Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC CÁCH TIẾP CẬN TRONG NÂNG CAO SỨC KHỎE, NGUYỄN THANH HƯƠNG, ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.98 KB, 5 trang )

1
CÁC CÁCH TIẾP CẬN TRONG
NÂNG CAO SỨC KHOẺ
Nguyễn Thanh Hương
Trường ĐH Y tế công cộng
1
MỤC TIÊU
1. Mô tả được các cách tiếp cận trong nâng
cao sức khoẻ (NCSK).
2. Phân tích được các cách tiếp cận NCSK
áp dụng cho các hành vi sức khỏe cụ
thể.
2
 Tiếp cận Y tế (bao gồm điều trị và
dự phòng);
 Tiếp cận Thay đổi hành vi;
 Tiếp cận Giáo dục sức khoẻ;
 Tiếp cận Nâng cao quyền làm chủ
về sức khỏe/Trao quyền;
 Tiếp cận Vận động tạo ra môi
trường xã hội thuận lợi.
3
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN Y TẾ
Mục tiêu:
• Mục đích cuối cùng nhằm tìm ra các
biện pháp dự phòng ngăn chặn sự
phát triển của bệnh và các trường
hợp tử vong.
• Biện pháp này thường được mô tả


dưới ba cấp độ can thiệp: Dự phòng
cấp I; II và III
4
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
- TIẾP CẬN Y TẾ
•Hiện nay biện
pháp/tiếp cận y tế có
được sử dụng phổ
biến và được đánh
giá cao không?
Tại sao?
5
Cácyếu tố quyết định sức khỏe và
chi tiêu cho sức khỏe
6
Sinh học
(10/15%)
Môi trường
(40/50%)
Lối sống
(40/50%)
Dịch vụ y tế
(10/15%)
5/10%
90/95%
2
7
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN Y TẾ
• Sử dụng các phương pháp khoa học.

• Ngắn hạn, dự phòng cấp I và II: ít tốn kém
hơn điều trị.
• Đề cao vai trò của chuyên gia y tế.
• Đã đạt được thành tựu đáng kể (chương
trình tiêm chủng).
Nhưng…
8
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN Y TẾ
• Bỏ qua các yếu tố xã hội và môi
trường của sức khỏe.
•Phụ thuộc vào cán bộ chuyên môn
về y tế  giảm sự tự chủ của người
dân trong CSSK.
9
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN Y TẾ
• Phương pháp: Tiêm chủng, khám sàng lọc
Nguyên tắc cơ bản của các dịch vụ dự phòng, ví dụ
khám sàng lọc:
• Căn bệnh đó cần phải: có thời kỳ tiền lâm sàng kéo dài
để không bỏ sót các triệu chứng bệnh.
• Điều trị sớm sẽ mang lại kết quả tốt hơn
• Xét nghiệm sử dụng cần có độ nhạy cao (tỉ lệ âm tính
giả thấp)
• Xét nghiệm sử dụng cần có độ đặc hiệu cao (tỉ lệ
dương tính giả thấp).
• Cần phải chi phí-hiệu quả
10
CÁC CÁCH TIẾP CẬN

-TIẾP CẬN Y TẾ
 Đánh giá:
 Ngắn hạn: Tăng tỷ lệ bao phủ của tiêm
chủng, khám sàng lọc
 Dài hạn: Giảm tỷ lệ mắc bệnh, chết
Nhưng…
Vai trò của dinh dưỡng, điều kiện sống,
dân trí… có thể góp phần đáng kể, ví dụ
bệnh lao, ho gà …
11
12
3
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN THAY ĐỔI HÀNH VI
• Mục tiêu:
Tiếp cận này nhằm khuyến khích các cá nhân
chấp nhận và thực hiện những hành vi lành
mạnh, những hành vi được xem là yếu tố
quyết định đối với việc cải thiện sức khỏe.
13
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN THAY ĐỔI HÀNH VI
• Phương pháp:
• Truyền thông;
• Chiến dịch tiếp thị xã hội hướng vào các nhóm đối
tượng đích cụ thể thông qua truyền thông đại chúng,
tư vấn trực tiếp.
• Đánh giá: Thay đổi hành vi sau can thiệp
Nhưng…
Thay đổi có khi chỉ xảy ra sau một thời gian dài

và có thể không chỉ là do kết quả của can thiệp
14
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
• Mục tiêu:
 Cung cấp kiến thức, thông tin và phát triển
những kỹ năng cần thiết để mỗi người có thể
tự lựa chọn hành vi sức khỏe của mình.
 Dựa trên giả định về mối quan hệ giữa tăng
kiến thức  thay đổi thái độ  thay đổi hành vi
15
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
• Phương pháp:
 Phát tờ rơi, hướng dẫn, băng rôn, áp phích.
 Tạo điều kiện cho cá nhân chia sẻ nhu cầu sức
khoẻ
 Có thể giáo dục theo từng nhóm hoặc từng
người.
 Các chương trình giáo dục thường do một hoặc
vài người hướng dẫn
 Vấn đề thảo luận có thể do cá nhân, nhóm
quyết định.
 Đòi hỏi người làm công tác GDSK phải hiểu các
nguyên tắc học tập của mọi đối tượng.
16
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN GIÁO DỤC SỨC KHỎE
• Đánh giá: Khá dễ dàng
Lượng giá sự thay đổi về kiến thức

Nhưng…
Chỉ có thay đổi về kiến thức không đảm bảo
chắc chắn thay đổi về hành vi
17
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN TRAO QUYỀN
• Mục tiêu:
 Giúp người dân tự xác định được các
mối quan tâm của họ, có các kĩ năng và
niềm tin để hành động vì sức khoẻ của
mình.
 Tăng cường khả năng của người dân
trong việc thay đổi hoàn cảnh thực tế
của chính mình.
18
4
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN TRAO QUYỀN
19
 Phương pháp:
 Người làm công tác NCSK giúp đỡ đối
tượng đích (cá nhân, cộng đồng) xác định
được những vấn đề sức khỏe và các chiều
hướng thay đổi.
 Có thể mang các tên gọi khác nhau như:
“phương pháp lấy khách hàng làm trung
tâm”, “hỗ trợ” hay “tự chăm sóc”
CÁC CÁCH TIẾP CẬN
-TIẾP CẬN TRAO QUYỀN
20

 Đánh giá:
 Khá khó khăn do quá trình trao quyền là dài hạn
 kết quả khó xác định rõ ràng là do can thiệp
mang lại.
 Cách khắc phục: có thể dựa trên
 mức độ thực hiện được mục tiêu cụ thể
(đánh giá kết quả); và
 mức độ thực hiện được các hoạt động mong
muốn (đánh giá quá trình).
CÁC CÁCH TIẾP CẬN -VẬN ĐỘNG TẠO MÔI
TRƯỜNG KT-XH THUẬN LỢI
21
 Mục tiêu:
Chú trọng vào lĩnh vực chính sách và môi trường
nhằm có những thay đổi trong môi trường tự nhiên,
kinh tế, xã hội tạo thuận lợi cho các hoạt động NCSK.
 Phương pháp: Sử dụng nhiều phương pháp từ
trên xuống, cần sự cam kết của cấp cao. Đòi hỏi
cán bộ NCSK phải có các kỹ năng sau:
 lập kế hoạch chiến lược
 vận động hành lang
 thương thuyết, đàm phán
 triển khai
CÁC CÁCH TIẾP CẬN -VẬN ĐỘNG TẠO
MÔI TRƯỜNG KT-XH THUẬN LỢI
22
 Đánh giá:
 Đo lường các kết quả như thay đổi về luật,
qui định, chính sách hay tổ chức nhằm
NCSK.

Nhưng…
Các kết quả này thường trải qua quá trình
phức tạp và trong thời gian dài  cũng khó
chứng minh được mối quan hệ trực tiếp của
chúng với các can thiệp NCSK nhất định.
CÂU HỎI THẢO LUẬN (10 phút)
23
 Theo anh/chị cách tiếp cận nào trong
NCSK thường được sử dụng trong thực
tế hiện nay? Vì sao?
 Theo anh/chị để có kết quả tốt hơn một
chương trình NCSK nên sử dụng duy
nhất một cách tiếp cận hay kết hợp 2
hoặc nhiều cách tiếp cận? Vì sao?
CÁC CÁCH TIẾP CẬN -BÀI TẬP NHÓM
24
 Phân tích các cách tiếp cận NCSK
thông qua ví dụ về hành vi phòng ngừa
tai nạn giao thông.
 Một số nhóm sẽ trình bày và thảo luận
trong buổi học ngày 16/10/2012
5
CÁC CÁCH TIẾP CẬN -BÀI TẬP NHÓM:
Phòng ngừa tai nạn giao thông
25
Tiếp
cận
Mục tiêu Phương pháp
Mối quan hệ cán bộ
(CB)-khách hàng

Y tế
Giảm tỷ lệ tử
vong và thương tật
bằng điều trị và phục
hồi chức năng cho
người bị chấn thương
Cung cấp dịch vụ
điều trị và phục hồi
chức năng.
Nhìn chung, CB đóng
vai trò chủ động; và
Khách hàng đóng vai
trò thụ động
Thay đổi
hành vi
GDSK
Trao
quyền
Vận
động tạo môi
trường KT-
XH thuận lợi
TÓM TẮT
26
 Mô tả 5 cách tiếp cận trong NCSK:
 Tiếp cận Y tế (bao gồm điều trị và dự phòng);
 Tiếp cận Thay đổi hành vi;
 Tiếp cận Giáo dục sức khoẻ;
 Tiếp cận Nâng cao quyền làm chủ về sức
khỏe/Trao quyền;

 Tiếp cận Vận động tạo môi trường thuận lợi.
 Thực hành phân tích 5 cách tiếp cận
NCSK.

×