Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quan ly THCS : Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nga Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 25 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGỒI GIỜ LÊN LỚP
Ở TRƯỜNG THCS NGA THỦY
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta đang sống ở thế kỉ XXI, thế kỉ của hội nhập và phát triển. Sống
trong một xã hội năng động, con người được tiếp cận với sự tiến bộ vượt bậc của
khoa học kỹ thuật. Thế nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, hiện nay một
bộ phận lớp trẻ có nhiều biểu hiện, hành vi trái với thuần phong mĩ tục của dân
tộc, có lối sống lệch lạc, ăn chơi sa đọa, sa vào các tệ nạn xã hội, đắm chìm
trong thế giới ảo của Internet, thế giới games hoặc có thái độ lạnh lùng vơ cảm
trước nỗi đau của người khác, ỷ nại, thiếu thích nghi, thiếu nghị lực vươn lên
trong cuộc sống,... ngày càng trầm trọng. Đây đang là một vấn đề nan giải, nhức
nhối của toàn xã hội.
Chúng ta cịn nhớ, cách đây khơng lâu, vụ án Lê văn Luyện gây kinh
hoàng cho cả xã hội khi Luyện chưa đủ 18 tuổi. Hoặc trong những ngày qua dư
luận xôn xao về video clip 1 nữ sinh lớp 7 ở Trà Vinh bị đánh hội đồng....
Thiết nghĩ nguyên nhân, nguồn gốc sâu xa của những vấn đề này là do các
em thiếu lí tưởng sống, thiếu một chỗ dựa vững vàng ở gia đình, khơng có người
dẫn dắt, bảo ban, gặp chuyện rắc rối không thể giải quyết…Bên cạnh đó giáo
dục trong nhà trường lâu nay chủ yếu chú trọng dạy kiến thức, có phần xem nhẹ
việc dạy đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Trước thực tiễn trên trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chỉ thị về nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên,
chương trình giáo dục kĩ năng sống chỉ thơng qua việc giảng dạy theo phương
pháp tích hợp vào các môn học như Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, Vật
lý... Thực tế lại chưa có tài liệu hướng dẫn, phân phối chương trình riêng...Giáo
viên (GV) chủ yếu là mò mẫm, tự biên, tự diễn, chưa thống nhất với nhau về nội
dung và cách thức lồng ghép. Phương pháp tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú,
thể hiện sự lúng túng, vụng về, thiếu nhạy bén, thiếu tính sáng tạo, không thường
xuyên và đồng bộ giữa các môn học. Do đó về cơ bản chưa phát huy được hiệu quả
của việc giảng dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh (HS).


Trăn trở về vấn đề này, bản thân tơi đã tìm nhiều giải pháp nhằm đem lại
hiệu quả về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
THCS Nga Thủy. Trong đó có việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL).

1


Thực tế cho thấy, việc giáo dục nhân cách và rèn luyện kỹ năng sống cho
HS là nhiệm vụ quan trọng của mỗi nhà trường phổ thông. Bên cạnh các mơn
học ở trường THCS thì HĐGDNGLL là một hoạt động xã hội chiếm vị trí hết
sức quan trọng, thơng qua hoạt động này, học sinh có được những tri thức thuộc
lĩnh vực xã hội, đồng thời qua các hoạt động giáo dục để hình thành nhân cách,
tâm lý, thái độ, và hình thành các kỹ năng sống cho học sinh. Góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục phổ thơng “… Giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo
đức, trí tuệ , thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” (Trích Luật Giáo dục).
Trong những năm học qua trường THCS Nga Thủy đã tổ chức nhiều hoạt
động GDNGLL, có tác dụng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và được
chúng tôi đúc rút trong SKKN: “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nga
Thủy”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà trường hiện nay đang
là một vấn đề cấp bách hàng đầu, nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông, đồng thời đang là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
Nhận định về vấn đề này PGS, TS Nguyễn Dục Quang (Viện Khoa học

giáo dục Việt Nam) cho rằng: “Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,
sinh viên là giải pháp hữu hiệu. Cần đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh học đại trà ở các trường bằng cách tích hợp vào các mơn học và các
hoạt động ngồi giờ lên lớp. Ðổi mới giáo dục đạo đức linh hoạt, tránh kiểu
"tầm chương trích cú" những vấn đề cao xa, lớn lao mà thiếu các xử lý tình
huống thực tế về lịng nhân ái, trung thực, tự trọng, lối sống lành mạnh. Kinh
nghiệm cho thấy, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường ở nhiều nước đã thúc
đẩy mối quan hệ tích cực hơn giữa HS và GV, đem đến hứng thú học tập cho
học sinh”.
Tại hội thảo tồn quốc về cơng tác giáo dục đạo đức lối sống cho học
sinh, sinh viên ngày 11/4/2014, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang
Quý nhấn mạnh: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, HS, SV có điều
kiện thuận lợi để tiếp cận với thế giới, với các tri thức mới và văn hóa nhân loại.
Song bên cạnh đó, HS,SV cũng phải đối mặt với nhiều tác động không tốt từ
mạng internet, từ ngồi xã hội. Để đảm bảo cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống
tại các cơ sở giáo dục phát huy các mặt mạnh, khắc phục các hạn chế, cần phải
chăm lo, giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS, SV tốt hơn trong thời gian tới.
2


Hơn lúc nào hết, công tác giáo dục đạo đức, lối sống và trang bị kỹ năng sống
cho HS,SV cần được toàn xã hội coi trọng, ưu tiên chăm lo và đầu tư”.
Chỉ thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015, hướng
dẫn cụ thể việc giáo dục kỹ năng sống ở các cấp học. Cụ thể ở cấp THCS như
sau: “Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo
dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: Kỹ năng ra
quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng
giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm

xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học…”
Với những căn cứ nêu trên cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh thông qua HĐNGLL là một việc làm cần thiết và thiết thực.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trường:
- Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học gây nhiều áp lực
đối với học sinh. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn
thông tin khác nhau trong đời sống xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh
đang đứng trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội.
- Đội ngũ giáo viên trong nhà trường chưa được đào tạo cơ bản để dạy về
kỹ năng sống lồng ghép trong từng mơn học, từng bài giảng do đó việc giảng dạy
nội dung này cịn nhiều lúng túng, chưa có hiệu quả.
- Trình độ đào tạo giáo viên khơng đồng đều, sự nhạy cảm và cách thức
lồng ghép nội dung giáo dục KNS cho học sinh của mỗi giáo viên khác nhau,
nên việc góp ý, rút kinh nghiệm cịn gặp nhiều khó khăn.
- Nhà trường chưa có giáo viên Tổng phụ trách đội chuyên trách mà là
giáo viên kiêm nhiệm nên việc xây dựng và triển khai các biện pháp lồng ghép
giáo dục KNS trong công tác hoạt động Đội còn hạn chế.
- Nga Thủy là một trong 3 xã ven biển của huyện Nga Sơn được Chính phủ
phê duyệt là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, giai đoạn
2012-2015. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn, kinh tế phát triển chủ yếu là
nghề trồng cây cói, dệt chiếu, đánh lõi, đi biển…có tới 50% số lao động bỏ quê đi
làm ăn xa, 20% dân số theo đạo thiên chúa giáo. Do đó chưa có sự quan tâm sâu
sắc từ phía gia đình đến việc học của các em, chủ yếu là phó mặc cho nhà trường.
Điều này đã gây nhiều trở ngại trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa thật hiệu
quả, cơ chế trao đổi còn yếu và xử lý thơng tin cịn chậm. Nên nhà trường cịn
gặp nhiều khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em.
2. Thực trạng rèn luyện kỹ năng sống của học sinh:
- Nhiều học sinh do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em khơng có

thời gian để tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống.
- Nhiều học sinh có thái độ thờ ơ, cho rằng HĐGD NGLL là hoạt động
mất thời gian, vô bổ... và hoạt động theo kiểu đối phó. Một Số học sinh khác
hiếu động, nghịch ngợm, cá biệt lại lợi dụng vào các hoạt động này để vui chơi
3


quá mức. Mặt khác, trong cuộc sống, các em chưa bao giờ được dạy cách đương
đầu với những khó khăn trong cuộc sống như cha mẹ ly hôn, bạo lực gia đình,
gia đình phá sản, kết quả học tập kém,…
- Phần lớn học sinh chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc và có ý thức trau dồi
kỹ năng sống, chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm để tạo
lập, rèn luyện kỹ năng sống. Có một số em cho rằng kỹ năng là cái gì đó mơ hồ
không thiết thực nên các em không cần học, khơng cần rèn luyện; có em cịn cho
rằng các kỹ năng cơ bản mình đã biết nên thấy việc vận dụng kiến thức vào thực
tiễn cuộc sống là bình thường…Thái độ này đã gây nhiều khó khăn cho giáo
viên khi giảng dạy.
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của nhà trường, giáo viên và học sinh.
Đầu năm học 2014-2015, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 76 học sinh lớp 9 tại
trường THCS Nga Thủy với chủ đề: “Kỹ năng của em”.
Nội dung phiếu khảo sát như sau:
Tình huống 1: Trong giờ ra chơi, Trang và Hải đang đứng chơi, bỗng cô giáo
Dung đi qua:
- Hải nhanh nhảu : Em chào cơ ạ!
- Trang : Khơng nói gì.
- Hải: Sao cậu khơng chào cơ giáo?
- Trang: Cơ giáo có dạy lớp mình đâu?
Câu hỏi: Theo em cách ứng xử của Trang có được coi là lễ phép
khơng? Vì sao?
Tình huống 2: Trong đợt thi HSG IOE khối 9, trường Nga Thủy là địa điểm dự

thi của các xã ven biển, tất cả các bạn đều rất háo hức và đi từ rất sớm. Với vai
trò là chủ nhà em sẽ:
A: Không nên thể hiện mà hãy giữ im lặng, để các bạn thấy rằng mình là người
ln khiêm tốn.
B: Chủ động đến chào hỏi và làm quen với các bạn ấy.
Câu hỏi: Em hãy lựa chọn một trong hai phương án và đưa ra nhận xét.
Tình huống 3: Giờ học Tốn đang diễn ra rất sơi nổi, cả lớp bỗng im bặt khi
thầy giáo vừa phát hiện ra bạn Bình khơng chú ý vào bài.
Thầy giáo: Bình em đang làm gì vậy?
Bình: Khơng nói được gì vì trước mặt bạn là dòng chữ in hoa được khắc trên
mặt bàn.
Câu hỏi: Theo em việc làm của Bình có được coi là hành động khơng
giữ gìn cơ sở vật chất và làm mất mĩ quan trường lớp khơng?
Tình huống 4: Có 3 học sinh vì những lí do riêng biệt nên đã vào lớp muộn
trong khi thầy giáo đang giảng bài cho các bạn.
- Hải: Không chào thầy, tự ý chạy vào lớp.
- Phong: Chào thầy nhưng chào rất to.
- Tùng: Đứng nép ngồi cửa để khơng làm phiền thầy và các bạn. Đợi thầy
nói hết câu mới bước ra giữa cửa, đứng nghiêm trang chào thầy, nói lời xin lỗi
thầy và xin thầy cho vào lớp.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét cử chỉ, hành vi giao tiếp của 3 bạn nói trên.
4


Kết quả thu được như sau:
Số HS
Kỹ năng
Khối
Chưa đạt
tham

Tốt
Đạt
lớp
gia KS
SL
%
SL
%
SL
%
13.2
42.1
44.7
9A
38
5
16
17
10.5
36.8
52.6
9B
38
4
14
20
Tổng
76
9
11.8

30
39.5
37
48.7
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy, học sinh cần phải vận dụng nhiều hơn
nữa các kỹ năng như: Trình bày suy nghĩ, tư duy sáng tạo, giải quyết tình huống,
giải quyết vấn đề, và ra quyết định phù hợp...để các em thực sự tự tin giải quyết
các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBGV, HS và các lực lượng xã hội về
tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
1.1. Đẩy mạnh và làm phong phú nội dung công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Nội dung 1: Tuyên truyền sự hiểu biết về giáo dục rèn luyện kỹ năng sống.
Tổ chức tuyên truyền quán triệt các chủ trương, nghị quyết, văn bản chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước, của Ngành về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh, cụ thể là: Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008. Chỉ
thị số 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ,

Nội dung 2: Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu bức xúc của công
tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường.
Thông qua tuyên truyền để CBGV, HS hiểu được công tác giáo dục rèn
luyện KNS cho học sinh là làm cho HS nắm vững nội dung của giáo dục KNS;
có thái độ - tình cảm u q, tôn trọng ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn
tuổi, có lý tưởng độc lập dân tộc, có đạo đức trong sáng, biết gìn giữ nền văn
hố, bản sắc dân tộc, tiếp thu được những tinh hoa nhân loại, đồng thời đào tạo
thế hệ trẻ có một kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn
đề, khả năng tự phục vụ bản thân…. Mặt khác các em chủ động tham gia các
hoạt động trải nghiệm thực tế, có thái độ phê phán rõ ràng đối với các hành vi
trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Nội dung 3: Tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của việc giáo dục rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua HĐGDNGLL.
HĐGDNGLL ở trường THCS giúp học sinh: Củng cố bổ sung những kiến
thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã
học với thực tế cuộc sống. Giúp các em làm quen và luyện tập các kỹ năng cơ
bản, cần thiết của học sinh THCS như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các
hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kỹ năng giải quyết các
tình huống, sự việc nảy sinh trong sinh hoạt tập thể nhà trường, gia đình và cộng
đồng. Đồng thời có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện ở sự hứng
5


thú đối với hoạt động, phấn khởi khi được góp sức lực và khả năng của mình
vào hoạt động của tập thể. Đây là những hoạt động phù hợp với lứa tuổi, giúp
học sinh biết sống hoà nhập trong xã hội hiện tại với tư cách là những cơng dân
tích cực và năng động; góp phần quan trọng hình thành những phẩm chất, các kỹ
năng sống cần thiết của con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp CNH – HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế
phát triển và tiến bộ của thời đại.
1.2. Đa dạng hố các hình thức tun truyền nhằm nâng cao nhận thức về
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Muốn việc tuyên truyền có hiệu quả cần phải đa dạng hố các hình thức
tun truyền: Có thể trực tiếp, gián tiếp bằng lời hay bằng văn bản... chúng tơi
tiến hành một số hình thức như sau:
- Tun truyền trực tiếp thông tin về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
trong các cuộc họp, họp Hội đồng sư phạm, họp Ban đại diện cha mẹ học sinh,
họp phụ huynh học sinh, họp tổ chuyên môn...
- Tuyên truyền gián tiếp: Chuyển các văn bản, chỉ thị, kế hoạch của nhà
trường về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đến CBGV, ban đại diện cha mẹ

học sinh, để nắm bắt và phối hợp.
- Tuyên truyền đến học sinh qua các buổi chào cờ đầu tuần; thông qua “Câu
lạc bộ phát thanh măng non” của liên Đội TNTP nhà trường.
1.3. Tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng sống.
Đối tượng tham gia: Toàn thể CBGV, số HS trong Ban chỉ huy Liên Đội .
Người hướng dẫn: Ban chỉ đạo HĐGDNGLL.
Nội dung:
Tập huấn cho CBGV, HS trong nhà trường về:
+ Nội dung cơ bản về giáo dục KNS.
+ Vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.
+ Các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh.
+ Các kĩ năng xử lí các tình huống.
+ Các bài tập tình huống và cách giải quyết.
+ Kĩ năng tổ chức trò chơi, câu lạc bộ....
2. Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với nội dung các hoạt
động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp.
2.1. Tìm hiểu các bước thiết kế một chủ đề giáo dục kĩ năng sống.
Để thiết kế được các chủ đề giáo dục KNS cho học sinh có nội dung giáo
dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung giáo dục KNS và nội dung của
HĐGDNGLL thì điều quan trọng và cần thiết đầu tiên là phải tìm hiểu kỹ các
bước thiết kế một chủ đề:
Bước 1: Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, phân phối
chương trình HĐGDNGLL của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp giảng dạy.
Bước 2: Giáo viên nắm được nội dung của các KNS cơ bản cần giáo dục
cho học sinh.
Bước 3: Phân tích chương trình HĐGDNGLL để xác định những chủ đề
nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về giáo dục KNS.
6



2.2. Thiết kế lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống vào các chủ đề cụ thể.
Để đảm bảo thực hiện đúng các bước xây dựng một chủ đề giáo dục KNS,
đảm bảo nội dung, chương trình, tơi đã cùng ban chỉ đạo HĐGDNGLL, tổ chức
lồng ghép rèn luyện KNS cho học sinh vào các chủ đề cụ thể như sau:
Thời
Chủ
Nội dung và hình thức
Kỹ năng cần đạt
gian
điểm
hoạt động
- Nghe nói chuyện về ý nghĩa - Kỹ năng lắng nghe
tên trường.
tich cực.
Truyền
- Phát động phong trào quyên - Kỹ năng thể hiện sự
Tháng
thống
góp SGK, vở tặng các bạn có cảm thơng.
9/2014
nhà
hồn cảnh khó khăn.
- Kỹ năng làm chủ bản thân
trường
- Tổ chức cuộc thi “An toàn - Kỹ năng thể hiện sự
giao thông”.
tự tin.
- Tổ chức câu lạc bộ “Học vui- - Kỹ năng đảm nhận
Chăm Vui học”.
trách nhiệm.

Tháng
ngoan - Tổ chức câu lạc bộ “Đôi bạn - Kỹ năng hoạt động
10/2014
học giỏi cùng tiến”.
đội, nhóm.
- Phát động phong trào hoa điểm 10. - Kỹ năng hợp tác...
- Phát động phong trào: Chào - Kỹ năng đảm nhận
mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. trách nhệm.
- Làm báo về chủ đề: Thầy cơ, - Kỹ năng hoạt động
Tơn sư
Tháng
mái trường.
đội, nhóm.
trọng
11/2014
- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm - Kỹ năng hợp tác.
đạo
20/11
- Kỹ năng sáng tạo.
- Tổ chức Hội thi văn nghệ:
Tiếng hát mừng thầy cơ.
- Tìm hiểu về truyền thống qn - Kỹ năng lắng nghe
Uống
đội, nghe nói chuyện về anh bộ tích cực.
Tháng
nước
đội Cụ Hồ.
- Kỹ năng văn nghệ.
12/2014
nhớ

Tập hát những bài hát về anh - Kỹ năng sáng tạo.
nguồn
bộ đội.
- Kỹ năng hợp tác.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu - Kỹ năng lắng nghe
Mừng về truyền thống địa phương.
tích cực.
Tháng
Đảng, - Sinh hoạt tập thể kỷ niệm - Kỹ năng giao tiếp.
1,2/
mừng ngày 3/2, nghe nói chuyện về - Kỹ năng điều khiển
2015
xuân
truyền thống quê hương, đất các hoạt động tập thể.
nước, Đảng.
- Thi kể chuyện về bà, mẹ, các - Kỹ năng xác định giá trị.
vị nữ anh hùng dân tộc.
- Kỹ năng sáng tạo.
Tiến
- Giao lưu văn nghệ, trò chơi - Kỹ năng thể hiện sự
Tháng
bước lên dân gian.
tự tin.
3/2015
Đoàn - Tổ chức hội thi “Chúng em kể - Kỹ năng giải quyết
chuyện Bác Hồ”.
vấn đề...
7



Tháng
4/2015

Tháng
5/2015
Tháng
6,7,8/
2015

- Tổ chức cuộc thi sưu tầm
Hòa
tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống
bình và của thiếu nhi các nước trên thế
hữu
giới.
nghị
- Tổ chức hội thi “ Múa hát sân
trường”.
- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm
Bác Hồ ngày sinh nhật Bác: Nghe kể
kính u chuyện về Bác Hồ. Tìm hiểu về
Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam.
- Ơn tập văn hóa.
Hè vui, - Các hoạt động vui chơi giải trí
khỏe và lành mạnh.
bổ ích - Tham gia các hoạt động xã hội
ở địa phương.

- Kỹ năng xác định giá
trị.

- Kỹ năng thể hiện sự
tự tin.
- Kỹ năng lắng nghe
tích cực.
- Kỹ năng thể hiện sự
tự tin.
- Kỹ năng thể hiện sự
tự tin.
- Kỹ năng điều khiển
các hoạt động tập thể.
- Kỹ năng giao tiếp.

2.3. Mơ hình tổ chức thử nghiệm:
Mơ hình tổ chức lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thơng qua
buổi hoạt động ngoại khóa. Để mơ hình này mang tính khả thi và đạt được hiệu
quả giáo dục cao chúng tôi đã thực hiện các bước cụ thể sau:
Bước 1: Đặt tên chủ đề hoạt động và xác định các yêu cầu giáo dục phải
đạt được.
Bước 2: Anh, chị phụ trách cần vạch kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn
bị về nội dung, hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt
động. Phân cơng cơng việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra. Thường xuyên
đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị.
Bước 3: Tiến hành hoạt động.
Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự
quản, tự điều khiển, nhất là ở các lớp 8, lớp 9; cịn Anh, chị phụ trách nên đóng
vai trò là người hỗ trợ, là người giúp đỡ các em.
Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả.
Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả
hơn. Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức tổ chức
hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển của học sinh để

bước chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra.
Từ các bước thực hiện trên chúng tôi đi vào tổ chức một hoạt động với
chủ đề: Bác Hồ kính yêu.
a) Mục đích: Giúp các em hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Bác
Hồ. Tự hào là cháu ngoan của Bác, các em phấn đấu rèn luyện, học tập tốt để trở
thành Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước.
Hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng mạnh dạn, thích giao tiếp,
độc lập suy nghĩ, sáng tạo, đồng thời rèn luyện cho nhiều em khả năng tổ chức,
điều khiển các hoạt động tập thể.
8


Tạo cho học sinh trong lớp khơng khí phấn khởi, tin tưởng “Vui mà học,
học mà vui”, làm cho các em luôn luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của lớp,
của trường.
b) Chuẩn bị:
* Bảng.
* Phấn màu vàng để ghi từ hàng dọc.
* Phấn màu đỏ để ghi chữ cái hàng ngang.
* Ảnh chụp: Chân dung Bác, cảng Bến Nhà Rồng.
* Gợi ý tìm từ:
Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 5 chữ cái): Tên Bác Hồ ghi trong sổ lương
ngày 5/6/1911 trên con tàu La – tút –sơ - Tơ - rê – vin của Pháp.
Đáp án: VĂN BA ¦ xuất hiện chữ B
(Ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước và trên con tàu La –
tút –sơ - Tơ - rê – vin của Pháp Bác đã lấy tên là Văn Ba).
Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái): Nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo tại
Chí Linh – Hải Dương.
Đáp án: KIẾP BẠC ¦ xuất hiện chữ Ê
Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 7 chữ cái): Người đội truởng đầu tiên của

Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Đáp án: KIM ĐỒNG ¦ xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là tên con sơng mà ngày nay
có tên là sơng Cầu
Đáp án: NHƯ NGUYỆT ¦ xuất hiện chữ N
Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
dùng khi hoạt động ở Trung Quốc.
Đáp án: HỒ QUANG ¦ xuất hiện chữ H
Hàng ngang thứ 6: ( Từ gồm 10 chữ cái): Tên 2 nữ tướng trong cuộc khởi
nghĩa chống giặc phương Bắc xâm lược.
Đáp án: HAI BÀ TRƯNG ¦ xuất hiện À
Hàng ngang thứ 7: (Từ gồm 7 chữ cái):
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người………...
Đáp án: TRÀNG AN ¦ xuất hiện chữ R
Hàng ngang thứ 8: ( Từ gồm 4 chữ cái) : Đây là con sơng cịn có tên là Nhị Hà.
Đáp án: HỒNG ¦ xuất hiện Ồ
Hàng ngang thứ 9: ( Từ gồm 8 chữ cái): Tên vị vua chiến thắng quân Nam
Hán trên sông Bạch Đằng.
Đáp án: NGƠ QUYỀN ¦ xuất hiện N
Hàng ngang thứ 10: ( Từ gồm 9 chữ cái): Phố có số nhà 48, nơi đây vào
năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ.
Đáp án: HÀNG NGANG ¦ xuất hiện G
Các chữ xuất hiện ở từ hàng ngang: BẾN NHÀ RỒNG
Gợi ý từ chìa khố: Từ gồm 3 tiếng có 10 chữ cái: Tên một bến cảng của
thành phố mang tên Bác. Nơi đây vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ của chúng ta đã ra
đi tìm đường cứu nước.
9



c) Nội dung ơ chữ: Ơ chữ:
(1)
V Ă

N

B

A

(2)
(3)

I



N

P
G

K

I

M

K
Đ


B



C

(4)
N H
Ư N G U Y Ệ T
(5)
H Ồ Q U A N G
(6)
H
A I
B À T R Ư N G
(7)
T R À N G A N
(8)
H Ồ N G
(9) N G Ô Q
U Y Ề N
(10)
H À N G N G A N G
Trên đây là một hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động
này đã thu hút 100% các em trong lớp 9A tham gia và đã được chúng tôi nhân
rộng tới các khối lớp khác trong toàn trường. Hoạt động này đã tạo cho các em
sân chơi thoải mái, khơng nhàm chán và cịn giúp các em chăm chỉ, hăng say,
phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ,
giúp các em phát triển toàn diện, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.

3. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL để thực
hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
3.1. Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh vào buổi chào cờ đầu tuần.
Hình thức tổ chức này được tiến hành theo chủ điểm tháng.
Thời lượng, thường chúng tôi lấy 1 tiết trong thời gian của 2 tiết cho mỗi
chủ điểm. Tiết còn lại các lớp tổ chức theo kế hoạch.
Người tổ chức tiết sinh hoạt chủ điểm là: Tập thể học sinh của một lớp
được phân công lần lượt theo kế hoạch từ đầu năm học.
Nội dung của tiết sinh hoạt chủ điểm thường là:
- Một tiểu phẩm theo chủ điểm (Nội dung tiểu phẩm do giáo viên chủ
nhiệm biên soạn, nếu cần sẽ có sự hỗ trợ của Ban chỉ đạo hoạt động GDNGLL).
- Một số tiết mục văn nghệ theo chủ điểm (Có sự giúp đỡ của giáo viên
Âm nhạc), cũng có thể là một câu chuyện do học sinh kể.
- Một số câu hỏi giao lưu của lớp chủ trì và các học sinh trong trường (Có
phần thưởng động viên).
Chúng tơi xin được trích giới thiệu kịch bản do lớp 8A thực hiện (thứ 2
ngày 8 tháng 9 năm 2014), với chủ điểm “Tìm hiểu truyền thống nhà trường”.
HS dẫn chương trình:
Kính thưa các thầy giáo, cơ giáo.
Các bạn học sinh thân mến!
Mỗi khi cất lên câu hát: Em yêu trường em. Với bao bạn thân. Và cô giáo
hiền. Như yêu quê hương. Cắp sách tới trường. Trong muôn vàn yêu thương….
Trong em lại xao xuyến, thấy yêu hơn mái trường THCS Nga Thủy thân yêu.
10


Mái trường yêu dấu! Nơi chắp cánh cho nhũng ước mơ của chúng em
được bay cao, bay xa. Nơi cất giữ bao kỉ niệm vui buồn trong sáng của tuổi học
trị mà khơng dễ ai qn. Nơi vun đắp tình thầy trò nồng ấm.

Mái trường yêu dấu! Nơi mở ra trước mắt chúng em biết bao điều kì diệu.
Qua những giờ lên lớp, thầy cô đã truyền cho chúng em biết bao kiến thức bổ
ích, cho chúng em sống lại cùng những phút giây chiến thắng hào hùng của cha
ông trong buổi đầu dựng nước, cho chúng em khám phá về châu Mĩ châu Phi,…
cho chúng em biết làm thế nào để cộng trừ được một phân số. Nơi đây các thầy
giáo cô giáo đã và đang dạy cho chúng em các kĩ năng sống cần thiết.
Tập thể lớp 8A xin kính gửi tới các thầy cơ giáo cùng các bạn 1 tiểu phẩm
vui về an tồn giao thơng. Tiểu phẩm “Lỗi tại ai” với diễn xuất của các bạn:
Hoàng Cúc trong vai bà lão bán rau, Quốc Đạt trong vai HS nam, Thu Hà trong
vai bạn HS nữ, cùng các bạn Thu Huệ, Ngọc Ánh, Thanh Hiếu trong nhóm HS.
Sau đây xin được bắt đầu: ( HS trình diễn)
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo.
Các bạn học sinh thân mến!
Tiếp theo chương trình, chúng ta hãy cùng nhau ngân lên Khúc vui nhộn
tới trường do tốp ca lớp 8A trình bày.
Xin kính mời các thầy cơ và các bạn cùng thưởng thức bài Mùa xuân
tình bạn do tam ca Huyền Trang, Bích Ngọc, Hà Phương trình bày.
Tiếp theo chương trình là phần câu hỏi giao lưu. Mời các bạn lắng nghe
câu hỏi thật kĩ để trả lời nhé.
Câu 1.Trường ta mang tên trường THCS Nga Thủy từ năm nào?
Đáp án: Trường ta mang tên trường THCS Nga Thủy từ năm 1991.
Câu 2. Từ khi trường được thành lập đến nay đã có bao nhiêu thầy cơ giáo
làm Hiệu trưởng của trường? Bạn hãy kể tên các thầy cô Hiệu trưởng đó?
Đáp án: Từ khi trường được thành lập đến nay đã có 8 thầy cơ giáo làm
Hiệu trưởng của trường:
1. Cô Trần Thị Ngọc
5. Thầy Phan Minh Tâm
2. Thầy Trần Văn Bảo
6. Thầy Trần Nhất Vừng
3. Thầy Nguyễn Văn Đàm

7. Thầy Nguyễn Văn Chiều
4. Thầy Đàm Minh Giám
8. Thầy Võ Chí Cơng.
Câu 3. Bạn biết gì về kết quả mà trường THCS Nga Thủy đã đạt được trong
năm học 2012-2013.
Đáp án: ( HS nêu 2 ý sau)
- Năm học 2012-2013 nhà trường được xếp thứ Nhất cấp THCS toàn huyện.
- Được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất
sắc và tặng Bằng khen cho nhà trường.
Câu 4. Năm học 2014-2015 Trường THCS có bao nhiêu lớp học? Bao nhiêu
HS? Bao nhiêu thầy cô giáo và nhân viên trong trường?
Đáp án: Năm học 2014-2015 Trường THCS có 10 lớp học.
Có 338 HS. Có 27 thầy cô giáo và nhân viên trong trường.
Câu 5. Trong trường bạn thích nhất là hoạt động nào? Theo bạn hoạt động
đó giúp ích gì?
11


Đáp án: HS trình bày tự do theo ý riêng mình, Như thích nhất được tham
gia vào CLB học vui vui học, các hoạt động của đội, tham gia văn nghệ của
trường…Giải thích được hoạt động đó giúp ích gì. Như vừa được học vừa được
chơi, phát triển kỹ năng sống.
Kính thưa các thầy cơ giáo cùng tồn thể các bạn. Buổi sinh hoạt
HĐNGLL với chủ đề “Tìm hiểu truyền thông nhà trường”, của tập thể lớp 8A
đã kết thúc. Cảm ơn các thầy cơ giáo và các bạn. Kính chúc các thầy cô giáo và
các bạn một tuần làm việc và học tập thật hiệu quả. Em xin chân thành cám ơn!
Có thể thấy việc tổ chức HĐGDNGLL theo chủ điểm là hình thức được
đơng đảo học sinh hứng thú, tích cực tham gia dù là “diễn viên” hay “khán giả”,
nó làm giảm đi tính khơ khan, căng thẳng và tính giáo dục thấp. Cũng qua đó
huy động được các lực lượng tham gia tổ chức các HĐGDNGLL như giáo viên

chủ nhiệm, giáo viên nhạc, giáo viên Đoàn - Đội, cán bộ đoàn xã….
3.2. Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng sống trong tiết
sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc tiết sinh hoạt lớp cuối tuần:
Với hình thức tổ chức này đã tạo cho học sinh sự say mê trong việc truy
bài hoặc tranh luận các vấn đề khoa học… Đồng thời giáo viên chủ nhiệm có thể
tư vấn cho học sinh về giới tính, hơn nhân và gia đình, nghề nghiệp, truyền
thống cách mạng của quê hương, đất nước…
Trong đề tài này chúng tơi xin trích giới thiệu một số ví dụ về cách tổ
chức một nội dung sinh hoạt rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong tiết sinh
hoạt lớp cuối tuần.
Ví dụ 1: Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức:
Anh, chị phụ trách hướng dẫn, tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Anh, chị phụ trách tổ chức cho học sinh thảo luận về chủ
đề: Tôi là ai?
* Mục tiêu: Giúp các em tự phân tích và nhìn nhận mình về các khía cạnh
khác nhau để hình dung, nhận biết về bản thân, đồng thời rèn luyện kỹ năng lắng
nghe, trình bày khi giao tiếp với người khác.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân:
Anh, chị phụ trách phát cho mỗi học sinh một tờ giấy và yêu cầu chuẩn bị
(trong 3 phút) về những nội dung sau:
+ Ba điều em ưa thích về mình.
+ Ba điều em khơng thích về mình.
+ Ba điểm mạnh của em.
+ Ba điểm yếu hoặc cần cố gắng của em.
+ Đặc điểm nổi bật nhất của em.
- Bước hai: Chia sẻ theo từng cặp.
+ Từng cặp chia sẻ những đặc điểm về bản thân.
+ Một vài em chia sẻ những điều đã nhận thức được về đặc điểm của bạn
mình với cả lớp.

+ Em được giới thiệu có thể bổ sung, làm rõ hơn nếu thấy thơng tin về mình
chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác.
12


* Kết luận: Những điểm mạnh, điểm yếu, điều mình thích, khơng thích, đặc
điểm nổi bật... chính là tự nhận thức về mình.
Hoạt động 2: Anh, chị phụ trách tổ chức cho học sinh thảo luận về con
đường nâng cao kỹ năng tự nhận thức: Làm thế nào để có kỹ năng tự nhận
thức đúng?
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của kỹ năng tự nhận thức và biết
cách rèn luyện kỹ năng tự nhận thức.
* Cách tiến hành:
- Bước1: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm (từ 5-7 em) theo các câu hỏi sau:
+ Ý thức về các đặc điểm khác nhau của bản thân để làm gì?
+ Để nhận thức, đánh giá đúng về mình, mỗi người cần phải làm gì?
- Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
Anh, chị phụ trách bình luận, nhận xét, tổng kết và chốt.
* Kết luận: Tự nhận thức là rất cần thiết, tuy nhiên không phải ai cũng biết tự
nhận thức về mình một cách chính xác.
Hoạt động 3: Anh, chị phụ trách tổ chức học sinh rèn luyện kỹ năng tự nhận thức.
* Mục tiêu: Giúp học sinh trải nghiệm những đánh giá của người khác về
mình và có thái độ tích cực đối với những nhận xét đánh giá đó. Qua đó củng cố
kỹ năng tự nhận thức về bản thân.
* Cách tiến hành:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ:
- Nhóm 1: Chơi trị chơi: Tiếp nhận đánh giá, nhận xét của người khác về mình.
+ Mỗi học sinh chuẩn bị một tờ giấy, một cái bút và một đoạn băng dính để
mỗi em tự ghi tên mình vào góc trên của tờ giấy, hoặc vẽ một biểu tượng nào đó

tượng trưng cho mình, rồi dán vào sau vai mình (chuẩn bị trong 2 phút).
+ Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì di chuyển nhanh đến sát những bạn khác để
ghi lên tờ giấy sau vai bạn những lời nhận xét cả mình về bạn.
+ Khi hiệu lệnh “hết giờ” thì kết thúc trị chơi và về vị trí của mình.
+ Sau đó tất cả các em gỡ tờ giấy sau vai mình và xem bạn nhận xét về mình
như thế nào.
+ Các em phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của mình về những lời nhận xét đó.
+ Nếu có những nhận xét về nhược điểm, hay nhận xét chưa chính xác về bạn
thì giáo viên gợi ý cho học sinh các em cần phải suy nghĩ rằng: Mình sẽ cố gắng
để mình hồn thiện hơn, hay chẳng lẽ mình lại như thế ư? Mình sẽ tự tin và
khẳng định rằng mình khơng phải như bạn nghĩ đâu...
- Nhóm 2: Đọc thơng tin và thảo luận.
Hà là học sinh lớp 9. Cậu thông minh nhưng không chăm học lắm. Vì thế,
kết quả học tập của Hà khơng bằng anh mình... Mẹ thường mang Hà ra so sánh
với anh. Cậu thấy vơ cùng khó chịu khi bị so sánh như vậy nhưng cậu đã chấp
nhận sự “thua thiệt” và coi như là “số phận” đã an bài.
Em đánh giá thế nào về Hà? Nếu ở địa vị của Hà em sẽ suy nghĩ và hành
động như thế nào?
13


+ Kết quả thảo luận nhóm được ghi vào tờ giấy khổ lớn để đại diện nhóm lên
trình bày trước lớp.
+ Các nhóm khác bình luận kết quả vừa được trình bày.
+ Giáo viên tổng hợp các ý kiến, bổ sung và chốt lại kết quả hoạt động của cả
hai nhóm.
* Kết luận: Khi nghe ý kiến của người khác nhận xét, đánh giá về mình,
chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực
thì sẽ tiếp nhận, cịn ý kiến nào là khen quá mức, hay định kiến, thiếu khách
quan chỉ nên để tham khảo.

Hoạt động 4: Anh, chị phụ trách tổng kết bằng việc yêu cầu học sinh trả lời
các câu hỏi:
+ Từ chủ đề này, em đã thu được gì cho bản thân mình về tự nhận thức?
+ Những kỹ năng sống nào được sử dụng trong chủ đề này?
Ví dụ 2: Rèn luyện kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn.
* Mục tiêu: Hình thành kỹ năng giải quyết các loại mâu thuẫn cho học sinh
thơng qua những tình huống giả định và nắm được các bước giải quyết mâu thẫn
có hiệu quả.
* Cách tiến hành:
- Anh, chị phụ trách treo lên tường và giới thiệu những sơ đồ hoặc bảng viết
chữ to về:
+ Cách kiềm chế khi tức giận.
+ Bí quyết biểu lộ sự cương quyết.
+ Các bước của kỹ năng thương lượng.
- Anh, chị phụ trách cho mỗi nhóm một tình huống và u cầu các em trong từng
nhóm đưa ra cách xử lí và cách kiềm chế khi tức giận. Để giải quyết mẫu thuẫn
trong tình huống của nhóm mình và thảo luận hoặc sắm vai cách giải quyết.
Tình huống 1: Giờ ra chơi, một nhóm học sinh bước vào quán nước ở cổng
trường, lúc đó em đang ngồi uống nước trong quán. Một bạn học sinh trong
nhóm này vơ tình nhổ nước bọt vào chân em. Em quay lại yêu cầu bạn đó phải
xin lỗi, nhưng bạn đó đã khơng chịu nhận lỗi, lại cịn cười nhạo. Vậy em sẽ ứng
xử như thế nào?
Tình huống 2: Giờ ra chơi, có một vài bạn khác lớp đến trêu bạn hoặc quấy
phá trò chơi mà bạn đang tham gia. Các bạn ấy dùng lời lẽ thô tục để châm chọc
em. Em sẽ giải quyết như thế nào?
Tình huống 3: Em đang tham gia vào một trò chơi cùng các bạn tại sân
trường. Một bạn chạy xô vào em, cả hai cùng ngã. Mặc dù bạn đó sai, nhưng em
vẫn đỡ bạn dậy và nói lời xin lỗi hoặc hỏi han rất lịch sự. Tuy nhiên, đáp lại thái
độ rất lịch sự của em bạn kia chửi tục, xúc phạm hoặc đe doạ em. Vậy em sẽ xử
lý như thế nào?

- Kết quả xử lý tình huống của các nhóm có thể được trình bày dưới hai hình thức:
+ Viết ra giấy khổ lớn để trình bày.
+ Sắm vai thể hiện cách giải quyết.
- Anh, chị phụ trách trưng cầu ý kiến nhận xét, bình luận về sự hợp lý, hợp tình
của từng cách xử lý; học sinh nêu câu hỏi về kết quả thảo luận của từng nhóm.
14


- Trên cơ sở những ý kiến của học sinh, Anh, chị phụ trách tiếp tục đặt câu hỏi
cho cả lớp: Chúng ta cần phải trải qua các bước nào khi giải quyết mâu thuẫn?
* Kết luận: Anh, chị phụ trách khẳng định: Khi rơi vào mâu thuẫn trong quan hệ
với người khác, chúng ta nên vận dụng các bước giải quyết mâu thuẫn như sau:
+ Kiềm chế cảm xúc - sử dụng các kỹ năng thư giãn. Tự đưa mình ra khỏi
tình huống đó.
+ Xác định ngun nhân dẫn đến mâu thuẫn - Ai là người gây ra mâu thuẫn.
Cần suy nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực.
(nếu cần tách khỏi người có mâu thuẫn với mình một thời gian để suy nghĩ và
tìm cách giải quyết các mâu thuẫn đó, tránh xung đột).
3.3. Chỉ đạo lồng ghép nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng sống thông qua
hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh:
Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức có vai trị quan trọng, là lực lượng
nòng cốt trong nhà trường. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh lấy 5 điều
Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên,
giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi,…Vì vậy thơng qua hoạt
động Đội chúng tơi đã lồng ghép giáo dục những kỹ năng sống cho học sinh.
Ban đầu chúng tôi tiến hành lồng ghép trong buổi giao ban Đội sau đó yêu cầu
các em chi đội trưởng về triển khai tại các chi đội mình.
Sau đây chúng tơi xin trích dẫn một nội dung sinh hoạt giao ban Đội của
Liên đội trường THCS Nga Thủy do cô tổng phụ trách Đội Mai Thị Liêm tổ
chức, có lồng ghép giáo dục KNS:

- Liên đội trưởng: Nhận xét hoạt động đội trong tuần.
- Đội cờ đỏ: Tổng hợp, xếp loại thi đua của các chi đội.
- Tổng phụ trách: Triển khai kế hoạch tuần tới.
- Tổ chức một số các trò chơi.
Cụ thể một số trò chơi như sau:
Trị chơi 1 : Xếp hình.
Trước buổi sinh hoạt, cắt và chọn ra một số các hình khác nhau, số hình
này tương đương với 1/2 số học sinh. Cắt những hình này ra làm đơi.
Trong giờ sinh hoạt, phân phát một nửa của hình đó cho mỗi học sinh
một cách ngẫu nhiên.
Cho các học sinh đi lại quanh phòng và ghép lại với người có nửa hình
cịn lại phù hợp.
Khi mà một học sinh đã tìm ra được người có nửa hình cịn lại của mình
thì học sinh phải phỏng vấn nhanh người đó. Tìm hiểu về người bạn của mình
theo những yêu cầu mà giáo viên đã yêu cầu trước. (những việc làm tốt và chưa
tốt trong tuần qua)
Sau khoảng 10 phút, mỗi học sinh sẽ trình bày ngắn gọn về những hoạt
động của người có một nửa hình ghép phù hợp với mình cho cả nhóm học sinh
hoặc cả lớp nghe.
Trò chơi 2: “Mong muốn”- Hy vọng và mối quan tâm về mơn học nào đó.
Chia học sinh ra thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 5 HS), phân chia bảng thành
các phần tương ứng cho các nhóm và yêu cầu các học sinh cùng nhau quyết
15


định đưa ra những mong muốn, hy vọng và quan tâm trong thời gian tới. Sau đó
ghi lại những phản hồi của từng cá nhân lên bảng, hoặc là thu lại những mảnh
giấy của nhóm nhỏ và dán lên cho mọi người trong phòng đều thấy được.
- Tổng hợp lại những mong muốn của các học sinh, nêu ra điểm giống nhau
về suy nghĩ, mong muốn của học sinh trong lớp.

- Thông báo cho học sinh biết được những nội dung cần làm trong tuần tới.
Nhấn mạnh những việc cần đạt được và học sinh phải được biết rằng mức độ
yêu cầu đạt được của mỗi học sinh khác nhau do vậy yêu cầu các em phải phấn
đấu để đạt mức cao nhất.
Trò chơi 3: Lắng nghe.
Số lượng: từ 5 em trở lên, có thể chơi trong nhóm nhỏ trước và mở rộng
cho cả lớp.
Luật chơi: Mỗi bạn sẽ được phát 1 cây viết và 1 tờ giấy. Trong vòng 1
phút, các bạn sẽ ghi lại tất cả những tiếng động xung quanh mình, ai ghi nhiều
hơn, người đó sẽ thắng.
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong
những kĩ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tơn
trọng hay xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên. Khi chịu lắng nghe,
chắc chắn bạn sẽ có nhiều thơng tin để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Trị chơi 4: 180 độ...xoay!
Số lượng: Lý tưởng nhất là 6 - 8 bạn
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình trịn, quay mặt ra ngồi, tay nắm
tay. Sau đó tìm cách đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt
vào trong hình trịn mà khơng được chéo tay nhau (trong q trình đổi vị trí
khơng được bng tay ra).
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các em kĩ năng "giải quyết
vấn đề". Lúc đầu, có thể những người tham gia trị chơi này sẽ "bó tay" và
cho rằng đây là cơng việc khơng thể thực hiện được. Nhưng khi được thảo
luận, các bạn sẽ tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành cơng. "Khi gặp một vấn
đề nào đó trong cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người, chắc chắn sẽ
tìm ra được giải pháp tốt". Sau đó một bạn học sinh nói về "cơng dụng" của trị
chơi mà bạn học được.
Trị chơi 5: Chuyền bóng.
Số lượng: 10 bạn là tốt nhất.
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình trịn với u cầu là phải biết tên

của nhau. Lần lượt người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người
tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ) cho đến hết vòng tròn. Khi chuyền bóng cho
người nào, bạn phải gọi tên người đó. Lúc đầu, chỉ cần 1 trái bóng, sau đó tăng
thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ chuyền. Trị chơi sẽ
kết thúc khi bóng chạm đất. Trị chơi này có thể có 2 - 3 nhóm tham gia, nhóm
nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng.
Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, cơng việc của người chơi xem ra khá dễ
dàng. Nhưng khi có nhiều trái bóng thì tình hình sẽ khác. Điều này cho thấy,
với những vấn đề đơn giản, bạn có thể giải quyết một cách dễ dàng. Nhưng
16


với vấn đề phức tạp, rắc rối hoặc cùng lúc xuất hiện nhiều vấn đề thì bạn cần
biết ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, tránh để xảy ra tình
trạng "ùn tắc", dễ dẫn bạn đến thất bại. Ngồi ra, sự bình tĩnh cũng là điều quan
trọng khi đối mặt với những tình huống như vậy.
Trò chơi 6: Truyền tin.
Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phịng và ngồi trời,
khoảng 08 người tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác.
Giáo dục: Tương trợ nhau, phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời
nói và hành động.
Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến quản trò nhận
bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền lại bản
tin đó bằng cử chỉ hành động mà khơng được nói, cũng như khơng được nhép
miệng. Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng.
Mục đích: Gây bầu khơng khí sơi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin.
Lưu ý: Khơng nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện.
Như vậy có thể nói, thơng qua các hoạt động như trên của Liên Đội các

em được trải nghiệm, được rèn luyện chính mình và từ đó các KNS của các em
ngày càng phong phú giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.
4. Tổ chức các hội thi:
Trong các năm học gần đây, đặc biệt là năm học 2014-2015 Ban chỉ đạo
HĐGDNGLL của nhà trường liên tục tổ chức việc giáo dục lồng ghép rèn luyện
giáo dục KNS cho HS trong nhà trường thông qua các hội thi:
- Hội thi văn nghệ được tổ chức vào dịp 20/11: Thông qua hội thi này đã
rèn luyện cho các em kỹ năng biểu diễn, tự tin thể hiện trước đông người.
- Hội thi: Thể dục thể thao và các trò chơi dân gian được tổ chức vào dịp
22/12: Rèn cho các em kỹ năng hoạt động tập thể, tinh thần đoàn kết, nâng cao
sức khỏe…
- Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” được tổ chức vào dịp 26/3: Giáo dục
các em sự kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè; yêu quê hương, đất nước, ….
Thông qua Hội thi nhằm giáo dục cho học sinh kỹ năng sống, góp phần
giáo dục nhân cách, phẩm chất, lối sống, các giá trị đạo đức và pháp luật cho
học sinh. Mặt khác cịn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chất lượng học
tập của học sinh tồn trường. Đặc biệt, khi có tình huống xảy ra, các em đã tự tin
để xử lí một cách linh hoạt và hiệu quả bằng các kĩ năng của mình đã được rèn
luyện trong nhà trường. (Một số hình ảnh hoạt động GDNGLL được giới thiệu ở
phần Phụ lục)
IV. KIỂM NGHIỆM.
Sau khi thực hiện các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh thông qua các hoạt động NGLL trong nhà trường, chúng tôi cũng tiến hành
khảo sát lại 76 học sinh khối 9 với nội dung phiếu khảo sát như trong phần thực
trạng đã nêu.
Kết quả thu được:
17


Số HS

Kỹ năng
Chưa đạt
tham
Tốt
Đạt
gia KS
SL
%
SL
%
SL
%
39.5
55.3
5.3
9A
38
15
21
2
34.2
52.6
13.2
9B
38
13
20
5
Tổng
76

28
36.8
41
53.9
7
9.2
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Học sinh có kĩ năng tốt tăng từ 11.8 %
lên 36.8 %. Học sinh chưa đạt kỹ năng sống giảm xuống từ 48.7 % còn 9.2%.
Với kết quả như vậy, tôi nghĩ hoạt động giáo dục NGLL trong nhà trường
khơng chỉ góp phần giáo dục nhân cách, phẩm chất, lối sống, các giá trị đạo đức
và pháp luật cho học sinh mà cịn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy chất
lượng học tập của học sinh toàn trường. Đặc biệt, khi có tình huống xảy ra, các
em đã tự tin để xử lí một cách linh hoạt và hiệu quả bằng các kĩ năng của mình
đã được rèn luyện trong nhà trường.
Khối
lớp

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
Từ kết quả của quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1.1. Giáo dục KNS cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục quan trọng,
góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.
1.2. Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề giáo dục rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh ở trường THCS Nga Thủy nói riêng, chúng tơi đã thực hiện
nhóm giải pháp cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBGV, HS và các lực lượng xã hội về
tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
- Thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với nội dung các
hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Vận dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt

động GDNGLL để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức các hội thi.
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ
góp phần đổi mới phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Để nâng cao
được hiệu quả của giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các nhà
trường, về lâu dài, cần hướng tới việc đa dạng hóa các hình thức HĐGDNGLL
phù hợp với mục tiêu của chương trình và điều kiện của nhà trường. Đồng thời
cần xây dựng bộ máy tổ chức, có kế hoạch, chương trình, nội dung, cách thức
phối hợp giữa các lực lượng để HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao nhất.
2. Đề xuất.
2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT:
- Cần đưa nội dung giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nội
dung bắt buộc trong chương trình các mơn học.
- Cần có giáo trình, tài liệu tham khảo, văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa
nội dung giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
18


2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn:
Tăng cường tổ chức hội thảo chuyên đề về giáo dục, rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh, để chúng tơi có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của
các đồng chí, đồng nghiệp.
2.3. Đối với nhà trường:
Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… để giáo viên dễ
dàng thực hiện hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đặc
biệt thực hiện thông qua HĐGDNGLL.
Sáng kiến kinh nghiệm " Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Nga
Thủy", được đúc rút từ thực tiễn tổ chức của nhà trường. Chúng tơi hy vọng
kinh nghiệm thực tiễn đó có thể nhân rộng, áp dụng ở nhiều nhà trường.

Chắc chắn kinh nghiệm chúng tơi trình bày trên đây cịn có những thiếu
sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và những người
quan tâm đến nội dung này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Thủy, ngày 15 tháng 04 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Phượng

19


PHỤ LỤC
Một số hình ảnh hoạt động GDNGLL ở trường THCS Nga Thủy

Hội diễn văn nghệ: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014.

Hội thi: “ Chúng em kể chuyện Bác Hồ”
20


Lễ dâng hương tại di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đền Xuân Đài.

Tổ chức phát động phong trào: Chung sức vì nhân đạo.

21


Giờ học: Tin học của lớp 9A “ Học sinh tiếp cận công nghệ thông tin”.

Vệ sinh môi trường là hoạt động thường xuyên của HS trong trường.
22


Hội thi: Nghi thức Đội

Tổ chức hoạt động “Múa hát sân trường” vào thứ hai hàng tuần
23


Tổ chức Trò chơi dân gian "Kéo co" được HS yêu thích

Tập huấn: Hoạt động sơ cứu ban đầu.
24


.

25


×