Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH



VÕ THỊ DIỆU HIỀN

HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ TRÌNH
BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP
NHẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÙNG VƯƠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH


VÕ THỊ DIỆU HIỀN

HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60340301


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HÀ XUÂN THẠCH


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013

LỜI CAM ĐOAN
“Lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần Hùng Vương –
thực trạng và giải pháp” là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của bản thân
tôi. Đây là luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kế toán. Luận văn này chưa được ai công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.

TP.HCM, ngày tháng năm 2013
Tác giả




Võ Thị Diệu Hiền




MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
Chƣơng 1 - LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 5
1.1. Một số vấn đề chung về báo cáo tài chính hợp nhất 5
1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính hợp nhất 5
1.1.2. Vai trò và tác dụng của Báo cáo tài chính hợp nhất 5
1.1.3. Nội dung thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất 6
1.1.4. Thời điểm lập và công bố thông tin Báo cáo tài chính hợp nhất 7
1.1.5. Đối tƣợng lập báo cáo tài chính hợp nhất 7
1.1.6. Các phƣơng pháp đo lƣờng giá trị để ghi nhận thông tin trình bày trên Báo cáo tài
chính hợp nhất 10
1.2. Phạm vi, phƣơng pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất và sổ kế toán hợp nhất 10
1.2.1. Phạm vi lập Báo cáo tài chính hợp nhất 10
1.2.2. Phƣơng pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất 11
1.2.2.1. Phƣơng pháp chung 11
1.2.2.2. Phƣơng pháp cụ thể 13
1.2.3. Sổ kế toán hợp nhất 32
1.3. So sánh giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kế toán quốc tế về lập Báo
cáo tài chính hợp nhất (IAS 27 với VAS 25) 33
1.3.1. Điểm hòa hợp 33
1.3.2. Điểm khác biệt 34


Chƣơng 2 - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƢƠNG 38
2.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 38
2.1.1. Lịch sử hình thành 38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 39
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Hùng Vƣơng 39

2.1.2.2. Cơ cấu quản lý và điều hành của Hùng Vƣơng 40
2.1.3. Bộ máy và đặc điểm kế toán 40
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán 40
2.1.3.2. Đặc điểm công tác kế toán 41
2.1.3.3. Qui định về thời hạn nộp Báo cáo tài chính 42
2.2. Thực trạng lập và trình bày BCTCHN tại công ty CP Hùng Vƣơng 43
2.2.1. Thực trạng lập và trình bày BCTCHN tại công ty CP Hùng Vƣơng 43
2.2.1.1. Các nguyên tắc và chính sách kế toán công ty mẹ và các công ty con 43
2.2.1.2. Quá trình lập và trình bày BCTCHN 43
2.3. Nhận xét về việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty CP Hùng Vƣơng 61
2.3.1. Ƣu điểm 61
2.3.2. Hạn chế 61
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 62
Chƣơng 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BC TÀI
CHÍNH HỢP NHẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƢƠNG 65
3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng hoàn thiện 65
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện 65
3.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện 65
3.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức lập và trình bày BCTCHN của công ty cổ
phần Hùng Vƣơng 66
3.2.1. Hoàn thiện các chính sách kế toán của công ty mẹ và công ty con trong cùng tập
đoàn 66
3.2.2. Giải pháp về nhận sự của bộ máy kế toán 66


3.2.3. Giải pháp về phần mềm kế toán hợp nhất báo cáo tài chính 67
3.2.4. Hoàn thiện kỹ thuật lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất 67
3.2.4.1. Bút toán loại trừ các khoản đầu tƣ của công ty mẹ vào công ty con 67
3.2.4.2. Bút toán loại trừ giao dịch bán hàng nội bộ 69
3.2.4.3. Bút toán loại trừ giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ nhóm công ty 70

3.2.4.4. Bút toán loại trừ cổ tức đƣợc chia từ lợi nhuận sau ngày mua 75
3.2.4.5. Hoàn thiện thuyết minh báo cáo tài chính 76
3.2.5. Dự kiến các bút toán phát sinh trong tƣơng lai dựa vào chiến lƣợc phát triển của
công ty cổ phần Hùng Vƣơng 77
3.2.5.1. Giao dịch về TSCĐ có trích khấu hao 77
3.2.5.2. Giao dịch về TSCĐ không trích khấu hao 82
3.2.5.3. Công ty mẹ thành lập chi nhánh ở nƣớc ngoài 85
3.3. Kiến nghị 87
3.3.1 Xác định tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ đối với công ty
con, công ty liên kết theo từng năm 87
3.3.2 Thực hiện kiểm toán liên tục cho các quý 87
3.3.3 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giữa công ty mẹ với công ty con và giữa các
công ty con với nhau 87
PHẦN KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AGF : Công ty cổ phần XNK Thủy Sản An Giang
ALC : Công ty cổ phần An Lạc
ALL : Công ty trách nhiệm hữu hạn An Lạc
ALR : Công ty địa ốc An Lạc
ASI : Công ty trách nhiệm hữu hạn Châu Á
BCTC HN : Báo cáo tài chính hợp nhất
BCTC : Báo cáo tài chính
CĐTS : Cổ đông thiểu số
EUR : Công ty cổ phần Châu Âu
HMT : Công ty cổ phần nuôi trồng thủy sản Hùng
HSD : Công ty TNHH Hùng Vƣơng – Sa Đéc
HV-HO : Công ty mẹ - công ty cổ phần Hùng Vƣơng

HVL : Công ty TNHH Hùng Vƣơng – Vĩnh Long
IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế
LICĐTS : Lợi ích cổ đông thiểu số
Lợi nhuận TN : Lợi nhuận trong năm
M&T : Công ty thức ăn MT
Nhóm công ty : Công ty mẹ và các công ty con
TGHĐ : Tỷ giá hối đoái
TLLI : Tỷ lệ lợi ích
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
VAS : Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VTF : Công ty CP thức ăn chăn nuôi Việt Thắng
Vƣơng – Miền Tây
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ phận kế toán 41
Bảng 2.1: Tỷ lệ biểu quyết của công ty mẹ 44
Bảng 2.2: Bất lợi thƣơng mại - đầu tƣ vào AGF 47
Bảng 2.3: Lợi ích cổ đông thiểu số của AGF 49
Bảng 3.1: Bảng điều chỉnh bất lợi thƣơng mại 68
Bảng 3.2: Ảnh hƣởng của giao dịch bán TSCĐ đến LICĐTS 74
Bảng 3.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 86
Bảng 3.4: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh 86
Bảng 3.5: Bảng phân tích chênh lệch TGHĐ do chuyển đổi BCTC 87




1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam sau 7 năm gia nhập WTO thì tình hình kinh tế mặc dù đã có nhiều cải
thiện nhƣng những số liệu lại cho thấy không thật sự khả quan nhƣ mong đợi. Tuy
nhiên, cũng đã mở ra cho các doanh nghiệp những cơ hội và nhiều hƣớng đi mới. Thời
gian qua có rất nhiều doanh nghiệp mở rộng kinh doanh của mình bằng cách hợp tác,
liên kết đầu tƣ. Chính vì vậy những công ty mô hình mẹ - con, ông – cha – cháu…xuất
hiện ngày càng nhiều. Nên việc phải tập hợp các dữ liệu để có một báo cáo tài chính
hợp nhất mà ngƣời sử dụng có thể thấy đƣợc toàn bộ tình hình phát triển của một tập
đoàn là rất cần thiết. Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh
vực quản lý kinh tế, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tƣợng ở bên trong cũng nhƣ bên
ngoài doanh nghiệp. Mỗi đối tƣợng quan tâm đến báo cáo tài chính hợp nhất trên một
giác độ khác nhau, song nhìn chung đều nhằm có đƣợc những thông tin cần thiết cho
việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của mình.
Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng có những qui định chặt chẽ về
việc lập báo cáo tài chính hợp nhất và có nhiều thông tƣ hƣớng dẫn, tuy nhiên việc áp
dụng và thực hành ở các doanh nghiệp còn rất nhiều mới mẻ và bỡ ngỡ nên gặp rất
nhiều khó khăn. Tại tập đoàn Hùng Vƣơng cũng đã có 6 năm lập báo cáo tài chính hợp
nhất. Tuy nhiên do sự phức tạp của việc lập báo cáo tài chính hợp nhất nên công ty vẫn
có nhiều khó khăn, và công ty cũng chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống kế toán hợp
nhất riêng để có thể tập hợp liên tục nhằm tránh những sai sót trong quá trình hợp
nhất.
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện việc lập và trình
bày báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần Hùng Vƣơng” nhằm phân tích
phƣơng pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cổ phần Hùng Vƣơng, từ đó
đƣa ra quan điểm, đề xuất một số phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện việc lập BCTC hợp
nhất tại công ty này. Từ đó có thể cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và phản
ánh đúng tình hình tài chính cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua
đó, những ngƣời sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất có thể có cái nhìn chính xác nhất

2

về tình hình của công ty và đƣa ra các quyết định phù hợp: Nhà quản lý hoạch định ra
các chiến lƣợc phát triển, các cổ đông hiện tại và tiềm năng có thể ra các quyết định
đầu tƣ, các tổ chức tài chính có quyết định cho vay hay không…
2. Tổng quan nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về lập báo cáo tài chính hợp nhất là đề tài nghiên cứu khá
phổ biến với các nhà nghiên cứu trong nƣớc. Đa số các đề tài nghiên cứu về BCTCHN
thƣờng tập trung nghiên cứu cho một tập đoàn hay cho các tập đoàn, nhƣ:
 Xây dựng nội dung và quy trình lập báo cáo tài chính hợp nhất của các
tập đoàn kinh tế đa ngành tại Việt Nam - Nguyễn Anh Hiền - 2011
Tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về 12 tập đoàn đa ngành tại Việt Nam, thấy
đƣợc rất nhiều vấn đề phải đƣợc giải quyết đồng bộ và kịp thời từ cơ chế, chính sách
cho đến thực tiễn của các tập đoàn. Tác giả cũng chỉ ra các khó khăn trong quá trình
xây dựng nhƣ chế độ kế toán Việt Nam đang trong quá trình thay đổi để phù hợp với
thông lệ quốc tế hoặc có những qui định đã lạc hậu so với thực tiễn. Tác giả đã xây
dựng đƣợc nội dung và quy trình lập BCTC hợp nhất để qua đó tạo ra các BCTC hợp
nhất phản ánh trung thực tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của
tập đoàn hoạt động đa ngành. Quy trình hợp nhất BCTC phải đảm bảo để có thể tận
dụng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm giảm thiểu khối lƣợng công việc trong
quá trình lập BCTC hợp nhất của các tập đoàn kinh tế. Bổ sung các qui định, hƣớng
dẫn về lập BCTC hợp nhất của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam.
 Hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Tổng công ty Pisico
– Bùi Phạm Tú Uyên – 2012
Tác giả tìm hiểu và hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại
Pisico. Công ty này đã có 5 năm lập BCTC hợp nhất tuy nhiên vì vấn đề về nhân sự,
vấn đề về quản lý, trình độ kế toán, trình độ ứng dụng công nghệ, hệ thống văn bản
pháp luật hƣớng dẫn…nên BCTCHN Pisico vẫn còn nhiều hạn chế và sai sót. Tác giả
đã tìm hiểu và đƣa ra các hƣớng hợp nhất hoàn thiện hơn giúp Pisico giải quyết đƣợc
các hạn chế nhƣ: Phạm vi hợp nhất đƣợc xác định chuẩn xác hơn, tạo độ tin cậy và

3

mức độ sẵn có của các dự liệu phục vụ cho việc lập BCTCHN, loại trừ dòng tiền lƣu
chuyển nội bộ, đánh giá lại các khoản đầu tƣ vào các công ty liên kết chuẩn xác hơn,
điều chỉnh lại các bút toán loại trừ khi hợp nhất BCTC.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống về phƣơng pháp lập báo cáo tài
chính nhất của công ty cổ phần Hùng Vƣơng, từ đó đƣa ra quan điểm, đề xuất một số
phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện việc lập BCTC hợp nhất tại công ty này.
Trả lời câu hỏi nghiên cứu:
+ Thực trạng tại tập đoàn về qui trình lập. Nội dung qui trình lập có thỏa mãn
qui định của kế toán Việt Nam?
+ Những gì còn tồn tại chƣa làm đƣợc của tập đoàn? Nguyên nhân?
+ Hoàn thiện công tác tổ chức lập và trình bày BCTCHn của công ty cổ phần
Hùng Vƣơng nhƣ thế nào?
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: là báo cáo tài chính hợp nhất của công ty cổ phần Hùng
Vƣơng, báo cáo tài chính của các công ty con.
Phạm vi nghiên cứu: Phƣơng pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất
của công ty cổ phần Hùng Vƣơng năm 2011, 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng chủ yếu trong luận văn là phƣơng pháp
so sánh đối chiếu và phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
+ Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: So sánh hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất
tại công ty cổ phần Hùng Vƣơng với các chuẩn mực kế toán Việt Nam.
+ Phƣơng pháp phân tích: Sử dụng để đánh giá các báo cáo tài chính đƣợc cung
cấp bởi công ty cổ phần Hùng Vƣơng
+ Phƣơng pháp tổng hợp: Tổng hợp các kết quả thu thập đƣợc từ quá trình
nghiên cứu, từ đó đƣa ra các phƣơng hƣớng hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất tại
công ty cổ phần Hùng Vƣơng.

6. Đóng góp của đề tài
4

Kết quả nghiên cứu là một nguồn tài liệu để hỗ trợ cho tập đoàn Hùng Vƣơng
hoàn thiện báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn vào thời điểm hiện tại và cho cả
tƣơng lai khi công ty thực hiện các kế hoạch mở rộng của mình:
+ Luận văn đã chỉ ra các khiếm khuyết của công ty cổ phần Hùng Vƣơng khi
lập BCTCHN
+ Luận văn đã chỉ ra những khó khăn của công ty cổ phần Hùng Vƣơng khi lập
BCTCHN.
Và kết quả nghiên cứu cũng góp phần cho các tập đoàn kinh tế có cái nhìn tổng
quát và chính xác hơn về báo cáo tài chính hợp nhất.
7. Kết cấu của luận văn
Phần 1: Lời mở đầu
Phần 2: Nội dung:
+ Chƣơng 1 : Lý luận chung và các vấn đề liên quan về báo cáo tài chính hợp
nhất
+ Chƣơng 2: Thực trạng về lập báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty cổ phần
Hùng Vƣơng
+ Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tại
công ty cổ phần Hùng Vƣơng

Phần 3: Kết luận









5

CHÖÔNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN VỀ BÁO
CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

1.1 Một số vấn đề chung về báo cáo tài chính hợp nhất
1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất
Báo cáo tài chính là một hệ thống số liệu và phân tích cho biết tình hình tài sản
và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. BCTC có 4
loại mẫu biểu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo
lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC.
Có 3 loại BCTC đó là: BCTC riêng, BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhất
+ BCTC riêng: Là BCTC của một công ty về tinh hình tài chính của duy nhất
công ty đó, không có đơn vị trực thuộc hay công ty con.
+ BCTC tổng hợp: Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc
hoặc Tổng công ty nhà nƣớc thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty
con, phải lập Báo cáo tài chính tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát,
toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo
tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị.
+ Báo cáo tài chính hợp nhất: Là BCTC của một tập đoàn đƣợc trình bày nhƣ
báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này đƣợc lập trên cơ sở hợp nhất báo
cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán số 25.
1.1.2 Vai trò và tác dụng của Báo cáo tài chính hợp nhất
Ngƣời sử dụng có thể hình dung chung về tình hình kinh doanh của một tập
đoàn thông qua những báo cáo tài chính riêng của từng công ty con, tuy nhiên nhƣ thế
là chƣa đủ bởi trong đó vẫn còn tồn tại nhiều giao dịch nội bộ, chỉ khi lên BCTCHN
với việc tổng hợp các số liệu của cả tập đoàn và loại trừ các giao dịch nội bộ thì ngƣời
sử dụng mới có cái nhìn chính xác các thông tin tài chính của tập đoàn.
Đối với các nhà quản lý công ty mẹ - những ngƣời chịu trách nhiệm kiểm soát

nguồn lực và hoạt động của nhóm công ty có thể sử dụng BCTCHN để ra quyết định
liên quan đến hoạt động của tập đoàn, các cổ đông hiện tại và tƣơng lai của công ty
mẹ, những ngƣời quan tâm đến khả năng sinh lời của mọi hoạt động mà công ty mẹ
6

kiểm soát có thể ra quyết định đầu tƣ, các chủ nợ của công ty mẹ có thể sử dụng thông
tin hợp nhất để đánh giá sự ảnh hƣởng của các hoạt động ở công ty con do công ty mẹ
kiểm soát đến khả năng trả nợ của công ty mẹ. Báo cáo tài chính hợp nhất còn giúp các
đối tƣợng khác nhau nhƣ những ngƣời phân tích tài chính, tƣ vấn chứng khoán có
thêm thông tin chính xác để hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực của mình.
1.1.3 Nội dung thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất
BCTCHN tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,
nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm kết thúc năm tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh và các dòng lƣu chuyển tiền tệ trong năm tài chính của Tập đoàn,
Tổng công ty nhƣ một doanh nghiệp độc lập không tính đến ranh giới pháp lý của các
pháp nhân riêng biệt là Công ty mẹ hay các Công ty con trong tập đoàn.
BCTCHN cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực
trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh và các dòng lƣu chuyển tiền tệ của Tập
đoàn, Tổng công ty trong năm tài chính đã qua và dự đoán trong tƣơng lai. Thông tin
của Báo cáo tài chính hợp nhất là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, hoặc đầu tƣ vào Tập đoàn hoặc Tổng công
ty của các chủ sở hữu, của các nhà đầu tƣ, của các chủ nợ hiện tại và tƣơng lai
 Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm Báo cáo tài chính hợp nhất
năm và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ.
+ Báo cáo tài chính hợp nhất năm gồm:
Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất,
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ hợp nhất, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất
+ Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ:
Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính hợp nhất giữa
niên độ dạng đầy đủ và Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ dạng tóm lƣợc.

 Báo cáo tài chính hợp nhất đƣợc lập tuân theo các quy định của hệ
thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam chủ yếu là các chuẩn mực sau đây:
Chuẩn mực kế toán số 07 - Kế toán khoản đầu tƣ vào công ty liên kết; Chuẩn
mực kế toán số 08 -Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh; Chuẩn
7

mực kế toán số 10 - Ảnh hƣởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái; Chuẩn mực kế toán
số 11 - Hợp nhất kinh doanh; Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính;
Chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ; Chuẩn mực kế toán số 25 –
Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tƣ vào Công ty con.
1.1.4 Thời điểm lập và công bố thông tin Báo cáo tài chính hợp nhất
Kết thúc kỳ kế toán, Công ty mẹ có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các dòng lƣu chuyển
tiền tệ của cả Tập đoàn.
Công ty đại chúng là công ty mẹ của một tổ chức khác hoặc là đơn vị kế toán
cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì phải lập và công bố thông tin về báo cáo
tài chính hợp nhất năm đã đƣợc kiểm toán chậm nhất là mƣời (10) ngày, kể từ ngày tổ
chức kiểm toán độc lập ký báo cáo kiểm toán. Thời hạn công bố thông tin Báo cáo tài
chính năm không quá chín mƣơi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Ngoài ra, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ của một tổ chức khác
hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì còn phải lập và
công bố thông tin về báo cáo tài chính hợp nhất nhƣ sau:
+ Công bố thông tin về Báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc Báo cáo tài
chính bán niên tổng hợp đã đƣợc soát xét và Báo cáo tài chính bán niên của công ty
mẹ hoặc đơn vị kế toán cấp trên là sáu mƣơi (60) ngày, kể từ ngày kết thúc sáu (06)
tháng đầu năm tài chính.
+ Công bố thông tin về Báo cáo tài chính quý của công ty mẹ và Báo cáo tài
chính hợp nhất hoặc Báo cáo tài chính tổng hợp trong thời hạn bốn mƣơi lăm (45)
ngày, kể từ ngày kết thúc quý.
1.1.5 Đối tƣợng lập Báo cáo tài chính hợp nhất

Xác định quyền kiểm soát, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ đối với Công ty con và
tỷ lệ lợi ích của các cổ đông thiểu số.
+ Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của
doanh nghiệp nhằm thu đƣợc lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.
+ Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con
8

+ Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác
(gọi là công ty mẹ)
+ Lợi ích của cổ đông thiểu số: Là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá
trị tài sản thuần của một công ty con đƣợc xác định tƣơng ứng cho các phần lợi ích
không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công
ty con.
Một công ty đƣợc coi là Công ty mẹ của một công ty khác nếu có quyền kiểm
soát thông qua việc chi phối các chính sách tài chính và hoạt động nhằm thu đƣợc lợi
ích kinh tế từ các hoạt động của công ty này. Công ty mẹ thƣờng đƣợc xem là có
quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động trong các trƣờng hợp sau đây:
- Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp hoặc gián tiếp ở
Công ty con.
- Công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số
các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của Công ty con.
- Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị
hoặc cấp quản lý tƣơng đƣơng
- Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Công ty
con.
- Các nhà đầu tƣ khác thoả thuận dành cho Công ty mẹ hơn 50% quyền biểu
quyết.
- Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy
chế thoả thuận.
Các công ty mẹ không phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất:

- Công ty mẹ đồng thời là Công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc
gần nhƣ toàn bộ và đƣợc các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì Công ty mẹ
này không phải lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất.
- Một công ty mẹ bị sở hữu toàn bộ hoặc gần nhƣ toàn bộ bởi một công ty khác
không nhất thiết phải lập báo cáo tài chính hợp nhất vì công ty mẹ của công ty mẹ có
thể không yêu cầu công ty mẹ phải lập báo cáo tài chính hợp nhất. Khái niệm bị sở
9

hữu gần nhƣ toàn bộ có nghĩa là một công ty bị công ty khác nắm giữ trên 90% quyền
biểu quyết.
 Xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con
Quyền kiểm soát đƣợc xem là tồn tại khi Công ty mẹ nắm giữ trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua các Công ty con khác trên 50% quyền biểu quyết ở Công ty con
trừ những trƣờng hợp đặc biệt khi có thể chứng minh đƣợc rằng việc nắm giữ nói trên
không gắn liền với quyền kiểm soát. Cụ thể theo các trƣờng hợp sau:
+ Công ty mẹ có thể nắm giữ trực tiếp quyền biểu quyết ở Công ty con thông
qua số vốn Công ty mẹ đầu tƣ trực tiếp vào Công ty con. Ta có:
Quyền biểu quyết công ty mẹ = (Tổng vốn đầu tư vào công ty con / Tổng vốn
của công ty con) * 100 %
+ Công ty mẹ có thể nắm giữ gián tiếp quyền biểu quyết tại một Công ty con
thông qua một Công ty con khác trong Tập đoàn.
Quyền biểu quyết gián tiếp công ty mẹ = (Tổng vốn góp của công ty con đầu tư
trực tiếp trong công ty con đầu tư gián tiếp / Tổng vốn điều lệ của công ty con đầu tư
gián tiếp ) * 100%
Quyền kiểm soát còn tồn tại ngay cả khi Công ty mẹ nắm giữ ít hơn hoặc bằng
50% quyền biểu quyết tại Công ty con theo các trƣờng hợp về quyền chi phối các
chính sách tài chính và hoạt động ở công ty con của công ty mẹ đã trình bày ở trên.
 Xác định tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ và các cổ đông thiểu số đối với
Công ty con.
+ Xác định tỷ lệ lợi ích trực tiếp

Công ty mẹ có lợi ích trực tiếp trong một Công ty con nếu Công ty mẹ sở hữu
một phần hoặc toàn bộ vốn chủ sở hữu của Công ty con. Nếu Công ty con không bị sở
hữu toàn bộ bởi Công ty mẹ thì các cổ đông thiểu số của Công ty con cũng có lợi ích
trực tiếp trong Công ty con. Lợi ích trực tiếp đƣợc xác định trên cơ sở tỷ lệ sở hữu của
nhà đầu tƣ trong giá trị tài sản thuần của bên nhận đầu tƣ.
Tỷ lệ (%) lợi ích trực tiếp của công ty mẹ tại công ty con = Tỷ lệ (%) quyền
kiểm soát tại công ty con đầu tư trực tiếp
10

+ Xác định tỷ lệ lợi ích gián tiếp
Tỷ lệ lợi ích gián tiếp của Công ty mẹ ở Công ty con đƣợc xác định thông qua
tỷ lệ lợi ích của Công ty con đầu tƣ trực tiếp.
Tỷ lệ (%) lợi ích
gián tiếp của công ty
mẹ tại công ty con
=
Tỷ lệ (%) lợi ích
tại công ty con
đầu tư trực tiếp
x
Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty
con đầu tư trực tiếp tại công
ty con đầu tư gián tiếp
Công ty mẹ nắm giữ lợi ích gián tiếp trong một Công ty con nếu một phần vốn
chủ sở hữu của Công ty con này đƣợc nắm giữ trực tiếp bởi một Công ty con khác
trong Tập đoàn.
1.1.6 Các phƣơng pháp đo lƣờng giá trị để ghi nhận thông tin trình bày trên
Báo cáo tài chính hợp nhất
Phƣơng pháp giá gốc: Là phƣơng pháp kế toán mà khoản đầu tƣ đƣợc ghi
nhận ban đầu theo giá gốc. Nhà đầu tƣ chỉ hạch toán vào BCKQHĐKD khoản đƣợc

chia từ lợi nhuận thuần lũy kế của bên nhận đầu tƣ phát sinh sau ngày đầu tƣ. Các
khoản khác mà NĐT nhận đƣợc ngoài lợi nhuận đƣợc chia đƣợc coi là phần thu hồi
của các khoản đầu tƣ và ghi nhận giảm giá gốc của khoản đầu tƣ.
Phƣơng pháp vốn chủ sở hữu: Là Phƣơng pháp kế toán mà khoản đầu tƣ
đƣợc ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó đƣợc điều chỉnh theo những thay đổi ứng
với phần sở hữu của nhà đầu tƣ trong tài sản thuần của bên nhận đầu tƣ. BCKQHĐKD
phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tƣ trong KQKD của bên nhận đầu tƣ.
1.2 Phạm vi, phƣơng pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất và sổ kế toán hợp
nhất
1.2.1 Phạm vi lập Báo cáo tài chính hợp nhất
Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các báo cáo tài
chính của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nƣớc, ngoại trừ các công ty con sau:
+ Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ tạm thời vì công ty con này chỉ đƣợc
mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tƣơng lai gần (12 tháng).
+ Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian dài và điều này ảnh
hƣởng đáng kể đến khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.
11

+ Công ty mẹ kế toán khoản đầu tƣ vào các công ty con loại này theo quy định
tại chuẩn mực kế toán “công cụ tài chính”.
Công ty mẹ không đƣợc loại trừ ra khỏi báo cáo tài chính hợp nhất các báo cáo
tài chính của công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của tất cả
các công ty con khác trong tập đoàn. Báo cáo tài chính hợp nhất sẽ cung cấp các thông
tin hữu ích hơn nếu hợp nhất đƣợc tất cả báo cáo của các công ty con bởi nó cung cấp
các thông tin kinh tế, tài chính bổ sung về các hoạt động kinh doanh khác nhau của các
công ty con trong tập đoàn. Hợp nhất báo cáo tài chính trên cơ sở áp dụng chuẩn mực
kế toán “báo cáo tài chính bộ phận” sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về các hoạt động
kinh doanh khác nhau trong phạm vi một tập đoàn.
1.2.2 Phƣơng pháp lập Báo cáo tài chính hợp nhất
1.2.2.1 Phƣơng pháp chung

Căn cứ lập
+ BCTC riêng của công ty mẹ
+ BCTC của tất cả các công ty con trong và ngoài nƣớc do công ty mẹ có
quyền kiểm soát. Ngoại trừ BCTC riêng của công ty thuộc mục loại trừ đã nêu ở mục
1.1.5
Chính sách kế toán thống nhất
Báo cáo tài chính hợp nhất đƣợc lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán
thống nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tƣơng tự
trong toàn Tập Đoàn.
+ Trƣờng hợp công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách
kế toán áp dụng thống nhất trong Tập đoàn thì Báo cáo tài chính đƣợc sử dụng để hợp
nhất phải đƣợc điều phải điều chỉnh lại theo chính sách chung của Tập đoàn.
+ Trƣờng hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách chung của
Tập đoàn thì Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất phải trình bày theo các chính
sách kế toán khác nhau và phải thuyết minh rõ các chính sách kế toán khác đó.
Cùng kỳ kế toán
12

Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các công ty con sử dụng để hợp nhất
Báo cáo tài chính phải đƣợc lập cho cùng một kỳ kế toán
Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán là khác nhau, Công ty con phải lập thêm một bộ
Báo cáo tài chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của Công
ty mẹ. Trong trƣờng hợp điều này không thể thực hiện đƣợc, các Báo cáo tài chính
đƣợc lập vào thời điểm khác nhau có thể đƣợc sử dụng với điều kiện là thời gian chênh
lệch đó không vƣợt quá 3 tháng.
Ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty con - loại bỏ các giao dịch nội bộ -
trình bày các chỉ tiêu trên BCTC
+ Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty con đƣợc đƣa vào Báo cáo tài
chính hợp nhất kể từ ngày Công ty mẹ thực sự nắm quyền kiểm soát Công ty con và
chấm dứt vào ngày Công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát Công ty con.

+ Số chênh lệch giữa tiền thu từ việc thanh lý Công ty con và giá trị còn lại của
nó tại ngày thanh lý đƣợc ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp
nhất nhƣ một khoản lãi, lỗ từ việc thanh lý Công ty con.
+ Khoản đầu tƣ vào Công ty con sẽ đƣợc hạch toán nhƣ một khoản đầu tƣ tài
chính thông thƣờng.
+ Các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh hợp nhất đƣợc lập bằng cách cộng từng chỉ tiêu thuộc Bảng cân đối
kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty con
trong Tập đoàn sau đó thực hiện điều chỉnh cho các nội dung sau:
- Giá trị ghi sổ khoản đầu tƣ của Công ty mẹ trong từng công ty con và phần
vốn của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải đƣợc loại trừ toàn bộ
đồng thời ghi nhận lợi thế thƣơng mại (nếu có);
- Phân bổ lợi thế thƣơng mại;
- Lợi ích của cổ đông thiểu số
- Giá trị các khoản mục phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong cùng Tập đoàn
phải đƣợc loại trừ hoàn toàn;
13

- Các giao dịch bán hàng nội bộ, cho vay nội bộ, lãi đƣợc chia… phải đƣợc loại
trừ toàn bộ.
- Các khoản lãi/ lỗ chƣa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ Tập
đoàn đang nằm trong giá trị tài sản (nhƣ hàng tồn kho, tài sản cố định) phải đƣợc loại
trừ hoàn toàn.
+ Các khoản đầu tƣ vào công ty liên kết và công ty liên doanh đƣợc kế toán
theo phƣơng pháp vốn chủ sở hữu trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
1.2.2.2 Phƣơng pháp cụ thể
Theo Thông tƣ 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007, khi lập Bảng cân đối kế
toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất áp dụng theo các
bƣớc cơ bản sau:
- Bƣớc 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh của Công ty mẹ và các Công ty con trong Tập đoàn
- Bƣớc 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tƣ của Công ty mẹ trong
từng Công ty con và phần vốn của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Công ty con
và ghi nhận lợi thế thƣơng mại (nếu có)
- Bƣớc 3: Phân bổ lợi thế thƣơng mại (nếu có)
- Bƣớc 4: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số
- Bƣớc 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong Tập đoàn
- Bƣớc 6: Lập các Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và Bảng tổng hợp các
chỉ tiêu hợp nhất
- Bƣớc 7: Lập Báo cáo tài chính hợp nhất căn cứ và Bảng tổng hợp các chỉ tiêu
hợp nhất sau khi đã đƣợc điều chỉnh và loại trừ.
Chi tiết từng bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Hợp cộng các chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán riêng và Báo cáo Kết
quả hoạt động kinh doanh riêng của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn
Khi hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty
con sẽ đƣợc hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tƣơng đƣợng
của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác và chi phí.
14

Các điều chỉnh sai sót, khác biệt chính sách kế toán, kỳ kế toán trên các báo
cáo tài chính riêng đƣợc thực hiện trƣớc khi thực hiện bƣớc 1.
Bƣớc 2: Loại trừ toàn bộ giá trị ghi sổ khoản đầu tƣ của Cty mẹ trong từng Cty
con và phần vốn của Cty mẹ trong vốn chủ sở hữu của Cty con và ghi nhận lợi
thế thƣơng mại (nếu có)
Nguyên tắc loại trừ
Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, giá trị ghi sổ của khoản đầu tƣ của Công ty
mẹ trong từng Công ty con và phần sở hữu của Công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của
Công ty con tại ngày mua phải đƣợc loại trừ hoàn toàn. Lợi thế thƣơng mại và chênh
lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản và nợ phải trả nếu
có phát sinh trong quá trình hợp nhất đƣợc ghi nhận phù hợp với quy định và hƣớng

dẫn của Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh.
Các bút toán điều chỉnh
Nợ các khoản mục thuộc Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ Lợi thế thương mại (Nếu có)
Có Đầu tư vào công ty con
Trƣờng hợp Công ty mẹ và Công ty con cùng đầu tƣ vào một Công ty con khác
mà trong Báo cáo tài chính riêng của Công ty con khoản đầu tƣ vào Công ty con kia
trong Tập đoàn đƣợc phản ánh trong chỉ tiêu “Đầu tƣ vào Công ty liên kết” hoặc “Đầu
tƣ dài hạn khác” thì khi loại trừ giá trị khoản đầu tƣ đƣợc ghi nhận bởi Công ty con
của Tập đoàn, ghi:
Nợ các khoản mục thuộc Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ Lợi thế thương mại (Nếu có)
Có Đầu tư vào công ty con
Có Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh
Có đầu tư dài hạn khác
Bƣớc 3 : Phân bổ lợi thế thƣơng mại
Nguyên tắc phân bổ
15

Lợi thế thƣơng mại phát sinh tại ngày mua đƣợc phân bổ dần vào kết quả hoạt
động kinh doanh hợp nhất theo phƣơng pháp đƣờng thẳng trong thời gian không quá
10 năm.
Do Báo cáo tài chính hợp nhất đƣợc lập trên cơ sở Báo cáo tài chính riêng của
Công ty mẹ và các Công ty con nên khi phân bổ lợi thế thƣơng mại kế toán phải điều
chỉnh cả số đã phân bổ luỹ kế từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo. Khi đã phân bổ
hết lợi thế thƣơng mại, kế toán vẫn phải lập bút toán điều chỉnh để phản ánh ảnh
hƣởng của số đã phân bổ đến lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối và lợi thế thƣơng mại
cho đến khi thanh lý công ty con.
Bút toán điều chỉnh
- Trƣờng hợp phân bổ lợi thế thƣơng mại trong kỳ đầu tiên:

Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có Lợi thế thương mại
- Trƣờng hợp phân bổ lợi thế thƣơng mại từ kỳ thứ hai trở đi:
Nợ LNST chưa phân phối (Số LTTM đã phân bổ luỹ kế đến đầu kỳ)
Nợ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số LTTM phân bổ trong kỳ)
Có Lợi thế thương mại (Số LTTM đã phân bổ luỹ kế đến cuối kỳ)
- Sau khi đã phân bổ hết lợi thế thƣơng mại, bút toán điều chỉnh sẽ nhƣ sau: Nợ LNST
chưa phân phối (Toàn bộ số LTTM phát sinh)
Có Lợi thế thương mại (Toàn bộ số LTTM phát sinh)
Bƣớc 4: Tách lợi ích của cổ đông thiểu số
Nguyên tắc tách lợi ích của cổ đông thiểu số
+ Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá
trị tài sản thuần của các Công ty con đƣợc xác định và trình bày thành một dòng riêng
biệt. Giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số trong giá trị tài sản thuần của các Công ty con
hợp nhất, gồm:
- Giá trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày mua đƣợc xác định phù hợp
với Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”;
16

- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ
ngày mua đến đầu năm báo cáo; và
- Lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu phát
sinh trong năm báo cáo.
+ Khoản lỗ vƣợt trên phần vốn của các cổ đông thiểu số này đƣợc tính giảm vào
phần lợi ích của Công ty mẹ. Nếu sau đó Công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ đƣợc phân
bổ vào phần lợi ích của Công ty mẹ cho tới khi phần lỗ trƣớc đây do Công ty mẹ gánh
chịu đƣợc bồi hoàn đầy đủ.
Các bút toán điều chỉnh
+ Tách lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày đầu kỳ báo cáo
Căn cứ vào lợi ích của cổ đông thiểu số đã đƣợc xác định tại ngày đầu kỳ báo

cáo kế toán ghi:
Nợ các khoản mục thuộc Vốn chủ sở hữu
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số
+ Ghi nhận lợi ích của cổ đông thiểu số từ kết quả hoạt động kinh doanh trong
kỳ
- Trƣờng hợp KQHĐKD trong năm có lãi, kế toán xác định lợi ích của cổ đông
thiểu số trong thu nhập sau thuế của các Công ty con phát sinh trong kỳ:
Nợ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
Có Lợi ích của cổ đông thiểu số
- Trƣờng hợp KQHĐKD trong năm lỗ, kế toán xác định số lỗ các cổ đông
thiểu số phải gánh chịu trong tổng số lỗ của các công ty con phát sinh trong kỳ:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
- Trƣờng hợp trong kỳ đơn vị trích lập các quỹ đầu tƣ phát triển và quỹ dự
phòng tài chính từ lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối:
Nợ Quỹ đầu tư phát triển
Nợ Quỹ dự phòng tài chính
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
17

- Trƣờng hợp trong năm đơn vị phân phối lợi nhuận và trả cổ tức cho các cổ
đông thiểu số, kế toán căn cứ vào số phân chia cho các cổ đông thiểu số ghi:
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Bƣớc 5: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong tập đoàn
 Loại trừ ảnh hƣởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ Tập đoàn
Nguyên tắc loại trừ
Trong Báo cáo tài chính hợp nhất, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong
nội bộ Tập đoàn phải đƣợc loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi, lỗ chƣa thực hiện từ các
giao dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải đƣợc loại

trừ hoàn toàn.
Bút toán điều chỉnh
+ Loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lãi hoặc lỗ chƣa thực hiện phát sinh
từ giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ.
- Trƣờng hợp có lãi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có Giá vốn hàng bán
Có Hàng tồn kho
- Trƣờng hợp lỗ:
Nếu giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc
của số HTK tiêu thụ nội bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán không thực hiện loại trừ
lỗ chƣa thực hiện mà chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán nhƣ sau:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có Giá vốn hàng bán
Khi giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ
giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số hàng tồn kho trong nội
bộ (giá trị tại bên bán) thì kế toán thực hiện loại trừ khoản lỗ chƣa thực hiện.
Trƣờng hợp này kế toán ghi:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

×