ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN KIÊN
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH IN
Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN KIÊN
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH IN
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ANH TUẤN
Hà Nội - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, và có kế
thừa các công trình nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến đề tài.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Kiên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH I
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH IN 7
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG Về Sự HÌNH THÀNH CủA NGÀNH IN: 7
1.1.1. Lịch sử ngành in và các công nghệ in: 7
1.1.1.1. Khái quát về lịch sử ngành in thế giới: 7
1.1.1.2. Lịch sử hình thành in ấn tại Việt Nam: 9
1.1.1.3. Công nghệ in ấn và các đặc điểm chính: 11
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam 13
1.1.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngành in: 13
1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam: 14
1.1.2.3. Vai trò hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam: 16
1.2. Năng lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh ngành in: 16
1.2.1. Khái niệm về năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
ngành in: 16
1.2.2. Một số tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh ngành in: 21
1.2.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với kinh doanh ngành in: 21
1.2.2.2. Một số tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực đội ngũ quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh ngành in: 21
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý ngành in: 24
1.3.1. Các nhân tố nội bộ ngành: 24
1.3.1.1. Số lượng cơ sở in 24
1.3.1.2. Thiết bị, công nghệ và vốn 24
1.3.1.3. Nguồn nhân lực: 26
1.3.2. Các nhân tố ngoài ngành: 27
1.3.2.1. Thể chế chính trị và mô hình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước:27
1.3.2.2. Môi trường kinh tế vĩ mô: 29
1.4. Kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh ngành in với một số nƣớc
trong khu vực ASEAN: 30
1.4.1. Thái Lan: 30
1.4.2. Malaysia: 32
1.4.3. Singapore: 34
1.4.4. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH IN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 -2013 37
2.1. THựC TRạNG HOạT ĐộNG KINH DOANH NGÀNH IN ở VIệT NAM . 37
2.1.1. Mô hình tổ chức, loại hình hoạt động và loại hình sản phẩm kinh doanh
ngành in 37
2.1.2. Hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam: 41
2.2. Hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh ngành in của Việt Nam . 46
2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh ngành in 46
2.2.1.1. Mô hình tổ chức: 46
2.2.1.2. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về ngành in: 48
2.2.3. Nội dung quản lý hoạt động kinh doanh ngành in 55
2.2.3.1. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về chuyên môn, nghiệp vụ:55
2.2.3.2. Công tác quản lý nhà nước qua công tác thanh tra, kiểm tra: 56
2.2.3.3. Sự phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong quản lý hoạt động in
61
2.3. Đánh giá những thành công và hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động kinh doanh ngành in 62
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được: 62
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân: 63
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH IN TRONG 65
GIAI ĐOẠN TỚI 65
3.1. Bối cảnh và mục tiêu phát triển ngành in và định hƣớng chung đến năm
2020: 65
3.1.1. Bối cảnh và xu thế phát triển sản phẩm và công nghệ ngành in 65
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành in: 66
3.1.3. Định hướng chung đến năm 2020: 67
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh
ngành in 67
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 67
3.2.1.1. Hoàn hiện hệ thống pháp luật: 67
3.2.1.2. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý: 69
3.2.1.3. Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực: 72
3.2.1.4. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra ………… ………72
3.2.1.5. Tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế: 74
3.2.2. Đối với Hiệp hội in 75
3.2.2.1. Kiện toàn mô hình tổ chức: 75
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng công tác hội viên: 76
3.2.2.3. Xây dựng chiến lược sản phẩm của ngành in: 77
3.2.2.4. Tăng cường đầu tư về công nghệ và vốn cho hoạt động ngành in: 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 84
i
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Số hiệu
Tên hình
Trang
1
Sơ đồ 1.1
Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về
kinh tế tổng thể
30
2
Sơ đồ 2.1
Mô hình tổng thể quản lý nhà nƣớc về hoạt
động in ở Việt Nam
52
3
Sơ đồ 2.2
Nguồn lực thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc
về hoạt động in
54
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động in có vị trí, vai trò quan trọng trong sản xuất ra các sản phẩm có
in. Thông qua các công cụ, thiết bị ngành in để nhân bản với số lƣợng lớn, tùy ý,
nhằm mục đích phổ biến, tuyên truyền đến nhiều đối tƣợng làm thay đổi tƣ duy,
nhận thức con ngƣời, phục vụ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của đất
nƣớc. Với những công cụ thiết bị ngày càng hiện đại thì việc nhân bản với số
lƣợng lớn là rất nhanh, đáp ứng ngày một nhiều hơn nhu cầu về in cho xã hội.
Tuy nhiên, nếu hoạt động in không đƣợc quản lý tốt thì tác hại của nó là vô cùng
lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Hiện nay, hoạt động in đang đƣợc điều chỉnh bằng hai khung pháp lý không
thống nhất, in xuất bản phẩm đƣợc điều chỉnh bởi Luật Xuất bản năm 2004 (Luật
xuất bản sửa đổi 2012) và in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm đƣợc điều
chỉnh bằng Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ. Sau
khi Luật Xuất bản năm 2004 - 2012, Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21
tháng 6 năm 2007 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cũng nhƣ các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động in ra đời đã tác động đến toàn bộ các
hoạt động trong lĩnh vực in. Việc xã hội hóa hoạt động in đã làm thay đổi căn
bản từ những tƣ duy phụ thuộc nhiều về chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa chuyển sang
một nhận thức mới thông thoáng hơn, cân bằng hài hòa giữa hai nhiệm vụ quan
trọng là vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị, vừa sản xuất kinh doanh để tái đầu tƣ,
phù hợp với quy luật phát triển của từng thời kỳ. Nhà nƣớc thay đổi phƣơng
thức quản lý, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động in,
nhằm thu hút nguồn lực đầu tƣ của xã hội để phát triển ngành in, phù hợp với
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy có nhiều cơ chế cởi mở
thông thoáng hơn, nhƣng hoạt động in vẫn đƣợc coi là ngành nghề kinh doanh
có điều kiện, bởi nó vẫn là công cụ, phƣơng tiện để sản xuất những sản phẩm có
nội dung văn hóa, tƣ tƣởng.
2
Do đƣợc cởi mở hơn về hàng lang pháp lý nên số lƣợng cơ sở in đƣợc
thành lập mới tăng rất nhanh. Trƣớc năm 2004, cả nƣớc có 162 cơ sở in (tất cả
đều của nhà nƣớc), đến nay tăng lên khoảng 1.500 cơ sở in (thuộc mọi thành
phần kinh tế), giải quyết việc làm cho gần 5 vạn lao động trong ngành. Về công
nghệ in đƣợc chuyển đổi từ in typo với những thiết bị cũ kỹ, thô sơ, lạc hậu sang
in offset hiện đại hơn, in ra các sản phẩm có chất lƣợng hoàn hảo hơn, giá trị gia
tăng nhiều hơn, đáp ứng thời gian nhanh gấp nhiều lần. Một số cơ sở in lớn đã
đầu tƣ đƣợc máy in hiện đại có giá trị gần một trăm tỷ đồng/chiếc, sánh ngang
với các nƣớc trong khu vực và một số nƣớc phát triển trên thế giới. Số lƣợng
máy in offset đƣợc nhập vào Việt Nam đến nay có khoảng hơn 2000 chiếc, chƣa
kể thiết bị trƣớc và sau in.
Sản lƣợng trang in tiêu chuẩn hàng năm của toàn ngành tăng nhanh, trên
10%/năm. Ngành in đã đáp ứng hầu hết nhu cầu in trong nƣớc và bƣớc đầu tiếp
cận thị trƣờng thế giới, nhận in gia công cho nƣớc ngoài với chất lƣợng kỹ thuật
in đa dạng, phức tạp ở trình độ cao. Đặc biệt, đã đầu tƣ đƣợc 8 điểm in báo Đảng
với những công nghệ, thiết bị, kỹ thuật cao, đƣợc phân bố phù hợp theo vùng,
lãnh thổ, có khả năng đáp ứng nhanh nên các địa phƣơng trong cả nƣớc, kể cả
một số vùng sâu, vùng xa đã có đƣợc báo Đảng trong ngày. Đã hình thành mạng
lƣới in quốc gia gồm 2 trung tâm và 8 trọng điểm về in.
Do các quy định về thành lập cơ sở in thông thoáng, dễ dàng nên số lƣợng
cơ sở in tăng nhanh, dẫn đến cung vƣợt cầu, thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, nhà
nƣớc chƣa có biện pháp quản lý hữu hiệu, nạn in lậu xuất bản phẩm, in giả giấy
tờ quản lý nhà nƣớc, in giả bao bì, nhãn hàng hóa, giấy tờ có giá gia tăng.
Nhiều cá nhân không có nghề, không có kinh nghiệm vẫn bỏ tiền đầu tƣ theo xu
hƣớng đám đông, sau một thời gian hoạt động không hiệu quả, khó cạnh tranh,
phải giải thể, gây thiệt hại cho cá nhân và xã hội. Thành lập nhiều cơ sở in ảo,
không có thật làm ảnh hƣởng đến việc thống kê nội lực toàn ngành dẫn đến việc
hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, đầu tƣ phát triển kém hiệu quả.
3
Nhiều cơ sở in nhập khẩu thiết bị quá cũ, không đảm bảo chất lƣợng sản phẩm
in và làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Một số hoạt động in bị buông lỏng quản lý
do thiếu cơ chế hành chính, dẫn đến khó kiểm soát, vi phạm pháp luật gia tăng.
Tình trạng các cơ sở in không thuộc diện cấp phép hoạt động in, khi thành lập và
hoạt động, cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động in không biết, kể cả địa chỉ
nơi sản xuất cũng không nắm đƣợc. Các quy định về hồ sơ và thủ tục cấp phép
thành lập cơ sở in quá đơn giản, dễ dãi dẫn đến nhiều cá nhân thành lập cơ sở in
ảo. Chƣa có tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết bị in nên việc nhập khẩu thiết bị cũ là
không thể kiểm soát, vì vậy không tránh khỏi thiết bị quá cũ (rác của nƣớc
ngoài) đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam làm ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng
và nền công nghiệp nƣớc nhà.
Bên cạnh đó, Nghị định số 105 lại không bao quát hết các hoạt động in các
sản phẩm không phải xuất bản phẩm, nên công tác quản lý nhà nƣớc từ trung
ƣơng đến địa phƣơng đều rất khó khăn, nạn in lậu, in trái phép ngày một gia
tăng. Một mặt là do thiếu công cụ, thiếu chế tài, mặt khác nguồn lực quản lý
cũng chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
ngành in ở Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ngành in là một lĩnh vực kinh doanh tƣơng đối đặc thù ở Việt Nam, do đó
các nghiên cứu trong lĩnh vực in ấn nói chung và hoạt động quản lý nhà nƣớc về
lĩnh vực này là không nhiều, chủ yếu là các bài báo trên tạp chí hoặc báo chí.
Nội dung các công trình này chủ yếu đề cập đến các tồn tại, hạn chế trong lĩnh
vực in, bất cập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Trong khi đó, các công
trình nghiên cứu Khoa học thì thƣờng tập trung vào lĩnh vực xuất bản phẩm, một
sản phẩm của quá trình in ấn, có thể liệt kê một số công trình sau:
4
Đề tài nghiên cứu “Xã hội hóa trong hoạt động xuất bản ở nƣớc ta hiện
nay” của PGS.TS. Trần Văn Hải làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2013. Đề tài
đã trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận của thực hiện xã hội hóa trong hoạt
động xuất bản nhƣ khái niệm, nội dung cơ bản, đặc trƣng và những hình thức
của xã hội hóa hoạt động xuất bản. Trên cơ sở đó, đề tài đã khảo sát, đánh giá
thực trạng xã hội hóa trong hoạt động xuất bản ở nƣớc ta từ năm 1997 đến nay ở
các mặt chủ yếu: thu hút các nguồn lực xã hội vào quá trình xuất bản phẩm; xã
hội hóa trong hoạt động tổ chức bản thảo, trong lĩnh vực in, lĩnh vực phát
hành. Một số lĩnh vực của hoạt động xuất bản nhƣ lĩnh vực tổ chức bản thảo, in,
phát hành đƣợc khảo sát khá công phu, sự phân tích, đánh giá có căn cứ khoa
học và thực tiễn. Tuy nhiên, dƣới góc độ quản lý ngành in đề tài vẫn chƣa đi sâu
vào nghiên cứu và đánh giá thực trạng.
Đề tài “Nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm tại TP. Hồ Chí
Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài cấp Bộ do bà Trần Thị
Thu thuộc Trƣờng Đại Học Văn Hóa Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm hoàn thành
vào năm 2009. Đề tài phân tích vai trò của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm
đối với xã hội và thực trạng của hoạt động này trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần tham vấn cho các doanh
nghiệp, cơ quan, ban ngành chức năng trong việc đề ra giải pháp, chủ trƣơng
chính sách phù hợp, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm đúng
hƣớng và hiệu quả. Đề tài cũng đã phân tích tình hình kinh doanh xuất bản phẩm
tại TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề tài “Thực trạng pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về xuất bản ở Việt
Nam và những đổi mới trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN” đƣợc hoàn
thành năm 2008 do TS. Bùi Đức Thọ hƣớng dẫn cũng đề cập đến vai trò của
pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về xuất bản, quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật
trên các lĩnh vực khác nhau của xuất bản và thực trạng, phƣơng hƣớng cũng nhƣ
5
giải pháp đổi mới hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về xuất bản ở
Việt Nam…
Mặc dù các đề tài trên tuy đã thể hiện đƣợc một số khía cạnh của quản lý
nhà nƣớc tới khâu xuất bản và hoạt động kinh doanh của ngành in nhƣng chƣa
đề cập nhiều đến vấn đề thực trạng hoạt động in ấn ở Việt Nam nói chung.
Nhƣng với khía cạnh nghiên cứu quản lý kinh doanh ngành in ở Việt Nam, đề
tài học viên lựa chọn là một hƣớng nghiên cứu độc lập và không trùng lắp với
các đề tài có trƣớc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh ngành
in.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Quản lý hoạt động kinh doanh ngành in có cơ sở khoa học và đặc điểm
riêng biệt gì?
- Thực trạng năng lực quản lý hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam
hiện nay nhƣ thế nào?
- Để nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh ngành in
thì cần các giải pháp nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về năng lực
quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động ngành in ở Việt Nam.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn
2008-2013 và đề xuất giải pháp từ nay cho đến năm 2020.
6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài, luận văn sử dụng
phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, thống kê có chọn lọc kết hợp với phƣơng
pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Trong quá trình phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng
nhƣ đánh giá tính khả thi của các giải pháp, luận văn còn sử dụng các bảng
biểu, sơ đồ minh họa để làm tăng tính trực quan và sức thuyết phục của đề tài.
Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn đƣợc lấy từ các báo cáo của Hiệp
hội ngành in, Cục xuất bản giai đoạn 2007 đến nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, mở đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về năng lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động
kinh doanh ngành in.
Chƣơng 2. Thực trạng năng lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh
ngành in ở Việt Nam giai đoạn 2008-2013.
Chƣơng 3. Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về hoạt
động kinh doanh ngành in trong giai đoạn tới.
7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH IN
1.1. Khái quát chung về sự hình thành của ngành in:
1.1.1. Lịch sử ngành in và các công nghệ in:
1.1.1.1. Khái quát về lịch sử ngành in thế giới:
In ấn bắt đầu xuất hiện và phát triển đầu tiên ở Trung Quốc. Kĩ thuật in
khối dùng gỗ sơ khai đã bắt đầu phổ biến ở thế kỉ thứ 6. Sách cổ nhất đƣợc in
còn tới ngày nay sử dụng kĩ thuật in khối tinh vi có từ năm 868 SCN (kinh Kim
Cƣơng). Đến thế kỉ thứ 12 và 13, các thƣ viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới
hàng chục nghìn bản sách.
Sự phát triển của in ấn là một bƣớc đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in
đã đƣợc dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới
417 thợ in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris. Năm 1476, nhà in
đƣợc lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một ngƣời Ý tên là Juan
Pablos đã lắp đặt một nhà in đƣợc nhập về ở Thành phố Mexico, Mexico.
Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts năm
1628, và là ngƣời góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge.
Máy in dùng kỹ thuật offset và thạch bản đầu tiên ra đời ở Anh khoảng năm
1875 và đã đƣợc thiết kế để in lên kim loại. Trống offset làm bằng giấy các tông
truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Khoảng 5 năm
sau, giấy các tông đƣợc thay bằng cao su.
Ngƣời đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset cho in ấn trên giấy có thể là Ira
Washington Rubel năm 1903. Ông đã tình cờ nhận thấy mỗi khi một tờ giấy
không đƣợc đƣa vào máy in thạch bản của ông một cách đúng nhịp, bản in thạch
bản in lên trống in đƣợc bọc bằng cao su, và tờ giấy cho vào tiếp theo bị dính 2
hình: bản in thạch bản ở mặt trên và bản in do dính từ trống in ở mặt dƣới. Rubel
8
cũng nhận thấy hình ảnh in từ trống in cao su nét và sạch hơn vì miếng cao su
mềm áp đều lên giấy hơn là bản in bằng đá cứng. Ông đã quyết định in thông
qua các tấm bằng cao su. Độc lập với Rubel, hai anh em Charles Harris và
Albert Harris cũng đã phát hiện ra điều này và chế tạo máy in offset cho Công ty
In ấn Tự động Harris.
Các thiết kế của Harris, phát triển từ máy in gồm các trống quay, rất giống
hình vẽ trong bài. Nó gồm một trống bản in tiếp xúc chặt với các cuộn mực in và
nƣớc. Một trống cao su tiếp xúc ngay bên dƣới trống xếp chữ. Trống in ở bên
dƣới có nhiệm vụ ấn chặt tờ giấy vào trống cao su để truyền hình ảnh. Ngày nay,
cơ chế cơ bản này vẫn đƣợc dùng, nhƣng nhiều cải tiến đã đƣợc thực hiện, nhƣ
thêm in hai mặt hay nạp giấy bằng cuộn giấy (thay vì các miếng giấy).
Trong những năm 1950, in offset trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất cho in
ấn thƣơng mại, sau khi nhiều cải tiến đã đƣợc thực hiện cho bản xếp chữ, mực in
và giấy, tối ƣu hóa tốc độ in và tuổi thọ các bản xếp chữ. Ngày nay, đa số in ấn,
gồm cả in báo chí, sử dụng kỹ thuật này.
Ở khâu sau in các máy móc, thiết bị có hệ thống điện tử tự động, cài đặt
chƣơng trình đƣợc sử dụng. Đã có hàng loạt máy liên hợp đóng sách, các loại
máy gia công sản phẩm khác nhau nhƣ máy bế, dán, máy đóng dán bao bì liên
tục, máy gấp, máy khâu, máy vô bìa keo, máy nhủ vàng, bạc…Kỹ thuật máy
tính xuất hiện đã làm đảo lộn hoàn toàn ngành công nghiệp in trên toàn thế giới.
Trong những năm 90 của thế kỷ 20, ngành in đã có những phát triển công nghệ
quan trọng. Ở thời điểm này, một đặc điểm của công nghệ in đáng chú ý là sự
liên kết giữa 3 công đoạn trong kỹ thuật in là trƣớc in – in – sau in, nổi bậc là kỹ
thuật “Computer-to” và các nguyên vật liệu mới phục vụ cho kỹ thuật này.
Cùng với công nghệ in ấn bằng kĩ thuật in ốp sét – offset, hiện nay các kĩ
thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn Catalogue), in
9
lụa, in quay, in phun và in laser. Nhà in thƣơng mại và công nghiệp lớn nhất trên
thế giới là Montreál, ở Quebec, Quebecor World.
In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tƣợng tĩnh điện để chuyển mực in lên
trên chất liệu in. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần
đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng
cho tới các máy in màu hiện đại nhƣ Xerox iGen3-4, Kodak Nexpress, hay loạt
máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực
lỏng.
1.1.1.2. Lịch sử hình thành in ấn tại Việt Nam:
Nghề in bản gỗ khắc ra đời ở kinh thành Thăng Long từ thời nhà Lý cách
nay hơn 800 năm. Đến thế kỷ XV, dƣới triều Lê sơ, Thị lang bộ Lễ kiêm Bí thƣ
giám học sinh Lƣơng Nhƣ Học, từng hai lần đi sứ sang Trung Quốc đã nghiên
cứu thêm kỹ thuật in khắc gỗ về dạy nghề cho dân làng quê ông ,từ đó ông đƣợc
tôn thờ làm tổ sƣ nghề in. Giữa thế kỷ XIX, khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn và du
nhập kỹ thuật in ty pô, nghề in bản gỗ khắc vẫn tiếp tục đƣợc sử dụng vì bấy giờ
chữ quốc ngữ la tinh chƣa phổ biến rộng rãi. Nghề in chữ đúc (typô) đầu tiên du
nhập vào Việt Nam năm 1861 tại Sài Gòn sau đội quân xâm lƣợc của đô đốc
Pháp Bonard. Xƣởng in này đƣa từ Paris sang, gồm máy, chữ, mực, giấy và 4
công nhân Pháp.
Những thập niên đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ phổ biến mạnh hơn trƣớc,
công việc dịch thuật, sáng tác văn học nhiều thể loại rất phong phú đã kích thích
mở rộng thị trƣờng sách báo quốc ngữ, đòi hỏi một sự phát triển đột biến của
ngành in, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cùng với tƣ bản Pháp,
nhiều nhà tƣ sản Việt, Hoa ở Sài Gòn đã sớm chen chân kinh doanh trên lĩnh
vực này nhƣ: Phát Toán (1909) J.Việt (1917), J. Nguyễn Văn Viết et fils (1922),
Á Đông - Chợ Lớn (1923), Quan Đồng Âm - Chợ Lớn (1923), Xƣa nay (1926),
Bảo tồn (1927)
10
Nếu trong hai thập niên đầu thế kỷ chỉ có khoảng 20 nhà in đăng ký hành
nghề thì hai thập niên kế đó (1920-1940), con số này tăng gấp 4 lần, lên tới gần
80 cơ sở, tuy rằng nhiều nhà in chỉ sống một vài năm rồi đóng cửa hoặc sáp
nhập vào các cơ sở khác. Theo tƣ liệu lƣu trữ, đầu năm 1937, toàn Đông Dƣơng
có 88 nhà in đang hoạt động in đƣợc sách báo. Riêng Sài Gòn đã có 28 nhà in,
trong đó có tới 18 cơ sở mang tên Việt, Hoa (chiếm trên 60%), tuy năng lực và
kỹ thuật in kém nhiều so với các nhà in của tƣ bản ngoại quốc.
- Giai đoạn 1952-1975: Đây là thời kỳ tạo dựng nền móng, hình thành và
từng bƣớc phát triển nền xuất bản cách mạng. Thời kỳ này đã xuất bản đƣợc
31.215 tên sách với 529.384.562 bản.
- Giai đoạn 1976-1985: Sau khi đất nƣớc thống nhất, các xuất bản phẩm
xuất bản đã góp phần có hiệu quả trong việc khôi phục và phát triển kinh tế,
phản ánh cuộc đấu tranh về sự lựa chọn con đƣờng XHCN. Sau khi đất nƣớc
thống nhất, các xuất bản phẩm đã góp phần có hiệu quả trong việc khôi phục và
phát triển kinh tế. Số sách xuất bản 22.000 tên sách với 533.362.000 bản.
- Giai đoạn 1986-2001: Đây là thời kỳ đổi mới đất nƣớc dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, các xuất bản phẩm đã góp phần giữ vững ổn định
chính trị - xã hội, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển của
ngành năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2001, xuất bản, phát hành tăng gấp 3,2
lần về bản; in tăng 4,4 lần về trang in so với năm 1986.
- Giai đoạn 2002 - nay: Đây là thời kỳ phát triển vƣợt bậc của ngành xuất
bản, các xuất bản phẩm đã phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới và hội nhập quốc
tế của đất nƣớc, làm giàu thêm các giá trị văn hoá Việt Nam. Từ những tổ chức
nhỏ bé ban đầu ở chiến khu Việt Bắc, hiện nay cả nƣớc đã có 64 nhà xuất bản,
khoảng 1.500 cơ sở in và khoảng 13.700 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách…;
119 công ty phát hành sách cấp tỉnh thuộc lĩnh vực thông tin – truyền thông, văn
hóa, giáo dục – đào tạo; 75 công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất bản
phẩm.
11
1.1.1.3. Công nghệ in ấn và các đặc điểm chính:
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền nhƣ giấy,
bìa các tông, ni lông, vải bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thƣờng
đƣợc thực hiện với số lƣợng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan
trọng trong xuất bản. Các phƣơng pháp in ấn cơ bản hiện nay: In offset, flexo,
ống đồng v.v là những khái niệm còn xa lạ đối với rất nhiều ngƣời, tuy
nhiên để hiểu những vấn đề cơ bản đó của kỹ thuật in và các phƣơng pháp in
chính hiện nay cũng không phải là việc khó khăn.
- In typo: Đây là phƣơng pháp in đầu tiên và cổ xƣa nhất, đƣợc phát minh
bởi ngƣời Trung Quốc nhƣng ngƣời Đức (Johan Gutenberg) mới là ngƣời đƣợc
công nhận là ông tổ ngành in. Về nguyên lý, in typo là phƣơng pháp in cao, tức
là trên khuôn in typo, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết) nằm cao hơn các phần
không in. Khi in, chúng ta chà mực qua bề mặt khuôn in, các phần tử in nằm cao
hơn nên sẽ nhận mực và sau đó khi ép in, mực sẽ truyền qua bề mặt giấy in tạo
thành hình ảnh, chữ cần in. Một ví dụ gần gũi đó là con dấu (mộc), trên con dấu
hình ảnh đƣợc khắc nổi cao hơn phần xung quanh, khi đóng dấu ta sẽ ấn nó vào
tăm-bông để lấy mực, sau đó đóng "kịch" một phát thế là xong. Khuôn in typo
cũng đƣợc khắc nổi lên nhƣ con dấu, tuy nhiên nó đƣợc chế tạo từ kim lọai (hợp
kim chì) bằng quá trình ăn mòn axít, các chữ viết thì đƣợc đúc thành các con
chữ riêng lẻ, sau đó sẽ đƣợc sắp lại bằng tay thành từng bộ khuôn của từng trang
sách (cho nên mới gọi là công đoạn sắp chữ). Phƣơng pháp in typo sắp chữ hiện
nay không còn đƣợc sử dụng do sản lƣợng thấp, lạc hậu và độc hại (chữ in đƣợc
đúc từ hợp kim chì là một kim loại độc hại) nên đã đƣợc thay thế bằng nhiều
phƣơng pháp hiện đại hơn. Một số ứng dụng khác của in typo nhƣ in số nhảy, ép
chìm nổi, ép nhũ bạc, vàng vẫn còn đƣợc sử dụng. Máy in typo ở Việt Nam
đƣợc cải tiến thành máy bế đặt tay ứng dụng rất hiệu quả.
- In flexo: In flexo bắt nguồn từ chữ flexible, nghĩa là mềm dẻo. Khuôn in
flexo cũng thuộc dạng khuôn in cao nhƣ in typo, tuy nhiên nó đƣợc chế tạo từ
12
chất dẻo (cao su hoặc nhự photopolymer) bằng quá trình phơi quang hóa.
Phƣơng pháp in này đƣợc sử dụng rộng rãi để in các lọai nhãn decal, bao bì hoặc
thùng carton. In ống đồng: In ống đồng về nguyên lý nó là phƣơng pháp in lõm,
tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) đƣợc khắc lõm vào
bề mặt kim loại. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) đƣợc cấp lên bề mặt
khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một
thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực
trong các chỗ lõm dƣới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu. Khuôn in ống
đồng có dạng trục kim loại, làm bằng thép, bề mặt đƣợc mạ một lớp đồng mỏng,
phần tử in sẽ đƣợc khắc lên bề mặt lớp đồng này nhờ axít hoặc hiện đại hơn là
dùng máy khắc trục. Sau đó bề mặt lớp đồng lại đƣợc mạ một lớp crôm mỏng để
bảo vệ nên có ngƣời lại nói đây là phƣơng pháp in ống crôm chứ không phải in
ống đồng.
- Trục in (khuôn in) ống đồng: In ống đồng đƣợc ứng dụng trong ngành in
bao bì màng nhựa, đơn cử nhƣ bao đựng OMO, Viso, bánh kẹo Bibica, hay cà
phê Trung Nguyên v.v tất cả đều đƣợc in bằng phƣơng pháp in ống đồng.
- In lụa: Đây là phƣơng pháp in bình dân, đơn giản, rẻ tiền và dễ đầu tƣ,
nhƣng nếu chịu khó làm vẫn có thể thu đƣợc lợi nhuận cao.
- In offset: Đây là phƣơng pháp in phổ biến nhất và cũng là phƣơng pháp in
đƣợc nhắc đến nhiều nhất đối với những ngƣời làm design thiết kế. Nguyên lý
của phƣơng pháp in này đơn giản nhƣng khó hình dung nếu chƣa đƣợc tay sờ
mắt thấy "hiện vật". In offset là phƣơng pháp in theo nguyên lý in phẳng, tức là
trên khuôn in hình ảnh, chữ viết và những vùng không in đều có độ cao bằng
nhau (khi nhìn lên bề mặt tấm bản in ta chỉ thấy nó phẳng lì nhƣ tờ giấy,
không thấy chìm nổi gì hết). Ngƣời ta đã ứng dụng sự đẩy nhau giữa dầu và
nƣớc. Khuôn in làm từ một tấm nhôm mỏng (khoảng 0.3mm), trên khuôn in,
phần trắng (không in) có bề mặt là nhôm, còn phần tử in (hình ảnh, chữ viết)
đƣợc cấu tạo từ một loại nhựa đặc biệt gọi là nhựa diazô. Lớp nhựa này có tính
13
chất hút dầu, đẩy nƣớc, và mực in offset là loại mực (có gốc) dầu. Trong quá
trình in, trƣớc tiên bề mặt khuôn in đƣợc chà một lớp nƣớc mỏng, lớp nƣớc này
sẽ dính ƣớt vào vùng không in (chính là lớp nhôm đó). Sau đó khuôn in mới
đƣợc chà mực. Vì mực có gốc dầu nên nó không thể dính vào phần trắng trên
khuôn in (đang dính nƣớc) đƣợc, mà chỉ bắt dính lên phần tử in là nhựa diazo ƣa
dầu mà thôi. Chính vì vậy dù khuôn in phẳng lì nhƣng khi chà mực, mực nó
không chà tùm lum lên bề mặt khuôn mà chỉ truyền đúng vào phần tử in tạo
thành hình ảnh, chữ viết trên bề mặt khuôn in mà thôi. Và sau đó, khi ép in lên
bề mặt vật liệu in sẽ cho ra hình ảnh cần in.
- In nhân bản (Roneo, Duplicating): nội dung cần in đƣợc "đục thủng" trên
vật liệu truyền in là Stencil (trong máy quay roneo cổ xƣa) hoặc trên Master
(máy in siêu tốc bây giờ) bằng phƣơng pháp cơ học hoặc quang - nhiệt học để
tạo nên bản mẫu. Khi quá trình in đƣợc tiến hành là lúc mực in đƣợc ép (roneo)
hoặc hất văng lên (in siêu tốc) bản mẫu và đi qua phần tử "đục thủng" để
truyền sang giấy. Ở những nƣớc nghèo nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, các nƣớc
châu Phi , máy in roneo vẫn còn đƣợc dùng trong việc in tài liệu đơn giản.
Hiện đại hơn thì dùng máy in siêu tốc kỹ thuật số, chất lƣợng sản phẩm từ loại
máy này gần bằng in offset (nếu in đơn màu). Ƣu điểm của phƣơng pháp này là
chế bản đơn giản, ít độc hại (gần nhƣ không độc hại), in số lƣợng rất linh hoạt
(nhƣ in lụa). tốc độ in rất nhanh (7800 tờ/giờ). Tuy nhiên nhƣợc điểm của nó
mực phải mua của chính hãng nên giá thành mực trên trang in còn cao. Màu
sắc hạn chế trong một số màu nhất định. Giá máy còn cao so với mặt bằng giá
nói chung ở nƣớc ta.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ngành in:
Hoạt động kinh doanh ngành in là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều
kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động in phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
14
doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 08/2001/NĐ-CP
ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự
đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại
khoản 1 Điều này, nếu cơ sở in tham gia in sản phẩm là vàng mã, phải đăng ký
loại vàng mã dự định in với Sở Văn hoá - Thông tin sở tại.
Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở in còn phải bảo đảm các
điều kiện sau:
- Phải có Giấy phép hoạt động in khi tham gia hoạt động in sản phẩm báo
chí, tem chống giả;
- Phải có văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành
có thẩm quyền khi tham gia in các sản phẩm: Chứng minh thƣ; hộ chiếu; văn
bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;
- Giám đốc hoặc chủ sở hữu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, có đăng
ký hộ khẩu thƣờng trú tại Việt Nam khi cơ sở in tham gia in các sản phẩm quy
định trên.
1.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam:
Thực tế hoạt động kinh doanh của các cơ sở in ở Việt Nam đƣợc chia làm
một số nhóm cơ bản nhƣ: Các cơ sở in thuộc Đảng, Bộ, Ban, Ngành từ Trung
Ƣơng tới địa phƣơng; các cơ sở công lập; các cơ sở in dân doanh hay các cơ sở
in có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Trong đó mỗi loại hình cơ sở in có các đặc điểm
riêng tạo nên sự đa dạng cho bức tranh sinh động về hoạt động kinh doanh
ngành in ở Việt Nam.
Các cơ sở in của Đảng, Bộ, Ngành trung ương vẫn đƣợc đầu tƣ tốt với
những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, nhiều dây chuyền tự động, khép kín đảm
bảo đƣợc việc in báo, tạp chí và các ấn phẩm cao cấp khác với số lƣợng lớn,
15
nhiều màu, chất lƣợng ngày một cao, thời gian giao hàng nhanh, thuận lợi hơn
trong sản xuất kinh doanh.
Cơ sở in sự nghiệp công lập (nội bộ hoặc có thu), các cơ sở in này đƣợc
tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã duy
trì và phát huy tốt vai trò phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và
tham gia vào thị trƣờng, đáp ứng một phần nhu cầu văn hóa đọc của nhân dân,
đóng góp với ngân sách quốc gia.
Các cơ sở in địa phương tuy chịu nhiều tác động của cơ chế thị trƣờng
nhƣng vẫn luôn xác định phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội
là nhiệm vụ hàng đầu. Cho đến nay hầu hết các đơn vị in địa phƣơng tuy đã
đƣợc đầu tƣ tốt hơn, nhƣng vẫn khó khăn. Thị trƣờng ấn phẩm nhỏ bé, nguồn
công việc tại chỗ ít, khó khai thác công việc từ ngoài tỉnh. Thiếu vốn vẫn là
nguyên nhân chính hạn chế đầu tƣ nâng cao năng lực sản xuất làm cho nhiều cơ
sở in khó phát triển. Tuy nhiên, có một số công ty đã mạnh dạn đổi mới, đầu tƣ
thiết bị, tìm kiếm thị trƣờng, áp dụng nhiều biện pháp cạnh tranh để giữ vững và
phát triển sản xuất.
Các cơ sở in dân doanh tiếp tục có những bƣớc đột phá trong tiếp cận thị
trƣờng, đầu tƣ công nghệ, tìm kiếm nhân lực và định hƣớng sản phẩm linh hoạt
hơn. Nhiều cơ sở in trong hơn 3 năm qua đã mạnh dạn đầu tƣ nhiều tỷ đồng cho
những trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, có những cơ sở in nhỏ, năng lực tài chính
hạn chế đã cùng nhau hùn vốn để đầu tƣ thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất,
tăng sức cạnh tranh.
Cơ sở in có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tƣ khai thác thị trƣờng in
bao bì, nhãn hàng hoá có chất lƣợng cao. Nguồn vốn đầu tƣ tuy có giảm so với
những năm trƣớc và có lúc chững lại, nhƣng các cơ sở in này vẫn duy trì đƣợc năng
lực cạnh tranh, có nguồn việc ổn định và đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản phẩm in
có chất lƣợng cao.
16
1.1.2.3. Vai trò hoạt động kinh doanh ngành in ở Việt Nam:
Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc ta hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra
những mục tiêu nhằm đƣa nền công nghiệp của chúng ta tiến tới công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nƣớc để theo kịp trình độ khoa học kỹ thuật của các nƣớc
trong khu vực. Trong đó ngành in đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến
lên của đất nƣớc, phục vụ kịp thời nhu cầu văn hoá, chính trị, xã hội của nhân
dân. Hoạt động của ngành in đã thích nghi dần và đứng vững trƣớc thử thách
của cơ chế thị trƣờng. Hội nghị liên ngành in toàn quốc 1992 đã tập trung trí tuệ
đánh giá những ƣu điểm, đồng thời phê phán những sai lệch, chỉ ra những yếu
kém và nêu những biện pháp đồng bộ đƣa ngành in phát triển đúng hƣớng.
Trong từng đơn vị, cơ sở cũng đã có bƣớc đổi mới về công tác tổ chức, quản lý
cũng nhƣ về trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu văn hoá, thông tin ngày càng tăng
của xã hội, nhất là đang trong thời đại bùng nổ thông tin nhƣ hiện nay, thị hiếu
đòi hỏi ngày càng cao. Điều đó đã góp phần thúc đẩy cho công cuộc đổi mới đất
nƣớc. Nền kinh tế đƣợc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng tạo
nên sự tăng trƣởng về mọi mặt, đời sống của nhân dân đã đƣợc cải thiện vì thế
văn hoá tinh thần cũng dần đƣợc nâng cao hơn. Do vậy công tác tuyên truyền
văn hoá nhƣ: xuất bản, in, phát hành còn phải có những bƣớc phát triển mạnh,
các cơ sở in đã hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nƣớc góp phần tích cực đƣa
những tiến bộ của khoa học thế giới vào nền văn hoá của nƣớc ta. Thông qua
những ấn phẩm nhƣ sách, báo, tạp chí, v.v nhằm nâng cao dân trí ở mọi miền.
1.2. Năng lực quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh ngành in:
1.2.1. Khái niệm về năng lực quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh ngành in:
Trƣớc hết, muốn hiểu rõ khái niệm về năng lực quản lý nhà nƣớc về hoạt
động kinh doanh ngành in ta cần tìm hiểu một số khái niệm sau:
Thứ nhất đó là khái niệm về năng lực:
17
Năng lực đƣợc con ngƣời sử dụng ở nhiều phƣơng diện nhƣ: Năng lực
công tác, năng lực sản xuất, năng lực quản lý điều hành Theo cuốn Gốc và
nghĩa của từ tiếng Việt thông dụng thì năng lực đƣợc chia thành hai vế: “Năng”
là làm nổi việc; “lực” là sức mạnh. Năng lực đƣợc hiểu là sức mạnh làm nổi
việc. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành
thì năng lực đƣợc hiểu là “khả năng làm việc tốt”. Còn theo đại từ điển Tiếng
Việt do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin phát hành thì ta có thể hiểu theo 2
nghĩa: 1. Năng lực là những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì. Ví dụ:
Năng lực tƣ duy của con ngƣời; 2. Năng lực là khả năng để thực hiện tốt một
công việc. Ví dụ: Có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức.
Tóm lại, tác giả sử dụng khái niệm: năng lực là khả năng của con người
để thực hiện tốt công việc hay làm việc có hiệu quả cao.
Thứ hai là một số khái niệm về quản lý và quản lý nhà nƣớc:
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối
tƣợng quản lý và khách thể quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt
đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Nói cách khác, quản lý là
sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và
hành vi hoạt động của con ngƣời để đạt tới mục đích đúng ý chí của ngƣời quản
lý và phù hợp với quy luật khách quan.
Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý do nhà nƣớc làm chủ thể định hƣớng
điều hành, chi phối…để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn
lịch sử nhất định với hiệu quả cao nhất. Theo nghĩa rộng, Quản lý nhà nƣớc là
hoạt động của toàn thể bộ máy nhà nƣớc nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối
ngoại. Nhƣ vậy, hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nƣớc (Quốc hội, chính
phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, hội đồng nhân nhân, ủy ban nhân dân, tòa án
nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp…) đều là hoạt động Quản lý nhà
nƣớc.
18
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con ngƣời do các cơ quan hành chính của nhà nƣớc (Còn gọi là cơ quan quản lý
Nhà nƣớc) thực hiện để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự
pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, Quản lý nhà nƣớc là hình thức biểu hiện và thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân lao động dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đó là tính chính
trị của Quản lý nhà nƣớc và quyền lợi chính trị của nhân dân. Từ khái niệm
Quản lý nhà nƣớc nhƣ trên chúng ta hiểu rằng không phải quản lý nào cũng là
quản lý nhà nƣớc, và nhà nƣớc quản lý toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội
không có nghĩa là các cơ quan quản lý nhà nƣớc điều chỉnh mọi khía cạnh của
đời sống xã hội , mà chỉ điều chỉnh các khía cạnh do luật định.
Với quan niệm trên, quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý đặc biệt, thể
hiện ở các đặc trƣng sau:
Một là, Quản lý nhà nƣớc mang tính chất quyền lực nhà nƣớc. Quản lý
nhà nƣớc đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nƣớc. Quyền lực nhà
nƣớc mang tính mệnh lệnh đơn phƣơng đòi hỏi phải đƣợc chấp hành nghiêm
chỉnh, mọi ngƣời bình đẳng, không cho phép bất cứ ai dựa vào quyền thế để làm
trái với các quyết định quản lý. Quản lý đất nƣớc trƣớc hết bằng pháp luật, chứ
không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng,
thể hiện ý chí của nhân dân, phải đƣợc thống nhất quản lý trong cả nƣớc. Tuân
theo pháp luật là chấp hành chủ trƣơng chính sách của Đảng. Việc quản lý bằng
pháp luật đòi hỏi các cơ quan, các cán bộ, công chức trong tổ chức và hoạt động
điều hành phải căn cứ vào luật, làm theo đúng quy trình pháp luật, phải đảm bảo
nguyên tắc pháp chế và phải kết hợp đúng đắn giữa pháp lý và đạo lý. Pháp luật
là công cụ quản lý của Nhà nƣớc vì thế để quản lý Nhà nƣớc đối với xã hội có
hiệu quả thì pháp luật phải đúng đắn, nghĩa là pháp luật phải xuất phát từ đƣờng