Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC LINA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ
GIỮA GIÁ CỔ PHIẾU VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY VIỆT NAM –
KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM QUA MƠ HÌNH
OHLSON

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGỌC LINA

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA
GIÁ CỔ PHIẾU VÀ THƠNG TIN TRÊN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG TY VIỆT NAM –
KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM QUA MƠ HÌNH
OHLSON
Chun ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ VĂN NHỊ


Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện
Các số liệu và thơng tin nghiên cứu trong bài hồn tồn đúng với nguồn trích dẫn
TP.HCM, ngày………..tháng……năm 2013
Tác giả

Trần Ngọc Lina


MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 ------------------------------------------------------------------------------------5
TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ
CỔ PHIẾU VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MƠ HÌNH
OHLSON ---------------------------------------------------------------------------------------5
1.1

Mục đích của thơng tin kế tốn ----------------------------------------------------5

1.2


Hệ thống thơng tin trên Báo cáo tài chính----------------------------------------6

1.2.1

Bảng CĐKT------------------------------------------------------------------------6

1.2.2

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ------------------------------7

1.2.3

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ-------------------------------------------------------8

1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính------------------------------------------------------9
1.3 Vai trị của thơng tin kế tốn trên Báo cáo tài chính (BCTC) đối với hoạt
động của thị trường chứng khoán ------------------------------------------------------- 10
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thông tin trên Báo cáo tài
chính và giá cổ phiếu --------------------------------------------------------------------- 10
1.4.1 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà Nước đối với động lập và
trình bày thơng tin trên Báo cáo tài chính---------------------------------------------- 10
1.4.2 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà Nước đối với động lập và
trình bày thơng tin trên Báo cáo tài chính---------------------------------------------- 13
1.4.3 Nhân tố thuộc về công ty niêm yết đối với việc trình bày và cơng bố
thơng tin trên TTCK ---------------------------------------------------------------------- 14
1.4.4 Nhân tố thuộc về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán độc
lập đến hoạt động cơng bố thơng tin---------------------------------------------------- 15
1.5

Mơ hình Ohlson-------------------------------------------------------------------- 16



1.5.1 Các mơ hình định giá cổ phiếu --------------------------------------------------- 16
1.5.2. Các mơ hình định giá cổ phiếu được sử dụng trong mơ hình Ohlson ------ 18
1.5.2.1 Mơ hình chiết khấu cổ tức – Dividend Discount Model ----------------- 18
Cổ tức – dividend ----------------------------------------------------------------------- 18
Mơ hình chiết khấu cổ tức – Dividend Discount Method ------------------------- 19
1.5.2.2 Mơ hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư – Discount Abnormal Earnings
Model------------------------------------------------------------------------------------- 20
Tương quan thặng dư sạch – Clean surplus relation ------------------------------- 20
Lợi nhuận thặng dư – Abnormal Earnings/ Residual Income: ------------------- 20
Mơ hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư – Residual Income Model-------------- 21
1.5.3 Mô hình Ohlson (1995)------------------------------------------------------------ 23
1.6. Ý nghĩa mơ hình Ohlson ------------------------------------------------------------ 25
1.7. Các nghiên cứu thực nghiệm ------------------------------------------------------- 26
1.7.1.

Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới -------------------------------- 26

1.7.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước---------------------------------- 27

Kết luận chương 1: -------------------------------------------------------------------------- 27
CHƯƠNG 2 ---------------------------------------------------------------------------------- 31
THỰC NGHIỆM MƠ HÌNH OHLSON TRÊN SÀN HSX VÀ NHẬN ĐỊNH
THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÔNG TIN KẾ TỐN
TRÊN BCTC CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM----------------------- 31
2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam ----------------------------------- 31
2.1.1. Quy mô thị trường -------------------------------------------------------------- 32

2.1.3. Giá trị vốn hóa thị trường ------------------------------------------------------ 35
2.1.4. Tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam ----------------------- 36
2.1.5. Thực trạng cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam--- 38
2.2

Kiểm định mơ hình Ohlson trên thị trường chứng khốn Việt Nam ------- 41

2.2.1.

Mơ hình kinh tế lượng ------------------------------------------------------- 41

2.2.2.

Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu bảng – panel data --------------------------- 43

2.2.3 Thống kê mô tả------------------------------------------------------------------- 46
2.2.4

Kết quả thực nghiệm --------------------------------------------------------- 47


2.3 Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và
thơng tin kế tốn được công bố của các công ty niêm yết --------------------------- 51
2.3.1 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà nước đối với việc trình
bày và cơng bố TTKT. ----------------------------------------------------------------- 51
2.3.2 Nhân tố thuộc về vai trò và trách nhiệm của UBCKNN đối với việc trình
bày và cơng bố TTKT------------------------------------------------------------------ 56
2.3.3 Nhân tố thuộc về trách nhiệm của các cơng ty niêm yết đối với việc trình
bày và cơng bố TTKT------------------------------------------------------------------ 56
2.3.4 Nhân tố thuộc về vai trị và trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập

đối với chất lượng thơng tin kế tốn trình bày và công bố trên TTCK---------- 59
2.3.5 Nhân tố thuộc về kiến thức và khả năng hiểu biết Nhà đầu tư với thơng tin
kế tốn được trình bày và cơng bố trên TTCK ------------------------------------- 59
2.3.6 Nhân tố thuộc về trách nhiệm xã hội của các phương tiện truyền thông đối
với thông tin kế tốn cơng bố trên TTCK ------------------------------------------- 60
Kết luận chương 2: -------------------------------------------------------------------------- 64
CHƯƠNG 3 ---------------------------------------------------------------------------------- 65
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HỒN THIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THƠNG TIN KẾ TỐN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠNG
TY NIÊM YẾT VIỆT NAM --------------------------------------------------------------- 65
3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính --------------------------------------------------- 65
3.2. Kiến nghị đối với Ủy ban chứng khốn nhà nước------------------------------- 67
3.3

Cơng ty niêm yết (Doanh nghiệp) ----------------------------------------------- 69

3.4. Nhà đầu tư ---------------------------------------------------------------------------- 71
3.5 Kiến nghị đối với cơng ty kiểm tốn ----------------------------------------------- 72
3.6 Kiến nghị đối với cơ quan phương tiện truyền thông---------------------------- 72
Kết luận chương 3: -------------------------------------------------------------------------- 73
KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------------------------- 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO --------------------------------------------------------------------1
PHỤ LỤC 1 ------------------------------------------------------------------------------------1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

:


Báo cáo tài chính

BVPS

:

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

CBTT

:

Công bố thông tin

EPS

:

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

DDM

:

Mơ hình chiết khấu cổ tức

FEM

:


Mơ hình ảnh hưởng cố định

HNX

:

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

HSX

:

Sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh

IAS

:

International accounting standards – Chuẩn mực kế toán quốc tế

KSNB

:

Kiểm soát nội bộ

LNGL

:


Lợi nhuận giữ lại

NĐT

:

Nhà đầu tư

OLS

:

Mơ hình hồi quy tuyến tính thơng thường

REM

:

Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

RIM

:

Mơ hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư

SGDCK

:


Sở giao dịch chứng khoán

TTCK

:

Thị trường chứng khốn

TTKT

:

Thơng tin kế tốn

UBCKNN

:

Uỷ Ban Chứng Khốn Nhà Nước


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1 Quy mô cổ phiếu niêm yết trên hai sàn qua các năm từ 2000 đến 2012-- 33
Bảng 2.2 Khối lượng và giá trị giao dịch trên hai sàn từ năm 2000 đến 2012 ------ 34
Bảng 2.3: Thống kê mô tả ------------------------------------------------------------------ 46
Bảng 2.4 Ma trận tương quan -------------------------------------------------------------- 47
Bảng 2.5 Kết quả hồi qui ------------------------------------------------------------------- 47
Bảng 2.5 Kết quả hồi qui (tiếp theo) ------------------------------------------------------ 48
Bảng 2.5 Kết quả hồi qui (tiếp theo) ------------------------------------------------------ 49
Bảng 2.6 So sánh khả năng giải thích thơng tin trên BCTC tại Việt Nam với các

nước khác ------------------------------------------------------------------------------------- 50

DANH MỤC CÁC HÌNH SỬ DỤNG

Hình 2.1 Giá trị vốn hóa thị trường qua các năm---------------------------------------- 36
Hình 2.2 Diễn biến chỉ số VNindex qua các năm từ năm 2000 đến năm 2012 ----- 38


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khốn (TTCK) Việt Nam chính thức ra đời ngày 20/07/2000, trải
qua gần 13 năm hoạt động với rất nhiều giai đoạn thăng trầm. Trong quá trình hoạt
động, TTCK Việt Nam đã từng bước phát triển nhưng vẫn còn nhiều điểm khiếm
khuyết. Sự liên quan về giá trị của thông tin báo cáo tài chính (BCTC) cơng bố với
quyết định của nhà đầu tư (NĐT), mà cụ thể hơn là giá cổ phiếu vẫn còn tồn tại
quan điểm mâu thuẫn. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu phân tích vai trị cũng
như chất lượng của thơng tin kế tốn (TTKT) đối với sự phát triển của thị trường tài
chính và các giải pháp được đề xuất để cải thiện tính minh bạch của nó, trong đó có
các cơng trình nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng (2008), Phạm Đức Tân (2009),
Nguyễn Xuân Hưng, Võ Văn Nhị và Lê Thị Thanh Xuân (2010), Văn Hải Ngọc
(2011). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ đề cập đến chất lượng liên quan đến
tác động của việc tiết lộ thơng tin nói chung mà khơng một phân tích nào đi sâu vào
BCTC và giá trị liên quan của nó tới giá cổ phiế u lưu hành trên thị trường. Mặt
khác, số lượng bài nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và
TTKT cịn hạn chế, có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng
(2009), Nguyễn Thị Thục Đoan (2011). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng
(2009) cho kết quả R2 là 40%, tức là giữa giá cổ phiếu trên TTCK phản ánh được
40% TTKT được công bố . Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng

là giai đoạn TTCK Việt Nam mới thành lập, từ năm 2003 đến năm 2007, là giai
đoạn TTCK có nhiều biến động, tổng số cổ phiếu lưu hành mới chỉ 152 và các qui
định về chất lượng thông tin kế tốn cơng bố chưa hồn chỉnh. Kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thục Đoan (2011) cho R2 là 43%, và giai đoạn nghiên cứu là năm
2009.
Từ năm 2007 đến nay, TTCK Việt Nam đã đang đi vào quỹ đạo, các văn bản luật và
dưới luật liên quan đến các hoạt động trên TTCK đang dần được hoàn thiện, khả


2

năng cũng như kiến thức của các giới liên quan đến TTCK như: công ty niêm yết,
NĐT, Trung tâm giao dịch chứng khoán, tổ chức kiểm toán độc lập, phương tiện
truyền thông ngày càng được nâng cao. Trong bối cảnh đó, tác giả muốn một lần
nữa kiểm chứng lại mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và TTKT công bố trên TTCK,
nên tác giả đã chọn đề tài " Nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ
phiếu và thơng tin trên báo cáo tài chính của các công ty Việt Nam – khảo sát
thực nghiệm qua mô hình Ohlson". Nội dung của luận văn một mặt tập trung
nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và chất lượng thơng tin kế tốn cơng bố
giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, giai đoạn các qui định về cơng bố thơng tin
từng bước được hồn thiện, trình độ chuyên môn và nhận thức của các công ty niêm
yết cũng như của NĐT ngày một nâng cao, một mặt đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn
thiện các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thông tin kế tốn được cơng bố
với giá cổ phiếu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
thông tin kế tốn được cơng bố và giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Để đạt được
mục tiêu đó, tác giả tiến hành:
-


Nghiên cứu lý thuyết nền là mơ hình Ohlson và các bằng chứng thực nghiệm
trên TTCK quốc tế.

-

Kiểm định thực nghiệm mơ hình Ohlson trên TTCK Việt Nam, cụ thể là sàn
giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HSX)

-

Qua đó nhân diện các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và
TTKT được công bố và đưa ra các kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm hạn
chế các nhân tố đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp
niêm yết trên sàn chứng khoán HSX.


3

Phạm vi nghiên cứu: Vì lý do hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ nghiên cứu
nhóm báo cáo tài chính và giá cổ phiếu các cơng ty cổ phần niêm yết xuyên suốt
trên sàn HSX từ năm 2007 đến năm 2012
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Chương 1 và chương 3 của luận
văn hoàn toàn áp dụng phương pháp định tính. Chương 2 áp dụng chủ yếu là
phương pháp định lượng, bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phương pháp định
tính đối với việc nhận diện những nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ

giữa giá cổ phiếu và chất lượng thông tin kế toán
Phương pháp chọn mẫu: Luận văn sử dụng dữ liệu của tất cả các công ty cổ phần
niêm yết xuyên suốt trên sàn HSX từ năm 2007 đến 2012.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng 3 nguồn thông tin gồm: một là
thông tin từ báo cáo tài chính cơng bố của các cơng ty niêm yết theo đề xuất của
mơ hình định giá Ohlson là Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và Giá trị sổ sách
trên mỗi cổ phiếu (BVPS), hai là giá cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng
khoán vào thời điểm t (đầu năm, cuối quí 1, cuối quí 2, cuối quí 3 và cuối năm), ba
là chỉ số VNindex vào thời điểm t (cuối quí 1, 2, 3 và 4) để tính lãi thị trường theo
đề xuất của Aboody và các cộng sự vì thị trường chứng khốn Việt Nam khơng phải
là thị trường hồn hảo.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập được sắp xếp theo cấu trúc dữ
liệu bảng cân đối theo chuỗi thời gian và xử lý bằng phần mềm Eview. Sau đó chạy
tương quan và hồi qui, kết quả định lượng được kiểm định có phù hợp với Việt
Nam hay khơng, từ đó, luận văn đưa ra kết luận và kiến nghị cụ thể.


4

Ngoài ra dữ liệu dùng cho bài nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ
Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu ký chứng
khốn Hà Nội, Cơng ty chứng khốn FPTS, Tổng cục thống kê.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và
thông tin trên báo cáo tài chính và mơ hình ohlson.
Chương 2: Thực nghiệm mơ hình Ohlson trên sàn HSX và nhận định thực trạng
các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế tốn trên Báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết Việt Nam
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hồn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến thơng tin

kế tốn trên Báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết Việt Nam


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI
QUAN HỆ GIỮA GIÁ CỔ PHIẾU VÀ THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MƠ HÌNH OHLSON
1.1 Mục đích của thơng tin kế tốn
Thơng tin kế tốn là thơng tin về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh
được quá trình, kết quả, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Về đặc điểm, thông tin kế tốn tài chính là loại thơng tin hiện thực về những
hoạt động kinh tế đã diễn ra và có độ tin cậy khá cao (được chứng minh bởi các
bằng chứng tin cậy, khách quan – chứng từ), là thông tin có giá trị về mặt pháp lý
(được các cơ quan chức năng sử dụng để quản lý).
Thơng tin tài chính của doanh nghiệp được người sử dụng biết đến chủ yếu thơng
qua các báo cáo kế tốn tổng hợp. Báo cáo kế tốn tổng hợp hay cịn gọi là báo cáo
tài chính gồm 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày và
cung cấp thơng tin cho người sử dụng dựa trên giả thiết là ở cuối chu kỳ hoạt động
của doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm này tạm thời ngưng vận
động.
Mục đích của các báo cáo này dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính,
tinh hình kinh doanh và sự vận động của các luồng tiền trong doanh nghiệp nhằm
đáp ứng nhu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đối tượng
sủ dụng khác vì mục đích đầu tư.
Về tài chính, thơng tin kế tốn phản ánh tình hình tài sản; tình hình nợ phải trả; tình
hình vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu thập khác, chi phí, lãi và lỗ.



6

Về vận động, thơng tin kế tốn cho thấy doanh nghiệp có vận hành tốt khơng; lĩnh
vực nào mang lại, không mang lại thành công cho doanh nghiệp; điểm mạnh và
điểm yếu của tình hình tài chính của doanh nghiệp; cần phải thay đổi gì để cải thiện
tình hình của doanh nghiệp nhằm mục tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói thơng tin kế tốn chính là ngơn ngữ của kinh doanh, và nó
mang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và nhà đầu tư
1.2 Hệ thống thông tin trên Báo cáo tài chính
1.2.1 Bảng CĐKT
Bảng CĐKT là BCTC tổng hợp vơ cùng quan trọng của doanh nghiệp, phản ánh
tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định. Thơng qua bảng CĐKT, người sử dụng phân
tích, đánh giá triển vọng và dự đoán tương lai. Bảng CĐKT cũng cung cấp cho
người sử dụng thông tin về trách nhiệm của doanh đối với cơ quan thuế, công nhân
viên, NĐT, ngân hàng, nhà cung cấp… (theo QĐ 15).
(Theo CMKT số 21-Trình bày BCTC) Bảng CĐKT phải bao gồm các khoản mục
chủ yếu sau:
-

Tiền và các khoản tương đương tiền;

-

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;

-

Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;


-

Hàng tồn kho;

-

Tài sản ngắn hạn khác;

-

Tài sản cố định hữu hình;

-

Tài sản cố định vơ hình;

-

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn;

-

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang;

-

Tài sản dài hạn khác;

-


Vay ngắn hạn;


7

-

Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác;

-

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

-

Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác;

-

Các khoản dự phịng;

-

Phần sở hữu của cổ đơng thiểu số;

-

Vốn góp;


-

Các khoản dự trữ;

-

Lợi nhuận chưa phân phối
1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

BCKQHĐSXKD phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác. Báo cáo kết quả kinh doanh
luôn là báo cáo được NĐT quan tâm nhất trong việc quyết định đầu tư hay khơng.
Qua số liệu BCKQHĐKD, NĐT có những thơng tin tài chính (doanh thu thuần, giá
vốn hàng bán, lãi vay, lợi nhuận…) được sử dụng để tính tốn các tỷ số tài chính
làm cơ sở cho việc phản ánh tình hình tài chính DN.
Theo CMKT 21, BCKQHĐSXKD bao gồm các khoản mục sau:
-

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

-

Các khoản giảm trừ;

-

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

-


Giá vốn hàng bán;

-

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

-

Doanh thu hoạt động tài chính;

-

Chi phí tài chính;

-

Chi phí bán hàng;

-

Chi phí quản lý DN;

-

Thu nhập khác;

-

Chi phí khác;


-

Phần sở hữu trong lời hoặc lỗ của DN liên kết và liên doanh được kế toán
theo phương pháp vốn chủ sở hữu (BCKQHĐKD hợp nhất);


8

-

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

-

Thuế thu nhập DN

-

Lợi nhuận sau thuế

-

Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (BCKQHĐKD
hợp nhất);

-

Lợi nhuận thuần trong kỳ
1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


BCLCTT được lập theo quy định của CMKT số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
BCLCTT cung cấp thông tin liên quan 3 hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền:
hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động tài chính; hoạt động đầu tư.
Dịng tiền nói lên sức khỏe doanh nghiệp. Dịng tiền của doanh nghiệp là cái có
thực và khơng bị tác động bởi các nguyên tắc của hạch toán kế tốn. Nhìn vào
BCLCTT, NĐT có thể đánh giá được chất lượng của thu nhập mà doanh nghiệp tạo
ra. Nó sẽ giúp NĐT loại bỏ những hoài nghi về việc sử dụng các phương pháp kế
toán để tạo ra lợi nhuận.
Dòng tiền hoạt động âm cho thấy nội tại doanh nghiệp có vấn đề, lợi nhuận cao
nhưng dịng tiền thì khơng có. Phải chăng lợi nhuận tạo ra từ bút toán chuyển dịch
giá trị hàng tồn kho sang các khoản phải thu khơng? Doanh nghiệp có thể tạm thời
ghi nhận doanh thu bán hàng nhưng không thu được tiền, nhưng cũng có thể DN
đẩy mạnh bán hàng nhưng khơng chú trọng đến việc thu tiền. Những rủi ro có thể
xảy ra cho các khoản phải thu (nợ xấu) sẽ làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp và
lẽ dĩ nhiên là th ất thốt tiền của các cổ đơng nên giá cổ phiếu sẽ sụt giảm.
Một doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng có thể chấp nhận một sự
thâm hụt trong dòng tiền hoạt động, họ cần chi ra nhiều tiền để có được doanh thu
như tiền quảng cáo, tiếp thị, hậu mãi, chính sách bán hàng ưu đãi hơn so v ới đối
thủ… Nếu sự thâm hụt này không đi liền với giai đoạn này sẽ đẩy doanh nghiệp đến
bờ vực phá sản.


9

1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC phải trình bày đ ầy đủ các chỉ tiêu theo yêu cầu của CMKT số
21 - Trình bày BCTC và từng CMKT liên quan.
Thuyết minh BCTC là một báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung
thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DN

trong kỳ báo cáo mà các BCTC khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được.
Nó cung cấp số liệu, thơng tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng gi ảm tài sản cố
định theo từng loại, từng nhóm, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loại
nguồn vốn và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ cơ cấu, khả năng thanh toán
của doanh nghiệp
Bảng thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC
doanh nghiệp dùng để mơ tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thơng
tin số liệu đã được trình bày trong bảng CĐKT, BCKQHĐSXKD, BCLCTT cũng
như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu. Thuyết minh BCTC của DN phải
trình bày các nội dung sau:
-

Các thơng tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế tốn cụ
thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;

-

Trình bày các thơng tin theo quy định của các CMKT chưa được trình bày
trong BCTC khác (thông tin trọng yếu);

-

Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác,
nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính
của doanh nghiệp.

Thuyết minh BCTC đưa ra thơng tin chi tiết và mở rộng các thơng tin tóm tắt trong
BCTC, giúp NĐT hiểu rõ hơn v ề tình hình hoạt động thực tế của DN trong khoảng
thời gian báo cáo.



10

Thuyết minh BCTC cũng có thể nêu thêm thơng tin về quyền sở hữu cổ phần của
nhân viên, quyền chọn cổ phiếu..., những việc này cũng rất quan trọng đối với
NĐT.
Những vấn đề khác được đưa ra trong thuyết minh BCTC bao gồm cả các lỗi trong
các báo cáo kế tốn trước đó, những trường hợp dính líu đến luật pháp mà doanh
nghiệp liên quan... Đối với những NĐT thực sự quan tâm, đây là những thông tin
không thể bỏ qua.
1.3 Vai trị của thơng tin kế tốn trên Báo cáo tài chính (BCTC) đối với hoạt
động của thị trường chứng khốn
Thơng tin kế tốn được xem như là một loại thông tin cơ bản cung cấp cho NĐT
trên TTCK. Thơng qua việc phân tích thơng tin kế tốn, NĐT sẽ tìm hiểu : Hoạt
động kinh doanh của doanh nghi ệp đó như thế nào ? Rủi ro tài trợ của doanh nghi ệp
ra sao? Thu nhập mong muốn là bao nhiêu? Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp?
doanh nghiệp có khả năng nâng cao vị thế cạnh tranh hay khơng? Và ra quyết định
cuối cùng là có đầu tư hay khơng đầu tư vào doanh nghi ệp đó?
Thơng tin kế tốn đáng tin cậy khi người sử dụng thơng tin có thể đặt niềm tin vào
đó để ra quyết định, dựa trên hai đặc trưng quan trọng là trình bày trung thực và có
thể kiểm tra, ngồi ra tính trung thực của thơng tin cũng có quan hệ tương tác với
hai đặc trưng trên để tác động lên tính hữu ích của thơng t in.
Việc cơng bố thơng tin kế toán về lâu dài sẽ giúp cho hoạt động của TTCK ngày
càng minh bạch, phục vụ yêu cầu của tất cả cổ đông trong công ty, cũng như các
chủ thể khác có nhu cầu.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thông tin trên Báo cáo tài
chính và giá cổ phiếu
1.4.1 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà Nước đối với
động lập và trình bày thơng tin trên Báo cáo tài chính



11

Hiện nay các công ty niêm yết Việt Nam đều lập và công bố thông tin tuân theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 và thông tư
52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012.
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành “Chế độ Kế toán doanh nghiệp” áp dụng
cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh v ực, mọi thành phần kinh tế trong cả
nước. Chế độ Kế toán doanh nghiệp, gồm 4 phần:
Phần thứ nhất - Hệ thống tài khoản kế toán;
Phần thứ hai - Hệ thống báo cáo tài chính;
Phần thứ ba - Chế độ chứng từ kế toán;
Phần thứ tư - Chế độ sổ kế tốn
Các doanh nghiệp, cơng ty, Tổng cơng ty, căn cứ vào “Chế độ kế tốn doanh
nghiệp”, tiến hành nghiên cứu, cụ thể hoá và xây dựng chế độ kế toán, các quy định
cụ thể về nội dung, cách vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản
lý từng ngành, từng lĩnh v ực hoạt động, từng thành phần kinh tế. Trường hợp có sửa
đổi, bổ sung Tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi báo cáo tài chính phải có sự thoả
thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Trong phạm vi quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản hướng
dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng danh mục
các tài khoản, chứng từ, sổ kế tốn và lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với
đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ kế tốn của đơn vị.
Thơng tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng
khốn,
-

Việc cơng bố thơng tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của
pháp luật.



12

-

Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty
hoặc người được uỷ quyền công bố thông ti n thực hiện. Người đại diện theo
pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời và
đầy đủ về thơng tin do người được uỷ quyền công bố thông tin công bố.

-

Trường hợp có bất kỳ thơng tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khốn thì
người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố
thơng tin phải xác nhận hoặc đính chính thơng tin đó trong thời hạn hai mươi
bốn (24) giờ, kể từ khi nhận được thơng tin đó hoặc theo u cầu của
UBCKNN, SGDCK.

-

Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo
UBCKNN, SGDCK về nội dung thông tin công bố, cụ thể như sau:

-

Ngày công bố thông tin là ngày thông tin xuất hiện trên phương tiện công bố
thông tin; ngày báo cáo về việc công bố thông tin là ngày gửi fax, gửi dữ liệu
điện tử (qua email hoặc qua hệ thống công nghệ thông tin tiếp nhận báo cáo),
ngày UBCKNN, SGDCK nhận được thông tin công bố bằng văn bản.


-

Các đối tượng công bố thông tin thực hiện bảo quản, lưu giữ thông tin đã báo
cáo, công bố theo quy định của pháp luật.

-

Việc công bố thông tin được thực hiện qua các trang thông tin điện tử các ấn
phẩm khác của tổ chức thuộc đối tượng công bố thông tin

-

Các tài liệu, báo cáo gửi cho UBCKNN, SGDCK được thể hiện dưới hình
thức văn bản và hình thức dữ liệu điện tử có sử dụng chữ ký số theo hướng
dẫn của UBCKNN, SGDCK

-

Trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì
những lý do bất khả kháng (thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh và những trường
hợp khác được UBCKNN chấp thuận cho tạm hỗn cơng bố thơng t in), các
đối tượng công bố thông tin phải báo cáo UBCKNN, SGDCK ngay khi xảy
ra thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc trước thời hạn công bố thông tin đối
với những trường hợp khác mà đối tượng công bố thông tin đề nghị


13

UBCKNN chấp thuận cho tạm hỗn cơng bố và phải thực hiện công bố
thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục.

-

Việc tạm hỗn cơng bố thông tin được UBCKNN chấp thuận bằng văn bản
phải được công bố trên phương tiện công bố thông tin của đối tượng công bố
thông tin và UBCKNN, SGDCK, trong đó nêu rõ lý do của việc tạm hỗn
cơng bố thông tin.
1.4.2 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà Nước đối với

động lập và trình bày thơng tin trên Báo cáo tài chính
Theo quyết định 112/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày
11/09/2009 quy định rõ vai trò và trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
như sau:
-

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực
hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước
về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt
động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch
vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của
pháp luật.

-

Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình
Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà
Nội.

-

Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm

Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ
trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giao
dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký
chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các Sở Giao
dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký
chứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới,


14

thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống
giao dịch mới.
-

Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khốn.

-

Thực hiện cơng tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị
trường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện
đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn.
1.4.3 Nhân tố thuộc về cơng ty niêm yết đối với việc trình bày và cơng

bố thơng tin trên TTCK
Thơng tin phải được trình bày trung thực: thơng tin khơng trình bày trung thực khi
có sai sót hoặc thiên lệch. Trình bày trung thực là sự phù hợp giữa TTKT (bao
gồm sự đánh giá và diễn đạt) với nghiệp vụ, sự kiện muốn trình bày.
Thơng tin phải được trình bày đáng tin cậy: các thơng tin có chất lượng đáng tin

cậy khi nó phản ánh một cách trung thực, khách quan các nghiệp vụ và sự kiện
kinh tế phát sinh, tơn trọng nội dung hơn là hình thức, hoặc thơng tin khơng bị bóp
méo theo ý muốn của người lập. Độ tin cậy của TTKT dựa trên hai đặc trưng quan
trọng là trình bày trung thực và có thể kiểm chứng, trung lập, và được trình bày
trung thực.
Thơng tin phải được trình bày trung lập: trung lập là các thông tin báo cáo không
bị thiên lệch nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một
thái độ cá biệt. Thông tin trung lập khi báo cáo về các hoạt động kinh tế trung thực
nhất trong khả năng có thể, khơng nhằm tơ vẽ các hình ảnh thơng tin để tác động
đến hành vi theo một hướng đặc biệt.
Thơng tin phải được trình bày đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bị bỏ sót.


15

Thơng tin phải được trình bày kịp thời: Các thơng tin và số liệu kế toán phải được
ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, khơng được chậm
trễ.
Thơng tin phải được trình bày theo hình thức có thể so sánh: Thơng tin kế tốn hữu
ích khi nó có thể so sánh được. Tính có thể so sánh được giúp người sử dụng thơng
tin có thể so sánh sự giống nhau và khác nhau của những DN trong một kỳ nhất
định hay so sánh kết quả của một DN trong nhiều kỳ khác nhau.
Thông tin trình bày khơng có sai sót trọng yếu: Tính thích hợp của các thơng tin
cịn chịu sự tác động của bản chất và tính trọng yếu của thơng tin đó.
Tính trọng yếu của thông tin tùy thuộc vào tác động của nó đến quyết định kinh tế
của người sử dụng thông tin. Mức độ trọng yếu được hiểu là, nếu bỏ sót hoặc xác
định sai các thơng tin này, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của các
đối tượng sử dụng thông tin.
1.4.4 Nhân tố thuộc về vai trị và trách nhiệm của các tổ chức kiểm

tốn độc lập đến hoạt động cơng bố thơng tin
Kiểm tốn độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm tốn viên thuộc
các cơng ty, các văn phịng kiểm toán chuyên nghiệp. K iểm toán độc lập là hoạt
động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa
các chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị kinh tế được
kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm tốn trả phí dịch
vụ cho các kiểm toán viên theo thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán. Các kiểm toán
viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các
quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán.
Kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm tốn báo cáo tài chính,
thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, kế tốn. Ngồi ra, tùy từng thời kỳ kinh tế và
yêu cầu cụ thể của khách hàng, kiểm tốn viên độc lập cịn thực hiện các dịch vụ


16

khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và đặc biệt là kiểm toán các
quyết toán giá trị cơng trình xây dựng cơ bản hồn thành, xác định giá trị vốn góp.
Trong hoạt động kiểm tốn độc lập thì kiểm tốn báo cáo tài chính là chủ yếu, theo
đó đề cập về kiểm tốn độc lập tức là kiểm tốn độc lập báo cá o tài chính.
1.5 Mơ hình Ohlson
1.5.1 Các mơ hình định giá cổ phiếu
Phân tích các yếu tố quyết định giá cổ phiếu là một việc làm chiếm được nhiều sự
quan tâm của các nhà làm chính sác h nói chung, các nhà nghiên cứu , các nhà kinh
tế và các học viên nói riêng. Vấn đề tài chính , kinh tế và lợi nhuận đã dẫn đ ường
cho sự phát triển các nghiên cứu thực nghiệm để phân tích các yếu tố q uyết định đó.
Nền lý thuyết để phân tích các yếu tố định giá, hay nói cách khác là mơ hình định
giá đã bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn đó mà hình thành, phát triển và được sử dụng
ngày càng rộng rãi. các mơ hình định giá rất phổ biến vào ngày nay. Khởi nguồn là
Markowitz (1952 – 1959) đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về định giá bằng

thuyết về sự lựa chọn danh mục, tiếp sau đó Sharpe (1964) đã phát triển các tài sản
tài chính trong mơ hình định giá CAPM, Ross (1976) cung cấp các lý thuyết định
giá tài sản APT và Wei (1988) đã nỗ lực thống nhất hai lý thuyết này (theo tổng hợp
từ Đinh Thị Liễu, 2011). Sau lý thuyết giá thì có nhiều mơ hình dựa trên cổ tức và
dịng tiền, tuy nhiên những người sử dụng cổ tức để tính tốn giá trị nội tại của cổ
phiếu gặp khó khăn trong việc dự đoán cổ tức trong tương lai, tỷ lệ cổ t ức này sẽ
giảm trong tương lai và tỷ lệ này sẽ gây rủi ro cho công ty. Một phương pháp khác
cũng được sử dụng để định giá cổ phiếu là chiết khấu dòng tiền trong tương lai
(DRC) sử dụng lưu chuyển tiền tệ thay vì thu nhập, tuy nhiên phương pháp này đã
dẫn đến việc mất lòng tin đối với thơng tin kế tốn , bởi vì dịng tiền có thể đến từ
những thay đổi về tiền mặt, góp vốn, chi trả cổ tức và vay rịng, nhưng dịng tiền
cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong các khoản phải thu, hàng tồn
kho, nhà máy, thiết bị và nếu phức tạp hơn, khấu hao có ảnh hưởng đến thu nhập
nhưng khơng có ảnh hưởng đến dòng tiền. Năm 1995 trong một bài báo nghiên cứu,


17

Jame Ohlson – giáo sư tại trường kinh doanh Stern, Đại học New York đã cơng bố
nghiên mơ hình Ohlson mà như Lo và Lys (2000) đã đồng tình rằng mơ hình
Ohlson đứng trong những phát triển quan trọng nhất trong nghiên cứu thị trường
vốn trong đầu những năm 90 và cung cấp một nền tảng để xác định lại mục tiêu
thích hợp của giá trị nghiên cứu.
Về cơ bản mơ hình Ohlson giả định rằng giá trị của cổ phiếu có thể tính được từ giá
trị sổ sách và giá trị hiện tại ròng của những khoản thu nhập bất thường. Mơ hình
nghiên cứu này bao gồm hai phần chính: mơ hình đ ịnh giá thu nhập cịn lại và mơ
hình động lực thơng tin tuyến tính. Mơ hình định giá thu nhập còn lại thể hiện giá trị
doanh nghiệp là tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và giá trị hiện tại của thu
nhập bất thường trong tương lai .Tuy nhiên, mơ hình định giá thu nhập cịn lại là
một ứng dụng của mơ hình chiết khấu cổ tức và sự phát triển của nó không thể được

quy cho Ohlson, cả Dechow và các cộng sự (1999), Loo và Lys (2000) đã chỉ ra
rằng sự đóng góp thực sự của Ohlson (1995) xuất phát từ mơ hình của ơng về động
lực thơng tin tuyến tính.
Động lực thơng tin tuyến tính cố gắng xác định cơ chế của thu nhập bất thường và
liên kết thông tin hiện tại đến thu nhập bất thường trong tương lai, điều này đã cho
phép sự phát triển của một mô hình định giá của một cơng ty. Tuy nhiên, thực
nghiệm của mơ hình động lực thơng tin tuyến tính của Ohlson là khơng dễ dàng, bởi
theo Ota (2001) nó chứa biến νt là một biến chỉ biểu thị các thông tin về thu nhập
bất thường mà vẫn chưa được thể hiện trong BCTC hiện tại, nhưng ảnh hưởng đến
thu nhập bất thường trong tương lai. Người ta thường không quan sát được hoặc rất
khó quan sát vì đặc tính vốn có của nó. Tuy nhiên, νt đóng một vai trị quan trọng
trong các thực nghiệm và dường như là chìa khóa đ ể cải thiện của các thực nghiêm.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, cố gắng để xác định νt bằng cách sử dụng các
biến kế toán khác nhau, ví dụ, Frankel và Lee (1998) phát hiện ra rằng các hệ số giá
(value to price ratio) là các biến dự báo lợi nhuận cổ phiếu rất tốt, Myers (1999) đã
kết hợp mơ hình Ohlson với biến đơn hàng tồn đọng; Hand và Landsman (1998,


×