THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 180 phút
Mã đề: 2015
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
1) Dưới thời Tổng thống Calvin Coolidge, một người bạn của tôi sắp được làm khách mời
của Nhà Trắng vào ngày cuối tuần. Khi sắp bước vào văn phòng Tổng thống, bạn tôi
chợt nghe ngày nói với một cô thư ký: “Chiếc áo của cô đẹp quá, cô quả là một cô gái rất
duyên dáng”. Lời khen bất ngờ này làm cô thư ký đỏ mặt, lúng túng. Coolidge nói tiếp:
“Tôi nói thật lòng đấy! Cô xứng đáng với lời khen đó. Tuy nhiên, từ nay xin cô cẩn thận
hơn một chút về cách chấm câu trong các văn kiện và thư tù”.
2) Dorothy Wrublewski, giám đốc chi nhánh Liên minh tín dụng Fort Monmouth,
NewJersey, kể lại cách bà đã giúp một nhân viên cải thiện khả năng làm việc như thế
nào: “Trưởng phòng kế toán đến gặp tôi và nhất quyết đề nghị sa thải cô. Cô kết sổ quá
chậm vì vậy khiến mọi người phải ở lại sau giờ làm việc mặc dù anh ta đã nhiều lần chỉ
cách cho cô làm tốt hơn. Hôm sau, tôi đến quan sát cách cô làm việc và chẳng cần nhiều
thời gian đã phát hiện lý do cô gặp khó khăn trong công việc này. Sau giờ đóng cửa, tôi
đến trò chuyện với cô. Tôi khen gợi về sự thân thiện và cởi mở của cô với khách hàng,
khen cô làm việc chính xác và nhanh chóng. Sau đó, tôi gợi ý cùng cô xem lại cách thức
cô kết sổ tiền mặt hằng ngày. Một khi hiểu mình được tin tưởng, cô dễ dàng theo gợi ý
của tôi và chẳng bao lâu cô đã thành thạo công việc này”.
(Trích Đắc Nhân Tâm – How to Win Friends & Influence People – Dale Carnegie,
First News, Nhà xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2008)
Câu 1: Anh/chị hãy ghi lại nội dung khái quát về chủ đề của hai đoạn trích trên. (0,25 điểm)
Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)
Câu 3: Anh/chị hãy giải thích tại sao hai nhân vật nổi tiếng Tổng thống Calvin Coolidge và giám
đốc chi nhánh Liên minh tín dụng Dorothy Wrublewski, họ lại chọn khen ngợi đầu tiên rồi đến
phê bình? (0,5 điểm)
Câu 4: Từ hai mẫu chuyện trên, anh/chị hãy rút ra cho bản thân kinh nghiệm gì trong cuộc sống?
(0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
…Rét đông đi cấy đi cày
Nóng hè bãi cát, đường lầy đội khoai.
Bấu chân khỏi ngã dốc nhoài
Những chiều gánh nước gặp trời đổ mưa.
Giận thầy, mẹ chẳng nói thưa,
Vỉa câu chua chát lời thơ truyện Kiều.
Cắn răng bỏ quá trăm điều
Thuỷ chung vẫn một lòng yêu đời này.
THPT Lê Anh Xuân (Bến Tre)
Mẹ là tạo hoá tháng ngày
Làm ra ngày tháng sâu dày đời con.
(Trích Mẹ ơi, đời mẹ - Theo Cù Huy Cận,
những ngày tháng 1/1974)
Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)
Câu 6: Xác định 2 biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 7: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,25 điểm)
Câu 8: Anh/chị hãy nhận xét quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: “Mẹ là tạo hóa
tháng ngày – Làm ra ngày tháng sâu dày đời con”. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Cho những dữ liệu sau:
1. Bùi Mạnh Thắng - thủ khoa đại học đầu tiên năm 2015 - không sử dụng điện thoại và
Facbook để tập trung việc học. Suốt 12 năm, Thắng thường ăn sáng bằng cơm nguội với
muối vừng.
2. Không sử dụng Internet, điện thoại, thậm chí xe máy cũng chưa biết đi, Ánh Viên đã đánh
đổi những điều bình dị nhất để làm nên sự thay đổi thần kỳ, cho môn bơi và chính gia
đình.
(Trích trang báo Zing.vn – Tri thức trực tuyến)
Viết một bài văn (khoảng 700 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cái được và cái
mất của hai nhân vật trên. Qua đó, hãy rút ra bài học cho bản thân của mình.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau, trích trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:
…Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
(Trích Mây đầu ô, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986)
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.