Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

HUY DỘNG CỘNG ĐỒNG, BỘ MÔN GDSK, ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.34 KB, 34 trang )


Huy động cộng đồng
Bộ môn Giáo dục sức khoẻ
1
Đại học y tế công cộng
Mục tiêu
1. Trình bày được khái niệm cộng đồng, huy động cộng đồng
và tầm quan trọng của huy động cộng đồng trong nâng
cao sức khỏe (NCSK).
2. Nêu được nguyên tắc của huy động cộng đồng.
3. Trình bày được một số lưu ý chính trong lập kế hoạch huy
động cộng đồng.
4. Nêu được vai trò và một số kĩ năng huy động cộng đồng.
2
1. Khái niệm cộng đồng, huy động cộng đồng
2. Tầm quan trọng, một số nguyên tắc của huy động cộng
đồng.
3. Một số điểm trong lập kế hoạch huy động cộng đồng.
4. Vai trò và kĩ năng của người làm công tác huy động cộng
đồng.
Nội dung
3
Khái niệm cộng đồng

Nhóm người cụ thể, thường sống tại một khu
vực địa lý xác định, chia sẻ cùng một nền văn
hóa, giá trị và chuẩn mực và họ được tổ chức trong
một cơ cấu xã hội theo các mối quan hệ mà cộng
đồng đó đã phát triển qua thời gian.
4
Khái niệm cộng đồng (tiếp)



Nhóm người có các mối liên hệ bởi những đặc điểm chung như:

Tuổi, dân tộc

Nơi sinh sống, làm việc

Niềm tin, giá trị; văn hóa

Ngôn ngữ

Nghề nghiệp, chuyên môn

Mối quan tâm

Ví dụ:

Khu dân cư/thôn/đội/ấp/bản; phường/xã; huyện…

Cộng đồng phật giáo, thiên chúa giáo…

Cộng đồng Việt kiều…
5
Cần thay đổi điều gì trong lập kế hoạch và thực
hiện chương trình NCSK?

Cần có sự tham gia của cộng đồng trong các
chương trình sức khoẻ nhiều hơn nữa?

Cần thay đổi thói quen lập kế hoạch sức khoẻ

kiểu áp đặt từ trên xuống?

Tham gia và cùng ra quyết định ở tất cả các giai
đoạn của chương trình?

6
Huy động cộng đồng

Quá trình thu hút tất cả các thành phần, tổ chức của cộng
đồng nhằm giải quyết vấn đề sức khoẻ, xã hội, môi trường.
Quá trình này kết nối những nhà hoạch định chính sách, những
người có ý tưởng, chính quyền các cấp, các chuyên gia, các
nhóm tôn giáo, người dân trong cộng đồng

Huy động cộng đồng trao quyền cho cá nhân và các nhóm
hành động để tạo ra sự thay đổi.

Một phần của quá trình này là huy động những nguồn lực cần
thiết, phổ biến thông tin, hình thành những hỗ trợ, nuôi dưỡng
các mối quan hệ giữa các tổ chức công, tư trong cộng đồng.
7
Khái niệm huy động cộng đồng

Quá trình ở đó một nhóm người nhận thức được
các mối quan tâm hay nhu cầu chung và quyết
định hành động để tạo nên lợi ích chung.

Quá trình liên tục và lũy tích bao gồm giao tiếp,
giáo dục và tổ chức để hướng đến sự tự chủ và
trách nhiệm…

8
Tại sao cần huy động cộng đồng?

Truyền nguồn“năng lượng mới” để giải quyết vấn đề qua việc được cộng
đồng chấp nhận và hỗ trợ.

Mở rộng nền tảng hỗ trợ của cộng đồng để giải quyết vấn đề sức khoẻ.

Giúp cộng đồng nhận thức đúng giải quyết được vấn đề sức khỏe bằng sức
mạnh của cộng đồng.

Thúc đẩy tính tự chủ và quá trình ra quyết định của địa phương về một vấn
đề sức khỏe.

Khuyến khích hợp tác giữa các cá nhân và tổ chức.

Tăng cường sự hợp tác liên ngành và nguồn lực được chia sẻ.
9
Tại sao cần huy động cộng đồng?

Hạn chế cạnh tranh và trùng lắp của dịch vụ và các nỗ lực
tiếp cận cộng đồng.

Tập trung vào lập kế hoạch NCSK hiệu quả và thực thi kế
hoạch đó.

Hình thành sự tham gia, tạo áp lực của công chúng để thay
đổi các qui định, chính sách… (ý nghĩa vận động vận động
chính sách).


Tăng cường nguồn lực để giải quyết vấn đề.

Giảm sự phụ thuộc vào những hỗ trợ từ bên ngoài.
10
Nguyên tắc của huy động cộng đồng

Tham gia

Chia sẻ thông tin, đảm bảo sự minh bạch (trách nhiệm giải
trình)

Đảm bảo các bên liên quan đến việc thực hiện chương
trình NCSK tham gia và đảm bảo sự minh bạch (quản trị
tốt)

Chủ động ứng phó với những mâu thuẫn có thể xảy ra và
đảm bảo “không làm điều có hại” (thay đổi một cách “hòa
bình”)
11
Thế nào là tham gia của cộng đồng?

Các thành viên, lãnh đạo và/hoặc các nhóm của cộng
đồng tham gia vào một hay nhiều giai đoạn của các hoạt
động hoặc chương trình sức khoẻ.

Tham gia có thể bao gồm:

Đóng góp ý tưởng;

Xác định vấn đề; lựa chọn ưu tiên;


Đóng góp các nguồn lực, thời gian;

Ra quyết định, thực thi và đánh giá chương trình.
12
Mức độ tham gia của cộng đồng
(Ewles, L. và Simnett, 2003, Nâng cao sức khoẻ)
1. Không có sự tham gia
2. Mức độ rất thấp: cộng đồng bị động, kế hoạch sức khoẻ hoàn toàn do
cơ quan y tế chuẩn bị và thực hiện.
3. Mức độ thấp: cộng đồng được hỏi ý kiến, nhưng khả năng thay đổi
thấp trừ khi quá cần thiết.
4. Mức độ trung bình: cộng đồng được mời góp ý kiến cho kế hoạch
hành động và kế hoạch có thể được điều chỉnh phù hợp.
5. Mức độ cao: cộng đồng được tham gia cùng với đại diện y tế để lập kế
hoạch sức khoẻ.
6. Mức rất cao: cộng đồng được trao quyền; họ tham gia vào quá trình
lập kế hoạch và các quyết định.
7. Mức cao nhất: Cộng đồng được quyền làm chủ, quyết định. Cơ quan y
tế tham gia với cộng đồng để xác định vấn đề, đặt mục tiêu và lập kế
hoạch hành động với vai trò tư vấn, hỗ trợ.
13
Một số điểm lưu ý khi huy động cộng đồng

Các cá nhân/cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất cần
phải làm chủ quá trình và nội dung trao đổi.

Cần trao quyền và phải để những cá nhân/nhóm bị
thiệt thòi có tiếng nói.


Cộng đồng phải là tác nhân tạo ra sự thay đổi cho
chính họ.
14
Một số điểm lưu ý khi huy động cộng đồng

Chuyển từ thuyết phục và cung cấp thông tin từ các
chuyên gia bên ngoài thành hỗ trợ cho: đối thoại, tranh
luận, đàm phán về những vấn đề cộng đồng quan tâm và
đề xuất.

Cần chuyển hướng nhấn mạnh không chỉ vào thay đổi
hành vi cá nhân mà cần thay đổi chuẩn mực xã hội, chính
sách, văn hóa và môi trường hỗ trợ.
15
Xem video clip
Về Huy động cộng đồng trong giáo dục
16
Chu trình hành động của cộng đồng
Chuẩn bị mở rộng
Chuẩn bị huy động
Tổ chức cộng đồng
để hành động
Đánh giá
cùng nhau
Khám phá những vấn đề
chung và xác định ưu tiên
Thực hiện
cùng nhau
Cùng nhau lập
kế hoạch

Huy động cộng đồng để thay đổi các vấn đề về sức khỏe
17
Lập kế hoạch huy động cộng đồng

Đánh giá cộng đồng để hiểu cộng đồng và các vấn
đề sức khoẻ

Xác định các bên liên quan để giải quyết vấn đề

Lựa chọn người lãnh đạo phù hợp

Xác định mục tiêu và giải pháp huy động cộng đồng

Xác định nguồn kinh phí và các nguồn lực khác
18
Một số bước triển khai huy động
cộng đồng
1. Xác nh c ng ng, i t ng ích.đị ộ đồ đố ượ đ
2. Tìm hi u c ng ng, xác nh các v n s c kho .ể ộ đồ đị ấ đề ứ ẻ
3. Chia s thông tin cho các bên liên quan v các v n s c ẻ ề ấ đề ứ
kho , cùng xác nh v n u tiên và l p k ho ch huy ng ẻ đị ấ đề ư ậ ế ạ độ
s tham gia.ự
4. Có c s cam k t c a c ng ng (các bên liên quan)đượ ự ế ủ ộ đồ
5. T ch c nhóm làm vi c c a c ng ng (c c u, vai trò, lãnh ổ ứ ệ ủ ộ đồ ơ ấ
o, trách nhi m, kinh phí, th c hi n…). đạ ệ ự ệ
6. Tham gia vào l p k ho ch, th c hi n và ánh giá ch ng ậ ế ạ ự ệ đ ươ
trình s c kho .ứ ẻ
19
Bài tập nhóm


Đọc tài liệu

Đối chiếu với công tác hiện nay của các thành viên trong
nhóm; lựa chọn một chương trình sức khoẻ đang triển
khai.

Tự đánh giá mức độ huy động cộng đồng trong việc thực
hiện chương trình sức khoẻ này. Nêu ví dụ minh hoạ.

Vai trò của bản thân/của cơ quan mình trong việc huy
động cộng đồng để thực hiện chương trình sức khoẻ?

Khó khăn, thuận lợi trong việc huy động cộng đồng?
20
Người huy động cộng đồng
cần có kĩ năng gì?

Thảo luận nhóm: 5’

Đặc điểm nào của người huy động cộng đồng
tốt?

Kĩ năng cần có?

Chia sẻ, thảo luận
21
Sáu yếu tố quan trọng đối với
một người làm việc với cộng đồng hiệu quả
1. Gắn bó với cộng đồng
2. Giao tiếp tốt

3. Có kĩ năng đàm phán và giải quyết mâu thuẫn
4. Lập kế hoạch và đánh giá các hoạt động cùng với
thành viên cộng đồng
5. Tăng cường năng lực của lãnh đạo và các
nhóm/tổ chức cộng đồng
6. Luôn hướng đến trao quyền cho cộng đồng
22
Huy động như thế nào?
Đến với cộng đồng
Chia sẻ với cộng đồng
Sống với cộng đồng
Học cùng với họ
Kết nối kiến thức của bạn với của họ
Bắt đầu với những gì cộng đồng có
Khi bạn kết thúc công việc
Mọi người sẽ nói
Chúng tôi đã tự làm được tất cả các việc đó

(Dựa trên cách ngôn của Lão Tử)
23
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn!
(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)
24
Chia sẻ kinh nghiệm

Nhớ lại một tình huống mâu thuẫn, bất đồng hay
tranh luận của bạn xảy ra gần đây trong quá trình

làm việc với cộng đồng hay các bên liên quan.

Những yếu tố nào góp phần tạo nên sự bất đồng?

Bạn đã giải quyết mâu thuẫn như thế nào?

Có cần đến sự giúp đỡ từ bên ngoài không?

Người bên ngoài có thể giúp giải quyết như thế nào?

Làm thế nào để có thể tránh được mâu thuẫn đó nảy
sinh?
25

×