Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

NGUYỄN DU VÀ SÁNG TẠO TRONG MỘT TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.35 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: VĂN HỌC SO SÁNH
Học viên thực hiện : Phạm Thị Hương
Lớp : K51 Cao học Văn

Hà Nội -2007
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ VĂN HỌC SO SÁNH
Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, xã hội phương Tây giai cấp
tư sản phát triển lên đến đỉnh cao. Xã hội loài người chuyển từ xã hội
phong kiến sang xã hội tư bản. Xã hội tư bản đòi hỏi sự giao lưu về khoa
học kỹ thuật, văn hóa trong đó có sự giao lưu văn học giữa các nước. Đó
chính là điều kiện để bộ môn văn học so sánh ra đời, đánh dấu bằng sự
kiện thành lập tổ bộ môn Văn học so sánh tại Đại học Lyon (Pháp) vào
năm 1896.
Trước tiên, chúng ta cần khẳng định văn học so sánh không phải là
so sánh văn học. Bởi lẽ so sánh là một thao tác, một thủ pháp. So sánh
văn học là phương pháp của tất cả các ngành nghiên cứu văn học, không
phải riêng của văn học so sánh.
Văn học so sánh là một bộ môn trong văn học sử, xuất hiện do
những điều kiện lịch sử cụ thể, do sự phân công lao động trong ngành
nghiên cứu văn học. Văn học so sánh hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành
một bộ môn độc lập. Nó có đối tượng nghiên cứu riêng, mục đích và
phương pháp luận riêng.
1. Đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh:
Là bộ môn trong văn học sử nghiên cứu các mối quan hệ giữa các


nền văn học dân tộc (hay văn học quốc gia) nên chúng ta phải chú ý mối
quan hệ giữa hiện tượng văn học của văn học dân tộc không phải là đối
tượng của văn học so sánh. Nó chỉ là so sánh văn học mà thôi. Đối tượng
của văn học so sánh xuất hiện theo dòng lịch sử:
- Văn học so sánh nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp (kéo dài gần
thế kỷ) từ đó nảy sinh nhiều vấn đề chưa thỏa đáng. Đó là việc xuất hiện
sự phân biệt giữa các nền văn học lớn đối với các nền văn học nhược tiểu,
coi văn học thế giới là văn học của các quốc gia có nền văn học lớn.
- Văn học so sánh nghiên cứu các hiện tượng tương đồng từ đó phát
hiện ra quy luật phát triển văn học, những quy luật chung chi phối sự phát
triển của văn học dân tộc và cả những hiện tượng đặc thù của mỗi nền văn
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
học dân tộc, do đó đưa văn học so sánh thoát khỏi vòng luẩn quẩn khi chỉ
đi vào nghiên cứu các mối quan hệ trực tiếp. Văn học so sánh nhờ thế mà
phát triển mạnh, mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, không mâu thuẫn
với mục đích của văn học so sánh.
- Văn học so sánh nghiên cứu những tính chất, yếu tố đặc thù của
các nền ch dân tộc được xác định qua so sánh. Ví dụ như khi nói văn học
trung đại Việt Nam là bản sao của văn học trung đại Trung Quốc, ta đi tìm
hiểu điểm riêng của văn học trung đại Việt Nam từ đó có thể khẳng định
văn học trung đại Việt Nam là một nền văn học riêng, không phải là bản
sao của văn học trung đại Trung Quốc.
2. Mục đích của văn học so sánh.
Có hai mục đích sau:
- So sánh các nền văn học dân tộc để tìm ra tính quy luật phát triển
của văn học, phục vụ cho việc nghiên cứu văn học thế giới.
- Chứng minh cho tính đặc thù của các nền cho dân tộc.
Như vậy, mục đích của văn học so sánh đã đề cập đến cặp phạm trù
cái chung, cái riêng trong văn học, cụ thể là mối quan hệ giữa dân tộc và

quốc tế. Cái chung nằm trong cái riêng. Cái riêng bao gồm cái chung và
cái đặc thù. Mối quan hệ này luôn luôn vận động, phát triển cái chung
phải dựa trên cái riêng. Không thể lấy một cái riêng để áp đặt cho những
cái riêng khác, cũng không thể lấy tiêu chuẩn văn học của một dân tộc để
áp đặt cho các nền văn học dân tộc khác.
3. Phương pháp luận văn học so sánh.
Phương pháp luận là khoa học nghiên cứu về các nguyên tắc chỉ đạo
công việc thực hành khoa học và nghiên cứu các phương pháp thực hành
khoa học đó. Phương pháp luận đồng nghĩa với tập hợp các phương pháp.
Trường bao quát của phương pháp luận đi từ các nguyên tắc đến các
phương pháp, kỹ thuật thao tác và quy cách thực hiện một công trình khoa
học. Bất cứ khâu nào trong này cũng có thể gọi là một vấn đề thuộc
phương pháp luận.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phương pháp là đối tượng chính của phương pháp luận, là cách thức
dùng nghiên cứu đối tượng để đạt đến hiệu quả. Phương pháp có một vị trí
độc lập tương đối, là tài sản chung của mọi môn khoa học và mọi ngành
nghiên cứu. Không có phương pháp nào chiếm vị trí độc tôn so với các
phương pháp khác. Vì vậy, khi xây dựng một đối tượng nghiên cứu và áp
dụng các phương pháp để nghiên cứu đối tượng ta cần căn cứ vào tính
chất của đối tượng và mục đích nghiên cứu để chọn phương pháp chính,
phụ.
Phương pháp luận nghiên cứu văn học là một lĩnh vực khoa học
nghiên cứu các nguyên tắc chỉ đạo việc thực hành trong nghiên cứu văn
học.
Phương pháp luận văn học so sánh thuộc cấp độ của phương pháp
luận chuyên biệt, chịu sự chi phối của phương pháp luận nghiên cứu văn
học, trên nữa là phương pháp luận nghiên cứu khoa học chung.
Văn học so sánh không lấy so sánh làm của riêng mà thu nạp tất cả

các phương pháp khác và vận dụng dưới sự chỉ đạo của phương pháp luận
của nó.
Với mục đích, đối tượng và phương pháp luận riêng, văn học so
sánh đã hội tủ đầy đủ các yếu tố để trở thành một bộ môn riêng. Áp dụng
văn học so sánh vào Việt Nam đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho
những người quan tâm đến văn học nước nhà.
***
NGUYỄN DU VÀ SÁNG TẠO TRONG MỘT
TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU
Đứng trước “Truyền Kiều”, người viết hiểu rằng mình đang đứng
trước một kiệt tác của văn học Việt Nam và thế giới. Nhưng từ khi được
học và nghiên cứu “Truyền Kiều”, người viết không khi nào hết những
băn khoăn. Nguyễn Du chuyển thể “Kim Vân Kiều truyện” từ văn xuôi
sang thơ, tác giả hầu như không bỏ qua một nhân vật nào, kể cả nhân vật
phụ. Thậm chí cả chi tiết lầu xanh “bảy chữ, tám nghề”, Nguyễn Du cũng
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
không để sót. Điều gì đã biến “Truyền Kiều” trở thành một kiệt tác, tốn
biết bao giấy mực của hậu thế, làm thành cả chuỗi “vệ tinh” xung quanh
nó như bói Kiều, vịnh Kiều …? Trong khuôn khổ của một đề tài nhỏ,
người viết xin so sánh giữa nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân và
“Truyền Kiều” của Nguyễn Du thông qua đoạn trích “Thúy Kiều gặp Kim
Trọng” để thấy được sự sáng tạo ngôn ngữ thơ ca, cách biểu đạt tinh tế
của thi nhân Việt Nam.
Người viết đã được tiếp cận với “Một số nhận xét về “Kim Vân
Kiều truyện” với “Đoạn trường tân thanh” của ba tác giả Nguyễn Thạch
Giang, Triệu Ngọc Lan và Lô Úy Thư. Ở bai này các tác giả đã đặt ra một
vấn đề trong khi so sánh nguyên tác và chuyển thể: “Đoạn trường tân
thanh” được sáng tác theo “Kim Vân Kiều truyện”, vì vậy, phần nào là
phần sáng tạo của Nguyễn Du, phần nào là theo ý của Thanh Tâm Tài

Nhân? Để giải quyết vấn đề này, theo ý của tác giả, ta cần phải dựa trên
sự so sánh đối chiếu hai tác phẩm để rút ra số liệu cụ thể mới định giá
được. Tác giả đã thống kê được các số liệu sau: trong 3254 câu Kiều có
1313 câu theo ý của “Kim Vân Kiều truyện”, 1941 câu do Nguyễn Du
sáng tạo. Điều đáng chú ý là trong bố cục Nguyễn Du đã bỏ 2/3 ý của
“Kim Vân Kiều truyện”. Từ những thống kê ấy tác giả đã rút ra bốn nhận
xét:
1. Nguyễn Du đã lược bỏ đi 2/3 cuốn truyện (ông đã loại 142 trang trên
tổng số 214 trang cuốn “Kim Vân Kiều truyện”).
2. 1941 câu còn lại là do công lao của Nguyễn Du sáng tạo, từ đó có
thể khẳng định “Truyền Kiều” không phải là một tác phẩm dịch, nó có hệ
thống hình tượng riêng nhờ biệt tài sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của tác
giả.
3. Thâu góp tinh hóa ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Du đã xây dựng nên
những hình tượng đẹp đẽ như thiên nhiên, đời sống nội tâm của nhân
vật…
5

×