Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

SKKN biện pháp giáo dục tài nguyên và môi trường biển trẻ 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.92 KB, 6 trang )






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN, TÍCH HỢP NỘI
DUNG GIÁO DỤC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN, HẢI
ĐẢO CHO TRẺ 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON"
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non Nước Việt Nam của chúng ta có bờ biển dài
3.620km, có hàng nghìn các đảo lớn, nhỏ và đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa nằm trên biển Đông. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển, đảo
có vai trò, vị trí quan trọng, quyết định sự tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo đảm quốc
phòng an ninh. Bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Bảo vệ biển đảo và chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người
dân Việt Nam.
Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình
giáo dục của cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển,
đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường
biển, hải đảo. Những thói quen đó, cần phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm
non. Bởi giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có dấu
ấn quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của trẻ, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình
thành và phát triển nhân cách con người.
Thực hiện nhiệm vụ năm học và hướng dẫn thực hiện Phương pháp giáo dục trẻ
mầm non chuyên môn năm học 2012-2013 của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh
Trì, chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) có thêm nội dung mới. Đó là
tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình


giáo dục trẻ. Bản thân tôi nhận thấy nội dung tích hợp này là rất cần thiết trong bối cảnh
tài nguyên môi trường biển, đảo ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ chủ
quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang tính thời sự cao. Nhưng nội dung giáo
dục này đưa vào chương trình giáo dục tài nguyên và môi trường biển trẻ 5 tuổi cần
phải đưa như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, không quá nặng nề
với trẻ. Trong khi đó giáo viên mầm non khi thực hiện các chuyên đề tích hợp thường
mắc vào hai nhược điểm sau:
-Thứ nhất: Nội dung tích hợp gượng ép, quá hời hợt không chú tâm đến nội dung tích
hợp.
-Thứ hai: Nội dung tích hợp đưa vào lượng kiến thức quá nhiều, quá xa lạ với trẻ vượt
quá cả nội dung chính.
Khi triển khai họp chuyên môn đầu năm và thảo luận về nội dung tích hợp về tài nguyên
môi trường biển, hải đảo với giáo viên 5 tuổi. Tôi nhận thấy giáo viên rất băn khoăn và
lúng túng khi đưa nội dung tích hợp này vào chương trình. Nhiều ý kiến cho rằng khó
đưa nội dung này vào chương trình bởi Hà Nội là địa phương không có biển, đảo.
Được phân công là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường và được tổ
chuyên môn, tổ mầm non phòng Giáo dục và đào tạo cử tham gia lớp tập huấn: “Hướng
dẫn tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình
giáo dục mẫu giáo 5 tuổi“. Tôi nhận thức được tầm quan trọng của nội dung tích hợp tài
nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi và muốn giúp giáo viên 5 tuổi có kiến
thức về tài nguyên môi trường biển hải đảo Việt Nam. Từ đó xây dựng nội dung tích hợp
phù hợp với trẻ, giúp trẻ hiểu nội dung một cách nhẹ nhàng, không quá gượng ép. Chính
vì vậy tôi đã chọn đề tài :
“Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non. “
Biện pháp giáo dục tài nguyên và môi trường biển trẻ 5 tuổi
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Trước hết chúng ta có thể hiểu: Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển,
đảo là quá trình giáo dục nhằm giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi

trường biển, đảo Việt Nam. Tạo cho trẻ có ý thức, thái độ đối với tài nguyên và môi
trường biển, đảo. Trang bị cho trẻ những kỹ năng thực hành khi được tiếp cận với môi
trường biển, đảo. Từ đó, có ý thức, trách nhiệm, hành vi tốt để bảo vệ tài nguyên và môi
trường biển, đảo Việt Nam.
Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo vào
với nội dung các môn học, các hoạt động thành một nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau:
– Khi tích hợp không làm biến tính đặc trưng của môn học, hoạt động nào đó thành
môn học giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo.
– Khai thác nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cần có chọn lọc, có
tính tập trung vào nội dung chính, có mục đích nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
Trong khi giáo dục trẻ, các nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, đảo
xem xét mức độ tích hợp như thế nào cho phù hợp nội dung, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi, nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như:
– Tích hợp toàn phần: Là mục tiêu, bài dạy trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với
nội dung chủ đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo.
– Tích hợp bộ phận: Là chỉ có một phần bài dạy có nội dung liên quan đến nôi
dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo, hoặc trong nội dung có liên hệ được
nội dung giáo dục đó.
Về Phương pháp giáo dục trẻ mầm non: Nội dung giáo dục tài nguyên và môi
trường biển, đảo rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên tùy
theo đặc trưng của đề tài, môn học có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, cũng có thể kết
hợp hài hòa giữa các phương pháp để có hiệu quả giáo dục cao nhất. Làm thế nào để giáo
viên tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo một cách hiệu quả
nhất cho trẻ mầm non 5-6 tuổi. Phù hợp với tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ ” học
mà chơi, chơi mà học”, trẻ tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vì
vậy tôi đã sử dụng một số biện pháp giúp giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài
nguyên và môi trường biển, đảo một cách hiệu quả nhất.
1. Cơ sở thực tiễn:
2. Đặc điểm tình hình chung:
Trường nằm ở vị trí xa trung tâm huyện Thanh Trì, tiếp giáp với huyện Thường

Tín. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ. Là nơi nhiều dân các nơi
đến ngụ cư thuê nhà nên số trẻ không ổn định. Nhà trường có diện tích 2 khu là 8.666 m2
với 15 lớp học xây dựng đạt chuẩn quốc gia và có 600 học sinh . Trường có hai khu cách
xa nhau 3km:
– Khu Nhị Châu có 4 lớp: 01 lớp nhà trẻ; 01 lớp MG bé; 01 lớp MG nhỡ; 01 lớp
MG lớn. Tổng số học sinh của khu Nhị Châu là : 110 trẻ. Trong đó lớp MG lớn 5 tuổi 35
trẻ.
– Khu Phương Nhị có 11 lớp: 02 lớp nhà trẻ; 03 lớp MG bé; 03 lớp MG nhỡ; 03
lớp MG lớn. Tổng học sinh khu Phương Nhị là: 490 trẻ. Trong đó lớp MG lớn 5 tuổi 149
trẻ. Tổng số học sinh 5 tuổi điều tra trên địa bàn 184 trẻ, ra lớp ngày từ đầu năm học 184
trẻ chiếm tỷ lệ 100%.
* Số giáo viên trong trường : 47/70 tổng số CBGVNV.
– Giáo viên mẫu giáo lớn : 11 cô/4 lớp. Chiếm 23,4 % giáo viên toàn trường.
Trình độ chuyên môn khối mẫu giáo lớn:
– ĐHSP : 06/11 cô = 54.5%
– CĐSP : 02 /11cô = 18.2 %
– TCSP : 03/11 cô = 27.3% ( Trong đó 03 cô đang theo học Đại học sư phạm).
2. Thuận lợi:
Cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi đầy đủ, hiện đại: Máy vi tính,
máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, đàn…
Trẻ 5 tuổi ra lớp 100% ngày từ đầu năm học, thuận lợi cho việc phổ cập chương trình
giáo dục cho trẻ 5 tuổi.
Đội ngũ giáo viên 5 tuổi trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn chiếm 72.7%, khả năng
tiếp cận với định hướng đổi mới của giáo viên tốt. Một số giáo viên có nhiều năm kinh
nghiệm dạy trẻ 5 tuổi và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi thành phố, cấp huyện
như cô giáo: Trần Thị Thái Hà, Phùng Thị Thu, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Thị
Bích Nga…
Bản thân tôi được tham gia học tập huấn nội dung tích hợp của Sở Giáo dục và Phòng
Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì.
3. Khó khăn:

Nhà trường có 2 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc chỉ đạo, tập huấn, kiến
tập chuyên môn.
Là năm đầu tiên thực hiện nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển,
hải đảo vào chương trình. Hà Nội là địa phương không có biển nên thực hiện học ngoại
khóa, tham quan thực tế gặp khó khăn.
Phụ huynh nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên rất ít trẻ được cha mẹ cho
đi thăm quan, nghỉ mát tại các khu du lịch biển, đảo.
III. Các biện pháp:
1. Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên:
Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên ở đây là bồi dưỡng cho giáo viên nắm
chắc, hệ thống lại nội dung về tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam. Từ những
kiến thức cơ bản đó đưa lồng ghép vào các môn học, các hoạt động một cách hiệu quả.
Bồi dưỡng chuyên môn là một việc thường xuyên và cần thiết phải làm vì giáo viên là lực
lượng trực tiếp truyền thụ các kiến thức tới trẻ. Đây lại là một nội dung tích hợp mới .Vì
vậy, muốn nâng cao chất lượng tạo môi trường cho trẻ hoạt động thì trước hết người giáo
viên phải nắm chắc được kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt
Nam, phương pháp tích hợp, quy trình tổ chức các hoạt động. Có như vậy thì mới truyền
thụ kiến thức đến với trẻ một cách chính xác và phù hợp với độ tuổi.
*Thực trạng cũ:
Trong những năm học trước, trường chúng tôi cũng có những biện pháp bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên như:
– Mời giảng viên về bồi dưỡng: Tổ Mầm non phòng Giáo dục huyện mời giảng
viên và giáo viên đại diện trong toàn huyện tham gia. Tuy nhiên, rất khó mời giảng viên
về trường để bồi dưỡng cho giáo viên.
– Giáo viên được cử đi tập huấn các chuyên đề mới, khi đi tập huấn về thường xin
bài giảng của giảng viên sau đó phôtô cho các giáo viên không được đi tập huấn. Trong
các buổi họp chuyên môn, giáo viên đi tập huấn giảng lại và giải đáp những vấn đề không
hiểu của giáo viên.
Hầu hết các giáo viên có đọc nhưng không có thời gian nghiên cứu sâu và không có nhiều
vấn đề trao đổi làm rõ. Khi vận dụng vào thực tế giảng dạy thì chỉ một số giáo viên giỏi,

nhiều kinh nghiệm đạt được hiệu quả tương đối còn hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở
mức độ trung bình. Nội dung giáo dục tài và môi trường biển, hải đảo đưa vào cho trẻ cần
chính xác và hợp lý. Vì thế, giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản nếu không sẽ dạy
trẻ lạc hướng. Chính vì vậy, trong cách bồi dưỡng lý thuyết năm nay tôi đã có những giải
pháp mới sau:
* Đổi mới cách thức bồi dưỡng, giảng viên tập huấn:
– Giáo viên được cử đi tập huấn sẽ chính là giảng viên cho những giáo viên còn lại.
Những giáo viên đi tập huấn sẽ nghiên cứu các tài liệu khi đi tập huấn, tìm hiểu trên sách
báo những nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam. Xây
dựng lại bài giảng làm sao cho ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với kiến thức giáo viên của
trường.
Bài giảng điện tử được nhóm xây dựng trên phần mềm PowerPoit với kiến thức
ngắn ngọn dễ hiểu, hình ảnh đẹp sống động, lồng ghép một số đoạn phim giáo dục bảo vệ
môi trường biển, hải đảo
Bài số 1: Những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Mục đích của bài số 1 là giúp giáo viên hệ thống lại những kiến thức cơ bản về tài
nguyên và môi trường biển hải đảo Việt Nam. Giúp cho giáo viên thấy những nét đẹp nổi
bật, đặc trưng ở mỗi vùng biển, đảo Việt Nam, khơi dậy lòng yêu biển, yêu những cảnh
đẹp nổi tiếng của biển. Thấy được thực trạng của tài nguyên môi trường biển, hải đảo từ
đó sẽ thấy được trách nhiệm của chính giáo viên với tài nguyên, môi trường biển, đảo.

×