Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.21 KB, 62 trang )

KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
Môn: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Đề tài: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
TP. HCM, ngày 29 tháng 3 năm 2014
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
NHÓM 7
1. Lê Huỳnh Điệp (NT) 33131021574
2. Huỳnh Đặng Vân Anh 33131021501
3. Nguyễn Thị Lan Anh 33131020978
4. Nguyễn Thị Kim Chi 33131020966
5. Trần Lê Dung 33131022680
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Stt Tên Công việc
Đánh giá
hoàn thành
công việc
1 Nguyễn Thị Kim Chi
Phần I: Hệ thống ngân hàng
Việt Nam
Tốt
2 Nguyễn Thị Lan Anh
3 Trần Lê Dung
4 Lê Huỳnh Điệp
5 Huỳnh Đặng Vân Anh
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
2


Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
I. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
1. Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển
1.1 Nguồn gốc hình thành:
1.2 Quá trình phát triển:
1.2.1 Giai đoạn 1951 – 1954
1.2.2 Giai đoạn 1955 – 1975
1.2.3 Giai đoạn 1975 – 1985
1.2.4 Giai đoạn 1986 đến nay
a. Từ năm 1986 đến 1990
b. Từ năm 1991 đến nay
2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay
2.1 Ngân hàng nhà nước
2.2.1 Đôi nét về ngân hàng nhà nước Việt Nam
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam
2.2.3 Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam
a. Chính sách tiền tệ thắt chặt
b. Chính sách tiền tệ mở rộng
2.2Ngân hàng thương mai
2.2.1 Tổng quan ngân hàng thương mại
2.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
2.2.3 Hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay
a. Hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước
b. Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phấn
c. Hệ thống ngân hàng liên doanh
d. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài
2.2.4 Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại
a. Đánh giá quy mô vốn

b. Khả năng sinh lời
c. Hiệu quả hoạt động
II. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THÁI LAN
1. Khái quát chung
1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
1.2 Quá trình phát triển
1.2.1 Giai đoạn 1982 - 1996
1.2.2 Giai đoạn 1997 – 2006
1.2.3 Giai đoạn 2007 – nay
2. Quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Thái Lan
2.1Khái niệm: Tái cấu trúc là gì?
2.2 Nguyên nhân tái cấu trúc
2.3 Các giải pháp cụ thể
3
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
2.4 Kết quả
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
1. Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng Việt Nam:
1.1 Nguyên nhân tái cấu trúc
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cấu trúc
1.3 Giải pháp thực hiện tái cấu trúc
1.4 Kết quả
2. Bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng
Việt Nam hiện nay
2.1 Kinh nghiệm chung
2.2 Định hướng xây dựng và phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam
trong giai đoạn mới

2.3 Đề xuất giải pháp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 9
I. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 9
1. Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển 9
1.1 Nguồn gốc hình thành 9
1.2 Quá trình phát triển 10
1.2.1 Giai đoạn 1951-1954 10
1.2.2 Giai đoạn 1955-1975 10
1.2.3 Giai đoạn 1975-1985 11
1.2.4 Giai đoạn 1986 đến nay 11
a. Từ năm 1986 đến năm 1990 11
b. Từ năm 1991 đến nay 11
4
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay 12
2.1 Ngân hàng nhà nước 12
2.1.1 Đôi nét về ngân hàng nhà nước (NHTW) Việt nam 12
2.1.2 Cơ cấu tồ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam 12
2.1.3 Chính sách tiển tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam 16
a. Chính sách tiền tệ thắt chặt 16
b. Chính sách tiền tệ mở rộng 17
2.2 Ngân hàng thương mại 18
2.2.1 Tổng quan ngân hàng thương mại 18
a. Khái niệm về ngân hàng thương mại 18
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng thương mại 19
2.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 20
2.2.3 Hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay 21

a. Ngân hàng Thương Mại Nhà nước (NHTM Quốc Doanh) 22
b. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTMCP) 23
c. Ngân hàng liên doanh 25
d. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg) 25
e. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 27
2.2.4 Thực trạng về hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước
ta hiện nay 28
a. Đánh giá quy mô vốn 28
b. Khả năng sinh lời 29
5
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
c. Hiệu quả hoạt động 29
II. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THÁI LAN 30
1. Khái quát chung 30
1.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức 30
1.2 Quá trình phát triển 32
1.2.1 Giai đoạn 1982 – 1996 32
1.2.2 Giai đoạn 1997 – 2006 33
1.2.3 Giai đoạn 2007 – nay 34
2. Quá trình tái cấu trúc hệ thống Ngân Hàng Thái Lan 35
2.1 Khái niệm: Tái cấu trúc là gì? 35
2.2 Nguyên nhân buộc phải tái cấu trúc 35
2.3 Các giải pháp cụ thể 36
2.4 Kết quả đạt được 39
III BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 39
1. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam 39
1.1 Nguyên nhân phải tái cấu trúc 39

a. Các yếu tố kinh tế vĩ mô bất ổn 40
b. Nợ xấu gia tăng 41
c. Tỷ lệ an toàn vốn thấp 42
d. Vai trò trung gian của hệ thống ngân hàng kém hiệu quả 42
e. Khuôn khổ giám sát và quản lý yếu 43
6
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
f. Lòng tin vào hệ thống ngân hàng suy giảm 43
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tái cấu trúc 44
1.3. Giải pháp thực hiện tái cấu trúc 45
1.4. Kết quả của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013. 48
2. Bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam
hiện nay 50
2.1. Kinh nghiệm chung 50
2.2. Định hướng xây dựng và phát triển hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong
giai đoạn mới 53
2.3. Đề xuất giải pháp 55
a. Tập trung xử lí nợ xấu 55
b. Cơ cấu lại vốn tự có của các ngân hàng và cải thiện tính thanh khoản hệ
thống 58
c. Cải thiện hành lang pháp lý và xây dựng tiêu chuẩn ngân hàng
hiện đại 59
d. Cải thiện lòng tin vào hệ thống ngân hàng 60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
7
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
LỜI MỞ ĐẦU
Trong 25 năm đổi mới, cùng với nền kinh tế của đất nước, ngành ngân
hàng Việt Nam đã có những chuyển đổi quan trọng, từ hệ thống ngân hàng một cấp
sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức
tín dụng (TCTD) trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với
sự có mặt của hàng chục ngân hàng quốc doanh, cổ phần, liên doanh và chi nhánh
ngân hàng nước ngoài. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng lớn mạnh về mọi
mặt, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.
Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những
đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững,
thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá , cũng như những thách thức to lớn của quá
trình tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã
chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hệ thống ngân hàng
Việt Nam hiện nay còn chưa có được quy mô hợp lý về số lượng các ngân hàng
cũng như hình thức để có thể tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng và hiệu quả. Điều này
dẫn tới một hệ quả là hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và chất lượng
dịch vụ ngân hàng không cao. Bối cảnh này đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam
cần được cải cách. Việc học hỏi kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng ở các
nền kinh tế đang chuyển đổi và hội nhập sẽ giúp Việt Nam có được một chiến
lược và lộ trình cải cách hệ thống ngân hàng phù hợp.
1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
I. Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển:
I.1 Nguồn gốc hình thành:
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa
phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân
hàng được thiết lập và hoạt động chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Nhà
nước Pháp ở Việt Nam. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển
của hệ thống tiền tệ, tín dụng đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua
Ngân hàng Đông Dương. Thực chất, Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư

cách là một Ngân hàng phát hành Trung ương, đồng thời là một ngân hàng kinh
doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư.
Sau Cách mạng tháng 8, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính
quyền cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ
8
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
quan trọng của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở
thành hiện thực khi bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân
dân Việt Nam ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên
khắp các chiến trường và vùng giải phóng không ngừng được mở rộng. Sự chuyển
biến của cục diện cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố
và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính-
kinh tế mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/ 1951) đã đề ra, ngày 6
tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy
bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách
tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu
tranh tiền tệ với địch.
Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử,
là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc
lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ,
tín dụng ở nước ta. Từ đó đến nay, gắn liền với sự phát triển của từng thời kỳ cách
mạng, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ( từ tháng 1/1960 đến nay là Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam) đã từng bước lớn mạnh và phát triển, góp phần quan trọng vào
việc xây dựng, củng cố, hoàn thiện thể chế tiền tệ, tín dụng và hệ thống Ngân hàng
Việt Nam, phục vụ tích cực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
I.2 Quá trình phát triển:
Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam kể từ khi Ngân hàng

Quốc gia Việt nam ra đời đến nay có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:
1.2.1. Giai đoạn 1951-1954:
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối
trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên: Phát hành giấy bạc Ngân
hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần
tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách; Phát triển tín dụng
ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế
quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.
1.2.2. Giai đoạn 1955-1975:
9
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng,
chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Trong thời kỳ này,
Ngân hàng Quốc gia thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật
giá, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế trong chiến tranh phá
hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc.
- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy
mạnh khôi phục và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải
phóng miền Nam.
1.2.3. Giai đoạn 1975-1985:
Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất
nước nhà. Nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng là tiến hành thiết lập hệ thống
Ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ
ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
đã được quốc hữu hóa và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền

mới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả
hai miền Nam- Bắc vào năm 1978. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà
nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các
hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.
1.2.4. Giai đoạn 1986 đến nay:
Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt Nam:
a. Từ năm 1986 đến năm 1990:
- Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho phép
làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN.
- Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với
định hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh.
- Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh
về ngân hàng ( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng,
10
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã
chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp
sang hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân
hàng trung ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ,
tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
b. Từ năm 1991 đến nay:
- Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính
quốc tế (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á)
được tái lập và khơi thông.
- Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ
chức tín dụng được Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành
từ ngày 1/10/1998.

- Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ
chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan
ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung
ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ
tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị
đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín
dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay:
2.1.Ngân hàng nhà nước:
2.1.1 Đôi nét về ngân hàng nhà nước (ngân hàng trung ương) Việt nam
Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia là
cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc.
NHTW là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tồ
chức tín dụng khác trong nền kinh tế.
11
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Phát hành tiền tệ: là ngân hàng độc quyền phát hành tiền NHTW trực tiếp
quản lý tiền mặt. Kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông kiểm soát được lạm
phát có thể điều chỉnh lãi suất.
Quản lý tiền tệ:là chủ ngân hàng của hệ thống các ngân hàng trung gian.
Là trung tâm của thanh toán chuyển nhượng, bù trừ của các ngân hàng trung gian.
Là ngân hàng quản lý dự trữ bắt buộc của hệ thống NHTG. NHTW là cứu cánh
cho vay cuối cùng của hệ thống NHTG. Với mức lãi suất do NHTW quyết định

điều tiết được lượng tiền cung ứng của NHTG giúp chính phủ quản lý nền kinh tế
một cách vĩ mô.
Chức năng tham mưu chính sách cho chính phủ: là cố vấn tài chính cho
chính phủ trong các chính sách tài chính và kinh tế. NHTW được coi là “chiếc chìa
khóa thành công” của chính phủ, là ngân hàng trực tiếp quản lý dự trữ quốc gia.
2.1.2 Cơ cấu tồ chức của ngân hàng nhà nước Việt Nam:
Trên cơ sở quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ
đã ban hành Nghị định quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo
Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ. Về cơ cấu tổ chức,
theo Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Ngân hàng Nhà nước có 24 đơn vị trực thuộc,
trong đó 19 đơn vị giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản
lý nhà nước và chức năng Ngân hàng trung ương, 5 đơn vị là tổ chức sự nghiệp.
Trên cơ sở Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
đã ban hành các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, như sau:
- Vụ Chính sách tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc xây dựng chính sách
tiền tệ Quốc gia và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ theo quy định của pháp
luật.
- Vụ Quản lý ngoại hối: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật.
- Vụ Thanh toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà
nước về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của pháp
luật.
12
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
- Vụ Tín dụng: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước

về lĩnh vực tín dụng ngân hàng và điều hành thị trường tiền tệ theo quy định của
pháp luật.
- Vụ Dự báo thống kê tiền tệ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công
tác dự báo, thống kê tiền tệ theo quy định của pháp luật.
- Vụ Hợp tác quốc tế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về hợp tác và hội nhập quốc tế thuộc phạm vi quản lý của
NHNN theo quy định của pháp luật.
- Vụ Kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán
nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN.
- Vụ Pháp chế: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện quản lý Nhà nước
bằng pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong ngành ngân hàng.
- Vụ Tài chính- Kế toán: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện công tác
tài chính, kế toán, đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN và quản lý Nhà nước về kế
toán, đầu tư xây dựng cơ bản của ngành Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Vụ Tổ chức cán bộ: Tham mưu, giúp Thống đốc, ban cán sự Đảng
NHNN thực hiện công tác tổ chức, biên chế, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức,
viên chức; chế độ tiền lương và các chế độ khác thuộc phạm vi quản lý của NHNN
theo quy định của pháp luật.
- Vụ Thi đua khen thưởng: Tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước
về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Ngân hàng theo quy định của pháp
luật.
- Văn phòng: Tham mưu, giúp Thống đốc chỉ đạo và điều hành hoạt động
ngân hàng; thực hiện công tác cải cách hành chính của NHNN; quản lý hoạt động
thông tin, tuyên truyền, báo chí, văn thư, lưu trữ của ngành Ngân hàng theo quy
định của pháp luật; thực hiện công tác hành chính, lễ tân, văn thư, lưu trữ tại trụ sở
chính NHNN.
- Cục Công nghệ tin học: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ
quản lý Nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực công nghệ tin học trong phạm vi toàn
ngành Ngân hàng.
13

Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
- Cục Phát hành và kho quỹ: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương về lĩnh vực phát
hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật.
- Cục Quản trị: Giúp Thống đốc quản lý tài sản, tài chính, cơ sở vật chất
kỹ thuật, hậu cần, bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn cơ quan, chăm lo đời sống, sức
khỏe cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc trụ sở chính
NHNN.
- Sở Giao dịch: Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện các nghiệp vụ
Ngân hàng Trung ương.
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: Cơ quan trực thuộc NHNN
thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát
chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước
của NHNN; Tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý Nhà nước đối với các tổ
chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức
khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
- NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Là các đơn vị
phụ thuộc của NHNN, chịu sự điều hành và lãnh đạo tập trung, thống nhất của
Thống đốc NHNN; có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý Nhà nước về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân
hàng trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.
- Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Đơn vị phụ thuộc của
NHNN, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc NHNN.
- Viện Chiến lược ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước trực thuộc
NHNN VN, có chức năng nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển ngành Ngân hàng; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ ngân hàng phục vụ cho yêu cầy quản lý Nhà nước của NHNN về tiền tệ và
hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm Thông tin tín dụng: Tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc
NHNN, có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng
phục vụ cho yêu cấu quản lý Nhà nước của NHNN; thực hiện các dịch vụ thông tin
ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.
14
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
- Thời báo ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ
quan ngôn luận, diễn đàn xã hội và là công cụ tuyên truyền, phổ biến đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của ngành
Ngân hàng theo quy định của NHNN và của pháp luật.
- Tạp chí ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp Nhà nước thuộc NHNN; là cơ
quan ngôn luận và diễn đàn về lý luận, nghiệp vụ, khoa học và công nghệ ngân
hàng; có chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước, hoạt động ngân hàng và những thành tựu về khoa
học, công nghệ của ngành Ngân hàng và lĩnh vực liên quan theo quy định của
NHNN và của pháp luật.
- Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng: Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc cơ
cấu tổ chức của NHNN, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ
năng quản lý Nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng phục
vụ yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
của NHNN và của ngành ngân hàng theo quy hoạch, kế hoạch đã được Thống đốc
phê duyệt.
Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống Ngân hàng đã
góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cách mạng Việt Nam, góp phần
củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành
Ngân hàng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã
phong tặng và ban thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho các tập thể và cá nhân của

ngành. Năm 1996, nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, ngành Ngân hàng vinh dự
được đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Đặc biệt, ngày 6/5/2006, tại Lễ kỷ
niệm 55 năm ngày thành lập, ngành Ngân hàng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước
trao tặng phần thưởng cao quý nhất - Huân chương Sao vàng; vào dịp kỷ niệm 60
năm thành lập Ngành (27/4/2011), ngành Ngân hàng đã vinh dự được đón nhận
Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 2.
2.1.3 Chính sách tiển tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam:
Chính sách tiền tệ có hai loại: chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách
tiền tệ thắt chặt. Tùy theo tình hình hoạt động của nền kinh tế và các mục tiêu kinh
tế vĩ mô đã được đặt ra trong mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế xã hội mà ngân
hàng trung ương có thể thực hiện một trong hai chính sách đó.
15
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
a. : là một hướng trong chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền
trong lưu thông. Khi lượng cung tiền vượt quá lượng cầu tiền, sẽ dễ
dẫn đến lạm phát, do đó mục tiêu chính của thắt chặt tiền tệ nhằm giảm
mức lạm phát. Ngược lại với thắt chặt tiền tệ là nới lỏng tiền tệ.
 Một số biện pháp thắt chặt tiền tệ:
• Rút tiền trực tiếp tại các định chế tài chính như việc Ngân hàng Nhà nước
phát hành trái phiếu bắt buộc đến các ngân hàng thương mại và các ngân
hàng này phải mua.
• Kiểm soát cho vay, tín dụng các loại, nhất là những khoản cho vay tiêu
dùng. Thậm chí cắt giảm cho vay tín dụng vì nó được thực hiện bằng tiền
mặt và do đó cũng làm tăng lượng tiền mặt trong lưu thông
• Giảm chi ngân sách: nhiều công trình, dự án không cấp bách, thiết yếu bị
đình hoãn, thậm chí hủy bỏ. Cắt giảm mọi khoản chi có thể cắt từ ngân sách
như mua sắm trang thiết bị công, giảm biên chế, cắt giảm hoặc hãm trả các
chế độ phúc lợi xã hội vì những việc đó làm tăng lượng tiền đưa ra lưu

thông
[1]
;
• Nhiều biện pháp cản trở việc tăng giá hàng hóa và dịch vụ để ngăn chặn lạm
phát.
 Các hậu quả của việc thắt chặt tiền tệ:
• Khởi phát và đẩy mạnh cuộc đua tăng lãi suất:
Quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng
lượng cho những cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Nhìn ở một khía cạnh nào
đó, cuộc đua này sẽ khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi
gửi ngân hàng vì lãi suất tiền gửi tăng cao.
Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động của ngân hàng tăng thì lãi suất đầu ra
khó mà đứng yên. Như vậy, chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng
lên. Ở đây có hai tình huống có thể xảy ra. Một là doanh nghiệp chuyển hết phần
chi phí tăng thêm này vào giá bán và như vậy, giá cả không những không giảm mà
tăng thêm, khiến mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực
hiện. Việc doanh nghiệp có thể chuyển chi phí vay mượn vào giá cả hay không
16
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát của người dân và khả năng có các nguồn hàng
thay thế trên thị trường.
Không thể xem thường, không giám sát kỹ các khâu trong quá trình lưu
thông hàng hóa, tránh tình trạng hàng rẻ mà doanh nghiệp vẫn thích bán giá mắc vì
người dân vẫn đang trong tình trạng lo sợ tăng giá. Còn trong tình huống thứ hai,
đó là chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, mà doanh nghiệp không thể chuyển
phần chi phí này vào giá bán thì họ sẽ chịu nhiều khó khăn, có thể dẫn đến thua lỗ,
và giảm quy mô kinh doanh
[3][4]

.
• Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm:
Quyết định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo áp lực tăng lãi suất ngân hàng, tăng chi
phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh trong tình hình nền kinh tế cần nhiều vốn
để phát triển (hệ số ICOR của nền kinh tế còn quá cao nên để duy trì tăng trưởng
thì phải đổ nhiều vốn vào), có thể là sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế. Chỉ số tăng trưởng quốc gia sau khi thắt chặt tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
Mà tăng trưởng không cao thì sẽ tạo sức ép lên việc làm và thu nhập của người
dân.
• Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp:
Các quy định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là nhà
nước đang cho "hy sinh" các thị trường vốn và thị trường chứng khoán để chống
lạm phát. Điều này có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư.
• Đồng tiền lên giá:
Áp lực tăng giá đồng tiền sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho xuất khẩu.
Hậu quả chung là làm cho xuất khẩu bị giảm sút mạnh và hàng xuất khẩu bị giảm
sức cạnh tranh.
b. Chính sách tiền tệ mở rộng: thực chất là ngân hàng trung ương ở
rộng mức cung tiền trong nền kinh tế, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh
doanh và tạo việc làm.làm cho lãi suất giảm xuống qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ
vậy mà quy mô của nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp
giảm. Để mở rộng được mức cung tiền, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, ngân
hàng trung ương có thể thực hiện một trong ba cách sau: mua vào trên thị trường
chứng khoán, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ thấp mức lãi suất chiết khấu, hay
thực hiện đồng thời cả hai hoặc ba cách cùng lúc.
17
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm chống suy thoái, chống thất nghiệp. có

thể dịch chuyển thu nhập tiền tệ theo hướng góp phần chống suy thoái bằng cách
tăng mức tiêu thụ.
Việc giảm tỷ lệ lạm phát đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách tiền tệ
mở rộng và
sựtăng giá .Bên cạnh đó,mục tiêu công ăn việc làm cũng mâu thuẫn với mục
tiêu
ổn định gía .Thất nghiệp và tăng trưởng không có mâu thuẫn cả trong ngắn hạn và
dài hạn công ăn việc làm sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển
Trong một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia chi co một ngân hàng
trung ương duy nhất thực hiện việc điều tiết và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ và ngân
hàng một cách tập trung và thống nhất .Ngược lại ở các nước đều có một hệ thống
ngân hàng thương mại với số lượng lớn và phổ biến, vì vậy cần phải phân biệt sự
khác nhau giữa NHTW và NHTM. Sự khác biệt này thể hiện qua các điểm sau
đây:
Thứ nhất, NHTW không hoạt động vì mục tiêu kinh doanh như NHTM,
mà hoạt động vì sự ổn định và phát triển của toàn bộ nền kinh tế. NHTW là cơ
quan quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Thứ hai, NHTW không giao dịch với các doanh nghiệp, tố chức và cá
nhân mà chỉ giao dịch với các NHTM và các giao dịch này để điều tiết hoạt động
của hệ thống NHTM.
Thứ ba, NHTW là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, cung ứng
phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. NHTW là ngân hàng duy nhất của một
nước trong khi số lu7io75ng NHTM thì rất lớn, rất phổ biến và chỉ hoạt động kinh
doanh.
2.2.Ngân hàng thương mại
2.2.1 Tổng quan ngân hàng thương mại:
a) Khái niệm về ngân hàng thương mại
• Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính tiền gởi và cho vay tiền.
• Ngân hàng thương mại là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng để nhận ký
thác, cho vay và cung ứng những dịch vụ tài chính.

18
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
• Theo tinh thần Luật các Tổ chức tín dụng (công bố ngày 26/12/1997) và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (có hiệu lực thi
hành ngày 01/10/2004): Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là
nhận tiền gởi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán,
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
• Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động
thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch
vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. NHTM là tổ chức tài chính
trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất. (Financial
department stores-a full service Financial institution) với tổng tài sản của 1
ngân hàng lên đến 1000 tỷ USD (Citigroup – 1264 tỷ USD với trên 4000 chi
nhánh tại 100 quốc gia, quản lý 200 triệu tài khoản khách hàng, mỗi ngày thu
lợi nhuận 49 triệu USD, Credit Agricole Groupe, HSBC, Bank of America
Corp, VCB khoảng trên 6 tỷ USD).
b) Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ngân hàng thương mại: quan trong ở 2
bộ máy như sau:
 Hội đồng quản trị (HĐQT)
 HĐQT là bộ máy quyền lực cao nhất của NHTM.Mọi hoạt động của NH đều
đặt dưới quyền quảntrị của HĐQT
 Đối với NHTM Nhà nước: toàn bộ thành viên của HĐQT do Chính phủ
quyết định bổ nhiệm hoặc
 chính phủ ủy nhiệm cho Thống đốc NHNN quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm sau khi có thoả thuận với Ban Tổ chức –Cán bộ Chính phủ. Nhiệm kỳ
của HĐQT là 5 năm, thành viên HĐQT từ 5-7 người.
 Đối với NHTM Cổ phần : HĐQT do đại diện cổ đông bầu ra, thành viên 3-

11 người, nhiệm kỳ 2-5 năm.
 Ban Điều hành:
 Điều hành hoạt động của NH đặt dưới quyền của Tổng giám đốc hoặc giám
đốc.
19
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
 Đối với NHTMQD: Tổng giám đốc và các phó TGĐ do Chính phủ hoặc
Thống đốc bổ nhiệm
 Đối với NHTM khác: Tổng giám đốc, các phó TGĐ do HĐQT bổ nhiệm và
được Thống đốc chuẩn y.
2.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:
• Chức năng trung gian tín dụng
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất
của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân
hàng thương mại đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu
về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi
vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch
20
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên
tham gia: người gửi tiền và người đi vay.
• Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh
nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích
tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập
vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác

theo lệnh của họ. Các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều
phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền,
thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình
phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ
tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần
hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản
thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời
gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy
lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp
phần phát triển kinh tế.
• Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân
hàng thương mại. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính
cho sự tồn tại và phát triển của mình, các ngân hàng thương mại với nghiệp vụ
kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo
tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng
khác của ngân hàng thương mại là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán.
Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động
được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa,
thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua
hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng
tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả
của xã hội.
2.2.3 Hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay:
a. Ngân hàng Thương Mại Nhà nước (NHTM Quốc Doanh):
21
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

• Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
• Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
• Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam
• Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
• Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)
• Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long
b. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTMCP)
• Hàng Hải (MSB)
• Sài Gòn Thương Tín
• Sacombank
• Đông Á (EAB)
• Xuất Nhập Khẩu (Eximbank)
• Nam Á (NAMA BANK)
• Á Châu (ACB)
• Sài Gòn Công thương
• Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
• Kỹ thương (TECHCOMBANK)
• Quân đội (MB)
• Bắc Á (Bac A bank)
• Quốc Tế (VIB)
22
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
• Đông Nam Á (Seabank)
• Phát triển TP.HCM (HDBank)
• Phương Nam (PNB)
• Bản Việt (Viet Capital bank)
• Phương Đông (OCB)
• Sài Gòn (SCB)

• Việt Á (VIETA BANK)
• Sài gòn – Hà nội (SHB)
• Dầu Khí Toàn Cầu (Gpbank)
• An Bình (ABB)
• Nam Việt (Navibank)
• Kiên Long
• Việt Nam Thương tín (Vietbank)
• Đại Dương (Ocean bank)
• Xăng dầu Petrolimex (PGbank)
• Phương Tây (Western bank)
• Xây dựng VN (trước đây là ngân hàng Đại Tín)
• Đại Á (Dai A bank)
• Bưu điện Liên Việt (LPB)
• Tiên Phong (Tien phong bank)
23
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
• Phát Triển Mê Kông (MDB)
• Bảo Việt (Baoviet bank)
• Đại chúng (PvcomBank) – (Hợp nhất Ngân hàngTMCP Phương Tây
và Công ty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam)
c. Ngân hàng liên doanh:
• VID PUBLIC BANK
• INDOVINA BANK LIMITTED
• VIỆT THÁI (Vinasiam bank)
• VIỆT NGA Vietnam-Russia Joint Venture Bank
d. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg)
1.BNP Paribas
2.Natixis

3.Credit Agricole - Hà Nội (chi nhánh phụ)
4.Credit Agricole – Hồ Chí Minh
5.Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) - Hà Nội
6.Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) – Hồ Chí Minh
7.Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - Hà Nội
8.Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC)- Hồ Chí Minh
9.Mizuho - Hà Nội
10.Mizuho- Hồ Chí Minh
11.Deutsche bank AG – Hồ Chí Minh
24
Nhóm 7
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
12.United Oversea Bank – Hồ Chí Minh
13.Oversea Chinese Banking Corporation Ltd (OCBC)
14.DBS
15.BIDC – Hà Nội
16.BIDC- Hồ Chí Minh
17.Industrial and Commercial Bank of China (ICBC) Hà Nội
18.Bank of China – Hồ Chí Minh
19.China Construction Bank
20.Bank of Communications
21.JP Morgan Chase – Hồ Chí Minh
22.Far East National Bank
23.Commonwealth – Hồ Chí Minh
24.Citibank - Hà Nội
25.Citibank - Hồ Chí Minh
26.Maybank - Hà Nội
27.Maybank – Hồ Chí Minh
28.Taipei Fubon Bình Thạnh

29.Taipei Fubon - Hà Nội
30.Taipei Fubon - Hồ Chí Minh
31.Cathay
32.Hua Nan
25

×