Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.95 KB, 41 trang )

ĐỀ TÀI:
NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH
Mục lục
1
MỞ ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm. Đó là những trang quật cường chống
giặc ngoại xâm không hề khuất phục,là những trang bền bỉ giữ gìn bản sắc, truyền thống
văn hóa dân tộc. Thế giới còn chưa hết tò mò vì một Việt Nam nhỏ bé kiên cường chống
giặc ngoại xâm để phải ngạc nhiên trước sức thay đổi nhanh chóng của bộ mặt kinh tế của
quốc gia này. Đối với thế giới, quốc gia nhỏ bé này luôn là một câu hỏi đầy bí ẩn. Và nền
văn hóa này phải hàm chứa những giá trị tinh thần hết sức hấp dẫn, cần tìm hiểu khai
phá…
Lịch sự dân tộc đã chứng minh Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người, là
nơi sản sinh ra nền văn minh lúa nước – đặc thù Đông Nam Á- Việt Nam cũng là nơi hấp
thụ phát huy tinh hoa văn hóa Nho giáo, Phât giáo…Theo cách riêng biệt rất Việt Nam.
Có thể nói rằng, chúng ta đang có cái may mắn kế thừa di sản văn hóa hết sức tinh hoa
và được cả thế giới ngưỡng mộ - đây chính là những gì lạ lùng độc đáo hấp dẫn đối với
khách du lịch. Đặc biệt nó có ý nghĩa lớn lao giữ gìn bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân
tộc. Độc đáo trong số đó là nghệ thuật dân gian cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt
Nam, trong đó có nghệ thuật múa rối nước.
Đó là đứa con tinh thần độc đáo ra đời từ cuộc sống lao động sinh hoạt và văn hóa dân
gian của cư dân lúa nước miền Bắc, là những sáng tạo thẩm mỹ độc đáo mang đậm màu
sắc Việt Nam. Đó cũng là một trong những nguồn tài nguyên nhân vă quí giá cho sự phát
triển của du lịch
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi mở cửa hội nhập với thế giới đất nước ta đã có rất nhiều thay đổi: kinh tế tăng
trưởng nhanh, bộ mặt xã hội có nhiều đổi mới, cuộc sống của người dân có nhiều cải
thiện… Tuy nhiên, đất nước đang đứng trước bao nhiêu thách thức, một trong những vấn
2
đề quan trọng mà đất nước đang phải đối mặt đó là sự đe dọa của văn hóa ngoại lai đối với


nền văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Ngày nay, chúng ta khó có thể tìm thấy bóng dáng của tầng lớp thanh niên trên các sân
khấu cổ truyền của dân tộc như: sân khấu tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước… Họ còn
mải mê với vũ trường, băng đĩa nhập ngoại, phim ảnh bạo lực của Mỹ hay với các thể loại
phim tình cảm Hàn Quốc… Vậy liệu họ còn có là chính họ, họ có thể đứng vững được để
bảo vệ và xây dựng đất nước không? Trong khi những gì là bản sắc là riêng có của dân tộc
đã bị mai một, đã bị mất đi.
Do vậy yêu cầu bức thiết đặt ra là: Chúng ta phải giữ gìn và phát huy bản sắc riêng của
dân tộc để không bị hòa tan trong thế giới.
Hơn nữa chúng ta thấy rằng trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ: Ngàng du lịch trở thành môt ngàng kinh tế mũi nhọn của đất
nước. Đó là do chúng ta có nhiều thế mạnh về văn hóa với hàng ngàn năm lịch sử. Các
nước đến với chúng ta là do họ còn lạ lẫm với văn hóa Việt Nam, với bản sắc Việt Nam với
những gì của riêng Việt Nam. Do vậy vốn văn hóa cổ truyền như: lễ hội, trò chơi dân gian,
các làn điệu dân ca, các loại hình nghệ thuật truyền thống trong đó có múa rối nước đang
được khôi phục lại để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài : “ Nghệ
thuật múa rối nước trong hoạt động kinh doanh du lịch” làm nội dung nghiên cứu của
mình nhằm góp phần bảo tồn duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
Bài viết không ngoài mục đích quảng bá loại hình sân khấu múa rối nước - một loại
hình sân khấu cổ truyền riêng có ở Việt Nam ra với bạn bè thế giới để họ thấy được cái độc
đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc để từ đó có thể thu hút họ đến với Việt Nam. Và cũng từ
đó góp phần thu lợi nhuận thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
3
Đồng thời thông qua việc nghiên cứu nghệ thuật múa rối nước trong hoạt động du lịch,
kết luận và đưa ra những giải pháp giữ gìn phát huy nghệ thuật này trong cuộc sống đương
đại.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội nghệ thuật múa rối nước cũng có nhiều
thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh chung nhưng trong phạm vi bài viết này cúng tôi muốn
đề cập đến nghệ thuật múa rối nước truyền thống.
Phạm vi nghiên cứu: Nhà hát múa rối nước Việt Nam 361 Trường Chinh, Khương
Trung, Thanh Xuân, Hà Nội; Làng múa rối nước Đào Thục, Thụy Lâm, Hà Nội
4.Phuơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp sử dụng kết quả
nghiên cứu, đánh giá tổng kết của các ngành liên quan như: lịch sử văn hóa nghệ thuật, văn
hóa dân gian, văn hóa du lịch.
Ngoài ra,còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng việc xây dựng các phiếu
điều tra, bảng hỏi.
Cuối cùng là phương pháp thực tế tại các buổi biểu diễn nghệ thuật múa rối nước phục
vụ du lịch tại : Nhà hát múa rối nước Việt Nam 361 Trường Chinh, Khương Trung, Thanh
Xuân, Hà Nội; Làng múa rối nước Đào Thục, Thụy Lâm, Hà Nội
5. Bố cục bài nghiên cứu
Mở đầu
Nội dung
Chương 1: Giới thiệu về nghệ thuật múa rối nước truyền thống
Chương 2: Nghệ thuật múa rối nước trong hoạt động kinh doanh du lịch
Chương 3: Những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nghệ thuật múa rối nước trong
hoạt động kinh doanh du lịch.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRUYỀN
THỐNG
1.1 Lịch sử hình thành của nghệ thuật múa rối nước và quá trình phát triển của nghệ
thuật múa rối nước.
1.1.1 Lịch sử hình thành của nghệ thuật múa rối nước.

Bắt nguồn từ nông thôn Việt Nam, là sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông
Hồng, được manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước; là thú vui tao nhã của những
người dân lao động bình dị, thật thà, chân chất. Cùng với những đồ đạc đơn sơ như cái cày,
cái cuốc, chiếc chõng tre; cùng với phong cảnh nên thơ hữu tình nơi làng quê có cây đa,
giếng nước, mái đình, những đàn trâu thung thăng gặm cỏ ngoài triền đê, phía xa xa cánh
đồng đàn sáo ríu ríu bay, đàn cò trắng dập dờn như múa, tiếng sáo diều mục đồng vang âm
du dương trong gió chiều; cùng với cái nhộn nhịp của những đám rước, múa lân chan hòa
tiếng cười con trẻ trong trẻo … múa rối nước đã nhẹ nhàng hình thành trong dòng chảy
lịch sử dân tộc Việt, kết tinh muôn vàn ước mơ giản dị của bao thế hệ người Việt tha thiết
yêu quê.
Múa rối có ở nhiều quốc gia nhưng múa rối nước duy nhất chỉ có ở Việt Nam, có nhiều
ý kiến, quan điểm khác nhau về nguồn gốc hình thành của nghệ thuật múa rối nước ở Việt
Nam
Xuất hiện từ đời Lý (1010-1225) thịnh hành và có trình độ khá cao.
Chứng cứ ghi tại bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, chùa Diên Linh Tự (Hà Nam ngày
nay), dựng năm 1121, trong đó có đoạn viết: "Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng
dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét
bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần
tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng
khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng
đội xênh xang."
5
Quan điểm: Múa rối nước xuất hiện đầu tiên ở Chùa Thầy thời Lý, đây là nơi có điều
kiện phát triển múa rối nước sớm vì nơi đây có hồ Long Trì và thủy đình (là nơi sau này
thường xuyên tổ chức múa rối khi có lễ hội ). Đặc biệt nơi đây có 1 bức tượng có thể tự cử
động được mỗi khi mở nắp là tượng bật dậy. Đây chính là cơ sở để tin rằng múa rối bắt
nguồn từ đây.
Bắt nguồn ở Trung Quốc, với những con rối thường khắc các hình vị vua đấng Man Di,
tướng tá binh lính…và chỉ khắc từ mông trở lên, không có chân …
1.1.2 Quá trình phát triển cúa nghệ thuật múa rối nước.

Gồm 6 giai đoạn
Thời kỳ chỉ là hình thức trò chơi của nhân dân lao động, thợ thủ công, không phổ biến
rộng rãi (chỉ trong phạm vi gia đình, dòng họ), khoảng thế kỷ XI
Hình thành các gánh, phường rối biểu diễn rộng rãi trong các lễ hội lớn, được vua
chúa biết đến và phát triển rầm rộ.
Lan rộng khắp các vùng đồng bằng Bắc Bộ, có sự thi đấu, giao lưu, tổ chức học hỏi,
bổ sung kĩ thuật giữa các phường rối
Sau cách mạng tháng Tám, các phường hội tan tác dần, con rối bị đốt cháy, phá hủy
nhiều trong chiến tranh.
Hòa bình lập lại ở Đông Dương ( 1954), đây là thời kì phục hồi lại các làng rối, những
kịch bản đầu tiên được dàn dựng có quy mô lớn thuộc đoàn thực nghiệm nghiên cứu phát
triển và nâng cao trình độ múa rối, múa rối Trung Ương : Thi hóa rồng, Trần Hưng Đạo
bình nguyên…
Hiện nay, đang trong công tác bảo tồn và phát triển múa rối nước -1 đặc sản của VN
qua các hoạt động biểu diễn, quảng bá …
1.2 Múa rối nước – đặc sản văn hóa Việt.
1.2.1 Nghệ thuật múa rối nước.
Đặc điểm:
Nghệ thuật trò rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng
mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che, xung quanh
trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã trên "sân khấu" là những con rối (được làm
bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống
sào, dây Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ.
6
Cách thức hoạt động:
1. Sân khấu và nhà buồng trò
Sân khấu
- Dùng nước làm nơi quân rối diễn trò
- Sân khấu ngoài trời
- Là khoảng mặt nước giữa buồng trò và nơi xem, dài khoảng 10 -15mđược đánh dấu

bằng mành cửa buồng trò ở phía sau, hai hàng lan can thấp ( khoảng 0,2m ) ở hai bên.
- Sân khấu thường trống trơn khi chưa có trò, chỉ thực sự hoàn chỉnh khi vào chương trình
biểu diễn và mất đi ngay sau khi chấm dứt tiết mục cuối cùng.
- Dưới mặt nước là nhiều hệ thống cọc dây của máy điều khiển các trò dây. Phần lớn các
hệ thống cọc dây này đều từ buồng trò chạy ngầm ra, theo yêu cầu trò diễn trong phạm
vi sân khấu đã định để gây bất ngờ
- Sân khấu múa rối nước cổ truyền không có phông trang trí, dùng ngay tấm mành của
buồng trò làm phông hậu. Những hàng lan can, những cái cờ, cái lọng , cái cổng chào tô
điểm cho sân khấu rối.
Nhà buồng trò (nhà rối/ thủy đình)
- Là một công trình được xây dựng kiên cố, hài hòa giữa ao hồ, tượng trưng cho mái đình
của vùng nông thôn VN, là nơi các nghệ nhân ngồi giấu mình điều khiển con rối.
- Bố cục:
+ Kiểu tám mái chồng diêm, mái cắt ra làm hai phần, giữa có khoảng cáchlòng buồng
trò hình vuông, chia thành 3 không gian (giữa rộng, hai bên hẹp), 4 cột cái đỡ mái trên,
12 cột con đỡ mái dưới, nền hai bên gian (cao hơn mặt nước) có tường che ba bề, dùng
làm nơi để quân, đánh trò, nghỉ ngơi….
+ Nền gian giữa ngập nước, hai mặt trước, sau đều bỏ trống, khi diễn mới treo mành
che.
- Ngoài ra, còn có buồng trò lưu động, làm bằng phên tre, kích thước và hình thức đều
phỏng theo buồng trò cố định trên.
2. Quân rối và máy điều khiển
Quân rối :
Các con rối được làm bằng gỗ, thường là gỗ sung (gỗ sung nhẹ, nổi trên nước được.
Gỗ sung phải có số tuổi từ 4 đến 5 năm mới thích hợp, vì nếu gỗ non quá thì dễ bị mục) .
Rối cao không quá 50cm và được điêu khắc một cách tinh xảo.
7
được sơn phết lộng lẫy bằng sơn ta để không bị đổi màu khi xuống nước và không
thấm nước.
mỗi con rối là một tác phẩm điêu khắc của các nghệ nhân. Họ phải nghiên cứu kịch

bản, phác ra trên giấy một hình tượng rối với đủ tính chất, thần sắc cùng vóc dáng, trang
phục phù hợp với nhân vật, sau đó mới đến giai đoạn đục khắc trên gỗ.
tạc liền một khối gỗ / chắp lại, có 2 phần : phần thân và phần đế gắn liền nhau . Phần
thân là phần nổi lên mặt nước thể hiện nhân vật, còn phần đế là phần chìm dưới mặt nước
giữ cho rối nổi bên trên và là nơi lắp máy điều khiển cho quân rối cử động
Do nước hủy hoại, các con rối chỉ được sử dụng nhiều lắm là 100 buổi diễn.
Vì thế, quân rối nước là sản phẩm của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian, vừa giàu tính
hiện thực, vừa mộc mạc, đằm thắm, trữ tình, vừa tươi tắn, ngộ nghĩnh, đem lại cho người
xem một cái nhìn thuần hậu giản dị và rất đỗi nên thơ.
Máy điều khiển :
Kỹ thuật điều khiển tạo nên hành động của quân rối nước trên sân khấu nên được coi
trọng, là mấu chốt của nghệ thuật múa rối.
Máy điều khiển được giấu trong lòng nước, lợi dụng sức nước, tạo sự điều khiển từ xa,
cống hiến cho người xem nhiều bất ngờ kỳ diệu.
Nước làm cho con rối sinh động, làm cho chúng tươi tắn. Nước đã tham gia cùng diễn
với con rối như một nhận xét: "Nước cũng là một nhân vật của múa rối." Mặt nước êm ả
với đàn vịt bơi, trở nên thơ mộng trong làn khói huyền ảo khi bầy tiên nữ giáng trần múa
hát. Nhưng mặt nước cũng sôi động trong những trận chiến lửa, những con rồng vây vàng
xuất hiện.
Nghệ nhân rối nước đứng trong buồng trò thao tác bằng cây sào hoặc giật con rối bằng
hệ thống dây. Phương thức nhờ nước để con rối hoạt động, nhờ nước giấu đi bộ máy và
cách điều khiển là sáng tạo tuyệt vời.
Báo nước ngoài viết: "Con rối được điều khiển bằng sự khéo léo khó mà tưởng tượng.
Con rối như có phép thuật điều khiển." Hay đúng hơn, con rối chính là sự hóa thân đầy
sáng tạo của những nghệ nhân tài ba với nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
3. Trò, tích trò và nhân vật
Trò :
- Trò diễn là điều kiện sống còn của phường rối, phường rối không thể hoạt động nếu không
có trò diễn. Chính vì thế, bất kỳ phường rối nào cũng luôn luôn không ngừng sáng tạo ra
những trò mới lạ.

8
- Trò diễn tạo ra các phong cách riêng cho các phường rối và là một tổng thể hoàn chỉnh quy
tụ tất cả các trò diễn trong một nét văn hoá chung của người Việt.
- Trong kho tàng trò rối nước của Việt Nam, có 30 tiết mục cổ truyền và hàng trăm tiết mục
rối hiện đại, mô tả:
+ Những sinh hoạt đời thường với những hoạt cảnh nhỏ nhỏ, đơn giản, gần gũi như: công
việc nhà nông- câu ếch, giã gạo; cáo bắt vịt …
+ Lễ hội: múa rồng, múa sư tử, rước kiệu, đấu vật, đánh võ, chọi trâu…
- Một số trò cổ vẫn còn gìn giữ và trình diễn như: Kim Quy đốt là xí, Đấu ngựa cửa sóc, Trò
cắm cờ, Múa tiên, Đi cày, Múa rồng, múa rắn….
Tích trò:
- Lấy từ các sự tích trong dân gian
- Truyền thuyết, cổ tích: Thạch Sanh đánh chằn tinh, Tấm Cám, Lê Lợi trả gươm …
Nhân vật :
Hình tượng các con rối thường là:
- Người nông dân
- Người anh hùng lịch sử
- Nhân vật thần linh
- Các con vật …
Tất cả đều quen thuộc, bình dị, gần gũi trong tâm thức của người Việt.
4. Âm nhạc
Tác dụng: phù trợ chắp cánh cho con rối biểu cảm nội tâm, tình huống sân khấu.
Mở màn thường là những làn điệu chèo/ dân ca đồng bằng Bắc Bộ của các nghệ sĩ
tham gia lồng tiếng cho nhân vật rối.
Dùng các bộ gõ của dân tộc: trống cái, não bạt, mõ, pháo, tù, ốc, sáo, bộ gõ, đàn tranh
hoặc tam thập lục, đàn bầu … tạo âm thanh mạnh giữ tiết tấu và khuấy động không khí
buổi diễn, kích động mạnh mẽ cả người diễn và người xem với những động tác điêu luyện
lúc khoan thai nhẹ nhàng, lúc vội vàng dồn dập.
Ngoài ra, các nghệ nhân còn sử dụng nhiều loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo
dây, pháo vịt nhằm tạo ra không khí sôi động và màu sắc lung linh huyền ảo cho buổi diễn.

5. Phường hội và nghệ nhân
Phường hội
Hầu hết phát triển ở các làng xã quanh kinh thành Thăng Long và các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ.
như Đào Thục, Đào Xá - Huyện Đông Anh, chùa Nành - Gia Lâm, Phường rối nước xã
Thanh Hải - Thanh Hà - Hải Dương ….
Nhà hát múa rối Thăng Long, nhà hát múa rối TW
9
Sân khấu múa rối nước Rồng Vàng (tp. Hồ Chí Minh) …
Nghệ nhân.
Đa số là những người dân lao động bình dị, được kế thừa và tiếp nối tinh hoa của thế
hệ trước, không được đào tạo trường lớp quy củ bài bản.
Người nghệ nhân đứng trong buồng trò để điều khiển con rối:
Thao tác từng cây sào, thừng, vọt hoặc giật con rối bằng hệ thống dây bố trí ở bên
ngoài/ dưới nước.
- Bàn tay điều khiển của người nghệ nhân quyết định sự thành công hay thất bại của con
rối nước.
- Đứng suốt trong làn nước lạnh ngang hông để điều khiển các con rối
- Gian nan, nhọc nhằn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, thể hiện tình yêu và nhiệt huyết với nghề.
Các phường rối nước cổ truyền của Bắc Bộ
Một số phường rối nổi tiếng :
1. Bình Phú, Thạch Thất, Hà Nội
Làng Gia - làng Thầy tham gia với những tục lệ khá cổ xưa
Thời gian: từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 8 tháng 3 Âm lịch.
Người làng Thầy cắt ba mẫu ruộng cho làng Gia. Người làng Gia lưu truyền rằng thủy
tổ của nghề rối nước là thiền sư Từ Đạo Hạnh thời Lý. Để tưởng nhớ công ơn vị thủy tổ,
trong gian thượng điện chùa Thầy, phía trái có pho tượng Từ Đạo Hạnh được tạo tác theo
dạng có thể cử động đứng lên ngồi xuống khi đóng hoặc mở cửa khám thờ. Mọi trai đinh
đều có quyền lợi vào phường rối, con rối diễn xong cho vào bồ rồi cất ở đình, coi đó là tài
sản chung của làng.

2. Hồng Phong, Hải Dương
Nằm ở phía Tây Nam huyện Ninh Giang, có 4 thôn: Bồ Dương, Đồng Hội, Động
Trạch, Quang Rực. Ở đây nghệ thuật múa rối nước đã xuất hiện từ rất sớm.
Lý do:
10
Địa thế tự nhiên là vùng chiêm trũng, nhiều ao hồ, xưa kia mùa mưa, nước ngập khắp
các thôn xóm gây khó khăn cho việc sản xuất, đi lại của người.
Qua truyền thuyết dân gian và căn cứ vào những mảng kiến trúc trạm khắc ở đình làng
Bồ Dương như chú Tễu, tiên múa, đồ vật… Nghệ nhân Lí Tiên có thể tạo được những chú
tễu biết quay đầu qua lại, giơ tay chỉ trỏ, các cô tiên bưng trầu ra mời khách, rùa vàng
ngậm khói lặn sâu trong nước rồi bất ngờ nhô lên phun ra khói xanh, đỏ, tím, vàng…
Trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, rối nước Hồng Phong bị mai một, lãng
quên nhưng với tâm huyết của những người yêu nghệ thuật múa rối nước, quyết tâm phục
dựng nghề Tổ, họ đã xin chính quyền khôi phục phường rối. Đội rối nước Hồng Phong ra
đời ngay lập tức đã nhận được sự tán thưởng của mọi người, cho đến nay đã gặt hái được
nhiều thành công rực rỡ.
3. Bùi Thượng, Hải Dương
Đình làng thờ vị tướng thời Lý là Trương Công Tế - tương truyền là vị đại Nguyên
Soái kiêm Đô Đốc thủy quân, có công đánh giặc Tống. Khi về già ông đem nghề múa rối
truyền dạy cho dân làng Bùi Thượng. Khi mất ông được suy tôn là Thành Hoàng. Ngoài ra
tại đình còn thờ 1 vị tướng khác là Trần Bình (thời Lý ), người dùng các con rối để đánh
lừa giặc Tống.
4. Nguyên Xá, Thái Bình
Ra đời đây 700 năm, là một trong những cái nôi của múa rối nước Việt Nam.
Được công nhận là nơi lưu giữ nhiều con rối nhất với gần 1000 con và con rối có kích
cỡ to nhất với chú Tễu cao 1m, ngang 35cm.
Thủy đình, nơi biểu diễn rối nước của làng Nguyên Xá cũng to nhất nước.
Trong các tích trò cổ của nhà hát múa rối nước Trung Ương có tới 9 tích trò được
phường rối nước Nguyên Xá truyền lại. Năm 1984, lần đầu tiên nước ta “xuất khẩu” nghệ
thuật rối nước với 6 nghệ nhân Nguyên Xá là đại diện công diễn ở Pháp, Ý,…

5. Đào Thục, Hà Nội
11
Hình thành trên vùng đất Kinh Bắc cổ xưa- nơi sản sinh ra nhiều võ tướng lừng lẫy
chiến công và các văn võ bá quan mà tên tuổi đã được khắc ghi trong bảng vàng bia đá.
Trong số đó có cụ Đào Đặng Khiêm – ông nghè cuối cùng của triều Lê. Khi làm quan
trong triều, ông đã tiếp thu được nghệ thuật rối nước, của các phường rối biểu diễn phục vụ
nhà vua và văn võ bá quan. Trở về làng, ông thành lập và trực tiếp truyền dạy cho những
người dân trong làng nghệ thuật múa rối nước làm cho cuộc sống người dân thêm phần
tươi vui và lành mạh. Hằng năm để tưởng nhớ công ơn của ông, dân làng Đào Thục cứ đến
ngày 24/2 Âm lịch (ngày mất của ông) là làm lễ dâng hương cúng và biểu diễn rối nước.
Cho đến nay, phường rối Đào Thục đã có gần 300 năm hình thành và phát triển với
bao biến cố thăng trầm của lịch sử
6. Đồng Ngư, Bắc Ninh
Là ngôi làng cổ nổi tiếng ở xứ Kinh Bắc, là quê hương lâu đời nghệ thuật múa rối
nước.
Là một trong 14 phường rối dân gian trong cả nước còn hoạt động với nhiều hình
thức, những tiết mục đặc sắc, phong phú, biểu diễn tại các địa phương, đơn vị và Bảo tàng
Dân tộc học Việt Nam phục vụ khán giả trong nước và quốc tế.
Nét đặc sắc và riêng có của nghệ thuật rối nước Đồng Ngư là hầu hết các tích trò đều
sử dụng lới hát dân ca Quan họ.
1.2.2 Giá trị tinh hoa của nghệ thuật múa rối nước
Múa rối nước là sản phẩm tinh tế của cư dân văn hoá gốc nông nghiệp lúa nước
Múa rối nước thể hiện tri thức dân gian trong sáng tạo nghệ thuật. Do sinh sống nơi
địa hình trũng úng, người nông dân quen với nước, hiểu về nước nên họ làm nghệ thuật
bằng nước.
Người nông dân sử dụng ao làm khuôn viên để biểu diễn, những điệu múa rối được
xuất hiện trên mặt nước với sự kết hợp tài tình của âm nhạc, ánh sáng, tận dụng thiên
nhiên, kết hợp mầu trời, sắc nước hòa quyện cùng màu xanh của cây cối.
12
Múa rối nước chứa đựng những hiểu biết lý thú của người nông dân trong lĩnh vực

sáng tạo nghệ thuật, những kinh nghiệm và cách ứng xử với môi trường sống được tích luỹ
theo thời gian, rất giản dị, tự nhiên.
Nghệ thuật múa rối còn phản ánh cái hay, cái tài và sự sáng tạo của người nông dân
khi biết lợi dụng sức bung, sức bật, sức nén, sức đẩy của gió, nước, lửa, khói, nhịp điệu
của âm thanh, màu sắc của ánh sáng, quán tính của chuyển động để làm nên nghệ thuật.
Múa rối nước còn thể hiện khả năng biến tạo tài tình của người tạo ra nghệ thuật rối.
Những tượng con rối là sản phẩm mỹ thuật tự tạo từ sự góp nhặt, tận dụng những gì có sẵn
trong thiên nhiên. Đó là gỗ, sắt, thép, thừng, chão, tre, nứa, vải, dây điện, xốp, cao su…,
những cái rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày, qua bàn tay của người nghệ sĩ –
nông dân, đã trở thành một sản phẩm thẩm mỹ mang hơi thở và hồn quê Việt Nam. Đây là
một giá trị sáng tạo nghệ thuật rất đáng trân trọng.
Và với nghệ thuật múa rối nước, sự sáng tạo này là sản phẩm của trí tưởng tượng
phong phú, hóm hỉnh qua cách xây dựng hình tượng nghệ thuật mang tính động và mở, đã
gây dựng mối quan hệ bền chặt và liên tục giữa nghệ thuật và khán giả.
Hình ảnh các trò rối dân dã như chăn vịt, chăn trâu, dệt vải…. đã đi vào múa rối nước
như một sự tích hợp những giá trị thẩm mỹ độc đáo mang sắc thái địa phương, xây dựng
nên diện mạo tiêu biểu của nông thôn Việt Nam.
Những hình nhân, hình vật trong múa rối nước được tạc tạo theo mỹ cảm của nhân dân
lao động, và nhất quán với mọi cảnh mà múa rối nước đề cập. Hầu hết chúng đều mang
dáng vẻ quê mùa, thô sơ, đơn giản chứ không phải là nghệ thuật tinh xảo, chau chuốt. Từ
đường nét tạo hình đến màu sắc, hình khối trông thì vụng dại, ngây ngô nhưng nó lại đạt
được tinh thần nghệ thuật rất riêng của người dân quê, đó là tính chân thực, hồn nhiên
trong cách biểu cảm, đó là óc quan sát tinh tế và rất hóm hỉnh, đó là trí tưởng tượng phong
phú và khả năng sáng tạo tài tình… Tất cả ở tượng rối như toát lên tiếng nói của tâm hồn,
tình cảm, của cách sống, quan niệm thẩm mỹ cùng với sức mạnh tinh thần của nhân dân
lao động.
Điểm đặc biệt là ở cách điều khiển những hoạt động của các con rối, chỉ với vài động
tác đơn giản, ngộ nghĩnh nhưng đầy tính chất biểu hình mà người ta có thể hiểu được nhân
vật rối đang chèo thuyền , đánh trận, đang cấy lúa hay đang chăn vịt……Tuy nhiên điểm
thành công của nghệ thuật rối nước còn thể hiện ở chỗ người ta không chỉ dừng ở việc xem

con rối làm gì là mà luôn phải suy ngẫm để hiểu tại sao nó lại làm được như vậy. Các câu
13
hỏi luôn được đặt ra trải theo hành trình của mỗi con rối. Có thể nói ở mặt này nghệ thuật
rối nước mang tính biểu trưng rất cao.
Về ngôn ngữ., ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ bình dân.
Múa rối nước thể hiện tư duy văn hoáViệt Nam gốc nông nghiệp lúa nước.Rối nước là
sản phẩm của tư duy nông nghiệp với các hoạt động sống gắn liền với điều kiện thiên
nhiên nóng ẩm, mưa nhiều và địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc.
Múa rối nước gắn liền với các ao hồ, nó đồng điệu với đồng ruộng Việt Nam.
Việc tận dụng mặt nước làm sân khấu trình diễn là thể hiện thành quả văn hóa nảy sinh
từ sự thích nghi với môi trường thiên nhiên trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta. Sinh ra và gắn bó với nước họ đã hoà hợp với môi trường nước và xem đó như một
người bạn gần gũi góp phần cùng họ tạo nên môn nghệ thuật này.
Mặt khác, nhiều giá trị thực đã được biểu tượng hoá trong nghệ thuật như sân khấu rối
nước trình diễn trên ao làng là môi trường sinh hoạt phổ biến ở miền quê, cũng như cây đa,
bến nước nơi ao làng là nơi gắn kết dân. Các nghệ nhân rối nước đã tái hiện trên sân khấu
những mảng cuộc sống lao động thường ngày như cày cấy, chăn vịt, nhổ mạ, xay lúa, giã
gạo, lấy củi, đánh cá, đi buôn, dệt cửi…; các trò vui chơi giải trí như đấu vật, đánh đu, leo
thang, cưỡi ngựa, chọi trâu, bơi lội, những sinh hoạt bình thường gần gũi đó trên cái ao
làng, từ nhà thuỷ đình chính là chất keo gắn kết người dân với nghệ thuật rối nước truyền
thống.Trên sân khấu rối nước cũng có sự giao lưu giữa các con rối và khán giả như việc
mời khán giả ăn trầu, dẹp trật tự Múa rối nước mang tính linh hoạt cao từ việc tận dụng
mặt nước làm sân khấu để diễn cũng như khả năng ứng tác linh hoạt trong quá trình biểu
diễn khi xảy ra những tình huống bất ngờ.
Múa rối nước Việt Nam là một loại hình nghệ thuật đặc sắc độc đáo mang đậm đà bản
sắc dân tộc, bao năm qua múa rối nước đã gắn chặt với những tập tục, thờ thần, thờ thánh,
cầu đảo, cầu yên, nghi lễ hội hè đình đám của làng xã Bắc bộ Việt Nam. Rối nước có thể
được trình diễn trên mặt nước một khúc sông trước cửa đình, đền, chùa và dưới cây đa đầu
làng vào trong những ngày lễ hội với mục đích vừa hầu Thánh, hầu Thần, hầu Phật cầu cho
quốc thái dân an, cho mùa màng bội thu…, thể hiện tín ngưỡng nông nghiệp, vừa giải trí

cho người trảy hội. Những con rối luôn gần gũi với đời sống thường nhật của người dân,
góp phần không nhỏ trong việc truyền bá kiến thức sản xuất, giáo dục tinh thần yêu nước,
đạo đức, lẽ sống cho mọi tầng lớp xã hội.
14
Trong các trò rối nước, có lửa và khói được sinh ra từ nước, rồi từ mặt nước lại xuất
hiện cây cối, con người, ……nước và lửa lại quyện nhau, phải chăng đó là sự biểu hiện tri
thức sơ khai của người đồng ruộng trong hiểu biết về ngũ hành. Rồi đến những trò múa
lân, múa rồng, múa tứ linh ca ngợi tín ngưỡng vật linh của người dân đất Việt.
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DU LỊCH
2.1 Thực trạng khai thác nghệ thuật múa rối nước trong hoạt động kinh doanh du lịch.
Thập kỉ 90 là thời kì hoàng kim của múa rối đi xuất ngoại.Hiện nay múa rối vẫn đang
được quan tâm và phát triển tương đối rộng rãi với một đội ngũ các đơn vị biểu diễn nghệ
thuật múa rối không chuyên và chuyên nghiệp tương đối hùng hậu, đóng góp to lớn vào
việc quảng bá hình ảnh Văn hóa,Du lịch Việt Nam.
Hiện nay nghệ thuật múa rối nước đang phát triển tương đối rộng rãi,có chỗ đứng nhất
định trong công chúng.Tuy nhiên,việc một số địa phương chưa có sự quan tâm xứng
đáng,thường xuyên,quản lí chặt chẽ, các phường rối hoạt động tự phát , manh mún, gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tìm chố đứng,duy trì hoạt động đều đặn và khôi phục vốn văn
hóa cổ truyền. Chỉ một số ít các đơn vị rối chuyên nghiệp có vị trí tốt, gần nguồn cung
khách duy trì được hoạt động tương đối tốt và thường xuyên.
Qua điều tra trên diện rộng các phường múa rối nước dân gian, cũng như các kì liên
hoan múa rối nước toàn quốc,cùng việc xem xét hoạt động biểu diễn múa rối nước của các
đơn vị cho ta thấy rõ,phong trào biểu diễn múa rối nước dân gian và ảnh hưởng của nó
đang được duy trì ở nhiều tỉnh thành trên miền Bắc. Những địa phương vốn không có múa
rối nước như miền Trung và Nam Bộ thì giờ đây cũng tổ chức biểu diễn múa rối nước. Đó
là một biểu hiện đáng mừng trong việc phát huy vốn văn nghệ cổ truyền trong đông đảo
người xem. Có điều cần cảnh báo là mục đích của một số tổ chức múa rối nước không hẳn
để nối tiếp truyền thống, bảo tồn vốn nghệ thuật truyền thống và phúc vụ nhân dân ,mà chủ
yếu phục vụ khách du lịch nước ngoài để thu lợi.

Sử dụng nghệ thuật truyền thống vào quảng bá du lịch là việc nên làm, song nếu đặt
sai mục đích sẽ có tác dụng ngược. Du khách cần biết cái tinh hoa, đặc điểm của văn hóa
nghệ thuật Việt Nam,chứ không phải cần đến những yếu tố vụ lợi.
15
Cũng vì mục đích thương mại đó,mà vốn nghệ thuật dân gian tiềm ẩn trong nhân dân
ngày bị mai một, bị lãng quên, bị sử dụng sai mục đích dẫn đến tình trạng ngày một nghèo
đi. Điều này rất dễ thấy là gần như hầu hết các phường múa rối nước trên toàn miền Bắc
ddeuf diễn một chương trình gần giống nhau. Đó là 16 trò múa rối nước dan gian được rút
ra từ phường Nguyên Xá ở Thái Bình và phương Nam Chấn ở Nam Định từ cách đây gần
30 năm. Rất ít phường có những tiết mục mới ( do sưu tầm từ vốn cổ,chứ không phải mới
sáng tác). Có nơi phục hồi được một số trò nhưng diễn chưa điêu luyện,vì hầu hết là diễn
viên trẻ mới đào tạo ngắn ngày chưa vững tay nghề. Lại có nơi chạy theo đề tài thời sự,viết
kịch bản mới ,dàn dựng mới nhưng không hấp dẫn vì chạy theo tích (chuyện) mà quên trò
là yếu tố quan trọng nhất của nghệ thuật sân khấu dân gian. Thực chất,múa rối nước dân
gian chỉ là diễn trò thuận hơn tích, bởi nó xuất xứ từ trò chơi dân gian hay nghỉ lễ.
Thực tế,Múa rối nước dân gian Việt Nam đang có xu hướng hiện đại hóa và đang mờ
dần bản sắc, vì nó bị tác động bởi cơ chế thị trường,đồng thời không được quản lí có cơ
chế rõ ràng. Cũng cần nhận thức rằng, không có nghệ thuật truyền thống nào không được
cải tiến và nâng cao mà có tác động trong thời hiện đại, nhưng mọi cải tiến và nâng cao
phải đảm bảo đặc tính tinh hoa của nó trong mối quan hệ với bản sắc dân tộc, theo định
hướng văn hóa của ta.
Múa rối nước đang tồn tại,phát triển tự do và tùy tiện,mạnh ai nấy làm,theo nhận thức
riêng của mình,theo khả năng nhân lực và tài chính cho phép. Theo các nghệ nhân múa rối
nước ở Thái Bình,Nam Định, Hà Tây, Hà Nội đều cho rằng, còn hàng trăn trò diễn cổ
chưa được khai thác, chưa được phát huy.
Bên cạnh đó bộc lộ một mâu thuẫn giữa những người làm múa rối nước hiện đại ở
Trung Ương với những nghệ nhân ở làng quê, là có nên xây dựng những sân khấu thủy
đình hiện đại thay thế cái ao làng như nó vốn có ở nông thôn hay không?
Có ý kiến cho rằng, múa rối nước ở nông thôn chỉ nên diễn ở ao làng như ngày xưa,
người diễn thì lội dưới nước, người xem thì ngồi trên bờ ao, như thế mới là dân gian,là môi

trường và không khí của múa rối nước làng xã. Ngược lại cho rằng, đã đến lúc người nông
dân có quyền ngồi trên ghế gỗ hoặc trên bạc xi măng trước mặt hồ rộng để xem múa rối
nước. Vì khi cuộc sống thay đổi thì người dân không thể ngồi trên bãi cỏ để xem nghệ
thuật như ngày xưa nữa.
Từ những nhận thức đó, phường rối Đào Thục đã dựng lại thủy đình để phục vụ cho
việc biểu diễn một cách tốt hơn và thuạn tiện hơn. Nhưng cho dù như thê, múa rối nước
16
Đào Thục cũng như các loại hình sân khấu truyền thống ( Tuông, Chèo,Ca trù, Quan họ),
nghệ thuật múa rối nước dân gian hiện không được đông đảo công chúng Việt Nam mặn
mà lắm do không thay đổi trò diễn và không nang cao mý thuật quan rối và nghệ thuật biểu
diễn Một nguyên nhân khác là việc tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ dan tộc cho công
chúng về múa rối nước cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa làm cho người ta thấy
hết cái đẹp, cái hay, cái độc đáo của múa rối nước dân gian.
17
2.2.Du khách với nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Khi Việt Nam bước vào thời kì Đổi mới (sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
diễn ra tháng 12 năm 1986), xã hội đã có nhiều biến chuyển làm thay đổi mạnh mẽ đời sống
của người dân. Trước tác động của làn sóng Đổi mới này, nông thôn Việt Nam không còn
giữ nguyên được dáng vẻ xưa cũ mà đã tiếp nhận nhiều yếu tố làm biến đổi đời sống nông
thôn ở cả diện mạo bề ngoài và tâm thức bên trong.Không gian làng xã thay đổi bởi những
ngôi nhà bê-tông xuất hiện ngày một nhiều thay thế cho cảnh nhà tranh vách đất, nhà ngói
sân gạch xưa. Kiến trúc nông thôn vì thế không còn thu mình ẩn dưới những lùm cây lớn mà
vươn lên chiếm lĩnh không gian. Người dân cũng không còn trọng nghề nông như là nguồn
sống chính của gia đình, họ ra thành thị làm đủ thứ nghề kiếm sống. Tiêu dùng ở nông thôn
cũng vươn theo thành thị như một tiêu chuẩn mới để tiến tới hiện đại: xe máy, ti vi, điện
thoại, máy tính
Nhịp sống tăng, thời gian nhàn rỗi không nhiều, những mặt hàng tự sản giảm dần trong
các hoạt động nông nghiệp hàng ngày của nông dân.Hình ảnh con trâu quen thuộc ngày xưa
ít dần và biến mất trong bức tranh về nông thôn. Đất canh tác thu hẹp để nhường chỗ cho các
nhà máy và khu công nghiệp, từ đó nảy sinh các vấn đề liên quan như môi sinh làng xã ô

nhiễm bởi rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, vấn đề lao động và dư thừa lao động, sự
xuất hiện của nhiều loại hình tệ nạn xã hội Rất nhiều nét sinh hoạt của cuộc sống đô thị đã
dần thâm nhập đời sống nông thôn làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống thường ngày
vốn bình dị của người nông dân và ít nhiều làm biến đổi nếp sống truyền thống.
Từ khi hòa cùng làn sóng đổi mới, nhịp sống ở nông thôn đã thực sự tăng tốc.Nông thôn
Việt Nam, nơi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều loại hình nghệ thuật dân gian đã thực sự tiếp nhận
những biến đổi. Và nông thôn sẽ còn biến đổi nhiều hơn nữa khi có những vùng quê nhanh
chóng biến thành đô thị do quy hoạch mở rộng thành phố hoặc được nâng cấp thành đô thị
loại 2.
Trong bối cảnh đó, nhiều loại hình nghệ thuật dân gian dường như đã bị đứt mạch dây
liên lạc với cuộc sống hiện đại và rơi vào tình trạng suy thoái hoặc nếu còn tồn tại thì cũng lay
lắt, lạc điệu với cuộc sống. Nhiều câu hỏi được đặt ra: trước những thay đổi xã hội làm biến
động nền tảng văn hoá thì nghệ thuật ở đâu trong cuộc sống này, nó giữ vai trò gì và có ảnh
hưởng như thế nào với con người hiện đại?
18
Đặc biệt là dường như chính con người Việt Nam lại đang làm mất đi những nét đẹp của
nghệ thuật truyền thống Việt Nam bằng cách không bảo tồn và coi trọng nó,mặc dù với người
quốc tế thì đó là những “đặc sản văn hóa không đâu có được cái thứ 2 ? “
Trong bài viết : “Rối nước Việt Nam trên con đường làm mới truyền thống” tác giả đã
có đôi dòng tấm sự :
“Cách đây khoảng mười năm, chúng tôi đã được xem một buổi biểu diễn rối nước cổ
truyền rất hấp dẫn trong lễ hội chùa Thầy. Sáu năm sau, khi nghiên cứu một làng rối nước
dân gian ở xã Bình Phú, Thạch Thất, Hà Tây cũ, chúng tôi mới biết đây chính là phường rối
đã biểu diễn ở lễ hội chùa Thầy năm xưa. Sau này, rất nhiều dịp trở lại xem phường rối biểu
diễn, chúng tôi vẫn không nhận thấy sự thay đổi nào khác ngoài những trò rối cổ.Cho đến
nay, những trò rối cổ này vẫn tồn tại và được chọn là những tiết mục chính trong những buổi
biểu diễn rối nước ở làng. Phải chăng những người nông dân không sáng tạo những trò rối
mới?”
Không hoàn toàn như vậy. Khi điền dã ở nhiều địa phương, chúng tôi được các nghệ
nhân kể cho nghe nhiều trò rối mới được họ sáng tác và đã đưa vào chương trình biểu diễn

của phường. Tuy nhiên, những trò rối này chỉ được biểu diễn trong một thời gian ngắn và
nay chúng ta chỉ còn được nghe kể lại về nó mà thôi. Trong sách Rối nước Việt Nam, (1996),
Nhà xuất bản Sân khấu, tác giả Nguyễn Huy Hồng cũng đã thống kê rất nhiều trò rối mới lạ
của các phường rối như Đánh Mĩ - Diệm, Cải cách ruộng đất, Thị Mầu lên chùa, Xóc đĩa,
Thuốc phiện (Nguyên Xá), Đánh đèo Hải Vân, Cu Tý đánh Tây(Đông Các), Dạy học bình
dân (Nam Chấn) , trong đó có những trò được đánh giá cao và được trao giải thưởng,
nhưng chúng ta không còn gặp lại những trò này trong chương trình biểu diễn hiện nay của
các phường. Sự “thất truyền” của những trò rối mới như là một nghịch lí diễn ra ở hầu hết
các phường rối nước dân gian của châu thổ Bắc Bộ.
Những trò cổ được tái diễn nhiều lần và ở nhiều phường cho thấy sự thắng thế của rối
cổ. Rối mới không có đất diễn vì rối cổ có giá trị hơn là một tâm lí chung của các nghệ nhân
nông dân. “
Điều này đưa đến hai suy nghĩ:
Một là tâm lí bảo thủ truyền thống, coi truyền thống như là một giá trị chuẩn mực và bất
biến để đánh giá tên tuổi các phường rối. Các phường rối thường tự “khoe mình” bằng
19
những trò rối cổ, họ mải mê trong hành trình tìm lại vốn cổ của cha ông vì theo họ còn rất
nhiều trò rối hay đã thất truyền. Quan niệm phổ biến là càng làm được nhiều trò rối cổ thì
càng khẳng định được tên tuổi của mình, vì vậy, các phường rối ra sức trình diễn rối cổ mà
không biết rằng cần phải làm thế nào cho mới, cho khác với mọi người thì mới khẳng định
được mình. Phường rối Thanh Hải (Hải Dương) mới phục hồi cũng lựa chọn tiết mục biểu
diễn giống như mọi phường khác.Người xem rối nước phải thật tinh tế và kĩ lưỡng mới phân
biệt được sự khác nhau giữa các phường.
Hai là những trò rối truyền thống thường mang lại cho người xem cảm nhận giá trị về mặt
di sản nhiều hơn là những giá trị mang tính thời đại.Thật khó tìm thấy ở rối nước những hình
ảnh của cuộc sống đương đại.Chúng ta đang sống ở một thời đại khác.Hằng ngày chúng ta tiếp
xúc với máy móc, với công nghệ điện tử, với Internet, với thông tin toàn cầu hoá tất cả
những điều đó làm thay đổi dần nhãn quan nghệ thuật của chúng ta.Nhìn lại rối nước vẫn thấy
nguyên vẹn hình ảnh xưa cũ, hình ảnh của một thời kì xã hội đang lùi dần vào quá khứ.Một
cách tự nhiên, chúng ta sẽ nảy sinh nhu cầu nghệ thuật mới cho phù hợp hơn với tốc độ của

cuộc sống hiện đại, với những suy nghĩ và tâm trạng của con người mới. Lời nhận xét của một
khán giả nước ngoài, anh Richard, như một nỗi bức xúc, một đòi hỏi: Tôi không thấy đúng là
cuộc sống Việt Nam hiện đại mà tôi biết, vậy những vở rối định kể gì cho tôi về Việt Nam, hay
đó chỉ là cuộc sống trong quá khứ của các bạn?
Rối nước truyền thống là hình ảnh đẹp của một thời đang và sẽ trôi qua. Cũng giống
như nhiều hiện tượng văn hoá khác, truyền thống là một giá trị và càng giá trị hơn khi đó là
một truyền thống vận động, biến đổi cho phù hợp với thời đại chứ không phải là một truyền
thống bất biến để chỉ có giá trị bảo tồn.
2.3 Hiệu quả khai thác nghệ thuật múa rối nước trong hoạt động kinh doanh du lịch
2.3.1Hiệu quả khai thác nghệ thuật muá rối nước của Làng rối Đào Thục
Từ chỗ mỗi năm chỉ biểu diễn vài lần vào dịp năm mới, lễ hội, thì hôm nay, có những
ngày phường rối nước Đào Thục, xã Thuỵ Lâm - huyện Đông Anh, diễn đến 2 - 3 suất
phục vụ khách du lịch gần xa. Trong đó, rất nhiều khách du lịch quốc tế tìm đến Đào Thục
20
vừa để xen rối nước, vừa thưởng ngoạn khung cảnh đồng quê.Nhờ có phát triển du lịch,
nghề rối nước được bảo tồn và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Làng quê "hút" khách Tây
Làng Đào Thục nằm giữa bốn bề ruộng lúa bát ngát.Tòa thuỷ đình, nơi diễn ra hoạt
động biểu diễn rối nước nằm ở ven làng.Tòa thuỷ đình mái cong cong nhô lên hồ nước, chỉ
cách đó một con là ruộng lúa xanh mướt. Hương lúa ùa vào cùng mỗi cơn gió thổi qua.
Thật khó có thể từ chối thưởng thức một buổi biểu diễn rối nước trong khung cảnh làng
quê thanh bình như thế."Làng Đào Thục cách trung tâm thành phố hơn 20km, nhưng chính
khung cảnh làng quê này khiến không ít khách Tây tìm đến để thưởng thức rối nước, thay
vì xem rối trong nhà hát. Nói thực với các bạn là xem rối nước, sản phẩm của làng quê Việt
Nam trong nhà hát thì mất đi rất nhiều sự thú vị", nghệ nhân Đinh Thế Văn - nghệ nhân nổi
tiếng của làng rối nước Đào Thục vì vừa giỏi nghề, vừa là Anh hùng lực lượng vũ trang,
người trực tiếp tham gia bắn rơi máy bay B.52 trong trận Điện Biên Phủ trên không - tâm
sự.
21
Tiểu Đoàn trưởng Đinh Thế Văn (đội mũ) đang thuyết minh cách đánh B.52 với Chủ tịch

Tôn Đức Thắng (ngoài cùng bên trái) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tư liệu gia
đình ông Đinh Thế Văn.
Đào Thục xưa vốn là một làng thuần nông.Đầu thế kỷ 18, Quận công Đào Đăng
Khiêm đã về làng, dạy người dân biểu diễn rối nước.Phường rối Đào Thục ra đời từ ngày
ấy.Cũng có lúc nghề biểu diễn rối nước tưởng chừng biến mất khi đất nước xảy ra chiến
tranh, nhưng những người dân Đào Thục đã kiên trì gìn giữ và khôi phục.Nhưng chuyện
làng rối đón khách du lịch nước ngoài là điều ít ai dám nghĩ đến trước đây.Được khôi
phục, nhưng nhiều năm qua, mỗi năm phường rối chỉ có vài lần "xuất quân" trong những
dịp hội hè.Các quân rối cứ xếp cả đống trong kho. Anh Nguyễn Thế Nghị, Trưởng bộ phận
kinh doanh của phường rối cho biết: "Sinh ra ở mảnh đất có truyền thống múa rối nước,
nên các thế hệ người Đào Thục đều say mê môn nghệ thuật này. Nhưng để nghệ nhân thực
sự gắn bó, có trách nhiệm với những quân rối, để bảo tồn nghệ thuật tốt hơn thì phải làm
thế nào để các quân rối đem lại hiệu quả kinh tế.Vì thế, chúng tôi đã tìm cách khai thác du
lịch".
Chuyện khai thác du lịch hoàn toàn không dễ dàng.Đào Thục cách trung tâm thành
phố khá xa, dù thú vị nhưng nếu đưa khách đến, các công ty lữ hành sẽ mất thêm chi
phí.Nhiều công ty đã từ chối. Nhưng những nghệ nhân phường rối vẫn kiên trì giới thiệu
sản phẩm độc đáo của mình, đó là xem rối nước, tham quan các biểu diễn và thưởng ngoạn
khung cảnh làng quê, giao lưu các nghệ nhân Đây là những thế mạnh riêng.Thế rồi nhiều
khách du lịch đã tự tìm đến Đào Thục. Bên cạnh đó, nhiều khách du lịch dù đi tour nhưng
đã yêu cầu được đến Đào Thục để trải nghiệm.Khách du lịch đến ngày một nhiều hơn.Mỗi
tuần, các nghệ nhân phường rối nước Đào Thục thường có đến 4, 5 buổi biểu diễn.Cá biệt,
có những ngày lên tới 2, 3 buổi, chủ yếu là khách nước ngoài.Kinh phí có được từ các buổi
biểu diễn khiến các nghệ nhân gắn bó hơn trong gìn giữ nghệ thuật.Dịp cao điểm của
phường rối Đào Thục thường là đầu năm.Vừa biểu diễn tại chỗ phục vụ khách, còn rất
nhiều "đơn hàng" yêu cầu phường lưu diễn ở nơi xa.Các nghệ nhân Đào Thục tổ chức
thành ba nhóm, để có thể phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng.
22
Dựa vào giới trẻ để phát triển nghệ thuật
Đào Thục có được hôm nay chính là nhờ các bậc tiền bối dám trao trọng trách cho giới

trẻ.Thế hệ đi trước tuy giỏi nghề, nhưng không biết phương pháp quảng bá sản phẩm,
hướng dẫn khách du lịch đến với rối nước.Chính những bạn trẻ là người lập website
(www.roinuocdaothuc.vn), quảng bá hoạt động biểu diễn đến các công ty lữ hành, đi "tìm"
khách du lịch.Thậm chí còn đưa cả làng rối lên facebook để quảng bá.Cũng chính các
bạn là những người chủ động học tiếng Anh để giao tiếp, để giới thiệu với khách du lịch
nước ngoài. Không chỉ tạo ra một nếp tư duy mới, cách làm mới mà các nghệ nhân trẻ ở
Đào Thục còn rất giỏi tay nghề. Nghệ nhân Đinh Thế Văn cho biết: "Phường rối hiện giờ
có hơn 20 cháu ở độ tuổi trên dưới 30. Với nghệ thuật rối nước, đây là độ tuổi còn trẻ, vì
biểu diễn rối nước đòi hỏi phải có sức khoẻ, thời gian luyện tập lâu năm mới có thể thực
hiện được các tích trò một cách nhuần nhuyễn được.Đây chính là tương lai của làng rối".
Thế hệ 8x này đã được đào tạo một cách bài bản cách đây 5 năm.Hiện giờ, các bạn đã
có thể biểu diễn thuần thục, khéo léo các tích trò không kém các bậc tiền bối là bao. Có thể
kể đến những nghệ nhân tài năng như: Đinh Hữu Hùng, Đinh Văn Dũng, Đinh Văn
Chiến Đây đều là những bạn trẻ sinh ra, lớn lên trong những gia đình có truyền thống
biểu diễn rối nước. Ngoài lớp nghệ nhân trẻ này, các nghệ nhân phường rối tiếp tục tính
chuyện "dài hơi" bằng việc bắt đầu cho các em học sinh cấp hai, cấp ba ở Đào Thục làm
quen với nghệ thuật múa rối, học biểu diễn những tiết mục đơn giản. Các bạn trẻ ở Đào
Thục rất ham mê biểu diễn.Mặc dù biểu diễn rối nước là công việc nặng nhọc, không phù
hợp với phụ nữ, nhưng với tình yêu và quyết tâm, nhiều bạn nữ trẻ cũng trở thành người
biểu diễn giỏi.
Trong khi ở nhiều địa phương, nghệ thuật truyền thống rơi vào cảnh sống lay lắt thì
Đào Thục đang phát triển mạnh mẽ nghề biểu diễn rối nước, với sự năng động, sáng tạo
của giới trẻ. Mặc dù vậy, làng rối vẫn còn không ít khó khăn.Có những "đoàn" khách quốc
tế chỉ có 2 - 3 người đến đề nghị thưởng thức rối nước.Các nghệ nhân không thể từ
chối.Trong khi đó, một buổi biểu diễn tối thiểu cũng phải huy động gần 10 nghệ nhân.
Đoàn khách ít người cũng không dám thu phí cao nên có những buổi biểu diễn khá vất vả
mà nghệ nhân chỉ nhận được thù lao từ 30-50 nghìn đồng/người. Mặt khác, do phường
đông người, với khoảng 50 thành viên, các nghệ nhân phải diễn xoay vòng, nên thu nhập
23
vẫn chưa đều đặn. Đào Thục đã "vượt lên chính mình", trở thành làng rối cổ truyền phục

vụ khách du lịch chuyên nghiệp nhất cả nước. Tuy nhiên, phường rối vẫn cần những sự hỗ
trợ hơn nữa trong thu hút du lịch hơn nữa, để nghệ nhân có thu nhập ổn định hơn, qua đó,
giúp nghệ thuật rối nước được bảo tồn, phát triển.
2.3.2Hiệu quảkhai thác nghệ thuật múa rối nước trong hoạt động kinh doanh du
lịchcủa quốc gia
Việc đưa nghệ thuật truyền thống trở thành sức hút đối với du khách trong và ngoài
nước đã được nhiều quốc gia triển khai hiệu quả. Ở Việt Nam, nghệ thuật truyền thống như
chèo, tuồng, cải lương hay múa rối… được khai thác để phát triển du lịch đã được nhiều
đơn vị nghệ thuật áp dụng, tuy nhiên, con đường này vẫn còn nhiều gian nan.
Trên thực tế, việc đưa nghệ thuật truyền thống vào để khai thác du lịch đã được các đơn
vị nghệ thuật ý thức và xây dựng từ lâu. Năm 2010, Nhà hát Chèo Hà Nội đã xây dựng một
chương trình riêng phục vụ khách du lịch “Trẩy hội ngày xuân” khá công phu, phối hợp
nhuần nhuyễn giữa các loại hình nghệ thuật: chèo, xiếc, ca trù, quan họ… rất phù hợp với
du lịch và thu hút du khách, nhưng rồi cũng không hấp dẫn được du khách.
Những năm qua, múa rối đã được các nghệ sỹ nghiên cứu và tìm tòi những sáng tạo
mới, nhằm phát triển múa rối lên một bước cao hơn, đáp ứng thị hiếu đa dạng của công
chúng. Tuy nhiên, bên cạnh việc tìm tòi và thử nghiệm mới cũng đặt ra vấn đề bảo tồn loại
hình nghệ thuật độc đáo này.
Thực tế hiện nay cho thấy, các nghệ sỹ múa rối Việt Nam đã đưa được chú Tễu cùng
những “cô cậu” ngộ nghĩnh từ đồng ruộng Việt Nam đi biểu diễn khắp năm châu. Với
những trò diễn vừa vui nhộn vừa độc đáo, hấp dẫn, rối nước Việt Nam đã thực sự chinh
phục khán giả nước ngoài và được khẳng định là môn nghệ thuật có một không hai trên thế
giới. Cùng với sự hội nhập, nghệ thuật múa rối đang dần được phát triển hòa nhập với hơi
thở của thời đại. Theo Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam, NSƯT Vương Duy Biên, múa
rối Việt Nam đã tham dự nhiều Festival văn hóa nghệ thuật trong nước và trên thế giới và
đều được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, “có một điều là khi đưa múa rối tham dự các liên
24
hoan nghệ thuật ở nước ngoài, biểu diễn xong, chúng tôi đều nhận được những câu hỏi
kèm theo là ngoài chương trình này các bạn còn chương trình khác nữa không? Nghĩa là
cũng có những nhu cầu lựa chọn những chương trình khác.

Chính điều này đã thúc đẩy chúng tôi phải có những nghiên cứu tìm tòi, điều chỉnh
nhằm đem lại cho du khách nước ngoài nhiều sự lựa chọn nhưng vẫn phải giữ được bản
sắc”.
Hiện nay múa rối nói chung, rối nước dân gian nói riêng không chỉ dừng lại ở 16 trò diễn
cổ mà nó đã được cách tân, đưa thêm yếu tố của nghệ thuật đương đại vào. Các chương
trình múa rối được cải biên một cách mạnh dạn, nhiều vở mới được dàn dựng có không
gian mở, phong cách diễn đạt đa dạng phong phú.
Sự kết hợp sân khấu rối nước với sân khấu rối cạn, cùng với nghệ thuật sắp đặt, tính
dân tộc mộc mạc với hiện thực đương đại hòa quyện đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật mới lạ,
ví như các vở diễn Đức Thánh Trần, Truyện cổ Andecxen, Những giấc mơ bí ẩn của Tễu và
Kangaroo Đặc biệt, những vở diễn như Hồn quê - kết hợp múa rối với nghệ thuật sắp
đặt, có nhạc điện tử (của Quốc Trung), có thơ (của Phan Huyền Thư) đã gây bất ngờ thú vị
cho khán giả. Các diễn viên múa rối “lộ diện” khỏi tấm mành thủy đình. Ánh sáng rực
chiếu mở thêm một lớp diễn mới. Các nghệ sỹ vừa múa rối vừa trình diễn động tác tạo
hình về những hứng khởi của người nghệ sỹ sáng tạo ra những con rối có hồn từ những
khúc gỗ vô tri Tuy nhiên, sự cải biên này không phải phường rối nào cũng có thể làm
được và thành công. Hầu hết các phường rối hiện nay đang gặp khó khăn và họ đã làm mọi
cách để hút khách nhằm thu lợi nhuận.
Chính vì thế, việc giữ gìn bản sắc truyền thống đôi khi sẽ không được chú ý nhiều,
trong khi việc duy trì hoạt động của các đoàn rối lại nằm ngoài tầm của địa phương. Ông
Vương Duy Biên cho biết: “Chưa bao giờ việc phát triển các đoàn rối ở Việt Nam lại rộ lên
như bây giờ. Phong trào rộng cũng tốt, sẽ có rất nhiều chương trình phong phú. Nhưng
ngược lại, mặc dù hiện nay ở miền Bắc có khoảng hơn 20 đoàn rối nhưng chương trình cứ
na ná nhau, rất nhàm chán”. Vì vậy, bảo tồn múa rối như thế nào vẫn là câu hỏi đang cần
được giải đáp. Theo ông Biên, cách tốt nhất để bảo tồn vẫn là ở ý thức của người dân.
25

×