Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.5 KB, 41 trang )

BÁO CÁO KHẢO SÁT TIỀM NĂNG VÀ NHU CẦU PHÁT
TRIỂN Y TẾ ĐIỆN TỬ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước đang phát triển với tổng dân số gần 86 triệu người,
là nước đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế
giới. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD. Với mức
này, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có
mức thu nhập trung bình thấp. Hiện ngân sách dành cho y tế vào khoảng gần 7%
và Bộ Y tế đang đề xuất tăng hơn trong những năm tới. Trong giai đoạn hiện tại,
một trong những lĩnh vực được coi trọng nhất và là một trong những ưu tiên đặc
biệt của ngành y tế để đầu tư, phát triển chính là y tế điện tử. Y tế điện tử
(YTĐT) hay còn gọi là e-health được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như: Lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin nói chung và thông tin về quản lý
bệnh viện nói riêng như: quản lý bệnh nhân, dược, viện phí, Quản lý thông tin
về lâm sàng, hành chính và tài chính của bệnh viện; Cung cấp cơ chế để các
chuyên gia y tế ở khoảng cách xa thực hiện được các công việc chẩn đoán và
điều trị; Nâng cao năng lực bằng cách đưa ra các khóa huấn luyện và đào tạo y
học liên tục, trực tuyến cho các sinh viên và nhân viên y tế; Tạo nguồn thu từ
phát triển các thiết bị di động, đem lại những cách tiếp cận sáng tạo cho chăm
sóc sức khỏe; Tạo khả năng thực hiện các nghiên cứu y sinh có mức độ phức tạp
cao thông qua mạng lưới tin học. E-health còn là các bệnh án điện tử, kê đơn
thuốc trên hệ thống máy tính, cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh được cập nhật, thay
đổi hàng ngày và đảm bảo an toàn cao, hỗ trợ cho hoạt động khám và điều trị
sức khoẻ, cung cấp thông tin về sức khoẻ tới người dân và cung cấp thông tin
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. E-health cung cấp một nền tảng
cho hoạt động xuất bản và cảnh báo thông tin sức khoẻ và hoạt động quản lý
hành chính.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở
nước ta đạt được nhiều kết quả tốt. Việc ứng dụng y tế điện tử đã góp phần đáng
kể trong công tác quản lý, điều hành hoạt động cung cấp dịch vụ y tế, giảm bớt
áp lực công việc cho cán bộ các cơ sở y tế đồng thời nâng cao chất lượng thông


1
tin. Tuy nhiên, trước sự phát triển với tốc độ nhanh của khoa học công nghệ, đặc
biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và trước nhu cầu thông tin phục vụ công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực y tế
vẫn còn nhiều vấn đề nan giải.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe là một hệ thống phân cấp cơ bản với 4 cấp:
cấp trung ương (thuộc Bộ Y tế); tỉnh; huyện và xã. Hệ thống này đã được đánh
giá là thành công trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng cho dù đối
với khám chữa bệnh, bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương vẫn bị quá tải.
Hệ thống bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe. Việt Nam có 1100 bệnh viện với hơn 180,000 giường được chia thành
3 tuyến: tuyến huyện, tuyến tỉnh do Sở Y tế quản lý và tuyến trung ương do Bộ
Y tế quản lý. ngành y tế nói chung và mạng lưới khám chữa bệnh nói riêng đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và một số mặt hạn chế: Đầu tư cho y
tế tuy có tăng nhưng chưa tương xứng với nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân; năng lực y tế tuyến cơ sở còn hạn chế; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của
nhiều bệnh viện đã xuống cấp. Hiện tượng quá tải, người bệnh nằm ghép đôi,
ghép ba tại các bệnh viện tuyến trung ương như Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV
Nhi Trung ương, BV K…, là khá phổ biến và kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng
tới chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh; Tác động mặt trái của cơ chế thị
trường đã làm gia tăng hiện tượng lạm dụng thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình
ảnh, dịch vụ kỹ thuật cao .v.v. Trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
ngày càng tăng, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Các loại hình dịch vụ
ngày càng đa dạng, các kỹ thuật điều trị tiên tiến được áp dụng rộng rãi, các loại
biệt dược khác nhau được đưa vào ứng dụng trong điều trị tạo nên một lượng
thông tin đồ sộ mà các nhà quản lý cần xử lý. Các quy định về quản lý khám,
chữa bệnh và thanh toán BHYT ngày càng chi tiết và phức tạp hơn (các mức chi
trả: 95% đối với cán bộ hưu trí; 80% đối với đối tượng tự nguyện). Bên cạnh đó,
việc đổi mới phương thức quản lý giao quyền tự chủ cho giám đốc các bệnh …
Trước những thực trạng đó đòi hỏi bệnh viện phải đẩy mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động cung cấp dịch
vụ KCB cho bệnh nhân.
Công tác y tế dự phòng cũng có nhiều đóng góp quan trọng. Mạng lưới y
tế dự phòng không ngừng củng cố và hoàn thiện từ Trung ương đến cơ sở và đã
2
ứng dụng triển khai nhiều thành tựu khoa học, công nghệ thông tin tiên tiến tiến
ngang tầm với các nước trong khu vực, mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự
báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử
vong do bệnh tật gây ra. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong phát triển khoa học công nghệ trong đó có những lĩnh
vực cần sự phối hợp trao đổi thông tin và hợp tác của các nhà khoa học trong
nước và quốc tế về các lĩnh vực chuyên môn như phòng chống dịch, kiểm dịch y
tế quốc tế, sức khỏe môi trường, y tế lao động, phòng chống tai nạn thương tích,
sản xuất và cung ứng vacxin, các sinh phẩm y học, đặc biệt là đối phó với các
dịch bệnh nguy hiểm như SARS, Cúm A do H5N1 ở người và các dịch bệnh
mới nổi khác. Phát triển và ứng dụng e-health trong quản lý hệ thống thông tin y
tế là hoạt động hết sức cần thiết.
Hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện có khoảng 30 cơ sở nghiên
cứu, 26 trường đại học (kể cả trường sắp thành lập), trên 30 trường cao đẳng và
gần 100 cơ sở đào tạo trung học và dạy nghề y tế. Trong đó đào tạo bậc đại học
và sau đại học có 26 trường.
Tổng số cán bộ đang hoạt động trong ngành y tế công lập gồm khoảng
300 nghìn nguời với 80.000 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, gần 200
nghìn cán bộ y tế có trình độ trung cấp. Ngành y tế là ngành liên quan trực tiếp
đến sức khoẻ con người, trong công việc luôn bị áp lực cao, đòi hỏi khẩn trương,
minh bạch, vì vậy công nghệ thông tin là công cụ có vị trí quan trọng hỗ trợ để
các hoạt động y tế hoàn thành được nhiệm vụ. Trong những năm qua công nghệ
thông tin y tế đã được chú trọng và đạt được một số thành tựu đáng nghi nhận.
Tuy vậy, vẫn cần phải đẩy mạnh hơn nữa lĩnh vực đào đạo nghiên cứu e-health
nhằm đưa ra kiến nghị giúp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông vào tin học hóa đào tạo – nghiên cứu khoa học.
Thuật ngữ e-health ở Việt Nam có thể được hiểu là hệ thống phần mềm
cho các mục đích y tế công cộng, chủ yếu là phần mềm miễn phí, hoặc cung cấp
miễn phí do các tổ chức chính phủ/viện chi trả.
Hệ thống thông tin quản lý ra đời và phát triển cùng với sự phất triển của
ngành. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ Việt nam và
lãnh đạo Bộ y tế, Hệ thống thông tin y tế đã đạt được những kết quả đáng kể.
Mạng lưới thông tin thống kê đã được phát triển trong cả nước, gắn liền với
3
mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế. Số liệu của Hệ thống đã và đang là căn cứ
trong việc phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách của ngành. Do đặc thù
của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, mạng lưới cung cấp dịch
vụ y tế bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực điều trị, dự phòng,
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kinh doanh, sản xuất dược, đào tạo và phục hồi
chức năng Để thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành y tế và giải quyết
những vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ, Chính phủ Việt nam và các tổ chức
Quốc tế, đa phương và song phương đã đầu tư để triển khai nhiều chương trình
y tế quốc gia. như chương trình phòng chống Lao, chương trình Sốt rét, chương
trình Bướu cổ, chương trình phòng chống Phong, chương trình tiêm chủng mở
rộng, chương trình sức khoẻ sinh sản, chương trình dinh dưỡng, chương trình
sức khoẻ tâm thần, chương trình phòng chống sốt xuất huyết, chương trình vệ
sinh an toàn thực phẩm Các chương trình trên đều do các, vụ, viện, bệnh viện
chuyên khoa, quản lý và chỉ đạo như chương trình Lao do bệnh viện Lao và
bệnh Phổi; chương trình Sốt Rét do viện Sốt Rét KST& CT; chương trình Bướu
cổ do bệnh viện Nội Tiết; chương trình phòng chống Phong do viện Da Liễu;
Chương trình tiêm chủng mở rộng và chương trình phòng chống sốt xuất huyết
do Viện Vệ Sinh Dịch Tế trung ương; Chương trình sức khỏe sinh sản do vụ
SKSS; Chương trình phòng chống suy Dinh Dưỡng do viện Dinh dưỡng;
Chương trình sức khỏe Tâm thần do Bệnh viện Tâm Thần Trung ương; chương
trình an tòan thực phẩm do cục an toàn thực phẩm, chương trình phòng chống

HIV/AIDS do cục phòng chống HIV/AIDS. Do yêu cầu quản lý, đánh giá tiến
độ cũng như chỉ đạo chuyên môn của chương trình, lĩnh vực nên mỗi một
chương trình, lĩnh vực đều có một hệ thống thông tin thống kê riêng (hệ thống
này được coi là tiểu hệ thống).
Thông tin phục vụ quản lý, đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động y tế của
toàn ngành cũng như thực trạng sức khoẻ nhân dân là do Hệ thống thông tin
thống kê tổng hợp thực hiện. Thông tin phục vụ phân tích đánh giá hoạt động y
tế và tình trạng sức khỏe nhân dân được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Hệ thống thông tin thống kê tổng hợp
- Các tiểu Hệ thống thông tin của các lĩnh vực, các chương trình y tế quốc
gia.
- Hệ thống giám sát các bệnh dịch lây.
4
- Hệ thống thông tin thống kê của các Bộ, ngành khác như Tổng cục
thống kê, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em, Bộ tư pháp
Việc thực hiện chế độ báo cáo của các hệ thống trên được thực hiện theo
chiều dọc từ cộng đồng (thôn bản) đến xã/phường (trạm y tế) đến quân huyện
(trung tâm y tế) đến tỉnh/thành phố (Sở y tế) và trung ương (Bộ Y tế). Tại tuyến
Trung ương, những thông tin về hoạt động của toàn ngành y tế và thực trạng sức
khỏe người dân được giao cho phòng Thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính làm
đầu mối chỉ đạo và thực hiện.
Năm 2002, Bộ Y tế đã ban hành danh mục chỉ tiêu thống kê y tế với 121
chỉ tiêu ở tầm quốc gia và tuyến tỉnh, 97 chỉ tiêu cho tuyến y tế cơ sở. Bộ chỉ
tiêu này đã được điều chỉnh sau khi chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành,
hiên nay có khoảng 127 chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu được phân tổ theo các tiêu chí đặc
biệt phục vụ phân tích, đánh giá và nghiên cứu khoa học như: bệnh tật, tử vong
theo loại bệnh, theo vùng kinh tế, theo tuổi giới; nhân lực y tế phân theo trình
độ chuyên môn kết hợp phân theo dân tộc, theo giới tuổi; Tài chính phân theo
hoạt động và theo mục lục ngân sách; BHYT phân theo đối tượng, theo loại dịch
vụ KCB và các hoạt động y tế khác phân theo cơ sở, loại hoạt động theo tuyến,

vùng và theo lĩnh vực công và tư nhân v.v Như vậy lượng thông tin phục vụ
tính toán bộ chỉ tiêu và phân tổ chỉ tiêu mà Bộ đã ban hành là rất lớn, chi tiết và
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiều chỉ tiêu hoặc phân tổ chỉ tiêu
nếu không ứng dụng CNTT thì khó có thể thu thập và tình toán được.
Phát triển và ứng dụng e-health trong quản lý hệ thống thông tin y tế là
hoạt động hết sức cần thiết và thiết thực nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà
nước về y tế, nâng cao hiệu quả chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu những lĩnh vực tiềm năng và những điều kiện cần có để tăng
cường ứng dụng e-health, từ đó đề ra những kiến nghị để phát triển e-health ở
Việt Nam trong thời gian tới.
2. Mục tiêu cụ thể
5
- Tổng quan chính sách, chiến lược, tổ chức về phát triển eHealth ở Việt
Nam.
- Đánh giá thực trạng và tiềm năng ứng dụng eHealth ở một số lĩnh vực cụ
thể: (i) quản lý hệ thống y tế; (ii) phòng chống dịch bệnh; (iii) khám, chữa bệnh;
và (iv) đào tạo, nghiên cứu khoa học trong ngành y tế.
- Đề xuất những lĩnh vực tiềm năng, những nội dung cần quan tâm để
phát triển eHealth ở Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang có kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong quá
trình đánh giá. Sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc tập trung vào các tiêu chí ứng
dụng CNTT thuộc 4 lĩnh vực thông tin y tế (HIS), khám chữa bệnh và điều trị, y
tế dự phòng, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cụ thể như sau:
- Môi trường, tổ chức, chính sách dành cho CNTT;
- Hạ tầng kỹ thuật và nhân lực CNTT;
- Hiện trạng ứng dụng CNTT;

- Khó khăn vướng mắc, các đề xuất đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
2.1. Đối tượng:
- Các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách trong và ngoài ngành
Y tế
- Cán bộ thuộc các Vụ, Cục trong ngành Y tế.
2.2. Phương pháp
- Khảo sát, thu thập và phân tích những thông tin sẵn có liên quan đến e-
health ở VN hiện nay:
+ Các chủ trương, chính sách, tổ chức.
+ Các số liệu, thông tin, báo cáo về tình hình ứng dụng
6
- Điều tra việc ứng dụng và tiềm năng phát triển e-health ở 4 lĩnh vực cụ
thể: thống kê tin học y tế (HIS), khám chữa bệnh và điều trị, y tế dự phòng, đào
tạo và nghiên cứu khoa học
- Gửi phiếu điều tra tới các đơn vị
- Phỏng vấn sâu: nhóm kỹ thuật tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ có
kinh nghiệm trong lĩnh vực ứng dụng y tế điện tử;
- Gửi tài liệu xin ý kiến chuyên gia;
- Tổ chức hội thảo tham vấn.
2.3. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2010.
2.4. Phân tích số liệu:
- Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra và làm sạch trước khi nhập số
liệu.
- Dùng máy tính kiểm tra toàn diện, logic của các thông tin đã thu thập
được nhằm phát hiện các sai số thô để sửa chữa, dựa vào kết quả trả lời của các
đối tượng nghiên cứu và đảm bảo tính khách quan, trung thực.
- Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 và Epidata 3.2, Excel 2007 và STATA 9
để tổng hợp và phân tích các số liệu về tần số, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung

bình…
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Những chính sách đã ban hành về ứng dụng CNTT
Từ những năm của thập kỷ 70, Đảng và chính phủ Việt nam đã rất quan
tâm đến phát triển công nghệ thông tin, coi đó là động lực quan trọng của sự
phát triển kinh tế- xã hội, một loạt chính sách về tăng cường ứng dụng phát triển
công nghệ thông tin đã được ban hành như: nghị quyết số 26/NQ/TW của Bộ
Chính trị ngày 30 tháng 3 năm 1991 “ Tập trung phát triển một số ngành khoa
học công nghệ mũi nhọn như điển tử, tin học ”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
BCHTW khóa 7 “ Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến như
công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nên kinh tế quốc
dân; Nghị Quyết đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ VIII “ Ứng dụng công
7
nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực ”; Chỉ thị 58/CT-TW năm 2000 của Bộ
Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT; Luật Công Nghệ thông tin
đã được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 29/6/2006. Đây là những văn bản
quan trọng nhất làm tiền đề để ban hành một loạt các chính sách nhằm tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trên các lĩnh vực. Thể chế hoá đường lối
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Chính phủ Việt nam cũng đã ban hành những
chính sách liên quan đến CNTT như Nghị định số 49/CP năm 1993 về phát triển
CNTT ở Việt nam trong những năm 90; Nghị Định số 64/2007/NĐ-CP về ứng
dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; Quyết định số
32/2006/QĐ-TTg về kế hoạch phát triển viễn thông Internet; Nghị định 64 năm
2007 của Chính phủ về việc ứng dụng trong cơ quan nhà nước; Quyết định số
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển CNTT đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó xây dựng Hệ thống thông tin
y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những chương trình trọng điểm quốc
gia Thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời tăng cường quản
lý, điều hành nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân, Bộ Y tế đã ban hành một loạt chính sách liên quan đến ứng

dụng và phát triển CNTT như: Quyết định ban hành phần mềm quản lý y tế cơ
sở số 1833/2002/QĐ-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2002; Quyết định ban hành
phần mềm thống kê bệnh viện ( Medisoft).Quyết định số: 5573 /QĐ-BYT ngày
29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chí phần mềm quản lý
bệnh viện; Chỉ thị số 02/CT-BYT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
CNTT trong ngành Y tế Quán triệt chính sách của Đảng, nhà nước và của
Ngành, nhiều địa phương đã ban hành chính sách riêng nhằm tăng cường ứng
dụng CNTT. Tại Bắc giang’ Sở Y tế đã ban hành một số chính sách như Quyết
định quy định bảo vệ an toàn máy tính và mạng máy tính; Quyết định sử dụng
phần mềm quản lý văn bản nội bộ; Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2000-
2010 và 2011-2015; Quyết định thành lập Ban hành chỉ đạo phát triển CNTT;
Quyết định ban hành quy chế tổ chức hoạt động của Ban biên tập trang thông tin
điện tử Website Sở Y tế; ban hành quy định quản lý, sử dụng vận hành phần
mềm Netoffice để quản lý văn bản đi và đến; Văn bản quy định về tổ chức nhân
sự CNTT và nguồn kinh phí phát triển CNTT v.v Hay tại Cần Thơ ,Sở y tế còn
ban hành Quyết định số 2312/QĐ-SYT ngày 30/10/2009 về quy chế sử dụng
hộp thư điện tử trong hoạt động của Ngành Y tế v.v…
8
Những chính sách về CNTT đã ban hành của Đảng, Nhà nước và của
ngành là hàng lang pháp lý và là cơ sở để các ban, ngành, các đơn vị đầu tư
nguồn lực nhằm đẩy mạnh ứng dụng và trát triển CNTT trong mọi lĩnh vực, khai
thác có hiệu quả thông tin và trí thức trong tất cả các ngành, trong đó có ngành y
tế. Tuy nhiên Chính sách về ứng dụng CNTT của từng lĩnh vực, từng ngành
chưa thật sự hoàn thiện và tạo tiền đề cho việc ứng dụng và phát triển CNTT.
Chính sách phát triển CNTT trong lĩnh vực y tế chưa quy định cụ thể về chuẩn
thông tin y tế, chuẩn quy trình hoạt động y tế có ứng dụng CNTT; Chưa xây
dựng và ban hành mã số cơ sở y tế, mã số ( ID) cá nhân thuận tiện cho việc kết
nối dữ liệu, tránh chồng chéo. Chưa thể hóa chính sách về đãi ngộ và khuyến
khích cán bộ chuyên CNTT làm trong lĩnh vực y tế. Chính sách được ban hành
nhưng thiếu điều kiện để triển khai do thiếu nguồn lực đầu tư, đặc biệt trong lĩnh

vực y tế, ngân sách đầu tư hàng năm rất thấp nên việc dành kinh phí 1% theo
tinh thần chỉ thị 02 của Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tư cho CNTT là khó khăn.
2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin y tế
Công nghệ thông tin và truyền thông là công cụ quan trọng phục vụ công
tác thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, công bố thông tin, xây dựng ngân hàng
dữ liệu thống kê y tế. Là phương tiện tập trung luồng thông tin, hình thành Hệ
thống thông tin y tế thống nhất, thông suốt và hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT
trong Hệ thống không chỉ nâng cao chất lượng số liệu mà còn tăng cường quản
lý, điều hành của các cơ sở y tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác và chất
lượng dịch vụ y tế. Chính vì vậy trong những năm qua, ngành y tế đã đầu tư
nhằm phát triển và ứng dụng CNTT trong Hệ thống thông tin quản lý và đã đạt
được những thành tích đáng kể.
2.1. Cơ sở hạ tầng
Tại trung ương: 100 % cán bộ đang làm công tác thông tin Thống kê của
Phòng Thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, cán bộ làm công tác thông tin
thống kê của các vụ, Cục, viện, Các chương trình y tế quốc gia và các bệnh viện
Trung ương đều được trang bị máy vi tính. Bộ Y tế đã xây dựng được cổng
thông tin điện tử, các thủ tục hành chính đều đã được đưa lên mạng. Thực hiện
ứng dụng chính phủ điện tử, Hệ thống e-Office đã được Bộ Y tế đưa vào sử
dụng từ năm 2005. Tất cả các Vụ, Cục, văn phòng Bộ, Tổng cục đã kết nối
mạng nội bộ và kết nối internet tốc độ cao. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đã có
9
100% đơn vị có mạng LAN và kết nối internet tốc độ cao, bình quân mỗi mạng
có trên 110 máy tính; 58% có hệ thống e-mail riêng và 43% có hệ thống bảo
mật, 53% có hệ thống lưu trữ dữ liệu.
Tại các tỉnh: Trung bình mỗi văn phòng Sở có 35 máy tính các nhân;
79.54% Sở có máy chủ, 95,45% Văn phòng Sở có mạng LAN và 100% Sở y tế
đã kết nối được Internet tốc độ cao, 61% Sở Y tế có hệ thống e-mail riêng, 26%
có hệ thống bảo mật và 77.27% có hệ thống lưu trữ dữ liệu.
Các bệnh viện địa phương: 52,9% bệnh viện tuyến tỉnh có LAN và 81%

kết nối được Internet tốc độ cao, 37,2% bệnh viện tuyến huyện có mạng LAN và
65% kết nối internet.
Đường truyền: Một số ít cơ sở y tế (chiếm 2%) có đường truyền riêng,
trên 70% đơn vị sử dụng đường truyền ADSL.
Tại cơ sở đào tạo: 100% các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược có mạng
LAN, kết nối Internet và Website.
2.2. Tổ chức và nhân lực CNTT
Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định
đối với sự phát triển và ứng dụng CNTT trong hệ thống thông tin Y tế. Bộ
trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt đề án kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông
tin (CNTT) trong các đơn vị sự nghiệp y tế giai đoạn 2010 - 2015 nhằm nâng
cao hiệu quả ứng dụng CNTT của ngành, góp phần nâng cao chất lượng hiệu
quả trong quản lý điều hành hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế.
Theo đề án, đến hết năm 2010, 100% các đơn vị sự nghiệp hạng I của ngành y tế
thành lập phòng CNTT và 95% các đơn vị sự nghiệp còn lại có tổ CNTT hoặc
cán bộ chuyên trách về CNTT. Đảm bảo đến cuối năm 2012, nguồn nhân lực
CNTT trong cơ cấu cán bộ viên chức của các đơn vị sự nghiệp ngành y tế đạt từ
0,8 - 1%, trong đó 50% có trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên và đến
năm 2015, tỷ lệ này là 1 - 2%, trong đó 70% có trình độ đại học chuyên ngành
CNTT trở lên Thực hiện đề án kiện toàn tổ chức CNTT của Bộ Y tế, các địa
phương, các đơn vị y tế trong ngành đã quan tâm đến việc củng cố tổ chức và
tăng cường số lượng/chất lượng nhân lực CNTT.
Tại Bộ y tế: theo báo cáo hiện nay tại văn phòng Bộ có phòng CNTT với
số cán bộ là 6 đại học và 1 cao đảng, Phòng Thống kê tin học vụ Kế hoạch tài
10
chính có 4 đại học CNTT chiếm 50% nhân lực của cả phòng, các vụ cục trong
cơ quan Bộ cũng đã có ít nhất 1 kỹ sư CNTT; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế: bộ
phận chuyên trách về CNTT chiếm 88,7%, trong đó số cán bộ chuyên trách về
CNTT là 3,68 cán bộ/đơn vị. Tỷ lệ cán bộ sử dụng máy tính trong công việc
74,4 %.

Tại các Sở Y tế: 100 % sở cớ cán bộ CNTT đại học và cao đẳng trong đó
bộ phận chuyên trách về CNTT chiếm khoảng 60%, 100% bệnh viện đa khoa
tỉnh, trung ương có tổ CNTT với số lượng trung bình từ 2-3 cán bộ đại học và
trung học. Tỷ lệ cán bộ CNTT của bệnh viện huyện thì vẫn cón thấp khoảng
20%
Hệ thống máy vi tính dùng trong các cơ sở y tế không đồng bộ, hệ thống
mạng quá cũ, tư vấn thiết kế không tốt và trình độ của cán bộ ở nhiều đơn vị y tế
cũng còn hạn chế, dẫn tới việc triển khai các phần mềm quản lý đơn vị hay bệnh
viện gặp nhiều khó khăn.
2.3. Cập nhật và thu thập thông tin
Hầu hết các cơ sở y tế các tuyến cập nhật những thông tin ban đầu về
cung cấp dịch vụ chăm sóc và bảo vê sức khỏe người dân vào hệ thống sổ sách
biểu mẫu đã được Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền ban hành, trừ một số ít
đơn vị sử dụng phần mềm quản lý thì được nhập trực tiếp vào các form điện tử.
Số liệu tổng hợp báo cáo tuyến trên hoặc tính toán một số chỉ tiêu chủ yếu khai
thác từ các hồ sơ bệnh án và hệ thống biểu mẫu ghi chép ban đầu. Do cập nhật
thông tin bằng phương pháp thủ công vào hàng loạt biểu mẫu bằng giấy của các
cơ sở y tế đã khó khăn cho cán bộ làm công tác thống kê trong việc thu thập,
tổng hợp báo cáo và tìm kiếm thông tin. Chính vì vậy một số chỉ tiêu tuy đã ban
hành từ nhiều năm nay nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được như: bệnh tật và
tử vong theo tuổi/giới; nhân lực y tế theo trình độ chuyên môn kết hợp với giới;
dân tộc; khám chữa bệnh theo đối tượng và theo chi phí …
2.4. Xử lý thông tin
Mặc dù cơ sở hạ tầng về CNTT của trong ngành y tế được quan tâm song
việc xử lý thông tin vẫn còn lạc hậu. Hầu hết các trạm y tế xã/phường xử lý số
liệu bằng tay, máy tính năng lượng mặt trời. Số ít trạm có máy tính thì xử lý
bằng phần mềm excel. Trong mấy năm gần đây, ngành Y tế đã triển khai khám
11
chữa bệnh cho bệnh nhân có BHYT xuống tận tuyến xã. Hàng tháng, trạm Y tế
xã, phải tính toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân theo từng loại dịch vụ

như: thuốc; công khám, vật tư tiêu hao … nên việc xử lý số liệu theo phương
pháp thủ công như hiện nay khá vất vả, tốn nhiều thời gian dành cho công tác
chuyên môn của cán bộ trạm và chất lượng số liệu bị hạn chế.
Các cơ sở y tế từ tuyến quận/huyện trở lên xử lý số liệu bằng phần mềm
excel. Một số đơn vị sử dụng một số phần mềm chuyên ngành để xử lý số liệu
như: phần mềm kế toán; phần mềm thống kê bệnh viện (Medisoft) xử lý tình
hình bệnh tật và tử vong của các bệnh nhân ra viện; phần mềm xử lý báo cáo
thống kê tổng hợp tuyến huyện và tỉnh; phần mềm BHYT. Chỉ có ít bệnh viện
được đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc các dự án triển khai phần mềm quản lý
bệnh viện, nhưng cũng chỉ quản lý được một số hoạt động của bệnh viện như
quản lý bệnh nhân, viện phí, BHYT. Hầu hết các phần mềm quản lý bệnh viện
vẫn chưa hoàn chỉnh và còn nhiều lỗi, chưa quản lý được tất cả các hoạt động
của bệnh viện nên vẫn phải sử dụng phần mềm excel để xử lý số liệu và tổng
hợp báo cáo là chính. Trước thực trạng, phòng Thống kê tin học, vụ Kế hoạch
tài chính, Cục quản lý KCB, các vụ cục khác và các chương trình y tế quốc gia
đang nghiên cứu xây dựng phần mềm phục vụ quản lý, xử lý số liệu cho các cơ
sở y tế các tuyến, cụ thể:
- Phần mềm quản lý thông tin tại Trạm y tế
Phần mềm quản lý thông tin tại Trạm y tế xã do Phòng thống kê xây dựng
dưới sự hỗ trợ của Gavi. Phần mềm này chạy trên hệ điều hành Microsoft
Windows XP SP2, và không giao tiếp với hệ thống khác. Phần mềm ứng dụng
thiết kế đơn giản dễ sử dụng phù hợp với trình độ cán bộ y tế tuyến Xã.
Phần mềm quản lý thông tin của trạm y tế, chạy độc lập trên máy tính cá
nhân, tại các cơ sở y tế tuyến xã. Bao gồm hai bộ phận chính: quản lý các thông
tin tiêm chủng mở rộng và quản lý các thông tin thống kê y tế tuyến xã.
+ Quản lý tiêm chủng: Những trẻ trong diện tiêm chủng đều được cập
nhật vào phần mềm thay cho việc ghi chép vào sổ như trước đây, nên việc tìm
kiếm trẻ trong mỗi lần cung cấp dịch vụ tiêm/uống rất nhanh, thuận tiện cho việc
cập nhật thông tin. Phần mềm có thể kết xuất số trẻ cần tiêm/ uống trong tháng
tới phục vụ tuyên truyền vận động trẻ tiêm phòng đầy đủ, xây dựng kế hoạch

12
cung cấp dịch vụ tiêm chủng, dự trù vắcxin, đánh giá kết quả hoạt động của
chương trình trong việc phòng chống các bệnh nguy hiểm của trẻ. Phần mềm
tiêm chủng có thể in ra được các báo cáo theo yêu cầu của chương trình tiêm
chủng và Hệ thống thông tin Y tế.
+ Quản lý các hoạt động khác của trạm, như: khám chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe BMTE/KHHGĐ…Phần mềm quản lý trạm y tế, trong tương lai có thể
chuyển số liệu lên tuyến huyện bằng file hoặc tích hợp trực tuyến với hệ thống
cơ sở dữ liệu qua mạng Internet. Thông tin từ phần mềm, không những để làm
báo cáo thống kê y tế xã định kỳ theo qui định còn lưu trữ dữ liệu qua các năm.
Tuy nhiên chương trình Phần mềm Quản lý thông tin tại Trạm y tế chưa xây
dựng kết xuất dữ liệu đầu ra theo định dạng các file dữ liệu khác nhau nên người
sử dụng chưa khai thác số liệu nhiều chiều từ bộ CSDL từ chương trinh. Việc sử
dụng phần mềm này chưa được triển khai rộng rãi mà chỉ thực hiện ở các trạm y
tế xã có Dự án Gavi tài trợ, do số trạm có máy vi tính hiện nay rất ít (chỉ khoảng
20% trạm y tế có máy tính).
- Phần mềm xử lý và tổng hợp báo cáo thống kê
Theo kết quả điều tra đến nay đã có 14% Sở y tế và 12.5% trung tâm Y tế
Quận huyện báo cáo đang sử dụng phần mềm báo cáo thống kê. Phần mềm xử lý
báo cáo thống kê, do phòng thống kê Y tế, vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế xây
dựng. Phần mềm này được sử dụng tại Trung tâm y tế huyện và Sở y tế. Đối với
Trung tâm Y tế Huyện, số liệu báo cáo của các trạm y tế xã, các cơ sở y tế tuyến
huyện được cập nhật vào phần mềm này để xử lý số liệu báo cáo Sở Y tế theo
biểu mẫu đã quy định của Bộ Y tế. Đối với Sở y tế, phần mềm được sử dụng để
xử lý số liệu của các trung tâm y tế huyện trong tỉnh và các cơ sở y tế tuyến tỉnh
gửi Bộ Y tế và các cơ quan của tỉnh. Phần mềm thực hiện trên máy cá nhân cài
đặt dễ dàng, chuyển giao ứng dụng đơn giản, là công cụ hữu ích cho cán bộ
thống kê các tuyến trong việc làm báo cáo tổng hợp số liệu thống kê y tế theo
đinh kỳ. Giúp cho cán bộ thống kê giảm được gánh nặng ghi chép và tổng hợp
số liệu báo cáo thống kê hàng tháng, quý và hàng năm. Ngoài ra chương trình

còn có một số tiện ích giúp cho cán bộ thống kê có thể khai thác nguồn dữ liệu
đã được lưu qua các kỳ báo cáo. Phần mềm Báo cáo Thống Kê Y Tế tuyến tỉnh
và tuyến huyện được viết trên Access 2003, chương trình nền này nằm trong bộ
Microsoft Office cũng là chương trình thân thuộc với người sử dụng các Phần
13
mềm trong lĩnh vực quản lý. Về dung lượng của chương trình ứng dụng này rất
gọn nhẹ khoảng <10000 KB. Có thể nén file chương trình gửi bằng đường
truyền mạng Internet dễ dàng. Tuy nhiên phần mềm có một số nhược điểm:
Phần mềm Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê y tế được thiết kế thu thập và xử
lý số liệu từ các báo cáo quản lý nên phần mềm này chưa đáp ứng được nhu cầu
thu thập thông tin từng người bệnh đến các CSYT tại tuyến y tế. Phần mềm tổng
hợp báo chưa được đưa vào sử dụng một cách chính thống trong hệ thống quản
lý mà mới dừng ở mức tự phát thay thế phương pháp xử lý thủ công. Mặt khác
năm 2009, Bộ trưởng Bộ Y tế mới ban hành hệ thống biểu mẫu mới nên phần
mềm này đòi hỏi phải chỉnh sửa và nâng cấp.
- Phần mềm Quản trị dữ liệu HealthInfo:
Phần mềm HealInfo được thiết kế và xây dựng trên nền phần mềm
VietInfo 5.0, đây là một phần mềm rất mạnh trong việc lưu trữ, phổ biến đặc
biệt là trình bày số liệu thống kê. Cơ sở dữ liệu rất thân thiện với người sử dụng,
người dùng tin có thể khai thác số liệu rất dễ dàng, độ linh hoạt cao, có thể thêm
vào đó là các thông tin của từng chỉ tiêu để người dùng tin sử dụng số liệu một
cách hiệu quả và đúng nhất. Ngoài ra có thể trình bày số liệu theo nhiều cách
như bản đồ, biểu đồ, bảng. Các chỉ tiêu được quản lý theo các tiêu chí khác nhau
như: theo mục tiêu chỉ tiêu, nguồn số liệu… Đặc biệt có thể lưu trữ được số liệu
của nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ theo chuỗi thời gian. Bộ số liệu được xây
dựng với tên gọi Health Info sẽ cung cấp thông tin về toàn bộ số liệu được xuất
bản hàng năm và qua các năm của Niên giám thống kê Y tế. Kèm theo bộ số liệu
còn có các thông tin siêu dữ liệu liên quan như: khái niệm/định nghĩa, phương
pháp tính, các lưu ý, khuyến nghị khi sử dụng nguồn số liệu…cho từng chỉ tiêu.
Về nhược điểm là phần mềm cung cấp miễn phí, nhưng yêu cầu về cấu hình

máy tính tương đối cao, phần mềm này tương đối nặng do đó có những hạn chế
nhất định đối với người dùng tin. Việc khai thác dữ liệu qua mạng Internet cũng
chưa thật sự dễ dàng vì dung lượng của bộ dữ liệu quá lớn, có quá nhiều thông
tin liên quan tích hợp trong bộ dữ liệu như: thông tin siêu dữ liệu cho từng chỉ
số, ngôn ngữ, bản đồ và các trang trí chỉnh sửa riêng cho bộ dữ liệu. Phần mềm
này mới triển khai thí điểm tại phòng Thống kê, vụ kế hoạch tài chính, chưa
được triển khai rộng rãi cho các vụ, cục, các chương trình y tế quốc gia và
xuống các tỉnh/thành phố.
14
- Phần mềm quản lý và xử lý số liệu của khối bệnh viện
Phần mềm Medisoft 2003 được Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Quyết định ban
hành năm 2004, do vụ Điều trị nay là Cục quản lý KCB, Bộ Y tế xây dựng. Hiện
nay có khoảng 20% bệnh viện huyện và 50% bệnh viện tỉnh trên cả nước sử
dụng phần mềm này. Phần mềm Medisoft thực chất là phần mềm thống kê dùng
để cập nhật và tổng hợp số liệu mắc/chết theo danh mục bệnh tật ICDX của
những bệnh nhân phòng khám và những bệnh nhân ra viện. Sử dụng phần mềm
Medisoft đã giảm bớt công việc cập nhật, xử lý cho cán bộ làm công tác thống
kê và cung cấp được thông tin quan trọng phục vụ đánh giá mô hình và xu
hướng bệnh tật, tình hình KCB của bệnh viện. Song phần mềm này không thể hỗ
trợ nhiều cho quản lý và giám sát hoạt động bệnh viện, vì vậy một số bệnh viện
tỉnh, bệnh viện trung ương đã tự xây dựng phần mềm quản lý riêng. Phần mềm
quản lý bệnh viện khá phức tạp và tốn kém nên hầu hết phấn mềm quản lý hiện
nay đang sử dụng chưa hoàn chỉnh và chưa quản lý tất cả các hoạt động của
bệnh viện. Do vậy, hiện tượng sử dụng song song nhiều phần mềm trong một cơ
sở KCB vẫn còn tồn tại. Để giảm bớt sự chồng chéo về cập nhật và xử lý số liệu,
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về tiêu chí phần mềm bệnh viện, trong đó yêu
cầu những phần mềm quản lý mà đơn vị tự xây dựng phải kết nối được với phần
mềm Medisoft xuất hoặc in được báo cáo và kết xuất dữ liệu theo chuẩn báo cáo
thống kê bệnh viện Medisoft 2003 (Chi tiết về sử dụng phần mềm quản lý bệnh
viện xem ứng dụng CNTT trong lĩnh vực điều trị).

- Phần mềm kế toán
Phần mềm Kế toán do Bộ Tài chính cung cấp để các cơ sở y tế xử lý số
liệu về thu/ chi của đơn vị, tổng hợp quyết toán gửi cơ quan tài chính và quản lý
tài chính của đơn vị. Hiện nay có 14% cơ sở y tế tuyến tỉnh và 12.5% cơ sở y tế
tuyến quận huyện đang sử dụng phần mềm Kế toán. Tuy không phải là phần
mềm của Hệ thống thông tin y tế, những phần mềm tài chính đã cung cấp số liệu
khá chi tiết cho Hệ thống thông tin thống kê y tế tổng hợp về thu/ chi ngân sách
của toàn ngành và lập tài khoản Quốc gia về Y tế. Phần mềm kế toán hiện đang
được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế từ huyện trở lên.
- Phần mềm BHYT
15
Phần mềm BHYT do BHXH xây dựng. Phần mềm BHYT được cài đạt tại
bệnh viện nơi có đăng ký khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT. Phần mềm
này hỗ trợ quản lý toàn bộ chi phí KCB cho từng bệnh nhân có thẻ BHYT. Kết
xuất báo cáo theo yêu cầu của BHXH và của Ngành Y tế. Sử dụng phần mềm
BHYT sẽ cung cấp được nhiều thông tin chi tiết phục vụ phân tích, đánh giá tình
hình chi phí KCB theo từng đối tượng BHYT, từng loại dịch vụ y tế trên cơ sở
đó xây dựng mức thu BHYT và định mức chi phí KCB được hợp lý.
- Phần mềm TNTT
Phần mềm TNTT do Cục Y tế Dự phòng xây dựng để quản lý các trường
hợp bị tai nạn tại cộng đồng và những bệnh nhân vào điều trị tại cơ sở y tế.
- Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm
Phần mềm do Cục Y tế Dự phòng xây dựng. Phần mềm giám sát là phần
mềm xử lý báo cáo các bệnh truyền nhiễm gây dịch cho trung tâm y tế Dự
phòng Huyện, trung tâm y tế Dự phòng Tỉnh và các viện Vệ sinh Dịch tễ khu
vực. Phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm mới được xây dựng và đang bắt đầu
triển khai tập huấn cho tuyến tỉnh. Hy vọng phần mềm này sau khi triển khai sẽ
cung cấp đầy đủ, kip thời thông tin phục vụ giám sát và báo cáo tuyến trên.
Ngoài ra còn một số chương trình y tế quốc gia như: Phòng chống
HIV/AIDS, phòng chống Lao, Phong, Sốt rét, Tâm thần… cũng đã xây dựng

được phần mềm theo dõi cung cấp thuốc cho từng người bệnh, phục vụ quản lý
của các chương trình. Phần mềm của các chương trình đã kết xuất được báo cáo
theo yêu cầu của Hệ thống thông tin Y tế.
Mặc dù một số phần mềm kể trên không hoàn toàn do Hệ thống thông tin
quản lý xây dựng, song việc sử dụng những phần mềm quản lý, xử lý số liệu của
các chương trình, các cơ sở y tế, các vụ, cục, các chương trình y tế đóng một vai
trò quan trọng trong Hệ thống thông tin Y tế, là nguồn số liệu đầu vào phong
phú của hệ thống thông tin thống kê y tế. Sử dụng phần mềm quản lý của các cơ
sở y tế còn giảm bớt áp lực về xử lý và tổng hợp số liệu, số liệu được cung cấp
nhanh, chi tiết và chính xác phục vụ phân tích đánh giá, hoạch định chính sách.
Tuy nhiên, số đơn vị ứng dụng phần mềm còn rất khiêm tốn phần do nhiều phần
mềm vẫn còn nhiều lỗi, cần phải được hoàn thiện, phần do kinh phí đầu tư triển
khai phần mềm khá tốn kém như phần mềm quản lý bệnh viện. Chính vì vậy
16
hiện nay hầu hết các cơ sở y tế tuyến huyện và nhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh, thậm
chi tuyến trung ương vẫn sử dụng phần mềm Excel để sử lý số liệu. Hầu hết các
trạm y tế xã xử lý số liệu bằng phương pháp thủ công.
2.5. Chuyển tải thông tin
Việc chuyển tải thông tin trong ngành Y tế chủ yếu là tuyến dưới báo cáo
tuyến trên, chưa có hệ thống thông tin phản hồi để phục vụ cho tuyến dưới so
sánh, phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Tại tuyến xã, hầu hết
trạm y tế xã gửi báo cáo bằng giấy, do số trạm y tế có máy vi tính và số máy tính
được kết nối internet rất ít. Đối với các vụ dịch, các bệnh lạ hoặc ngộ độc thực
phẩm… tại tuyến xã, báo cáo nhanh bằng điện thoại. Sau mỗi tuần, tháng tổng
hợp báo cáo cho Trung tâm y tế Dự phòng huyện. Từ tuyến huyện trở lên, chủ
yếu bằng giấy để đảm bảo tính pháp lý của Dữ liệu. Đối với các cơ sở đã kết nối
Internet thì ngoài việc chuyển bằng giấy, còn chuyển bằng File qua họp thư điện
tử Email nhằm đảm bảo tính kịp thời và thuận tiện cho việc tổng hợp số liệu.
Theo báo cáo của Điều tra e-health đã có 79% Sở y tế và 70% Trung tâm Y tế
quận/huyện gửi báo cáo cả bằng thư điện tử. Tuy nhiên báo cáo về số liệu thống

kê còn khá khiêm tốn và không đầy đủ các bảng biểu theo yêu cầu của Bộ Y tế,
năm 2009 số Sở Y tế gửi báo cáo số liệu thống kê y tế qua hộp thư điện tử chỉ có
6 đơn vị chiêm 9.3%.
Phòng thống kê Y tế, vụ Kế hoạch- Tài chính đã xây dựng một trang Web
Thống kê Y tế năm 2008. Nội dung trang web Thống kê: Giới thiệu hoạt động
của hệ thống thông tin Thống kê; chức năng nhiệm vụ của các tuyến, các cơ sở y
tế trong việc thu thập, xử lý và báo cáo; Các văn bản liên quan đến việc xây
dựng và phát triển lĩnh vực Thông tin Thống kê chung trong đó có Thông tin
thống kê y tế; Danh mục và chẩn hóa chỉ tiêu thống kê Y tế, Công cụ thu thập
thông tin thống kê và các sản phẩm thống kê Y tế. Tuy nhiên do công nghệ lạc
hậu, không có thuê bao riêng, phải đạt tại máy chủ của Văn phòng Bộ (hệ thống
máy chủ này hoạt động không tốt) nên không phát huy được nhiều chức năng
nên chưa đưa sản phẩm thống kê lên trang web thuận tiện cho người sử dụng.
Hiện nay rất nhiều cơ sở y tế tuyến tỉnh, thậm chí các cơ sở y tế tư nhân đã xây
dựng được trang web. Theo số liệu điều tra: 100% trường đại học, cao đẳng Y
Dược; 16% Sở y tế và 27% đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và nhiều bệnh viện công
và tư nhân đã xây dựng được trang web riêng. Việc phát triển trang web của các
17
đơn vị y tế nhằm phục vụ cho việc quảng bá thương hiệu và khai thác, chuyển
tải thông tin phục vụ công tác chuyên môn. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hệ
thống thông tin xây dựng form điện tử trên trang web để cập nhật, chuyển tải
những thông tin quan trọng trực tuyến (online) như bệnh dịch lây, tử vong trẻ
em, tử vong mẹ, ngộ độc thực phẩm, bạo lực gia đình…
2.6. Lưu trữ và cơ sở dữ liệu
- Lưu trữ số liệu
Theo báo cáo của điều tra e-health, số liệu của hầu hết các cơ sở y tế, kể
cả tuyến trung ương và Sở y tế lưu trữ khá tản mạn, chủ yếu trên máy tính cá
nhân và bằng sổ sách, biểu mẫu báo cáo, đĩa CD. Một số ít bệnh viện sử dụng
phần mềm quản lý thì lưu trữ dữ liệu cả trên server. Việc lưu trữ số liệu như hiện
nay đã khó khăn cho việc quản lý và khai thác phục vụ phân tích đánh giá và

chuyển số liệu thành thông tin. Việc lưu trữ số liệu như vậy không những không
thuận tiện cho người sử dụng mà còn không đảm bảo an toàn dữ liệu.
- Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin y tế còn nghèo nàn và không tập
trung. Phòng thống kê Y tế vụ kế hoạch tuy đã cố gắng xây dựng kho dữ liệu
của toàn ngành, song chỉ là số liệu đã qua xử lý, tổng hợp tính toán từ những báo
cáo của các Sở Y tế, các vụ, cục, viện, các chương trình y tế quốc gia… Tương
tư như vậy, Sở y tế và trung tâm y tế huyện, kho dữ liệu cũng chỉ là số liệu tổng
hợp từ các báo cáo của các đơn vị trong tỉnh và báo cáo trong huyện. Nguyên
nhân của vấn đề này là do việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác quản
lý và điều hành của lĩnh vực y tế còn hạn chế, mặc dù cơ sở hạng tầng đã được
trang bị tương đối tốt song vẫn còn thiếu và cấu hình máy tính chưa đáp ứng
được nhu cầu cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý. Hệ thống phần mềm tuy đã
được xây dựng những vẫn chưa hoàn chỉnh và chưa được đưa vào sử dụng rộng
rãi. Quy trình thu thập, chuyển tải thông tin, lưu trữ, phân tích và công bố số liệu
chưa hoàn toàn ứng dụng CNTT; chưa có cơ chế cung cấp và trao đổi thông tin
giữa các cơ sở y tế trong ngành y tế và giữa ngành y tế với các ban ngành liên
quan qua mạng, chưa xây dựng được mã số xác định các cơ sở y tế, tạo điều
kiện cho việc kết hợp các cơ sở dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Thiếu các thông
tin chi tiết để có thể phân tổ thống kê theo yêu cầu danh mục chỉ tiêu đã được
18
Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Trước thực trạng cơ sở dữ liệu hiện nay, Bộ Y tế
đã ban hành chỉ thị số 02/CT-BYT, trong đó yêu cầu các cơ sở y tế đẩy mạnh
xây dựng kho dữ liệu y tế của đơn vị làm tiền đề kết nối với cơ sở dữ liệu của
Ngành nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý, nghiên cứu
khoa học và hoạch định chính sách.
2.7. Sản phẩm thống tin thống kê và phổ biến số liệu
Hệ thống thông tin thống kê tổng hợp và các tiểu hệ thống đã có nhiều sản
phẩm thông tin sử dụng cho phân tích, đánh giá xây dựng kế hoạch hoạt động và
hoạch định chính sách chung của ngành và trong từng lĩnh vực, chương trình.

Các thông tin, số liệu thống kê y tế đã phục vụ thiết thực cho công tác quản lý,
đánh giá kết quả, hiệu quả các hoạt động y tế, nhất là các chương trình y tế Quốc
gia. Số liệu thống kê y tế phản ánh tình trạng và diễn biến sức khỏe bệnh tật
nhân dân và các hoạt động của ngành y tế ở tất cả các tuyến. Hàng năm Hệ
thống thông tin thống kê y tế đã xuất bản Niên giám thống kê Y tế và các ấn
phẩm thống kê khác, với việc sử dụng thông tin từ báo cáo thống kê của 63 Sở Y
tế tỉnh, thành phố, số liệu của các Vụ, Viện, Chương trình Y tế Quốc gia đã cung
cấp được các thông tin cơ bản và ngày càng chất lượng và phong phú hơn.
Một chức năng quan trọng của hệ thống thông tin y tế là kết nối việc sản
xuất số liệu với sử dụng số liệu. Các đối tượng sử dụng bao gồm những đối
tượng cung cấp dịch vụ và những người chịu trách nhiệm về việc quản lý, lập kế
hoạch, hoạch định chính, những nhà đầu tư và cả cộng đồng. Song việc phổ
biến dữ liệu của Ngành y tế vẫn còn hạn chế. Thông tin thống kê y tế thu thập,
tổng hợp khá công phu tốn kém, nhưng cài đạt phân tán, chủ yếu lưu dữ ở dạng
các file dữ liệu tĩnh, chưa phát triển được cơ sở dữ liệu. Sản phẩm thông tin
thống kê y tế chưa được đa dạng hóa chủ yếu là sách, biểu mẫu báo cáo, tập san
và những tài liệu tóm tắt và chưa ứng dụng CNTT trong việc phổ biến dữ liệu.
Sản phẩm chưa được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng như trang
web, internet và chưa có cơ chế khai thác, cung cấp thông tin cho các đối tượng
khác nhau. Chính vì vậy việc chia sẻ thông tin còn hạn chế và người có nhu cầu
sử dụng thông tin rất khó tiếp cận.
3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong lĩnh vực khám, chữa bệnh
19
Đoàn đánh giá đã tiến hành khảo sát ứng dụng CNTT của 200 bệnh viện,
đại diên cho các tuyến, bao gồm: bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh và bệnh
viện tuyến huyện ( xem bảng 1)
Bảng 1. Số lượng bệnh viện theo tuyến và loại bệnh viện
Tuyến Số lượng Tỷ lệ (%) Loại Số lượng Tỷ lệ (%)
Trung ương 10 5 Đa khoa 145 72.5
Tỉnh 26 13 Chuyên khoa 35 12.5

Huyện 164 82 PHCN và
YHCT
20 10
Tổng 200 100 Tổng 200 100
Có 10 bệnh viện Trung ương, 26 bệnh viện tỉnh và 164 bệnh viện huyện
được điều tra. Bệnh viện Đa khoa chiếm số lượng lớn nhất là 145 (72,5%), 35
bệnh viện chuyên khoa (chiếm 72,5%), chỉ có 20 bệnh viện PHCN và YHCT
(chiếm 10%).
3.1 Hạ tầng kỹ thuật
a. Máy tính, máy chủ:
Tất cả các bệnh viện đề đã được trang bị máy tính để bàn. Tuy nhiên số
lượng hết sức chênh lệch giữa các bệnh viện. Các bệnh viện Trung ương và các
bệnh viện tỉnh lớn, các bệnh viện được đầu tư xây dựng mới có số lượng máy
tính lớn và đồng bộ. Trung bình một bệnh viện có 21 máy tính Pen IV trở lên.
Nhiều nhất là Bệnh viện Chợ Rẫy có 360 máy tính Pen IV trở lên đang hoạt
động. Nguồn kinh phí trang bị máy có thể là máy được trang bị từ các dự án
nước ngoài, từ ngân sách nhà nước cho hoạt động thường xuyên, hoặc nguồn
kinh phí từ hoạt động tự chủ bệnh viện.
Một số bệnh viện đã được trang bị máy chủ có cấu hình cao, đặc biệt là tại
các bệnh viện tuyến trung ương và các bệnh viện có dự án trang bị hệ thống
quản lý bệnh viện. Nhưng số lượng này rất hạn chế.
Bảng 2: Thực trạng hạ tầng CNTT tại 200 bệnh viện
Tên chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú
20
Tổng số máy tính 4323 TB 20 máy/ 1 đơn vị
Tổng số Server 131 Hầu hết là các máy
tính có cấu hình cao
được tận dụng làm
server
Số đơn vị có mạng LAN 110 58

Số đơn vị có kết nối Internet tốc độ cao 196 98
b. Mạng Lan và kết nối Internet
58% các bệnh viện đã có mạng LAN. Trong đó có 20 bệnh viện đã trang
bị kết nối không dây. 58% đã có mạng LAN tới toàn bệnh viện, 30% đã có tới
các khoa.
3.2. Tổ chức và nhân lực
Bảng 3: Thực trạng về tổ chức và nhân lực CNTT
Tên chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú
Số đơn vị có bộ phận chuyên trách
về CNTT
56 28
Số cán bộ chuyên trách về CNTT 202
Số đơn vị có ban chỉ đạo về CNTT 42 20,1
Số đơn vị có đơn vị chuyên trách
về CNTT
56 81,13 2 BV có phòng
CNTT, còn lại là
bộ phận CNTT
nằm trong phòng
KHTH
Hầu hết các bệnh viện đã có kết nối Internet (98%). Nhà cung cấp chính là
VNPT, chiếm tới 90% số bệnh viện. Chỉ có số ít bệnh viện còn dùng kết nối
Dial-up (8 bệnh viện), 29 bệnh viện đã có kết nối cáp quang.
Bảng 3: Thực trạng về tổ chức và nhân lực CNTT
Tên chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú
21
Số đơn vị có bộ phận chuyên trách về
CNTT
56 28
Số cán bộ chuyên trách về CNTT 202

Số đơn vị có ban chỉ đạo về CNTT 42 20,1
Số đơn vị có đơn vị chuyên trách về
CNTT
56 81,13 2 BV có phòng
CNTT, còn lại là
bộ phận CNTT
nằm trong phòng
KHTH
c. Tổ chức và nhân lực và ngân sách CNTT
42 bệnh viện có ban chỉ đạo CNTT, 56 bệnh viện có đơn vị chuyên trách trong
đó có 2 bệnh viện có phòng, còn lại hầu hết là nằm chung với phòng KHTH là
tổ/nhóm công nghệ thông tin.
Tổng số nhân lực 202, trung bình 1 bệnh viện có 1 người. Có nhiều bệnh viện
không có nhân lực CNTT, hầu hết là các bệnh viện không ứng dụng CNTT.
57% có trình độ đại học, trong đó chỉ 15% là có chuyên ngành công nghệ thông
tin. Phần lơn là cán bộ kiêm nhiệm. Hầu như không có chương trình đào tạo
nâng cao trình độ cho các nhân viên phụ trách CNTT.
22
Biểu đồ 1: Ngân sách trung bình chi cho CNTT giai đoạn 2006 - 2009 (ĐVT:
1000 đồng)
95 bệnh viện (51%) có nguồn kinh phí, 2/3 là từ nguồn kinh phí sự nghiệp, 1/3
là từ vốn xã hội hóa cân đối thu chi của bệnh viện và các nguồn tài trợ từ các dự
án. Nguồn ngân sách chi cho CNTT tăng dần hàng năm, năm 2005 ngân sách
một bệnh viện chi trung bình là 16 triệu đồng, đến năm 2009 ngân sách trung
bình đã tăng lên 38 triệu đồng, tốc độ tăng trung bình 4,4 triệu đồng/năm tương
đương 12%. Trong đó bệnh viện dành ngân sách lớn nhất là 660 triệu đồng. Tuy
nhiên, đến 70% kinh phí là dành cho mua sắm phần cứng và hạ tầng mạng. Số
tiền dành cho đào tạo là rất thấp. chỉ xấp xỉ 10%.
d. Phần mềm quản lý bệnh viện
Bảng 4. Thực trạng ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện

Tên chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % Ghi chú
Các bệnh viện có ứng dụng CNTT trong
quản lý bệnh nhân: 75% (143 bệnh viện)
143 71,50
Hệ đón tiếp bệnh nhân 67 46,85
Quản lý bệnh nhân khám ngoại trú 74 51,75
Quản lý bệnh nhân điều trị ngoại trú 72 50,35
23
Quản lý bệnh nhân điều trị nội trú 97 67,83
Viện phí ngoại trú 65 45,45
Viện phí nội trú 94 65,73
Quản lý bảo hiểm y tế 114 79,72
50% là phần mềm
của BHXH
Quản lý kê đơn thuốc ngoại trú 72 50,35
Quản lý kê đơn thuốc nội trú 65 45,45
Quản lý kho dược 75 52,45
Quản lý báo cáo thống kê 85 59,44
Quản lý kết quả cận lâm sàng 47 32,87
Quản lý cận lâm sàng 0 -
Quản lý chẩn đoán hình ảnh 34 23,78
Website/Cổng thông tin 32 22,38
Có 143 (chiếm 75%) bệnh viện đã thực hiện ứng dụng CNTT vào quản lý
bệnh viện, nhưng với những mức độ khác nhau. Hầu hết các phần mềm đều tuân
theo “Tiêu chí về phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học quản
lý bệnh viện” ban hành kèm quyết định 5573/2006/QĐ-BYT ngày 29/12 của Bộ
trưởng Bộ Y tế. Các phân hệ được kết nối phổ biến là: tiếp đón, phòng khám,
nội trú, ngoại trú, dược.
Thực tế một bệnh viện có thể có 3 phần mềm cùng hoạt động: Phần mềm
quản lý bệnh viện do bệnh viện tự đầu tư, phần mềm báo cáo thống kê Medisoft

2003 do Bộ Y tế ban hành để thực hiện báo cáo thống kê chuyên môn bệnh viện,
và phần mềm quản lý bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp.
Chính sự không thống nhất về chuẩn dữ liệu của các phần mềm khiến các bệnh
viện gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng. Bên cạnh đó, việc áp dụng của
hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế ICD (version IX & X) chưa được triệt để.
Việc sử dụng các thông tin thu thập được từ bệnh viện để lập các chính sách là
rất hạn chế, đặc biệt để giải quyết vấn đề quá tải, nhân lực, hay xây dựng
phương thức tính toán viện phí mới.
24
e. Quản lý báo cáo thống kê
Medisoft 2003 là phần mềm miễn phí được thiết kế dựa trên C #, DotNet,
XML và cơ sở dữ liệu Microsoft Access đã được triển khai ở bệnh viện tất cả để
quản lý thông tin nhập viện, ra viện và chuyển viện (ADTS) và báo cáo hoạt
động bệnh viện. Phân hệ 2 được thiết kế trên C #, DotNet, các báo cáo được
định dạng theo chuẩn XML và cơ sở dữ liệu Oracle đã được triển khai tại Sở Y
tế để thu thập các báo cáo từ tất cả các bệnh viện sau đó lưu vào một tập tin và
sau đó báo cáo Bộ Y tế. Sau 3 năm triển khai, hơn 30% số bệnh viện sử dụng
phần mềm này để báo cáo cho Sở Y tế tỉnh và sau đó trình Bộ Y tế. Các bài học
kinh nghiệm từ quá trình triển khai hệ thống này có ý nghĩa quan trọng đối với
việc lập chính sách và thực hiện công tác quản lý công nghệ thông tin y tế.
Sau 3 năm triển khai, hiện nay khoảng 500 bệnh viện sử dụng phần mềm này để
quản lý các báo cáo và gửi cho Sở Y tế và Bộ Y tế:
- Bệnh viện huyện/vùng: sử dụng phần mềm này để quản lý hồ sơ ra viện,
thường có 1-3 máy tính để quản lý khoảng 70-100 bệnh nhân xuất viện mỗi
ngày.
- Bệnh tỉnh và trung ương: do số lượng bệnh nhân xuất viện tại bệnh viện này
tương đối cao (300 - 500 bệnh nhân / ngày) vì vậy cần 3 người để nhập dữ liệu
chỉ. Vì vậy mà có nhiều bệnh viện chỉ sử dụng phần mềm off-line để quản lý
bệnh viện hoạt động báo cáo.
f. Telemedicine:

Trong ngành y tế, đã có một số đơn vị trong ngành y tế bước đầu triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn khám
chữa bệnh từ xa như: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi
trung ương,… Tuy nhiên mới chỉ dừng ở mức độ thử nghiệm, trong các buổi hội
chẩn nhất định chưa tiến hành thường xuyên thường kỳ do vấn đề kinh phí và kỹ
thuật,…
Ngày 5/5/2005, dựa trên đường truyền cáp quang của VNPT kết nối trực
tiếp giữa thiết bị mổ nội soi và camera quay từ phòng mổ, Bệnh viện Việt Tiệp
(Hải Phòng) đã trực tiếp thực hiện thành công ca phẫu thuật dưới sự tư vấn
chuyên môn của các chuyên gia ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
25

×