Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SKKN xây dựng bộ đồ dùng dạy học điện tử môn Toán hai khối lớp 8-9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.84 KB, 7 trang )



-1-





SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:
"XÂY DỰNG BỘ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ĐIỆN TỬ MÔN TOÁN
HAI KHỐI LỚP 8- 9"


-2-


I/ Phần mở đầu
I.1/ Lí do chọn đề tài
Năm học 2009 - 2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục ". Công nghệ thông tin là một trong các công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới
phương pháp giảng dạy, phương pháp học, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng
giáo dục. Tuy nhiên soạn bài dạy bằng ứng dụng CNTT không đơn giản như là trên giấy
trắng để viết trên bảng đen, mà để có được 1 tiết dạy điện tử giáo viên phải vất vả gấp
nhiều lần so với cách soạn và dậy theo kiểu truyền thống, phải chuẩn bị mọi thứ cần thiết
rất cầu kỳ mới xây dựng được bài giảng. Nếu bài giảng chỉ đơn thuần dùng chữ viết
chuẩn bị trước đưa ra thay vì giáo viên phải viết bảng thì việc giảng dạy bằng giáo án
điện tử không có tác dụng gì hơn so với giảng bằng phương pháp truyền thống. Thế mạnh
của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là giáo viên có thể sử dụng nhiều loại tư liệu như


âm thanh, hình ảnh, videoclip mô phỏng nội dung rất sinh động, hấp dẫn, do đó để tận
dụng hết được thế mạnh của việc ứng dụng CNTT đòi hỏi giáo viên phải biết khai thác,
thiết kế làm các đồ dùng điện tử để phục vụ cho bài giảng, đó cũng là trở ngại khó khăn
lớn nhất cho giáo viên khi soạn giảng giáo án điện tử.
Trong thực tế những năm gần đây Bộ giáo dục đào tạo đã cung cấp một lượng trang
thiết bị dạy học khá đầy đủ ở một số bộ môn như: Vật lý, công nghệ, thể dục… Đặc biệt
ở môn Toán các nhà trường cũng được tiếp nhận một số lượng đồ dùng phục vụ cho việc
giảng dạy ở một số nội dung ở các khối lớp, xong chưa đủ và để hỗ trợ xây dựng giáo án
điện tử thì cần phải bổ xung thêm nhiều. Hiện cũng có nhiều trang thông tin điện tử cung
cấp các tư liệu, giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm, khai thác để phục vụ cho việc soạn
giáo án, xong số lượng và chất lượng cũng còn hạn chế. Xuất phát từ vấn đề thực tế trên
tôi thấy sự cần thiết phải thiết kế làm một số đồ dùng dạy học điện tử để phục vụ trong
giảng dạy.
I.2/ Mục đích nghiên cứu
Việc thiết kế thành công, đầy đủ bộ đồ dùng dạy học điện tử sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho bản thân tôi khi bắt tay soạn các bài giáo án điện tử, chất lượng bài giảng có đồ
dùng minh họa sẽ tốt hơn, có thể chia xẻ tài nguyên với mọi người, góp phần nâng cao
hiệu quả của từng tiết học. Đồng thời lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu để có thể sử
dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy khác về sau.
I.3/ Thời gian – Địa điểm


-3-

Bước đầu tôi thiết kế sử dụng, kiểm nghiệm thực tế với quy mô nhỏ, nhằm phục vụ
cho bản thân và các giáo viên trường THCS Hưng Đạo và trong thời gian ngắn hạn năm
học 2009-2010 tôi mạnh dạn tiếp tục sưu tầm thiết kế bộ đồ dùng dạy học điện tử môn
Toán hai khối lớp 8- 9.
I.4/ Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn.
Về mặt lí luận:

Chúng ta đã biết thế mạnh của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là có thể sử
dụng nhiều loại tư liệu như âm thanh, hình ảnh, videoclip… mô phỏng nội dung rất sinh
động, hấp dẫn, chính xác, khoa học. Có những đồ dùng điện tử ta có thể thay thế bằng
những dụng cụ hữu hình được nhưng có những dụng cụ điện tử không thể làm bằng vật
hữu hình được mà chỉ có thiết bị điện tử mới mô tả hết được nội dung kiến thức, như vậy
đồ dùng điện tử sẽ giúp ta giải quyết tận gốc vấn đề, giúp giáo viên dễ dàng truyền thụ và
học sinh tiếp thu kiến thức chủ động hơn.
Về mặt thực tiễn:
Để có được những tư liệu phù hợp thì không phải ai cũng làm được trong khi nhà
nước chưa cấp phát, đó là trở ngại khó khăn lớn nhất cho giáo viên khi soạn giảng giáo án
điện tử. Việc xây dựng sẵn bộ đồ dùng dạy học điện tử sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho
giáo viên khi soạn giảng, có thể nâng cấp, bảo quản sử dụng chúng lâu dài, triển khai
rộng rãi nhanh chóng được tới tất cả các giáo viên có nhu cầu, giảm được chi phí đáng kể
cho việc mua sắm trang bị các thiết bị dạy học.

II/ Phần nội dung
II.1 Chương 1: Tổng quan
Bộ đồ dùng điện tử ở đây là các đoạn clip minh họa cho các nội dung giáo viên cần
truyền đạt, được xây dựng làm sẵn trên một số phần mềm như powerpoint; sketchpad;
Macromedia Flash 8. Bộ đồ dùng đã được lựa chọn phù hợp với các nội dung bám sát
chương trình học của từng khối lớp.
Bộ đồ dùng gồm hai phần:
phần 1 là danh sách tên các thiết bị điện tử, bài dạy và tiết dạy tương ứng của hai
khối lớp 8 – 9.
Phần 2 là các thiết bị điện tử được link tương ứng với danh sách tên thiết bị (ghi
trên đĩa CD kèm theo)



-4-


II.2/ Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1/ Chuẩn bị thiết kế
- Ngay từ đầu năm học BGH đã lên kế hoạch cho tổ chuyên môn về việc tổ chức
làm đồ dùng dạy học phục phụ cho giảng dạy điện tử, từ đó các tổ chuyên môn đã triển
khai phân cho các nhóm chuyên môn thảo luận nghiên cứu chương trình SGK của từng
khối lớp để lựa chọn bài làm đồ dùng dạy học và khai thác thông tin mạng sao cho đáp
ứng được mục tiêu của từng bài dạy và có giá trị sử dụng lâu dài.
- Nghiên cứu kỹ chương trình của từng chương, tìm mối liên hệ giữa các chương,
các bài trong từng chương.
- Nghiên cứu nội dung từng bài để thấy được nội dung cơ bản trọng tâm của bài,
suy nghĩ để đi đến ý tưởng hay cho thiết kế đồ dùng cần làm, cái gì dùng đồ dùng có
sẵn, cái gì cần làm đồ dùng điện tử.
- Lựa chọn bài để làm đồ dùng đạt hiệu quả, bởi lẽ không phải bài nào cũng có thể
làm đồ dùng được.
- Tìm kiếm khai thác trên mạng những tư liệu đã có sẵn có chất lượng tốt bổ xung
vào kho tư liệu của mình.
- Sau khi lựa chọn được danh mục đồ dùng cần làm phải lựa chọn phần mềm tương
ứng để có thể làm được đồ dùng chính xác thẩm mĩ. ở đây tôi có dùng một số phần
mềm: powerpoint; sketchpad; Macromedia Flash 8.
II.2.2/ Tiến hành làm
Có ý tưởng thiết kế nhưng để làm được ra thành phẩm là cả một chặng đường khó
khăn, vừa xem tài liệu hướng dẫn, học hỏi đồng nghiệp, vừa làm vừa chỉnh sửa rất mất
thời gian cuối cùng mới cho ra được sản phẩm như ý muốn.
Trước tiên tôi tìm trên mạng theo danh mục đồ dùng cần làm có những sản phẩm
nào đã có lấy về tham khảo và sử dụng, những thiết bị nào chưa có hay có nhưng chưa
được hay, chưa đúng với mục đích sử dụng tôi mới bắt tay vào làm. Khi hoàn thành sử
dụng đưa ra tổ nhóm theo dõi nhận xét và tiếp tục chỉnh sửa.

II.3 Chương 3: Phương pháp – Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu chương trình học môn Toán hai khối lớp 8- 9, chọn ra những bài,
những nội dung cần minh họa và có thể minh họa bằng điện tử, sau đó khai thác thông
tin trên mạng, nắm được những tư liệu đã được xây dựng làm có chất lượng tốt khai
thác để sử dụng và học tập.


-5-

Qua sưu tầm nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, tự làm những thiết bị chưa
có hoặc có nhưng chưa hay, vừa làm vừa chỉnh sửa bổ xung đưa ra tổ nhóm tham khảo
góp ý hoàn chỉnh để được kết quả như mong muốn.
Trong thời gian ngắn hạn năm học 2009-2010 tôi đã sưu tầm và tiếp tục thiết kế
làm được một số đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học điện tử môn Toán khối 8-9 như sau:
(các sản phẩm có đĩa CD kèm theo)

TOÁN 8
TT

TÊN ĐỒ DÙNG BÀI TIẾT

1 Gấp hình xác định trục đối xứng Đối xứng trục 10
2
Gấp giấy cắt xác định tính chất
đường chéo hình thoi
Hình Thoi 20
3
Cắt hình xác định công thức tính
diện tích tam giác
Diện tích tam giác 31
4

Xác định công thức tính diện tích
hình thang
Diện tích hình thang 34
5
Xác định công thức tính diện tích
hình thoi
Diện tích hình thoi 35
6
Mô hình hình hộp chữ nhật, hình
lập phương
Hình hộp chữ nhật 55
7
Mô hình triển khai mặt của hình
hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật 55
8 Mô hình hình chóp Hình chóp 65
9 Hình chóp cụt đều Hình chóp 65
10 Thể tích hình chóp Hình chóp 65

TOÁN 9


-6-


TT TÊN ĐỒ DÙNG BÀI TIẾT
1
Vị trí tương đối của hai đường
tròn
Vị trí tương đối của hai

đường tròn
32
2
Tiếp tuyến chung của hai đường
tròn
Vị trí tương đối của hai
đường tròn
33
3
Cắt hình, đo góc xác định tính
chất tứ giác nội tiếp
Tứ giác nội tiếp 48
4 Hình trụ Hình trụ 58

5

Khai triển hình trụ

Hình trụ

58

6
Cắt hình trụ bởi mặt phẳng Hình trụ 58

7
Diện tích xung quanh của hình
trụ
Hình trụ 58


8
Hình nón Hình nón 60

9
Diện tích xung quanh của hình
nón
Hình nón 60

10
Hình nón cụt Hình nón 60

11
Thể tích hình nón Hình nón 60
Hình cầu Hình cầu 62


-7-

12

13
Cắt hình cầu bởi mặt phẳng Hình cầu 62

14
Thể tích hình cầu Hình cầu 62

III/ Kết luận – Kiến nghị
Sau một năm vừa tìm tòi, thiết kế thực hiện áp dụng sử dụng trang thiết bị điện tử
trong giảng dạy cho thấy nó có tác dụng thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, giúp bài giảng của giáo viên phong phú hơn, sinh động hơn, học sinh có hứng thú và

phát hiện kiến thức tiếp thu bài tốt hơn. Điều đó cho thấy tác dụng và cách làm của tôi là
hoàn toàn đúng đắn.
Tôi nhận thấy để làm được những đồ dùng dạy học điện tử có chất lượng tốt đảm
bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao chúng ta cần làm tốt một số việc sau:
Cần nghiên cứu kỹ từng chương để thấy được nội dung chủ yếu, bao gồm những bài
gì, mối liên hệ giữa các kiến thức trong chương từ đó hiểu để xây dựng kế hoạch làm đồ
dùng dạy học. Đọc kỹ từng bài, nắm vững kiến thức trọng tâm của bài, từ đó tìm ý tưởng
cho đồ dùng cần làm. Thiết kế đồ dùng chi tiết, chính xác, tiến hành làm và đưa ra tổ
chuyên môn bàn bạc chỉnh sửa hoàn chỉnh.
Kiến nghị:
Đối với nhà trường, phòng giáo dục cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về thời
gian, con người, chỉ đạo để xây dựng được hoàn thiện chi tiết bộ đồ dùng dạy học điện tử
của các khối lớp
Trên đây là một vài quan điểm suy nghĩ của tôi cùng với một số việc tôi đã làm
được trong năm qua. Với những gì tôi làm được mới chỉ là một việc rất nhỏ trong cả một
chặng đường dài chúng ta áp dụng CNTT vào đổi mới phương pháp giảng dạy, chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu xót về thẩm mỹ, tính chính xác, khoa học cả về quan
điểm nhìn nhận vấn đề, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, sự quan
tâm chỉ đạo động viên của các cấp lãnh đạo để tôi có hướng làm đúng và có thể làm tốt
hơn nữa Tôi xin trân trọng cảm ơn!

×