Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI 5 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.89 KB, 4 trang )

Đại cương Giáo dục sức khoẻ và Nâng cao sức khoẻ

57
BÀI 5: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG
GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Mục tiêu học tập
Sau khi kết thúc bài học, sinh viên/học viên có khả năng:
1. Trình bày được khái niệm, tầm quan trọng, việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện các
hình thức truyền thông với cá nhân
2. Trình bày được khái niệm, tầm quan trọng, việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện các
hình thức truyền thông với nhóm
3. Trình bày được khái niệm, tầm quan trọng, việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện các
hình thức truyền thông với cộng đồng
 o0o 

1. Giáo dục sức khỏe với cá nhân
Đây có thể là hình thức cung cấp thông tin, hướng dẫn thực hiện hoặc thuyết
phục một người nào đó thực hiện những hành vi cụ thể một cách trực tiếp (mặt đối
mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại đường dây nóng, nói chuyện trực tuyến trên mạng
Internet). Ngoài ra, giáo dục sức khỏe với cá nhân còn có hình thức đặc biệt như tư
vấn sức khoẻ giữa thầy thuốc và bệnh nhân/khách hàng, nó có thể bao gồm:
- Cung cấp thông tin sức khỏe cơ bản.
- Thuyết phục bệnh nhân/khách hàng thực hiện một hành động cụ thể
- Giúp bệnh nhân/khách hàng ra quyết định. Ví dụ như việc lựa chọn biện pháp tránh
thai nào.
- Giúp bệnh nhân/khách hàng đối phó với những tình huống phức tạp/khó khăn.
- Trị liệu cho bệnh nhân/khách hàng có các vấn đề sức khỏe cụ thể. Ví dụ như
nghiện rượu, nghiện thuốc lá, v.v.
2. Giáo dục sức khỏe với nhóm
2.1. Khái niệm nhóm


"Nhóm là một tập hợp từ 2 người trở lên và có chung một mối quan tâm”
1

Ví dụ về các nhóm thường gặp như: gia đình, những người cùng làm việc trong
một nhà máy, xí nghiệp, hội phụ nữ, nhóm bệnh nhân tại một phòng khám, nhóm đối
tượng có những hành vi giống nhau


1
Education for health. A manual on health education in primary health care. WHO, 1988. Page 108.
Đại cương Giáo dục sức khoẻ và Nâng cao sức khoẻ

58

2.2. Phân loại nhóm
Dựa trên cách thức tổ chức nhóm, người ta thường phân thành 2 loại nhóm chính
sau: nhóm chính thức và nhóm không chính thức.
Phân
loại
nhóm
Nhóm chính thức
Nhóm không chính thức
Định
nghĩa
Là một nhóm người được tổ chức một
cách chặt chẽ như Hội Nông dân,
Đoàn thanh niên,
Là một tập hợp gồm những người có
chung ít nhất một mối quan tâm nhất
thời như: nhóm bệnh nhân ở phòng

đợi khám bệnh, nhóm những người
thuê trọ ở cùng một khu vực, vv
Đặc
điểm
- Về mặt tổ chức, nhóm bao gồm
ban lãnh đạo và các thành viên có
mối quan hệ với nhau
- Nhóm có tôn chỉ, mục đích hoạt
động rõ ràng mà tất cả các thành
viên trong nhóm đều cố gắng đạt
được, đồng thời, có các quy tắc
mà tất cả các thành viên đều phải
tuân theo.
- Các thành viên trong nhóm đều có
những nhiệm vụ và quyền lợi nhất
định.
- Hoạt động của nhóm được tổ chức
quy củ như những buổi họp
thường kỳ, các chương trình hoạt
động.
- Nhóm người này không có một
mục tiêu đặc biệt nào mà họ phải
cùng cố gắng đạt được.
- Nhóm không có quy tắc tổ chức,
hầu như giữa các thành viên
không có mối liên quan.

Trong giáo dục sức khoẻ, chúng ta quan tâm đến một loại nhóm cụ thể, đó là
nhóm đối tượng đích. Nhóm đối tượng đích là một tập hợp các cá nhân có chung một
hoặc nhiều đặc điểm có liên quan trực tiếp đến vấn đề sức khoẻ. Nó là cơ sở để chúng

ta xây dựng được các thông điệp và các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe, hỗ trợ
một cách có ích và thích hợp với đối tượng. Cần phải mô tả chi tiết các đặc điểm về
kiến thức, sở thích, nhu cầu, mối quan tâm, các kênh truyền thông hay tiếp cận và các
ưu tiên của các nhóm đối tượng truyền thông đích.Việc cố gắng tiếp cận với tất cả các
đối tượng bằng một thông điệp truyền thông hoặc một chiến lược truyền thông có thể
làm cho các thông điệp trở nên kém hiệu quả vì những thông điệp chung này có thể
Đại cương Giáo dục sức khoẻ và Nâng cao sức khoẻ

59
không thu hút được sự chú ý của các nhóm đối tượng truyền thông đích. Thông thường
những thành viên trong nhóm đối tượng đích có cùng một số hành vi nguy cơ như
nhóm người hút thuốc lá, nhóm người tiêm chích ma tuý, nhóm lao động tình dục,
nhóm người không sử dụng mũ bảo hiểm khi đi xe máy,
2.3. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe với nhóm
Khác với giáo dục sức khoẻ với cá nhân hay với cộng đồng, giáo dục sức khoẻ
với nhóm có những giá trị riêng vì:
- Có nhiều vấn đề sức khoẻ mà từng cá nhân riêng rẽ không thể giải quyết được.
- Việc tiếp cận theo nhóm trong giáo dục sức khoẻ cho phép các cá nhân chia sẻ
kinh nghiệm cũng như hiểu biết của mình với những người khác trong nhóm.
Mọi người có thể học hỏi lẫn nhau, từ đó, có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề
tốt hơn.
- Trong môi trường quen thuộc của mình (nhóm), các cá nhân thường cảm thấy
được khuyến khích, động viên tốt hơn. Điều nay rất quan trọng trong việc thay
đổi và duy trì những hành vi sức khoẻ mới.
- Giáo dục sức khỏe với nhóm thường có tác dụng vận động cao hơn so với giáo
dục sức khỏe với cá nhân. Tiếng nói của nhóm dễ dẫn đến những thay đổi nhằm
tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giáo dục sức khỏe và thay đổi hành vi.
Ví dụ: Để giải quyết vấn đề điếc nghề nghiệp cuả công nhân làm việc trong một
phân xưởng cơ khí do không sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động, cần tiến hành
giáo dục cho toàn bộ công nhân trong phân xưởng về tầm quan trọng của việc bảo hộ

lao động. Rõ ràng, để giải quyết vấn đề này, tốt nhất là tiến hành giáo dục sức khoẻ
với nhóm để mọi người trong phân xưởng có thể trao đổi kinh nghiệm và lựa chọn
biện pháp bảo hộ phù hợp nhất với mình. Đồng thời, người công nhân sẽ không cảm
thấy ngại ngùng, xa lạ khi sử dụng phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc trong
xưởng vì anh ta biết tất cả mọi người đều hiểu và khuyến khích hành vi đó.
3 Giáo dục sức khỏe với cộng đồng
3.1. Khái niệm cộng đồng
"Là một nhóm người có mối quan hệ, ràng buộc lẫn nhau do có chung một hoặc
một số đặc tính như: cùng sống trong một vùng nhất định; cùng tôn giáo, cùng một dân
tộc, có chung các giá trị chuẩn mực hoặc mối quan tâm". Ví dụ: Cộng đồng một làng,
xã, huyện, tỉnh; Cộng đồng người theo một đạo giáo (Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa
giáo ); Cộng đồng người làm nghề (gốm sứ, mây tre, nuôi trồng thủy hải sản ); Cộng
đồng dân tộc thiểu số (Dân tộc H’mông, Dao, Tày, Kinh )
3.2. Sự cần thiết của giáo dục sức khỏe với cộng đồng
Giáo dục sức khoẻ cộng đồng là một quá trình/loại hình công việc giúp cộng
đồng, người dân, nâng cao nhận thức (về tầm quan trọng của sức khoẻ, trách nhiệm
Đại cương Giáo dục sức khoẻ và Nâng cao sức khoẻ

60
của mỗi cá nhân và cộng đồng đối với công tác chăm sóc sức khoẻ) và tổng hợp các
kinh nghiệm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để họ chấp nhận một cách tự nguyện các
hành vi có lợi cho sức khoẻ.
Một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ có thể giải quyết theo cá nhân, nhưng hầu
hết các vấn đề sức khoẻ phải cần đến sự cộng tác của nhiều người. Chúng ta có thể
minh họa điều này qua một số ví dụ:
Nếu tại một làng bản, nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu từ một con suối.
Mọi người đều không có nguồn nước riêng. Do việc giữ vệ sinh cho con suối không
được chú ý nên nước suối bị nhiễm bẩn. Một số trẻ trong làng đã bị tiêu chảy. Trong
tình huống này, bản thân mỗi cá nhân không thể thay đổi được tình hình, việc tuyên
truyền giáo dục cho người dân về cách phòng bệnh thông qua việc bảo vệ nguồn nước

là cần thiết và chắc chắn mọi người trong làng phải chung sức tham gia.
Vùng đồng bằng sông Cửu long, vào mùa lũ lụt, dịch bệnh tiêu hoá có thể lan
tràn, do nguồn nước bị ô nhiễm. Việc giáo dục sức khoẻ trước và trong tình huống này
cho cộng đồng là cần thiết.
Tóm lại, Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng là hết sức cần thiết khi vấn đề sức
khoẻ có tác động đến nhiều người hoặc toàn thể người dân trong cộng đồng, vì thế
phải có sự tham gia, hợp tác của nhiều người trong quá trình thực hiện chương trình
giáo dục sức khoẻ nhằm thực hiện và duy trì những hành vi có lợi cho sức khoẻ trong
cộng đồng.

×