Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGOẠI THƯƠNG VB2 K16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.42 KB, 17 trang )

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
GVHD: Thầy Đào Hoài Nam
Danh sách nhóm:
1. Nguyễn Nhật Tiến
2. Vũ Thị Thùy Trang
3. Nguyễn Thị Tố Trinh
4. Cao Nguyên Khang
5. Bùi Phượng Nhi
6. Lê Thị Thu Duyên
1
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HỌC
CỦA SINH VIÊN NGÀNH NGOẠI THƯƠNG VB2 K16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
___________________
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Bất cứ sinh viên nào trong chúng ta khi tốt nghiệp ra trường cũng đều có chung một ước
mơ “được tuyển dụng, được làm việc, được học hỏi”. Do đó để phòng tránh rủi ro thất
nghiệp khi ra trường, giải pháp hiệu quả nhất giúp sinh viên lấy lại tư thế tự tin, bổ sung
thêm kiến thức chuyên môn để đủ lực có thể ứng tuyển những vị trí công việc cao cấp
hơn, hay chỉ để bổ trợ tốt cho ngành mình học ở văn bằng 1. Khi đó nhiều bạn trong
chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu và trang bị cho mình tấm văn bằng 2.
Trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, thì Ngoại thương được xem là một trong những
ngành được đánh giá là dễ xin việc và có thu nhập cao. Do đó thu hút được nhiều bạn
sinh viên quan tâm và lựa chọn.
Tuy nhiên, sinh viên văn bằng 2 ngoại thương phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá
trình học tập. Bởi thực tế là học văn bằng 2 có sự thua thiệt với các bạn văn bằng 1cùng
chuyên ngành ở mức độ tập trung cho công việc chuyên môn, và thua thiệt so với các bạn
sinh viên chính quy có cùng chuyên ngành với lĩnh vực văn bằng 2 mà chúng ta đang học
ở góc độ tiếp cận công việc.


Chính vì điều đó một thực trạng đáng buồn là nhiều sinh viên nghỉ học và than phiền
trong quá trình học.
II. Lợi ích của đề tài:
Việc chọn đề tài này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn trực quan hơn về việc học văn bằng
2, cũng như chỉ ra những khó khăn sinh, từ đó sinh viên có hướng điều chỉnh, cải thiện
cho việc học. Đề tài này cũng là cơ sở để cho nhà trường và giảng viên nhìn nhận và đánh
giá thực trạng khó khăn của sinh viên.
2
III. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn vào việc nghiên cứu những khó khăn trong việc học của sinh viên văn
bằng 2, ngành Ngoại Thương, Trường Đại Học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
IV. Đối tượng cung cấp thông tin
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu đối với sinh viên văn bằng
2, khoa Ngoại thương, khóa 16, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
IV. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về các khó khăn gặp phải của sinh viên thông qua chất lượng đào tạo, dựa
trên:
 Nội dung chương trình
 Phương thức đánh giá kết quả học tập
 Đội ngũ giảng viên
 Tài liệu học tập
 Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ sinh viên
 Học phí và phương thức đóng học phí
So sánh với mong muốn của sinh viên về:
 Nội dung chương trình
 Phương thức đánh giá kết quả học tập
 Đội ngũ giảng viên
 Tài liệu học tập
 Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ sinh viên
 Học phí và phương thức đóng học phí

Đánh giá này khác nhau thế nào giữa các sinh viên có:
 Động cơ mục đích học tập khác nhau à Nghiên cứu động cơ
Kiến thức nền tảng ở VB1 à Nghiên cứu về ngành học ở VB1
V. Các phương pháp nghiên cứu
1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Sinh viên văn bằng 2 thường gặp phải những khó khăn nào trong học tập?
2. Sinh viên đã làm gì để khắc phục những khó khăn đó? Hiệu quả của những biện
pháp này nên được đánh giá như thế nào?
3
3. Những kiến nghị nhằm giúp sinh viên văn bằng 2 nhanh chóng vượt qua những
khó khăn đó?
2 .Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra: thông qua phiếu điều tra phát cho 100 sinh viên và bài
phỏng vấn 10 thầy cô giáo dạy các sinh viên này
2. Phương pháp thống kê
3. Phương pháp phân tích định tính định lượng
B. NHỮNG HẠNG MỤC CẦN NGHIÊN CỨU
I. Nghiên cứu về các khó khăn gặp phải của sinh viên thông qua chất lượng đào tạo
a) Đánh giá về chất lượng đào tạo
• Nội dung chương trình học
Hiện tại, chương trình đào tạo hệ văn bằng 2 chính quy ĐH Kinh tế TP.HCM yêu
cầu sinh viên hoàn tất 77 tín chỉ ( 23 môn học và 10 tín chỉ thực tập và tốt nghiệp), trải
dài 5 học kỳ và 1 khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể khóa 16, VB2 Ngoại thương có thời gian
học là 2013-2015.
Chương trình đào tạo hiện nay bao gồm Kiến thức đại cương và cơ sở khối ngành ( 28 chỉ
) và Kiến thức ngành, chuyên ngành (39 chỉ). Từ đó cho thấy khối kiến thức đại cương
khá lớn, trong khi khối kiến thức chuyên ngành cần được đầu tư thời gian và công sức,
ứng dụng thực tế nhiều hơn chỉ hơn khối đại cương 10 chỉ.
• Tương thích với thực tế:
Nội dung các môn chuyên ngành bám sát thực tế và có tính ứng dụng cao, trong khi vẫn

còn một số môn đại cương không thực sự cần thiết và hỗ trợ cho việc đào tạo chuyên
môn Ngoại thương không cao.
• Cập nhật những kiến thức mới
Hiện tại, do các cơ chế chính sách của nhà nước liên tục được cập nhật và nâng cấp để
phù hợp với nền kinh tế mở và ngày càng hội nhập sâu rộng. Do đó quá trình giảng dạy
và điều tiết nội dung chương trình cũng được các giảng viên ĐH Kinh tế, chuyên ngành
4
Ngoại thương linh hoạt trang bị sớm cho sinh viên thông qua việc dịch sách kinh tế, đóng
góp bài giảng bằng kiến thức chuyên môn trong nghề nghiệp đang công tác.
• Giảm bớt những môn không cần thiết
Trong quá trình học tập, sinh viên trải qua các học kỳ với các môn học không thực
sự hữu dụng trong nghiệp vụ ngoại thương, tuy nhiên lại chiếm nhiều thời gian đào sâu
nghiên cứu. Những môn học này có thể là kiến thức nền tảng và cơ sở của một số khối
ngành thiên về nghiên cứu, nhưng lại không thực sự hỗ trợ hữu ích trong khối chuyên
ngành và thiên về ứng dụng thực tế như Ngành Ngoại thương.
Ví dụ các môn: Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN nâng cao (3 chỉ), Toán cao cấp
(4 chỉ)
Ngoài ra, trong khối kiến thức chuyên ngành cũng tồn tại một số môn không thực sự
phù hợp và ít cơ hội ứng dụng trong thực tế nghiệp vụ ngoại thương sau này. Việc giảm
bớt một số môn học này sẽ giúp sinh viên dành được nhiều thời gian cho các môn chuyên
ngành hoặc đóng góp được nhiều ý kiến thực tế nghiệp vụ hơn, giúp cho sinh viên rút
ngắn quá trình tiếp cận kiến thức chuyên môn và thực tế đang chuyển biến ngày một
nhanh .
Ví dụ môn: Kế toán quản trị ( 3 chỉ ), Thị trường chứng khoán (3 chỉ)
• Sắp xếp thứ tự các môn học
Việc phân bổ các môn học hợp lý giúp sinh viên tiếp cận kiến thức có hệ thống, bổ trợ
lẫn nhau và hoàn thiện chương trình học tốt nhất. Các môn học được sắp xếp không hợp
lý dẫn đến việc tiếp cận chuyên ngành khó khăn.
Ví dụ môn Thanh toán quốc tế được phân bổ học HK5, sau các môn Tài chính quốc tế
(HK4), Nghiệp vụ XNK-Ngoại thương (HK4)…

• Bổ túc các kiến thức nền tảng
Sinh viên hệ đào tạo Đại học văn bằng 2 chính quy đều đã trải qua quá trình đào tạo văn
bằng 1 đại học. Các khối ngành đào tạo khác nhau: ngoại ngữ, kỹ thuật, xã hội… nên cần
được xây dựng kiến thức nền tảng chuyên ngành kinh tế, để tiếp cận chuyên ngành hiệu
quả hơn. Việc xây dựng kiến thức trên cơ sở giảng dạy các môn học đại cương phù hợp
sẽ giúp sinh viên tiếp cận hợp lý.
5
b) Phương thức đánh giá kết quả học tập
 Tăng tỷ lệ điểm thực hành
Với đặc thù ngành đào tạo yêu cầu thực tế cao, thích ứng nhanh với những thay đổi về cơ
chế, chính sách cũng như các văn bản được sửa đổi nâng cấp, nên việc thực hành và tiếp
cận thực tế là rất quan trọng đối với sinh viên khối ngành Ngoại thương. Hiện tại, việc
phân bổ tỷ lệ điểm thực hành cao đã được áp dụng cho một số môn, tạo điều kiện cho
sinh viên tìm tòi, nghiên cứu nhiều hơn về thực tế ngoại thương.
 Thi trắc nghiệm
Hình thức thi trắc nghiệm được đánh giá là khách quan và có tính công bằng cao. Khuyến
khích sinh viên học đều, đào sâu chuyên môn, tránh hời hợt, chống đối, học tủ, học lệch.
Tuy nhiên, chưa được áp dụng nhiều cho các môn học.
 Chấm điểm theo bài tập làm theo nhóm
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trong các môn học, giúp kích thích hoạt động
nhóm, xây dựng tinh thần team-work, phù hợp với xu hướng kinh tế hiện đại, giúp sinh
viên nhanh chóng hòa nhập với cách thức làm việc nhóm hiệu quả. Điểm bài tập nhóm
được sử dụng phù hợp giúp sinh viên quản lý nhóm, huy động được nhân lực hiệu quả, sử
dụng được chất xám của cả nhóm để xây dựng 1 bài làm chung. Tuy nhiên, nếu không có
cách quản lý và xử lý linh hoạt từ giáo viên sẽ khó quản lý các nhóm, do thái độ các
thành viên trong nhóm kém hợp tác dẫn tới nhóm hoạt động không suôn sẻ, ảnh hưởng
chung, gây bất công cho các thành viên hoạt động tốt khác. Đây cũng được coi là khó
khăn cho sinh viên, nếu không có sự phối kết hợp xử lý hiệu quả giữa giảng viên và các
nhóm.
c) Đội ngũ giảng viên

Khoa Thương mại – Du lịch : gồm 50 người
- 01 Giáo sư
- 02 Phó giáo sư
- 01 Tiến sĩ khoa học
- 11 Tiến sĩ chuyên ngành
- 15 Thạc sĩ
6
Và nhiều Nghiên cứu sinh và học viên Cao học, được đào tạo chính quy và tu
nghiệp từ nhiều nguồn trong và ngoài nước (Canada, Hà Lan, Hàn quốc, Hoa Kỳ,
Nhật, Nga, Pháp, Philippine, Singapore, Thái Lan, Trung quốc, Úc …)
 Riêng Bộ môn Kinh doanh quốc tế: 12 giảng viên.
d) Tài liệu học tập:
 Tài liệu học tập bao gồm: slide bài giảng, giáo trình, sách bài tập, sách tham khảo,
website chuyên ngành tham khảo…
 Giảng viên giới thiệu môn học đồng thời giới thiệu giáo trình liên quan.
 Giảng viên gửi slide bài giảng thông qua mail lớp, hoặc lớp trưởng.
e) Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ sinh viên
- Các cơ sở trực thuộc trường ĐH Kinh tế Tp. HCM
Cơ sở A: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở B: 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở C: 91 đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở D: 196 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở E: 54 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở H: 1A Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 232/6 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 144 đường 42 Trương Đình Hội, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí Minh
KTX 135 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
KTX 43 – 45 Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ sinh viên
 Trụ sở chính của trường đặt tại cơ sở A, các phòng ban, viện nghiên cứu của

trường đều nằm ở đây. Cơ sở B là trụ sở chính của các khoa đào tạo gồm: Khoa
Ngân hàng, Khoa Tài Chính doanh nghiệp, Khoa tài chính Nhà nước, Khoa Kế
toán Kiểm toán, Khoa Luật Kinh tế, Khoa Lý luận Chính trị, Khoa Tin học Quản
lý. Ngoài ra, các cơ sở C, D, E, H lần lượt là trụ sở chính của các khoa: Toán
thống kê, Quản trị kinh doanh, Thương mại - Du lịch - Marketing, Kinh tế phát
triển.
7
 Thư viện gồm 15 phòng đọc với tổng diện tích là 1.315 m2. Hiện nay, tổng số
sách được lưu trữ tại Thư viện là 106.551 quyển (26.284 nhan đề), phục vụ cho
việc nghiên cứu, học tập của người học.
 Trường có 6 cơ sở dành cho hoạt động giảng dạy, học tập và làm việc; trong đó có
91 phòng học (không kể giảng đường thuê ngoài).
Toàn bộ các phòng học đều được trang bị hệ thống micro không dây, máy chiếu đa
phương tiện (multimedia), quạt gió, hệ thống chiếu sáng… đạt tiêu chuẩn sử dụng
cho công năng giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
f) Học phí và phương thức đóng học phí
• Học phí và phương thức đóng học phí:
Quy định mức thu học phí năm học 2014-2015:
Đại học bằng thứ hai:
- Theo niên chế: 8.250.000đ/năm
- Theo tín chỉ: 280.000đ/tín chỉ
Hình thức nộp học phí:
- Sinh viên nộp trực tiếp tại các phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng TMCP
Phương Đông – OCB
- Chuyển khoản vào tài khoản:
Tên tài khoản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Số tài khoản: 0036100000119009
Nội dung: Ghi rõ “ Họ tên, MSSV, khóa, lớp, kỳ nộp học phí
Nhà trường đã tạo điều kiện tốt cho việc thu học phí thông qua ngân hàng OCB, không
phụ thuộc thời gian giờ hành chính, có thể ra trụ ATM để thực hiện giao dịch bất cứ khi

nào rảnh nếu có tài khoản của ngân hàng OCB.
8
Xử lý nợ học phí: Sau thời hạn đóng học phí, những sinh viên chưa hoàn tất nghĩa vụ nộp
học phí sẽ không được có tên trong danh sách dự thi kết thúc học phần cũng như không
được tham gia các hoạt động đào tạo khác của trường.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 2377/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm đổi
mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM giai đoạn 2014-2017.Trong đó,
trường được hoàn toàn tự chủ thu học phí. Cụ thể, trong năm 2015, học phí khóa mới
trường sẽ thu là 13 triệu đồng/sinh viên/năm, năm 2016 là 14,5 triệu đồng/sinh viên/năm
và năm 2017 là 16,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Đối với những sinh viên khóa cũ, trường
sẽ thu học phí tăng ở mức không quá 30%/năm. Như vậy, mức học phí của Trường ĐH
Kinh tế TPHCM trong năm nay sẽ tăng hơn so với Nghị định 49 là 2,36 lần (hơn 236%).
Theo đó, việc tăng học phí làm cho sinh viên cắt giảm nhiều chi tiêu cho việc ăn ở để
đảm bảo đủ tiền đóng học phí.Nhiều sinh viên không có việc làm, hay phải lo cho gia
đình con cái có nguy cơ bỏ học vì không xoay sở việc đóng học phí, học xoay sở được
nhưng đóng học phí sau thời gian đóng học phí cũng bị hủy không có tên trong danh sách
thi.
Hiện tại nhà trường chưa có chính sách hỗ trợ cho vay cho sinh viên học VB2, đồng thời
sinh viên học VB2 cũng không nhận được học bổng khuyến khích học tập hay tham gia
bất kỳ nghiên cứu khoa học nào, khiến cho sinh viên phần nào mất đi sự phấn đấu học
tập.
II. So sánh với mong muốn của sinh viên
1./ Nội dung chương trình:
 Tương thích với thực tế
Chương trình học tương thích với thực tế khi sinh viên nhận thấy có thể sử dụng các
môn chuyên ngành để ứng dụng có hiệu quả trong thực tế.
Nội dung các môn chuyên ngành bám sát thực tế và có tính ứng dụng cao hay mang
tính hình thức, không có giá trị sử dụng nhiều trong thực tế.
 Cập nhật những kiến thức mới
Những kiến thức mới có được cập nhật, bổ sung đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế

không?
Nội dung chương trình học được đan cài những kiến thức mới phù hợp với thực tế: hội
nhập WTO, TTP, cộng đồng Asean…
 Giảm bớt những môn không cần thiết
9
Hiện tại, chương trình đào tạo bao gồm:
+ 10 môn thuộc học phần Kiến thức đại cương và cơ sở khối ngành.
+ 13 môn thuộc học phần Kiến thức ngành và chuyên ngành.
Khối chuyên ngành đã được phân bổ hợp lý chưa? Có cần bổ sung gì không? Khối đại
cương đã được phân bổ hợp lý chưa? Có cần lược bỏ, bổ sung gì không?
• Sắp xếp thứ tự các môn học:
Việc sắp xếp các môn học đã phù hợp chưa? ( phù hợp: sinh viên tiếp cận kiến thức
có hệ thống, bổ trợ lẫn nhau và hoàn thiện chương trình học tốt nhất)
Ví dụ: môn Thanh toán quốc tế được phân bổ học HK5, sau các môn Tài chính quốc
tế (HK4), Nghiệp vụ XNK-Ngoại thương (HK4)…
2./ Phương thức đánh giá kết quả học tập
 Tăng tỷ lệ điểm thực hành
 Thi trắc nghiệm
 Chấm điểm theo bài tập làm theo nhóm
3./ Đội ngũ giảng viên
 Kỹ năng truyền đạt
 Kiến thức chuyên môn
 Kinh nghiệm thực tiễn
Sử dụng các câu hỏi liên quan để khai thác thông tin trên:
 Giảng viên (GV) có thông báo Đề cương chi tiết học phần ngay từ buổi học đầu
tiên; và hướng dẫn SV phương pháp tự học, tự nghiên cứu hay không?
 GV thông báo và giải thích rõ ràng về hình thức và phương pháp đánh giá học tập
trước khi học hay không?
 Lượng thông tin, kiến thức GV chuyển giao cho SV đáp ứng mục tiêu của học
phần hay không?

 GV quan sát, quản lý tốt hoạt động học tập trên lớp, cuốn hút người học bằng
phương pháp dạy học phù hợp với học phần hay không?
4./ Tài liệu học tập
10
Tài liệu học tập có được trang bị và hướng dẫn đầy đủ tới sinh viên không. Các câu hỏi sẽ
xoay quanh nội dung sau:
 Sách cập nhật kiến thức mới
 Bài đọc thêm
 Slide bài giảng
 Ebook
 Thư viện mở
5./ Cơ sở vật chất và dịch vụ hỗ trợ sinh viên
 Nhiều cơ sở sẽ tạo ra những thuận lợi, và các khó khăn như thế nào trong việc đi
lại cho sinh viên.
 Máy móc, thiết bị hỗ trợ học tập có hiện đại và phù hợp không? ( Ví dụ: Cơ sở
Nguyễn Chí Thanh trang bị máy chiếu còn kém chất lượng, thường bị tắt nguồn,
độ chiếu sáng mờ, làm gián đoạn quá trình dạy và học của giảng viên, sinh viên.
 Môi trường xung quanh cơ sở giảng dạy ảnh hưởng thế nào đến việc học tập của
sinh viên.
( Ví dụ, cơ sở Vĩnh Viễn đặt gần các quán karaoke, khu vui chơi, giải trí, gây ồn
ào và mất tập trung, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học.)
6./ Học phí và phương thức đóng học phí
 Việc tăng học phí ảnh hưởng như thế nào đến sinh viên?
( Có phù hợp mức chi trả không? Có ảnh hưởng tới việc học không? Có tiếp tục học
không?)
• Phương thức đóng học phí có phù hợp không?
( Thuận tiện hay bất tiện? Trường hợp không đúng hạn được giải quyết như thế nào? Hợp
lý hay không? Có cho phép đóng gộp nhiều kỳ không?)
11
C. BẢNG CÂU HỎI

BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN TRONG QUÁ
TRÌNH HỌC VB2 TẠI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Tên sinh viên:
Chào anh/chị, nhóm chúng tôi đang học VB2 ngành Ngoại thương. Hiện nay chúng tôi
đang tiến hành nghiên cứu để tài những khó khăn của sinh viên trong quá trình học VB2
ngành Ngoại thương K16, và xin phép hỏi anh/chị một số câu hỏi. Xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ của anh/chị.
CÂU HỎI TRẢ LỜI MÃ
ĐƯỜNG
DẪN
Q1 Anh/chị có đang theo học
tại trường ĐH Kinh tế Tp.
HCM không?
SA
Có 1 TT
Không 2 KT
Q2 Anh/chị có đang học VB2
ngành Ngoại thương K16
không?
SA
Có 1 TT
Không 2 KT
Q3 Tần suất anh/chị tham gia
vào tiết học trên lớp
SA
81% - 100% 1
TT
50% - 80% 2
Dưới 50% 3 KT
TIẾP TỤC PHỎNG VẤN NẾU SINH VIÊN ĐANG HỌC VB2 NGÀNH NGOẠI THƯƠNG K16

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM VÀ TẦN SUẤT THAM DỰ LỚP TRÊN 50%, TRƯỜNG HỢP
KHÔNG PHẢI, CẢM ƠN VÀ KẾT THÚC PHỎNG VẤN.
12
Q4 Anh/chị vui lòng cho biết mức độ thú vị của chương trình học theo thang điểm từ 1-5,
với 1 là hoàn toàn không thú vị và 5 là hoàn toàn thú vị
Hoàn
toàn
không thú
vị
Không
thú vị Bình
thường
Thú vị Rất thú vị
Nội dung chương trình học tương thích với
thực tế
1
2
3 4 5
Thường xuyên cập nhật những kiến thức
mới
1
2
3 4 5
xthiết Tất cả các môn học trong chương trình điều
cần th cần thiết
1
2
3 4 5
Việc sắp xếp thứ tự môn học hợp lý 1 2 3 4 5
Các kiến thức nền tảng được giảng dạy đầy

đủ
1
2
3 4 5
Q5 Anh/chị có thể cho biết mức độ hài lòng về phương thức đánh giá kết quả học tập theo
thang điểm từ 1-5, với 1 là hoàn toàn không hài lòng và 5 là hoàn toàn hài lòng
Hoàn
toàn
không hài
lòng
Không
hài lòng Bình
thường
Hài
lòng
Hoàn toàn
hài lòng
Tổ chức thi trắc nghiệm 1 2 3 4 5
13
Thi đề mở, tự luận 1 2 3 4 5
Tăng tỷ lệ điểm quá trình 1 2 3 4 5
Chấm điểm theo bài tập làm theo nhóm 1 2 3 4 5
Q6 Anh/chị có thể cho biết mức độ hài lòng về đội ngũ giảng viên theo thang điểm từ 1-5,
với 1 là hoàn toàn không hài lòng và 5 là hoàn toàn hài lòng
Hoàn
toàn
không hài
lòng
Không
hài lòng Bình

thường
Hài lòng
Hoàn
toàn hài
lòng
Giảng viên (GV) thông báo đề cương chi
tiết học phần, hướng dẫn SV phương pháp
học, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương
pháp đánh giá học tập ngay từ buổi học đầu
tiên
1
2
3 4 5
GV thiết kế bài giảng và tổ chức hoạt động
giảng dạy trên lớp một cách chủ động, kích
thích tư duy phê phán và sáng tạo của sinh
viên
1
2
3 4 5
Trong giờ học, GV chú trọng phát triển kỹ
năng diễn đạt, kỹ năng giải quyết vấn đề
của SV
1
2
3 4 5
14
GV liên hệ nội dung bài học với thực tiễn
đời sống, gắn với nghề nghiệp tương lai
của ngành học

1
2
3 4 5
GV quan sát, quản lý tốt hoạt động học
tập trên lớp, cuốn hút sinh viên, tôn trọng ý
kiến của SV; khuyến khích tư duy độc lập,
sáng tạo củả người học
1
2
3 4 5
GV thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp; phân
bố và sử dụng thời gian lên lớp hợp lý,
bám sát Đề cương chi tiết học phần
1
2
3 4 5
Q7 Anh/chị có thể cho biết mức độ thú vị về tài liệu học tập theo thang điểm từ 1-5, với 1 là
hoàn toàn không hài lòng và 5 là hoàn toàn hài lòng
Hoàn
toàn không
thú vị
Không
thú vị
Bình
thường
Thú vị
Hoàn
toàn thú vị
Sách được cập nhật kiến thức mới thường
xuyên

1
2
3 4 5
Mỗi môn học có nhiều tài liệu đọc thêm bổ
ích
1
2
3 4 5
15
EBOOK và thư viện mở về chuyên ngành
ngoại thương có nhiều sách, tài liệu phong
phú
1
2
3 4 5
Q8 Anh/chị có thể cho biết mức độ hài lòng về cơ sở vật chất theo thang điểm từ 1-5, với 1 là
hoàn toàn không hài lòng và 5 là hoàn toàn hài lòng
Hoàn
toàn không
hài lòng
Không
hài lòng
Bình
thường
Hài lòng
Hoàn
toàn hài
lòng
Cơ sở học, phòng học thường xuyên bị
thay đổi

1
2
3 4 5
Máy móc, thiết bị hỗ trợ học tập cũ kỹ, lỗi
thời
1
2
3 4 5
Môi trường xung quanh trường học không
thuận lợi cho việc học
1
2
3 4 5
Các cơ sở học tập trung tại khu vực trung
tâm, giao thông thuận lợi
1
2
3 4 5
Q9 Anh/chị có thể cho biết mức độ hài lòng về học phí và phương thức đóng học phí theo
thang điểm từ 1-5, với 1 là hoàn toàn không hài lòng và 5 là hoàn toàn hài lòng
16
Hoàn
toàn không
hài lòng
Không
hài lòng
Bình
thường
Hài lòng
Hoàn

toàn hài
lòng
Học phí phù hợp với điều kiện sinh viên 1
2
3 4 5
Phương thức đóng học phí thuận tiện cho
sinh viên
1
2
3 4 5
Thời hạn đóng học phí đủ dài để sinh viên
thu xếp tiền đóng
1
2
3 4 5
Khi sinh viên nợ học phí, xử lý bằng cách
cấm thi
1
2
3 4 5
Q10 Anh/chị có thể cho biết động cơ học tập của anh/chị là như thế nào theo thang điểm từ 1-5,
với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý
Hoàn
toàn không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng ý

Hoàn
toàn đồng
ý
Tăng cường, mở rộng kiến thức 1
2
3 4 5
17
Hỗ trợ công việc đang làm, thăng tiến
trong công việc
1
2
3 4 5
Học để lấy thêm bằng xin việc
1
2
3 4 5
Q11 Anh/chị có thể cho biết thái độ học tập của anh/chị là như thế nào theo thang điểm từ 1-5,
với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý
Hoàn
toàn không
đồng ý
Không
đồng ý
Bình
thường
Đồng ý
Hoàn
toàn đồng
ý
Đi học với thái độ nghiêm túc, lắng nghe,

tiếp thu bài giảng
1
2
3 4 5
Đi học để điểm danh
1
2
3 4 5
Đi học đều đặn, không vắng ngày nào trừ
ngoài ý muốn
1
2
3 4 5
PHẦN THÔNG TIN NHÂN KHẨU
Q12
Ghi nhận giới tính người trả lời
Nam
Nữ
1
2
18
Q13
Tình trạng hôn nhân hiện tại của anh/chị?
Còn độc thân
Đã lập gia đình (nếu đã có con, vui lòng ghi rõ số con)…………
1
2
Q14
Nơi ở hiện tại của anh/chị?
Các quận nội thành Tp. HCM (Q1,Q2, Q3, Q4, Bình Thạnh… )

Các quận, huyện ngoại thành Tp. HCM (Q9, Q12, Thủ Đức, Hóc
Môn……)
1
2
Q15 Anh/ Chị vui lòng cho biết khối ngành văn bằng 1 của anh chị?
Khoa học tự nhiên, kỹ thuật
Xã hội
Ngoại Ngữ
Kinh tế
Khác (ghi rõ):_____________________________________
1
2
3
4
X
Q16 Anh/chị vui lòng cho biết nghề nghiệp chính hiện này của anh/chị là gì?
Giám đốc/ Phó giám đốc/Cán bộ điều hành. 1
Chủ tiệm/ doanh nghiệp tư nhân
2
Nghề nghiệp chuyên môn (Bác sĩ, Giáo viên, Luật Sư….)
3
Nhân viên văn phòng
4
Công nhân có tay nghề
5
Sinh viên
6
Nội trợ
7
Thất nghiệp 8

Khác (ghi rõ): _____________________________________
X
Xin chân thành cảm ơn!
Q17 Anh/chị vui lòng cho biết thu nhập bình quân tháng của cả gia đình mình là vào
khoảng bao nhiêu?
Dưới 5,000,000 VND 1
5,000,001 – 10,000,000 VND
2
10,000,001 – 15,000,000 VND
3
15,000,001 – 20,000,000 VND
4
20,000,001 – 30,000,000 VND
5
30,000,001 - 50,000,000 VND
6
19
Trên 50,000,000 VND
7
20

×