Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.44 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ & PHÂN TÍCH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Đề tài :
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM
GVHD: ThS. Ngô Thị Hải Xuân
Lớp : NT02
Nhóm thực hiện:
1. Âu Gia Hiển
2. Phạm Thúy Hoàng
3. Nguyễn Minh Thành

Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
ii
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng,
chất lượng của các loại sản phẩm. Môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh ngày càng
gay go, phức tạp, đầy những thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Điều đó đặt ra
câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất là sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản
xuất như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng,
nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp.


Do vậy, muốn tồn tại phát triển và giữ vị trí của mình trên thị trường thì đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những cho biết doanh
nghiệp đó có vị trí như thế nào trên thị trường, mà còn có tác động trực tiếp đến lợi ích
của những người góp phần vào quá trình kinh doanh đó. Để doanh nghiệp có thể nhìn
nhận đúng về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của mình thì cần thông qua việc
phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta
có thể đưa ra các hoạch định, chiến lược thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế và
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong bài tiểu luận này, nhóm em chọn công ty Cổ Phần Thương Mại Xuất
Nhập Khẩu Thiên Nam cho việc nghiên cứu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nội dung chính của tiểu luận gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu sơ lược về công ty CP TM XNK Thiên Nam
Chương 2,3,4: Phân tích tình hình kinh doanh, kết quả kinh doanh và hiệu quả
kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây (2010-2012)
Chương 5: Kết luận và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh tại công ty.
Sinh viên
Nhóm 06
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
iii
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
MỤC LỤC
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
iv
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing

DANH MỤC VIẾT TẮT

TM Thương mại
DN Doanh nghiệp
XNK Xuất nhập khẩu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DV Dịch vụ

GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
v
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT
NHẬP KHẨU THIÊN NAM
1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần TMXNK Thiên Nam
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU
THIÊN NAM
Thương hiệu: TENIMEX
Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
Chủ tịch hội đồng quản trị: Bà Nguyễn Thị Hiệp
Trụ sở: Tòa nhà Thiên Nam, số 111-121 Ngô Gia Tự, phường 2, quận 10, TP. HCM
Email:
Website:
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần TMXNK Thiên Nam tiền thân là Công ty Thương mại Dịch vụ
Xuất nhập khẩu (Tenimex), trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận 10. Công ty
TENIMEX được thành lập theo Quyết định số 4103/GPUBNCVX do Ủy Ban Nhân
Dân TP Hồ Chí Minh ký ngày 03/12/1994 trên cơ sở sáp nhập 02 Doanh nghiệp Công
ty Thương mại Dịch vụ Quận 10 và Công ty sản xuất Kinh doanh XNK Quận 10.

Năm 2000: Công ty TM DV XNK Quận 10 (TENIMEX) chính thức chuyển đổi
thành công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty CP TM - XNK Thiên Nam vào ngày
01 tháng 11. Vốn điều lệ ban đầu là 13 tỷ đồng, Công ty cổ phần Thiên Nam hoạt động
trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ với ngành nghề kinh doanh: xuất nhập khẩu mặt
hàng công nghệ phẩm, thủy hải sản, vật tư thiết bị máy móc, dịch vụ ủy thác XNK,
cho thuê văn phòng…
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Năm 2005: Công ty CP TM XNK Thiên Nam chính thức niêm yết 1,3 triệu cổ
phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) - với mã chứng khoán
là TNA vào ngày 20 tháng 07, đúng vào dịp thị trường chứng khoán Việt Nam tròn 5
năm thành lập. Là một trong 30 doanh nghiệp tiên phong niêm yết trên sàn HOSE,
đóng góp cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, Thiên
Nam gia nhập vào đội ngũ những công ty được quản trị minh bạch và liên tục đổi mới
để hội nhập với kinh tế toàn cầu.
Năm 2006: Hoàn thiện bộ máy điều hành cấp cao, Thiên Nam xác định chọn
ngành hàng chủ lực là kinh doanh sắt thép để tập trung đầu tư phát triển thành ngành
lõi trong chiến lược kinh doanh của Công ty.
Năm 2007: Phát hành thành công 2 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 33 tỷ
đồng nhằm huy động nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh và triển khai dự án
xây dựng cao ốc văn phòng tại số 111-121 Ngô Gia Tự, Q10, TP HCM. Hiệu quả từ
hoạt động kinh doanh của Công ty có bước tiến vượt bậc, doanh thu và lợi nhuận tăng
hơn hai lần so với năm 2006.
Năm 2008: Lần đầu tiên doanh thu của Công ty vượt trên 700 tỷ đồng.
Năm 2009: Thiên Nam phát hành thành công 4,7 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều
lệ lên 80 tỷ đồng. Cùng với việc duy trì được vị trí trong Top VNR500, Thiên Nam tập
trung đầu tư và hoạch định chiến lược kinh doanh trên cơ sở xác lập thế kiềng 3 chân
trong lĩnh vực kinh doanh chủ lực: Sắt thép – Công nghệ phẩm – Bất động sản. Cụ thể:

+ 31 tháng 03 năm 2009: Thành lập Công ty TNHH Công nghệ phẩm Thiên
Nam (TNF) do Công ty CP TM -XNK Thiên Nam sở hữu 80% vốn điều lệ. Với khẩu
hiệu “Mang hương vị thế giới đến mọi nhà”, Công ty CNP Thiên Nam chọn hướng đi
là nhập khẩu và phân phối dòng sản phẩm cao cấp của các thương hiệu danh tiếng thế
giới trên thị trường toàn quốc.
+ 30 tháng 09 năm 2009: Thành lập Cửa hàng kinh doanh Sắt thép Thiên Nam
để chủ động bám sát thị trường, huấn luyện đội ngũ, định vị thế của Thiên Nam trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa ngành hàng sắt thép.
+ Đầu tư nâng cấp các mặt bằng và toà nhà văn phòng để tăng giá trị khai thác,
nghiên cứu thị trường để hợp tác đầu tư vào các dự án Bất động sản với các đối tác
chiến lược.
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Năm 2010: Cao ốc văn phòng Thiên Nam tại số 111-121 Ngô Gia Tự và khu
căn hộ cao cấp Thiên Nam hoàn thành được đưa vào khai thác. Giữ vững tốc độ tăng
trưởng cao, Thiên Nam đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng gấp 3 lần so
với năm trước. Sau 10 năm phát triển, quy mô về doanh thu năm 2010 gấp 4,5 lần và
lợi nhuận trước thuế năm 2010 gấp 31 lần so với năm 2001.
1.3 Quy mô hoạt động
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh:
1.3.1.1 Sắt thép:
Công ty hoạt động trên lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu sắt thép với các
mặt hàng chủ lực là thép dây cán nóng với đủ các size, thép cuộn, thép tấm, thép lá cán
nóng, cán nguội dạng cuộn.
1.3.1.2 Công nghệ phẩm:
Nhập khẩu và phân phối các mặt hàng thực phẩm công nghệ cao tại Việt Nam.
Thị trường hoạt động phủ khắp từ Bắc chí Nam, kinh doanh mặt hàng độc quyền từ
các nhà sản xuất thực phẩm danh tiếng có nền công nghệ cao trên khắp các châu lục.

1.3.1.3 Bất động sản:
Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, kho hàng. Đầu tư nâng cấp các
mặt bằng và tòa nhà văn phòng để tăng giá trị khai thác, nghiên cứu thị trường để hợp
tác đầu tư vào các dự án bất động sản với các đối tác chiến lược.
1.3.1.4 Dịch vụ khác:
Dịch vụ ủy thác Xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà nước cho phép.
Dịch vụ làm thủ tục hải quan, khai thuế hải quan, giao nhận hàng hóa.
Mua bán, đại lý, ký gởi hàng công nghệ phẩm, lương thực, thực phẩm, vật tư
thiết bị, phương tiện vận tải, rượu, thuốc lá nội, nông sản, thủy hải sản, kim khí điện
máy, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, phân bón, thuốc trử sâu, gổ, máy móc thiết
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
bị, mỹ phẩm, sách và văn hóa phẩm.
Mua bán hàng điện gia dụng, hạt nhựa, vật tư ngành ảnh, văn phòng phẩm,
băng đĩa nhạc, đồ điện gia dụng, giày da, túi xách, đồng hồ, mắt kính, cơ điện lạnh,
máy giặt, xe gắn máy và phụ tùng, xe đạp, quần áo, bia, nước giải khát (trừ kinh doanh
dịch vụ ăn uống).
Đại lý ký gởi hàng hóa.
Cho thuê văn phòng đại diện, kinh doanh nhà. Môi giới bất động sản.
Xuất Nhập Khẩu: Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng nông, thủy hải sản,
công nghệ thực phẩm, kim khí điện máy, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất , máy móc
thiết bị, vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, mỹ phẩm.
1.3.2 Các đơn vị trực thuộc
Tên đơn vị Địa chỉ
Chi nhánh Công ty cổ phần thương mại
xuất nhập khẩu Thiên Nam – Trung tâm
kinh doanh sắt, thép
C12/12E, ấp 3, quốc lộ 1A, xã Tân Kiên,

huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Công ty cổ phần thương mại
xuất nhập khẩu Thiên Nam – Trung tâm
kinh doanh sắt thép
56A, quốc lộ 1A, ấp 2, Xã Mỹ Yên, huyện
Bến Lức, tỉnh Long An.
1.3.3 Công ty con
Tên đơn vị Địa chỉ Tỷ lệ sở hữu
Công ty TNHH Công nghệ
phẩm Thiên Nam
451 – 453 Nguyễn Tri Phương, phường
08, quận 10, TP.Hồ Chí Minh
80%
1.3.4 Mục tiêu phát triển
Trong lĩnh vực kinh doanh sắt thép, với chủng loại sản phẩm đa dạng, đáp ứng
yêu cầu thị trường, công ty xác định thép dây wirerod là mặt hàng kinh doanh chủ lực
của Công ty. Công ty đặt mục tiêu chiếm lĩnh 10% thị phần thép nhập khẩu khu vực
phía Nam.
Trong mảng công nghệ phẩm, tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối nhằm định
vị ở top 3 doanh nghiệp phân phối hàng công nghệ phẩm nhập ngoại tại thị trường
Việt Nam và phát triển sang thị trường Campuchia và Lào; tập trung phát triển thương
hiệu và chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, đầu tư linh hoạt vào
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
những lĩnh vực có cơ hội tạo hiệu quả chắc chắn và ổn định.
Trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, TNA luôn tạo thế chủ động
khai thác các dự án bất động sản, ưu tiên các dự án ngắn hạn.
1.4 Cơ cấu tổ chức


GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Phân tích tình hình lưu chuyển hàng hóa
Bảng 2.1: Tình hình lưu chuyển hàng hóa của công ty CP TM XNK Thiên Nam
Đơn vị tính: Đồng
2.1.1 Nhận xét
Qua bảng số liệu, ta thấy các chỉ tiêu tồn kho đều tăng qua các năm. Ở từng
năm thì giá trị hàng mua trong kỳ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là giá trị hàng bán
trong kỳ, hàng tồn kho cuối kỳ và sau cùng là hàng tồn kho đầu kỳ. Các giá trị đều
tăng cho thấy công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh.
Về chỉ tiêu hàng tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kì, ta thấy giá trị luôn tăng qua
các năm. Trong năm 2010, tồn kho đầu kỳ là 212,957,914,100 đồng. Tuy nhiên sang
năm 2011, đã tăng thêm 74,793,466,609 đồng (tương ứng tăng thêm 35.12%) so với
đầu kỳ 2010. Sang năm 2012, thì tồn kho đầu kỳ tuy có tăng về giá trị, nhưng tăng ít
hơn đáng kể so với cùng kì năm trước (tăng thêm 24,999,632,626 đồng, tương ứng chỉ
tăng thêm 8.69%). Tuy nhiên ở 2012, thì tồn kho cuối kỳ có xu hướng tăng thêm
52,421,502,926 đồng (tương ứng tăng thêm 16.76%) so với đầu kỳ 2012, do đó sẽ ảnh
hưởng đến mức tăng thêm tồn kho đầu kỳ ở năm sau. Công ty cần phải xem xét lại
chính sách mua trong kỳ và bán trong kỳ, cũng như mục tiêu dự trữ để hợp lý hóa tồn
kho đầu kỳ và cuối kỳ.
Về chỉ tiêu hàng mua trong kỳ, ta thấy từ 811,162,074,222 đồng năm 2010
tăng thêm 170,743,474,647 đồng năm 2011 (tương ứng tăng thêm 21.05%) và tiếp tục
tăng thêm 172,923,713,597 đồng năm 2012 (tương ứng tăng thêm 17.61%).
Về chỉ tiêu hàng bán trong kỳ, ta thấy từ 736,368,607,613 đồng năm 2010 tăng
thêm 220,537,308,630 đồng năm 2011 (tương ứng tăng thêm 29.95%) và tiếp tục tăng
thêm 145,501,843,297 đồng năm 2012 (tương ứng tăng thêm 15.21%).

Ta thấy giá trị hàng mua trong kỳ luôn cao hơn một chút so với giá trị hàng bán
trong kỳ nhưng không nhiều, đó là lý do mà hàng tồn kho cuối kỳ luôn cao hơn hàng
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
tồn kho đầu kỳ.
Nhìn chung, tình hình tồn kho tại công ty ảnh hưởng nhiều vào khả năng dự
đoán sự thay đổi của thị trường, cũng như chiến lược tồn kho của công ty. Và thực tế
công ty đã đáp ứng đủ, đúng thời gian cho các hợp đồng nhập khẩu với chiến lược tồn
kho định hướng cho từng giai đoạn, do đó công ty cần tiếp tục duy trì chiến lược này
nhằm mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Tuy nhiên công ty cũng cần lưu ý đến
vấn đề hàng tồn kho cuối kì, để tránh tồn quá nhiều sẽ bị ứ đọng vốn.
2.1.2 Nhân tố tác động
2.1.2.1. Nhân tố khách quan
Năm 2010, nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế và do tác động của các biện
pháp kích cầu của chính phủ trong năm 2009, giá trị sản lượng ngành xây dựng tăng
trưởng 23% yoy. Sự tăng trưởng ngành xây dựng làm tăng sản lượng tiêu thụ thép xây
dựng và các sản phẩm thép khác, đã giúp cho tổng sản lượng tiêu thụ thép các loại đạt
4,9 triệu tấn, tăng 20% yoy. Từ 2009, thép hợp kim được ưu đãi về thuế (0%). Do đó,
lượng hàng mua trong kỳ và bán trong kỳ của công ty tăng dần qua các năm.
Giá chào phôi đã tăng lên gần như liên tục và tỷ giá đã điều chỉnh tăng, lãi suất
ngân hàng khiến giá thép xây dựng tăng theo chiều thẳng đứng lên tới giá 16.200
vnd/kg. Giá thép bán ra năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 tăng 1-1,5 triệu
đồng/tấn so với cuối năm 2010 (khoảng 13-14%), đã dẫn đến giá trị của sản lượng bán
ra tăng cao hơn so với sự gia tăng về sản lượng.
Giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao đã dẫn đến giá trị của sản lượng thu
mua cũng tăng cao.
Năm 2012, thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, lượng sản phẩm thép
xây dựng tiêu thụ giảm 17% và hàng tồn kho tăng. Thế nhưng, lượng tiêu thụ các loại

thép khác như thép ống, thép cuộn cán nguội, cán tôn mạ kẽm tăng.
2.1.2.1. Nhân tố chủ quan
Công ty mở rộng quy mô kinh doanh nên tồn kho tăng nhưng không ảnh hưởng
nhiều đến việc kinh doanh của công ty.
Công ty có đội ngũ thu mua và bán hàng tốt, có những hợp đồng lớn, giá trị
mua hàng và bán hàng đều tăng qua các năm.
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
2.1.3 Giải pháp
Công ty cần tìm nguồn cung cấp ổn định, đảm bảo thuận lợi việc mua bán đang
tăng dần của công ty.
Công ty cần tìm hiểu chính xác nhu cầu thị trường để có kế hoạch thu mua và
bán hàng phù hợp, tránh việc tồn kho tăng cao.
2.2 Đánh giá tốc độ luân chuyển hàng hóa
Bảng 2.2: Tốc độ luân chuyển hàng hóa của công ty CP TM XNK Thiên Nam
Đơn vị tính: Đồng
2.2.1 Nhận xét
Nhìn chung, công ty đang có những chuyển biến tốt trong khâu luân chuyển
hàng hóa, khi mà thời gian lưu chuyển một vòng giảm dần và số vòng hàng hóa luân
chuyển được nâng lên.
Cụ thể, số ngày lưu chuyển giảm dần trong 3 năm, trong đó giảm đáng kể là ở
năm 2011. Cụ thể năm 2010 là 105.1 ngày thì đến năm 2011 đã giảm được 3.5 ngày
(tương ứng giảm 3.37%) . Đến năm 2012, số ngày lưu chuyển tiếp tục giảm xuống
nhưng không đáng kể là 0.1078 ngày (tương ứng giảm 0.11%). Điều này chứng tỏ
doanh thu từ bán hàng nội địa tăng nhanh hơn mức tăng giá trị hàng tồn kho ở từng
năm dẫn đến số ngày lưu chuyển giảm, từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của công
ty qua từng năm.
Về số vòng luân chuyển hàng hóa, năm 2010 số vòng lưu chuyển chỉ là 3.4240.

Năm 2011 và 2012 tuy có tăng nhưng tỷ lệ tăng khá nhỏ là 0.1195 vòng (tương ứng
tăng 3.49%) và 0.0038 vòng (tương ứng 0.11%).
Nhìn chung, số ngày lưu chuyển hàng hóa trong 3 năm qua của công ty còn khá
cao và điều này ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong thời
gian gần đây, công ty cũng đã có những chiến lược tồn kho hợp lý, tăng doanh số bán
trên thị trường, từ đó làm giảm số ngày lưu chuyển, làm tăng hiệu quả kinh doanh của
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
công ty.

2.2.2 Nhân tố tác động
2.2.2.1 Nhân tố khách quan
Nhu cầu thị trường về mặt hàng thép wirerod tăng hàng năm nên các công ty có
xu hướng dự trữ năm sau nhiều hơn năm trước.
Đặc trưng của sản phẩm thép là có thời gian luân chuyển hàng hóa dài, và đây
lại là mặt hàng chủ lực của công ty, nên thời gian luân chuyển hàng hóa của công ty
cũng dài theo.
2.2.2.2. Nhân tố chủ quan
Công ty tổ chức khâu bán hàng hiệu quả nên doanh thu tăng.
Doanh thu tăng nhiều hơn dự trữ bình quân hàng hóa nên tốc độ luân chuyển có
tăng nhưng ít.
Công ty có các hợp đồng phân phối thép dài hạn với các công ty khác, dẫn đến
nguồn hàng dễ bán hơn và thời gian luân chuyển giảm đi một ít.
2.2.3 Giải pháp
Công ty cần tổ chức tốt hơn nữa khâu thu mua, khai thác hàng hóa và dự trữ
hàng hóa, mua đúng về số lượng, về quy cách chủng loại, tốt về chất lượng, giá cả phải
chăng, kịp thời về thời gian và bảo quản tốt hàng hóa. Từ đó, đẩy mạnh bán hàng hơn
nữa để giảm lượng hàng tồn kho và tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa.

2.3 Phân tích tình hình thu mua của doanh nghiệp
Bảng 2.3: Tình hình thu mua của công ty CP TM XNK Thiên Nam
Đơn vị tính: Đồng
2.3.1 Nhận xét
Nhìn chung, tình hình thu mua hàng của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể,
năm 2011, tăng 170,743,474,647 đồng, tương đương tăng 21.05% so với năm 2010, và
năm 2012 tăng 172,923,713,597, tương đương tăng 17.61% so với năm 2011. Như
vậy, tốc độ tăng có chậm lại ở năm 2012.
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Công ty có 4 phương thức thu mua, trong đó, chủ yếu là mua qua đơn vị cung
ứng chuyên, kế đến là nhập khẩu từ Mỹ, và nhập khẩu từ Trung Quốc, cuối cùng là
nhập khẩu từ Châu Âu.
Việc thu mua từ các đơn vị cung ứng chuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất (tỷ trọng
bình quân 42.19%), đạt 408,774,586,527.73 đồng/ năm. Giá trị thu mua tăng dần, năm
2011 tăng 2,603,900,672 đồng (tương ứng tăng 0,67%) và tiếp tục tăng mạnh ở năm
2012, tăng 46,958,855,804 đồng (tương ứng tăng 11.92%). Tuy nhiên, tỷ trọng lại
giảm dần qua các năm . Năm 2010, tỷ trọng của phương thức này là 48.25%, đến năm
2011, giảm còn 40.13%, năm 2013, tỷ trọng tiếp tục giảm còn 38.18%.
Kế đến là nhập khẩu từ Mỹ (chiếm tỷ trọng bình quân 30.47%), đạt
295,936,574,241.45 đồng/năm. Giá trị thu mua tăng dần nhưng tốc độ tăng thì giảm
dần. Năm 2011 tăng 36,847,576,347 đồng (tương ứng tăng 13.71%) và tăng ít ở năm
2012, tăng 7,944,387,214 đồng (tương ứng tăng 2.6%). Tuy nhiên, tỷ trọng lại giảm
dần qua các năm . Năm 2010, tỷ trọng của phương thức này là 33.12%, đến năm 2011,
giảm còn 31.12% và năm 2012 , tỷ trọng tiếp tục giảm còn 27.15%.
Nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng bình quân 23.1%, đạt
235,276,054,943.17 đồng/ năm và có xu hướng tăng mạnh về giá trị lẫn tỷ trọng. Giá
trị thu mua tăng dần, năm 2011 tăng 115,701,812,697 đồng (tương ứng tăng 93.58%)

và tiếp tục tăng ở năm 2012, tăng 103,517,436,349 đồng (tương ứng tăng 43.25%).
Năm 2010, tỷ trọng của phương thức này là 15.24%, đến năm 2011, tăng lên đến
24.37% và năm 2012 , tỷ trọng tiếp tục tăng đến 29.69%, vượt hơn phương thức nhập
khẩu từ Mỹ. Đây là phương thức mà công ty hướng tới, do giá thành thép nhập khẩu từ
Trung Quốc giá rẻ, và được ưu đãi về thuế.
Nhập khẩu từ Châu Âu chiếm tỷ trọng nhỏ, bình quân 4.25%, đạt
42,645,079,473.32 đồng/ năm và có xu hướng tăng nhẹ về giá trị lẫn tỷ trọng. Giá trị
thu mua tăng dần, năm 2011 tăng 15,590,184,932 đồng (tương ứng tăng 56.86%) và
tiếp tục tăng ở năm 2012, tăng 14,503,034,230 đồng (tương ứng tăng 33.72%). Năm
2010, tỷ trọng của phương thức này là 3.38%, đến năm 2011, tăng lên đến 4.38% và
năm 2012 , tỷ trọng tiếp tục tăng đến 4.98%. Tuy phương thức thu mua này chiếm tỷ
trọng nhỏ nhưng cũng đang được quan tâm đầu tư, chủ yếu là các mặt hàng công nghệ
phẩm từ Châu Âu.
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Như vậy, về giá trị thu mua của các hình thức tăng đều qua các năm. Tuy
nhiên, về tỷ trọng có sự thay đổi qua các năm do phương thức nhập khẩu từ Trung
Quốc tăng mạnh. Điều này chứng tỏ công ty có nguồn cung hàng ổn định và công ty
cũng linh hoạt trong sự thay đổi tỷ trọng các nguồn cung cấp nhằm duy trì ổn định
nguồn cung để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty. Việc thu mua còn tùy thuộc
nhiều vào chiến lược tồn kho của công ty. Công tác thu mua với thời gian và số lượng
thu mua sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc cung ứng hàng cho công tác xuất khẩu. Do đó,
cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược thu mua hợp lý nhằm mang lại hiệu quả
cao.
2.3.2 Nhân tố tác động
2.3.2.1 Nhân tố khách quan
Mua qua đơn vị cung ứng chuyên: có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao là do nguồn
hàng của các công ty cung ứng có khối lượng lớn và cung cấp hàng trong thời gian

ngắn và ngày càng có nhiều công ty cung ứng sắt thép với quy mô lớn.
Nhập khẩu từ Mỹ: chủ yếu là các loại sắt thép giá trị cao, đáp ứng nhu cầu nội địa.
Tuy nhiên, vì giá nhập khẩu cao nên giảm dần tỷ trọng.
Nhập khẩu từ Trung Quốc: Các loại thép gia công sản xuất công nghiệp của Trung
Quốc đã giảm giá từ 7 - 10% so với đầu quý I/2009 và quốc gia này đang tìm cách
giảm thuế, giảm giá để đẩy mạnh xuất khẩu. Sản phẩm từ Trung Quốc có chất lượng
tương đối tốt và giá thấp hơn nhiều nên có tỷ trọng tăng dần.
Nhập khẩu từ Châu Âu các công nghệ phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng
của thị trường. Đây là các sản phẩm tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng nên có giá trị
và tỷ trọng tăng dần.
2.3.2.2. Nhân tố chủ quan
Công ty thương mại xuất nhập khẩu nên việc kinh doanh chủ yếu là mua đi bán
lại, nhập khẩu hàng hóa về phục vụ nhu cầu nội địa.
Công ty có đội ngũ thu mua tốt, đồng thời có những hợp đồng ổn định nên nhập
khẩu tăng dần. Việc thay đổi tỷ trọng cho thấy hướng đầu tư của công ty:
+ Tận dụng lợi thế giá cả cạnh tranh từ các mặt hàng sắt thép nhập khẩu từ
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Trung Quốc, từ đó gia tăng lợi nhuận cho công ty.
+ Các công nghệ phẩm nhập khẩu từ Châu Âu, chưa phải là ngành nghề chính
của công ty nên có giá trị và tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên, đây là hướng phát triển của công
ty và đang được đầu tư.
2.3.3 Giải pháp
Mặc dù phương thức thu mua qua đơn vị cung ứng chuyên và nhập khẩu từ
Trung Quốc tăng đều qua các năm, nhưng hai phương thức này khiến công ty phụ
thuộc khá nhiều vào bên cung ứng và giá thu mua không ổn định. Do đó, công ty nên
tìm đối tác tin cậy, ký hợp đồng dài hạn để đảm bảo nguồn cung ổn định.
Công ty nên tiếp tục đầu tư mở rộng mặt hàng công nghệ phẩm nhập khẩu từ

Châu Âu để đáp ứng nhu cầu thị trường, gia tăng lợi nhuận.
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1 Tình hình bán hàng và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường nội địa
3.1.1 Tình hình bán hàng và dịch vụ theo doanh thu và tốc độ tăng giảm doanh thu
Bảng 3.1: Tình hình doanh thu của công ty CP TM XNK Thiên Nam
Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: báo cáo tài chính các năm 2010,2011,2012 của công ty CP TM XNK Thiên Nam)
3.1.1.1. Nhận xét
Tổng doanh thu của công ty Thiên Nam tăng tương đối đều qua các năm, nhìn
chung tình hình kinh doanh như vậy là tốt, lượng tăng doanh thu hàng năm đạt mức từ
10.52% đến 26.19%. Cơ cấu doanh thu của công ty gồm 3 loại chính là:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu chủ yếu của công ty
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
- Thu nhập khác
Về doanh thu bán hàng và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng ở mức cao nhất và tương
đối ổn định, dao động ở mức từ 95.58% đến 97.74%. Nếu doanh thu này ở năm 2010
là hơn 857 tỷ đồng thì năm 2011 đã tăng thêm 206,727,854,378 đồng (tương ứng với
24.12%). Năm 2012 tiếp tục tăng thêm 138,445,233,898 đồng (tương ứng với
13.01%). Doanh thu này đến từ 3 mảng kinh doanh của công ty là bán hàng hóa, kinh
doanh bất động sản và cung cấp dịch vụ.
Thứ nhất là doanh thu thuần bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong hạng mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, và luôn giữ được mức tăng ổn định, tỷ trọng
trên tổng doanh thu dao động từ 85.58% đến 95.93%. Nếu năm 2010, chỉ là gần 755 tỷ
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM

Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
đồng thì đến năm 2011 tăng 38% tương ứng với 286,887,798,154 đồng so với năm
2010, năm 2012 tăng 13.28% tương ứng với 138,330,483,320 đồng so với năm 2011.
Đây là nghiệp vụ kinh doanh mang lại doanh thu lớn cho công ty vì vậy công ty phải
có những phương hướng, giải pháp mang tính chiến lược để tăng doanh thu hơn nữa.
Thứ hai là doanh thu từ bất động sản, tuy tỷ trọng đứng thứ hai trong hạng mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng tỷ trọng này đang giảm đều qua các
năm, từ 11.33% năm 2010 ứng với 99,971,119,463 đồng, giảm mạnh xuống chỉ còn
1.70 ứng với 18,868,224,807 đồng năm 2011 và dù tăng nhẹ với tồng giá trị đạt
19,006,998,058 đồng nhưng tổng tỷ trọng vẫn giảm chỉ còn 1.55% năm 2012. Theo
đó, tổng giá trị từ doanh thu bất động sản năm 2011 chỉ đạt 18.87% so với năm 2010,
năm 2012 có tăng nhẹ ở mức 0.74% ứng với 138,773,251 đồng so với năm 2011.
Thứ ba là doanh thu thuần từ cung cấp dịch vụ, nó chỉ chiếm một mức nhỏ
trong tỷ trọng doanh thu của công ty và luôn giữ ở mức tương đối ổn định từ 0.26%
đến 0.29%. Trong đó năm 2011 có mức tăng tương đối đáng kể so với 2010, khi doanh
thu từ cung cấp dịch vụ tăng 942,950,880 đồng tương ứng với 41.14%. Tuy nhiên năm
2012 lại giảm nhẹ 24,022,673 đồng tương ứng với 0.74% so với 2011.
Bên cạnh đó, công ty còn có doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Trong đó doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng cao thứ 2, tuy nhiên giá trị
lại rất nhỏ so với doanh thu bán hàng và dịch vụ. Năm 2011, tuy có tăng giảm qua các
năm, nhưng nhìn chung mức tăng giảm này không ảnh hưởng nhiều đến công ty, thay
đổi chủ yếu do hoạt động góp vốn vào công ty, lãi suất và chênh lệch tỷ giá. Còn về
thu nhập khác, cũng chỉ chiếm giá trị và tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu doanh thu.
Tuy nhiên có điểm đáng lưu ý ở năm 2011 khi có sự tăng đột biến từ 574 triệu đồng
lên 30.6 tỷ đồng do công ty thu chuyển nhượng dự án chung cư Thiên Nam và thu về
được khoảng 30 tỷ đồng.
3.1.1.2. Nhân tố tác động
 Nhân tố khách quan:
Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, đầu tư bất động sản năm 2009 đã có ảnh
hường lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên nhu cầu ở các mặt hàng

công ty kinh doanh ít bị ảnh hưởng và có xu hướng tăng nhu cầu. Cụ thể là nhu cầu về
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
mặt hàng thép cuộn wirerod vẫn tăng đều qua các năm, trong khi đó ở các mặt hàng
công nghệ phẩm như rượu ngoại, bánh kẹo ngoại ngày càng được ưa chuộng. Đây
chính là những mặt hàng mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty và điều này đã dẫn
đến mức tăng trưởng doanh thu của công ty qua các năm.
Giá cả nguyên vật liệu và sản phẩm tăng qua các năm, cũng đã góp phần làm
tăng giá thu mua và giá bán ra của công ty và là một trong những yếu tố làm doanh thu
công ty tăng qua từng năm.
Lãi suất đang trong xu hướng giảm qua từng năm thuận lợi cho các doanh
nghiệp ngành thép, giảm được một khoản chi phí tài chính khá lớn.
Thuế suất nhập khẩu nguyên liệu thép ngày càng giảm và sẽ thành 0% vào năm
2017. Điều này có lợi cho các công ty nhập khẩu sắt thép về kinh doanh tại thị trường
nội địa do thành phẩm trong nước giảm lợi thế cạnh tranh. Và Thiên Nam đã nắm bắt
cơ hội để mở rộng kinh doanh của mình qua các năm.
Bên cạnh những tác động tích cực, công ty cũng bị ảnh hưởng bởi một số nhân
tố tiêu cực như ở lãnh vực bất động sản, do sự đình trệ của bất động sản, cung cao hơn
cầu, dẫn đến mức doanh thu ở lãnh vực này của công ty giảm mạnh. Nhưng do tỷ
trọng không cao nên không ảnh hưởng nhiều đến mức tăng trưởng doanh thu của công
ty.
Ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã gây
những khó khăn đáng kể cho doanh nghiệp nhập khẩu nói chung.
Lạm phát tăng cao cũng dẫn đến việc tiêu thụ các công nghệ phẩm gặp khó
khăn hơn và mức tăng trưởng nhu cầu còn thấp.
 Nhân tố chủ quan:
Công ty đã lựa chọn phương án đầu tư hợp lý trong những năm qua. Cụ thể như
ở lãnh vực sắt thép, mặc dù tình trạng cung lớn hơn cầu, vừa thừa vừa thiếu, luôn là

vấn đề hóc búa, tồn tại trong một thời gian dài đối với ngành thép, nhưng ban lãnh đạo
công ty đã có tầm nhìn sáng suốt khi chọn mặt hàng thép wirerod là loại sản phẩm ít bị
ảnh hưởng bởi suy giảm của bất động sản và ngành xây dựng.
Công ty cũng đồng thời xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp cả nước.
Thu nhập khác năm 2011 tăng đột biến là do công ty đã chuyển nhượng dự án
chung cư Thiên Nam.
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Tuy nhiên ở mặt hàng công nghệ phẩm, là lãnh vực công ty mới tham gia trong
gần ba năm trở lại, do đó công ty còn một số hạn chế về nguồn nhân lực của công ty,
cơ sở vật chất đang trong quá trình hoàn thiện và trình độ của đội ngũ bán hàng còn
chưa cao.
Mạng lưới phân phối cũng chưa đồng đều, nếu ở mặt hàng chủ lực là sắt thép,
thì công ty chỉ tập trung chính vào thị trường phía Nam, thì ở mặt hàng công nghệ
phẩm, công ty lại có mạng lưới phân phối rộng hơn khi có mặt ở miền Trung và miền
Bắc.
3.1.1.3. Giải pháp
Thị trường miền Bắc cũng nhiều tiềm năng về tiêu thụ sắt thép, do đó công ty
nên nghiên cứu để xây dựng mạng lưới phân phối vào thị trường này, cũng như có thể
phát triển xa hơn vào các thị trường Campuchia và Lào.
Do công ty hoạt động trên nhiều lãnh vực, nên cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ
chức, tuyển dụng những người tài giỏi có kinh nghiệm vào vị trí lãnh đạo ở các lãnh
vực như công nghệ phẩm để có chiến lược kinh doanh tốt.
Tìm cách nâng cao trình độ của đội ngũ bán hàng, đặc biệt là ở mặt hàng chủ
lực sắt thép và mặt hàng mới là công nghệ phẩm.
Công ty cũng nên đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất, như mở rộng mạng lưới cửa
hàng trưng bày và bán các loại rượu ngoại, bánh kẹo ngoại
Xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa.

Mở rộng kinh doanh, liên kết với các đại lý ở lãnh vực sắt thép, với các siêu thị
để tận dụng lợi thế về khả năng phân phối của họ.
Bên cạnh đó công ty cũng cần phát triển đa dạng hóa sản phẩm.
3.1.2 Tình hình bán hàng theo cơ cấu mặt hàng
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Bảng 3.2: Tình hình bán hàng theo cơ cấu mặt hàng và dịch vụ của công ty CP TM
XNK Thiên Nam
Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: báo cáo tài chính các năm 2010,2011,2012 của công ty CP TM XNK Thiên Nam)
Biểu đồ tình hình bán hàng và dịch vụ theo cơ cấu mặt hàng của công ty từ năm 2010 đến
năm 2012 (đơn vị tính: Đồng)
3.1.2.1. Nhận xét
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Trong doanh thu thuần từ bán hàng, mặt hàng sắt thép luôn chiếm cơ cấu tỉ
trọng cao nhất và giữ ở mức tương đối ổn định. Năm 2010, doanh thu từ mặt hàng sắt
thép đạt giá trị 664,349,330,927 đồng đạt tỷ trọng 88% trong tổng cơ cấu của doanh
thu thuần từ bán hàng. Năm 2011, giá trị doanh thu từ sắt thép tăng 271,214,206,329
đồng (tương ứng với 40.82%) so với năm 2010, đạt mức 935,563,537,256 đồng chiếm
89.8% tỷ trọng. Năm 2012, giá trị doanh thu từ sắt thép tăng 114,779,488,398 đồng
(ứng với 12.27%) so với năm 2011, đạt mức 1,050,343,025,654 đồng chiếm 89% tỷ
trọng. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi hoạt động chủ yếu của công ty là kinh
doanh xuất nhập khẩu hàng sắt thép.
Doanh thu từ mặt hàng công nghệ phẩm tăng đều và chiếm tỷ trọng khá ổn định
qua các năm. Năm 2010,doanh thu từ mặt hàng này chiếm tỷ trọng 3.24% tương ứng

với 24,482,782,730 đồng. Đến năm 2011, doanh thu từ mặt hàng này tăng 50.43% đạt
mức 36,828,698,265 đồng chiếm 3.54% trong tổng tỷ trọng của doanh thu thuần bán
hàng. Năm 2012, doanh thu mặt hàng này tiếp tục tăng 18.63% so với năm 2011, đạt
mức 43,689,549,224 đồng chiếm tỷ trọng 3.74%.
Doanh thu từ các hàng hoá khác chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kết cấu
nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng qua các năm. Năm 2010, doanh thu của chỉ tiêu
này đạt giá trị 60,395,393,721 đồng chiếm 8% tỷ trọng. Năm 2011, doanh thu chỉ tiêu
này đạt 62,509,813,180 đồng chiếm 6% tỷ trọng, tăng 2,114,419,459 đồng so với năm
2010. Năm 2012, doanh thu đạt 76,710,445,694 đồng chiếm 6,5% tỷ trọng, tăng
14,200,632,514 đồng so với 2011. Có thể nhận thấy doanh thu từ chỉ tiêu này tăng rất
tốt qua các năm, doanh nghiệp nên tìm các giải pháp để phát triển hơn nữa doanh thu
từ chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu dịch vụ mặt bằng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tương đối ổn định qua các
năm. Năm 2010, doanh thu từ chỉ tiêu này chiếm 528,459,695 đồng chiếm 0.07% tỷ
trọng. Năm 2011, doanh thu chỉ tiêu này dù tăng nhẹ 34,128.624 đồng nhưng tỷ trọng
cơ cấu trong tổng cơ cấu doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm chỉ còn
0.05%. Năm 2012, tỷ trọng của doanh thu từ chỉ tiêu này giữ ở mức 0.05% dù giá trị
doanh thu tăng 21,591,229 đồng so với năm 2011.
Chỉ tiêu doanh thu từ các dịch vụ khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu
từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2010, chỉ tiêu này chiếm 0.69% tỷ trọng, đạt
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
giá trị 5,186,454,436 đồng. Năm 2011, doanh thu của chỉ tiêu này tăng lên về giá trị
1,179,178,206 đồng nhưng lại giảm đi về tỷ trọng (chỉ còn 0.61%) so với năm 2010.
Năm 2012, tỷ trọng của chỉ tiêu này đạt 0.75% tương ứng với 8,833,502,862 đồng,
tăng 2,467,920,220 đồng so với năm 2011
Năm 2012, trong cùng điều kiện khó khăn của thị trường mặt hàng công nghệ
phẩm (không phải là nhu cầu thiết yếu cho đời sống) thì nhiều đơn vị cùng ngành nghề

đã bị xóa tên thì Thiên Nam vẫn đang trên đà phát triển.
3.1.2.2. Nhân tố tác động
Ngoài các nhân tố đã phân tích ở mục 3.1.1.2, thì về cơ cấu mặt hàng còn chịu
một số tác động sau:
 Nhân tố khách quan:
Nghị quyết 11 của Chính phủ và Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước nhằm cắt
giảm đầu tư công và hạn chế hoạt động cho vay phi sản xuất làm thị trường bất động
sản gần như đóng băng, xây dựng công nghiệp và dân dụng sụt giảm, trong khi đây là
lĩnh vực chiếm khoảng 34% tổng nhu cầu của ngành thép.
Bất động sản cung nhiều hơn cầu, dẫn đến việc cho thuê mặt bằng khó khăn,
chủ yếu vẫn là như hợp đồng thuê mặt bằng từ những năm trước còn tiếp tục.
Về mặt hàng công nghệ phẩm, thị trường nội địa còn rất nhiều tiềm năng để
khai thác, và thị hiếu sính ngoại của người tiêu dùng ngày càng tăng. Do đó doanh thu
về mặt hàng nên có xu hướng tăng.
 Nhân tố chủ quan:
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15
Tiểu luận KT & PT HĐKDTM
Khoa Thương mại – Du Lịch - Marketing
Công ty nhiều năm hoạt động thương mại trên lãnh vực thép, do đó tiếp tục
phát huy thế mạnh kinh nghiệm vốn có để mở rộng kinh doanh. Do đó doanh thu về
mặt hàng sắt thép tăng qua các năm.
Do chiến lược kinh doanh và phương án đầu tư, công ty nhắm đến phát triển
thêm về lãnh vực công nghệ phẩm, nên đã đầu tư nhiều hơn để xây dựng thương hiệu
và mạng lưới phân phối cho nhóm hàng này.
Bên cạnh đó cũng vì kinh doanh sắt thép lợi nhuận không cao, vì giá vốn hàng
bán đã chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm, nên công ty kinh doanh sang các lãnh
vực khác có tỉ lệ lợi nhuận cao hơn.
3.1.2.3. Giải pháp
Bên cạnh các giải pháp ở mục 3.1.1.3, công ty còn có thể áp dụng các giải pháp

như:
Đưa ra các gói sản phẩm, khuyến mãi phù hợp với từng thời điểm.
Đưa ra các phương pháp thanh toán hợp lý, hỗ trợ khách hàng nhằm kích cầu
tiêu thụ
3.1.3 Tình hình bán hàng theo địa bàn kinh doanh
Bảng 3.3: Tình hình bán hàng theo địa bàn kinh doanh của công ty CP TM XNK
Thiên Nam
Đơn vị tính: Đồng
(Nguồn: báo cáo tài chính các năm 2010,2011,2012 của công ty CP TM XNK Thiên Nam)
GVHD: Ths. Ngô Thị Hải Xuân
SVTH: Nhóm 06 – NT02 K15

×