Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN về việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học chương II – Hệ sinh thái Sinh học lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.8 KB, 31 trang )

A - PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế đang phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội thì Khoa học Công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ, khi công nghệ thông
tin (CNTT) phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều
tất yếu và cần thiết.
- Trước tình hình đó, ngày 10/ 12/ 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công
văn số 12966/BGD&ĐT-CNTT về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về
CNTT. Trên cơ sở các ý kiến trong Hội thảo chuyên đề ”Định hướng ứng dụng
CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học” được tổ chức ngày 19/ 01/ 2008, sở
Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất kế hoạch triển khai nhằm đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong dạy học ở bậc trung học.
- Ngày nay khối lượng tri thức được khám phá rất lớn, nếu GV chỉ truyền thụ
cho HS những kiến thức trong sách giáo khoa (SGK) thì chưa đủ mà GV phải cập
nhật kiến thức mới hằng ngày để lòng ghép trong các tiết dạy nhằm gây hứng thú
cho HS. Do đó khi dạy bằng bài giảng điện tử và sử dụng các hình ảnh, phim minh
hoạ cho tiết dạy để giúp cho HS thấy sự phát triển to lớn của khoa học hiện nay.
- Dựa vào phương hướng đổi mới phương pháp dạy học (phát huy tính tích
cực của HS) thì nhiệm vụ của GV dạy môn SH nói riêng là phải gây hứng thú cho
HS trong mỗi tiết học, nhằm để nâng cao hiệu quả trong dạy học.
- Trách nhiệm của GV dạy môn SH lớp 9 là:
+ Nâng cao chất lượng môn SH.
+ Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, lao động sản xuất và giáo dục hướng nghiệp
thông qua phần DT & BD – SV & MT.
1
+ Trong các tiết dạy, GV cần lưu ý: HS lớp 9 đã có tư duy cao hơn, khả
năng tập trung vào các vấn đề được lâu dài hơn, do đó GV cần truyền thụ cho các
em những kiến thức mới nhất về DT & BD – SV & MT.
- Qua đó, tôi lấy một ví dụ minh họa như trường tôi, tin học đã được đưa vào
giáo dục gần hai năm. Trong gần hai năm giảng dạy tôi thấy so với nhu cầu thực
tiễn hiện nay, việc dạy học bằng bài giảng điện tử vào trường học còn rất hạn chế.


Chúng ta không thể phủ nhận những kết quả to lớn mà các tiết dạy bằng bài giảng
điện tử đã mang lại, nó giúp cho việc giảng dạy của GV đạt kết quả cao hơn.
- Nếu không sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học thì quá trình giảng dạy
rất khó khăn, học sinh khó tiếp thu bài.
- Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9 sẽ mang lại sự
hứng thú cho HS, HS sẽ tích cực chủ động hơn trong học tập… mà bài giảng bình
thường không thể đáp ứng được những vấn đề trên.
- Hiện nay, nếu không sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học sẽ không phù
hợp với việc thay đổi sách giáo khoa, phương pháp lấy học sinh làm trung tâm.
- Theo tình hình thực tế hiện nay, nếu GV không sử dụng bài giảng điện tử
trong dạy học môn SH lớp 9, thì nguy cơ lực học của HS sẽ đi xuống, vì kiến thức
sách cải cách rất rộng với nhiều hình ảnh minh họa sống động, phong phú…Chỉ có
sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học thì mới đáp ứng được yêu cầu này.
- Do đó, tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm “về việc sử dụng bài giảng
điện tử trong dạy học chương II – Hệ sinh thái Sinh học lớp 9” để các bạn đồng
nghiệp tham khảo. Mặc dù tôi rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu
sót, mong có sự đóng góp quý báu của các đồng nghiệp, để bản thân tôi nói riêng
và các giáo viên đang dạy môn Sinh học lớp 9 nói chung có được cách trình bày
một bài giảng điện tử tốt nhất và áp dụng nó vào thực tế dạy học có hiệu quả,
nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
2
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua nghiên cứu việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Sinh học lớp
9 ở trường THCS nhằm:
- Thực nghiệm để tiến hành việc dạy học bằng bài giảng điện tử trong dạy
học môn SH lớp 9 nói chung và chương II – Hệ sinh thái nói riêng sau này đạt kết
quả tốt hơn.
- Tìm ra các phương pháp, giải pháp thích hợp để gây hứng thú cho HS khi
học môn SH lớp 9. Qua đó, giáo dục cho các em lòng yêu thích bộ môn, biết sử
dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên động vật - thực vật ở địa phương, bảo vệ môi

trường, rèn luyện các em trở thành những người hữu dụng. Bên cạnh đó, giáo dục
cho các em , tin tưởng vào khoa học qua những thông tin hiện đại nhất.
III/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Khảo sát thực trạng sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học chương II – Hệ
sinh thái SH lớp 9.
- Tìm hiểu thái độ học tập của HS khi học bằng bài giảng điện tử chương II –
Hệ sinh thái SH lớp 9.
- Tìm hiểu sự chuẩn bị và cách truyền đạt kiến thức của GV khi sử dụng bài
giảng điện tử trong dạy học môn Sinh học lớp 9, cũng như hiệu quả của tiết học.
- Tìm hiểu các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động tới các tiết dạy
học bằng bài giảng điện tử trong dạy học chương II – Hệ sinh thái Sinh học lớp 9.
IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp điều tra giáo dục:
a. Mục đích:
- Qua các câu hỏi điều tra để có thể tìm được nguyên nhân nào làm cho HS
hứng thú khi học chương II – Hệ sinh thái môn SH lớp 9 khi GV dạy bằng bài
giảng điện tử, kết quả của tiết học đó.
- Thu thập tài liệu có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.
3
b. Đối tượng điều tra: HS lớp 9A, 9B, 9C.

c. Cách tiến hành:
- Chuẩn bị các câu hỏi trưng cầu ý kiến.
- Đều tra thái độ học tập của HS.
- In ấn và sữa chữa các biểu mẫu, xác định số lượng điều tra.
- Đảm bảo số lượng điều tra gồm HS: Giỏi, khá, trung bình, yếu.
2. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn:
a. Mục đích:
- Qua trò chuỵên phỏng vấn, nắm được những thuận lợi, khó khăn khi dạy
học bằng bài giảng điện tử và sự hứng thú của HS khi học các tiết này.

- Qua trò chuỵên phỏng vấn, nắm được:
+ Phương pháp và sự chuẩn bị của GV khi sử dụng bài giảng điện tử trong
dạy học chương II – Hệ sinh thái SH lớp 9.
+ Tinh thần và thái độ của HS khi học bằng bài giảng điện tử.
+ Sự quan tâm của Ban Giám Hiệu trường đối với việc sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy học ở trường THCS .
b. Đối tượng:
- GV dạy môn SH lớp 9.
- GV quản lí phòng vi tính của trường.
- Thầy Hiệu trưởng.
c. Tiến hành:
- Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn (dễ hiểu, dễ trả lời).
- Chuẩn bị tâm lí tiếp xúc với đối tượng.
- Tạo không khí thoải mái khi phỏng vấn.
4
 Dựa vào đặc điểm tâm lí của đối tượng trong sinh hoạt cuộc sống để hướng
trò chuyện phỏng vấn vào mục đích chính của vấn đề để thu thập những thông tin
cần thiết, chính xác.
3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm:
a. Mục đích:
- Nắm được chất lượng dạy và học khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy
học chương II – Hệ sinh thái môn Sinh học lớp 9.
- Tìm hiểu sự chuẩn bị của GV trong các tiết dạy học bằng bài giảng điện tử.
- Quá trình học tập, cũng như sự hứng thú và khả năng, mức độ tiếp thu kiến
thức của HS khi học bằng bài giảng điện tử.
b. Sản phẩm nghiên cứu:
- Giáo án nền và bài giảng điện tử của GV.
- Sự chuẩn bị các thiết bị cần thiết khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy
học chương II – Hệ sinh thái SH lớp 9.
- Dự giờ - Rút kinh nghiệm các tiết GV sử dụng bài giảng điện tử trong dạy

học chương II – Hệ sinh thái môn SH lớp 9.
- Các thiết bị của trường để phục vụ việc dạy học bằng bài giảng điện tử.
c. Tiến hành:
- Xác định mục đích – yêu cầu.
- Liệt kê sản phẩm của đối tượng cần nghiên cứu
- Tiến hành nghiện cứu các sản phẩm đã liệt kê, dự giờ - rút kinh nghiệm.
- Tiến hành thu thập thông tin cần thiết cho đề tài.
V/ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học chương II hệ sinh
thái môn SH lớp 9 ở trường THCS .
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01 tháng 09 năm 2009 đến ngày 21 tháng 02
năm 2010.
5
- Đối tượng nghiên cứu:
+ HS lớp 9.
+ GV dạy môn SH lớp 9.
+ Ban Giám Hiệu trường THCS

B- PHẦN NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Một số khái niệm của đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
a. Sinh học là gì?
- Nội dung cơ bản của mỗi giáo trình Sinh học là hệ thống các khái niệm liên
quan chặt chẽ với nhau, được hình thành và phát triển theo một trình tự lôgich.
- Khái niệm Sinh học : là những khái niệm phản ánh các dấu hiệu và thuộc
tính bản chất của cấu trúc vật chất sống, các hiện tượng trong quá trình của sự
sống, phản ánh những mối quan hệ tương quan giữa chúng với nhau.
b. Dạy học : là một qúa trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV,
người học tự giác tích cực, chủ động, biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động
nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. (Hoạt

động dạy học ở trường THCS – Nhà xuất bàn Giáo dục, trang 7)
c. Giáo án điện tử : Giáo án điện tử là bài soạn trên máy vi tính (giáo án
« nền ») có kèm theo một bài giảng điện tử.
c
1
. Giáo án nền : là giáo án soạn trên máy tính bao gồm toàn bộ các thành tố
của qúa trình dạy - học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức
dạy - học, kiểm tra đánh giá).
c
2
. Bài giảng điện tử : là bài giảng có dùng máy tính hổ trộ, được thực hiện
nhờ các phần mềm chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng
viết tay.
6
2. Cơ sở khoa học :
- Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại hiện nay là cuộc cách mạng
khoa học – công nghệ đang phát triển như vũ bão đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin.
Trước tình hình đó, đòi hỏi phải không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học để phản ánh những thành tựu hiện đại về khoa học tự nhiên,
khoa học xã hội và nhân văn nhằm cung cấp cho HS những kiến thức mới nhất để
các em có thể thích nghi với cuộc sống và tiếp tục học tập để thực hiện những ước
mơ, hoài bảo của mình.
- Trong HỒ CHÍ MINH toàn tập có ghi : « Các thầy cô giáo tìm cách dạy, dạy
cái gì, dạy thế nào để cho học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Dạy và học
phải theo nhu cầu của Dân tộc, của Nhà nước. Thầy dạy tốt, trò học tốt, cung cấp
cán bộ cho nông nghiệp, cho các ngành kinh tế, văn hoá. Đó là nhiệm vụ vẻ vang
của thầy giáo, cô giáo ».
- Thật vậy, khi GV sử dụng giáo án điện tử (bài giảng điện tử) trong dạy học
thì mới thực hiện tốt các yêu cầu trên.
3. Cơ sở pháp lí :

- SH là khoa học thực nghiệm, lấy phương pháp và thí nghiệm làm phương
pháp nghiên cứu chủ yếu, do đó trong giảng dạy bộ môn này GV không nên quá
lạm dụng vào CNTT mà phải cần chú ý:
+ Góp phần hình thành, củng cố, phát triển các khái niệm về DT & BD – SV
& MT. Khi các em tự làm thí nghiệm thì các em sẽ hứng thú hơn với kết quả đã
thực hiện được.
+ Rèn luyện kỹ năng, kü xảo bộ môn như: quan sát sinh vật, làm bộ sưu tập
thực vật Theo dõi ghi chép các hiện tượng SH như: mối quan hệ giữa các cá thể
trong quần thể và giữa các cá thể với môi trường Tạo điều kiện cho HS tập
nghiên cứu để vận dụng những kiến thức thực tiển vào cuộc sống vào bảo vệ các
giống vật nuôi, cây trồng.
7
+ Bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện trí thông minh, sáng tạo.
+ Khi tiến hành bài giảng điện tử, GV cần phải lựa chọn các hình ảnh, các
thành tựu mới nhất của khoa học nhằm gây hứng thú cho HS, giúp HS thích thú
hơn trong nghiên cứu khoa học và các phẩm chất tốt đẹp khác.
- Để nâng cao chất lượng khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học chương II
Hệ sinh thái môn Sinh học 9 thì đòi hỏi GV phải chuẩn bị thật kĩ, phải chạy thử và
điều chỉnh, hoàn thiện trước khi dạy HS.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm hổ trợ của các ban ngành, của chính quyền địa phương và
của phụ huynh HS.
- Đội ngủ GV có nhiều kinh nghiệm. Liên tục đổi mới phương pháp dạy học
giúp HS tự tìm tòi kiến thức mới và rèn luyện phương pháp tự học cho HS.
- Đa số GV trẻ, nhiệt tình trong công tác, có ý thức học tập nâng cao trình độ,
thực hiện tốt nguyên tắc giáo dục:
+ Phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi.
+ Dạy tăng tiết đối với HS lớp 9 (các tiết tự chọn)
+ GV chủ nhiệm rất quan tâm đến tình hình học tập của HS.

+ 100% GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn .
+ Bên cạnh dạy văn hoá, GV trường còn tăng cường giáo dục đạo đức cho
HS.
- Hiện trường có 1 máy chiếu phục vụ cho giảng dạy bằng bài giảng điện tử.
2. Khó khăn:
- Đa số HS thuộc gia đình làm nông nghiệp, làm thuê nên việc quan tâm đến
việc học của các em còn hạn chế.
8
- Trường có nhiều HS cá biệt, còn HS chưa quan tâm đến việc học, chưa tích
cực trong các tiết học, còn đùa giỡn
- Ở học kì I, các tiết dạy bằng bài giảng điện tử thì GV phải mang CPU lên lớp
và mang xuống khi hết tiết. như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thời gian cho mỗi tiết
học . Do đó, GV còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành lắp đặt máy chiếu cũng như
khi sử dụng bài giảng điện tử trong giảng dạy.
- Các phòng học có máy chiếu chưa có rèm nên màn chiếu bị mờ.
III - NỘI DUNG CỤ THỂ VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
1.Néi dung :
a, Yêu cầu chung :
- Khi thiết kế bài giảng cần phải chú ý là gây hứng thú cho HS trong tiết học,
chú ý rèn luyện cho HS các thao tác tư duy : phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá,
khái quát hoá, qui lạ về quen
- Tuỳ vào tình hình ở địa phương mà trong bài giảng, GV có thể đưa vào
những hình ảnh minh hoạ cho phù hợp.
- GV nên đột phá bằng các tư duy sáng tạo, có thể vượt qua SGK, tạo các hiệu
ứng từng phần có hiệu quả.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học.
- Chú ý các phương pháp dạy học tương tác, thảo luận nhóm để phát huy tích
tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
- Những câu hỏi hoặc bài tập khó nên phân chia mỗi nhóm 2 bàn (khoảng 6
đến 8 HS) vì nếu mỗi nhóm 3 dãy bàn thì mất thời gian khi HS di chuyển.

- Những câu hỏi hoặc bài tập đơn giản nên phân chia mỗi nhóm có 2 hoặc 4
HS (1 dãy bàn).
- Khi yêu cầu HS thảo luận nhóm, GV cần hướng dẫn các vấn đề mà các em
cần giải quyết trong khoảng thời gian nhất định, có sự phân công cụ thể làm sao
cho tất cả HS trong nhóm đều tham gia thảo luận.
9
b. Khi thiết kế bài giảng điện tử môn SH lớp 9, GV cần chú ý :
- Phải nắm được khái quát liên quan toàn bài, toàn chương  tư duy cao và
nắm bắt kiến thức logic.
- GV phải chuẩn bị tốt các bài giảng điện tử, không nên lạm dụng ứng dụng
CNTT vào bài giảng điện tử và cần lưu ý là bài giảng điện tử không phải là tối ưu,
do đó phải kết hợp nhiều phương tiện dạy học : mẫu vật, bảng phụ, phiếu học tập.
+ Mẫu vật phản ánh những kiến thức chính xác.
+ Bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận hoặc bài tập để cho HS ghi trực tiếp
sau khi thảo luận nhóm giúp các em tích cực tư duy và khắc sâu kiến thức.
+ Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công việc làm độc lập
hoặc làm theo nhóm, được phát cho HS để hoàn thành trong thời gian ngắn của tiết
học. Mội phiếu học tập có thể giao cho HS một vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm
dẫn dắt tới kiến thức, tập một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hoặc tham dò
ý kiến trước một vấn đề nào đó. Và cần chú ý : Phiếu học tập không thể thiếu
trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử phải bám sát giáo án nền.
- Cần đảm bảo phong phú nhưng vừa đủ các dạng thông tin, phần nội dung
HS ghi không trình chiếu.
- Bài giảng phải thiết kế khung nền thống nhất giữa các slide, trang nhã, hài
hoà, màu nền và màu chữ phải có độ tương phản cao (nền màu trắng hoặc xanh
nhạt, chữ màu đen hoặc xanh đậm), size chữ từ 20 trở lên.
- Nền và chữ trên các slide hạn chế nhiều màu vì dễ gây nhiễu.
- Nội dung phải có sự thống nhất giữa các slide, các tiêu đề phải rõ ràng.
- Nội dung trình bày trên một slide phải đảm bảo tính chính xác, ngắn gọn,

xúc tích thể hiện được kiến thức trọng tâm cơ bản nhất, không nên chứa quá nhiều
hình, nhiều chữ.
10
- Hình ảnh liên quan đến quá trình thảo luận phải trình chiếu suốt thời gian
thảo luận.
- Chọn các hiệu ứng đơn giản và đặt chế độ trình diễn phù hợp thể hiện được
mục đích sư phạm.
- Nên chọn hiệu ứng khi chuyển slide.
- Cấu tạo slide phải đảm bảo tính hệ thống của kết cấu bài giảng, phải thuận
lợi cho GV, kết hợp các phương pháp dạy, tổ chức hoạt động tương tác trong học
tập.
- Chú ý xây dựng các câu hỏi, bài tập phong phú đa dạng xoay quanh kiến
thức trọng tâm. Lưu ý nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm cho HS.
- Một số slide quan trọng có thể kèm theo hiệu ứng âm thanh đơn giản, êm
dịu.
- Sử dụng tốt các chức năng liên kết để tạo bài giảng mở, linh hoạt.
- Sử dụng thước hoặc bút angten để chỉ màn hình.
- GV tự nâng cao về tin học để phát huy các công năng của các phần mềm
giáo dục.
c. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử :
- Xác định rõ mục đích – yêu cầu của tiết học.
- Xác định những kiến thức cơ bản trọng tâm.
- Sưu tầm, chọn lọc các tư liệu có liên quan đến bài học.
- Xử lí các tư liệu sưu tầm được : các tư liệu âm thanh, phim ảnh nên được gói
trong một tập tin và đặt tên phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch thiết kế các slide một cách cụ thể (kịch bản)
- Tiến hành thiết kế, chạy thử từng slide và toàn bộ bài, sau đó điều chỉnh và
hoàn thiện.
- Ghi tệp tin vừa soạn lên CD hoặc USB sử dụng và lưu an toàn.
11

2, Vận dụng trong bài giảng cụ thể :
Tiết 52 : Bài 50 : Hệ sinh thái
Kiểm tra bài cũ :
-GV : Trình chiếu câu hỏi gọi học sinh trả lời , H/S khác nhận xét bổ sung .
GV đưa đáp án đúng .

Bài mới : slide1
Sau khi kiểm tra bài cũ song vào bài mới GV trình chiếu hình vẽ yêu cầu H/S quan
sát để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong thời gian nhất định H/S khác bổ sung Sau
đó GV đưa đáp án đúng về thành phần hệ sinh thái và khắc sâu mở rộng kiến thức
bằng các ví dụ cụ thể.

Slide2

12
-Tiếp tục cho H/S tìm hiểu mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái
thông qua sơ đồ .

Slide3
Học sinh tìm hiểu về khái niệm hệ sinh thái lấy ví dụ về hệ sinh thái , so sánh sự
khác nhau giữa hệ sinh thái với quần xã sinh vật.

Slide4
13
Tìm hiểu về thành phần của hệ sinh thái hoàn chỉnh :

Slide5
Khái niệm về hệ sinh thái hoàn chỉnh lấy ví dụ về hệ sinh thái hoàn chỉnh

Slide 6

14
- Cho học sinh quan sát các hệ sinh thái điển hình trong tự nhiên GVnêu các thành
phần và phân tích mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái thông qua
việc trình chiếu từng Slide .

Slide 7

Slide 8

Slide 9
15
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 30.2 SGK để tìm hiểu về thức ăn của từng loài
sinh vật thông qua đó hoàn thành sơ đồ về chuỗi thức ăn .

Slide 10
- Các em tìm hiểu về mối quan hệ giữa một mắt xích với một mắt xích đứng trước
với một mắt xích đứng sau .

Slide 11
16
- Cho học sinh hoàn thành bài tập điền từ để hình thành khái niệm về chuỗi thức
ăn .Sau đó yêu cầu học sinh lấy ví dụ về chuỗi thức ăn .

Slide 12
-Tiếp tục cho học sinh quan sát hình 50.2 và sơ đồ để tìm hiểu về mắt xích chung
để tạo nên một lưới thức ăn.

Slide 13
17
-Khái niệm về lưới thức ăn sự khác nhau giữa lưới thức ăn và chuỗi thức ăn, lấy ví

dụ về lưới thức ăn.GV bổ sung khắc sâu kiến thức .

Slide 14
-Yêu cầu học sinh phân loại các sinh vật trong hình50.2 theo các thành phần chủ
yếu của hệ sinh thái .

Slide 15
18
- GV trình chiếu kiến thức toàn bài bằng một Slide tổg hợp đồg thời giáo viên chốt
lại kiến thức đã học khắc sâu mở rộng kiến thức .

Slide 16
- GDMT : Xây dựng ý thức bảo vệ đa dạng sinh thái bảo vệ môi trường sống của
nhiều loài động thực vật. Không phá rừng làm nương rẫy làm giảm môi trường
sống của sinh vật.

Slide 17
19
- Bức tranh lớn nhất về sự chung tay góp sức bảo vệ môi trường được triển lãm ở
nha trang .

Slide 18

Slide 19
20
- Cấm săn bắt động vật hoang dã và những loài động vật quý hiếm khác.

Slide 20
- GVcủng cố bài và hướng dẫn về nhà bằng một Slide kết thúc cho học sinh tự
lấy ví dụ thực tế ngoài SGK . Yêu cầu các em lấy ví dụ về một chuỗi thức ăn bắt

đầu bằng sinh vật tiêu thụ và một chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải .

Slide 21
21

3. Kết quả điều tra trắc nghiệm HS lớp 9 năm học 2009 – 2010 :
- Số phiếu phát ra : 101
- Số phiếu thu vào : 96.
Câu1 : Khi các em được học bằng bài giảng điện tử thì :
a , Thích được học bằng bài giảng điện tử.
b, Không thích học bằng bài giảng điện tử.
Câu 2 : Khi các em được học bằng bài giảng điện tử thì :
a , giúp các em dễ tiếp thu bài hơn .
b , Các em thấy dễ bị phân tán khó tiếp thu được bài .
Câu 3 : Khi GV sử dụng bài giảng điện tử có các câu hỏi hoặc bài tập khó :
a, HS thích được thảo luận nhóm bằng phiếu học tập .
b, Học sinh hoạt động cá nhân để tự lĩnh hội kiến thức .
Câu 4 : trong bài giảng điện tử c thiết kế các nội dung :
a, nhiều hình ảnh minh hoạ sinh động, những thành tựu khoa học mới nhất .
b, Nhiều mầu sắc hình nền mầu chữ sặc sỡ .
c, Nhiều hiệu ứng phức tạp .
d , Lồng ghép nhiều băng vidio hoặc clip .
22
Bảng thống kê số liệu
Câu hỏi Đáp án Số phiếu Tỉ lệ
Câu 1
a
b
91
5

94,8 %
5,2 %
Câu 2
a
b
86
10
89,6 %
10,4 %
Câu 3
a
b
84
12
87,5 %
12,5 %
Câu 4
a
b
c
d
80
5
7
4
83,3 %
5,2 %
7,3 %
4,2 %


Qua kết quả điều tra trắc nghiệm đối với HS lớp 9, nhận thấy :
- Phần lớn HS thích được học khi GV dạy học bằng bài giảng điện tử ( 91/ 96
HS, chiếm 94,8 % ) .
- khi GV sử dụng bài giảng điện tử sẽ giúp các em dễ tiếp thu bài hơn ( 86 / 96
HS chiếm 89,6 % ).
- Khi GV sử dụng bài giảng điện tử có các câu hỏi hoặc bài tập khó, HS thích
được thảo luận nhóm bằng bảng phụ riêng của mỗi nhóm hoặc bằng phiếu học tập
( 84/96 HS - chiếm 87,5 %) để rèn luyện cho các em kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ
năng quan sát và phân tích hình ảnh, đồng thời các em khắc sâu kiến thức hơn.
Bên cạnh đó, khi treo các kết quả thảo luận của HS thì GV có thể đánh giá được
thái độ học tập của các nhóm như thế nào.
23
Bên cạnh đó, trong bài giảng điện tử có nhiều hình ảnh minh hoạ sinh động, dễ
hiểu, kiến thức phản ánh những thành tựu khoa học mới nhất (80 / 96 HS - chiếm
83,3 %).
4, Dạy thực nghiệm :
a, Dạy đối chứng :
- Lớp 9 b dạy bằng giáo án thông thường .
- Lóp 9c áp dụng bài giảng điện tử .

Kết quả khảo sát thu được như sau
b, kết quả dạy đại trà :
* Đợt 1 :
* Đợt 2 :
24
5 . Bài học kinh nghiệm :
- Để nâng cao chất lượng dạy học khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học
mụn SH lớp 9 GV chú ý thiết kế bài giảng thật khoa học với nội dung hợp lí vừa
đảm bảo nội dung cơ bản trong SGK kết hợp mở rộng khắc sâu kiến thức liên hệ
thực tiễn thông qua những hình ảnh thành tựu khoa học mới nhất đựơc vận dụng

trong thực tiễn cuộc sống lao động và sản xuất.
- Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với nhiều loại đồ dùng học tập khác nhau
để bài giảng thêm phong phú đa dạng . Không nên lạm dụng quá nhiều hình ảnh
và nhiều mầu sắc với những hiệu ứng phức tạp chạy nhảy gây phân tán học sinh
trong quá trình tiếp thu kiến thức của bài .
- kết quả nghiên cứu , sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9 có
hiệu quả trong các tiết học trong Nhà trường thì cả là một vấn đề khó khăn và
phức tạp. Qua thời gian công tác giảng dạy tại trường, các đợt tham gia thi GV dạy
giỏi bằng giáo án điện tử cấp huyện, qua tập huấn dạy bằng giáo án điện tử ở
trường THCS , được đi dự giờ ở một số trường lớn, tôi đã học hỏi được rất nhiều
kiến thức về bài giảng điện tử. Và qua kinh nghiệm, bản thân tôi tự nhận thấy
được hiệu quả của việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn SH lớp 9.
6 . Điều kiện áp dụng :
- Giáo viên phải có kiế thức cơ bản về CNTT như :
+ Tự thiết kế bài giảng qua giáo án điện tử .
+ Trình chiếu thành thạo biết sử lí các lỗi thông thường xảy ra để chủ động
trong quá trình dạy học .
+ Nhà trường phải có phòng học bộ môn với đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ
cho quá trình dạy học như : Máy tính sách tay , máy chiếu , màn hình …
+ Xây dựng thói quen cho học sinh tích cực say mê với hình thức học tập bằng
bài giảng điện tử không những đối với một môn học mà phải được tiến hành ở tất
cả các môn học trong nhà trường .
25

×