Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.97 KB, 49 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT 5
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 5
1.2 Điều kiện địa lí, kinh tế của công ty 8
1.2.1 Điều kiện địa lí 8
1.2.2 Điều kiện kinh tế và hệ thống giao thông liên lạc 10
CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU HỆ THỐNG BỒN CHỨA VÀ CÁC THIẾT BỊ
PHỤ TRỢ 12
2.1 TỔNG QUAN 12
2.2 TÌM HIỂU HỆ THỐNG BỒN CHỨA 14
2.2.1 Khái quát về hệ thống bồn chứa 14
2.2.2 Các phương pháp thi công bồn chứa 17
2.3 CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ BỒN CHỨA 19
2.3.1 Hệ thống bơm 19
2.3.2 Dụng cụ đo 21
2.3.3 Hệ thống van 22
2.3.4 Hệ thống xả áp 24
2.3.5 Các thiết hỗ trợ khác 25
CHƯƠNG 3. TÌM HIỂU QUY TRÌNH KIỂM TRA XĂNG DẦU 27
3.1 Đo mức chứa 27
3.2 Thử nước 28
3.3 Đo nhiệt độ 28
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
3.4 Tính toán thể tích, khối lượng trong bồn chứa 30
CHƯƠNG 4. TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH NHẬP XUẤT XĂNG DẦU 34
4.1 Quy trình nhập xăng dầu 34
4.1.1 Hồ sơ nhập hàng 34
4.1.2 Quy trình nhập hàng từ tàu lên bể chứa 34


4.2 Quy trình xuất hàng 36
4.2.1 Quy trình xuất hàng cho tàu 36
4.2.2 Quy trình xuất hàng cho xe bồn 37
CHƯƠNG 5. CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ HAO HỤT 40
5.1 Công tác an toàn trong quá trình xuất, nhập và lưu trữ xăng dầu 40
5.2 Công tác quản lý hao hụt 41
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
6.1 Kết luận 44
6.2 Kiến nghị 46
Thuật ngữ chữ viết tắt 48
Tài liệu tham khảo 49
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
ĐÁNG GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1.Thái độ tác phong khi tham gia thực tập



2. Kiến thức chuyên môn:


3. Nhân thức thực tế:


4. Đánh giá khác:


5. Đánh giá kết quả thực tập:

Giảng viên hướng dẫn

LỜI MỞ ĐẦU

Với một nền kinh tế đang có sự tăng trưởng như Việt Nam hiện nay thì
nguồn năng lượng như xăng dầu là không thể thiếu trong sản xuất và phát
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
triển kinh tế. Đặc biệt ngành dầu khí là một trong những ngành có đóng góp
rất lớn vào nguồn ngân sách của cả nước.
Công ty cổ phần Xăng dầu dầu khí Vũng Tàu là một đơn vị kinh doanh
xăng dầu trong ngành dầu khí, với vai trò là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung
ứng xăng dầu phục vụ trong ngành dầu khí, mà còn là đầu mối lớn tại khu vực
phía nam. Từ một xí nghiệp non trẻ mới thành lập năm 1996, cho đến nay
không ngừng phát triển trong phạm vi kinh doanh của mình, đồng thời nâng
cấp hệ thống kho và mở thêm các tổng đại lý.
Để tìm hiểu thêm về quá trình thiết kế hệ thống đường ống bể chứa,
những vấn đề liên quan đến hệ thống đường ống bể chứa như cách đo đạt ,tiêu
chuẩn, quá trình ăn mòn,…cũng như quá trình kiểm tra xăng dầu, nay chúng
em làm bài báo cáo này để làm rõ những vấn đề nêu trên.
Trong thời gian kiến tập tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng
Tàu chúng em đã cố gắng quan sát và nắm bắt những hoạt động thực tế để
hoàn thành tốt báo cáo thực tập “Công nghệ nhà máy lọc dầu cát lái” . Tuy
nhiên do thời gian thực tập có hạn nên không thể tránh việc còn nhiều thiếu
xót, rất mong được sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Vũng Tàu, ngày 30, tháng 08, năm 2012
CHƯƠNG 1:
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ
YẾU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU DẦU KHÍ MIỀN ĐÔNG
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái

1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty
PV OIL BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ trụ sở chính: Số 9 Khu nhà dịch vụ 15 tầng, TTTM Đường
Nguyễn Thái Học, Phường 7, TP. Vũng Tàu
PV OIL ĐÌNH VŨ
Địa chỉ: Lô F6, KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng
Sức chứa: 70.000 m
3
PV OIL HÀ TĨNH
Địa chỉ: 417 Trần Phú, P.Thạch Linh, Tp.Hà tĩnh,T.Hà Tĩnh
Sức chứa: 300.000 m
3
PV OIL MIỀN ĐÔNG
Địa chỉ: 54B Đường 30/4, P.Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu
Sức chứa: 122.000 m
3
PV OIL NHÀ BÈ
Địa chỉ: Ấp 4, Xã Phú Xuân, Huyện Nhà Bè, TP.HCM
Sức chứa: 450.000 m
3
Ngành Dầu Khí Việt Nam được hình thành lập 3/9/1975 và bắt đầu tiến
hành khai thác ở vùng trũng Sông Hồng với sự phát hiện mỏ khí Tiền Hải
(Thái Bình). Sau ngày thống nhất đất nước, Ngành Dầu Khí mở rộng hoạt
động trong cả nước và chủ yếu ngoài khơi thềm lục địa Nam Việt Nam.
Năm 1986 PetroVietNam đã tiến hành khai thác dầu khí đầu tiên ở
thềm lục địa tại mỏ Bạch Hổ. Đến nay, PetroVietNam đã phát hiện và đưa vào
khai thác nhiều mỏ dầu khí biển khác như Đại Hùng, Rồng, Ruby …
Từ sau năm 1990 sản lượng khai thác dầu thô ở Việt Nam ngày một
tăng nhanh và đến năm 1995 đã đạt trên 17 triệu tấn năm. Ngành Dầu Khí

Việt Nam đã và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguồn thu
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trên toàn đất nước.
Với việc khai thác dầu thô ngày càng tăng đã đặt ra cho ngành dầu khí
yêu cầu cần phát triển khâu sau, để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ sản phẩm
dầu khí ngày càng tăng tại Việt Nam.
Tháng 9/1995 Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Dầu khí Việt Nam đã
ra quyết định sắp xếp lại tổ chức của 2 đơn vị là công ty Lọc Hoá Dầu & công
ty dầu mỡ nhờn VIDAMO thành công ty Chế Biến & Kinh Doanh sản Phẩm
Dầu Mỏ (PDC).
Ngày 01 / 06 /2008, Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam (PetroVietNam) đã ra quyết định hợp nhất hai công ty là Công ty Chế
Biến & Kinh Doanh sản Phẩm Dầu Mỏ và Công ty TNHH MTV Thương mại
Dầu khí (Petechim) thành Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL). Tổng Công
ty Dầu Việt Nam có hệ thống các đơn vị chi nhánh rộng khắp cả nước và Xí
nghiệp Tổng kho xăng dầu Vũng Tàu là một trong nhiều đơn vị của Tổng
công ty Dầu Việt Nam.
Công ty Xăng dầu Dầu khí Miền Đông (PV Oil Miền Đông) trước đây
có tên là Xí Nghiệp Dịch vụ, vật tư thiết bị và nhiên liệu là 1 xí nghiệp nhà
nước hạch toán phụ thuộc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí PTSC được
thành lập theo Quyết Định số 2638/QĐ –HĐBT ngày 07/08/1997 của Hội
Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam có trụ sở tại Số 54 – Đường
30/04 – Phường 9 – Thành phố Vũng Tàu.
Ngày 27/04/2001 Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam đã tổ chức sát
nhập vào Công Ty Chế Biến & Kinh Doanh Sản Phẩm Dầu Mỏ (PDC).
Ngày7/12/2001 đổi tên thành Xí nghiệp xăng dầu - Dầu khí Vũng Tàu
(PDC Vũng Tàu).
Công ty Xăng dầu Dầu khí Miền Đông (PV Oil Miền Đông) được

thành lập ngày 01/07/2008 trên cơ sở kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Xí nghiệp Xăng dầu Dầu khí Vũng Tàu (PDC Vũng Tàu); Là đơn vị hạch toán
phụ thuộc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), được giao nhiệm vụ kinh
doanh buôn bán xăng dầu cho các khách hàng là Tổng đại lý/Đại lý trên nhiều
tỉnh thành; Cung ứng xăng dầu cho các nhà thầu dầu khí đang hoạt động thăm
dò khai thác dầu khi trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam; Bán buôn cho các
hộ công nghiệp tiêu thụ trực tiếp (bán cho các nhà máy điện, xi măng, thép,
…); Bán lẻ cho người tiêu dùng; Phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng
dầu (CHXD) và kinh doanh các mặt hàng khác ngoài xăng dầu như dầu mỡ
nhờn, hoá chất, phân đạm,…
Hiện nay, với đội ngũ CB -CNV được đào tạo chuyên môn sâu và với
vai trò là người đi đầu trong lĩnh vực cung cấp xăng dầu phục vụ cho nhu cầu
thị trường trong nước, Công ty đã không ngừng phát triển kinh doanh và
khẳng định được vị trí của mình. Từ một doanh nghiệp non trẻ, trong những
năm qua Công ty đã từng bước mở rộng phạm vi kinh doanh, đồng thời nâng
cấp hệ thống công suất kho từ 70.000m3 (năm 2000) lên 104.000m3 (năm
2003) và hệ thống công nghệ đủ khả năng vừa xuất vừa nhập 03 loại nhiên
liệu khác nhau cùng một thời điểm. Sự lớn mạnh của Công ty sẽ là động lực
to lớn để thúc đẩy ngành Dầu khí Việt Nam ngày càng phát triển. Song song
với hoạt động này Công ty còn hoạt động trên các lĩnh vực khác như: nhập ủy
thác, cho thuê bồn bãi để tận dụng và phát triển năng lực sẵn có của mình.
Công ty thường xuyên cung cấp xăng dầu các loại có chất lượng ổn định
theo tiêu chuẩn Việt Nam, số lượng thực hiện giao nhận cho các loại phương
tiện thủy – bộ luôn đảm bảo ĐÚNG & ĐỦ. Sẵn sàng đáp ứng và thỏa mãn các
nhu cầu hợp lý của khách hàng.
Công ty thực hiện phương thức GIAO & NHẬN nhanh gọn, chính xác,
linh hoạt, đảm bảo an toàn về mọi mặt. Dịch vụ cung ứng kịp thời, tận tình
chu đáo.

GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Giá cả hợp lý – vận dụng linh hoạt chính sách chiết khấu trên cơ sở các
quy định hiện hành.
Luôn gắn kết quyền lợi của khách hàng với quyền lợi của Doanh
nghiệp, thường xuyên nắm bắt ý kiến phản hồi từ khách hàng nhằm hoàn
thiện ngày càng cao hơn chất lượng sản phẩm (dịch vụ) của đơn vị mình.
Thường xuyên nghiên cứu, nâng cấp, cải tiến trang thiết bị máy móc,
hệ thống công nghệ xuất – nhập, hệ thống cầu Cảng chuyên dùng để không
ngừng tăng năng suất giao nhận nhiên liệu cho các loại phương tiện đảm bảo
điều kiện an toàn cao.
Chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức
của mọi CB-CNV trong Công ty nhằm thực hiện tốt mọi công việc, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tên đơn vị: CÔNG TY XĂNG DẦU DẦU KHÍ MIỀN ĐÔNG
Tên giao dịch : PV OIL MIỀN ĐÔNG
Tên đơn vị chủ quản: TỔNG CÔNG TY DẦU VIỆT NAM
(Petrovietnam oil corporation)
- Trụ sở: số 54 – đường 30/4 – P.Thắng nhất – TP.Vũng Tàu
- Điện thoại : 064.594568
- Fax : 064.594564
1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của công ty.
Yếu tố về tự nhiên địa lí ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp .Công
ty PVOIL Vũng Tàu được xây dựng tại: số 54 đường 30/4. Địa điểm này rất
thuận lợi để vận chuyển hàng bằng đường bộ đi các tỉnh ở các tỉnh Đông Nam
Bộ. Đồng thời vị trí của công ty nằm gần biển có cảng Thượng Lưu đáp ứng
cho các loại tàu có trọng tải lớn từ 10000 tấn đổ xuống; tàu nhập ngọai từ 5
vạn tấn có hệ thống nhập từ Gành Rái qua đường ống từ Cù Lao Tào.
1.2.1 Điều kiện địa lý:
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Thành phố Vũng tàu nói riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung là một
tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp
tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp biển
Đông với hơn 200 km bờ biển trong đó có 40 km là bãi tắm. Vị trí này rất đặc
biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực
miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều
tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên
biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát
triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều
kiện phát triển tất cả các tuyến giao thong đường bộ, đường không, đường
thủy, và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.
Vũng Tàu là thành phố cảng và dịch vụ công nghiệp nằm ở "Mặt tiền
Duyên hải" ở phía Nam, là cầu nối và "cửa ngõ" lớn giao lưu kinh tế với thế
giới; Bình Dương, Biên Hoà và khu vực dọc theo đường 51 có điều kiện
thuận lợi để phát triển công nghiệp, có trục đường xuyên Á chạy qua ; gần
các vùng nguyên liệu nông nghiệp, cây công nghiệp tập trung quy mô lớn
nhất cả nước; có nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là dầu khí,
tạo điều kiện cho vùng có khả năng phát triển chuyên môn hoá cao, đồng bộ,
có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Vùng có lợi thế so sánh hơn nhiều vùng khác trong cả nước, lại sớm
nhận được chủ trương của Chính phủ phát triển khu công nghiệp và kết cấu
hạ tầng, do đó vùng có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, điều kiện kinh tế
- xã hội phát triển hơn hẳn các vùng khác. Vùng có hệ thống kết cấu hạ
tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung
tâm y tế, nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa điểm
có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội.
Vùng là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và
quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông,
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
dịch vụ cảng liên kết bởi các tuyến trục và vành đai thông thoáng. Do đó
vùng là địa bàn có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước,
và thu hút lao động từ ngoài vùng vào.
Là một vùng công nghiệp trọng yếu của cả nước, đã hình thành và liên
kết mạng lưới các khu công nghiệp tập trung và phát triển các ngành công
nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán
thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hoá chất cơ bản, phân bón và vật
liệu làm nền tảng công nghiệp hoá của vùng kinh tế phía Nam và của cả
nước và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong thời
kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đây là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng lãnh thổ có nhiều
điều kiện thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn , phát triển năng động nhất cả
nước đang đóng góp tích cực cho phát triển của cả khu vực phía Nam. Đồng
thời có hệ thống đô thị, các khu công nghiệp đang trong quá trình phát triển
vượt bậc. Với những tiềm năng, thế mạnh kể trên, Vũng Tàu xứng đáng
“được tập trung đầu tư cao để trở thành một trong những vùng kinh tế phát
triển năng động nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh vượt trước, chuyển
dịch cơ cấu nhanh so với các vùng khác trong cả nước, đi đầu trong một số
lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế”.
1.2.2. Điều kiện kinh tế và hệ thống giao thông liên lạc.
Điều kiên kinh tế của thành phố Vũng tàu nói riêng và Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu nói chung, kinh tế vùng là rất phát triển, vì đây là thành phố du
lịch, cùng với đó Vũng tàu là nơi có nhiều cảng biển cũng như cảng dịch vụ
và khai thác dầu khí. Vũng tàu có được thế mạnh về kinh tế mà tất cả các
nước trên thế giới cũng đang rất chú trọng, một là ngành du lịch, hai là ngành
khai thác dầu khí. Vì vậy mà thành phố Vũng tàu nói riêng, tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu nói chung đây là nơi có điều kiên kinh tế rất phát triển.
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Bên cạnh những lợi thế đó Vũng tàu còn là nơi có mạng lưới giao thông
thuận tiện cả về đường bộ lẫn đường thủy nội địa cũng như ra các nước trong
khu vực cũng như thế giới.
Như vậy , việc vận chuyển các hệ thống đường thủy và đường bộ là hết sức
thuận lợi.
Công ty cũng xây dựng một hệ thống bồn bể chứa các loại xăng và dầu
đảm bảo an toàn, hệ thống xử lí nước thải , hệ thống phòng cháy chữa cháy
đảm bảo thực hiện đúng theo hệ thống quản lý an toàn sức khỏe OHSAS
18001 và hệ thống quản lí môi trường ISO 14001. Thường xuyên cung cấp
xăng dầu các loại có chất lượng ổn định theo tiêu chuẩn Việt Nam, số lượng
thực hiện giao nhận cho các loại phương tiện thủy – bộ luôn đảm bảo “ đúng
và đủ”. Sẵn sàng đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu hợp lý của khách hàng.
Từ một doanh nghiệp non trẻ, trong những năm qua công ty xăng dầu
dầu khí Miền Đông đã từng bước mở rộng kinh doanh, đồng thời nâng cấp
kho chứa hàng từ 70.000 m
3
( Năm 2000 ) lên 104.000 m
3
( Năm 2003) và đã
nâng tổng sức chứa lên 121.000 m
3
( Năm 2008 ). PV OIL Miền Đông đã tiến
hành xây dựng công trình kho Xăng dầu tại Cù Lao Tào, cách kho hiện tại
một con sông, năm 2009 đã đưa vào hoạt động với sức chứa 150.000 m
3
, với
hệ thống công nghệ đủ khả năng xuất nhập cùng một lúc ba loại nguyên liệu
khác nhau. Sự lớn mạnh của PV OIL Vũng Tàu sẽ góp phần quan trọng trong
việc dự trữ và phân phối xăng dầu quốc gia.

PV OIL Miền Đông có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, đoàn kết và tận tụy với
công việc, có trách nhiệm cao với khách hàng, luôn cố gắng làm vừa lòng
khách hàng từ chất lượng, đến phong cách phục vụ, đảm bảo an toàn vệ sinh
môi trường và phòng cháy, đời sống cán bộ công nhân viên được quan tâm cả
về vật chất lẫn tinh thần.
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
CHƯƠNG 2:
TÌM HIỂU HỆ THỐNG BỂ CHỨA
VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
2.1. Tổng quan
Bảng 2.1: Thống kê thiết bị của công ty
ST
T
Tên thiết bị Số lượng Ghi chú
1 Bể chứa xăng trong đất liền 19 bể Sức chứa
122.000m
3
2 Trạm bơm công nghệ 8 máy bơm li tâm
và 2 máy bơm
bánh răng
3 Cần xuất ô tô 12
4 Hệ thống chữa cháy, làm mát 2bể nước
4 máy bơm
2 xe chữa cháy
Dung tích
10.000m3
5 Hệ thống cầu cảng bờ, cảng

sông
12 đường ống
xuất nhâp.
2 nhà xuất nhập
6 Kho chứa Cù Lao Tào ngoài
biển
6 bể Sức chứa
150.000m3.
Tiếp nhận tàu
trọng tải lên tới
50.000 tấn
Bể chứa xăng dầu bao gồm 19 bể với sức chứa 122.000 m
3
trong đó:
- 05bể có dung tích chứa 2.000 m
3
.
- 03bể có dung tích chứa 5.000 m
3
.
- 02bể có dung tích chứa 1.000 m
3
.
- 03 bể có dung tích chứa 8.000 m
3
.
- 02 bể có dung tích chứa 10.000 m
3
.
- 03 bể có dung tích chứa 17.000 m

3
.
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Hệ thống đường ống xuất nhập nhiên liệu được nối từ các bể chứa
nhiên liệu cho đến các cần xuất ôtô và đến tận cầu cảng .
Trạm bơm công nghệ phục vụ cho việc xuất hàng cho tàu và xà lan :
- Trạm bơm công nghệ số 1 gồm 08 máy bơm ly tâm phục vụ cho việc
xuất xăng M92 , M83 , DO , KO .
- Trạm bơm công nghệ số 2 gồm 02 máy bơm bánh răng dùng để bơm
FO .
Hệ thống cần xuất ôtô gồm 12 cần xuất phục vụ cho việc xuất ôtô .
Hệ thống chữa cháy và làm mát gồm:
- 02 bể chứa nước phòng cháy chữa cháy (PCCC) dung tích chứa 10.000
m
3
.
- máy bơm phục vụ cho việc làm mát và chữa cháy trong khu vực kho
chứa.
- Hệ thống đường ống nước và đường foam chạy quanh tất cả các bồn
chứa xăng dầu .
- 02 xe chữa cháy di động và các thiết bị công cụ phục vụ cho việc chữa
cháy.
Hệ thống cầu cảng bờ dài 160 m và cầu cảng giữa sông 80 m .
• Cảng bờ:
- Gồm 08 đường ống xuất và nhập nhiên liệu khác nhau .
- 02 nhà xuất nhập .
- Có thể tiếp nhận tàu tải trọng 3.000 tấn .
• Cảng giữa sông :
- Gồm 04 đường ống xuất nhập nhiên liệu khác nhau .

- 01 nhà xuất nhập .
- Có thể tiếp nhận tàu tải trọng 15.000 tấn .
Và kho xăng dầu Cù Lao Tào đưa vào hoạt động ,là một kho tiếp nhận
đầu mối liên hoàn với hệ thống kho xăng dầu cảng xuất nhập hiện có của
Tổng kho. Kho Cù Lao Tào được đầu tư qui mô lớn , tổng sức chứa 150.000
m
3
với 6 bể chứa dung tích 25.000 m
3
. Cầu cảng có thể tiếp nhận tàu tải trọng
50.000 tấn và cảng xuất 6.000 tấn.
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
2.2. Tìm hiểu chi tiết hệ thống bồn chứa.
2.2.1. Khái quát về hệ thống bồn chứa
• Bồn chứa dược sử dụng ở đây là dạng bồn đứng.
Hình 2.1: Bồn chứa dạng đứng
Bồn chứa trong ngành dầu khí chủ yếu dùng để chứa các sản phẩm
nhiên liệu như: khí, xăng, D.O, xăng sinh học, v.v…
Các sản phẩm dầu khí có khả năng sinh ra cháy nổ cao, mức độ độc hại
nhiều nên đòi hỏi việc thiết kế cũng như tính toán phải hết sức cẩn thận. Các
hệ thống phụ trợ kèm theo phải được bố trí cẩn thận, tính toán tỉ mỉ, nhất là hệ
thống phòng cháy chữa cháy, bố trí mặt bằng nhằm hạn chế tối thiểu khả năng
xảy ra cháy nổ cũng như khắc phục khi xảy ra sự cố.
Trong thi công, việc tính toán cơ khí cho bồn cao áp là quan trọng nhất
vì khi xảy ra sự cố thì việc khắc phục chỉ mang tính chất hình thức, thiệt hại
gây ra cho sự cố là khó lường.
• Vật liệu làm bồn:
Các sản phẩm dầu khí chứa trong bồn thường có áp suất hơi bão hoà
lớn, nhiệt độ hoá hơi thấp và có tính độc hại.

GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Mức độ ăn mòn của các sản phẩm dầu khí này thuộc dạng trung bình, tùy
thuộc vào loại vật liệu làm bồn, nhiệt độ môi trường mà mức độ ăn mòn các
sản
phẩm này có sự khác nhau.
Việc chọn lựa vật liệu còn phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, vì đối với thép
hợp kim có giá thành đắt hơn nhiều so với loại thép cacbon thường, công
nghệ chế tạo phức tạp hơn, giá thành gia công đắt hơn nhiều, đòi hỏi trình độ
tay nghề của thợ hàn cao.
Sau khi lựa chọn được vật liệu làm bồn, ta sẽ xác định được ứng suất
tương ứng của nó, đây là một thông số quan trọng để tính toán chiều dày bồn.
Đối với các loại vật liệu khác nhau thì ứng suất khác nhau, tuy nhiên các giá
trị này không chênh lệch nhau nhiều.
• Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới bồn chứa
Tác động của gió, tác động của đất, các hoạt động có thể gây ra va đập
với bồn, các hoạt động mang tính chất phá hoại. Chính các yếu tố đó đòi hỏi
ta phải có các phương án bảo vệ thích hợp như thường xuyên kiểm tra, xây
tường bảo vệ, có các ký hiệu cho biết đây là khu vực nguy hiểm, có thể gây ra
cháy nổ lớn và ảnh hưởng đến các vùng lân cận, đồng thời phải có những quy
định, chế tài cụ thể đối với người vi phạm.
• Các ảnh hưởng thủy lực đến bồn chứa
- Áp suất làm việc cực đại:
Là áp suất lớn nhất cho phép tại đỉnh của bồn chứa ở vị trí hoạt động
bình thường tại nhiệt độ xác định đối với áp suất đó. Đó là giá trị nhỏ nhất
thường được tìm thấy trong tất cả các giá trị áp suất làm việc cho phép lớn
nhất ở tất cả các phần của bồn chứa theo nguyên tắc sau và được hiểu chỉnh
cho bất kỳ sự khác biệt nào của áp thủy tĩnh có thể tồn tại giữa phần được
xem xét và đỉnh của bồn chứa.
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Nguyên tắc: áp suất làm việc cho phép lớn nhất của một phần của bồn
chứa là áp suất trong hoặc ngoài lớn nhất bao gồm cả áp suất thủy tĩnh đã nêu
trên cùng những ảnh hưởng của tất cả các tải trọng kết hợp có thể xuất hiện
cho việc thiết kế đồng thời với nhiệt độ làm việc kể cả bề dày kim loại thêm
vào để bảo đảm ăn mòn .
Những bồn thiết kế cho áp suất trong phải được thử áp thủy tĩnh tại
những điểm của bồn có giá trị nhỏ nhất bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất
cho phép (áp suất làm việc lớn nhất cho phép coi như giống áp suất thiết kế),
khi tính toán không dùng để xác định áp suất làm việc lớn nhất cho phép nhân
với tỷ số thấp nhất ứng suất S ở nhiệt ñộ thử nghiệm và ứng suất S ở nhiệt độ
thiết kế.
Buồng áp suất của những thiết kế kết hợp được thiết kế hoạt động độc
lập phải được thử như một bồn chứa riêng biệt nghĩa là tiến hành thử với bồn
bên cạnh không có áp.
- Tải trọng gió
Tải trọng gió bắt buộc phải được xác định theo những tiêu chuẩn, tuy
nhiên những điều luật của quốc gia hoặc địa phương có thể có những yêu cầu
khắc khe hơn. Nhà thầu nên xem xét một cách kỹ lưỡng để xác định yêu cầu
nghiêm ngặt nhất và sự kết hợp yêu cầu này có được chấp nhận về mặt an
toàn, kinh tế, pháp luật hay không. Gió thổi bất kỳ hướng nào trong bất kỳ
trường hợp bất lợi nào đều cần phải xem xét.
• Dung tích chứa lớn nhất cho bồn mái nổi
Đối với bồn mái nổi, chọn chiều cao bồn để đạt sức chứa lớn nhất.
Khoảng chết trên và chết dưới chịu ảnh hưởng nhiều bởi chiều cao hơn là
đường kính, do đó cùng với một thể tích thì bồn cao chứa nhiều hơn bồn thấp.
Chiều cao lớn nhất đạt được được xác định bởi điều kiện đất đai nơi đặt
bồn. Do đó, khi chọn vị trí đặt bồn chứa phải điều tra về lãnh thổ nơi đặt bồn.
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái

Do khoảng chết trên nên bể không được chứa đầy, nếu quá định mức thì sẽ
được báo động bởi đèn báo động ở mức high level.
2.2.2. Các phương pháp thi công bồn chứa
a) Phương pháp hàn hoàn thiện và ghép dần (Progressive Assemply
and Welding)
Trong phương pháp này, trước tiên các tấm thép dùng để gia công mặt
đáy được lắp ghép và hàn lại với nhau. Theo sau đó là quá trình gia công thân
bồn. Quy trình được tiến hành từng tầng một, các tấm thép được uốn cong,
đặt đúng vị trí, kẹp chặt với tầng bên dưới bằng các đinh ghim sau đó thì tiến
hành quá trình hàn các tấm thép lại với nhau cho đến khi hoàn chỉnh hoàn
toàn mối ghép ở tầng đang gia công. Cứ thế các tầng thép lần lượt được chồng
lên cao cho đến đỉnh. Cuối cùng là công đoạn lắp khung mái và mái bên trên.
b) Phương pháp hàn gián đoạn và lắp ghép tổng thể (Complete
Assembly followed by Welding of Horizontal Seams)
Phương pháp này tương tự như phương pháp trên, trước tiên các tấm
thép được tập hợp để gia công đáy. Tiếp theo là quá trình gia công thân bồn.
Các tấm ghép được uốn cong, đặt đúng vị trí và kẹp chặt, nhưng ở đây chỉ hàn
trước các mối ghép dọc, vẫn giữ nguyên các mối ghép ngang. Cứ thế sau khi
hoàn thiện tầng thép ban đầu tiếp tục đến các tầng thép bên trên và cho đến
tầng thép cuối cùng.
Tiếp theo là quá trình lắp ghép khung mái và mái bồn.
Sau cùng các mối ghép ngang ở thân bồn mới được hàn để hoàn thiện
hoàn toàn các mối ghép ở thân bồn. Quy trình này có thể thực hiện từ trên
xuống hay từ dưới lên
c) Phương pháp nâng kích bồn (Jacking-up Method)
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Trong phương pháp này, sau khi đáy bồn được gia công xong, tiến hành
gia công tấm thép trên cùng, sau đó lắp ráp giàn mái và hàn mái và nắp với
nhau. Qui trình hàn được thực hiện trên đáy bồn, các bộ phận được đỡ thông

qua các con đội. Sau khi tầng thép trên cùng nối với nắp được hoàn thiện
xong, người ta kích các con đội nâng chúng lên một độ cao vừa đủ và chèn
vào các tầng thép bên dưới, tiến hành qui trình hàn hoàn thiện. Sau khi tầng
thép được hoàn tất xong, các tầng thép bên dưới tiếp tục lần lượt cho đến khi
hoàn thiện xong tầng thép dưới cùng. Cuối cùng là công đoạn hàn nó với đáy.
Ưu điểm của phương pháp này là khắc phục các kết quả xấu khi vừa thi
công xong, đặc biệt là hiện tượng móp bồn.
d) Phương pháp nổi ( Floation method)
Phương pháp này áp dụng cho các loại bể nổi. Trong giai đoạn đầu, quá
trình được tiến hành tương tự như “phương pháp hàn hoàn thiện và ghép dần”
cho đến khi hai tầng thép ban đầu được gia công xong. Dùng thiết bị nâng để
đưa mái nổi đã gia công xong vào bên trong. Sau đó, nước được bơm vào
bồn, mái nổi dâng lên đến một vị trí cần thiết. Người ta dùng nó như một sàn
nâng công tác hữu hiệu cho quá trình thi công. Ngoài ra, một cần trục nhỏ di
động cũng được dựng trên mái nổ để cẩu vào đúng vị trí cho quá trình hàn.
Cứ mỗi khi một tầng thép được hoàn thiện xong, người ta lại bơm nước vào
bồn dể thao tác cho các tầng thép bên trên.
Phương pháp này chỉ có khả năng áp dụng tại các các khu đất có khả
năng chống lún cao và tiên đoán được khả năng chống lún của nó.
**Tổng quan các phương pháp trên ta có:
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Hoàn thiện và gép dần Khắc phục được sự cố một cách
kịp thời sau khi thi công.
Thời gian thi công kéo dài, phần
thi công phần mái và phần nắp
bồn gặp nhiều khó khăn.
Gián đoạn và lắp ghép tổng thể Giảm được thời gian thi công,
việc thi công dể dàng, việc kiểm

tra các thông số kỹ thuật chi tiết
dễ dàng.
Việc khắc phục sư cố gặp khó
khăn; việc nâng kích, lắp ghép
phần mái khó khăn.
Nâng kích bồn Khắc phục được sự cố khi thi
công bồn, đặc biệt là hiện tượng
móp bồn.
Chỉ thi công bồn có dung tích nhỏ,
quá trình nâng kích phức tạp.
Phương pháp nổi Thuận tiện cho quá trình thi công
do lợi dụng được sự nâng lên của
dàn đở, giảm chi phi nhân công.
Phương pháp chỉ áp dụng cho các
khu đất có khả năng chống lún cao
và tiên đoán được khả năng chống
lún của nó.
Nhận xét: Do đặc thù điều kiện địa lý, con người và khoa học kỹ thuật nên phương pháp hoàn thiện ghép dần
rất phù hợp với nước ta và được ứng dụng rộng rãi.
2.3. Các thiết bị phụ trợ bồn chứa
2.3.1 Hệ thống bơm
Bơm li tâm
Ưu điểm của bơm ly tâm:
- Tạo được lưu lượng đều đặn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đồ thị cung
cấp đều đặn không tạo hình sin.
- Số vòng quay lớn, có thể truyền ñộng trực tiếp từ động cơ điện.
- Cấu tạo đơn giản, gọn, chiếm ít diện tích xây dựng mà không cần kết
cấu nền móng quá vững chắc. Do đó giá thành chế tạo, lắp đặt, vận hành thấp.
- Có thể dùng để bơm nhưng chất lỏng bẩn vì khe hở giữa cánh guồng
và thân bơm tương đối lớn, không có van là bộ phận dễ bị hư hỏng và tắcdo

bẩn gây ra.
- Có năng suất lớn và áp suất tương đối nhỏ nên phù hợp với phần lớn
các quá trình.
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Tuy nhiên bơm ly tâm cũng tồn tại nhiều nhược điểm cần nghiên cứu
cải tiến:
- Hiệu suất thấp hơn bơm pittông từ 10 đến 15%.
- Khả năng tự hút kém nên trước khi bơm phải mồi đầy chất lỏng cho
bơm và ống hút khi bơm đặt cao hơn bể chứa.
- Nếu tăng áp suất thì năng suất giảm mạnh so với thiết kế do đó hiệu
suất giảm theo.
Bơm trục vít
Bơm trục vít được sử dụng khi bơm các sản phẩm vài bồn có áp lực lớn
và tránh tạo tia lửa điện.
Bơm có thể có một, hai, hoặc ba trục vít đặt ở vị trí nằm ngang hoặc
thẳng đứng. Loại bơm ba trục vít thì trục giữa là trục dẫn và hai trục bên là
trục bị dẫn. Khi làm việc bình thường trục dẫn không truyền momen xoắn cho
các trục bị dẫn mà các trục này xoay dưới áp suất chất lỏng. Các trục bị dẫn
chỉ có tác dụng bít kín.
**Ứng dụng của bơm vào hệ thống:
+Bơm ly tâm: được xử dụng chính trong việc vận chuyển lưu
lượng xăng, dầu … và được lắp thành các trạm bơm.
+Bơm trục vít: được lắp tại các chi tiết đơn lẻ, dùng để tính toán,
đo đạc
2.3.2 Dụng cụ đo
Trong các bể chứa dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ, người ta thường sử
dụng các dụng cụ đo để xác định:
- Các thông số hoá lý của sản phẩm như nhiệt độ, áp suất, ….
- Các thông số nói lên tính an toàn của sản phẩm trong tồn trữ như độ

bay hơi, áp suất hơi bão hoà trên bề mặt, nhiệt độ của sản phẩm, …
- Các thông số liên quan đến vấn đề vận chuyển như lưu lượng, khối
lượng, mực chất lỏng, …
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
- Tất cả các thông số trên có nhiều hình thức hiển thị khác nhau tuỳ
theo loại dụng cụ sử dụng: thang chia vạch (scale), dạng số (digital), lưu đồ
(recorder) hay trên màn hình máy tính (monitor).
- Các tính chất bất biến như: độ chính xác, độ ổn định …
- Các tính chất động như: độ nhạy, độ tin cậy, …
Dụng cụ đo nhiệt độ
Chúng ta cũng biết rằng quá trình truyền nhiệt xảy ra 3 hình thức chủ
yếu là đối lưu, dẫn nhiệt và bức xạ. Dựa trên những nguyên tắc truyền nhiệt
trên mà người ta chế tạo các thiết bị đo nhiệt độ khác nhau.
Các dụng cụ đo trong công nghiệp nói chung: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt
kế lưỡng kim, nhiệt kế áp suất – lò xo, cặp nhiệt điện, nhiệt kế điện trở, nhiệt
kế đo nhiệt độ cao. Trong hệ thống bồn bể của công nghiệp dầu khí, người ta
thường sử dụng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế lưỡng kim, nhưng ngày nay
nhiệt kế lưỡng kim là tối ưu nhất:
Nhiệt kế lưỡng kim dùng để xác định nhiệt độ trong khoảng -1500C
đến 4200C. Ớ nhiệt độ cao hơn nữa thì kim loại có xu hướng giãn nở quá độ
làm cho phép đo không còn chính xác nữa. Loại nhiệt kế này rất phổ biến
trong các bồn bể chứa sản phẩm dầu mỏ.
Thiết bị đo áp suất
Áp suất trong bồn dùng để kiểm tra độ an toàn của bồn khi chứa các
sản phẩm khí hoá lỏng. Trong một số trường hợp áp suất còn để xác định
lượng khí hoá lỏng trong bồn. Mặc dù các bồn đều có van xả áp nhưng việc
theo dõi ápsuất bồn cũng góp phần đảm bảo công tác vận hành và bảo trì, phát
hiện rò rỉ từ bồn chứa
Các thiết bị đo áp thường được sử dụng là:

Ống Bourdon:
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Ống Bourdon là nhân tố nhận biết áp lực chung nhất. Đây là một ống
kim loại dẹt bằng phẳng, được bịt kín đầu cuối cùng và được uốn cong thàng
chữ C hay hình xoắn ốc, khi đó bên trong hay bên ngoài bề mặt của ống có
những khu vực khác nhau. Sự không cân bằng lực gây ra bởi áp lực sẽ làm
cho ống bị bung ra. Sự thay đổi này có thể đọc trực tiếp trên dụng cụ đo hay
chuyểnthành một tín hiệu điện hay khí nén tương xứng với áp lực. Cần phải
bảo dưỡng để tránh sự ăn mòn và đọng cặn bên trong ống vì có thể ảnh hưởng
tới đặc tính của nó. Trong bồn bể kín và bồn bể chứa khí hoá lỏng thường
dùng loại áp kế ống xoắn Bourdon.
2.3.3. Hệ thống van (valves)
2.3.3.1. Van chặn
Van chặn là loại van được dùng để ngăn dòng chảy hoặc một phần dòng
chảy nhằm đạt được một dòng chảy mới ở sau van.
2.3.3.2. Van cầu (Globe valves):
Van cầu thường được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng. Dải lưu lượng
điều chỉnh, tổn thất áp lực và tải trọng làm việc phải được tính toán đến khi
thiết kế van để đề phòng van sớm bị hỏng và đảm bảo vận hành thông suốt.
Van cầu truyền thống dùng để chặn dòng chảy. Mặc dù van cầu tạo nên
tổn thất áp lực cao hơn van thẳng nhưng van cầu có thể được dùng trong
trường hợp tổn thất áp lực không phải là yếu tố điều khiển nữa.
Van cầu thường sử dụng để điều chỉnh lưu lượng. Dải lưu lượng điều
chỉnh tổn thất áp lực và tải trọng làm việc phải được tính toán đến khi thiết kế
van để đề phòng van sớm bị hỏng và đảm bảo vận hành trong suốt.
Van phải chịu áp suất cao và thay đổi trong lĩnh vực tiết lưu phải có
thiết kế kiểu van phải rất đặc biệt, thường sử dụng hai loại van sau: Van cầu
cỡ lớn điển hình ghép bích và van cầu góc với mép bắt bulông.
2.3.3.3. Van điều chỉnh

GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
Van điều chỉnh được sử dụng thêm cho hệ thống đường ống để điều
chỉnh dòng chất lỏng, phụ thuộc vào mục đích ban đầu là điều khiển dòng
chảy, áp lực hay là nhiệt độ mà nhiệm vụ đặt ra là tăng hoặc giảm dòng chất
lỏng qua van nhằm thoả mãn tín hiệu từ bộ điều chỉnh áp suất, lưu lượng hoặc
nhiệt độ.
Van nút: Van nút còn gọi là van lẫy, thường được dùng để duy trì lưu
lượng đầy đủ giống như van cửa ở nơi cần phải tác động nhanh. Nó thường
được dùng cho hơi, nước, dầu, khí và các áp dụng hoá chất lỏng. Van hút
thường không được thiết kế điều chỉnh lưu lượng. Như vậy một số loại van
này được thiết kế một cách đặc biệt dược dùng cho mục đích này, đặc biệt là
cho tiết lưu dòng khí.
Van trở nên quan trọng trong các ứng dụng, vì nó không cho phép có rò
rỉ ra khỏi hoặc từ ngoài vào hệ thống.
Van bi: Vận hành van bi cũng giống như van hút, chúng không có mối
ghép và tạo ra độ kín tố. Van bi tạo ra trở lực lý tưởng cho dòng chảy do có
cửa và thân van rất trơn tru và đều đặn. Cho nên van bi được sử dụng để đóng
mở hoàn toàn trong quá trình xuất nhập.
2.3.3.4. Van kiểm tra
Van kiểm tra thường được dùng để ngăn dòng chảy ngược. Đó là dạng
van có đĩa van tự tác động, mở cho dòng chảy và đóng rất nhanh khi có dòng
chảy ngược lại. Các ứng dụng có bộ tác động bằng khí nén cò thể được dùng
để đóng nhanh van khi có tác động ngược.
2.3.4. Hệ thống xả áp
Van an toàn và van xả áp suất: Các van an toàn và van xả áp suất là các
thiết bị tự động xả áp suất sử dụng bảo vệ quá áp trong đường ống và thiết bị.
Van bảo vệ hệ thống bằng cách xả ra áp lực dư thừa. Ở áp suất bình thường,
đĩa van được đóng vào đế van và cố định bởi một lò xo đã bị nén từ trườc khi
áp lực hệ thống tăng lên, áp lực tạo ra bởi chất lỏng và đĩa van tăng gần bằng

GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy Lọc Dầu Cát Lái
áp lực lò xo. Khi mà các áp lực trên cân bằng, chất lỏng sẽ chảy ra qua cửa
van ra ngoài.
Các van an toàn thường dùng cho khí vì đặc tính khi mở và đóng của
nó thích hợp với đặc tính và sự nguy hiểm khi bị nén của chất khí.
Van xả áp thường dùng cho chất lỏng. Chức năng của các van này
giống như van xả áp an toàn. Chí khác chất lỏng không giãn nở, nên không có
lực này phát sinh thêm tác động vào đĩa, vì vậy lúc này van giảm bằng áp lực
hệ thống. Van sẽ đóng khi áp lực thấp dưới áp lực đặt sẵn.
Đĩa phá huỷ:
Một dạng thiết bị xả áp đặc biệt là đĩa phá huỷ. Thiết kế thường là các
mặt bích với các lỗ dập sâu bằng máy bín kín hệ thống để ngăn chặn nó trượt
giữa các đĩa.
Đĩa được thiết kế để bị phá vỡ ở một áp lực định sẵn. Những thiết bị
máy có những ưu điểm đặc biệt khi ta phải xả một lưu lượng lớn khí hoặc
chất lỏng ra ngoài.
Đĩa phá huỷ cũng có thể được dùng với van an toàn dạng lò xo. Bằng
cách sử dụng đĩa phá huỷ để xả áp suất ở áp suất vào khoảng 5-10% lớn hơn
áp lực đặt của van an toàn, đĩa phá huỷ sẽ tác động nếu van an toàn xả áp
không hoạt động tốt. Cũng vậy ở nơi mà không chấp nhận việc rò rỉ, đĩa phá
huỷ cũng có thể được lắp đặt giữa van và bộ phận cần được bảo vệ.
Khi vượt quá áp suất thiết kế của đĩa phá huỷ, nó sẽ nổ và van xả áp sẽ
mở ra khi áp suất vượt quá áp suất đạt.
Van cửa hoặc van xả có thể được lắp trước đĩa phá huỷ. Khi đã lắp đĩa
phá huỷ, những van này được mở để đảm bảo rằng hệ thống được bảo vệ.
Việc đóng các van này lại cần thiết để cắt dòng chảy khi bảo dưỡng hoặc thay
đĩa sau khi đã thực hiện chức năng phá huỷ.
2.3.5. Các thiết bị hỗ trợ khác
GVHD: Ths. NGUYỄN QUANG THÁI Trang

×