Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

skkn môn ngữ văn đề tài cái đẹp trong văn thạch lam và nguyễn tuân dưới góc nhìn so sánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.79 KB, 31 trang )

S GIO DC O TO H TNH
-----oOo-----

Sáng kiến kinh nghiệm
đề TµI:
Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh
LĨNH VỰC: NGỮ VĂN THPT

TÁC GIẢ ĐỀ TÀI: NGUYỄN TRỌNG ĐỨC
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH

HÀ TĨNH 2014

1


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn lớn, có phong cách nghệ
thuật hết sức độc đáo, và có nhiều đóng góp đặc trưng cho nền văn học hiện đại
Việt Nam. Hai nhà văn này mặc dù có phong cách sáng tác khác nhau, nhưng
giữa họ cũng có những điểm tương đồng thú vị. Đặc biệt, họ đều được mệnh
danh là nhà văn của cái đẹp.
1.2. Sau bao lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa, tác phẩm của
Thạch Lam và Nguyễn Tuân vẫn được chọn đưa vào nhà trường Việt Nam, từ
bậc THCS đến đại học và sau đại học. Đặc biệt, ở chương trình Ngữ văn THPT
mà chúng tơi đang thực hiện, hai tác giả này đều có tác phẩm được đưa vào
giới hạn của mọi kỳ thi.
1.3. Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp. Tìm đến cái đẹp là tìm đến cái
đích của văn chương, tìm vào cái đẹp của Thạch Lam và Nguyễn Tuân (những


người suốt đời đi tìm cái đẹp) lại càng trở nên hết sức cần thiết.
1.4. Từ thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi thấy tác
phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân nói chung, cái đẹp trong văn của hai tác
giả này nói riêng ln thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhưng đây lại là
vấn đề rất khó cho cả giáo viên và học sinh.
1.5. Khảo sát hệ thống các cơng trình nghiên cứu về Thạch Lam và
Nguyễn Tn chúng tơi thấy chưa có cơng trình nào chỉ ra đặc trưng về cái đẹp
trong tác phẩm của hai nhà văn này trong mối quan hệ so sánh.
Từ những lí do trên đây, kết hợp với nhu cầu nâng cao trình độ chun mơn
của bản thân và niềm say mê hai tác giả nổi tiếng này, chúng tôi chọn đề tài Cái đẹp
trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tn dưới góc nhìn so sánh để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. Mục đích nghiên cứu
Chọn đề tài này để nghiên cứu chúng tơi hướng đến mục đích: đưa ra một tài
liệu đáng tin cậy, có cơ sở khoa học để giúp giáo viên và học sinh ở trường THPT
tham khảo khi giảng dạy và học tập tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Đề
2


tài này đi vào khám phá cái đẹp – một phương diện nổi bật trong phong cách nghệ
thuật của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Thực hiện đề tài này sẽ góp phần giúp bản
thân và đồng nghiệp cũng như các em học sinh khám phá tác phẩm của hai nhà văn
này một cách đúng hướng. Từ đó nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị và những đóng
góp của các nhà văn này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đặt ra một số nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, phải chỉ ra và chứng minh, lí giải được cái đẹp trên hành trình sáng
tạo của Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
Thứ hai, so sánh để tìm ra những điểm đặc trưng của hai nhà văn này ở

phương diện cái đẹp.
Thứ ba, đưa ra hướng khai thác một số tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam và
Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn THPT.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
Về ngữ liệu, những khái quát trong đề tài xuất phát từ toàn bộ tác phẩm của
Thạch Lam và Nguyễn Tuân, trong đó chúng tơi đặc biệt chú trọng vào ba tác phẩm
trong chương trình Ngữ văn THPT (Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù
và Người lái đị sơng Đà của Nguyễn Tuân).
Về nội dung, cái đẹp biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng, từ nội dung phản
ánh đến hình thức nghệ thuật. Đề tài của chúng tơi dù ít nhiều có nói đến hình thức
nghệ thuật, nhưng chúng tôi chủ yếu tập trung vào cái đẹp với tư cách là một phương
diện thuộc về nội dung phản ánh trong tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
3. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện trong năm học 2013 – 2014, nhưng đây là sản
phẩm của sự nung nấu, tìm tịi, kết hợp với việc rút kinh nghiệm từ thực tiễn
dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp của bản thân và các đồng nghiệp từ
nhiều năm nay.

3


3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa
4. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI


Theo chủ quan chúng tơi, đề tài này rất có ý nghĩa cả về lí luận và thực
tiễn. Trước hết, đề tài đưa đến một hướng tiếp cận mới về cái đẹp trong văn
phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân – tìm vào cái đẹp tức là tìm vào bản
chất của văn chương, tìm vào hồn cốt của Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
Về mặt thực tiễn, đề tài này sẽ giúp ích cho giáo viên và học sinh trong
việc khám phá, giảng dạy và học tập tác phẩm của hai nhà văn này nói chung
và các tác phẩm của họ trong nhà trường nói riêng. Từ việc khám phá hai nhà
văn này mà có thể vận dụng để khám phá những nhà văn khác.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, đề tài này được triển khai
thành bốn phần như sau:
- Phần 1. Cơ sở khoa học
- Phần 2. Vài nét về cái đẹp
- Phần 3. Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân.
- Phần 4. Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân nhìn từ một
số tác phẩm trong chương trình trung học phổ thông.

4


NỘI DUNG
1. CƠ SỞ KHOA HỌC

1.1. Cơ sở lí luận
Cái đẹp là điều kiện tiên quyết của nghệ thuật nói chung và văn học nói
riêng. Việc khám phá cái đẹp trong tác phẩm văn học vì thế sẽ trở nên cần thiết.
Thạch Lam và Nguyễn Tuân lâu nay đã được giới nghiên cứu suy tôn là những Nhà
văn của Cái đẹp. Vì vậy, tìm hiểu cái đẹp trong tác phẩm của hai nhà văn này dưới

góc nhìn so sánh để tìm ra đặc trưng của mỗi nhà văn là hướng nghiên cứu tìm vào
đúng bản chất của văn chương nói chung và bản sắc của hai nhà văn này nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tn đã có mặt trong chương trình
Ngữ văn phổ thông hàng chục năm nay, thế nhưng thực tiễn dạy – học tác phẩm
của hai nhà văn này cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Qua thực tiễn dạy học của
bản thân và các đồng nghiệp từ nhiều cơ sở giáo dục chúng tôi thấy rất nhiều thầy
cô giáo chưa có cái nhìn khái qt về sự nghiệp văn học của Thạch Lam và
Nguyễn Tuân. Sự hiểu biết về hai nhà văn này ở nhà trường chỉ mới đạt được
chiều rộng mà chưa có bề sâu, chưa đi đúng vào bản sắc riêng, đóng góp riêng của
mỗi nhà văn. Thạch Lam và Nguyễn Tuân là những nhà văn của cái đẹp, nhưng
cái đẹp trong tác phẩm của họ có đặc điểm gì? Có giá trị thẩm mĩ ra sao? Cái đẹp
của nhà văn này khác cái đẹp của nhà văn kia chỗ nào thì ít ai lí giải được.
Khi áp dụng hướng khai thác được trình bày trong đề tài này vào thực tế
giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy cho đối tượng học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy
các em học sinh hết sức thích thú và say mê đón nhận. Kết quả cho thấy, ít nhất là
các em khơng cịn tâm lí “sợ độ khó” khi tiếp cận hai nhà văn độc đáo này. Hướng
khai thác của đề tài này cũng đã được các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm ghi nhận
và đề nghị triển khai rộng rãi hơn cho mọi đối tượng học sinh.
2. VÀI NÉT VỀ CÁI ĐẸP

Trước hết, cái đẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học. Trong lịch sử tư tưởng
mĩ học, phạm trù cái đẹp xuất hiện từ rất sớm. Từ xa xưa, các nhà mĩ học duy tâm
khách quan (tiêu biểu như Platon, Hegel) lí giải nguồn gốc của cái đẹp từ trong thế giới
5


ý niệm, xem cái đẹp là hồi quang của ý niệm siêu nhiên, thần thánh. Ngược lại, các nhà
mĩ học duy tâm chủ quan lại tuyệt đối hóa cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn
gốc của cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc cá nhân. Nhà mĩ học Hume

quả quyết rằng: “Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn
tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó” [10,53]. Cịn nhà triết học học người Đức
Kant thì cho rằng: “Cái đẹp khơng ở trên đơi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong
con mắt của kẻ si tình” [3,83]. Đến thế kỷ XX, các nhà mĩ học dân chủ cách mạng Nga
đã kéo cái đẹp trở về với mảnh đất trần thế, họ cho rằng ở đâu có cuộc sống là ở đó có
cái đẹp. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp, nhà nghiên cứu Tsernushevski
đưa ra định nghĩa: “Cái đẹp là cuộc sống” [12,24]. Kế thừa thành tự của mĩ học trước
đó, mĩ học Marx – Lenin lí giải rằng: “Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện
chứng giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan” [2,76]. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử
mĩ học từ cổ đại đến hiện đại, các tác giả của cuốn sách Mĩ học đại cương đưa ra khái
niệm: “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự
vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hồn thiện và tính lí tưởng, có
khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa
đối tượng và chủ thể” [2,83].
Như vậy, nhìn vào lịch sử tư tưởng mĩ học chúng ta thấy rằng quan niệm cụ thể
về cái đẹp có thể khác nhau, thậm chí là đối lập nhau giữa các trường phái mĩ học,
nhưng cái đẹp luôn được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, và là điểm tựa
trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ; cái đẹp bao giờ cũng đứng ở
vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ giữa con người với hiện thực.
Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp là yếu tố giữ vai trò then chốt. Bàn
về phương diện này, nhà nghiên cứu Bielinski từng khẳng định: “Cái đẹp là điều
kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì khơng có và
khơng thể có nghệ thuật. Đó là một định lí” [8,77]. Cũng cần phải nói thêm rằng,
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng khơng phải là nơi độc quyền sản xuất
ra cái đẹp, nhưng đó lại là nơi tập trung nhất, lãnh trách nhiệm nặng nề nhất trong
việc tìm kiếm, sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho xã hội.

6



Cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện hết sức phong phú, đa dạng. Có
thể là cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của tư tưởng tình cảm, cái đẹp
của hình thức nghệ thuật. Xét riêng về nội dung phản ánh, văn học không chỉ phản ánh cái
đẹp một chiều. Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể miêu tả cả cái xấu, cái ác, nhưng
ngay cả khi các nhà văn miêu tả cái ác cái xấu thì mục đích của họ cũng là hướng về cái
đẹp. Miêu tả cái ác cái xấu vì thế trở thành một phương thức để tác động, cải tạo con người
và xã hội. Đúng như nhà văn Thạch Lam từng viết: “... văn chương là một thứ khí giới
thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn
ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn” [4].
Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là tìm kiếm, nâng đỡ và
sáng tạo cái đẹp, thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho con người. Bởi vậy mỗi nhà văn là
một vị sứ giả của cái đẹp. Hành trình sáng tác của họ là hành trình tìm kiếm và sáng tạo
cái đẹp, hướng con người và xã hội đến với cái đẹp. Nhưng mỗi nhà văn lại có một
hướng đi riêng, một cách thể hiện riêng. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung bàn về cái đẹp
với tư cách là một yếu tố thuộc về nội dung phản ánh trong quan niệm và thực tiễn sáng
tác của hai cây bút tiêu biểu: Thạch lam và Nguyễn Tuân.
3. CÁI ĐẸP TRONG VĂN THẠCH LAM VÀ NGUYỄN TUÂN

3.1. Thạch Lam: người “ham vẻ đẹp có mn hình mn thể”
3.1.1. Từ quan niệm…
Thạch Lam quan niệm nhà văn là người đi tìm cái đẹp. Trong tiểu luận
Theo dịng ơng viết: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ
hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát biểu cái
đẹp ở chính chổ mà khơng ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp cuả sự vật,
cho người khác một bài học trơng nhìn và thưởng thức (…). Với tơi sự đẹp có
mn hình vạn trạng, phong phú và đầy đủ, có những giá trị khác xưa” [6].
Vậy là, Thạch Lam thừa nhận cái đẹp tồn tại trong hiện thực khách quan,
biểu hiện phong phú và đa dạng trong cuộc sống con người. Cái đẹp man mác,
len lỏi, tiềm tàng, kín đáo và bị che lấp trong sự vật. Bởi vậy, khơng phải ai
cũng có thể nhận thấy mà chỉ có những đơi mắt tinh tường, đủ sự nhạy cảm cần

7


thiết mới có thể nhận ra. Quan niệm của Thạch Lam gợi chúng tơi nhớ đến câu nói của
Hồng Đức Lương trong bài tựa Trích Diễm thi tập: “Đến như văn thơ thì lại là sắc đẹp
ngồi cả sắc đẹp, vị ngon ngồi cả vị ngon, khơng thể đem mắt tầm thường mà xem,
miệng tầm thường mà nếm được”[13]. Quan niệm trên đây của Thạch Lam cũng cho
thấy thiên chức cao quý của nhà văn là phát hiện cái đẹp để “cho người khác một bài
học trơng nhìn và thưởng thức”, để “làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong
phú hơn”. Cái đẹp trong quan niệm của Thạch lam không phải là một thứ trừu tượng,
cái đẹp ấy dù kín đáo, dù bị khuất lấp trong cuộc sống, nhưng dưới ngịi bút của ơng thì
cái đẹp ấy là sự sống được cảm thấy, được “trơng nhìn” và “thưởng thức”.
3.1.2. … đến thực tiễn sáng tác
Quan niệm của Thạch Lam đã trở thành máu thịt trong tác phẩm của ông.
Đến với truyện ngắn của Thạch Lam trước hết người đọc được đắm mình trong vẻ
đẹp trinh nguyên, dịu dàng, gần gũi của thiên nhiên. Này đây “một chiều êm ả
như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”,
“phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp
tàn” (Hai đứa trẻ), và này đây “một cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai. Tâm
ngẩng đầu nhìn lên, chàng vừa đi vào dưới vịm lá tre xanh trong ngõ” (Trở về);
“chàng thấy mát hẳn cả người, trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những
vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi
non phảng phất trong khơng khí (…). n tĩnh q, khơng một tiếng động nhỏ
trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ở ngồi kia đều ngừng lại trên bực
cửa (…), bóng tối dịu và man mát loáng qua những màu sắc rực rỡ chàng đem ở
ngồi trời vào” (Dưới bóng hồng lan); “… mùa đơng đột nhiên đến, khơng báo
trước. Nhìn ra ngồi sân, Sơn thấy đất khơ trắng, ln ln cơn gió vi vu làm bốc
lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, tồn
một màu trắng đục. Những cây lan trơng chậu, lá rung động và hình như sắc lại vì
rét” (Gió lạnh đầu mùa). Có thể nói, trong tác phẩm của Thạch Lam, thiên nhiên

với đủ màu sắc, hương vị, âm thanh,… tất cả đều dịu nhẹ, hài hòa, trở thành
“dưỡng chất trần gian” giúp con người tĩnh tâm hơn. Thiên nhiên với đặc điểm ấy
một phần cũng góp phần thanh lọc tâm hồn, tình cảm con người.
8


Vẻ đẹp con người trong văn Thạch Lam là vẻ đẹp của tâm hồn, tính cách, văn
hố Việt Nam. Đó là vẻ đẹp đạt đến độ thuần khiết, tràn đầy hương thơm và ánh
sáng của tâm hồn con người khi trở về với mảnh vườn quê thân thuộc, trở về tắm
trong khơng khí nồng ấm thiết tha của tình q hương (Dưới bóng Hồng Lan); vẻ
đẹp của người phụ nữ chịu thương chịu khó, tần tảo, ln hy sinh bản thân mình
cho người khác (Mai trong truyện Đói, mẹ Lê trong Nhà Mẹ Lê, Tâm trong Cô
Hàng xén, chị Sen trong Đứa con, Dung trong tiểu thuyết Ngày mới,...); vẻ đẹp của
những mối tình đầu lãng mạn, trinh nguyên (Tình xưa, Dưới bóng Hồng Lan,
Ngày mới…); vẻ đẹp của sự sám hối để hoàn thiện bản thân (Một cơn giận); vẻ đẹp
kín đáo, tế nhị và trẻ trung của người phụ nữ (Cuốn sách bỏ quên). Thạch Lam
thường đặt nhân vật của mình vào hồn cảnh ối ăm của xã hội rồi phát hiện, giữ lại
cho con người những vẻ đẹp thuần phác để ngợi ca, để khẳng định. Thật cảm động
khi Liên và Huệ (Tối ba mươi) là hai cô gái giang hồ sống trong vũng bùn dơ bẩn
nhưng vẫn giữ được nhất điểm lương tâm, tối ba mươi họ vẫn bày bàn thờ cúng tổ
tiên và mơ tưởng đến cuộc sống ấm cúng như mọi nhà. Trong truyện Sợi tóc, Thạch
Lam đã giữ lại vẻ đẹp lương thiện cho nhân vật Thành trước sự quyến rũ của đồng
tiền. Nhân vật Bà Cả (Đứa con) vốn ác nghiệt, nhưng khi đứng trước đứa con của
cô Sen - người hầu hạ mình, bà cũng ao ước “giá đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa
con”. Đó là vẻ đẹp lắng lại nơi đáy sâu tâm hồn của một người đàn bà cay nghiệt và
độc đoán. Khai thác vẻ đẹp con người như vậy Thạch Lam hướng đến một mục
đích là thanh lọc tâm hồn, tình cảm con người.
Trong mn vàn cái đẹp, Thạch Lam đặc biệt quan tâm khai thác vẻ đẹp
tiềm ẩn trong thế giới nội tâm phong phú của con người. Đó là vẻ đẹp của tình
thương yêu, sự cảm thông chia sẻ giữa người với người. Thật cảm động khi hai

chị em Sơn và Lan (Gió lạnh đầu mùa) lấy trộm áo của nhà để cho bạn khi trời
rét. Nhân vật Bình (Người bạn trẻ) thấy lòng thắt lại khi bạn bị ốm. Thanh (Một
cơn giận) day dứt, đau khổ và hối hận vì hành vi của mình đã làm gia đình anh
phu xe phải gian truân suốt đời. Những đứa trẻ (Tiếng chim kêu) thương cho
những người lữ khách trên đường vắng giữa đêm khuya giá rét, ái ngại cho
những nhà nghèo. Thạch Lam đặc biệt chú tâm khai thác vẻ đẹp của thế giới
9


tinh thần con người với đầy đủ những cung bậc tình cảm, những biến thái tinh
vi, những cảm xúc cảm giác hết sức tế vi trong tâm hồn con người. Người đọc
chắc hẳn sẽ day dứt với cảm giác “buồn man mác”, “mơ hồ không hiểu” của cô
bé Liên trong truyện Hai đứa trẻ, hay “cảm giác vui mừng khi thấy cạnh bông
lúa sắc xát vào da thịt” (Nhà mẹ Lê). Trong một bài viết tác giả Nguyễn Việt
Thắng từng nhận xét rất chí lí rằng: “Thạch Lam có khả năng tái tạo những
rung động tâm hồn con người nhiều khi chỉ khẽ như cánh bướm. Cái khả năng
ấy chỉ có thể có ở một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cao độ” [1,175].
Có thể nói, nếu chữ “đẹp” là cái gốc, là điểm xuất phát trong quan niệm nghệ
thuật của Thạch Lam về con người và cuộc sống, thì đọc văn Thạch Lam người đọc
được tắm mình trong vẻ đẹp ở mn hình vạn trạng, ở những chỗ mà không ai ngờ tới:
vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng (Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng Hồng
Lan…), vẻ đẹp của con người mang đậm phong vị Việt Nam (Nhà mẹ Lê, Cô hàng
xén…), vẻ đẹp của cuộc sống vốn ln sinh thành (Đứa con đầu lịng), vẻ đẹp của
truyền thống văn hoá dân tộc (Hà Nội băm sắu phố phường). Đặc biệt, văn Thạch Lam
chinh phục lòng người bởi cái đẹp của đời sống tâm hồn và phẩm chất con người (Gió
lạnh đầu mùa, Một cơn giận, Tiếng chim kêu, Sợi tóc, Ngày mới…). Quả đúng là trong
văn Thạch Lam cái đẹp có mn hình vạn trạng như ông từng quan niệm.
3.2. Nguyễn Tuân – “người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật”
“Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật” (Nguyễn
Đình Thi, Điếu văn truy điệu Nguyễn Tuân). Lời khẳng định của Nguyễn Đình

Thi có thể được minh chứng bằng chính hành trình sáng tạo của Nguyễn Tn.
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân “muốn mỗi ngày có được cái say sưa
như là men rượu tối tân hôn”, và ông mải miết đi tìm cái đẹp để thỏa mãn nhu cầu
ấy. Nhưng ở xã hội Việt Nam thời bấy giờ cái đẹp chân chính thật khơng dễ tìm
chút nào, nói như nhà văn Nguyễn Đình Thi thì “Trong cuộc đời ông sống, cái
đẹp và cái thật không bao giờ khớp được với nhau”. Bất mãn với xã hội, khơng
tìm thấy cái đẹp trong hiện tại, Nguyễn Tuân phải đi tìm cái đẹp trong q khứ
một thời vang bóng. Tập truyện Vang bóng một thời là sự khởi đầu cho hành trình
đi tìm cái đẹp của nhà văn. Qua tập truyện này Nguyễn Tuân đã làm sống lại
10


những phong tục tập quán của dân tộc, những thú chơi tao nhã – những “thanh âm
trong trẻo” trong một xã hội hỗn loạn xô bồ mà Nguyễn Tuân gọi là xã hội “ối a
ba phèng”. Chẳng hạn, ở truyện Những chiếc ấm đất, ông cụ Sáu mê uống trà tầu,
mà nước pha trà phải là thứ nước lấy ở cái giếng tận trên chùa Đồi Mai. “Danh và
lợi, ông ta không màng. Phá gần hết cơ nghiệp ông cha để lại, ơng ta thực đã coi
cái phú q nhãn tiền không bằng một ấm trà tầu”. Kể cả khi thất cơ lỡ vận, ơng
cụ Sáu vẫn “quen thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa
nở, cụ cịn cố bứt lấy ít nhị đem ướp ln vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là
trà mạn cũ”. Truyện Chén trà trong sương sớm lại còn miêu tả tỉ mỉ hơn cái thú
uống trà của lớp người xưa cũ ấy. Đối với gia đình cụ Ấm, việc uống trà cịn gắn
liền với việc bình văn, ngâm thơ buổi sớm. Cụ có thói quen uống trà từ lúc “trời
còn tối đất”. Cách uống trà của cụ Ấm trở thành một thứ lễ nghi. Chưa bao giờ
ông cụ dám cẩu thả trong cái “thú chơi thanh đạm” này mà đã để vào đấy bao
nhiêu công phu, bởi vì theo cụ “trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy
một chút mùi thơ và một triết lí”.
Truyện Hương cuội khiến người đọc thích thú, thán phục bởi một kiểu
tiêu khiển khác, vừa quen thuộc vừa độc đáo của cụ Kép: “Trong cái vườn cây
nhỏ, trong đám cỏ cây xanh rờn, những buổi sớm tinh mơ và những buổi chiều

tàn nắng, người ta thường thấy một ông già lơng mày bạc, tóc bạc mặc áo lơng
trắng lom khom tỉa những lá úa vàng trong đám lá xanh”. Cụ “nguyện đem cả
quãng đời xế chiều của một nhà nho để phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”. Lòng yêu
hoa của cụ Kép thật đặc biệt, “mỗi lần có người động mạnh vào giò lan đen, cụ Kép
lại suýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình”.
Nguyễn Tn cịn đặc biệt thích thú trước tục thả thơ, đánh thơ. Trong
Vang bóng một thời, hai truyện ngắn Thả thơ và Đánh thơ đã tạo cho người
đọc những “khoái cảm thẩm mĩ đặc biệt” bởi vì nhà văn “đã dạy cho ta nghệ
thuật sống để tận hưởng ý vị tinh túy, sâu sắc của cuộc sống”.
Vậy là, ở giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, để thỏa mãn nhu cầu
săn tìm cái đẹp và phản kháng lại xã hội, Nguyễn Tn đã tìm về với những
phong tục văn hóa, những nét đẹp truyền thống của cha ơng. Ơng viết về thú
11


uống trà, về việc thả thơ, đánh thơ, chơi chữ,… với một giọng điệu say sưa và
thái độ trân trọng, ngợi ca. Nguyễn Tuân say vẻ đẹp văn hóa cổ truyền như say
men rượu tối tân hơn. Điều đó cho thấy sự tài hoa, uyên bác và tấm lòng yêu
nước thiết tha, sâu sắc và kín đáo của nhà văn.
Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân bắt tay làm lành với xã hội. Lúc
này ơng khơng cịn phải tìm về quá khứ với thái độ hoài cổ, tiếc nuối nữa, mà tìm
cái đẹp ngay trong cuộc sống hiện tại. Ơng nhận thấy “phong cảnh tự nhiên của ta
thật là lớn đẹp, con người mình cũng phải lớn đẹp theo lên với nó. Núi sơng lúc nào
cũng nhắc nhở ta,… mỗi ngày trưởng thành lại đem thêm cái đẹp hình học, cái đẹp
kỹ thuật, cái đẹp nhân tạo và hiện đại vào giữa cái đẹp thiên tạo đủ cả núi dựng
thành, sông uốn khúc” [9,189]. Nếu trước đây Nguyễn Tuân xê dịch, phiêu lưu tìm
cái đẹp trong tâm trạng của một người “thiếu quê hương”, thèm khát được làm chủ
giang sơn đất nước, thì sau Cách mạng ơng cũng xê dịch, nhưng là xê dịch đến các
chiến dịch, đến các công trường, bến cảng, đến những vùng miền xa xôi của thời kỳ
đổi mới. Nếu trước đây văn Nguyễn Tuân có giọng điệu giễu nhại, thì nay chỉ thấy

đặc một giọng điệu ngợi ca. Nào là “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”, nào là ơng lái đị với
tay lái ra hoa như một nghệ sĩ trên mặt trận lao động, nào là con sơng Đà cuộn mình
như mái tóc dài của người thiếu nữ đa tình,...
Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân gắn liền với chất tài hoa tài tử. Dưới ngòi
bút của ông, cảnh vật và con người bao giờ cũng hiện lên ở với đầy đủ những vẻ đẹp
tài hoa, nghệ sĩ. Đặc điểm ấy trở thành một nét lớn, thể hiện thống nhất và xuyên suốt
sự nghiệp sáng tác của ơng. Điều đáng nói là ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách
mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân thường chú ý đến chất tài hoa tài tử khi miêu tả con
người và cảnh vật. Với Nguyễn Tuân, cái đẹp thường đi đơi, gắn bó với cái tài, với
chất nghệ sĩ, điều này cũng thống nhất với nét tài hoa, nghệ sĩ trong con người ơng.
Trong Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tỏ lòng mến mộ, yêu quý những con người
tài hoa mà thất thế hay những lãng tử giang hồ. Ví dụ ở truyện Đánh thơ, Nguyễn
Tn gọi đơi vợ chồng lãng tử bằng một cái tên trìu mến "Một lứa đôi tài tử". Mỗi
tuần trăng, cặp tài tử này ở một tỉnh và chưa bao giờ "nghĩ đến việc làm một cái tổ ở
một chỗ nhất định nào". Ngay đến cả cái chết chất lãng tử cũng được Nguyễn Tuân
12


miêu tả hết sức đậm nét: "Đi qua Hoành Sơn quan thấy cảnh đẹp, lịng sinh tình, hai
ơng mụ đã yêu nhau giữa một vùng trời nước bao la... Trúng cơn gió độc, ơng Phó Sứ
đã hóa ra ma chết sát ngay bên đường thiên lý". Trong truyện Ngôi mả cũ nhân vật
Hồ Viễn vốn là ông tướng oai phong lẫm liệt một thời, nay vì thất thế mà trở thành
một ông thầy địa lý nhưng vẫn giữ được nét tài hoa. Con người này luôn mang một
phong thái ung dung, nhàn nhã đầy chất nghệ sĩ: "Những lúc việc quân thong thả, cụ
mặc áo dài "sường sám", đội mũ "sường chí" có những quả bơng đỏ, cầm quạt,...
trơng nhàn nhã và văn vẻ lắm". Đáng chú ý hơn là cụ Hồ Viễn có tài viết chữ rất đẹp:
"Chữ thầy viết có gân cứng cỏi như lá thiếp,... nét sổ rất khỏe và rất thẳng". Trong
Một cảnh thu muộn, ông Cử Hai là "người có hoa tay" lại "thêm được chút tâm hồn
lãng tử" nên "sống cuộc đời cũng như người ta chơi bời mà thơi”. Ơng khơng chú
tâm việc gì mà chỉ thích đi hội Đạp Thanh để làm thơ tức cảnh, lên núi hái lá thuốc,

ngắm trăng trên đỉnh Sài Sơn. Đặc biệt, nói đến chất tài hoa tải tử, không thể không
nhắc đến Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Con người tài hoa ấy có tài
"viết chữ rất nhanh và đẹp" nổi tiếng cả vùng tỉnh Sơn. Bao nhiêu người trong đó có
viên quản ngục đã từng ao ước "có được chữ của ơng Huấn mà treo là có một báu vật
trên đời". Con người ấy quả đúng là “nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Hãy nghe lời ơng
nói với viên quản ngục ta sẽ thấy rõ điều này: "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay
quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và
một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi". Sang giai đoạn sau Cách
mạng tháng Tám, chất tài hoa tài tử vẫn là một đặc điểm lớn trong sáng tác của
Nguyễn Tuân. Trong tùy bút Sơng Đà, Nguyễn Tn miêu tả ơng lái đị với tay lái ra
hoa, vượt qua mọi cửa tử cửa sinh của dịng sơng Đà hung bạo để trở thành người
nghệ sĩ trên mặt trận lao động. Dịng sơng Đà dưới ngịi bút Nguyễn Tn cũng thật lạ, đó
là một nhân vật với hai nét tính cách hung bạo và trữ tình. Đặc biệt, ơng miêu tả: “con sơng
Đà tn dài tn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây
Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xn”.
Nhìn lại cuộc đời Nguyễn Tuân chúng ta có thể khẳng định: chất tài hoa tài tử
trong các nhân vật của Nguyễn Tuân chính là chất người của ông tỏa vào trong nhân
vật, trở thành một điểm phong cách nghệ thuật thể hiện xuyên suốt sự nghiệp sáng tác
13


của Nguyễn Tuân. Cảm ơn đời đã sinh ra Nguyễn Tuân – một phong cách sống và một
phong cách văn độc đáo, góp phần thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người
đọc, góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà.
Nguyễn Tuân là môn đồ của thuyết Nghệ thuật vị nghệ thuật, cái đẹp
trong tác phẩm của ơng vì thế mang đậm tính duy mĩ. Ơng đặt nghệ thuật lên trên
mọi thứ thiện ác ở đời, đề cao cái đẹp một cách thuần túy, không vụ lợi. Cái đẹp,
văn chương cũng như nghệ thuật, theo ông, không có nội dung xã hội, giai cấp và
thời đại. Chính thái độ nâng niu, trân trọng cái đẹp và với cách nhìn nghiêng về
nghệ thuật của ơng đã tạo nên một Nguyễn Tuân “vị nghệ thuật” trong văn chương.

Ông từng phát biểu: “Văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước
hết phải là nghệ thuật”. Ở chỗ khác ông khẳng định: “Mĩ thuật vốn không là bà con
với luân lí của thời đại” [9,92]. Quan niệm ấy thể hiện rõ nhất trong thực tiễn sáng
tác của ông trước cách mạng: một thằng ăn cắp trở nên đẹp đẽ vô cùng khi hắn cắt
túi người ta rất gọn, rất nhanh (Chuyến xe tình), một ngón tài bẻ khóa vượt ngục
cũng góp phần làm cho Huấn Cao nổi danh trong thiên hạ (Chữ người tử tù), một
tên đao phủ “có tài chém đầu người chỉ một nhát mà đầu vẫn dính vào cổ bằng lần
da gáy” (Chém treo ngành), tài ném lưỡi mai chết người được miêu tả như một thứ
nghệ thuật (Ném bút chì), hay tiếng đàn oan nghiệt ma quái cũng được nhà văn hết
lời ca ngợi: “Người ta vừa đàn vừa khóc và người ta đàn đến mức hộc máu ra mà
gục chết dưới gốc nhạc khí” (Chùa đàn). Có thể nói rằng, với Nguyễn Tuân, đã tài
thì đều đáng khâm phục, khơng nhất thiết phải xem cái tài đó có lợi hay khơng.
3.3. Đặc trưng Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân
Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều là nhà văn của cái đẹp, ở họ có những điểm
tương đồng, và cũng có khơng ít điểm đặc trưng, khác biệt. Nhìn từ quan niệm về
cái đẹp cho đến thực tiễn sáng tác của hai nhà văn ta sẽ thấy rõ điều này.
Trước hết, Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều có ý thức chắt chiu và bảo tồn
cái đẹp có giá trị văn hóa của dân tộc. Nhưng nếu Thạch Lam tìm về những thuần
phong mĩ tục như là nền tảng đạo lí Việt Nam mà nhà văn nhận thấy ở ngay chính
những con người bình thường nhất, thì Nguyễn Tuân lại tìm về quá khứ để nâng

14


niu, ca ngợi những thú chơi tao nhã của người xưa. Nguyễn Tuân nuối tiếc một thời
vang bóng bằng cách làm sống lại những vẻ đẹp cao quý như thưởng trà, chơi chữ,
chơi hoa… Còn Thạch lam đứng ở vị trí của một người đã trưởng thành để nhìn về
dĩ vãng bằng cái nhìn thâm trầm, lặng lẽ. Quá khứ trong văn Thạch Lam khơng có
những thú chơi tao nhã của những bậc tao nhân mặc khách, nhưng lại có những
khoảng trời trong trẻo, có mảnh vườn đầy hương thơm ngọt ngào, có mối tình đầu

trinh bạch, có những kỷ niệm tuổi thơ… Quá khứ vang bóng một thời đang dần mai
một, và Nguyễn Tn ln có ý thức để làm sống lại quá khứ ấy trong sự tương
phản với hiện tại đầy xấu xa đen tối. Với Thạch lam, cái đẹp trong quá khứ đã trôi
qua theo năm tháng và một đi không trở lại; nhà văn cố gắng níu giữ cái đẹp ấy ở
lại trong tâm hồn và nhân cách của con người ở thời khắc hiện tại.
Thứ hai, dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, cảnh vật cũng như con người luôn
được khám phá dưới phương diện cái đẹp. Nhân vật trong tác phẩm của ông
thuần một loại tài hoa tài tử, dù là nam hay nữ, già hay trẻ, dù làm nghề nghiệp
gì đều mang vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Nói cho cùng, tất cả cũng chỉ là những hóa
thân khác nhau của chính nhà văn - “con người sinh ra để mà thờ Nghệ Thuật
với hai chữ viết hoa”. Nguyễn Tuân thường xuyên sử dụng thủ pháp lí tưởng hóa
để biến nhân vật của ơng thành những con người mang vẻ đẹp tồn bích. Tiêu
biểu như các nhân vật Huấn Cao, người lái đò… Ngược lại, Thạch Lam quan
niệm: “Chỉ có thánh nhân mới hồn tồn. Người bao giờ cũng có cái dở, cái
khuyết điểm, bên cạnh cái hay, trong con người ta cái cái xấu và cái tốt lẫn lộn,
(…) một người rất tốt cũng có những lúc giận giữ, tàn ác. Nhưng một người rất
ác cũng có lúc hiền hậu, nhân từ. Người ta là người với những sự cao quý và hèn
hạ của con người” (Theo dịng). Chẳng hạn, ở truyện Đói, nhân vật Sinh do thất
nghiệp, vợ chồng Sinh sống cùng quẫn khơng có lối thốt. Sau khi đã bán hết đồ
đạc trong nhà, họ phải đối diện với một thực tế phũ phàng, cay đắng, đó là cái
đói. Mai là vợ Sinh phải bán mình lấy tiền mua thức ăn cho chồng. Sinh đau
khổ, tủi nhục, nhưng sau cái cảm giác đau đớn, chán nản, nhục nhã đó là sự dày
vị của cái đói. Sinh đã đầu hàng một cách thảm hại, anh vụng trộm ăn những
thức ăn do đồng tiền bán mình của vợ mà có. Vậy là Sinh đã đặt sự tồn tại lên
15


trên nhân cách. Đó là dấu hiệu dự báo về q trình tha hố, biến đổi nhân cách
con người do tác động của hoàn cảnh. Nhân vật Thanh trong truyện Một cơn
giận đã lạnh lùng hành động trong giận dữ để đẩy gia đình anh phu xe vào cảnh

khốn cùng, sau đó chính Thanh lại day dứt, sám hối vì tội lỗi của mình. Thành
trong truyện Sợi tóc là người lương thiện, có bản lĩnh để vượt qua sự cám dỗ của
đồng tiền, nhưng chính anh đã từng có ý định lấy cắp hai tờ giấy bạc của bạn.
Thứ ba, trong văn Nguyễn Tuân, cái đẹp gắn với chất tài hoa tài tử. Với
ông, cái đẹp luôn gắn liền với cái tài, cái thiên lương trong sáng; nói cách khác,
cái tài và cái tâm cũng là một phương diện của cái đẹp. Nguyễn Tuân thường
vận dụng một cách tổng hợp cách khảo sát của nhiều nghành văn hóa nghệ
thuật khác nhau để đào sâu cho đến “sơn cùng thủy tận”. Chẳng hạn như trong
Người lái đị sơng Đà, ơng lái đị với vẻ đẹp phi thường, nắm giữ mọi bí mật
của dịng sơng Đà, hiên ngang vượt qua mọi cửa tử cửa sinh đầy nguy hiểm.
Hay như Huấn Cao, ngoài tài viết chữ đẹp cịn có tài bẻ khóa vượt ngục…
Ngược lại, Thạch Lam không chú tâm khai thác cái tài của con người mà quan
tâm nhiều đến việc cảm và tả những vẻ đẹp trong đời sống nội tâm con người,
đó là tình thương u, sự cảm thơng chia sẻ, lòng nhân ái,…
Thứ tư, cái đẹp trong văn Thạch Lam là cái đẹp của sự mộc mạc, giản dị,
tiềm tàng, phảng phất xung quanh cuộc sống của con người. Cịn Nguyễn Tn
lại ưa tìm cái đẹp biệt lệ, phi thường, mãnh liệt.
Thứ năm, cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp mang tính duy mĩ,
cịn cái đẹp trong tác phẩm của Thạch Lam có sự hài hịa, vừa đảm bảo tính
chất thẩm mĩ, vừa mang nhiều ý nghĩa nhân sinh; đó khơng phải là cái đẹp theo
thuyết nghệ thuật vị nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Cuối cùng, cái đẹp trong văn Thạch lam là cái đẹp của truyền thống
phương Đơng, truyền thống đạo lí dân tộc, thường gắn với nỗi buồn man mác,
dịu nhẹ. Còn cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân vừa cổ kính lại vừa hiện đại.
Như vậy, cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân có rất nhiều điểm
riêng biệt, độc đáo, đặc trưng. Sở dĩ có những điểm đặc trưng ấy trước hết là bởi
sự khác nhau trong tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Tiếp đến
16



phải kể đến tài năng, sở trường và cá tính sáng tạo của mỗi người. Sự khác biệt
giữa hai nhà văn trên hành trình kiếm tìm cái đẹp cịn được tạo ra bởi sự chi phối
của truyền thống văn hóa, văn học dân tộc và nhân loại. Dù mỗi nhà văn đều có
những điểm đặc trưng riêng, nhưng họ lại gặp gỡ nhau ở một điểm hết sức cơ bản:
đó là lòng yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
4. CÁI ĐẸP TRONG VĂN THẠCH LAM VÀ NGUYỄN TUÂN NHÌN TỪ MỘT
SỐ TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Như chúng tơi đã giới hạn trên đây, cái đẹp biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng
trong tác phẩm văn học. Ở đây chúng tôi chỉ bàn về cái đẹp với tư cách là một yếu tố
thuộc về nội dung phản ánh, còn về nghệ thuật, về sự thống nhất giữa nội dung và hình
thức thể hiện chúng tơi xin được bàn kĩ ở một cơng trình nghiên cứu khác.
Với Thạch lam và Nguyễn Tuân, tác phẩm của họ đã có mặt trong chương
trình phổ thơng hàng chục năm nay. Trong đó, ở chương trình THPT, Thạch lam
có truyện ngắn Hai đứa trẻ, cịn Nguyễn Tn có truyện ngắn Chữ người tử tù
và tùy bút Người lái đị sơng Đà. Xung quanh các tác phẩm này đã có rất nhiều
cơng trình, bài viết bàn luận đủ mọi phương diện. Bởi vậy, tác giả cơng trình này
xin phép khơng trình bày theo hướng cảm thụ hay phê bình chung về tác phẩm,
mà chỉ xin được đưa ra một số điểm đáng lưu ý khi khai thác các tác phẩm này,
đó là nhìn tác phẩm dưới phương diện cái đẹp.
4.1. Thạch Lam với “Hai đứa trẻ”
Cái đẹp trong Hai đứa trẻ biểu hiện trên những phương diện nào? Giá trị
thẩm mĩ được thể hiện qua cái đẹp ấy?
Trước hết, truyện ngắn Hai đứa trẻ hấp dẫn người đọc bởi cái đẹp của khung
cảnh phố huyện. Khi chiều buông, “tiếng trống thu khơng trên cái chịi của huyện nhỏ;
từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những
đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ
rệt trên nền trời”. “Một chiều êm ả như ru” thấm đượm nỗi buồn dịu nhẹ, có màu sắc
của mặt trời trong cảnh ngày tàn, có âm thanh của ếch nhái kêu ran, có gió nhẹ thoang
thoảng từ ngồi đồng thổi vào, có cả mùi riêng của đất.


17


Cảnh sắc thiên nhiên dịu nhẹ, mang nỗi buồn man mác thấm vào lòng
người nơi phố huyện nghèo. Nổi bật lên giữa khung cảnh ấy là hình bóng mờ
nhạt của những mảnh đời bé nhỏ, những kiếp sống nghèo đói, leo lắt: mấy đứa trẻ
con nhà nghèo đi lại nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre, hay bất cứ cái gì có
thể dùng được mà những người bán hàng bỏ lại trên sau buổi chợ tàn. Chị Tí ban
ngày mị cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước bên gốc cây bàng. Cái “cửa hàng
nước” ấy chỉ có hai cái ghế và cái chõng, vài thứ điếu đóm mà tối tối hai mẹ con
cứ mang đi mang về nhưng cũng “chả kiếm được bao nhiêu”. Bà cụ Thi hơi điên
với tiếng cười khanh khách và dáng đi lảo đảo lần bước lần vào đêm tối.
Cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người nơi phố huyện buổi ngày tàn
dường như có sự tương hợp với nhau, gợi nỗi buồn man mác trong lòng người
đọc về cuộc sống nghèo nàn, buồn tẻ nơi phố huyện.
Khi trời đã bắt đầu đêm, “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua
gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”, các nhà đều
cửa đóng then cài. Bóng tối ngập tràn cả con đường thăm thẳm ra sông, con
đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Bóng tối
dày đặc, thành hình thành khối, ngập tràn khắp cảnh vật, thâm nhập vào cả lòng
người. Trong đêm tối thăm thẳm ấy, chỉ có một vài khe sáng còn hé ra từ
những cửa hàng nước bé nhỏ, vệt sáng của những con đom đóm, quầng sáng
lay lắt nơi ngọn đèn trên chõng hàng chị Tí, chấm lửa lơ lửng lúc ẩn lúc hiện từ
gánh phở của bác Siêu, và từng hột sáng lọt qua phên nứa trong cửa hàng của
chị em Liên. Đặt hai nguồn sáng tối bên nhau, bóng tối lại càng tối hơn. Bóng
tối được đặc tả như một sức mạnh khủng khiếp đè nặng lên những kiếp người
mòn mỏi. Ánh sáng dù bé nhỏ, leo lắt, không đủ xua tan bầu trời tăm tối và
cuộc sống nghèo khổ, leo lắt nơi phố huyện nghèo, thì cũng phần nào thể hiện
tâm hồn của những con người nơi đây: dù nghèo khổ thế ấy, nhưng tâm hồn họ
vẫn ấm áp tình người. Trong tối tăm chừng ấy người nơi phố huyện vẫn cùng

nhau hướng về ánh sáng, hướng về một cuộc sống tươi đẹp, dù đó chỉ là mơ
ước bé nhỏ, mong manh.

18


Trong không gian ấy, Bác phở Siêu gánh hàng đi trong đêm, tiếng địn
gánh kĩu kịt, bóng bác lơ lửng trong đêm tối. Chị Tí vẫn ngồi bên ngọn đèn leo
lét để chờ một vài người khách quen thuộc. Vợ chồng bác Xẩm góp vui bằng
mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Chị em Liên buồn ngủ ríu cả mắt nhưng
vẫn phải gượng thức khuya. Những kiếp sống nghèo khổ, leo lắt ấy như làm
nặng thêm khơng khí tĩnh mịch của phố huyện lúc về đêm.
Khi đêm đã về khuya, cảnh vật và sự sống của phố huyện chìm hẳn trong thẳm
sâu đêm tối. Âm vang tiếng trống cầm canh dường như cũng bị cơ đặc lại bởi bóng
tối, “tiếng ngắn khơ khan, khơng vang động xa, rồi chìm ngay vào bóng tối”. Trong
cảnh đêm khuya vắng lặng, buồn tẻ, chừng ấy con người nơi phố huyện vẫn gắng đợi
đoàn tàu, và đoàn tàu đã đến – một chuyến tàu “khơng đơng như mọi khi, thưa vắng
người và hình như kém sáng hơn” nhưng cũng đủ xua tan cái màn đêm tĩnh lặng
đang bủa vây khơng gian và lịng người nơi phố huyện nghèo.
Thiên nhiên hiu hắt, cuộc sống con người nghèo khổ, buồn tẻ được Thạch
Lam cảm và tả với đủ màu sắc, âm thanh, hương vị đã tạo nên một không gian đặc
trưng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - một kiểu không gian nửa mùi thôn ổ nửa đã thị
thành, một kiểu không gian ngập đầy bóng tối. Khơng gian ấy góp phần chuyển tải
cái nhìn của Thạch Lam về hiện thục đời sống con người và xã hội thời bấy giờ.
Trong khi Vũ Trọng Phụng thẳng thừng bảo rằng đó là một “xã hội chó đểu”, Nam
Cao không phát ngôn trực tiếp mà cô đặc xã hội trong bức tranh làng Vũ Đại đầy
những cảnh trái ngang phi lí, cịn Nguyễn Tn gọi đó là xã hội “ối a ba phèng” , thì
Thạch Lam phản ánh xã hội một cách nhẹ nhàng, kín đáo – phản ánh qua cái không
gian nửa thành thị nửa nông thôn nghèo nàn, buồn tẻ. Vậy là, cái đẹp của không gian
phố huyện không chỉ ở cảnh và người, mà còn ở giá trị thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắp

trong không gian ấy. Qua bức tranh phố huyện – một bức tranh đẹp và man mác
buồn như chính cuộc sống con người nơi đây, Thạch Lam vừa phản ánh được
hiện thực đời sống tối tăm, bế tắc, vừa thể hiện được nỗi niềm thương cảm sâu
xa của mình đối với những kiếp sống mòn mỏi, và thái độ nâng niu, trân trọng
đối với những tâm hồn trẻ thơ. Đồng thời, cũng qua đó tác giả đã gửi đến người
đọc một thơng điệp: hãy mở rộng tấm lịng thương u, trân trọng, và nâng niu
19


đối với những mảnh đời tối tăm, bé nhỏ, đặc biệt là những tâm hồn trẻ thơ,
đừng để ước mơ của chúng bị vùi lấp vào đêm tối.
Hai đứa trẻ đặc biệt hấp dẫn người đọc bởi cái đẹp của lịng người và
tình đời. Thạch Lam đã rất tinh tế khi khai thác những cảm xúc, cảm xác hết
sức tế vi trong thế giới tâm hồn con người, đặc biệt là tâm hồn nhạy cảm của
nhân vật Liên. Không gian buồn và cuộc sống nghèo khổ của phố huyện trong
buổi chiều tà dường như đã thấm thía vào tâm hồn Liên; “chị” man mác buồn,
động lòng thương lũ trẻ nhà nghèo, đứng sững dõi mắt nhìn theo dáng hình dật
dờ của bà cụ Thi... Có lẽ cuộc sống nghèo khổ đã khiến cô bé Liên nhạy cảm,
dễ rung động một cách đáng thương như thế, và đó cũng chính là nét đẹp của
tâm hồn mà Thạch lam hết sức nâng niu, trân trọng.
Khi bóng đêm đã đè nặng lên phố huyện, nỗi lòng man mác, mơ hồ của
Liên càng đậm đà hơn. Lúc này, “đêm tối đối với Liên quen lắm, chị khơng sợ
nó nữa”, “chị ngồi n khơng động đậy”, tâm hồn chị “yên tỉnh hẳn” và vẫn cứ
“mơ hồ khơng hiểu”. Liên khơng hiểu vì sao cuộc sống nơi đây lại tối tăm đến
vậy, vì Liên mới chỉ là một cô bé mà đã phải quẩn quanh bên cái cửa hàng nhỏ
xíu để kiếm kế sinh nhai, làm sao có thể hiểu được vì sao cuộc sống con người
và xã hội lại tối tăm và bế tắc như thế. Thạch Lam không trực tiếp phản ánh
hiện thực, mà từ tâm trạng của những mảnh đời bé nhỏ này để soi rọi, làm hiện
lên bức tranh hiện thực đời sống. Đó là một lối đi độc đáo trong con đường
nghệ thuật của nhà văn.

Khi đêm đến, khơng gian có bóng tối ngập tràn, có ánh sáng le lói. Lịng
Liên cũng vậy. Bên cạnh nỗi buồn, tâm hồn Liên còn có những ước mơ tươi
đẹp. Trong đêm tối, hai chị em Liên “ngước mắt nhìn lên các vì sao để tìm sơng
Ngân Hà và con vịt theo sau ơng thần nơng”. Cái nhìn lên của chị em Liên thật
hồn nhiên và cũng thật đáng thương. Tác giả đã nâng niu, trân trọng những ước
mơ ấy, dù biết rằng ước mơ của hai đứa trẻ thật xa vời, chỉ có trong cổ tích mà
thơi. Trước mắt hai đứa trẻ vẫn ngập đầy bóng tối.
Cũng trong cảnh phố huyện tối tăm ảm đạm, Liên nhớ lại kỷ niệm về Hà
Nội, nơi gắn với những thứ quà ngon, được đi chơi Bờ Hồ, uống những cốc
20


nước mát lạnh xanh đỏ. Đó là quá khú sáng rực và lấp lánh. Kỷ niệm ngọt ngào
ấy cũng là một nét đẹp trong tâm hồn nhân vật Liên, dù “kỷ niệm khơng rõ rệt
gì” nhưng Thạch Lam cũng cố nâng niu.
Bên cạnh nhân vật Liên cịn có bác phở Siêu với gánh hàng kĩu kịt, chị
Tí bên ngọn đèn leo lét, vợ chồng bác Xẩm với mấy tiếng đàn bầu bật trong yên
lặng… Những kiếp sống nghèo khổ, leo lắt, nhưng bóng đêm khơng dập tắt hy
vọng trong họ. Cuộc sống của họ dẫu nghèo, vất vả nhưng tâm hồn họ vẫn ấm cúng
lạ thường. Trong đêm khuya, những con người nghèo khổ ấy chụm đầu bên nhau,
cùng mong đợi một cái gì tươi sáng hơn. Sự nhẫn nại chờ đợi đoàn tàu đến đã thể
hiện cái khát vọng cao đẹp ấy. Chuyến tàu đi qua phố huyện có ý nghĩa biểu tượng
cho cuộc sống tươi sáng đẹp đẽ, lấp đi khoảng trống trong tâm hồn người, nuôi
dưỡng ước mơ hy vọng về tương lai. Có lẽ chính vì vậy mà dù chỉ vụt qua trong
chốc lát nhưng chuyến tàu như khiến cả phố huyện thoát ra khỏi cái khơng khí tù
đọng vốn có và con người lại lặng theo những mơ tưởng mơ hồ.
Như vậy, cái đẹp trong Hai đứa trẻ là cái đẹp của khung cảnh thiên
nhiên, của con người lao động nghèo khổ nhưng ăm ắp tình u thương, sự cảm
thơng chia sẻ, là kỷ niệm về tuổi thơ tươi đẹp và khát vọng về ngày mai tươi
sáng hơn. Qua tâm trạng của Liên, qua nỗi lịng ngóng đợi đồn tàu của chừng

ấy người nơi phố huyện, Thạch lam đã cho người đọc thấy rằng: cuộc sống tối
tăm, tù túng và đơn điệu không giam hãm được tâm hồn luôn khát khao ánh
sáng của con người nơi phố huyện nghèo. Họ nghèo về vật chất nhưng lại giàu
có về tinh thần, họ sống khổ nhưng tâm hồn vẫn ấm cúng, vẫn lạc quan tin
tưởng và luôn hy vọng vào tương lai.
Qua cái đẹp của cảnh, của người Thạch lam cịn gửi đến người đọc một
thơng điệp mang tính thời đại: hãy nâng niu, trân trọng những tâm hồn trẻ thơ,
những khát vọng chân chính của người dân nghèo, đừng để ước mơ khát vọng của
họ bị vùi lấp trong bầu trời đen tối. Truyện ngắn Hai đứa trẻ vì thế có thể xem như
một minh chứng cho quan niệm của Thạch Lam: “văn chương là một thứ khí giới
thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối
và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” [4].
21


4.2. Nguyễn Tuân: từ “Chữ người tử tù” đến “Người lái đị Sơng Đà”
Chữ người tử tù là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được rút từ tập Vang bóng một thời xuất bản
năm 1940. Cịn Người lái đị Sơng Đà là thiên tùy bút đặc sắc, thể hiện rõ bút
pháp Nguyễn Tuân ở giai đoạn sáng tác sau cách mạng tháng Tám.
4.2.1. “Chữ người tử tù” với vẻ đẹp tài hoa, dũng khí và thiên lương
trong sáng của con người
Vẻ đẹp tài hoa, dúng khí và thiên lương của con người trong truyện ngắn
Chữ người tử tù được Nguyễn Tuân tập trung thể hiện qua hai nhân vật: Huấn Cao
và viên Quản ngục.
Trước hết, Huấn Cao là người mang vẻ đẹp tài hoa xuất chúng. Khi
Huấn cao chưa xuất hiện thì tài hoa của nhân vật này đã nổi tiếng như một
huyền thoại. Huấn cao “là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết
chữ rất nhanh và rất đẹp”, cái danh viết chữ đẹp của Huấn Cao đã trở thành
quen thuộc trong dân chúng, “và thấy nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh đó

ln”. Nguyễn Tn đã hết sức khéo léo đề cao vẻ đẹp tài hoa của nhân vật này
một cách gián tiếp qua lời đồn đại của dân chúng và đối thoại của các nhân vật
khác, trước khi để cho nhân vật Huấn Cao xuất hiện. Điều đó đã phần nào cho
thấy thái độ trân trọng và đề cao cái tài, cái đẹp của nhà văn.
Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao nổi tiếng đến mức người đời, và ngay cả
viên quản ngục phải kính nể. Quản ngục trầm trồ khen “Chữ ông Huấn Cao đẹp
lắm, vng lắm... Có được chữ ơng Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”.
Ơng đã mua sẵn chục vuông lụa trắng để chờ xin chữ Huấn Cao, ông khổ tâm
vì chưa biết làm cách nào để xin được chữ của ông Huấn, và lo sợ không xin
được chữ trước khi ơng Huấn bị hành hình thì ân hận suốt đời.
Khi chỉ mới nghe tin Huấn Cao sắp đến, viên quản ngục đã sai lính coi
ngục quét dọn nhà ngục để đón tiếp người tử tù tài hoa này. Trong suốt thời
gian ở đề lao, viên quản ngục bất chấp thái độ khinh bạc của Huấn Cao, ra sức
biệt đãi Huấn Cao, hy vọng xin được chữ của ông để treo ở nhà. Sự biệt đãi và
thái độ kính cẩn của viên quản ngục đối với Huấn Cao không phải là thái độ và
22


hành động của một viên quan coi ngục đối với một phạm nhân tử tù, mà đó là
thái độ và hành động của một con người có lương tâm trong sáng trước cái đẹp,
cái tài và cái tâm sáng ngời nơi Huấn Cao. Trong cảnh cho chữ, vẻ đẹp tài hoa
của Huấn Cao tỏa sáng, khiến cho viên quản ngục “khúm núm”, cịn thầy thơ
lại thì “run run”, vừa vì vui mừng vừa vì kính phục.
Vậy là, trong khơng gian tù ngục tối tăm bẩn thỉu, cái tài cái đẹp vẫn tỏa
sáng. Miêu tả Huấn Cao với tài viết chữ đẹp, Nguyễn Tuân đã thể hiện một đặc
điểm trong phong cách nghệ thuật của mình, đó là ln khám phá con người ở
phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Thứ hai, Huấn Cao là người có vẻ đẹp khí phách phi thường. Vẻ đẹp khí
phách mạnh mẽ, phi thường, hiên ngang bất khất của nhân vật Huấn Cao cũng
được nhà văn giới thiệu ngay từ đầu tác phẩm, trước khi Huấn Cao xuất hiện,

qua lời đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại: “người ta đồn Huấn Cao,
ngoài cái tài viết chữ tốt, lại cịn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa”, Huấn Cao là
người “văn võ đều có tài cả”, “giả sử tôi là đao phủ, phải chém những người
như vậy, tôi nghĩa mà thấy tiêng tiếc”.
Khi vừa đến cửa đề lao, trước mặt lính áp dải, “Huấn Cao lạnh lùng,
chốc mũi gơng nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá
tảng đánh thuỳnh một cái”. Hành động ấy gợi cho người đọc liên tưởng đến
hành động của những bặc anh hùng Chọc trời khuấy nước mặc dầu / Dọc
ngang nào biết trên đầu có ai (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Trong thời gian ở nhà
lao, Huấn Cao thản nhiên hưởng sự biệt đãi của thầy trò viên quản ngục, lại còn
chửi mắng, khinh bỉ họ. Huấn Cao biết rằng ơng có thể sẽ bị những trận đòn roi và
sự tàn bạo của quan coi ngục, nhưng ông không hề sợ hãi. Với ông “đến cái cảnh
chết chém ơng cịn chẳng sợ nữa là những trị tiểu nhân thị oai này”.
Là tử tù, nhưng trong nhà lao, Huấn Cao vẫn sống ung dung, đường
hồng, khơng chút vướng bận. Mặc dù cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng
ông vẫn say sưa cho chữ viên quản ngục, không hề nghĩ đến cái chết đang cận
kề. Khi nghe thầy thơ lại thông báo việc ngày mai phải về kinh chịu án tử hình,
Huấn Cao vẫn bình thản. Trước khi cho chữ viên quản ngục, Huấn Cao đã nói
23


rằng: “Ta nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối
bao giờ”. Câu nói ấy cũng phần nào thể hiện một khí phách mạnh mẽ, hiên
ngang bất khuất của nhân vật Huấn Cao.
Huấn Cao với vẻ đẹp khí phách hiên ngang bất khuất chính là sự hóa
thân của tác giả: một người mang phong cách Ngông, lấy cái tài và cái tâm hơn
đời của mình để ngạo nghễ, khinh thường xã hội đầy xấu xa đương thời.
Cuối cùng, Huấn Cao là người mang vẻ đẹp thiên lương trong sáng. Ơng
ln có ý thức cao về tài năng, danh dự của mình, “khơng vì vàng ngọc hay
quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Trong suốt thời gian ở nhà lao của

viên quản ngục, ơng ln cú ý thức giữ gìn thiên lương, “bần tiện bất năng di,
uy vũ bất năng khuất”. Sau khi hiểu rõ tấm lòng chân thành, trong sáng của
viên Quản ngục, ơng đã hết sức cảm động mà nói rằng: “Ta cảm tấm lòng biệt
nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây
mà lại có những sở thích cao q như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một
tấm lòng trong thiên hạ”. Sau đó ơng đã nhận lời cho chữ viên quản ngục. Cho
chữ xong, Huấn Cao đã chân thành khuyên viên quản ngục “về nhà quê mà ở, hãy
thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ”. Vậy là, trước uy
quyền, vũ lực, và ngay cả cái cảnh chết chém đều không thể làm Huấn Cao
vướng bận, nhưng một tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục đã khiến
ông phải xúc động, xem như tri kỉ tri âm.
Dưới ngòi bút lãng mạn và nghệ thuật lí tưởng hóa nhân vật, Nguyễn
Tn đã xây dựng thành cơng hình tượng Huấn Cao mang vẻ đẹp hài hịa giữa
tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng. Qua nhân vật này chúng ta thấy
rõ một nét phong cách nghệ thuật nổi bật của Nguyễn Tn: ưa tìm những cái
đẹp biệt lệ, độc đáo, thích khám phá nhân vật ở góc độ tài hoa nghệ sĩ. Nhân
vật Huấn Cao cũng thể hiện tư tưởng thẩm mĩ của nhà văn: tài và tâm, cái đẹp và
cái thiện không thể tách rời. Cái đẹp chiến thắng tất cả, cái đẹp cứu vớt nhân thế.
Đồng thời, cũng qua nhân vật này tác giả thể hiện niềm khao khát được thốt khỏi
cuộc sống tối tăm, và kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước thiết tha của nhà văn.

24


Nói thêm về viên Quản ngục, về vị trí xã hội, Quản ngục là người mang
chức phận cai tù, sống giữa gông xiềng và tội ác, luôn phải chứng kiến những
cảnh tàn nhẫn, lừa lọc. Cảnh sống ấy dễ đẩy con người vào bùn nhơ. Thế nhưng
trong chốn tù ngục tối tăm ấy, viên quản ngục vẫn xuất hiện như một thanh âm
trong trẻo giữa chốn hỗn loạn xô bồ. Quả đúng là “Gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn” (ca dao). Trong cảnh ngục tù, viên quản ngục luôn ý thức rõ về bản

thân: “cỏi thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”, và ông luôn day dứt vì đã chọn
nhầm nghề. Điều đặc biệt là đối lập với cơng việc quản ngục, nhân vật này lại
có một sở nguyện hết sức thanh cao, đó là thèm có được chữ Huấn Cao để treo
trong nhà như một báu vật. Mặc dù phải làm cái công việc biểu trưng cho tội ác
và sự tàn nhẫn, nhưng viên quản ngục lại rất biết quý trọng, nâng niu cái tài cái
đẹp, khát khao cái đẹp, lo sợ đánh mất cái đẹp, bất chấp cả sự nguy hiểm đến
tính mạng chỉ vì cái đẹp. Hành động biệt đãi của viên quản ngục đối với Huấn
Cao suốt nửa tháng trời đủ nói lên điều đó. Trước lời khuyên của Huấn Cao, viên quản
ngục đã khúm núm vái lạy, nước mắt nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Cái
vái lạy và dịng nước mắt khơng làm viên quản ngục nhỏ bé, thấp hèn. Trái lại, càng
làm cho nhân cách của nhân vật này trở nên cao đẹp và sáng ngời hơn. Quả đúng như
Nguyễn Tuân đã viết trong truyện: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn
nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lịng biết giá người, biết trọng người ngay của
viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc
luật đều hỗn loạn xô bồ”.
Quản ngục khác với Huấn Cao về vị thế xã hội, nhưng lại là tri âm tri kỉ
với Huấn Cao về tâm hồn, họ đều là những người có lương tâm trong sáng, biết
quý trọng và nâng niu cái đẹp. Nếu Huấn Cao là người sáng tạo ra cái đẹp, thì
viên Quản ngục là người hướng về cái đẹp, hưởng thụ và nâng niu cái đẹp.
Chính sự gặp gỡ ấy đã đưa hai con người vốn xa nhau về địa vị xã hội đến gần
nhau, trở thành tri âm tri kỉ của nhau. Qua hai nhân vật Huấn Cao và viên Quản
ngục, tác giả đã khẳng định cái đep nói chung và cái đẹp trong nghệ thuật nói
riêng ln có một sức sống bất diệt bất chấp mọi hoàn cảnh.

25


×