt động lập pháp và hành pháp trong lịch sử Việt Nam, chúng ta chỉ
có thể dựa vào hai bộ luật vừa nêu là: Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng
Đức) và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) và một số nguồn tư liệu bổ
trợ khác. Hai bộ luật này được xem là nguồn tư liệu rất có giá trị, giúp ích cho việc
nhận diện bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền; tìm hiểu các mối liên
hệ giữa nhà nước và nhân dân; về văn hóa và phong tục tập quán truyền thống ở
Việt Nam… Đặc biệt hơn, nó còn giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu sự ra đời của
lịch sử luật pháp Việt Nam.
Bộ Quốc triều hình luật có 6 quyển, 13 chương
2
và 722 điều. Bộ Hoàng Việt
luật lệ có 22 quyển, 398 điều, 34 chương. Bàn về nội dung các điều luật và hình thức
của hai bộ luật vừa nêu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Quốc triều hình luật và Hoàng
Việt luật lệ chịu ảnh hưởng mạnh từ luật pháp Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là luật nhà
Minh và nhà Thanh, thậm chí còn xa hơn nữa là luật của nhà Tống và nhà Đường
3
.
Bỏ qua những phân tích, so sánh hay sự “vay mượn” từ luật pháp Trung Hoa
trong hai bộ luật trên, bài viết này thông qua việc tìm hiểu những quy định trong các
chương Điền sản và Hộ hôn của Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, qua đó
*
Thạc sỹ, Viện Sử học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam


1
Thư tịch cổ cho biết, vào năm 1042, nhà Lý cho ban hành bộ Hình thư, gồm 3 quyển, đến thời Trần, năm
1341, vua Trần Dụ Tông đã sai biên soạn bộ Hoàng triều đại điển và khảo soạn bộ Hình thư để ban hành,
xem trong Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ (Phiên dịch: Nguyễn Ngọc Nhuận,
Nguyễn Tá Nhí và Tổ phiên dịch Viện Sử học; Hiệu chỉnh: Nguyễn Hữu Tâm). Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2009, tr. 7.
2
Các chương đó là: Danh lệ, Cấm vệ, Vi chế, Quân chính, Hộ hôn, Điền sản, Thông gian, Đạo tặc, Đấu
trọng, Trá ngụy, Tạp luật, Bộ vong, Đoán ngục.
3
Xem thêm: Yu Insun: Hệ thống luật pháp triều Lý và triều Trần của Việt Nam-Mối quan hệ giữa “Đường
luật” và “Lê triều hình luật”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1-2011, tr. 8-31.
góp phần nhận diện những nội dung phản ánh về quyền con người
4
đã được ban
hành và thực thi trong đời sống xã hội ở thời điểm hai bộ luật tồn tại.
1. Quyền con người trong sở hữu và thừa kế ruộng đất
Chúng ta đều biết tằng, nền tảng cơ bản của kinh tế truyền thống trong lịch
sử Việt Nam là sản xuất nông nghiệp, trong đó, ruộng đất được coi là tài sản, là tư
liệu sản xuất quý giá nhất, cũng chính từ điều kiện này mà góp phần hình thành nên
nền văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước của Việt Nam. Suy rộng hơn, ruộng
đất không chỉ là tài sản quan trọng của các triều đại quân chủ trong lịch sử Việt
Nam, mà nó gần như là mẫu số chung cho một số thể chế và mô hình nhà nước cổ
truyền ở phương Đông.
Chính vì ruộng đất có vai trò quan trọng trong đời sống và trong tổ chức xã
hội Việt Nam cổ truyền, nên luật hình triều Lê và Nguyễn đã đặt ra nhiều điều
khoản thi hành lên quan tới quyền thừa kế, sở hữu ruộng đất trong những tình huống
cụ thể và đối tượng chịu sự điều chỉnh của luật pháp khác nhau.
Nhà nước Lê, Nguyễn trong quá trình ban hành và thực thi các điều luật về
kế thừa, sở hữu ruộng đất đã tỏ ra bình quyền trong việc quy định quyền và nghĩa

vụ cho mọi đối tượng, cho dù đó là nam hay nữ, con đẻ hay con nuôi, người sang kẻ
hèn, người tàn phế hay người lành lặn… Tinh thần chung của luật pháp dưới triều
Lê có nêu: “Pháp luật rất là giản dị, thi hành cho cả kẻ sang và kẻ hèn […]. Pháp
lịnh rõ ràng, người sang, người hèn cùng một lẽ, luật đều rõ rệt, chủ trước chủ sau
phải tuân theo”
5
.
Trước hết, về quyền được nhận đất đai canh tác, nhà Lê đã quy định con trai
16 tuổi bắt đầu có quyền được nhận ruộng đất: “Con trai mười sáu tuổi, là lệ về niên
hạn được nhận ruộng đất, cho đời đời được phép theo đấy […]. Nếu ai cưỡng nhận
hay cưỡng tranh, thì sẽ bị tội trượng tám chục; quá niên hạn thì mất ruộng đất”
6
.
Pháp luật cũng quy định rằng, bên cạnh việc công dân có quyền sở hữu
ruộng đất, thì nhà nước cho phép họ có quyền chuyển ruộng đất thành một loại hàng
4
Khái niệm Quyền con người theo Đặng Dũng Chí: “Quyền con người thực chất nhằm giải quyết mối quan
hệ giữa cá nhân và nhà nước, thể hiện ở việc nhà nước ghi nhận bằng pháp luật các nhu cầu, lợi ích của các
bộ phận người trong xã hội và trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ người dân khỏi sự vi phạm tùy
tiện đến quyền tự do và lợi ích của cá nhân”, xem Đặng Dũng Chí: Những giá trị quyền con người trong bộ
Luật hình triều Lê, in trong Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2002, tr. 178. Còn theo Wikipedia thì: “Nhân quyền, hay quyền con người (tiếng Anh: Human rights) là
những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào”.
5
Hồng Đức thiện chính thư (Nguyễn Sĩ Giác phiên dịch). Nam Hà ấn quán, Sài Gòn, 1959, tr. 9-11; tr. 19-21.
6
Hồng Đức thiện chính thư, sđd, tr. 25.
hóa - người có ruộng đất được bán đổi: “Từ xưa tới nay trước sau như một […],
ruộng dù bán cầm, mà tiền chưa trả cho người chủ cầm, thì theo phép người cầm
trước này, vẫn được cày ruộng đó, chứ chủ sau không được cưỡng tranh. Vậy phải

trả tiền cho người chủ cầm, thì người này mới thôi không cày nữa. Trái lịnh này thì
sẽ bị tội trượng tám chục. Nhà nước không tha”
7
.
Trong nội dung vừa dẫn trên, chúng ta thấy rằng, luật pháp đã nhấn mạnh tới
tính quân bình, mọi đối tượng trong xã hội đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng
trước phép nước: “Pháp lịnh rõ ràng, người sang, người hèn cùng một lẽ, luật đều
rõ rệt, chủ trước chủ sau phải tuân theo”.
Từ quy định về quyền sở hữu đất đai như đã dẫn, nếu so sánh với các điều
trong Luật đất đai ngày nay của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
thì chúng ta thấy rằng nội dung nêu trên của bộ luật nhà Lê có những điểm khá
tương đồng với Luật đất đai ngày nay như việc cho phép người sở hữu ruộng đất có
các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng
đất (Luật đất đai năm 1993).
Cũng với những quy định về sở hữu và thừa kế ruộng đất, trong lịch sử, hai
nhà nước Lê, Nguyễn đã chú ý và ban hành những điều luật cho phép người con nuôi
cũng được thừa kế ruộng đất. Điều 7, trong Chương Điền sản của Luật nhà Lê ghi:
“Con nuôi mà có văn tự là con nuôi và ghi trong giấy rằng sau sẽ chia điền sản cho,
khi cha mẹ nuôi chết không có chúc thư, điền sản đem chia cho con đẻ và con nuôi.
Nếu người trưởng họ chia điền sản ấy không đúng phép, thì phạt 50 roi, biếm một tư.
Nếu trong giấy của con không ghi là sẽ cho điền sản, thì không dùng luật này”
8
.
Theo truyền thống và quan hệ huyết thống của văn hóa Việt Nam, chúng ta
thường thấy việc thừa kế tài sản nói chung của cha mẹ, trước hết thuộc về con đẻ
của những người có tài sản để lại, một khi cha mẹ mất đi mà không có người thừa
kế, thì việc đó được giao cho những người có vai vế và có mối liên hệ huyết thông
trực tiếp và gần nhất đối với người có tài sản để bàn giao việc thừa kế, trong dân
gian chúng ta gọi là thừa tự, người thừa tự sẽ có trách nhiệm hương hỏa, trông nom
phần mộ người đã khuất mà mình được thừa kế tài sản. Như vậy, ở đây luật pháp

triều Lê đã đem đến một sự công bằng cho những người thừa kế tài sản, mà cụ thể
là người con nuôi trong gia đình. Thực chất mà nói, người con nuôi cũng là một
7
Hồng Đức thiện chính thư, sđd, tr. 19-21.
8
Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ (Phiên dịch: Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá
Nhí và Tổ phiên dịch Viện Sử học; Hiệu chỉnh: Nguyễn Hữu Tâm). Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009, tr. 82.
thành viên bình đẳng trong gia đình, giữa họ chỉ khác nhau một điều là không có
liên hệ huyết thống.
Pháp luật cũng phân xử công minh tài sản của vợ hoặc chồng, khi một trong
hai người không còn sống với nhau (có thể đã mất hoặc chia tay nhau). Điều 1 và 2
của luật nhà Lê có ghi: “Chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con, hay vợ
cùng chồng trước có con, chồng sau không có con, mà chồng chết trước, không có
chúc thư, thì điền sản thuộc về con vợ trước, hay con chồng trước; nếu vợ sau, chồng
sau không chia đúng phép thì bị xử phạt 50 roi, biếm một tư”
9
(Điều 1). “Vợ chồng
không có con, hoặc ai chết trước, không có chúc thư, mà điền sản chia về chồng hay
vợ, cùng là để về việc tế tự không đúng phép, thì xử phạt 50 roi, biếm một tư. Người
trong họ không được giữ phần điền sản về việc tế tự ấy nữa”
10
(Điều 2).
Xã hội Việt Nam cổ truyền được xem là “mô hình” của xã hội Trung Hoa,
với những ảnh hưởng về hệ tư tưởng, thiết chế và những tác động qua lại về văn
hóa. Trong dòng chảy lan truyền của học thuyết Nho giáo, địa vị của người phụ nữ
trong xã hội không được coi trọng, điều đó đương nhiên càng quy định và không
thừa nhận họ có quyền được thừa kế bất kỳ tài sản nào của gia đình, gia tộc để lại.
Nhưng thực tế không phải như vậy, luật pháp Việt Nam cổ truyền đã đặt địa vị
người phụ nữ ngang bằng với bất kỳ các đối tượng trong xã hội chịu sự điều chỉnh
của luật pháp, họ đã được pháp luật cho phép hưởng thừa kế tài sản ruộng đất như

bao công dân khác: “Người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai
trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng, ruộng đất hương hỏa thì
cho lấy một phần hai mươi”
11
(Điều 4, bổ sung luật hương hỏa). Và: “Cha mẹ sinh
được hai con trai, người con trai trưởng chỉ sinh con gái, con thứ lại có con trai, thì
phần hương hỏa giao cho con trai của người con thứ; nhưng con trai người con thứ
chỉ sinh cháu gái, thì phần hương hỏa trước kia lại phải trao trả cho con gái người
con trưởng”
12
(Điều 4, châm trước bổ sung về luật hương hỏa).
Trên tinh thần đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền, ngoài
những quy định hay ghi chép trong văn bản pháp luật, trong thực tế, các tư liệu địa
bạ cổ thời Gia Long và Minh Mạng để lại còn cho thấy, người phụ nữ hoàn toàn có
quyền sở hữu ruộng đất. Mặc dù chỉ chiếm số lượng ít, song những ghi chép trong
9
Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sđd, tr. 80.
10
Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sđd, tr. 80.
11
Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sđd, tr. 84.
12
Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sđd, tr. 85.
địa bạ thời Nguyễn đã phản ánh rõ và củng cố thêm những quy định mà trước đó,
trong luật pháp Lê triều đã ban hành.
Các tác giả Nguyễn Cảnh Minh và Đào Tố Uyên khi nghiên cứu về tình
hình ruộng đất ở ấp Thủ Trung (Kim Sơn-Ninh Bình) trong thế kỷ XIX đã cho
biết, địa phương này có 2 chủ sở hữu nữ đó là: Phạm Thị Kiêu sở hữu 1 mẫu đất ở
và 5 sào ruộng, còn Phạm Thị Lưỡng sở hữu 5 sào đất ở và 8 mẫu, 5 sào ruộng
13

.
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Kim Jong Ouk về tình sở hữu ruộng đất ở
làng Mễ Trì (Từ Liêm-Hà Nội) trước năm 1945 cho thấy: Chủ sở hữu là phụ nữ ở
làng Mễ Trì có 198 người, chiếm 85 mẫu, 9 sào (60,5%), trong đó số phụ nữ ở nơi
khác đến Mễ Trì xâm canh và cũng được thừa nhận quyền sở hữu là 14 người,
chiếm 48 mẫu (33,8%)
14
.
Người tàn tật là nhóm người chịu nhiều thiệt thòi trong mọi xã hội, có khi bị
cộng đồng xem nhẹ, vì họ không có đóng góp nhiều cho việc sản xuất ra của cải vật
chất và tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đối với lớp người
này, nhà nước Lê, Nguyễn đã cho thấy tính nhân văn và bản chất thân dân của mình.
Trong hai bộ luật đang bàn, đã có những điều khoản lên tiếng bảo vệ quyền lợi của họ.
Trong luật nhà Lê quy định: “Người cha lấy vợ trước sinh được một con trai, phần
hương hỏa đã giao cho giữ, nhưng người con trai ấy chỉ sinh được một con gái, mà
cha có vợ lẽ hay nàng hầu lại sinh được một trai nhưng lại bị cố tật, người con cố tật
ấy sinh được cháu trai, thì ruộng đất hương hỏa phải giao cho người cháu trai con kẻ
cố tật”
15
. Đến bộ luật của nhà Nguyễn cũng thừa kế và phát huy tinh thần nhân văn đó
và được thể hiện như sau: “Phàm trai gái lúc mới đính hôn, nếu như gặp phải trương
hợp tàn phế, tật bệnh, già nua, trẻ thơ, con vợ bé, con riêng (đồng tông), con nuôi
(khác họ), hai nhà cần phải xem xét cho kỹ lưỡng, nếu phát hiện ra thì tùy theo ý
nguyện của từng bên (nếu không đồng ý thì thôi, nếu ưng ý thì cũng xếp đặt mối lái),
viết giấy hôn thú rồi tổ chức hỏi cưới theo đúng lễ nghi”
16
.
13
Xem thêm Nguyễn Cảnh Minh-Đào Tố Uyên: Vài nét về tình hình phân bố ruộng đất ở một ấp khai hoang
trong thế kỷ XIX - Ấp Thủ Trung (Kim Sơn), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2-1993, tr. 51-52.

14
Kim Jong Ouk: Tình hình sở hữu ruộng đất ở làng Mễ Trì (tỉnh Hà Đông) nửa đầu thế kỷ XIX, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 6-1999, tr. 39. Tác giả còn nhấn mạnh thêm: “Một đặc điểm khác nữa trong mối
quan hệ sở hữu ruộng đất của làng Mễ Trì trong thời kỳ thống trị của thực dân Pháp, đó là hình thức sở hữu
ruộng đất của phụ nữ. Hình thức này có liên quan tới phong tục thừa kế tài sản của phụ nữ Việt Nam dưới
chế độ gia tộc truyền thống. Phụ nữ cũng là đối tượng được phân chia tài sản, đó là sự biểu hiện cho tính
phát triển của của chế độ lưỡng hệ. Trong khi đó, ở Trung Quốc và Hàn Quốc, phụ nữ không được hưởng
quyền thừa kế do ảnh hưởng của chế độ phụ hẹ”, xem Kim Jong Ouk, tlđd, tr. 38.
15
Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sđd, tr. 84-85.
16
Cổ luật Việt Nam Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sđd, tr. 424. Sau này, trong bộ bách khoa toàn
thư của nhà bác học Phan Huy Chú viết vào thời Nguyễn, trong đó có chương Hình luật chí, cũng nhắc tới
việc bảo vệ nhóm người có vị trí thiệt thòi trong xã hội: “Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi và người
tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mưu sống được, quan ty sở

×