Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.66 KB, 8 trang )

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở
Việt Nam

Đỗ Thị Ngọc Ánh

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Tạ Đức Khánh
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Đề tài làm rõ cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực công nghệ thông tin
(CNTT) và đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Phân tích kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Phân tích thực trạng nhu
cầu nhân lực và thực trạng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam thời gian qua,
tập trung trong giai đoạn 1997 - 2007 và những vấn đề đặt ra đối với việc đào tạo
nguồn nhân lực CNTT hiện nay. Từ đó nêu quan điểm phát triển công tác đào tạo nhân
lực CNTT từ nay đến năm 2020 và đề xuất một số giải pháp chủ yếu như: cần mở rộng
các kênh đào tạo nhân lực CNTT; tăng cường đào tạo nhân lực CNTT theo các chuẩn
mực quốc tế; gắn đào tạo với thực tế doanh nghiệp; phát triển những tài năng CNTT;
phát huy nguồn lực chất xám của đội ngũ Việt Kiều; có chính sách đãi ngộ thỏa đáng
đối với những nhân viên giỏi, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực CNTT ở
nước ta, đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Keywords: Công nghệ thông tin; Nguồn nhân lực; Việt Nam; Đào tạo nguồn nhân lực

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, phấn đấu đến năm
2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại gắn với phỏt triển kinh tế tri


thức. Một trong những tiền đề cơ bản để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hoá,
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững là phải phát triển nguồn nhân lực. Chúng
ta phải đi tắt đón đầu, phải cố gắng đi ngay vào công nghệ hiện đại đối với một số lĩnh vực
then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Chú trọng đúng mức việc phát triển
công nghệ cao: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến và công
nghệ năng lượng mới để tạo ra những bước đột phá.
Công nghệ thông tin là công cụ quan trọng hàng đầu để hình thành xã hội thông tin, rút
ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, ngành CNTT Việt Nam là ngành liên

2
tục tăng trưởng cao trong nhiều năm. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001-2005 là
22,7%, tỉ lệ tăng trưởng rất cao so với tốc độ tăng trưởng khu vực và thế giới. Tuy nhiên,
những kết quả trên vẫn “chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) ngày 07/11/2006 là một bước ngoặt quan trọng xác định vị thế
Việt Nam trên con đường hội nhập toàn cầu.
CNTT và truyền thông bao gồm 4 trụ cột cấu thành: ứng dụng CNTT, nguồn nhân lực
CNTT, công nghiệp CNTT và cơ sở hạ tầng CNTT. Đảng và Chính phủ ta đã sớm nhận thức
được tầm quan trọng của nguồn nhân lực cho CNTT. Đây là yếu tố then chốt, có ý nghĩa
quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT. Để phát triển được nguồn nhân lực
CNTT chất lương cao, công tác đào tạo được coi là nhiệm vụ hàng đầu.
Quyết định 05/2007/QĐ-BTTTT về việc quy hoạch phát triển nguồn nhân lực CNTT
Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định: “Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT, đảm bảo có
đủ nhân lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, xây dựng kinh tế tri
thức và xã hội thông tin, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước và cung cấp nhân lực công nghệ thông tin cho thị trường lao động quốc tế; Hiện đại hóa,
nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, nâng trình độ
đào tạo nhân lực CNTT nước ta tiếp cận trình độ quốc tế và tham gia thị trường đào tạo nhân
lực quốc tế. Từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực CNTT chất lượng
cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới.”

Nguồn nhân lực CNTT đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền CNTT nước
nhà trong thời gian qua. Số lượng nhân lực CNTT đã tăng lên nhanh chóng, chất lượng nguồn
nhân lực cũng đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, tình hình đào tạo và sử dụng
nguồn nhân lực CNTT hiện còn chưa thoát khỏi tình trạng “thừa mà thiếu”. Đào tạo ra thì
nhiều nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị sử dụng thì
lại thiếu. Chất lượng nguồn nhân lực CNTT còn nhiều bất cập, trong khi đó nhu cầu về nguồn
nhân lực CNTT lại vô cùng lớn.
Những vấn đề trên cho thấy, việc đi sâu nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực
công nghệ thông tin nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để có được nguồn nhân lực CNTT
chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển là một yêu cầu cấp bách, một đòi hỏi
khách quan xuất phát từ thực tiễn.
Đề tài luận văn:“Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam” trên cơ sở
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn của việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong thời
gian qua mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc tìm ra các giải pháp thúc đẩy đào tạo

3
nguồn nhân lực công nghệ thông tin nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến tới nền kinh tế tri thức.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là mảng đề tài được sự quan tâm của rất nhiều giới
nghiên cứu.
Có rất nhiều sách về đề tài này đã được được sự quan tâm rất lớn của độc giả như: “Nâng
cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” của Phạm thành Nghị ( chủ biên), Trần Xuân Cầu, Trần Hữu Hân do Nxb Khoa học
xã hội xuất bản năm 2006.Tác phẩm này đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả
trong việc quản lý nguồn nhân lực ở nước ta.
“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của
Nguyễn Thanh do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2005 cho chúng ta một cái nhìn tổng
thể về tình hình phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

“Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa” của Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Nxb Giáo dục Hà Nội đã đi sâu
nghiên cứu nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta như: CNTT, công nghệ sinh học và phân
tích các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực này.
tác phẩm “ Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu vực Châu
Á- Thái Bình Dương” của Tô Chí Thành do NXB bưu điện xuất bản năm 2004 đã tập trung
nghiên cứu các chiến lược phát triển nhân lực CNTT của Trung Quốc, ấn Độ, Malaixia và
Philippin.
ở thể loại báo và tạp chí, có rất nhiều bài viết về đề tài phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt,
tạp chí lý luận chính trị của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã giành một chuyên
mục:“ Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cho những bài viết
về chủ đề này.
Phát triển nguồn nhân lực là một đề tài đã được nhiều người chọn làm đề tài luận án như:
Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Phan Thanh Tâm (2000), ĐH Kinh tế quốc dân
đã đi sâu nghiên cứu một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục
vụ sự nghiệp CNH, HĐH.
Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa
học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Văn Quý, năm
2005, Viện kinh tế Việt Nam đã phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công

4
nghệ ở nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa
học công nghệ để đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH.
Tác giả Kim Ngọc Anh với “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh-
truyền hình ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sỹ, năm 2005, Khoa
Kinh tế, ĐHQG HN đã tập trung nghiên cứu tình hình phát triển nguồn nhân lực của một lĩnh
vực cụ thể, đó là lĩnh vực phát thanh truyền hình, đồng thời chỉ ra một số giải pháp nhằm phát
triển nguồn nhân lực này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực

trạng của nguồn nhân lực nói chung, và đã đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn nhân
lực đó.
Một số tác giả đã nghiên cứu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực cụ thể hơn như nguồn
nhân lực khoa học công nghệ hoặc nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Có
tác giả đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia đã thành công trong việc phát triển
nguồn nhân lực CNTT. Có tác giả đã tập trung nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực công
nghệ ưu tiên ở nước ta, trong đó có nguồn nhân lực CNTT nhưng nghiên cứu của tác giả này
về nhân lực CNTT chưa sâu, chỉ là một mảng trong phần nghiên cứu chung về công nghệ ưu
tiên, và giai đoạn mà tác giả nghiên cứu là trước năm 2002.
Như vậy, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung vào vấn đề: “Đào
tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam” một cách hệ thống về mặt lý luận và
thực tiễn để đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và
quản lý nguồn nhân lực CNTT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng của việc đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam, luận văn
đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực công nghệ
thông tin nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tiến trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ lý thuyết về nguồn nhân lực CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
- Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc đào tạo nguồn nhân
lực CNTT.
- Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực công nghệ

5
thông tin nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tiến trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT ở
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề chung về đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở nước ta
trong giai đoạn 1997 – 2007 và những vấn đề đặt ra đối với việc đào tạo nguồn nhân lực
CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ những nguyên lý chung dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn sử dụng
phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, và các phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực và đào tạo nguồn
nhân lực CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực
CNTT ở nước ta trong giai đoạn 1997 đến nay.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo nguồn nhân
lực công nghệ thông tin trong thời gian tới
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Chương 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và các giải pháp chính để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực
công nghệ thông tin trong thời gian tới

References
1. Bộ khoa học và công nghệ - Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
(2005), Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở các nước Asean, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
2. Đỗ Văn Cương, Mạc Văn Tiến( Chủ biên), Nguyễn Hữu Dũng (2004), Phát triển lao

động kỹ thuật ở Việt Nam, Nxb Lao động, xã hội, Hà Nội.
3. Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, Nxb

6
Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
4. Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Thế giới vi tính (2004, 2005, 2006, 2007),
Niên giám công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam, Nxb TPHCM, Hồ Chí Minh.
5. Thanh Huyền (2002), “Đào tạo nhân lực cho ngành CNTT số lượng thừa chất lượng
thiếu”, Tin học tài chính( 5), Tr33 -34.
6. Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ ưu
tiên ở nước ta trong thời kỳ cụng nghiệp húa, hiện đại húa, Nxb Giáo dục
Hà Nội, Hà Nội.
7. Lê Thị ái Lâm, (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục, đào tạo: Kinh
nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Đặng Kim Long(2001), “CIO: Ai là ông ?”, PC World B ( 12), Tr 13-14.
9. Nguyễn Thanh Long (2003) “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị (5), Tr 71-
75.
10. Hoàng Xuân Long (2005) “Lao động khoa học với việc phát triển thị trường khoa học
và công nghệ”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội (5), Tr 31-39.
11. Phạm Quý Long (2006), Quản lý nhân lực ở các doanh nghiệp Nhật Bản và một số bài
học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
12. Nguyễn Đình Luận (2005) “Phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển
nông thôn (2), Tr 9-11.
13. Đào Thị Minh ( biên dịch) (2006), Công nghệ thông tin và truyền thông với sự phát
triển kinh tế, Nxb bưu điện.
14. Hoàng Lê Minh (2005), Công nghệ thông tin và con người, Nxb văn hóa thông tin, Hà
Nội.

15. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở
Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Trần Văn Nhung, Trần Khánh Đức (2002), “ Vấn đề phát triển nhân lực công nghệ
thông tin”, Tạp chí Cộng Sản (11), Tr 33-35-47.
17. Phạm Văn Quý (2005), Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa
học công nghệ phục vụ sự nghiệp cụng nghiệp húa, hiện đại húa, Luận án Tiến sỹ kinh
tế, Viện kinh tế Việt Nam.
18. Phạm Thái Quốc (1999), “Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho Công

7
nghiệp hóa ở Trung Quốc”, Tạp chí Kinh tế Châu á- TBD (1),
Tr 36-44
19. Nguyễn Thanh ( 2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội.
20. Tô Chí Thành (2004), Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu
vực Châu á - Thái Bình Dương, Nxb bưu điện, Hà Nội.
21. Ngô Trương Hoàng Thy, Jonh Mckenzie, Trần Phương Trình ( 2006), Đào tạo nguồn
nhân lực làm sao để khỏi “ném tiền qua cửa sổ”, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh
22. Ngô Trung Việt (2005), “Quản lý và đào tạo CIO ở Việt Nam”, PC World B ( 5), Tr
29-30.
23. Phan Thanh Tâm (2000), Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu
cầu cụng nghiệp húa, hiện đại húa đất nước, Luận án Tiến sỹ kinh tế, ĐH Kinh tế quốc
dân.
24. Mạc Văn Tiến (2005) “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa”, Tạp chí Lao động - xã hội (264), Tr 18-20.
25. Ngô Trương Hoàng Thy, Jonh Mckenzie, Trần Phương Trình ( 2006), Đào tạo nguồn
nhân lực làm sao để khỏi “ném tiền qua cửa sổ”, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh
26. Ngô Trung Việt (2005), “Quản lý và đào tạo CIO ở Việt Nam”, PC World B ( 5), Tr 29-
30.
27. Ngô Trung Việt (2005), Tổ chức quản lý trong thời đại công nghệ thông tin và kinh tế

tri thức, Nxb Bưu điện.
28. Nhóm phát triển Internet Today, Hiệu đính Đặng Tuấn Đạt ( 1995), Thung lũng của
những giấc mơ công nghệ thông tin, Nxb bưu điện.
29. Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin (2004), Các văn bản của Đảng
và Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, Nxb Bưu điện.
30. Nguyễn Thắng Vũ( chủ biên), Vũ Hoàng Liên, Nguyễn Thành Long (2006), Ngành
công nghệ thông tin, Nxb Kim Đồng.
31. Website:
http:// www.echip.com.vn
http:// www.laodong.com.vn


http:// www.vnexpress.net
http:// www.vnn.vn

8

×