Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY BÀI THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH VẬT CỦA SINH HỌC 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.17 KB, 11 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY BÀI THỰC HÀNH “QUAN SÁT
MỘT SỐ VI SINH VẬT” CỦA SINH HỌC 10
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Trong những năm gần đây, yêu cầu đổi mới nội dung SGK và đổi mới
phương pháp dạy học là yêu cầu bắt buộc đối với các bộ môn. Với môn Sinh
học là môn khoa học với những kiến thức phục vụ rất thiết thực cho cuộc sống,
để tăng hiệu quả của việc chủ động tiếp thu kiến thức của HS, SGK Sinh học 10
đã được biên soạn theo hướng đổi mới nội dung cũng như phương pháp dạy học
trong đó có tăng thời lượng các giờ thực hành lên, sự điều chỉnh đó đã có tác
dụng rất tích cực làm tăng hứng thú học tập của HS đối với bộ môn, kích thích
được sự tìm tòi, sáng tạo, khám phá cái mới lạ nhưng rất gần gũi trong cuộc
sống ở xung quanh các em. Để có tác dụng đó GV cần phải tổ chức các tiết thực
hành có hiệu quả.
2. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế giảng dạy bài thực hành “Quan sát một số vi sinh vật” và trên
cơ sở sinh học vi sinh vật tôi thấy một vấn đề bất cập như sau: Vi sinh vật là
những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi. Phần lớn vi sinh vật là
cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. Với khái
niệm trên thì vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau, chúng gồm:
- Vi khuẩn
- Nấm đơn bào
- Tảo đơn bào
- Động vật nguyên sinh
Bài thực hành “Quan sát một số vi sinh vật” trong chương trình Sinh học
10-Ban cơ bản nhằm mục đích: HS nhận dạng và vẽ được sơ đồ hình dạng một
số loại vi khuẩn trong khoang miệng và nấm trong váng dưa để lâu ngày
hoặc nấm men rượu.
Những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ bé, phần lớn có
kích thước 1-5
m


µ
, các loại vi khuẩn trong khoang miệng có kích thước từ 1-2
m
µ
nên chỉ có thể quan sát rõ chúng bằng kính hiển vi quang học với độ phóng
đại 1000 đến 2500 lần.
Nhưng thực tế thiết bị kính hiển vi được cung cấp cho các trường THPT
có độ phóng đại rất nhỏ, chỉ từ 100 đến 400 lần, nên việc yêu cầu các em làm
tiêu bản quan sát, nhận dạng và vẽ được sơ đồ hình dạng một số loại vi khuẩn
trong khoang miệng là rất khó.
Nếu yêu cầu các em quan sát và vẽ cái mà các em không nhìn thấy hoặc
nhìn thấy nhưng không xác định được đó có phải là vi sinh vật hay không và
thuộc nhóm phân loại nào là chúng ta đã quay lại với phương pháp cũ – bắt HS
công nhận đó là vi sinh vật trong khi các em có thể không xác định được đó có
phải là vi sinh vật hay không  không gây được lòng tin ở các em, như vậy là
đã đi ngược với mục đích của việc đổi mới nội dung-phương pháp dạy học và cụ
thể hơn là mục tiêu của bài thực hành này.
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm để
nâng cao hiệu quả giảng dạy của bài thực hành trên, tôi đã tiến hành như sau:
- Thí nghiệm 1: Quan sát hình ảnh một số loại vi khuẩn trong khoang
miệng
- Thí nghiệm 2: Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men
- Thí nghiệm 3: Làm tiêu bản quan sát nấm mốc
- Thí nghiệm 4: Làm tiêu bản và quan sát tảo, động vật nguyên sinh
Tôi dùng thí nghiệm 1 và 4 để thay cho thí nghiệm 1 trong SGK vì Động
vật nguyên sinh và Tảo có kích thước lớn, dễ quan sát mặc dù các em đã được
quan sát ở lớp dưới nhưng nếu được quan sát lại các em vẫn thấy rất hứng thú và
các em sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về thế giới vi sinh vật.
Tôi xin viết kinh nghiệm của mình ra đây để mọi người cùng đọc và góp
ý.

II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2
1. Thí nghiệm 1: Nhuộm đơn phát hiện vi sinh vật trong khoang miệng
Thay vì hướng dẫn và yêu cầu HS làm thí nghiệm để quan sát vi sinh vật
trong khoang miệng là cho HS quan sát hình ảnh và cung cấp thông tin một số
loại vi sinh vật có trong khoang miệng bằng máy chiếu hoặc cung cấp tranh ảnh
cho HS quan sát (nếu không có máy chiếu), trong SGK cũng có một số hình ảnh
về vi sinh vật nhưng chưa đủ.
Một số hình ảnh đó là:
3
Liên cầu khuẩn (Streptococcus)
Phân bố rộng rãi trong tự

nhiên, một số sống trong khoang
miệng và có thể gây bệnh viêm
họng (S.pyogenes). Một số khác
như S.lactis khi có nhiều đường
trong miệng, VK này sẽ biến đường
thành axit lactic ăn mòn chân răng,
tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây
viêm nhiễm khác xâm nhập làm sâu
răng.
Tụ cầu khuẩn
(Staphylococcus)
Thường gặp ở niêm mạc, da
trong đó có xuất hiện trong khoang
miệng, sống hoại sinh phân giải cặn
hữu cơ.
2. Thí nghiệm 2: Nhuộm đơn phát hiện tế bào nấm men
a. Chuẩn bị:

4
Xuắn khuẩn
(Spirillum)
Đa số sống hoại sinh, phân
giải cặn hữu cơ  rất có ích,
chúng có rất nhiều trong khoang
miệng giúp phân giải cặn thức ăn.
Nấm men
(Yeasts)
Trong khoang miệng có
tồn tại một số dạng nấm men
trong số hơn 500 loại. Sống
hoại sinh.
Trực khuẩn
(Bacillus)
Đa số gây bệnh (nhiệt
thán, ngộ độc thực phẩm… Một
số sống trong khoang miệng làm
phân giải cặn thức ăn như
Lactobacillus  tạo ra axit lactic
làm mòn men răng và ngà răng,
tạo điều kiện cho một số vi
khuẩn tấn công làm hỏng răng
(sâu răng).
Lấy nước dưa hoặc cà muối để trong cốc thuỷ tinh từ 2 đến 4 ngày thì
thấy xuất hiện những đám váng nhỏ rồi lan rộng dần ra xung quanh.
Lưu ý không nên để lớp váng đó xuất hiện quá dày khi làm tiêu bản sẽ
khó quan sát do có nhiều lớp tế bào nấm váng dưa nằm chồng lên nhau.
b. Cách tiến hành:
* GV hướng dẫn HS cách làm tiêu bản như sau:

- Nhỏ 1 giọt nước cất lên phiến kính.
- Dùng que cấy đã khử trùng (hơ trên ngọn lửa đèn cồn) lấy một ít váng dưa
đặt vào giọt nước (lấy càng ít, váng càng mỏng càng dễ quan sát).
- Hơ nhẹ vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn.
- Đặt miếng giấy lọc lên tiêu bản và nhỏ một giọt dịch thuốc nhuộm lên
trên giấy lọc, để 15-20 giây, rồi bỏ giấy lọc ra.
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước cất, hong khô và soi kính.
* GV hướng dẫn HS cách quan sát:
- Đặt phiến kính lên bàn kính hiển vi sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào
chính giữa hiển vi trường rồi quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu
vật.
- Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để quan sát các tế bào nấm men, sau
đó chuyển sang vật kính x40 để quan sát cho rõ hơn.
- Vẽ các tế bào quan sát được vào vở.
* GV định hướng cho HS cách quan sát: Nấm ở váng dưa là 1 chủng nấm men
dại trong số hơn 500 loài nấm men, nấm váng dưa có hình quả dưa chuột đứng
riêng lẻ hoặc tập hợp thành sợi dễ gẫy. GV giúp đỡ nhóm nào yếu (giúp điều
chỉnh tiêu bản vào thị trường kính hiển vi vật kính x40 và hướng dẫn HS quan
sát)
3. Thí nghiệm 3: Quan sát nấm mốc (đối với lớp khá GV hướng dẫn các em làm
tiêu bản và quan sát nấm mốc)
a. Chuẩn bị:
5
Để vỏ cam, vỏ quýt, cơm nguội, bánh mì hoặc cánh hoa tươi … trong hộp
Petri một tuần trước buổi thực hành.
GV chuẩn bị về hình ảnh của nấm mốc.
b. Cách tiến hành:
GV hướng dẫn HS làm tiêu bản bằng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Làm và quan sát tiêu bản tươi:
- Dùng ống hút hút nước cất và nhỏ 1 giọt lên lam kính.

- Dùng kim mũi mác lấy một ít nấm mốc đặt vào giọt nước cất.
- Đậy lá kính lên mẫu vật và dùng giấy thấm hút bớt nước dư ở phía ngoài.
- Đưa lam kính lên bàn kính hiển vi sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính
giữa hiển vi trường rồi quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu vật.
- Chọn vùng có cuống bào tử gắn với quả thể và có nhiều bào tử để quan sát,
sau đó chuyển sang vật kính x40 để quan sát cho rõ hơn.
Cách 2: Nhuộm đơn quan sát nấm mốc như đối với tế bào nấm váng dưa.
(GV hướng dẫn ngay sau khi hướng dẫn các em làm tiêu bản nấm men để sau đó
HS trong nhóm chia nhau ra cùng làm 2 loại tiêu bản và quan sát cho tiết kiệm
thời gian).
GV lưu ý HS cần làm cẩn thận không làm gẫy cuống bào tử, nát quả thể.
GV nêu yêu cầu: Quan sát được cuống bào tử, quả thể và bào tử.
GV có thể cung cấp cho HS một số thông tin về nấm mốc qua tranh ảnh
hoặc máy chiếu:

a b
6
a. Ảnh chụp; b. mô hình cấu tạo nấm mốc: Các cuống mang b o tà

phát triển từ một loại sợi khí sinh, trên đầu cuống b o tà ử hình th nh túià
mang b o tà ử vô tính.
Để tiết kiệm thời gian hơn, GV nên làm sẵn tiêu bản nấm mốc để cho các
nhóm yếu quan sát.
4. Làm tiêu bản và quan sát tảo, động vật nguyên sinh
Dùng rơm khô, cỏ tươi hoặc rễ bèo cắt thành đoạn ngắn khoảng 10cm,
cho vào cốc thuỷ tinh và lấy nước ao có màu xanh đổ vào, để từ ngày thứ 4 trở
đi là có thể quan sát được các vi sinh vật sống trong bình nuôi cấy.
GV quan sát dịch nuôi cấy trước khi thực hành và chuẩn bị một số hình
ảnh về Động vật nguyên sinh và Tảo có trong mẫu nuôi cấy để HS quan sát, đối
chiếu.

b. Cách tiến hành:
- Dùng ống hút hút nước có lớp váng của bình nuôi cấy rồi nhỏ 1 giọt lên lam
kính.
- Đậy lá kính lên giọt dịch nuôi cấy và dùng giấy thấm hút bớt nước dư ở phía
ngoài.
- Đưa lam kính lên bàn kính hiển vi sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính
giữa hiển vi trường rồi quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu vật.
- Mắt quan sát, tay phải di chuyển tiêu bản, tay trái chỉnh kính hiển vi sao cho
luôn nhìn rõ được đối tượng cần quan sát (vì động vật nguyên sinh có thể di
chuyển rất nhanh)  phát hiện được các đại diện điển hình cho ngành Động vật
nguyên sinh và Tảo.
- Chuyển sang vật kính x40 để quan sát được rõ hơn về hình dạng và cấu tạo.
GV cung cấp một số hình ảnh ĐVNS và Tảo để HS quan sát, đối chiếu.
GV định hướng quan sát: Các em có thể nhìn thấy các đại diện thuộc 2
lớp trùng roi và trùng cỏ, lớp trùng roi thường gặp là trùng roi xanh còn trùng cỏ
có rất nhiều đại diện với nhiều hình dạng khác nhau.
7

a b
c
Một số lớp động vật nguyên sinh

d. Trùng roi e. Trùng biến hình
8
Một số loại tảo lục:
a. Tảo lục đơn b o hình cà ầu
b. Tập đo n tà ảo lục (tập đo n à
vônvôc)
c. Tảo lục đơn b o hình thoi à


f. Trùng cỏ g. Trùng bào tử
5. Thu hoạch
GV yêu cầu HS về nhà:
- Viết thu hoạch và vẽ hình dạng các vi sinh vật đã quan sát được.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 112.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng sáng kiến trên ở lớp 10A1 và dạy
đối chứng ở lớp 10A2. Sau đó điều tra kết quả thực hành của HS và tôi thu được
kết quả như sau:
* Lớp 10A2: Tổng số HS điều tra là 45/45
Mức độ quan sát
Không nhìn
thấy
Nhìn thấy
nhưng không rõ
Nhìn thấy rõ
SL % SL % SL %
1. VK trong khoang
miệng
18 40,0 27 60,0 0 0
2. Nấm váng dưa
1 2,2 14 31,1 30 66,7
3. Nấm mốc
2 4,4 6 13,4 37 82,2
* Lớp 10A1: Tổng số HS điều tra là 45/45
9
Mức độ quan sát
Nhóm VSV
Không nhìn

thấy
Nhìn thấy
nhưng không rõ
Nhìn thấy rõ
SL % SL % SL %
1. VK trong khoang
miệng
0 0 6 13,4 39 86,6
2. Nấm váng dưa
3 6,7 14 31,1 28 62,2
3. Nấm mốc
2 4,4 5 11,0 39 86,6
4. Động vật nguyên sinh
và tảo
1 2,2 4 8,9 40 88,9
Qua các số liệu trên chúng ta có thể thấy đề tài đã giúp thực hiện được
mục đích của bài thực hành đã đặt ra.
2. Kiến nghị:
Qua nội dung nghiên cứu trên, để đề tài được triển khai, áp dụng có hiệu
quả tôi có kiến nghị như sau:
- Đối với giáo viên: Cần phải thường xuyên học hỏi, tích luỹ kiến thức, tích luỹ
tư liệu và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ
môn.
- Các nhà trường cần có phòng thực hành bộ môn với đầy đủ thiết bị theo danh
mục tối thiểu của bộ GD & ĐT.
- Các phòng bộ môn cần trang bị thêm máy chiếu để kết hợp giảng dạy có hiệu
quả không chỉ với bài thực hành này mà cả một số bài lí thuyết dạy ở phòng bộ
môn.
Trong giới hạn đề tài này, nội dung mới chỉ đề cập ở một bài thực hành.
Ngoài ra chúng ta có thể thấy sự bất cập của nhiều bài thực hành khác trong

chương trình Sinh học lớp 10, có thể nội dung các bài thực hành đó chưa phù
hợp với điều kiện của nhiều nhà trường và thực tế của địa phương. Tuỳ theo
điều kiện mà giáo viên lựa chọn và vận dụng phương án thực hành cho phù hợp.
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng ta ngày
càng có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đạt kết quả ngày càng tốt hơn.
10
Tôi xin chân thành cảm ơn!

11

×