Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 110 trang )


1
ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯ ờNG ĐạI HọC KINH Tế




Đỗ Thị Ngọc ánh



đào tạo nguồn nhân lực công nghệ
thông tin ở Việt Nam

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 60 31 01

LUậN VĂN THạC Sỹ KINH Tế CHíNH TRị



NGƯ ờI HƯ ớNG DẫN KHOA HọC
TS. Tạ Đức Khánh








Hà Nội - 2008

2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
7
1.1 Vai trò của công nghệ thông tin
7
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm công nghệ thông tin
7
1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin
9
1.2 Nguồn nhân lực CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT
15
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của nhân lực công nghệ thông tin
15
1.2.2 Vai trò của nhân lực công nghệ thông tin
17
1.2.3 Đặc điểm của công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT
19
1. 3 Kinh nghiệm của Ấn Độ trong đào tạo nguồn nhân lực
CNTT
21
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
28
2.1. Thực trạng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin ở Việt

Nam
28
2.2 Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở
Việt Nam
32
2.2.1 Hệ thống đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin
32
2.2.2 Đào tạo nhân lực trong các doanh nghiêp CNTT
45
2.2.3 Đào tạo đội ngũ các nhà lãnh đạo CNTT ( CIO: Chief
Information Officer)
48
2.2.4 Đào tạo nhân lực triển khai ứng dụng CNTT
52
2.3 Đánh giá chung về đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam
70
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH ĐỂ
THÚC ĐẨY
76

3
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1 Quan điểm phát triển công tác đào tạo nhân lực CNTT từ nay
đến 2020
76
3.1.1 Nhân lực CNTT trƣớc bối cảnh mới trong nƣớc và quốc tế
76
3.1.2 Các quan điểm cơ bản
89

3.2 Các giải pháp chính để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực công
nghệ thông tin trong thời gian tới
91
3.2.1 Mở rộng các kênh đào tạo nhân lực công nghệ thông tin
91
3.2.2 Tăng cƣờng công tác đào tạo nhân lực CNTT theo các
chuẩn mực quốc tế
93
3.2.3 Cần gắn đào tạo với thực tế doanh nghiệp
97
3.2.4 Phát triển những tài năng CNTT
100
3.2.5 Phát huy nguồn lực chất xám của đội ngũ Việt Kiều
101
3.2.6 Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng với những nhân viên
giỏi
102
KẾT LUẬN
103
TÀI LI ỆU THAM KHẢO
105


4
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, phấn đấu
đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại gắn với
phỏt triển kinh tế tri thức. Một trong những tiền đề cơ bản để thực hiện thành công

công nghiệp hóa, hiện đại hoá, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền
vững là phải phát triển nguồn nhân lực. Chúng ta phải đi tắt đón đầu, phải cố gắng
đi ngay vào công nghệ hiện đại đối với một số lĩnh vực then chốt và từng bước mở
rộng ra toàn bộ nền kinh tế. Chú trọng đúng mức việc phát triển công nghệ cao:
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến và công
nghệ năng lượng mới để tạo ra những bước đột phá.
Công nghệ thông tin là công cụ quan trọng hàng đầu để hình thành xã hội
thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay, ngành
CNTT Việt Nam là ngành liên tục tăng trưởng cao trong nhiều năm. Tốc độ tăng
trưởng trung bình giai đoạn 2001-2005 là 22,7%, tỉ lệ tăng trưởng rất cao so với
tốc độ tăng trưởng khu vực và thế giới. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn “chưa
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) ngày 07/11/2006 là một bước ngoặt quan trọng xác định vị thế
Việt Nam trên con đường hội nhập toàn cầu.
CNTT và truyền thông bao gồm 4 trụ cột cấu thành: ứng dụng CNTT, nguồn
nhân lực CNTT, công nghiệp CNTT và cơ sở hạ tầng CNTT. Đảng và Chính phủ
ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực cho CNTT. Đây là
yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT.
Để phát triển được nguồn nhân lực CNTT chất lương cao, công tác đào tạo được
coi là nhiệm vụ hàng đầu.
Quyết định 05/2007/QĐ-BTTTT về việc quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực CNTT Việt Nam đến năm 2020 đã khẳng định: “Phát triển mạnh nguồn nhân

5
lực CNTT, đảm bảo có đủ nhân lực phục vụ nhu cầu ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin, xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cung cấp nhân lực công nghệ
thông tin cho thị trường lao động quốc tế; Hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả và
năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, nâng trình độ đào tạo

nhân lực CNTT nước ta tiếp cận trình độ quốc tế và tham gia thị trường đào tạo
nhân lực quốc tế. Từng bước trở thành một trong những nước cung cấp nhân lực
CNTT chất lượng cao cho các nước trong khu vực và trên thế giới.”
Nguồn nhân lực CNTT đã đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền
CNTT nước nhà trong thời gian qua. Số lượng nhân lực CNTT đã tăng lên nhanh
chóng, chất lượng nguồn nhân lực cũng đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy
nhiên, tình hình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực CNTT hiện còn chưa thoát
khỏi tình trạng “thừa mà thiếu”. Đào tạo ra thì nhiều nhưng số lượng sinh viên tốt
nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị sử dụng thì lại thiếu. Chất lượng
nguồn nhân lực CNTT còn nhiều bất cập, trong khi đó nhu cầu về nguồn nhân lực
CNTT lại vô cùng lớn.
Những vấn đề trên cho thấy, việc đi sâu nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn
nhân lực công nghệ thông tin nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu để có được
nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển là
một yêu cầu cấp bách, một đòi hỏi khách quan xuất phát từ thực tiễn.
Đề tài luận văn:“Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam”
trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn của việc đào tạo nguồn nhân
lực CNTT trong thời gian qua mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc tìm ra
các giải pháp thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin nhằm phát
triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tiến tới nền kinh tế tri thức.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là mảng đề tài được sự quan tâm của rất
nhiều giới nghiên cứu.

6
Có rất nhiều sách về đề tài này đã được được sự quan tâm rất lớn của độc giả
như: “Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” của Phạm thành Nghị ( chủ biên), Trần Xuân Cầu,
Trần Hữu Hân do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2006.Tác phẩm này đã đưa

ra một số giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả trong việc quản lý nguồn nhân lực ở
nước ta.
“Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc” của Nguyễn Thanh do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2005 cho chúng
ta một cái nhìn tổng thể về tình hình phát triển nguồn nhân lực và các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
“Phát triển nhân lực công nghệ ƣu tiên ở nƣớc ta trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” của Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Nxb Giáo dục
Hà Nội đã đi sâu nghiên cứu nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta như: CNTT,
công nghệ sinh học và phân tích các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực này.
tác phẩm “ Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin khu
vực Châu Á- Thái Bình Dƣơng” của Tô Chí Thành do NXB bưu điện xuất bản
năm 2004 đã tập trung nghiên cứu các chiến lược phát triển nhân lực CNTT của
Trung Quốc, ấn Độ, Malaixia và Philippin.
ở thể loại báo và tạp chí, có rất nhiều bài viết về đề tài phát triển nguồn nhân
lực, đặc biệt, tạp chí lý luận chính trị của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
đã giành một chuyên mục:“ Nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” cho những bài viết về chủ đề này.
Phát triển nguồn nhân lực là một đề tài đã được nhiều người chọn làm đề tài
luận án như: Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” của Phan
Thanh Tâm (2000), ĐH Kinh tế quốc dân đã đi sâu nghiên cứu một số nhóm giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.
Luận án Tiến sỹ kinh tế: “Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn

7
nhân lực khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của Phạm Văn Quý, năm 2005, Viện kinh tế Việt Nam đã phân tích thực
trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở nước ta và đưa ra một số

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học công nghệ để đáp
ứng nhu cầu CNH, HĐH.
Tác giả Kim Ngọc Anh với “Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát
thanh- truyền hình ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sỹ,
năm 2005, Khoa Kinh tế, ĐHQG HN đã tập trung nghiên cứu tình hình phát triển
nguồn nhân lực của một lĩnh vực cụ thể, đó là lĩnh vực phát thanh truyền hình,
đồng thời chỉ ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh
giá thực trạng của nguồn nhân lực nói chung, và đã đưa ra những giải pháp để
phát triển nguồn nhân lực đó.
Một số tác giả đã nghiên cứu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực cụ thể hơn như
nguồn nhân lực khoa học công nghệ hoặc nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát
thanh truyền hình. Có tác giả đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia đã
thành công trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT. Có tác giả đã tập trung
nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta, trong đó có
nguồn nhân lực CNTT nhưng nghiên cứu của tác giả này về nhân lực CNTT chưa
sâu, chỉ là một mảng trong phần nghiên cứu chung về công nghệ ưu tiên, và giai
đoạn mà tác giả nghiên cứu là trước năm 2002.
Như vậy, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung vào vấn
đề: “Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam” một cách hệ
thống về mặt lý luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp cần thiết nhằm tăng
cường đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực CNTT trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng của việc đào tạo nhân lực CNTT ở Việt Nam,
luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy đào tạo nguồn

8
nhân lực công nghệ thông tin nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tiến trình

đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ lý thuyết về nguồn nhân lực CNTT và đào tạo nguồn nhân lực
CNTT.
- Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc đào tạo
nguồn nhân lực CNTT.
- Đánh giá thực trạng đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở nước ta hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực công
nghệ thông tin nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tiến trình đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực
CNTT ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề chung về đào tạo nguồn nhân lực CNTT
ở nước ta trong giai đoạn 1997 – 2007 và những vấn đề đặt ra đối với việc đào tạo
nguồn nhân lực CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ những nguyên lý chung dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn sử
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, và các phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực và đào
tạo nguồn nhân lực CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý
nguồn nhân lực CNTT ở nước ta trong giai đoạn 1997 đến nay.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo
nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong thời gian tới
7. Bố cục của luận văn

9

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt
Nam
Chƣơng 3: Quan điểm và các giải pháp chính để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân
lực công nghệ thông tin trong thời gian tới


10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.3 Vai trò của công nghệ thông tin
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm công nghệ thông tin
- Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công
nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xứ 1ý thông tin( gồm tri thức, sự
kiện, số liệu âm thanh, hình ảnh ). Theo quan niệm này thì công nghệ thông tin là
hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm
chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ
chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin
trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá của con người.
CNTT và truyền thông (ICT) bao gồm 4 trụ cột cấu thành : ứng dụng ICT,
nguồn nhân lực ICT, công nghiệp ICT và cơ sở hạ tầng ICT .
Những lĩnh vực ứng dụng ICT gồm: kinh tế, xã hội, quản lý và những kết quả
ứng dụng: chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, truyền thông và giải trí điện tử
Công nghiệp ICT gồm CNPM, CNPC, Công nghiệp điện tử cùng các nhân tố
hỗ trợ: tri thức, thông tin, dữ liệu CNPC gồm: CNPC máy tính, công nghiệp
điện tử, công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông. Khi nói về sự phát triển của bất
kỳ ngành công nghiệp nào, người ta cũng nói tới sự cần thiết của cơ sở hạ tầng,

phần cứng máy tính cũng chính là một phần cơ bản của cơ sở hạ tầng CNTT .
CNPM là một ngành kinh tế nhằm nghiên cứu, xây dựng, phát triển, sản xuất
và phân phối các sản phẩm phần mềm, cung cấp các dịch vụ đào tạo, huấn luyện,
tư vấn các giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì cho người tiêu dùng Phát triển
CNPM đòi hỏi phát triển 3 lĩnh vực chủ yếu: tạo sản phẩm , dịch vụ và đào tạo.
Nguồn nhân lực ICT gồm: người lãnh đạo, người sử dụng, DN và chuyên gia.
Cơ sở hạ tầng ICT gồm: điện thoại di động, cố định, Internet, băng thông, cước.
Bốn thành phần này có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ tạo nên sức mạnh ICT,
được thúc đẩy và phát triển bởi 3 chủ thể là người sử dụng, DN và Chính phủ .
Người sử dụng là người dân, DN, cơ quan Chính phủ, các tổ chức cá nhân trong

11
và ngoài nước đầu tư và thúc đẩy phát triển thông qua thị trường, tham gia thúc
đẩy các DN đổi mới, tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng, thực hiện, giám
sát, kiểm tra, đánh giá kết quả và tác động của các chính sách phát triển CNTT.
Doanh nghiệp tham gia sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ, cùng người
sử dụng tham gia phát triển thị trường, tham gia với Chính phủ trong các hoạt
động xây dựng, điều chỉnh và thực hiện các chính sách phát triển CNTT.
Chính phủ đóng vai trò tạo môi trường pháp lý, thể chế, chính sách, điều hành
phối hợp và hợp tác quốc tế, thúc đẩy và hỗ trợ cho CNTT phát triển .
- Đặc điểm công nghệ thông tin
CNTT có các đặc điểm là: khả năng truyền tải lượng thông tin nhanh, nhiều và
rộng theo mạng làm cho việc gián tiếp từ xa được thực hiện gần như tức thì; khả
năng lưu trữ dữ liệu ngày càng lớn về mặt dung lượng, trên những loại vật mang
ngày càng nhỏ bé về kích thước; thời gian truy cập ngày càng ngắn, phần tỷ giây
cho phép xử lý những đối tượng có tầm vóc thông tin khổng lồ.
CNTT có khả năng áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực: từ khoa học tới kinh
tế – xã hội. CNTT là 1 công nghệ có nhiều “tầng lớp ”: ở tất cả các khâu đoạn sản
xuất CNTT. Tầng 1: chương trình ứng dụng cho từng cơ quan, xí nghiệp, có thể
được thành lập bởi 1 ngôn ngữ lập trình dựa trên những hệ quản trị dữ liệu,

thường được viết tại chỗ hay gia công bên ngoài. Tầng 2: Chương trình ứng dụng
và hệ mềm cơ bản: đây là khâu phức tạp nhất và giàu có nhất, là sản phẩm của các
công ty chuyên viết phần mềm. Tầng 3 gồm những “ khả dụng ”về phần mềm, làm
cho các chương trình ứng dụng tổng quát hay đặc biệt hoạt động được, chủ yếu là
hệ điều hành và hệ điều hành mạng. Tầng 4 gồm các hệ máy và mạng đang hoạt
động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ việc làm ra các bìa in
trong đó có gắn kết các linh kiện điện tử, rồi lắp ráp với phần điện, cơ khí, thiết bị
ngoại vi thành một máy tính hoàn hảo. Tầng 5: bao gồm việc sản xuất linh kiện
điện tử.
CNTT là 1 công nghệ biến chuyển rất nhanh: sự biến chuyển thường xuyên
của các máy tính, thiết bị ngoại vi, về phần mềm cơ bản và thiết kế hệ thống
CNTT có đặc điểm là sở hữu trí tuệ đóng vai trò tối quan trọng. Do hàm lượng
tri thức cao nên việc bảo vệ tri thức giữ vị trí quan trọng trong chính sách phát

12
triển CNTT. Các sản phẩm CNTT, nhất là các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ
giá trị gia tăng, việc sao chép và chuyển giao rất đơn giản, nhanh chóng nên việc
bảo vệ sở hữu trí tuệ là điều kiện then chốt để phát triển CNTT.
CNTT là một ngành mũi nhọn: là kết quả tổng hợp của toán học, hoá học,
quang học, cơ khí chính xác cũng như công nghệ làm mạch tổng hợp nhưng ở
mức độ tinh vi hơn nhiều. CNTT luôn luôn nặng về tri thức. Đây là yếu tố then
chốt để phát triển ngành công nghiệp này và để nắm bắt nó cần có 1 cơ sở vững
vàng về khoa học. Điều này lý giải vì sao, để phát triển CNTT chúng ta cần đặc
biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực .
1.1.2 Vai trò của công nghệ thông tin
Sự bùng nổ của cuộc Cách mạng CNTT đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt
trong lịch sử văn minh nhân loại. CNTT đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng. CNTT đang đưa
thế giới bước vào 1 thời đại kinh tế số - Kinh tế tri thức, lấy công nghệ cao làm
lực lượng sản xuất, lấy trí lực - nguồn tài nguyên vô tận làm nền tảngđể phát triển;

Khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. CNTT đang tạo ra
khả năng và phương thức tiếp cận mới cho phát triển quốc gia, tạo ra những tiềm
năng và cơ hội giúp các nước đang phát triển vượt qua những rào cản lạc hậu, thực
hiện thành công những mục tiêu chiến lược quốc gia, đẩy nhanh và rút ngắn quá
trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Thứ nhất, ứng dụng CNTT làm giảm chi phí sản xuất và tạo giá trị gia
tăng cao
Là ngành có hàm lượng tri thức kỹ thuật cao, CNTT có vai trò vô cùng quan
trọng đối với nâng cao năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế.
CNTT phát triển đã cung cấp những biện pháp nhanh nhạy cho việc khai
thác, sử dụng đầy đủ nguồn tài nguyên thông tin. Năng lực xử lý và tốc độ tính
toán nhanh của máy tính giúp chu kỳ nghiên cứu triển khai sản xuất ngắn lại.
Nhịp độ sản xuất được đẩy nhanh, giảm hao phí về tài nguyên, năng lượng.
Thông tin thông suốt làm giảm các chi phí điều tra nghiên cứu thị trường, tiếp thị
sản xuất , hạ giá thành sản phẩm, năng suất lao động tăng mạnh mẽ.
Lượng thông tin ngày một gia tăng mạnh mẽ: cứ 5 năm, lượng thông tin của

13
thế giới lại tăng gấp đôi. Nhờ có CNTT, nhất là Internet, thế giới ngày càng trở
nên nhỏ bé, thông tin không biên giới đã hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế vượt ra
khỏi phạm vi quốc gia và mang tính toàn cầu. Vốn, sản xuất, hàng hoá, sức lao
động, thông tin và công nghệ được trao đổi, sử dụng và điều phối xuyên quốc gia
đã là phổ biến. Quan hệ hợp tác và cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế, thương
mại, công nghệ giữa các quốc gia, giữa các DN ngày càng mạnh mẽ.
Việc truyền tải nhanh chóng thông tin làm cho nhịp độ sản xuất kinh doanh
ngày càng nhanh hơn, chu kỳ tồn tại của kỹ thuật và sản phẩm ngày càng ngắn lại.
Các khâu sản xuất, cung ứng và tiêu thụ đều phải thay đổi, chuyển từ sản xuất quy
mô lớn sang sản xuất theo đơn “đặt hàng ”qua Internet, thu hẹp khoảng cách giữa
người sản xuất và tiêu dùng. Người sản xuất có thể hiểu được nhu cầu của khách
hàng, nắm được thông tin thị trường một cách nhanh nhất, có thể xây dựng được

chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong
nước, khu vực và quốc tế. Người tiêu dùng có thể tham gia quá trình sản xuất: lựa
chọn , thiết kế những sản phẩm thích hợp nhất.
Sự phát triển của CNTT không chỉ mở rộng thị trường hiện có mà còn tạo
ra các cơ hội và lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mới như
hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới
kinh doanh, tiêu thụ, hình thành các siêu thị ảo. Điều này giúp giảm được chi phí
văn phòng, tiếp thị, chi phí đi lại và tăng cường phản hồi. Trên Web, một nhân
viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng. Các câu hỏi của
khách hàng có thể được gửi lên trang Web hoặc gửi vào hộp thư điện tử của DN.
DN có thể trả lời trực tuyến cho khách hàng mà không phải tốn chi phí đi lại. Các
DN và người tiêu dùng có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau. Các bạn
hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới mẻ được phát hiện nhanh chóng trên toàn
quốc, toàn khu vực và toàn thế giới.
CNTT phát triển giúp các DN nắm bắt được một cách nhanh nhất các công
nghệ mới, có thể mua các công nghệ đó với giá rẻ nhất, không qua trung gian.Việt
Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng CNTT tốt sẽ nâng
cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt thông tin, tiếp cận thị trường, mở rộng quan hệ
với khu vực và thế giới. Điều này sẽ vô cùng có ích cho hoạt động sản xuất kinh

14
doanh, nâng cao năng suất lao động lên gấp nhiều lần và tăng tính cạnh tranh.
Phát triển CNTT sẽ đem lại nhiều sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian, tăng khả
năng lựa chọn cho người tiêu dùng. Chỉ cần ngồi ở nhà truy cập vào các trang web
siêu thị hay chỉ cần vài phút gọi điện thoại, người tiêu dùng có thể khảo hàng, đối
chiếu giá cả hàng hoá, dịch vụ và mua hàng một cách dễ dàng. Ví dụ trong lĩnh
vực tín dụng ngân hàng, nhờ CNTT, việc thu thập, xử lý, lưu trữ số lượng hồ sơ
khách hàng phải tốn công sức của hàng trăm lao động, phải có kho để lưu trữ cực
lớn và độ chính xác sẽ không cao. CNTT đã giúp tăng năng suất lao động lên
hàng ngàn lần, đảm bảo thông tin nhanh nhạy, chính xác kịp thời và giảm chi phí

để hạ giá thành. CNTT đã giúp các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nhà
nước ở vùng sâu vùng xa có được thông tin kịp thời thông qua trang Web đã
không còn trở ngại về khoảng cách và thời gian .
- Thứ hai, phát triển CNTT cho phép phát triển giáo dục từ xa, góp phần
thúc đẩy quá trình đào tạo liên tục và nâng cao dân trí .
Dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng thông tin 1, 2 thập kỷ qua,
nền kinh tế thế giới có những chuyển biến sâu sắc. Thông tin - tri thức là nguồn tài
nguyên số một, là cơ sở của sự giàu có. Sự sáng tạo và đổi mới thường xuyên là
động lực thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới nhanh, vòng đời công nghệ rút
ngắn vài năm thậm chí vài tháng.
Đầu tư cho giáo dục chính là quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia. Mô
hình giáo dục truyền thống: đào tạo - làm việc không còn phù hợp, cần một mô
hình mới: đào tạo - làm việc - đào tạo. Mạng thông tin giúp mọi người tiếp nhận
nhanh kiến thức, chủ động theo kịp sự đổi mới, phát triển trí sáng tạo. Giáo dục,
đào tạo từ xa giúp nâng cao chất lượng các chương trình giảng dạy và học tập.
Người đi học ở khắp mọi nơi có thể thông qua mạng để đăng ký và tham gia học
tập. Điều này đã hạ thấp chi phí học tập và tiết kiệm thời gian cho người học. Ví
dụ, một sinh viên Việt Nam muốn tham gia khoá học ở một trường Đại học của
nước ngoài, nếu anh ta sang tận nước đó du học thì tốn kém tiền bạc và thời gian
hơn nhiều so với việc anh ta học qua mạng mà vẫn được cấp bằng của Đại học đó.
Với sự hỗ trợ của CNTT, học sinh sẽ được tiếp thu phương pháp học tập mới,
gây nhiều hứng thú cho người học và người dạy, tăng tính tự chủ, sáng tạo cho

15
người học, góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy.
Việc tăng cường thêm các hoạt cảnh, các hình ảnh sinh động mang tính ngụ ý,
các đoạn âm thanh diễn cảm bằng máy tính trong các môn kinh tế, quản lý, luật,
khoa học xã hội và nhân văn làm cho người học dễ nhớ, dễ hiểu bài, thấy vui
hơn, hấp dẫn hơn. Người học chủ yếu là tự học, thông qua giáo trình, tài liệu, sách
báo điện tử và phim, ảnh điện tử lồng ghép một cách tinh vi

Nhờ có thành tựu to lớn của CNTT và viễn thông hiện đại, các nước kinh tế
phát triển đã thành lập các trường "Đại học ảo - Universite Virtuelle ”- "mô hình
Giáo dục đại học và cao đẳng phi vật chất", vì không còn tồn tại cơ sở vật chất cho
một trường Đại học và Cao đẳng như giảng đường, lớp học, trang thiết bị dạy và
học truyền thống, thay vào đó là kỹ thuật số và các Campus điện tử. Người học sẽ
tiếp cận kiến thức thông qua máy tính, Internet và các công cụ điện tử viễn thông
khác. Giảng viên giữ vai trò trung gian, hướng dẫn học là chính. Một "Đại học ảo"
gồm 4 lĩnh vực chính: Đào tạo, Nghiên cứu, Thông tin khoa học và các dịch vụ
phục vụ người sử dụng, nhưng việc tổ chức, thực hiện không theo kiểu truyền
thống. “Đại học ảo” mở ra cơ hội cho mọi người và không ràng buộc về thời gian,
địa điểm, người học không còn bị động trong việc tiếp thu kiến thức, phát huy
được tài năng và sự năng động. Mô hình đào tạo này có thể điều chỉnh được sự
mất cân đối giữa "cung" và "cầu" của thị trường lao động và đảm bảo được sự
công bằng trong việc tiếp cận tri thức khoa học cho mọi người, góp phần giảm bớt
sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo .
Công tác nâng cao dân trí, giáo dục suốt đời là vô cùng cần thiết. CNTT là
công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình này thông qua các khoá học trên mạng, được
mở ra liên tục vào mọi thời gian, hoặc có thể bằng chính lượng thông tin vô cùng
phong phú và đa dạng ở các trang web hay trên các diễn đàn điện tử .
- Thứ ba, phát triển CNTT góp phần rút ngắn tiến trình CNH, HĐH đất
nƣớc
Để có thể đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước cần sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện, song hiệu nghiệm nhất là cần đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin .
Quá trình công nghiệp hoá nước ta sẽ không diễn ra theo lối cũ mà là quá trình

16
gắn với hiện đại hoá, tức là gắn với khoa học và công nghệ phát triển cao, bao
gồm công nghệ thông tin. Khi CNTT được ứng dụng thích hợp, chi phí cho quá
trình CNH sẽ ít hơn nhiều so với quá trình công nghiệp hoá thông thường - tức là

làm giảm đầu tư đáng kể cho quá trình phát triển. CNTT sẽ giúp chúng ta tìm ra
những phương án phát triển khác quá trình công nghiệp hoá theo kiểu cũ.
ứng dụng và phát triển CNTT đúng đắn sẽ tạo cơ hội rút ngắn thời gian, cho
phép chúng ta sử dụng tối ưu nguồn lực, thu hẹp khoảng cách tri thức, thu hẹp
khoảng cách xã hội nông thôn - thành phố, nghèo - giàu, truyền thống -hiện đại.
Ứng dụng, phát triển CNTT đúng đắn sẽ thúc đẩy quá trình CNH, HĐH diễn
ra nhanh hơn, mạnh hơn về quy mô, tốc độ, tạo khả năng to lớn để có thể đi tắt,
đón đầu ở những lĩnh vực không nhất thiết phải phát triển tuần tự, phát huy thế
mạnh trí tuệ, truyền thống lịch sử của dân tộc, thực hiện thắng lợi quá trình CNH,
HĐH.
Cũng cần phải hiểu rằng đi tắt, đón đầu không có nghĩa là đi tắt đến những xã
hội phát triển ngày nay mà đi tắt tới xã hội mà ngay cả những nước phát triển nhất
cũng chưa hề đạt được. Đó chính là xã hội mà trong đó con người biết sống và tiêu
dùng vật chất với trình độ văn minh cao, luôn vươn tới trí tuệ và sáng tạo, con
người phát triển hài hoà với khoa học công nghệ và tự nhiên, lấy trí tuệ, sáng tạo
và văn minh làm thước đo giá trị của mỗi con người. Đó là xã hội xã hội chủ nghĩa
mà nhân dân ta xây dựng với các tiêu chí “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”.
Tuy nhiên, dựa vào công nghệ thông tin với tư cách là đòn bẩy chủ lực để
rút ngắn quá trình phát triển từ một xuất phát điểm chung còn rất thấp, đối với
nước ta là một thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có những bước đi hợp lý và phải tập
hợp được sức mạnh, ý chí và trí tuệ tổng hợp của cả dân tộc dưới sự chỉ đạo sáng
suốt, khéo léo và quyết đoán của Đảng và Nhà nước, phải tận dụng tối đa những
thành tựu khoa học công nghệ. Đó là điều kiện then chốt để đẩy nhanh tốc độ và
nâng cao chất lượng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Thứ tư, CNTT sẽ tạo ra sự phát triển bền vững .
Việc phát triển kinh tế xã hội qua việc sử dụng ngày càng nhiều các phương
tiện ICT sẽ ngày càng làm cho thế giới thịnh vượng và công bằng hơn. Viễn thông

17

thông tin hiện có và đáng tin cậy có thể được sử dụng một cách hiệu quả như là
một trong những công cụ để chỉ ra những vấn đề mang tính toàn cầu. Riêng ICT
thì không thể xoá đói giảm nghèo hay giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, nhưng ICT lại
là chất xúc tác ngày càng quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội. ICT phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá và phân phối sản phẩm
nông nghiệp hiệu quả hơn. ICT tạo ra khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ cho những người sống ở những vùng khắc nghiệt, khó hoặc không thể tiếp
cận được với trung tâm y tế. ICT cũng có thể mang kiến thức đến cho những
người ở các vùng xa xôi hẻo lánh. ICT là nhân tố quan trọng đẩy nhanh quá trình
quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, làm cho hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi
quốc gia và mang tính toàn cầu. Hiện nay, Internet đã liên kết trên 200 quốc gia và
khu vực, càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp bị cuốn vào làn sóng toàn cầu hóa
kinh tế.
Tiếp cận CNTT có thể làm bùng nổ việc thành lập các công ty nhỏ, các nhóm
thợ thủ công ở những vùng nghèo và hẻo lánh nhất, giúp họ tham gia vào thị
trường trong nước và toàn cầu. CNTT có thể tạo ra những bước phát triển nhảy
vọt của những hạ tầng cơ sở nghèo nàn, xoá đi khoảng cách địa lý giữa các thị
trường và các kênh phân phối trên thị trường nghèo nàn sẽ không còn. CNTT đem
lại tiếng nói cho những người sống ở nơi hẻo lánh, những người khiếm thính,
khiếm thị, cho phép họ nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình. Với việc mang
đến các quyền năng to lớn để nâng cao đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, CNTT
truyền thông phải là hạt nhân của mọi chiến lược phát triển.
- Thứ năm, phát triển CNTT tạo điều kiện để hình thành và phát triển
nền kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất mới, là xu thế phát triển tất yếu, bất kỳ
quốc gia nào cũng sẽ đi theo. Phát triển kinh tế tri thức là nắm bắt, vận dụng
những tri thức mới về khoa học - công nghệ, về tổ chức quản lý , sản xuất kinh
doanh đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, vận dụng kinh tế tri thức để tạo ra
những bứt phá lớn có ý nghĩa. Sự lớn mạnh nhanh chóng của nền CNTT sẽ là một
trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.

Quá trình tự động hoá nền sản xuất công nghiệp và tin học hoá nền kinh tế

18
diễn ra nhanh chóng làm cho khu vực thông tin tăng trưởng nhanh chóng. Xu thế
chung của nền kinh tế phát triển là khu vực thông tin ngày càng chiếm vị trí chủ
đạo, thế giới đang thực hiện một sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang
nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế mới dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên
thông tin và trí tuệ. Trong nền kinh tế đó, khai thác các nguồn tài nguyên thông
tin, các ý tưởng sáng tạo, các nguồn tri thức là những yếu tố chủ chốt để tạo ra của
cải, sự giàu có. Không sử dụng CNTT thì khó đạt hiệu quả hành chính, khó thực
hiện công khai, minh bạch, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, khó đẩy lùi
tham nhũng tiêu cực, phiền nhiễu dân Không có lĩnh vực nào có thể đổi mới phát
triển nhanh nếu không sử dụng CNTT. Không ngừng phát triển CNTT là một
trong những giải pháp đột phá cho sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức .
1.4 Nguồn nhân lực CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của nhân lực công nghệ thông tin
- Khái niệm nhân viên công nghệ thông tin
Nhân viên công nghệ thông tin là một bộ phận của nhân lực khoa học - công
nghệ. Nhân lực khoa học - công nghệ là một bộ phận của lực lượng lao động xã
hội được đào tạo ở những trình độ chuyên môn nhất định và tham gia trực tiếp hay
gián tiếp vào các hoạt động khoa học - công nghệ từ nghiên cứu, triển khai đến
đào tạo, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ. Đội ngũ nhân lực khoa học -
công nghệ. Có nhiều mức trình độ đào tạo cơ bản khác nhua từ công nhân kỹ
thuật, nhân viên nghiệp vụ, kỹ thuật viên trung cấp đến đội ngũ kỹ sư, chuyên gia
có trình độ đại học và sau đại học .
- Các loại hình nhân lực công nghệ thông tin:
+ Nhân lực khoa học cơ bản: Gồm đội ngũ chuyên gia có trình độ cao trong
các lĩnh vực khoa học và công nghệ cơ bản có liên quan trực tiếp đến quá trình
phát triển CNTT như toán, vật lý, hóa học, khoa học vật liệu, tự động hóa
+ Nhân lực chuyên ngành CNTT: gồm nhân lực phần mềm( lập trình ) và

nhân lực phần cứng( công nghiệp thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bảo trì trang thiết bị
sản phẩm CNTT)

19
+ Nhân lực quản lý công nghệ thông tin: Gồm các chuyên gia quản lý, quản
trị các cơ quan quản lý ngành, các cơ sở sản xuất – dịch vụ thông tin.
+ Nhân lực triển khai ứng dụng CNTT ở các ngành kinh tế - xã hội: gồm
các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng các trang
thiết bị CNTT (máy tính, hệ thống thiết bị thông tin ) như là công cụ tác nghiệp.
- Đặc điểm của nguồn nhân lực công nghệ thông tin
+ Thứ nhất, bất cứ ai muốn tham gia vào sự phát triển của nền CNTT đều phải là
những người đã qua đào tạo, thậm chí rất cần có sự đào tạo chuyên sâu. Dù là
công nhân kỹ thuật hay những người ứng dụng CNTT vào trong lĩnh vực chuyên
môn của mình đều phải là những người đã qua đào tạo. Trường hợp có một số
người không qua đào tạo, mà bằng sự mày mò, sáng tạo của mình vẫn trở thành
một người lao động tích cực trong lĩnh vực CNTT là rất hiếm.
+ Thứ hai, đối với lĩnh vực CNTT, lao động trí óc chiếm tỷ lệ cao. Muốn có được
một sản phẩm phần mềm hay một kiểu dáng mới cho 1 sản phẩm hay một dòng
sản phẩm phần cứng mới với nhiều tính năng, công dụng nhưng giá thành lại hợp
lý hơn đòi hỏi các cá nhân phải nắm bắt được những kỹ thuật nhất định như lập
trình, thiết kế bản vẽ ; tức là phải đầu tư hàm lượng chất xám rất cao.
+ Thứ ba, lao động trong lĩnh vực CNTT là lao động sáng tạo của từng cá nhân.
Đây là loại lao động phức tạp. Lao động càng phức tạp thì đòi hỏi con người càng
phải không ngừng sáng tạo. Sự sáng tạo cá nhân với bản sắc, cá tính, phong cách
riêng để không thể trộn lẫn, không thể hòa tan. Bên cạnh những kỹ thuật nhất
định, lao động CNTT đòi hỏi các cá nhân phải rất nhạy bén, năng động, biết khai
thác ra những cái mới. Ví dụ, cùng một sản phẩm phần mềm quản lý nhân viên
nhưng sản phẩm của mỗi người sẽ có những đặc trưng và những tính năng riêng
để thu hút các đối tượng khách hàng khác nhau. Chính vì vậy, vấn đề bản quyền,
vấn đề sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng. Nhà nước cần có những đạo luật,

những chính sách nghiêm ngặt để chống vi phạm bản quyền.
+ Thứ tư, nhân lực CNTT là những con người cần có nhiều kiến thức, sự hiểu biết
về các ngành khoa học khác và hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực trong đời sống

20
xã hội. Một chuyên gia CNTT thuần tuý mà muốn có 1 sản phẩm phần mềm trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng, bên cạnh những kỹ thuật CNTT nhất định, anh ta sẽ
phải tìm hiểu rất nhiều về lĩnh vực tài chính ngân hàng, về thị trường, về
marketting, về các ưu, nhược điểm của các phần mềm khác đã có trong lĩnh vực
này. Nếu không, sản phẩm của anh ta sẽ lạc hậu hoặc sẽ rất khó sử dụng, sẽ không
được các đối tác ngân hàng tin dùng.
+ Thứ tư, nhân lực CNTT là những người tiếp cận nhanh nhất các luồng thông tin
nghề nghiệp ở quy mô thế giới và khu vực, do đó đòi hỏi về giao tiếp, dân chủ và
đãi ngộ của họ khá cao. Họ là những người phải làm việc rất nhiều với máy tính,
với Internet, với các công nghệ mới. Các thông tin trên Internet là vô cùng cập
nhật, nóng hổi. ở trên mạng, họ không chỉ có giao tiếp với những người trong
nước mà có thể giao lưu với rất nhiều người trên khắp thế giới. Họ phải là những
người luôn cố gắng tạo ra những công nghệ mới, những sản phẩm mới, khác biệt.
Do vậy, việc tiếp cận các luồng thông tin mới nhất là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp của họ.
Những đặc điểm trên cho thấy, các biện pháp và chính sách quản lý đối với
nguồn nhân lực này phải hết sức khéo léo để họ vừa tuân thủ đúng pháp luật vừa
phát huy được cao độ tính sáng tạo của mình.
1.2.3 Vai trò của nhân lực công nghệ thông tin
Sự phát triển của ngành CNTT phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn nhân lực
CNTT; trang thiết bị nghiên cứu, ứng dụng, vốn đầu tư cho ngành, chính sách của
Nhà nước đối với ngành trong đó đội ngũ nhân lực CNTT có vai trò hết sức
quan trọng. Trong thời đại Cách mạng khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, khu vực
hóa, quá trình công nghiệp hóa luôn gắn với hiện đại hóa, nguồn nhân lực, đặc biệt
ở lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin với số lượng đông, chất lượng

cao sẽ đóng vai trò trọng yếu đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Vai trò của nguồn nhân lực CNTT được thể hiện ở những mặt chủ yếu
sau:
- Thứ nhất, đây là đội ngũ quan trọng trong xây dựng các đường lối, chính

21
sách quyết định sự phát triển của ngành CNTT nhằm thực hiện rút ngắn tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những kỹ sư, cử nhân CNTT, đặc biệt là đội ngũ
CIO sẽ là những người tham gia trực tiếp trong việc xây dựng các chính sách phục
vụ cho sự phát triển của ngành. Họ cũng sẽ là những người có thể giữ vai trò quan
trọng trong bộ máy Nhà nước, hoặc là những người tham mưu trực tiếp cho các
cấp lãnh đạo để đưa ra được những chính sách CNTT đúng đắn, ngày càng phục
vụ tốt hơn cho sự tăng trưởng không ngừng của ngành.
- Thứ hai, đây là lực lượng nòng cốt trong triển khai thực hiện đường lối,
chính sách đó.
Những kỹ thuật viên, kỹ sư, cử nhân CNTT, những con người trực tiếp tạo ra
các sản phẩm phần cứng, phần mềm sẽ là đội ngũ chịu ảnh hưởng lớn nhất của các
chính sách đó. Một cơ quan, một doanh nghiệp ứng dụng CNTT thì đội ngũ cán
bộ CNTT trong công ty đó sẽ là những người trực tiếp điều hành và triển các
chương trình ứng dụng theo đúng luật pháp, nhứng chính sách CNTT.
- Thứ ba, Nhân lực CNTT là đội ngũ trọng yếu lựa chọn, tiếp thu và ứng dụng
những thành tựu CNTT tiến bộ nhất để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực của đời sống – xã hội hiện nay rất phổ
biến. Mọi ngành trong nền kinh tế đều có thể ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu
quả hoạt động. Hầu hết các cơ quan, các công ty đều có các nhân viên chuyên
trách mảng ứng dụng. Họ sẽ là những người tham mưu chính cho cấp trên nên lựa
chọn hệ thống máy tính như thế nào, số lượng bao nhiêu, hệ thống phần mềm gì
và cần đào tạo nhân viên như thế nào để tạo ra hiệu quả cao nhất cho công ty.
- Thứ tư, đây là lực lượng chủ yếu trong tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tri
thức khoa học, kiến thức về CNTT, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết cho mọi

tầng lớp nhân dân về vai trò quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong thời đại
ngày nay. Những người làm trong lĩnh vực CNTT là những người hiểu biết nhất,
có kiến thức chuyên sâu nhất về vai trò, tác dụng của việc ứng dụng CNTT đối với
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bằng những kiến thức đã được trang bị
trên ghế nhà trường cũng như những kinh nghiệm làm việc thực tế, họ sẽ là những

22
tuyên truyền viên tích cực nhất cho mọi người thấy được hiệu quả vô cùng to lớn
nếu biết lựa chọn cách thức tối ưu nhất để ứng dụng CNTT. Bên cạnh sự sành sỏi
về công nghệ, các nhân viên IT cần có năng lực phân tích thực tiễn kinh doanh,
các vấn đề khách hàng, các quy chế quản lý và xu hướng phát triển của ngành
công nghiệp công nghệ, có khả năng giao tiếp tốt. Đây cũng chính là những yếu tố
sẽ giúp họ phổ biến rộng rãi các kiến thức về CNTT một cách dễ dàng, dễ đi vào
lòng người, thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người.
1.2.3 Đặc điểm của công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Để có được nguồn nhân lực CNTT nhiều về số lượng, mạnh về chuyên môn
nghiệp vụ, công tác đào tạo giữ vai trò quyết định. Hoạt động đào tạo nguồn nhân
lực phải mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Thứ nhất, chương trình phải thường xuyên đổi mới, có tính cập nhật
cao
Chương trình giảng dạy là vô cùng quan trọng. Đó là một trong những yếu tố
cơ bản quyết định đến chất lượng của người học cũng như sự hứng thú của người
học đối với lĩnh vực mà mình đã lựa chọn. Hiện nay, tất cả các trường đang đầu tư
khá nhiều cho hoạt động đổi mới chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng đào
tạo, làm sao cho chương trình mang tính cập nhật cao, để sinh viên ra trường có
thể tiếp cận luôn với công việc được giao và hoàn thành công việc một cách tối ưu
nhất. Sự đổi mới chương trình giảng dạy, nâng cao tính cập nhật trong lĩnh vực
đào tạo CNTT lại vô cùng cần thiết. CNTT là một lĩnh vực công nghệ cao, luôn
luôn có sự biến đổi từng ngày, từng giờ. Sự thay đổi như vũ bão của CNTT đòi
hỏi công tác đào tạo phải tiến hành liên tục, không ngừng, chương trình phải

thường xuyên cập nhật, nếu không sẽ trở nên lỗi thời, lạc hậu, sinh viên ra trường
sẽ khó đáp ứng luôn được với công việc. Hiện nay, nguồn học liệu mở (của các
trường ĐH tiên tiến trên thế giới) rất phong phú và rất dễ khai thác. Việc cập nhật
các chương trình, tài liệu CNTT trên Internet hiện nay cũng rất dễ dàng.
- Thứ hai, cần đa dạng hóa các phương thức đào tạo
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ngành CNTT đang

23
phát triển khá sôi động, đòi hỏi một nguồn nhân lực dồi dào. Vì vậy, bên cạnh hệ
thống đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, đào tạo văn bằng 2 của các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp còn có sự góp mặt rất lớn của các trung
tâm đào tạo trong và ngoài nước, các doanh nghiệp liên kết với các trường đào
tạo Hiện nay, đào tạo CNTT đã không còn duy nhất 1 hình thức là cả thầy và trò
cùng phải đến lớp, phải trực tiếp gặp mặt nhau, mà đã có rất nhiều trường sử dụng
hình thức đào tạo từ xa rất hiệu quả. So với các loại hình đào tạo khác, đào tạo từ
xa (ĐTTX) có những ưu thế riêng: người học có thể chủ động được thời gian học,
chi phí thấp Chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo trình, băng hình, băng
tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi tính, bằng việc sử dụng các phương tiện nghe
nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện, Internet. Giáo
trình điện tử: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video clip, phim… được cập nhật
thường xuyên theo chương trình đào tạo. Đồng thời, học viên sẽ có một phần thời
gian học tập trung, ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi. Các học viên sẽ trao đổi nội
dung học tập qua mạng Internet với các giảng viên.Với mỗi môn học, các trường
sẽ bố trí một thời lượng nhất định để các học viên đến ôn tập, gặp gỡ và trao đổi
trực tiếp với các giảng viên tại lớp học. Với hình thức đào tạo này, SV chủ động
trong việc học tập vì có thể khai thác các tài nguyên bất kỳ lúc nào, nơi nào, tích
cực tham gia tìm kiếm thông tin, tự nâng cao trình độ, khả năng phân tích và đánh
giá.
- Thứ ba, công tác đào tạo cần được cung cấp hệ thống trang thiết bị
hiện đại

Bất cứ môn học nào, nếu có sự giúp sức của các trang thiết bị giảng dạy hiện
đại, tiến tiến sẽ càng thu hút được sự chú ý của người học, người học sẽ thích thú
với bài học hơn, sẽ hào hứng học tập và trao đổi với nhau hơn. Học CNTT cũng
vậy, thậm chí, việc trang bị các thiết bị hiện đại tiên tiến là vô cùng quan trọng,
quyết định phần lớn đến chất lượng đào tạo, đến khả năng làm việc của sinh viên
sau này. Đào tạo CNTT đòi hỏi phải có một hệ thống máy tính chạy ổn định,
nhiều tính năng, tốc độ cao, hệ thống đường truyền Internet nhanh, ổn định, các

24
thiết bị máy chiếu, băng đĩa chất lượng tốt, hiện đại, cập nhật. Máy tính là công
cụ quan trọng nhất của việc học CNTT. Có đầy đủ hệ thống máy tính, đảm bảo
mỗi sinh viên được sử dụng một chiếc máy tính thì việc học tập mới đạt hiệu quả,
sinh viên mới có nhiều cơ hội và thời gian để thực hành. Máy chạy nhanh, cấu
hình cao giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn, không phải mất nhiều thời gian đợi
máy khởi động hay xử lý các chương trình, dữ liệu Đường truyền Internet nhanh,
ổn định giúp các sinh viên dễ dàng trao đổi, cập nhật thông tin mới nhất trên thế
giới một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên tự học và
học hỏi từ các bạn bè, đồng nghiệp trên khắp thế giới.
- Thứ tƣ, hoạt động đào tạo phải mang tính quốc tế.
Tiếng Anh là một yêu cầu rất cần thiết khi học CNTT. Tiếng Anh là một
ngôn ngữ phổ biến trên thế giới hiện nay. Có học tốt ngoại ngữ thì mới có khả
năng đọc tài liệu tin học bằng tiếng Anh, mới có khả năng nghiên cứu tin học. Các
chương trình, tài liệu học CNTT thường phổ biến là sử dụng Tiếng Anh. Các phần
mềm cũng thường được viết bằng Tiếng Anh. Các giáo trình, tài liệu học luôn
được cập nhật và phải mang tính quốc tế, nhiều trường trên thế giới có sự liên kết
chặt chẽ với nhau trong đào tạo. Ví dụ, một số trường đại học của Anh, Pháp, Mỹ
liên kết với một số trường đại học của Việt Nam, các sinh viên có thể học một
năm ở Việt Nam, sau đó sang các nước khác học tiếp và vẫn được cấp bằng của
những trường đại học danh tiếng của nước ngoài; hoặc các sinh viên có thể học
toàn bộ khóa học ở Việt Nam nhưng vẫn được cấp bằng của các trường nước

ngoài. Các sản phẩm CNTT được làm ra với mục đích phục vụ việc xuất khẩu rất
nhiều, do vậy nếu không có những chuẩn quốc tế chẳng hạn như sử dụng tiếng
Anh thì sẽ rất khó xuất khẩu được.
1. 3 Kinh nghiệm của Ấn Độ trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT
Đất nước Ấn Độ rộng thứ 7 trên thế giới, dân số đứng thứ 2 trên thế giới,
thuộc khu vực Châu Á, luôn là là người bạn lớn của Việt Nam. Tiếng Anh là
phương tiện và là ngôn ngữ chính của người Ấn Độ. Ấn Độ có hệ thống 251
trường đại học đa dạng và có bề dày truyền thống với các ngành học Kỹ thuật và

25
công nghệ, Khoa học vi tính, công nghệ thông tin và sinh học, Y nha khoa, Dược
và trợ Y, Nông nghiệp thú y, công nghệ bơ sữa và nông nghiệp, Nghệ thuật,
thương mại, khoa học và quản lý du lịch. Bằng cấp của Ấn Độ được Quốc tế thừa
nhận, hiện nay các công ty hàng đầu trên toàn cầu đang tham gia ngày càng nhiều
trong việc thu xếp việc làm cho các trường đại học Ấn Độ. Ấn Độ có môi trường
thân thiện và nền văn hoá phù hợp với các nươớc Châu Á. Chất lượng giáo dục
được đảm bảo bởi các cơ quan quốc gia, ví dụ như Uỷ ban chứng nhận quốc gia
(cho giáo dục kỹ thuật) và Uỷ ban đánh giá và chứng nhận quốc gia (cho giáo dục
bậc cao) và Hiệp hội các trường đại học của Ấn Độ (www.aiweb.org).
Hai nước Việt Nam - Ấn Độ có điều kiện đặc biệt thuận lợi để tăng cường
hợp tác thương mại, đầu tư và kinh doanh dựa trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị,
hợp tác truyền thống lâu đời và tốt đẹp. Việt Nam cũng có rất nhiều điểm tương
đồng với Ấn Độ về mặt địa lý, văn hóa…. Ấn Độ cũng là một quốc gia có nền
kinh tế đang phát triển, rất dồi dào về nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực
CNTT. Ngành CNTT của Ấn Độ đang phát triển vô cùng mnạh mẽ, đóng góp rất
lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Ấn Độ được coi là trung tâm sản xuất
phần mềm lớn nhất Châu Á.Với khu công nghệ cao Bangalore được so sánh như
thung lũng Silicon của Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực CNPM, nơi được mệnh danh là
“Thủ đô tin học mới”, nơi đón nhận các tập đoàn CNTT lớn như IBM, Digital,
Hewlett Packard, Sun, Motorola…Hiện nay, ngành có tốc độ tăng trưởng hơn 50

%/ năm, giá trị xuất khẩu hơn 10 tỷ USD chiếm 1/ 10 giá trị xuất khẩu cả nước.
Ấn Độ đã xuất khẩu phần mềm đến khoảng 95 nước và hơn 250 trong số hơn 500
công ty hàng đầu thế giới hiện đang sử dụng các phần mềm có xuất xứ từ Ấn Độ.
Đây là một trong những cái nôi đào tạo ra những lao động CNTT với chất
lượng khá cao, có thể cạnh tranh được với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới
như Mỹ, Nhật… Ấn Độ là một trong những nơi lý tưởng để Việt Nam học tập và
đúc rút những kinh nghiệm rất quý báu cho sự nghiệp đào tạo nhân lực CNTT
nước nhà, cho sự nghiệp phát triển ngành CNTT.
Nguyên nhân thành công chính của Ấn Độ là: Thứ nhất, Ấn Độ đã thực

×