Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
- TÊN ĐỀ TÀI: Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực và kĩ thuật cho
đội bóng đá Nam, học sinh Trường THCS Bình Khương - Bình Sơn - Quảng
Ngãi.
- NGƯỜI THỰC HIỆN: Giáo viên Bùi Việt Hải.
- ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: Trường THCS Bình Khương.
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và nhà nước ta
luôn coi trọng vai trò của giáo dục thể chất và coi đó là một trong những mục tiêu
giáo dục toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa góp phần đào tạo ra những con
người mới phát triển toàn diện có đầy đủ trí tuệ, thể lực, đạo đức và thẩm mỹ nhằm
phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng.
Đánh giá được tầm quan trọng của giáo dục thể chất đối với phát triển đất nước
trong tình hình mới, Ngày 24/3/1994 Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị
36CT/TƯ “ về công tác giáo dục thể thao trong giai đoạn mới”
Từ những quan tâm đó giáo dục thể chất được đầu tư trong trường học một
cách thích đáng.Thực hiên giáo dục thể chất trong trường học làm cho việc tập
luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hằng ngày của hầu hết học sinh, sinh
viên. Chính vì vậy trong những năm gần đây, Bộ GD& ĐT không ngừng cải tiến về
nội dung, đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy thể dục trong nhà trường
cho phù hợp với đối tượng. Nội dung bóng đá được áp dụng cho dạy tự chọn trong
phân phối chương trình thể dục trung học cơ sở nhưng được đông đảo các cấp quan
tâm bởi lẻ:
Bóng đá là môn thể thao số 1 của hành tinh, lịch sử của nó có từ rất lâu, mặt
dù đến nay người ta vẫn chưa xác định chính xác cội nguồn của môn thể thao này.
Cũng có nhiều ý kiến khác nhau cho rằng bóng đá có từ thời Hy Lạp cổ đại hoặc
vào thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VII.
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 1
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên ở nước ta phát triển những quan điểm
về thể dục, Bác cũng nhắc đến việc tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ
là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân yêu nước.
Bóng đá là môn thể thao “Vua” được đông đảo quần chúng mến mộ và tập
luyện, trong đó đối tượng thanh niên học sinh tham gia rất đông. Thời gian gần đây
phong trào tập luyện bóng đá trong trường học không ngừng phát triển cả về chất
lượng và số lượng. Cứ 4 năm Hội khoẻ Phù đổng Toàn Quốc được tổ chức, trong
đó bóng đá là nội dung thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Vì vậy,
bóng đá đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thể chất, phát triển thể lực toàn
diện cho học sinh và đó là cơ hội để các em giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm,
đồng thời tăng cường hữu nghị hiểu biết lẫn nhau giữa các đơn vị trong khu vực và
trong cả nước.
Trong huấn luyện thể thao nói riêng và hoạt động giáo dục thể chất nói chung
mà đặc biệt là giáo dục đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp
thiết nhất, nó đã được đặt ra trong các Nghị quyết, hướng dẫn về giáo dục thể chất
của Bộ GD-ĐT đó là:
Kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học
1993 đến nay, các nhiệm vụ cụ thể là “Công tác giáo dục thể chất trong trường học
góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn
sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của
xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới.
Các bài tập trong giáo dục thể dục thể thao là phương tiện đi đến thành tích,
bài tập có phong phú, khoa học thì đi đến đích nhanh và hiệu quả tốt. Do vậy nắm
chính xác một cách khoa học các bài tập ảnh hưởng đến kết quả tập luyện sẽ góp
phần đề ra chương trình nội dung bài tập huấn luyện đạt hiệu quả cao hơn.
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 2
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
Vì thế, để nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao kết quả đào tạo cho các em
được khoẻ để phục vụ cho tập luyện, học tập lao động hằng ngày. Trên cương vị là
giáo viên thể dục cần đầu tư cho việc giảng dạy của mình về công sức, trí tuệ,
phương pháp, phương tiện dạy học, nhằm huấn luyện đạt hiệu quả cao, Xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn nhằm tìm ra các bài tập có hiệu quả góp phần nâng cao chất
lượng công tác giảng dạy và huấn luyện trong nhà trường đạt kết quả cao. Và được
sự đồng ý của lãnh đạo nhà trường THCS Bình Khương tôi quyết định chọn đề tài:
“ Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực và kĩ thuật cho đội bóng đá
Nam học sinh Trường THCS Bình Khương - Bình Sơn - Quảng Ngãi ”.
2. GIỚI THIỆU:
2.1. HIỆN TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI :
Hoạt động thể dục thể thao quần chúng ở xã, phường, cơ sở là cái nền cơ bản
để phát triển thể dục thể thao ở nước ta. Cần có sự chỉ đạo hướng dẫn phát triển thể
dục thể thao quần chúng ở cơ sở trong toàn quốc, đối với tất cả các đối tượng, kể cả
người cao tuổi, người khuyết tật, trước hết là thanh, thiếu niên, lực lượng vũ trang;
chú trọng địa bàn nông thôn, miền núi. Từng bước hình thành khu trung tâm thể
dục thể thao của xã, phường, thị trấn gắn với trường học.Tuy nhiên Bình Khương là
một xã trung du miền núi, địa bàn dân cư thưa thớt nên chưa được chú trọng và đầu
tư đúng mức. Trên cơ sở đó khó có thể phát hiện, bồi dưỡng các tài năng bóng đá
trẻ, không đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ở trường học.
Đối với trường trung học cơ sở Bình Khương - Bình Sơn – Quảng Ngãi trong
những năm qua thực trạng giáo dục thể chất nói chung và môn bóng đá nói riêng
trong nhà trường có phát triển nhưng thành tích thi đấu các kỳ Hội khỏe Phù Đổng
chưa cao, nhất là môn bóng đá.
Phương pháp huấn luyện chưa phù hợp và đầu tư đúng mức.
2.2. GIẢI PHÁP THAY THẾ:
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 3
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
- Nhằm hoàn thiện các kỹ năng cơ bản, nâng cao thể lực và kĩ thuật cho các
em chiến thuật thi đấu cơ bản phục vụ cho học tập và thi đấu đạt hiệu quả cao.
- Qua nghiên cứu của đề tài, tôi lựa chọ một số bài tập bổ trợ thể lực nhằm
nâng cao kĩ chiến thuật cho đội bóng đá Nam học sinh của Trường, từ đó vận dụng
vào công tác giảng dạy, huấn luyện nhằm đạt kết quả cao.
- Việc vận dụng các bài tập bổ trợ thể lực trong huấn luyện sẽ nâng cao kĩ
chiến thuật cho học sinh.
- Từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2013 - 2014 thì tổ thể dục của trường
đã vận dụng kết hợp tập kĩ thuật và một số bài tập bổ trợ trong quá trình tập luyện
thì kết quả đội bóng đá của trường điều đạt giải cao trong kì thi bóng đá cấp huyện
do PGD tổ chức.
2.3. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Với mục đích hoàn thiện các kỹ năng cơ bản mà các em đã có và trang bị cho
các em một số chiến thuật thi đấu cơ bản phục vụ cho học tập và thi đấu đạt hiệu
quả cao.
Để đạt được giải pháp trên tôi đưa ra 2 vấn đề nghiên cứu sau:
- Vấn đề 1: Nghiên cứu, xác định các bài tập bổ trợ có nâng cao thể lực và kĩ
thuật cho đội bóng đá Nam học sinh của Trường THCS Bình Khương hay không?
- Vấn đề 2: Xác định được hiệu quả các bài tập thể lực có làm nâng cao kĩ
chiến thuật cho đội bóng đá Nam học sinh của trường THCS Bình Khương không?
2.4. THIẾT KẾ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
A. KỸ THUẬT NHẬP MÔN BÓNG ĐÁ
Nếu muốn nhanh chóng học được động tác kỹ thuật trong bóng đá thì phải
nhanh chóng nắm vững các đặc điểm và yếu lĩnh kỹ thuật của bóng đá. Mặc dù, có
rất nhiều phương pháp đá bóng khác nhau như: Đá bóng bằng lòng bàn chân, đá
bóng bằng má trong bàn chân, đá bóng bằng mu chính diện bàn chân, đá bóng bằng
má ngoài bàn chân, đá bằng mũi bàn chân. Nhưng các phương pháp đó đều có
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 4
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
những điểm chung, chỉ cần nắm vững đặc điểm chung của phương pháp đá bóng
thì có thể nắm được cách học đá bóng, cũng như học được động tác kỹ thuật đá
bóng ở những vị trí khác nhau.
Bất kì một kỹ thuật bóng đá nào đều trải qua 5 giai đoạn kỹ thuật: Chạy đà;
đặt chân trụ; lăng chân đá; tiếp xúc với bóng và động tác kết thúc.
a.1. Chạy đà! Chạy như thế nào và tác dụng của chạy đà?
Khi đá bóng, chạy đà có tác dụng điều tiết khoảng cách giữa người và bóng,
tạo ra tốc độ nhất định, làm tăng sức đá bóng. Chạy đà trong đá bóng được chia làm
2 loại là chạy đà đường thẳng và chạy đà đường chéo so với hướng đá bóng đi. Cự
ly chạy đà thường 3 đến 5 bước, mục đích của chạy đà là có tác dụng tăng tốc độ
tạo ra lực tác động lớn khi tiếp xúc bóng. Thường khi chạy đà thì bước cuối cùng
hơi dài để tạo điều kiện đưa đặt chân trụ, tốc độ chạy đà tăng dần những bước cuối
cùng trọng tâm hạ thấp để khống chế tốc độ lao về trước quá mạnh, tay phải phối
hợp tự nhiên để giữ thăng bằng. Tùy từng kỹ thuật cụ thể mà có các phương pháp
chạy đà thích hợp. Nếu hướng chạy đà và hướng đá bóng đi trùng nhau thì gọi là
chạy đà đường thẳng, còn hướng chạy đà và hướng đá bóng đi cắt nhau gọi là chạy
đà chéo.
a.2. Đặt chân trụ: Đặt chân trụ như thế nào?
Thường thì bàn chân trụ tiếp xúc bằng gót sau đó chuyển sang má ngoài bàn
chân rồi mới đến cả bàn chân, nếu chạy đà chếch thì đặt chân trụ mũi chân hướng
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 5
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
ra ngoài nhiều hơn so với chạy thẳng. Khi đặt chân trụ tuỳ theo kiểu đá mà trọng
tâm ngã nhiều hay ít về phía chân trụ, chân trụ đặt đúng quy cách sẽ tạo điều kiện
cho chân lăng đá được dễ dàng hơn, khi tiếp xúc bóng chuẩn bóng sẽ đi chính xác
hơn. Khi đá bóng, một chân phải đứng chắc chắn trên mặt đất, đỡ trọng lượng của
toàn thân, chân này được gọi là chân trụ. Khi đá bóng chân trụ đặt ở vị trí có đúng
hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động tác kỹ thuật đá bóng và hiệu quả đá
bóng. Thực hiện kỹ thuật đá bóng khác nhau thì yêu cầu vị trí đặt của chân trụ
cũng khác nhau. Do vậy, khi đá bóng phải căn cứ vào phương pháp vận dụng kỹ
thuật đá bóng để chọn vị trí đặt chân trụ sao cho chính xác, mới có thể đá bóng tốt,
bóng đi căn và chính xác. Vị trí đặt chân trụ tuỳ theo kiểu đá mà đặt ở phía trước
bóng cách bóng khoảng 20 - 25cm.
a.3. Lăng chân đá.
Đây là yếu lĩnh kỹ thuật chủ yếu quyết định sức mạnh khi đá bóng, thường thì
lăng chân đá từ sau ra trước nhưng cũng có thể theo hình một vòng cung. Biên độ
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 6
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
lăng chân kéo dài mục đích là kéo căn các nhóm cơ bụng, đùi cổ chân, cẳng chân,
bàn chân để căn về trước nhanh manh. Biên độ chuyển động của chân đá bóng lớn,
tốc độ chuyển động nhanh thì sức đá lớn, quả bóng khi đá sẽ bay được xa. Do vậy,
khi đá bóng, cần lưu ý tới động tác kỹ thuật sao cho có lợi tới việc tăng biên độ
chuyển động và tăng nhanh tốc độ chuyển động của chân khi đá bóng.
* Xét công thức tính gia tốc (a) và lực (f).
F = m . a (a)
a = Vt-Vo (b)
t
Xét (a) và (b) ta thấy muốn lực tác dụng vào bóng mạnh thì lực phải tăng với điều
kiện m không đổi thì a phải tăng. Gia tốc a phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Tốc độ thực hiện động tác phải nhanh.
- Thời gian thực hiện động tác phải nhỏ.
Muốn vậy biên độ vung chân rộng, tốc độ nhanh, thời gian ngắn thì lực F tác
động vào bóng mạnh bóng mới đi căn và chính xác.
a.4. Tiếp xúc với bóng.
Bàn chân hoặc mu bàn chân tiếp xúc ở sau hoặc dưới thân bóng(Nếu tiếp xúc
lệch tâm bóng thì bóng đi xoáy và vòng cung). Khi tiếp xúc bóng thì chân duỗi
thẳng và căn cổ bàn chân mục đích là để lực truyền từ thân qua chân đến bàn chân
vào bóng được tập trung không phân tán nghĩa là đường bóng đi phải căn chuẩn và
theo ý của người đá, Chân tiếp xúc khi đá bóng gồm có 2 nội dung:
Một là: Phần nào của chân tiếp xúc với bóng? Đây là tiêu chuẩn để phán
đoán nên dùng động tác kỹ thuật nào để đá bóng, ví như dùng phần mũi của bàn
chân tiếp xúc với bóng thì chính động tác kỹ thuật đá bóng bằng mũi bàn chân.
Hai là: Vị trí tiếp xúc với bóng, hay nói cách khác là chân đá vào vị trí nào
của quả bóng? Điều này quyết định quả bóng được đá đi sẽ lăn tròn trên mặt đất,
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 7
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
bay lên cao hay là xoáy. Do vậy, chân tiếp xúc với bóng là khâu quan trọng trong
việc học tập động tác kỹ thuật trong bóng đá.
a.5. Động tác kết thúc.
Sau khi đá bóng, do quán tính vận động, cơ thể cũng tự nhiên sẽ chuyển về
phía trước, điều này không chỉ có lợi cho tính chính xác khi đá bóng, mà còn có thể
bảo vệ cho cơ thể người học.
Nắm vững được 5 giai đoan kỹ thuật này thì có thể học được tất cả các động
tác kỹ thuật của bóng đá, chính vì thế mà trong quá trình huấn luyện giáo viên cần
phải truyền đạt cho học sinh tất cả những nguyên lý cơ bản của kỹ thuật đá bóng,
dựa vào khả năng của học sinh và vốn kỹ thuật đã có để giáo dục, huấn luyện nâng
cao.
Tóm lại: Trong 5 giai đoạn kỹ thuật đá bóng có 3 giai đoạn quan trọng và
quyết định là đặt chân trụ, lăng chân đá, và tiếp xúc bóng. Trong đó giai đoạn tiếp
xúc bóng là quan trọng nhất bởi nó làm cho bóng bay xa và chuẩn xác.
B. CHIẾN THUẬT CƠ BẢN TRONG BÓNG ĐÁ
Trận đấu bóng đá được tiến hành trên mặt sân vận động với 2 đội, mỗi đội có
11 cầu thủ (5 cầu thủ, 7 cầu thủ). Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan
trọng, một đội bóng thi đấu hay, không thể thiếu các cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên
không có bất cứ một cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn với sự
cản phá quyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng. Điều đó có nghĩa là sức mạnh
của đội bóng được thể hiện trước hết ở tính tập thể. Điều này đòi hỏi các cầu thủ
phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong
tấn công cũng như trong phòng thủ vì mục đích chung của toàn đội là dành chiến
thắng.
Chiến thuật trong bóng đá được chia làm hai loại: Chiến thuật tấn công và
chiến thuật phòng thủ.
* Chiến thuật tấn công
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 8
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
- Chiến thuật cá nhân
- Chiến thuật nhóm
- Chiến thuật đồng đội
* Chiến thuật phòng thủ
- Chiến thuật cá nhân
- Chiến thuật nhóm
- Chiến thuật đồng đội
b. 1. Chiến thuật tấn công: Là các biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức
thi đấu để tấn công cầu môn đối phương. Trong tấn công phải nắm được được các
nguyên tắc cơ bản:
* Tạo ưu thế về số lượng trong tấn công, khi có bóng mỗi cầu thủ phải triển
khai tấn công và chiếm lĩnh các vị trí có lợi.
* Tấn công nhanh và bất ngờ là yếu tố rất quan trọng, điều này làm cho đối
phương không kịp tổ chức phòng ngự hoặc phòng ngự không chặt chẽ.
* Mở rộng diện tấn công, tấn công trên nhiều hướng khác nhau làm cho hàng
phòng ngự phải dàn mỏng và phòng thủ thiếu chiều sâu.
* Lôi kéo người, tạo khoảng trống. Trong tấn công phải liên tục di chuyển
nhằm lôi kéo đối phương để đồng đội hành động.
* Tổ chức tấn công có nhiều lớp, nhiều tuyến, phối hợp nhịp nhàng giữa tấn
công nhanh.
* Tận dụng các tình huống cố định để tổ chức tấn công như đá những quả
phạt gần vòng cấm địa, phạt góc.
b. 1.1 Chiến thuật tấn công cá nhân:
Chiến thuật tấn công cá nhân là hành động của cầu thủ với bóng hoặc không
bóng nhằm tấn công cầu môn đối phương phù hợp với nhiệm vụ, vị trí của mình và
tình huống trên sân. Chiến thuật tấn công cá nhân là cơ sở của chiến thuật nhóm và
chiến thuật tập thể. Trong thi đấu các cầu thủ vận dụng tốt chiến thuật cá nhân sẽ
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 9
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
tạo điều kiện hoàn thành một cách sáng tạo chiến thuật nhóm và chiến thuật của
toàn đội.
Trong thi đấu, hành động chiến thuật cá nhân rất đa dạng. Trong quá trình
huấn luyện cần trang bị cho học sinh cách thức chạy chỗ, dẫn bóng, qua người, sút
bóng và đánh đầu vào cầu môn, tấn công thủ môn…
- Chạy chỗ: Là sự di chuyển không bóng trong thời gian thi đấu trong bóng
đá chạy chỗ chiếm một vị trí rất quan trọng. Mục đích của chạy chỗ chiếm một vị
trí thuận lợi để nhận bóng, để phối hợp với đồng đội, để tạo ưu thế về số lượng, để
tạo tình huống uy hiếp cầu môn đối phương hoặc lôi kéo đối phương tạo khoảng
trống cho đồng đội hoạt động.
Trong thi đấu cầu thủ tiếp xúc bóng với thời gian ít vào khoảng 3 đến 4 phút
thời gian còn lại là hoạt động không bóng, điều này cho thấy chạy chỗ là rất quan
trọng. Có các cách chạy chỗ sau:
+ Chiếm lĩnh vị trí: Là di chuyển đến vị trí có lợi nhất để tham gia tấn công.
+ Thoát khỏi sự kèm người: Biết thoát khỏi sự kiểm soát của đối phương là
vũ khí chiến thuật lợi hại của các cầu thủ tiền đạo, trong thi đấu các cầu thủ phải
biết cách di chuyển liên tục, tăng tốc bất ngờ, sử dụng động tác giả để loại bỏ sự
kèm cặp của đối phương.
- Dẫn bóng và dẫn bóng qua người: Là hành động chiến thuật rất quan
trọng của cầu thủ bởi vì không phải lúc nào cũng cần chuyền bóng và có thể
chuyền bóng. Dẫn bóng có tác dụng đưa bóng đến gần sân đối phương hơn tạo áp
lực lên đối phương, dẫn bóng để đồng đội có thời gian di chuyển chiếm lĩnh vị trí,
dẫn bóng nhằm lôi kéo buộc đối phương phải ra cản phá làm cho hàng phòng ngự
phải bố trí lại.
Dẫn bóng qua người là chọc thủng được một phần sự phòng thủ của đối
phương, làm cho đội hình phòng thủ của đối phương bị rối loạn.
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 10
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
+ Sút bóng và đánh đầu vào cầu môn: Là khâu cuối cùng của đợt tấn công,
phải tận dụng mọi cơ hội để sút và đánh đầu vào cầu môn. Khi sút hoặc đánh đầu
vào cầu môn hành động phải dứt khoát, phải quan sát thủ môn để xác định góc đá.
+ Tấn công thủ môn: Là hành động áp sát thủ môn khi đồng đội sút bóng
hoặc đánh đầu. Bóng có thể nảy ra từ thủ môn hay khung thành do đó áp sát cầu
môn sẽ có điều kiện ghi bàn.
b.1.2 Chiến thuật tấn công nhóm.
Chiến thuật nhóm là sự phối hợp tấn công của 2 hay nhiều cầu thủ, được sử
dụng một cách rộng rãi trong khi thi đấu.
Chuyền bóng là phương tiện duy nhất để thực hiện chiến thuật nhóm cũng
như chiến thuật đồng đội.
* Chuyền bóng có các đường chuyền khác nhau như:
- Chuyền thẳng, chuyền ngang, chuyền chéo
- Chuyền ngắn, chuyền trung bình, chuyền xa
- Chuyền cao, chuyền trung bình, chuyền thấp
* Chuyền bóng có 2 cách thức cơ bản:
- Chuyền bóng vào chỗ trống
- Chuyền trực tiếp cho đồng đội
+ Chuyền vào chỗ trống: Là hình thức phổ biến và rất hiệu quả trong thi
đấu. Cầu thủ có bóng chuyền vào khoảng trống cho đồng đội chạy đến nhận bóng,
hình thức này đòi hỏi người chuyền bóng phải đánh giá được tình huống trên sân,
vị trí của đồng đội và đối phương, khả năng của đồng đội, trên cơ sở đó mà quyết
định sử dụng đường chuyền nào cho hợp lý.
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 11
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
+ Bật tường: Là hình thức phối hợp hai người, rất thông dụng và rất hiệu
quả vì bóng đi nhanh, bất ngờ đối phương rất khó cản phá.
Hình thức thực hiện: Một người dẫn bóng rồi chuyền bóng trực tiếp cho
đồng đội, người nhận bóng khôn dừng bóng mà chuyển trả lại ngay cho đồng đội
về hướng mà đồng đội di chuyển, lúc đó người nhận bóng như một bức tường,
bóng chạm vào nảy ra ngay.
Bật tường đòi hỏi phải tập thành thục và cầu thủ thật hiểu nhau, phối hợp
phải chính xác và khéo léo, người chuyền phải chuyền chính xác cho đồng đội để
cầu thủ này có thế đá trả lại ngay. Cầu thủ làm tường phải đá trả lại ngay với hướng
và lực hợp lý để đồng đội có thể nhận được bóng.
+ Chuyền bóng trực tiếp cho đồng đội là cầu thủ dẫn bóng đến gần đồng đội, động
đội không có bóng cũng tiến lại gần cầu thủ có bóng, khi hai người đối diện nhau
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 12
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
cầu thủ đang dẫn bóng nhường bóng cho đồng đội để cầu thủ này dẫn bóng đi theo
hướng khác thoát khỏi sự kềm cặp của đối phương.
b.1.3 Chiến thuật tấn công đồng đội:
Chiến thuật tấn công đồng đội là chiến thuật phối hợp có diện tích tấn
công tương đối rộng, số người tham gia tấn công tương đối nhiều, chiến thuật tấn
công đồng đội thường gặp có tấn công biên và tấn công trung lộ.
* Tấn công biên là chiến thuật được áp dụng ở khu vực hai biên của đối
phương. Tấn công biên là chiến thuật được áp dụng phổ biến vì hai biên khá xa cầu
môn nên sự phòng thủ không chặt chẽ như khu vực trước cầu môn.
Nhiệm vụ của tấn công biên là đưa bóng ra biên, tìm cách đưa bóng theo
biên dọc và hướng xuống biên ngang rồi chuyền bóng vào khu vực trước cầu môn
cho đồng đội.
* Tấn công trung lộ là phối hợp tấn công ở khu vực trước cầu môn đối
phương. Tấn công trung lộ có sức uy hiếp cầu môn đối phương lớn vì ngay trước
khu cầu môn và góc sút rất rộng. Tuy nhiên, đây là khu vực được phòng thủ rất
chặt chẽ. Các hình thức tấn công ở khu vực này thường là đột phá, chuyền vào chỗ
trống, bật tường.
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 13
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
b. 2. Chiến thuật phòng thủ: Chiến thuật phòng thủ là các biện pháp,
phương pháp tổ chức thi đấu được sử dụng trong phòng thủ. Trong phòng thủ phải
nắm được các nguyên tắc cơ bản:
* Trong mọi trường hợp phải đặt sự an toàn lên cao nhất
* Phòng thủ toàn đội, phòng thủ tích cực, phòng thủ nhiều lớp học lót hỗ trợ
và nhắc nhở nhau trong phòng thủ.
* Tranh cướp, ngay khi đối phương mới dành được quyền khống chế bóng.
* Thu hẹp khu vực phòng thủ, phòng thủ chặt ở những khu vực nguy hiểm,
kèm chặt các cầu thủ nguy hiểm, giữ vững cự ly trong phòng thủ.
* Tạo ưu thế về số lượng trong phòng thủ. Khi đối phương có ưu thế về số
lượng nên thu hẹp khu vực phòng thủ, khi có ưu thế về số lượng tích cực tranh
cướp.
* Chiếm lĩnh vị trí trong khu cầu môn khi đối phương sút bóng.
* Sử dụng lợi thế mà luật cho phép.
b. 2.1 Chiến thuật phòng thủ cá nhân:
Chiến thuật phòng thủ cá nhân là hành động của mỗi cầu thủ trên sân nhằm
cản phá sự tấn công của đối phương và dành lại quyền khống chế bóng. Chiến thuật
phòng thủ cá nhân là cơ sở của chiến thuật phòng thủ nhóm và tập thể, gồm các
động tác cơ bản như chiếm vị trí, kèm người và tranh cướp bóng.
- Chiếm vị trí: Là hành động cực kỳ quan trọng đối với cầu thủ phòng ngự.
Khi chiếm được vị trí đúng, cầu thủ phòng ngự có thể kiểm soát được một khu vực
lớn, có thể khống chế được cầu thủ đối phương đảm bảo quyền kiểm soát ở khu
vực mình được phân công phòng thủ, đồng thời có khả năng hỗ trợ đồng đội trong
phòng thủ.
Để chiếm lĩnh vị trí đúng, cầu thủ phải quan sát đánh giá tình hình trên sân
để xác định khả năng tấn công của đối phương để lựa chọn vị trí có thể chặn được
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 14
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
hướng tấn công nguy hiểm nhất vào cầu môn hạn chế khả năng tấn công trực diện
của đối phương đến cầu môn.
- Kèm người: Với nhiệm vụ không cho đối phương có khả năng nhận bóng
hoặc nhận bóng khó khăn, không cho đối phương thoát khỏi sự khống chế của
mình, phải theo dõi chặt chẽ đối phương mà mình được phân công kèm chặt đối
phương trong khu vực mình phụ trách, không để đối phương có hành động tự do
thoải mái xử lý bóng.
- Tranh cướp bóng: Cầu thủ phòng ngự phải tổ chức tranh cướp bóng khi đối
phương còn chưa kịp khống chế bóng hoàn toàn. Cần tranh cướp khi đối phương
chưa có thời gian để xử lý bóng. Bên cạnh đó cần có các hành động phá bóng để
ngăn cản đối phương.
b.2.2 Chiến thuật phòng thủ nhóm:
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 15
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
Chiến thuật phòng thủ nhóm là sự phối hợp phòng thủ của hai cầu thủ trở
lên. Các cầu thủ phải có sự liên kết, hỗ trợ trong phòng thủ như bọc lót cho nhau,
bù chỗ cho nhau, sử dụng bẫy việt vị.
* Bọc lót: Là sự hỗ trợ nhau trong phòng thủ, bọc lót tạo cho tuyến phòng
thủ có nhiều lớp chặt chẽ, kín đáo. Nội dung chủ yếu của bọc lót là các cầu thủ
chiếm các vị trí thích hợp để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong phòng thủ
* Bù chỗ cho nhau: Là khi đồng đội phải rời khỏi vị trí thì cầu thủ khác
phải nhanh chóng thay thế đồng đội bảo vệ khu vực bị bỏ trống, đặc biệt là khu vực
nguy hiểm gần vòng cấm địa.
* Bẫy việt vị: Là chiến thuật sử dụng luật việt vị trong phòng thủ nhằm đưa
đối phương vào thế việt vị. Hình thức thực hiện bẫy việt vị rất đơn giản: Khi đối
phương chuẩn bị chuyền bóng thì hậu vệ cuối cùng cần tiến lên nhanh phía trước để
đối phương ở lại phía sau và rơi vào thế việt vị. Để bẫy việt vị thành công cầu thủ
cần thực hiện đúng thời cơ và phối hợp chặt chẽ với đồng đội ở hàng phòng thủ.
Trong các tình huống bóng cố định dó có thời gian nên cần tổ chức phòng
thủ chặt, kín kẽ, tạo thành bức tường rào vững chắc.
b.2.3 Chiến thuật phòng thủ toàn đội:
Bóng đá là môn thể thao mang tính tập thể đòi hỏi các cầu thủ có mối
liên quan chặt chẽ vớ nhau, hỗ trợ nhau. Trong phòng thủ nguyên tắc chung là tích
cực, chủ động và toàn đội tham gia, phòng thủ ngay khi đối phương mới khống chế
được bóng.
Chiến thuật phòng thủ toàn đội là giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cầu thủ
phòng ngự, có thể áp dụng các hình thức: phòng thủ kèm người; phòng thủ khu vực
và phòng thủ hỗn hợp.
- Phòng thủ kèm người là các cầu thủ được phân công nhiệm vụ kèm từng
cầu thủ đối phương, làm cho đối phương bị kèm rất sát nên luôn luôn bị khống chế
khó hoạt động.
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 16
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
- Phòng thủ khu vực là các cầu thủ được phân công phòng thủ một khu vực
nhất định. Cầu thủ phải khống chế tất cả các cầu thủ tấn công đang hoạt động trong
khu vực do mình quản lý tuy phòng thủ theo khu vực nhưng trong thực tế thi đấu
các cầu thủ phải di chuyển hỗ trợ nhau khi cần thiết hoặc đổi khu vực phòng thủ
cho nhau.
- Phòng thủ hỗn hợp là chiến thuật kết hợp giữa chiến thuật phòng thủ kèm
người và phòng thủ khu vực, vừa kèm chặt các cầu thủ nguy hiểm vừa khống chế
khu vực lại vừa bọc lót được cho nhau, do đó thường được vận dụng vào thi đấu.
C. MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ
c.1. Bài tập đá bóng bằng lòng bàn chân:
kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân là dùng phần bên trong của lòng bàn
chân để đá bóng đi.
- dẫn bóng theo hình vẻ:
c.2. Bài tập dẫn bóng cá nhân:
Là kĩ thuật cơ bản mà VĐV cần phải có và là cơ bản trong tập luyện và thi đấu.
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 17
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
c. 3. Bài tập giữ bóng bằng lòng bàn chân:
Chân đưa lên hướng lòng bàn chân về hướng bóng để đón bóng, khi bóng
chạm vào chân lập tức kéo chân ra sau làm giãm lực, giữ bóng ở dưới chân.
c.4. Giữ bóng nữa nẫy bằng gan bàn chân:
Chân trụ đặt một bên so với điểm tiễpauc bóng rơi, mũi chân đối diện với
hướng bóng đến. Khi bóng đến dung lực của chân hoãng xung hay hãm bóng lại.
* Bài tập bổ trợ dẫn bóng:
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 18
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
* Bài tập tâng bóng bằng mu bàn chân và bằng đùi
c. 5. Bật nhảy đánh bóng bằng đầu:
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 19
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 20
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
c. 6. Đá bóng qua lại có cự ly:
Chuyền bóng qua lại giưa hai người nhằm cảm giác được bóng khi đá bóng
đi, tính ổn định trong chuyền bóng.quá trình tập luyện và thi đấu yếu tó này quan
trọng.
c. 7. Đỡ bóng bằng ngực:
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 21
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
c. 8. Trò chơi :
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 22
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
3. PHƯƠNG PHÁP:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này tôi chọn 22 em trong đội bóng đá nam của trường THCS
Bình Khương – Bình Sơn – Quảng Ngãi.
3.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại sân tập Trường THCS Bình Khương – Bình Sơn
– Quảng Ngãi.
3.3. Thiết kế nghiên cứu :
Tôi chọn 22 em trong đội bóng đá nam, trong đó:
- 11 em nhóm thực nghiệm (A).
- 11 em nhóm đối chứng (B).
Về kĩ thuật và thể lực hai nhóm tương đương nhau trước thực nghiệm.
3.4. Quy trình nghiên cứu:
Trước khi nghiên cứu tôi tìm một số tài liệu tham khảo, lưa chọn một số bài tập và
chọn học sinh chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu và được tiến hành theo kế hoạch
tập luyện của tổ thể dục của trường.
3.5. Đo lường và thu thập dữ liệu:
3.5.1. Đo lường:
Trước khi thực nghiệm tôi kiểm tra một số bài tập như: Dẫn bóng có cự ly tính
thành tích (s), dẫn bóng qua cột mốc (s), đá bóng bằng lòng bàn chân vào khung
thành (số lượng bóng vào khung thành), đá bóng đi xa (m),
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 23
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
a. Sử dụng T- Test kiểm tra thành tích dẫn bóng có cự ly tính thành tích và
đá bóng xa tính cự ly hay một số nội dung khác:
* Nhóm đối chứng: (B)
* Nhóm thực
nghiệm: ( A)
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 24
TT Họ và tên
Nhóm đối chứng (s)
Dẫn bóng đá bóng xa
1 Đinh Quốc Cường 3,11s 15m
2 Huỳnh Văn Nghĩa 3,13s 16m
3 Châu Phước Như 3,14s 17m
4 Huỳnh Pháp 3,11s 14m
5 Phạm Đình Tài 3,13s 14m
6 Trần Ngọc Thanh 3,12s 16m
7 Lê Hữu Thắng 3,12s 15m
8 Phạm Viễn Thanh 3,14s 18m
9 Hồ Ngọc Thiện 3,13s 13m
10 Châu Phước Toàn 3,12s 15m
11 Lê Bình Trọng 3,10s 18m
TT Họ và tên
Nhóm thực nghiệm (s)
Dẫn bóng đá bóng xa
1 Lê Thanh Quang 2,45s 20m
2 Phạm Thanh Nhật 2,54s 19m
3 Võ Thanh Nam 2,35s 21m
4 Đoàn Văn Quý 2,39s 21m
5 Lê Thanh Sơn 2,57s 19m
6 Huỳnh Tấn Tài 2,45s 20m
7 Trần Quang Sự 2,69s 19m
8 Huỳnh Văn Thành 2,58s 19m
9 Phạm Quốc Thanh 2,48s 20m
10 Huỳnh Văn Thọ 2,47s 20m
11 Nguyễn Văn Thu 2,46s 21m
Đơn vị công tác: Trường THCS Bình Khương
3.5.2. Thu thập dữ liệu: (Sau khi thực nghiệm một số kĩ thuật và bà tập như):
Dẫn bóng có cự ly tính thành tích (s), dẫn bóng qua cột mốc (s), đá bóng bằng
lòng bàn chân vào khung thành (số lượng bóng vào khung thành), đá bóng đi xa
(m), Bài tập đá bóng bằng lòng bàn chân, Bài tập dẫn bóng cá nhân, Bật nhảy đánh
bóng bằng đầu, Đá bóng qua lại có cự ly, Đở bóng bằng ngực, thì thành tích và kĩ
thuật có sự thay đổi như sau:
* Nhóm đối chứng: (B)
* Nhóm thực
nghiệm: (A)
Người thực hiện: Giáo viên Bùi Việt Hải Trang 25
TT Họ và tên
Nhóm đối chứng (s)
Dẫn bóng đá bóng xa
1 Đinh Quốc Cường 3,08 17m
2 Huỳnh Văn Nghĩa 3,09 19m
3 Châu Phước Như 3,05 17m
4 Huỳnh Pháp 3,06 19m
5 Phạm Đình Tài 3,04 19m
6 Trần Ngọc Thạch 3,03 17m
7 Lê Hửu Thắng 3,03 20m
8 Phạm Viễn Thanh 3,03 18m
9 Hồ Ngọc Thiện 3,08 17m
10 Châu Phước Toàn 3,04 16m
11 Lê Bình Trọng 3,03 22m
TT Họ và tên
Nhóm thực nghiệm (s)
Dẫn bóng đá bóng xa
1 Lê Thanh Quang 2,22 22m
2 Phạm Tấn Nhật 2,25 21m
3 Võ Thanh Nam 2,10 23m
4 Đoàn Văn Quý 2,15 22m
5 Lê Thanh Sơn 2,30 21m
6 Huỳnh Tấn Tài 2,30 22m
7 Trần Quang Sự 2,40 20m
8 Huỳnh Văn Thành 2,40 20m
9 Phạm Quốc Thanh 2,30 21m
10 Huỳnh Văn Thọ 2,26 23m
11 Nguyễn Văn Thu 2,20 22m