Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
LỜI CẢM ƠN
Đồ án thực tập môn học: “Hệ thống thông tin Điện lực” là một môn học rất bổ
ích đối với chúng em. Sau khi hoàn thành đợt thực tập này, chúng em đã phần nào hiểu
được thế nào là một hệ thống thông tin điện lưc, biết được các thành phần cũng như
cách mà nó hoạt động. Để có được những thành công như vậy, ngoài sự nỗ lực của các
thành viên trong nhóm còn có sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và nhiều
thầy cô khác trong và ngoài khoa.
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo hướng dẫn – Tiến Sỹ Lê
Anh Ngọc về những hướng dẫn khoa học của thầy. Tiếp đến chúng em xin gửi lời cảm
ơn tới cô giáo chủ nhiệm cùng toàn thể các thầy cô trong khoa đã giúp tạo điều kiện
giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực tập cũng như đã trang bị cho chúng em
những kiến thức quý báu trong suốt những năm học vừa qua.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện:
Vũ Đình Giang
Nguyễn Tuấn Đạt
Trang 1
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
EVN: Electricity of Viet Nam – Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
NMĐ: Nhà máy điện.
EVNTelecom: Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực.
TT TNĐ: Trung tâm thí nghiệm điện – thuộc các Công ty điện lực EVN.
EVNIT: Trung tâm công nghệ thông tin – Tổng công ty điện lực EVN.
CTĐT: Công tơ điện tử.
SLĐĐ: Số liệu đo đếm.
CSV: Một định dạng file số liệu đo đếm do DataLink tạo ra.
CSR: Một định dạng file do phần mềm bảo mật số liệu tạo ra.
PM: Phần mềm.
LAN: Mạng nội bộ (Local Area Network).
WAN: Mạng diện rộng (Wide Area Network).
CSDL: Cơ sở dữ liệu.
ĐBTG: Đồng bộ thời gian.
CNTT: Công nghệ thông tin.
Trang 2
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mô hình tổng thể lắp đặt hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm
Hình 2.2: Qui trình lắp đặt hệ thống thu thập số liệu đo đếm tại NMĐ
Hình 3.1: Mô hình tổng thể vận hành hệ thồng thu thập và xử lý số liệu đo đếm từ
NMĐ và EVN
Hình 3.2: Qui trình vận hành hệ thống thu thập số liệu đo đếm tại NMĐ
Hình 3.3: Sơ đồ qui trình vận hành mạng WAN
Hình 3.4: Qui trình đồng bộ hệ thống thời gian CTĐT
Hình 3.5: Vận hành hệ thống xử lý số liệu đo đếm tại EVN
Hình 3.6: Sơ đồ tổng quát qui trình vận hành máy chủ và dịch vụ
Hình 3.7: Lưu đồ vận hành máy chủ và dịch vụ CSDL
Hình 3.8: Sơ đồ vận hành phần mềm nhận và tổng hợp dữ liệu
Hình 3.9: Sơ đồ kiểm tra tình trạng số liệu trên trang Web
Trang 3
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
MỤC LỤC
Trang 4
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
LỜI MỞ ĐẦU
Khác với các ngành công nghiệp khác, việc sản xuất, truyền tải và sử dụng điện
năng xảy ra một cách đồng thời. Hệ thống điện (HTĐ) là một thể thống nhất, có thể
trải dài và bao trùm cả một vùng rộng lớn, có rất nhiều phần tử. Bất cứ một thay đổi
hay một sự cố xảy ra trên một phần tử nào đó đều ảnh hưởng ít nhiều toàn bộ hệ thống.
Tuy vậy, các phần tử của HTĐ thường nằm phân tán. Các nhà máy thường được xây
dựng ở những nơi có nguồn năng lượng sơ cấp dồi dào, trong khi đó các phụ tải
thường tập trung ở các vùng đô thị, khu công nghiệp Từ các đặc điểm trên, một yêu
cầu đặt ra là làm thế nào có thể đảm bảo được các mục tiêu: sản xuất và cung cấp điện
liên tục, ổn định, an toàn, giá thành thấp.
Trong bài này, chúng em sẽ trình bày tổng quan về hệ thống thu thập, đo đếm
và xử lý sự cố trong hệ thống Điện. Nội dung của báo cáo là tìm hiểu và đưa ra các
quy trình để thực hiện công tác lắp đặt, vận hành và xử lý các hệ thống thu thập số liệu
đo đếm tuân theo các quy định Thị Trường Điện, trọng tâm là các phần quy định về đo
đếm điện năng.
Quy trình thu thập số liệu đo đếm, xử lý sự cố và lắp đặt vận hành được xây
dựng với các mục tiêu:
- Đảm bảo quá trình lắp đặt, vận hành và xử lý sự cố thực hiện một cách dễ
dàng và nhanh chóng.
- Đảm bảo số liệu đo đếm dựa trên công tơ được thu thập nhanh chóng, chính
xác, kịp thời và ổn định.
Trang 5
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐIỆN LỰC
1.1. Hệ thống thông tin
1.1.1. Khái niệm hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin (Information system-IS) là một tập hợp và kết hợp của các
phần cứng, phần mềm và các hệ mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu
thập, tạo, tái tạo, phân phối và chia sẻ các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm phục vụ
các mục tiêu của tổ chức.
Các tổ chức có thể sử dụng hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau.
Trong việc quản trị nội bộ hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ,
thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh.
Với bên ngoài hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách
hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho phát triển.
1.1.2. Phân loại hệ thống thông tin
Các hệ thống thông tin có thể được phân loại theo các chức năng chúng phục vụ:
• Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS) là một hệ
thống thông tin có chức năng thu thập và xử lý dữ liệu về các giao dịch nghiệp
vụ.
• Hệ thống thông tin quản lý (Management information system - MIS) là một hệ
thống thông tin cung cấp thông tin cho việc báo cáo hướng quản lý dựa trên
việc xử lý giao dịch và các hoạt động của tổ chức.
• Hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision support system - DSS) là một hệ thống
thông tin vừa có thể trợ giúp xác định các thời cơ ra quyết định, vừa có thể cung
cấp thông tin để trợ giúp việc ra quyết định.
• Hệ thống thông tin điều hành (Excutive information system - EIS) là một hệ
thống thông tin hỗ trợ nhu cầu lập kế hoạch và đánh giá của các nhà quản lý
điều hành.
Trang 6
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
• Hệ thống chuyên gia (Expert System) là hệ thống thông tin thu thập tri thức
chuyên môn của các chuyên gia rồi mô phỏng tri thức đó nhằm đem lại lợi ích
cho người sử dụng bình thường.
• Hệ thống truyền thông và cộng tác (Communication and collaboration system)
là một hệ thống thông tin làm tăng hiệu quả giao tiếp giữa các nhân viên, đối
tác, khách hàng và nhà cung cấp để củng cố khả năng cộng tác giữa họ.
• Hệ thống tự động văn phòng (Office automation system) là một hệ thống thông
tin hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ văn phòng nhằm cải thiện luồng công việc
giữa các nhân viên.
1.2. Hệ thống thông tin điện lực
Căn cứ trên kết cấu hiện có của Hệ thống thông tin Điện Lực Việt Nam, ta có
thể nghiên cứu cấu trúc của HTTT Điện Lực Việt Nam theo mô hình phân lớp. Theo
mô hình này, cấu trúc Hệ thống thông tin Điện Lực Việt Nam được phân thành 3 lớp
rõ rệt.
- Lớp thứ nhất: là mạng đường trục chính (bachbone).
- Lớp thứ hai: là mạng đường trục các khu vực bắc, trung, nam.
- Lớp thứ ba: là mạng con, các mạch nhánh.
Hệ thống điện lực Việt Nam bao gồm các nhà máy điện, các lưới truyền tải,
phân phối, các thiết bị biến đổi, đo đếm, bảo vệ,… nhằm truyền tải phân phối điện
năng đến các phụ tải. Hệ thống điện là một hệ thống phức tạp bởi nó có 1 số đặc điểm
cơ bản:
- Nhiều phần tử ghép nối với nhau tạo thành một hệ thống lớn và có kết cấu rất
phức tạp.
- Chiếm một phạm vi rộng khắp cả nước.
- Có ảnh hưởng đến mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Trang 7
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
- Khi có tổn thất gây tổn thất nghiêm trọng, và rộng khắp do quá trình xảy ra sự
cố, rất nhanh nên nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ nhanh chóng
lan rộng.
Do đó việc vận hành và bảo vệ hệ thống điện cần có các phương tiện hữu hiệu, đắc
lực trợ giúp.
1.2.1. Đáp ứng nhu cầu thông tin
Đáp ứng nhu cầu thông tin vận hành cho các trung tâm điều độ: Điều độ Quốc gia,
Điều độ miền, Điều độ các tỉnh với các dịch vụ thông tin:
Đây là một lượng thông tin rất lớn với nhiều chủng loại, với các mức độ quan
trọng khác nhau, do đó đi cùng với chúng là các công nghệ truyền dẫn khác nhau, ta có
thể tạm phân loại thành các dạng thông tin sau:
• Điện thoại trực thông (nhấc thẳng): ở cấu hình kênh trực thông, các máy điện
thoại được đầu nối tương ứng 1:1, khi các máy ở trạm đầu xa nhấc máy, máy
điện thoại tương ứng ở trung tâm sẽ reo chuông và ngược lại. Gồm hơn 40 kênh
hotline giữa trung tâm điều độ quốc gia với các trạm điện.
• Quay số tự động: Hay còn gọi là giả trực thông, ở đây mỗi một điện thoại ở
trạm đầu xa có một số để liên lạc, khi thiết lập phiên đàm thoại, tổng đài sẽ tự
động quay số tới trạm đầu xa đó.
• Lượng thông tin truyền tín hiệu rơle bảo vệ: lượng thông tin này gồm nhiều
loại thông tin khác nhau, tùy thuộc vào loại bảo vệ và yêu cầu thông tin của đơn
vị sử dụng.
• Hệ thống SCADA: Với nhiệm vụ giám sát, điều khiển và thu thập số liệu sản
xuất, do đó lượng thông tin phục vụ các hệ thống là rất lớn với nhiều loại thông
tin khác nhau như:
Trạng thái tiếp điểm phụ của máy cắt, cầu giao cách ly
Tín hiệu đo lường: U, I, P, Q, Cos ϕ
Trang 8
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
Tín hiệu điều khiển đóng cắt các máy cắt, điều khiển nấc máy biến áp.
• Kênh truyền dữ liệu tốc độ cao: Phục vụ công tác tự động hóa, điều khiển hệ
thống điện như các kênh bảo vệ tần số.
• Cung cấp dịch vụ đa phương tiện: Như truyền hình quan sát từ xa, truyền số
liệu thời gian thực.
1.2.2. Đảm bảo nhu cầu thông tin quản lý
Đảm bảo nhu cầu thông tin quản lý cho các cơ quan chức năng, các đơn vị thành
viên thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam, phục vụ công tác quản lý kinh doanh và
phân phối điện
Nhờ khả năng liên kết mạng tổng đài, liên kết mạng truyền số liệu, mạng thông
tin điện lực đã và đang cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, ngày càng mở rộng và
nâng cao chất lượng:
• Điện thoại: Hiện nay mạng thông tin điện lực, đã cung cấp dịch vụ gọi điện
thoại nội bộ và các phiên đàm thoại, từ máy số 5 của mạng nội bộ gọi vào mạng
điện thoại 7 số của VNPT. Với hàng ngàn phiên đàm điện thoại trong mỗi ngày
phục vụ các công việc khác quản lý, kinh doanh cho tất cả các đơn vị trong
ngành điện lực trong cả nước.
• Fax: Tương tự như các kênh thoại, khai thác dịch vụ fax nội bộ giữa các máy
thuộc mạng thông tin điện lực, chiếm một phần không nhỏ lượng thông tin hàng
ngày được truyền trên các kênh thông tin điện lực.
• Truyền dữ liệu: Đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng và khó khăn của ngành
điện lực, vì chỉ trong một thời gian ngắn nữa khi thị trường điện lực được đưa
vào, lượng thông tin phục vụ giao dịch rất lớn. Hiện nay lượng thông tin chỉ
dừng lại ở những số liệu thống kê, kế toán. Lượng thông tin này được truyền từ
các máy tính PC kết nối trong mạng LAN của các đơn vị với nhau thông qua
kênh truyền.
• Dịch vụ truyền thanh, truyền hình: Mạng thông tin điện lực với đặc điểm dày
đặc và rộng khắp cả nước, hơn thế nữa khi ngành viễn thông điện lực đưa vào
Trang 9
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
khai thác mạng lưới các kênh thông tin quang bám theo các đường dây tải điện,
đã tạo cho mình một lợi thế có thể cung cấp các dịch vụ truyền thông cho bản
thân các công ty điện lực, các nhà máy điện khi truyền đi những hình ảnh sống
động của các hoạt động của mình tới các cấp quản lý cao hơn như là: Bộ công
nghiệp, tổng công ty điện lực và các đơn vị quan tâm. Bên cạnh đó mạng viễn
thông điện lực còn cung cấp các kênh thông tin, truyền dữ liệu cho các đơn vị
kinh doanh truyền hình.
Trang 10
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU QUY TRÌNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THU THẬP SỐ
LIỆU
2.1. Lắp đặt hệ thống thu thập số liệu
Hình 2.1: Mô hình tổng thể lắp đặt hệ thống thu thập dữ liệu
2.1.1. Tại nhà máy điện
Khi nhà máy có nhu cầu lắp đặt hệ thống truyền xa số liệu đo đếm, NMĐ sẽ
tiến hành các bước chuẩn bị và phối hợp với các đơn vị khác có liên quan để thực hiện.
Các bước tiến hành theo quy trình dưới đây:
Trang 11
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
Hình 2.2: Qui trình lắp đặt hệ thống thu thập số liệu tại NMĐ
Theo sơ đồ trên, các công việc lắp đặt bao gồm:
- Công tác chuẩn bị: Xác định nhu cầu, lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, phê
duyệt yêu cầu thi công, mua sắm vật tư thiết bị, modem… sẫn sàng cho công
tác lắp đặt.
Trách nhiệm: Nhà máy điện.
- Kiếm tra công tơ và cấp PPMComm: kiếm tra độ chính xác, các thông số đo
lường, cấp số PPMComm (PPMComms là số định danh vật lý của công tơ).
Trách nhiệm: Trung tâm Thí nghiệm điện.
Trang 12
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
- Kết nối các công tơ và lắp modem, đường điện thoại, máy tính đọc số liệu:
Kết nối các công tơ theo nhóm, lắp đặt modem công tơ cho mỗi nhóm và
modem tại máy tính, yêu cầu Modem đọc công tơ nhà máy bàn giao là tốt, thực
hiện kiểm tra modem tại máy tính. Thực hiện lắp đặt đường truyền điện thoại
kết nối các modem công tơ với modem máy tính đọc số liệu. Lắp đặt máy tính
đọc số liệu và cài đặt hệ điều hành Windows 98 hoặc
Trách nhiệm: Nhá máy điện phối hợp cùng EVNIT để thực hiện.
- Cấp mã điểm đo, Account, thư mực FTP: Mã điểm đo là định danh của công
tơ trong CSDL của NMĐ và của EVN. Để truyền số liệu được về EVN, NMĐ
cần Account, địa chỉ thư mục FTP.
Trách nhiệm cung cấp: EVNIT.
- Cài đặt các phần mềm:
• Cài đặt và cấu hình các phần mềm đọc số liệu công tơ Power Master
Unit, DataLink, DataVision và chương trình bảo mật dữ liệu trên máy
tính trạm tại nhà máy theo các Quy trình và tài liệu hướng dẫn EVNIT
đã đưa ra.
• Cài đặt và cấu hình phần mềm truyền file và chức năng đồng bộ thời
gian theo phụ lục Tài liệu hướng dẫn đồng bộ thời gian đi kèm.
Trách nhiệm: NMĐ phối hợp với EVNIT.
- Kiểm tra đọc thử: Tiến hành đọc thử các công tơ bằng các chương trình đã cài
đặt theo Qui trình vận hành hệ thống thu thập số liệu đo đếm tại NMĐ, nếu
không đọc được dữ liệu người lắp đặt hệ thống phải tiến hành kiểm tra theo các
Qui trình xử lý sự cố số liệu đo đếm, nếu quá trình đọc dữ liệu thành công
chuyển sang công việc tiếp theo.
Trách nhiệm: EVNIT.
- Kiểm tra truyền thử: Thực hiện quá trình truyền file dữ liệu bảo mật từ NMĐ
về EVN bằng 2 cách: truyền file tự động và truyền file bằng tay. Tham khảo
Quy trình vận hành hệ thống thu thập số liệu đo đếm tại NMĐ và tài liệu
hướng dẫn sử dụng chương trình truyền file Autoftp, tự động quay số
Advancedailer, lập lịch ScheduleTask. Nếu quá trình truyền file không thành
công tiến hành kiểm tra theo Qui trình và thực hiện lại thao tác như trên.
Trách nhiệm: EVNIT.
- Lập biên bản bàn giao nghiệm thu: Khi hệ thống hoàn thiện và chạy ổn định,
Đơn vị phát hiện phối hợp với các Đơn vị liên quan tiến hành lập Biên bản
kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu hệ thống.
Trách nhiệm: Nhà máy điện chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan.
Trang 13
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
- Phần mềm đo đạc, thu thập dữ liệu
Công tác thu thập dữ liệu đo đếm để phục vụ quản lý kinh doanh hiện nay của
EVN đang chủ yếu được thực hiện bằng cách chốt chỉ số công tơ định kỳ tại
điểm giao nhận điện. Công tác này khá tốn kém và chúng ta gần như không có
được thông tin giữa hai lần đọc chỉ số để có thể áp dụng các công nghệ mới về
xử lý số liệu cho các bài toán quản lý, mặc dù các đơn vị đã đầu tư khá nhiều
công tơ điện tử có khả năng cung cấp toàn bộ các dữ liệu cần thiết với cách truy
cập trực tiếp thời gian thực.
Hiện nay các loại công tơ điện tử trong lưới điện của EVN gồm có A1700
(ELSTER/ABB-UK), ZMD(Landis+Gyr-Thụysỹ), Nexus1262(EIG-USA),
MK6 (EDMI-Singapore). Trong đó loại A1700 chiếm tỷ lệ khoảng 80%. Lý do
sử dụng A1700 là EVN phụ thuộc vào phần mềm đọc công tơ từ xa DataLink
và PMU do ABB phát triển.
Các công ty điện lực của EVN đã triển khai một số phương pháp đọc từ xa qua
Modem hữu tuyến và GSM với phần mềm DataLink qua cổng kết nối thông tin
(RS232/RS485) nhưng kết quả khá hạn chế và không có khả năng triển khai
rộng rãi do chi phí quá lớn và giải pháp không đủ tin cậy.
Khi đó chúng ta sẽ có những giải pháp như sau:
Đối với các trạm hoặc các điểm lắp đặt công tơ có mạng WAN/LAN/Internet
- Kết nối trực tiếp thông qua thiết bị biến đổi cổng (Terminal Server):
Các công tơ tại các vị trí này được kết nối tập trung về thiết bị biến đổi cổng
RS232/RS485/Ethernet và Hệ thống thu thập dữ liệu sẽ truy cập trực tiếp các
công tơ thông qua các loại đường truyền khác nhau trên mạng SDH
(E1/T1)/IP/FR/TDM. Dữ liệu đo/đếm/cảnh báo của công tơ được thu thập theo
chu kỳ cập nhật đến 5 giây và việc truy cập trực tiếp vào công tơ sẽ căn cứ vào
phân quyền của người/nhóm người sử dụng với các mức mật khẩu khác nhau.
- Kết nối gián tiếp thông qua thiết bị tập trung dữ liệu (Data Concentrator):
Trang 14
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
Đặc điểm chính của giải pháp này là toàn bộ các công tơ sẽ được kết nối tập
trung về 1 thiết bị tập trung và xử lý dữ liệu. Thiết bị này sẽ đóng gói toàn bộ
dữ liệu và gửi về trung tâm thông qua hệ thống mạng diện rộng WAN (Wide
Area Network) hoặc các hình thức truyền tin khác phù hợp nhất tại vị trí lắp
đặt.
Đối với các trạm không kết nối được với mạng WAN/IP/INTERNET
- Kết nối qua mạng thông tin di động GSM/CDMA bằng dịch vụ GPRS:
Các công tơ sẽ được kết nối trực tiếp hoặc qua thiết bị gateway với modem GRPS
để được truy cập on-line và truy xuất toàn bộ dữ liệu đo đếm, cảnh báo cũng như
các bản ghi sự kiện. Ưu điểm của giải pháp này là không phải trả phí kết nối mà chỉ
phải trả phí trên dung lượng truyền. ATS đã thử nghiệm và kết quả là với khoảng
thời gian quét là 1 phút thì cước phí cho một điểm thu thập dữ liệu khoảng 25.000
VNĐ/tháng tùy thuộc vào gói cước của nhà cung cấp.
Ưu điểm nổi bật của giải pháp này là có thể triển khai trong thời gian rất nhanh vì
không phải thiết lập một mạng riêng hay phải kéo cáp điện thoại đến vị trí đặt điểm
đo, với giải pháp sử dụng dịch vụ GPRS trên nền mạng GSM chúng ta có thể triển
khai công tác đo đếm và giám sát tại cả các trạm treo để có các biện pháp quản lý
tốt hơn về quá tải, cosφ, tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật của các nhánh rẽ và phụ
tải. Giải pháp này đặc biệt hữu hiệu khi các Công ty điện lực cần giám sát các phụ
tải lớn để giảm tổn thất phi kỹ thuật.
- Kết nối qua mạng điện thoại thông thường và di động GSM/CDMA bằng phương án
quay số trực tiếp:
Trong trường hợp có những khu vực không có phủ sóng di động có kèm dịch vụ
GPRS thì các công tơ sẽ được kết nối bằng cách quay số thông thường. Tuy nhiên,
với các giải pháp kết nối thông qua mạng WAN/IP/INTERNET/GPRS như đã mô
tả ở các phần trên thì khoảng 95% số công tơ cần theo dõi hiện nay của EVN đã có
khả năng kết nối trực tiếp một cách hiệu quả và dữ liệu sẽ được cung cấp theo thời
gian thực.
Trang 15
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
2.1.2. Tại EVN
Đối với hệ thống thu thập số liệu đo đếm trực tiếp tại EVN: EVNIT chịu trách
nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Lắp đặt máy tính và modem đọc số liệu.
- Cài đặt các phần mềm.
- Kiểm tra đọc thử.
- Lập biên bản bàn giao nghiệm thu.
Trang 16
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
CHƯƠNG III: TÌM HIỂU QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG THU THẬP
VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.1. Mô hình tổng thể vận hành hệ thống.
Mô hình tổng thể vận hành hệ thống thu thập số liệu công tơ điện tử từ nhà máy
điện về tổng công ty được mô tả theo sơ đồ sau:
Hình 3.1: Mô hình tổng thể vận hành hệ thồng thu thập và xử lý số liệu từ
NMĐ
Trang 17
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
3.2.1. Hệ thống thu thập số liệu trực tiếp tại nhà máy điện
- Hệ thống tại nhà máy điện: là hệ thống trực tiếp kết nối tới các công tơ để đọc
số liệu và truyền số liệu về EVN.
• Các thiết bị phần cứng: công tơ điện tử, vật tư linh kiện gắn với công tơ,
đường điện thoại, tổng đài nội bộ tại nhà máy.
Trách nhiệm vận hành các thiết bị này thuộc về các cán bộ phụ trách
đường thông tin và công tơ tại NMĐ.
• Máy trạm đọc và truyền số liệu: được kế nối vào mạng LAN của NMĐ,
trang bị 2 modem và các phần mềm về công tơ điện tử. Modem thứ nhất
để quay số vào mạng điện thoại nội bộ kết nối với các công tơ điện tử để
đọc số liệu. Modem thứ 2 được dùng để truyền số liệu công tơ về EVN
khi không thể truyền được bằng đường truyền trực tiếp.
Trách nhiệm vận hành các thiết bị này thuộc về các cán bộ phụ trách vận
hành máy tính này tại NMĐ.
• Các máy chủ và các thiết bị mạng LAN tại NMĐ (phục vụ công tác lưu
trữ, xử lý và khai thác số liệu tại NMĐ).
Trách nhiệm vận hành các thiết bị này thuộc về các cán bộ quản trị mạng
tại NMĐ.
- Hệ thống mạng WAN giữa NMĐ và EVN: Cung cấp các phương tiện truyền
thông giữa các NMĐ và EVN.
• Các thiết bị đầu cuối tại phía NMĐ: gồm các thiết bị phần cứng chuyển
đổi tín hiệu, thiết bị mạng đầu nối (router),…
Trách nhiệm vận hành các thiết bị này thuộc về cán bộ quản trị mạng tại
NMĐ.
• Các thiết bị đầu cuối trung gian: Là các thiết bị phần cứng (đầu nối,
mạng) trung gian trong hệ thống WAN.
Trách nhiệm vận hành các thiết bị này thuộc về các cán bộ quản lý tại
các đơn vị tương ứng.
• Các thiết bị đầu cuối tại EVN và tại các địa điểm kết nối trục backbone:
Là các thiết bị phần cứng đặt tại EVN và các điểm kết nối các miền.
Trách nhiệm vận hành các thiết bị này thuộc về cán bộ quản lý của
EVNIT kết hợp với các đơn vị nơi có đặt thiết bị.
• Đường truyền giữa NMĐ và EVN: Là đường truyền từ NMĐ vào các
điểm kết nối Backbone.
Trách nhiệm vận hành các đường truyền này: EVNTelecom, NMĐ,
EVNIT.
Trang 18
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
- Hệ thống mạng tại EVN: là hệ thống cung cấp các dịch vụ kết nối, dịch vụ ứng
dụng cho các đơn vị. Trong đó có chức năng nhận và xử lý số liệu từ các đơn vị
gửi lên.Các thành phần trong hệ thống mạng tại EVN bao gồm:
• Các phần cứng: gồm các máy chủ và các thiết bị mạng.
• Các phần mềm: dịch vụ FTP, WEB, CSDL…
Trách nhiệm vận hành hệ thống này thuộc về EVNIT.
3.2.2. Hệ thống thu thập số liệu trực tiếp tại EVN
- Hệ thống tại NMĐ: đã nếu ở phần trên.
- Đường truyền: Đơn vị thuê đường truyền và đơn vị cung cấp đường truyền phối
hợp theo dõi vận hành.
- Hệ thống tại EVN: Máy tính đọc số liệu: được kết nối vào mạng LAN của
EVN, trang bị 1 modem và các phần mềm về công tơ điện tử. Modem được
dùng để quay số và mạng điện thoại nội bộ của nhà máy kết nối tới các công tơ
điện tử để đọc số liệu. Các thành phần còn lại tương tự như mục Hệ thống mạng
tại EVN trong phần trên.
Trách nhiệm vận hành các thiết bị thuộc về các cán bộ phụ trách vận hành máy
tính tại EVN.
Trang 19
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
3.2. Qui trình các bước vận hành hệ thống thu thập và xử lý số liệu.
3.2.1. Vận hành hệ thống thu thập số liệu tại NMĐ
Hình 3.2: Qui trình vận hành hệ thống thu thập số liệu tại NMĐ
Trang 20
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
3.2.2. Vận hành hệ thống mạng WAN giữa NMĐ và EVN.
Hình 3.3: Sơ đồ qui trình vận hành mạng WAN
Trang 21
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
3.2.3. Vận hành hệ thống thu thập số liệu và đồng bộ thời gian tại EVN
Hình 3.4: Qui trình đồng bộ hệ thống thời gian CTĐT
Trang 22
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
3.2.4. Vận hành hệ thống nhận và xử lý số liệu tại EVN
Hình 3.5: Vận hành hệ thống xử lý số liệu đo đếm tại EVN
3.3. Vận hành hệ thống thu thập và xử lý số liệu tại EVN.
Qui trình vận hành hệ thống thu thập và xử lý số liệu đo đếm tại EVN bao gồm
các qui trình sau:
- Qui trình vận hành các máy chủ, thiết bị mạng và dịch vụ bao gồm:
• Máy chủ và dịch vụ FTP.
• Máy chủ và dịch vụ CSDL.
• Máy chủ và dịch vụ Web.
Trang 23
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
• Các máy chủ, thiết bị mạng và dịch vụ hệ thống: DNS Server, Domain
Controller, Access Server, các thiết bị mạng.
- Qui trình vận hành phần mêm nhận và xử lý số liệu tại EVN:
• Qui trình vận hành phần mềm nhận và tổng hợp số liệu.
• Qui trình theo dõi kiểm tra tình trạng số liệu trên trang Web.
3.3.1. Vận hành các máy chủ, thiết bị mạng và dịch vụ
Hình 3.6: Sơ đồ tổng quát qui trình vận hành máy chủ và dịch vụ
3.3.1.1. Vận hành máy chủ và dịch vụ FTP
Bước 1: Tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động của máy chủ FTP, nếu có sự
cố, tiến hành tra cứu trong tài liệu qui trình xử lý sự cố máy chủ tại EVN và kết hợp
cùng cán bộ quan trì liên quan để giải quyết.
Bước 2: Kiểm tra dịch vụ FTP bằng cách thực hiện theo trình tự:
• Đảm bảo bạn đang log on vào mạng.
• Ping địa chỉ máy chủ FTP: Ping reply thì chuyển sang bước tiếp, Request
time out: kiểm tra máy chủ số FTP.
Trang 24
Báo cáo: Tìm hiểu về hệ thống thu thập, đo đếm và xử lý sự cố trong hệ thống điện
• Lần lượt gõ ở dấu nhắc lệnh:
> ftp địa_chỉ_ftp: Nếu connected nghĩa là dịch vũ đang chạy.
• Exit.
• Truy cập vào tất cả các địa chỉ FTP cung cấp để đảm bảo các địa chỉ này
truy cập tốt.
• Đăng nhập và máy chủ.
• Kiểm tra Event Log để xem lỗi.
• Kiểm tra dịch vụ để xác định dịch vụ đã được Start thành công.
Trang 25