Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.5 KB, 127 trang )





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



TRẦN BỒ ANH THOA


“ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2020”



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM





TRẦN BỒ ANH THOA


“ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2020”



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THÀNH KHỞI

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2012





CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



Cán bộ hướng dẫn khoa học : TIẾN SĨ VÕ THÀNH KHỞI.

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)





Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trư
ờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày … tháng … năm…

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

1. ……………………………………………………………
2. ……………………………………………………………
3. ……………………………………………………………
4. ……………………………………………………………
5. ……………………………………………………………


Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV













TRƯ
ỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.
HCM


PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
C
ỘNG H
ÒA XÃ H
ỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày … tháng… năm 20 …

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Trần Bồ Anh Thoa Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 22/12/1979 Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1084011035
I- TÊN ĐỀ TÀI:
Đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại TP.HCM đến năm 2022
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Tìm hiểu thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của thành phố Hồ Chí
Minh trong thời điểm hiện tại, dự kiến đến năm 2015, đánh giá khả năng đào tạo
nguồn nhân lực CNTT của thành phố đến năm 2015, phân tích những vấn đề còn
tồn đọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT sau đó định hướng và giải pháp
nâng cao quy mô và chất lượng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 27/8/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/12/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ VÕ THÀNH KHỞI.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)






i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Trần Bồ Anh Thoa













ii



LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Võ Thành
Khởi đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong
suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, hướng dẫn
của anh Phạm Công Thành - học viên cao học ngành Khoa Học Máy Tính – Học
viện Kỹ Thuật Quân Sự.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo
Khoa Quản trị kinh doanh – Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học đã
truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Hội
tin học thành phố, Công viên Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã quan tâm giúp
đỡ và động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận
văn được tốt hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2012
Học viên cao học



Trần Bồ Anh Thoa






iii



TÓM TẮT
Ngày 22 tháng 9 năm 2010, Chính phủ đã ký quyết định số 1755/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án đưa Việt nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT. Với đặc
thù là ngành mang hàm lượng chất xám cao, việc đào tạo nguồn nhân lực cho
CNTT-TT được nhấn mạnh như là giải pháp then chốt của đề án này, với mục tiêu
đến năm 2020 Việt Nam có 1.000.000 nhân lực hoạt động trong ngành công nghiệp
CNTT-TT, trong đó 80% có đủ kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đó là
tham vọng lớn, với mục tiêu vừa tăng số lượng người làm trong ngành lên gấp 4 lần
so với năm 2010 (theo thống kê của Bộ TT&TT, ngành CNTT-TT năm 2010 có
250.000 nhân lực), vừa cải thiện hẳn về mặt chất lượng.
Trong phạm vi của đề tài, khái niệm đào tạo nguồn nhân lực CNTT được

hiểu là quá trình tác động có định hướng của chủ thể vào nguồn nhân lực công
nghệ thông tin thông qua các chủ trương, quy trình, chính sách, phương pháp tác
động hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, huy động tối đa nhân lực công
nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, không chỉ để đáp
ứng nhu cầu lao động hiện tại mà còn chuẩn bị một nguồn nhân lực đủ về số lượng
và mạnh về chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu đào tạo của ngành CNTT trong
tương lai của thành phố Hồ Chí Minh, trong đó giáo dục và đào tạo là yếu tố then
chốt.
Qua tìm hiểu kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại một số nước,
bài học kinh nghiệm cho việc đào tạo nhân lực CNTT được rút ra như sau:
- Thực hiện tốt công tác thống kê dự báo sự đào tạo của ngành và nhu cầu
nhân lực phục vụ cho sự đào tạo đó.
- Xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các nhóm nghề CNTT từ đó xây
dựng chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu thực tế của xã hội.
- Mở rộng quy mô và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cho phù
hợp với sự đào tạo của ngành.
- Xây dựng chính sách xã hội hóa đào tạo CNTT, thực hiện liên kết giữa
doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo nhân lực CNTT.
iv



- Triển khai đào tạo lại nguồn nhân lực CNTT hiện có.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý đối với lao động CNTT để có thể
thu hút được nhân tài.
Chất lượng đầu vào nguồn nhân lực CNTT cho doanh nghiệp vẫn tiếp tục
là một thách thức lớn. Tỷ lệ sinh viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng vẫn còn rất
thấp vì những lý do như chất lượng chưa đạt, ngành nghề đào tạo ra chưa phù hợp
hoặc chưa có theo yêu cầu của thị trường. HCA và Sở TTTT cần có những kế
hoạch nghiên cứu điều tra số liệu trong quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực tại các

doanh nghiệp để đánh giá chính xác hơn chất lượng nguồn nhân lực là lực lượng
sinh viên mới ra trường.
Cũng giống như những ngành công nghệ cao khác, để đào tạo CNTT, vốn
con người là yếu tố quan trọng. Việc phân tích đánh giá được những điểm mạnh,
điểm yếu, thời cơ cũng như thách thức của việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT
thành phố sẽ giúp xây dựng các giải pháp thích hợp.
Những yếu kém về chất lượng nguồn nhân lực CNTT thành phố một phần
cũng bắt nguồn từ hệ thống đào tạo CNTT vẫn chưa phát triển mạnh. Thêm vào đó,
chế độ sử dụng lao động cũng như đãi ngộ chưa hợp lý. Trước những vấn đề đó,
việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT thành phố gặp phải những thách thức cần phải
vượt qua như sự cạnh tranh của các thị trường lao động trong nước và quốc tế, chi
phí đào tạo cao trong khi nguồn vốn thấp, chương trình lạc hậu trong điều kiện
ngành CNTT thông tin thế giới lại phát triển nhanh. Do đó thành phố cần có các
chính sách thích hợp.
Một trong những chính sách quan trọng là tạo ra được sự liên kết giữa nhà
nước, nhà trường và doanh nghiệp để đào tạo nhân lực theo đúng yêu cầu của xã
hội. Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ cải tiến và phát triển.
Với sự quan tâm của chính quyền thành phố, sự đóng góp ý kiến của các
chuyên gia CNTT cũng như những cải cách trong đào tạo CNTT, trong tương lai,
thành phố có thể trở thành Trung tâm đào tạo CNTT, và là nơi cung cấp nguồn nhân
lực CNTT của khu vực.
v



ABSTRACT

At 22nd of September 2010, The National Scheme to develop Vietnam as
advanced nation in IT was approved byVietnamese Government. As anintellectually
high-valued section in the national economy, the human resource development in

Information Technology (IT) is highly appreciated as essential solution for this
scheme aiming to the objective of training 1,000,000 labors for IT industry, of
which 80% are competence to work in world-level environment. That is very
extensive ambition focusing on both increasing the number of employees as four
times as 2010’s (there were 250,000 employees recruited in IT field by the 2010
Statistics of Ministry of Information and Communication) and improving the
quality of IT human resources.
In the extent of this thesis, the term “Development of IT human resources”
is defined as an pre-planned motivation onto IT human resource through proper
policies, regulations and solutions in order to not only enhance performance and
highly assemble IT human resources for undertaking the present socio-economic
development but also prepare for the future requirement of IT industry in Ho Chi
Minh city, of which education and training are the key factors impacting on its
development.
According to experiences of IT development in other countries, some
essential factors in this mission can be concluded as:
- Implement effectivelythe statistical forecast of IT industry development.
- Determine clearlyplay role and responsibilities of IT careers in order to
design the training program scheme adaptive to market demand.
- Develop strategy of socialized training of IT, which focuses on
collaboration between universities and enterprises.
- Commence to re-train the current IT human resource
- Develop eligible regulation frameworks on sufficient treatment for IT
employees to appeal outstandinghigh-skilled people into IT industry.
vi



The entrant quality of IT human resources for companies does remain
fiercely challenging. The portion of graduated IT students who are competent to

recruitment conditions still stays fairly low due to reasons as inefficient training
quality, the training program is not appropriate does not satisfy the market demand.
Ho Chi Minh Computer Association and Department of Information and
Communication should plan to collect data from recruitment in enterprises for the
purpose of more precise human resource quality assessment of newly graduate
people.
In similarity to other high-tech industries, the capital of human resource is
upholding factor for IT development. The SWOT analysis (Strengths – Weaknesses
– Opportunities - Threats) of IT human resource of Ho Chi Minh city would be
useful to determine appropriate solutions.
The less developed IT training system can partly reason for inadequate
quality of IT human resource in Ho Chi Minh City. Furthermore, the employment
system and payment are not eligible. In such circumstance, IT human resource
development in Ho Chi Minh city need to surmount challenges like competition
from both domestic and international labor market, or the challenge of high training
cost and low budget, or trouble of outdatedtraining programs versus rapid
development in IT industry throughout the world. Therefore, the city committee is
advised to enforce adequate policies.
Oneof most important policies is to implement the cooperation between
government, the educational bodies and companies to train and develop IT human
resource on the demand of society. Also, the Ho Chi Minh City Government must
develop supporting policies to improve and develop IT training and educational
system.
Supported by the concern of the local Government as well as professional
proposals from IT expertise and improvement in IT training, Ho Chi Minh City
would be able to become the center of IT training and supply force of IT human
resource in the southern market in term of near future.
vii




MỤC LỤC
Nội dung Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ xiii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Đặt vấn đề 1
a. Mục tiêu: 2
b. Phạm vi: 5
c. Phương pháp nghiên cứu: 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CNTT . 8
1.1 Khái niệm về đào tạo: 8
1.2 Giới thiệu chung về ngành CNTT: 8
1.3 Ngành công nghệ yêu cầu lượng chất xám cao: 9
1.3.1 Tốc độ phát triển nhanh 10
1.3.2 Vòng đời sản phẩm ngắn 10
1.3.3 Chi phí nghiên cứu và phát triển cao 10
1.3.4 Khả năng tích hợp cao 11
1.3.5 Thị trường CNTT toàn cầu: 11
1.4 Khái niệm về nguồn nhân lực CNTT 11
1.4.1 Nguồn nhân lực có trình độ cao 13
1.4.2 Nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, say mê học tập và nghiên cứu 13
1.4.3 Nguồn nhân lực có năng suất lao động cao 13
1.4.4 Nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ (Anh ngữ) cao 13
1.5 Nội dung đào tạo nguồn nhân lực CNTT 14
1.5.1 Kế hoạch hoá nguồn nhân lực công nghệ thông tin: 14
1.5.2 Tuyển chọn nhân lực công nghệ thông tin: 15
1.5.3 Sử dụng nhân lực công nghệ thông tin: 15
1.5.4 Đánh giá nhân lực công nghệ thông tin: 15

1.5.5 Đào tạo, bồi dưỡng: 15
1.5.6 Thực hiện chính sách đãi ngộ: 15
1.5.7 Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý 15
1.5.8 Tăng lợi thế cạnh tranh của quốc gia 15
viii



1.6 Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực CNTT của một số nước: 16
1.6.1 Đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Mỹ 16
1.6.2 Đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Hàn Quốc 17
1.6.3 Đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Ấn Độ 18
1.6.4 Đào tạo nguồn nhân lực CNTT của Malaysia 20
1.7 Kết luận: 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CNTT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 23
2.1 Vị trí của ngành CNTT đối với kinh tế xã hội thành phố 23
2.1.1 Vai trò của ngành CNTT đối với kinh tế, xã hội thành phố 24
2.1.1.1 Phát triển kinh tế 24
2.1.1.2 Tạo việc làm cho người lao động 25
2.1.1.3 Phát triển giáo dục 26
2.1.1.4 Phát triển cộng đồng 27
2.1.2 Một số thành tựu của ngành CNTT thành phố giai đoạn 2008-2012 28
2.1.2.1 Tin học hóa quản lý nhà nước 28
2.1.2.2 Phát triển công nghiệp CNTT 30
2.1.2.3 Đào tạo nhân lực CNTT 31
2.1.2.4 Phát triển hạ tầng viễn thông và internet 32
2.2 Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT thành phố 33
2.2.1 Đánh giá về nguồn nhân lực CNTT thành phố 33
2.2.1.1 Quy mô, cơ cấu và sự phân bố 33

Trong quản lý nhà nước 33
Trong khối công nghiệp CNTT 33
Trong ứng dụng và đào tạo CNTT 35
2.2.1.2 Điểm mạnh của nhân lực CNTT thành phố 36
Nguồn nhân lực trẻ 36
Nguồn nhân lực có trình độ học vấn 37
Nguồn nhân lực dồi dào 37
2.2.1.3 Điểm yếu của nguồn nhân lực CNTT thành phố 39
Chưa nắm vững kiến thức ngành 40
Thiếu ngoại ngữ 40
Thiếu tính sáng tạo 40
Kỹ năng làm việc nhóm kém 41
Thiếu kỹ năng giao tiếp 41
2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực CNTT thành phố 42
2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng 42
2.2.2.2 Cơ chế đãi ngộ 43
2.2.2.3 Đào tạo nâng cao kỹ năng 43
2.2.3 Thực trạng hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực CNTT TP 44
2.2.3.1 Hệ thống Trung học phổ thông và phổ thông cơ sở 44
ix



2.2.3.2 Hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành CNTT 44
2.2.3.3 Hệ thống đào tạo nhân lực CNTT trong quản lý nhà nước 46
2.2.4 Đánh giá khả năng đào tạo nhân lực CNTT TP 46
2.2.4.1 Điểm mạnh 46
Hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT phát triển mạnh về chiều rộng 46
Đào tạo và ứng dụng CNTT là ưu tiên hàng đầu của thành phố 47
Tinh thần say mê CNTT của lớp trẻ 48

2.2.4.2 Điểm yếu 49
Chương trình đào tạo CNTT thiếu tập trung và lạc hậu 49
Chưa hình thành mối liên kết giữa đào tạo và thị trường lao động 50
Chưa có chế độ đãi ngộ phù hợp 51
2.2.4.3 Cơ hội phát triển công nghiệp CNTT 51
Giá trị công nghiệp CNTT 51
Thị trường lao động CNTT mở rộng trên phạm vi toàn thế giới 51
Thu hút đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực đào tạo CNTT 52
2.2.4.4 Thách thức 52
Sự cạnh tranh từ những thị trường CNTT trong nước và quốc tế 52
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thế giới 53
Chi phí đầu tư cho đào tạo ngành CNTT cao 53
2.3 Kết luận 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 55
3.1 Quan điểm 55
3.2 Mục tiêu 56
3.2.1 Mục tiêu chung 56
3.2.2 Mục tiêu cụ thể 56
3.3 Nhu cầu nhân lực CNTT đến năm 2015 và định hướng đào tạo nhân lực
CNTT đến năm 2020 56
3.3.1 Nhu cầu nhân lực CNTT đến năm 2015 56
3.3.2 Định hướng đào tạo nhân lực CNTT đến năm 2020: 58
3.4 Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực CNTT 58
3.4.1 Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong ngắn hạn 58
3.4.1.1 Có chính sách thu hút lao động hợp lý 58
3.4.1.2 Cập nhật kiến thức mới 59
3.4.1.3 Hỗ trợ cho các chương trình đào tạo ngắn hạn 59
3.4.1.4 Thực hiện liên kết nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường 60
3.4.2 Nhóm giải pháp dài hạn 60

3.4.2.1 Đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo 60
3.4.2.2 Tăng cường thu hút đầu tư, thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo 61
3.4.2.3 Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo. 62
3.4.2.4 Thực hiện đầy đủ công tác thông kê, dự báo 62
x



3.4.2.5 Thu hút đầu tư vào ngành CNTT 62
3.5 Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực CNTT 64
3.5.1 Chương trình phục vụ phát triển chính phủ điện tử 64
3.5.2 Chương trình đào tạo nhân lực CNTT phục vụ công nghiệp CNTT 65
3.5.3 Chương trình phục vụ ứng dụng và đào tạo CNTT 66
3.5.4 Chương trình đào tạo Giám đốc CNTT (CIO) 67
3.6 Chi phí đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp CNTT trên
địa bàn thành phố 68
3.7 Khuyến nghị 68
3.7.1 Chính quyền thành phố 69
3.7.2 Hiệp hội 69
3.7.3 Các đơn vị đào tạo CNTT 70
3.7.4 Các doanh nghiệp 70
Kết luận 71
PHẦN KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
xi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. FDI: Foreign direct investment

2. UN: United Nations
3. BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
4. BTT&TT: Bộ Thông tin và Truyền thông
5. CNTT: Công nghệ thông tin
6. CNTT-TT: Công nghệ thông tin – truyền thông
7. STTTT TPHCM: Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh
8. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
9. ĐHQG-HCM: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
10. CVPM Quang Trung: Công viên phần mềm Quang Trung
11. CMKT: Chuyên môn kỹ thuật
12. HCA: Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh
13. CSO: Doanh nghiệp vừa và nhỏ















xii




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thị trường CNTT toàn cầu phân theo 4 nhóm 11
Bảng 2.1. Trình độ lao động ngành CNTT 25
Bảng 2.2. Số lượng DN hoạt động tại CVPM Quang Trung 26
Bảng 2.3. Tổng số các đơn vị sản xuất - kinh doanh CNTT 30
Bảng 2.4. Thống kê trình độ nhân lực CNTT 34
Bảng 2.5. Thống kê độ tuổi làm việc trong ngành CNTT 36
Bảng 2.6. Tỷ lệ tăng nhân lực CNTT 38
Bảng 2.7. Tổng nhân lực công nghệ thông tin qua các năm 2010,2011,2012 38
Bảng 2.8. Số lượng học viên CNTT tốt nghiệp 44
Bảng 2.9. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm 45
Bảng 2.10. Số lượng trường đào tạo CNTT 46
Bảng 3.1. Đánh giá của doanh nghiệp về trình độ nhân lực hiện tại 57
Bảng 3.2. Thống kê lãnh đạo về CNTT trong các DN CNTT 67
Bảng 3.3. Chi phí đào tạo bổ sung tại doanh nghiệp CNTT 68
Bảng 3.4. Chi phí đào tạo bổ sung tại doanh nghiệp ứng dụng CNTT 68









xiii




DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ



Biểu đồ 1.1 Biểu đồ phát triển CNTT của Việt Nam 3
Biểu đồ 2.1: Số trường đào tạo ngành CNTT tại Việt Nam 37
Biểu đồ 3.1. Giải pháp phát triển đào tạo nguồn nhân lực CNTT thành phố 63






1

PHẦN MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Nhằm phát triển ngành CNTT của đất nước, Ngày 1 tháng 06 năm 2009
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 về
việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020 trong đó nêu rõ 4 quan điểm phát triển:
1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết
định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có
trình độ cao.
2. Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi
mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới cơ bản và
toàn diện đào tạo nhân lực CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và
quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát

triển CNTT của đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế.
3. Đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế, phát huy mọi nguồn lực trong
nước và thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực CNTT.
4. Xác định rõ quy mô, cơ cấu, chương trình đào tạo, công tác biên soạn,
cung cấp giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo ở các cấp học, trình độ đào tạo, tuyển
sinh đáp ứng theo nhu cầu của xã hội và của thị trường trong nước và ngoài nước.
Lấy năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của người học khi tốt nghiệp, làm
việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm căn cứ đánh giá kết quả, chất lượng
đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
(Trích Điều 1, Quyết định số 698/QĐ-TTg , 2009)
Bên cạnh đó, phát triển và ứng dụng CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu
trong Chương trình phát triển CNTT-TT giai đoạn 2011 - 2015 tại TP.HCM. Quyết
định 27/2012/QĐ-UBND ngày 28-6-2012 của Ủy ban nhân dân TP.HCM đã nêu rõ
3 quan điểm phát triển:
2



1. Phát triển và ứng dụng CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong từng ngành, từng lĩnh vực. Phát triển mạnh
công nghiệp CNTT, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh, bền
vững.
2. Phát triển hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thành phố; CNTT là 01 trong 9 ngành dịch vụ và là 01 trong 4 ngành công
nghiệp trọng điểm được tập trung phát triển.
3. Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để
thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển hạ tầng thông
tin.
(Trích Mục I, Quyết định 27/2012/QĐ-UBND, 2012)

Như vậy, định hướng của thành phố nói riêng và cả nước nói chung, nguồn
nhân lực CNTT được xem là một trong những trọng tâm hàng đầu, vì vậy tôi đã
chọn đề tài “Đào tạo nguồn nhân lực CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020” làm đề tài tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế phát triển.
a. Mục tiêu:
TP.HCM là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế,
văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. TP.HCM giữ vai trò quan trọng trong
nền kinh tế Việt Nam, trong năm 2011 tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn
thành phố ước đạt 514.635 tỷ đồng, tăng 10,3%, ước tính gấp hơn 1,7 lần so với
mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi,
Tp.HCM trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam
Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không.
Nhằm giữ vững mục tiêu đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020,
Tp.HCM đã sớm có nhiều nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại, bền vững, tăng hàm lượng tri thức, gia tăng giá trị, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi
trường. Một trong các ngành được thành phố ưu tiên lựa chọn để thực hiện mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế là CNTT.
3



Chính vì thế, hơn bao giờ hết, nguồn nhân lực CNTT đang là mối quan tâm
hàng đầu của các Doanh Nghiệp, nhà đầu tư và toàn ngành CNTT Việt Nam. Dự án
có, nguồn vốn có, đường hướng thuận lợi, nhưng nguồn lực lại yếu hoặc thiếu thì
tương lai của CNTT cũng khó có thể phát triển. Đặc biệt, nguồn nhân lực CNTT
của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng làm việc trong các dự án, công
ty nước ngoài đang là bộ mặt, là bài toán cần lời giải trước nhất cho công cuộc đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao rất quan trọng này của đất nước.
Theo kết quả báo cáo của GfK Temax Vietnam, công ty nghiên cứu thị

trường thuộc tập đoàn GfK toàn cầu thì tổng giá trị giao dịch hàng điện tử gia dụng,
CNTT, máy ảnh, thiết bị viễn thông trong quý II/2010 đạt 22,6 nghìn tỷ đồng

Biểu đồ 1.1 Biểu đồ phát triển CNTT của Việt Nam (Tháng 6 năm 2010)

Ngày 22 tháng 9 năm 2010, Chính phủ đã ký quyết định số 1755/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án đưa Việt nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT-TT. Với đặc
thù là ngành mang hàm lượng chất xám cao, việc phát triển nguồn nhân lực cho
CNTT-TT được nhấn mạnh như là giải pháp then chốt của đề án này, với mục tiêu
đến năm 2020 Việt Nam có 1.000.000 nhân lực hoạt động trong ngành công nghiệp
CNTT-TT, trong đó 80% có đủ kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đó là
tham vọng lớn, với mục tiêu vừa tăng số lượng người làm trong ngành lên gấp 4 lần
so với năm 2010 (theo thống kê của Bộ TT&TT, ngành CNTT-TT năm 2010 có
250.000 nhân lực), vừa cải thiện hẳn về mặt chất lượng.
4



Vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu tuyển sinh ngành CNTT và
điện tử - viễn thông tăng khoảng 6-8% mỗi năm. Nếu tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu
tuyển sinh này được duy trì, các chuyên gia cho rằng mục tiêu đạt 1.000.000 nhân
lực cho ngành CNTT-TT đến năm 2020 hoàn toàn có thể thành hiện thực.
TP.HCM được xem là thị trường thuận lợi cho ngành CNTT (CNTT) phát
triển nhờ vào nhiều yếu tố, từ hạ tầng kỹ thuật, năng lực ứng dụng, đội ngũ doanh
nghiệp mạnh cho đến nguồn nhân lực.
Hướng đi của TP.HCM trong giai đoạn tới là tiếp tục triển khai mạnh mô
hình chính phủ điện tử, tăng cường số lượng dịch vụ đồng thời nâng cao chất lượng
dịch vụ công hướng đến doanh nghiệp và người dân. Mặt khác, để thúc đẩy ngành
công nghiệp CNTT, TP.HCM sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu
công nghiệp CNTT tập trung hiện đang là thế mạnh của thành phố so với cả nước.

Trong đó, gia công phần mềm là mảng hoạt động có lợi thế lớn của
TP.HCM sẽ được chú trọng để có những bước đi phù hợp. TP.HCM xếp thứ 4 trong
“top 50” thành phố mới nổi hấp dẫn nhất về gia công phần mềm quốc tế do Global
Services bình chọn năm 2009. Trong khi đó, dưới góc độ đánh giá về các thành phố
là nơi an toàn khi gia công phần mềm dịch vụ thì TP.HCM xếp thứ 34/50 do
Brown-Wilon Group xếp hạng. Những dữ liệu này cho thấy TP.HCM là thị trường
tiềm năng cho việc phát triển ngành công nghiệp CNTT theo chiều sâu và có giá trị
gia tăng cao trong tương lai, nếu có những lộ trình phát triển hợp lý.
Đề tài mong muốn cung cấp một cái nhìn tổng quát nhất về việc phát triển
và đào tạo CNTT tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu và xác định một số chính sách để thành phố
có kế hoạch hỗ trợ nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực CNTT có chất lượng
phục vụ phát triển ngành CNTT cho TP.HCM nói riêng và cho Việt Nam nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung tại Tp.HCM vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của thành phố
Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện tại, dự kiến đến năm 2015.
Thứ hai, đánh giá khả năng đào tạo nguồn nhân lực CNTT đến năm 2015.
5



Thứ ba, phân tích những vấn đề còn tồn đọng trong việc đào tạo nguồn
nhân lực CNTT.
Thứ tư, định hướng và giải pháp nâng cao quy mô và chất lượng nguồn
nhân lực CNTT đến năm 2020.
b. Phạm vi:
Để đạt được các mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau:
- Số lượng nhân lực CNTT đang hoạt động tại các doanh nghiệp là bao
nhiêu?
- Mặt bằng trình độ nhân lực CNTT đang hoạt động có phù hợp không?

- Tác động của quản lý nhà nước như thế nào?
- Chương trình đào tạo tại các trường, cơ sở đào tạo CNTT có phù hợp
không?
- Lượng nhân lực đào tạo ra có đáp ứng được nhu cầu thực tiễn không?
- Giải pháp để có nguồn nhân lực đủ để đáp ứng nhu cầu đến năm 2020 là
gì?
Để trả lời được các câu hỏi đó, nội dung nghiên cứu mà đề tài cần thực hiện
bao gồm:
1. Khảo sát và đánh giá các đơn vị có sử dụng nguồn nhân lực CNTT trên
địa bàn TP.HCM:
a. Thu thập tài liệu về nguồn nhân lực CNTT hiện có tại các doanh
nghiệp, đơn vị có sử dụng nguồn nhân lực CNTT.
b. Thu thập thông tin về phát triển hạ tầng viễn thông và Internet trên
địa bàn TP.HCM.
c. Đánh giá về nguồn nhân lực CNTT của TP.HCM
d. Tìm hiểu thực trạng và các cơ chế đãi ngộ trong việc sử dụng
nguồn nhân lực CNTT tại TP.HCM
2. Khảo sát các đơn vị đào tạo CNTT trên địa bàn TP.HCM:
a. Thu thập tài liệu về trình độ nhân lực CNTT trên địa bàn
TP.HCM.
6



b. Thu thập tài liệu về các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn
TP.HCM.
c. Tìm hiểu thực trạng về hệ thống giáo dục của TP.HCM.
d. Đánh giá khả năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
TP.HCM.
3. Quản lý của nhà nước đối với ngành CNTT của TP.HCM.

a. Thu thập các tài liệu, nghị quyết, quyết định của Chính phủ, của
Uỷ Ban Nhân Dân TP.HCM về việc đầu tư, đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân
lực ở TP.HCM.
b. Tìm hiểu việc sử dụng kinh phí của nhà nước trong việc đầu tư
phát triển nguồn nhân lực CNTT ở TP.HCM.
4. Đưa ra giải pháp để xây dựng được nguồn nhân lực đáp ứng đủ nhu cầu
a. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
b. Kiến nghị với chính quyền thành phố, hiệp hội, các đơn vị đào
tạo, các doanh nghiệp.
c. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực và các quan
điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về đào tạo nguồn nhân lực CNTT
trong quá trình CNH, HĐH cùng các lý thuyết kinh tế liên quan đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để phân tích số liệu
thống kê miêu tả.
- Phương pháp cụ thể :
 Xử lý phân tích - tổng hợp tài liệu, số liệu và các dữ kiện. (Số liệu
thứ cấp được lấy từ các sở ngành có liên quan trên địa bàn thành phố như Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở kế hoạch và đầu tư, Cục thống kê và các cơ sở đào
tạo CNTT)
 Phương pháp thống kê-so sánh.
7



 Phương pháp hệ thống.
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các bài phát biểu của các chuyên gia
đầu ngành trong lĩnh vực CNTT và các đơn đặt hàng điều tra tình hình nguồn nhân

lực và chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn TP.HCM.
Phương thức điều tra:
- Điều tra theo mẫu được thiết kế để lấy được thông tin theo nhu cầu quản
lý.
- Gửi phiếu điều tra đến các doanh nghiệp CNTT, các doanh nghiệp ứng
dụng CNTT, các đơn vị đào tạo CNTT trên địa bàn thành phố với số lượng mẫu
điều tra đủ tính đại diện.
- Thu nhận phản hồi từ doanh nghiệp - Phỏng vấn mẫu theo danh sách lựa
chọn.
- Xử lý số liệu thô – Tổng hợp số liệu phân tích.










8



CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CNTT

1.1 Khái niệm về đào tạo:
Đào tạo là quá trình rèn luyện, học tập nhằm nâng cao khả năng thực hiện

công việc hiện tại của người lao động, giúp cho người lao động làm việc có hiệu
quả hơn (H.John Bernardin, 2007) [19].
Đào tạo là các hoạt động truyền tải thông tin và dữ liệu từ người này (huấn
luyện viên hoặc giảng viên) sang người khác (học viên). Kết qủa là có sự thay đổi
về kiến thức, kĩ năng và thái độ của học viên từ mức độ từ thấp đến mức độ cao.
Một chương trình đào tạo tốt phải luôn luôn chú trọng rằng mình hướng vào
đối tượng nào, họ đã có kiến thức gì trước đây và huấn luyện viên và giảng viên sẽ
giúp như thế nào trong giai đoạn phân tích chương trình đào tạo, phải xác định xem
học viên sẽ tiếp thu kiến thức mới như thế nào, vì việc đào tạo thường được sử dụng
cho một mục đích cụ thể, không phải cho kiến thức chung hoặc vì sự ham học.
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những
tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích
nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
1.2 Giới thiệu chung về ngành CNTT:
Các nhà kinh tế học từ lâu đã nhận thức rằng CNTT và sự phát triển kinh tế
là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà kinh tế người Mỹ Thomas Friedman
trong tác phẩm “Thế giới là phẳng” đã khẳng định “CNTT là một trong những yếu
tố then chốt tạo nên làn sóng toàn cầu hóa thứ ba và làm cho thế giới trở nên
phẳng”. Vậy CNTT là gì?
CNTT là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy
tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Thuật
ngữ "CNTT" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí
Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler đã bình luận:

×