PHÒNG GD- ĐT ĐỨC PHỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHỔ THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp khắc phục sai lệch về
giọng hát của học sinh ở
trường Trung học cơ sở Phổ Thuận
Lĩnh vực: Môn Âm Nhạc
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Kiều
1
N
Ă
M
H
Ọ
C
:
2
0
1
4
-
2
0
1
5
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, nó gắn liền với cuộc sống con người,
có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi giới. Để
góp phần nâng cao nhận thức cũng như tính ham hiểu biết của mọi người về
Âm nhạc thì chúng ta cần bắt đầu từ việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở
trường Trung học cơ sở. Đối với các nước tiên tiến thì trẻ em đã được tiếp xúc
với bộ môn Âm nhạc từ rất lâu và ngay ở cấp Mầm non, nhưng đối với nước
ta thì bộ môn Âm nhạc mới được phổ cập ở bậc Trung học cơ sở từ năm học
2002-2003. Trong hơn 10 năm qua bên cạnh việc đào tạo các giáo viên Âm
nhạc có chuyên môn thì các cấp còn cố gắng thay đổi các biện pháp dạy học
như: Dạy học tích hợp; Dạy học lồng ghép các Di sản văn hóa phi vật thể;
Dạy học chương trình địa phương; Dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh mục đích để nâng cao hiệu quả cho bộ môn. Tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự
khám phá và xây dựng kiến thức của người học nhằm ứng dụng vào thực tiễn
dưới sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên. Những nơi có trường nằm ở vùng ven,
vùng sâu chắc hẳn học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với Âm nhạc thì đòi hỏi
người giáo viên dạy Âm nhạc phải có trình độ học thức về nghiệp vụ sư phạm
cao, có hiểu biết nhất định về Âm nhạc cơ bản, hiểu về tâm sinh lí phát triển
của các em lứa tuổi Trung học cơ sở để không những giảng dạy tốt mà còn để
từ đó rút ra một số biện pháp, phương pháp của bộ môn nghệ thuật này nhằm
giúp các em nắm vững những kiến thức sơ giản về âm nhạc, đồng thời giúp
các em yêu thích môn học và góp phần vào nhiệm vụ giáo dục toàn diện.
Ở bậc Trung học cơ sở các em còn đang ở trong độ tuổi phát triển về tâm
sinh lí đặc biệt là giọng nói. Có nhiều em thay đổi hẳn giọng nói, gây nhiều
mặc cảm tự ti cho các em khi tiếp xúc với người khác. Khi học môn Âm nhạc
2
thì yêu cầu các em cần phải thể hiện chất giọng của mình trước tập thể nhất là
khi học hát các em thường phát âm, nhả chữ sai lệch về cao độ dẫn đến âm
sắc không diễn tả được. Vì vậy chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố quan
trọng của âm thanh, đó là âm sắc. Trong thực tế không có hai giọng hát hoàn
toàn giống nhau, sự khác biệt ở đây chính là âm sắc. Mỗi giọng hát có một âm
sắc đặc biệt, qua âm sắc ta nhận ra được giọng hát quen biết. Không phải sức
mạnh của âm thanh hay âm vực là giá trị bậc nhất của giọng hát, mà giá trị
này dành cho âm sắc. Một giọng hát không khỏe lắm nhưng âm sắc đẹp sẽ
hấp dẫn hơn nhiều so với một giọng hát khỏe nhưng âm sắc không đẹp.
Tóm lại, âm sắc là điều kiện tự nhiên cơ bản nhất của giọng hát. Muốn học
hát phải có giọng, mà ở đây trước hết là âm sắc đẹp. Bởi vậy, trong khi học
tập và biểu diễn cần phải gìn giữ và phát triển cho giọng hát ngày càng đẹp và
phong phú về âm sắc. Nếu thấy có những hiện tượng sai lệch về kỹ thuật, ảnh
hưởng xấu tới âm sắc, phải kịp thời sửa chữa ngay. Một số người vì không
nắm vững kỹ thuật, do chưa được học tập đầy đủ, hoặc học không đúng
phương pháp đã mắc phải một số những sai lệch về âm sắc, như tập hát giọng
cổ, giọng mũi, một số những sai lệch khác về kỹ thuật và đó cũng là những sai
lệch mà học sinh Trung học cơ sở mắc phải nhiều nhất. Muốn khắc phục được
những sai lệch này, điều trước tiên là người hát phải tự nhận biết được những
sai lệch mà mình mắc phải, sau đó tìm nguyên nhân gây ra những sai lệch đó
để có biện pháp khắc phục cho phù hợp, hiệu quả. Việc dạy hát của người
giáo viên không chỉ nhằm giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp trong âm
3
Hình 1
nhạc mà còn thấy được cái đẹp trong chính giọng hát của mình. Như chúng ta
đã nói, muốn có một giọng hát đẹp thì các em phải được sửa chữa giọng hát
của mình thường xuyên trong các tiết học Âm nhạc, việc sửa chữa này rất khó
và cần diễn ra dưới sự hướng dẫn của người thầy. Từ những lí do đó đã tạo
động lực giúp bản thân tôi muốn đi sâu nghiên cứu và khai thác đề tài “Một
số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường
Trung học cơ sở Phổ Thuận”.
Đề tài này nhằm khảo sát tình hình chung về kỹ thuật hát của học sinh
cũng như những sai lệch mà các em mắc phải trong quá trình học Âm nhạc ở
trường Trung học cơ sở Phổ Thuận và trọng tâm là tìm ra các biện pháp để
khắc phục những sai lệch về giọng hát của các em nhằm giúp cho các em tự
tin, mạnh dạn xử lí những vấn đề thường gặp trong khi học hát, giúp các em
phát triển tốt năng khiếu của mình đồng thời góp phần hướng dẫn các em
mạnh dạn tham gia vào sinh hoạt âm nhạc quần chúng.
1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh Trung học cơ sở
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trường Trung học cơ sở Phổ Thuận – Đức Phổ - Quảng Ngãi. Từ năm học
2011 – 2012 đến nay
4
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
Âm sắc (Timbre) là chỉ sắc thái khác nhau của từng loại giọng hát hay
từng loại nhạc cụ. Có thể có những âm thanh giống nhau về cao độ, trường
độ, cường độ nhưng khác nhau về âm sắc. Ví dụ cùng một cao độ nhưng
giọng nam và giọng nữ khác nhau. Trong âm nhạc, âm sắc được biết là phẩm
chất của một nốt nhạc hoặc âm thanh. Âm sắc giúp phân biệt được những loại
giọng hát và nhạc cụ khác nhau. Những tính chất vật lí của âm thanh ảnh
hưởng đến sự nhận thức âm sắc bao gồm phổ âm và quãng âm. Trong thanh
âm nhạc, âm sắc được biết đến như là “chất lượng” của âm thanh hay “màu
sắc” của âm thanh.
Ví dụ, âm sắc là cái mà người ta có thể dùng để phân biệt một kèn
Saxophone và một kèn Trumpet trong một nhóm chơi nhạc Jazz, ngay cả khi
hai loại nhạc cụ này đang chơi những nốt nhạc có cùng cường độ và cao độ.
Âm sắc được gọi là “kiểu sọt rác đa phương hướng của những người nghiên
cứu âm thanh” vì nó chỉ ra những khía cạnh khác liên quan của một âm thanh.
Âm sắc là cái thuộc về bẩm sinh, tức là talent. Người ta có thể luyện tập để
mở rộng âm vực, lên nốt này nốt kia nhưng không thể luyện tập để thay đổi
âm sắc của mình. Cũng chính nhờ có âm sắc mà mỗi bạn hát (ca sĩ) đã tạo
được dấu ấn riêng trong bài hát mình thể hiện.
Học sinh Trung học cơ sở thường xuất hiện hiện tượng vỡ giọng ở các em
nam lớp 8, 9 còn ở các em nữ thì ít gặp hơn. Khi vỡ giọng, thì quãng giọng
của các em sẽ bị thấp đi. Cần phải chấp nhận một thực tế rằng khi trưởng
thành thì giọng hát đấy mới thật sự là giọng hát của mình. Còn ở tuổi mới lớn
thì một đứa trẻ hát giọng nam cao ngày xưa bây giờ bỗng nhiên bị trầm hẳn
5
và chỉ có thể học để duy trì giọng trầm ấy ở mức tốt nhất chứ không cách nào
để cao lại như ngày xưa. Chuyện vỡ giọng chỉ là một vấn đề, quan trọng hơn
là việc học hát sẽ thay đổi theo những thay đổi của giọng nói. Có thể lúc trước
các em hát tương đối tốt, hát hay nhưng bây giờ việc hát trở nên khó khăn và
rất khó nghe. Bên cạnh đó những chất giọng khác nhau như giọng mũi hay
giọng cổ cũng chính là sai lệch về âm sắc của giọng hát khiến các em có cảm
giác rất khó chịu khi hát.
Ở trên lớp trong tiết học hát giáo viên thường dạy hát theo lối hát tập thể
nên rất khó phân biệt được em nào hát đúng em nào hát sai. Tuy nhiên vẫn
nổi lên ở một số vị trí các em hát không đúng, nghe không rõ ràng, sai cao độ
thì giáo viên cũng nên chú trọng đúng mức những vấn đề đó, nếu không giải
quyết để lâu ngày sẽ tạo cho các em một thói quen không tốt từ đó tạo nên
những sai lệch trong giọng hát của các em. Để làm cho các em yêu thích nghệ
thuật âm nhạc, hình thành ở các em một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm
nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm,
nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi là vấn đề mà tất cả giáo viên dạy môn
Âm nhạc phải trăn trở làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Hơn nữa,
môn Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý
của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em phát triển giọng hát cũng như
yêu thích giọng hát của chính mình. Như nhận xét của Kapalepxky – nhạc sĩ
lỗi lạc, nhà sư phạm vĩ đại, người có công rất lớn trong việc phổ cập Âm nhạc
đến với công chúng nước Nga: “Việc học Toán quan trọng với trẻ em thế nào,
thì việc học Âm nhạc cũng quan trọng đối với các em thế ấy. Trong khi học
Toán giúp các em phát triển về tư duy logic thì việc học Âm nhạc sẽ giúp các
em phát triển về tư duy thẩm mĩ ’’
Từ những luận điểm trên, việc “Giúp học sinh nhận ra những sai lệch về
giọng hát của mình để tìm cách khắc phục ở trường Trung học cơ sở’’ là rất
cần thiết.
6
2.1.2. Các bộ phận chính yếu của bộ máy phát âm
- Bộ phận cung cấp làm hơi
- Bộ phận phát thanh
- Bộ phận truyền tăng âm
- Bộ phận phát âm (nhã chữ)
- Bộ phận dội âm (công minh)
Âm sắc của mỗi giọng hát bao gồm sự phối hợp nhịp nhàng và đúng cách
của tất cả các bộ phận nói trên. Mỗi học sinh đều có quyền được hưởng sự dìu
dắt, sửa chữa để khắc phục nhược điểm trong giọng hát của mình từ phía giáo
viên. Một giọng hát bao gồm hai tính chất:
- Chất giọng (âm sắc): Là thiên phú, là bẩm sinh, dù có luyện tập thế nào cũng
không thể nào thay đổi được chất giọng.
- Cách hát: Có thể luyện tập
+ Phát âm rõ chữ; hát đóng miệng để hát rõ phụ âm cuối
+ Phát âm cho tròn chữ và tách chữ
+ Hát đúng và giữ đúng cao độ
+ Hát đúng nhịp, tốc độ.
Giáo viên phải giúp các em hiểu được giọng hát đẹp là giọng hát có âm
thanh vang, khỏe, tròn đầy, ấm áp, mềm mại, uyển chuyển; vị trí âm thanh
nông, cao và nhẹ nhàng. Giáo viên cần giúp các em có cả giọng hát đẹp và
giọng hát hay. Vậy giọng hát hay là giọng hát phải có hồn: Biết nhã chữ khi
nhanh, gọn, khi dần chậm để tạo nhấn nhá; biết ngắt ca từ đúng chỗ; vững
nhịp. Người giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc cần giúp học sinh của mình
khắc phục những sai lệch trong giọng hát để hướng các em đến với giọng hát
đẹp hay giọng hát hay của chính mình. Bởi nếu các em cứ hát sai lệch mà
không được sửa chữa lâu ngày sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến âm sắc giọng hát
7
của các em và như thế vô tình chúng ta đã “hủy hoại những giọng ca vàng”
trong tương lai mà không hề hay biết.
2.2. THỰC TRẠNG
Âm nhạc là bộ môn khá thú vị nhưng đòi hỏi sự cần cù, chịu khó và hứng
thú cao nếu không các em sẽ dễ chán và dẫn đến tình trạng sợ học. Âm nhạc
là một nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Âm nhạc
Trung học cơ sở không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ,
nghệ sĩ chuyên nghiệp mà chủ yếu thông qua bộ môn nhằm tác động vào thế
giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hòa, toàn diện về
nhân cách. Khi tiếp xúc với bộ môn học sinh có thể thấy được âm nhạc là một
liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần
nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc: “Tiếng hát vẫn là hoa thơm, là không
khí và là ánh sáng mặt trời của trái đất”.
Âm nhạc được đưa vào giảng dạy trong trường Trung học cơ sở nhằm góp
phần giáo dục toàn diện cho học sinh. Học hát giúp cho các em thêm yêu
thích môn học, thêm yêu cuộc sống. Tạo cho các em có một thị hiếu âm nhạc
đúng đắn, qua việc trình bày bài hát giúp các em thêm tự tin, tham gia vào các
hoạt động của lớp, trường. Bên cạnh đó môn Âm nhạc còn phát huy tính chủ
động, sáng tạo của học sinh trong việc tạo ra tình huống và giải quyết vấn đề;
huy động sự tham gia của nhiều giác quan tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và
nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học
của các em giúp các em tiếp thu tốt các môn khoa học khác. Bản thân nghệ
thuật âm nhạc nói chung và môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở nói riêng
là nguồn cảm hứng, là sự kích thích, sự say mê học tập của học sinh. Đặc biệt
học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh
lý, các em bắt đầu có sự e ngại khi đứng trình diễn trước mọi người, một số
em đã tỏ ra không thích khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp, chất giọng
cũng có sự thay đổi, có em đã thể hiện giọng điệu của người lớn, sự hồn nhiên
của trẻ em đã có sự giảm sút. Vì vậy việc hướng dẫn các em hát đúng sẽ giúp
8
học sinh vừa nhận biết vừa phát triển cảm xúc, phát triển năng khiếu cho các
em, giúp các em hiểu thêm về giá trị mà âm nhạc mang lại, tạo cho các em có
nguồn tri thức cơ bản về âm nhạc. Nói đến việc học âm nhạc thì ở mỗi vùng
miền, thành phố hay nông thôn lại có cách tiếp cận khác nhau. Ở thành phố có
rất nhiều các trung tâm giải trí, các khu sinh hoạt vui chơi nên đáp ứng được
nhu cầu tiếp cận âm nhạc của học sinh, đồng thời học sinh thành phố cũng
mạnh dạn hơn học sinh ở các vùng nông thôn, vùng núi xa xôi, vùng khó
khăn. Tuy nhiên đặc điểm giọng hát và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở
lứa tuổi Trung học cơ sở là hoàn toàn giống nhau. Việc nghiên cứu đề tài Một
số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường
Trung học cơ sở Phổ Thuận nhằm gây sự chú ý cho các em, giúp các em
phát triển, yêu thích giọng hát của mình và đam mê hơn với bộ môn nghệ
thuật này.
Trường Trung học cơ sở Phổ Thuận nằm giáp ranh giữa 2 huyện Đức Phổ
và Mộ Đức, địa bàn khá rộng và không tập trung, con em học sinh gồm rất
nhiều thành phần cả nông dân, trí thức, buôn bán và đi làm ăn xa. Có nhiều
gia đình cũng rất quan tâm đến việc học của con em mình, song cũng có
không ít những trường hợp chỉ lo làm ăn mà giao việc hướng dẫn học tập của
con cái lại cho nhà trường khiến cho việc rèn luyện ý thức học tập cho các em
gặp nhiều khó khăn. Sau 10 năm giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân nhận
thấy một số vấn đề sau:
- Đội ngũ giáo viên: Trong những năm gần đây mỗi trường thường được bố
trí ít nhất là một giáo viên có chuyên nghành Âm nhạc, còn lại là một số giáo
viên khác chuyên môn phụ trách. Vì thế việc khắc phục những sai lệch về
giọng hát cho học sinh ít được chú trọng, hầu hết giáo viên thường chú tâm
vào việc dạy cho học sinh hát đúng giai điệu và đúng lời ca. Hơn nữa việc sửa
sai cho học sinh cần phải được người giáo viên có năng lực và có lòng say
mê, yêu nghề mới thực hiện được, sửa sai phải đúng kỹ thuật mới mang lại
hiệu quả, bên cạnh đó thuyết phục được các em kiên trì theo đuổi việc sửa sai
của giáo viên cũng không hề đơn giản. Để việc sửa sai diễn ra một cách tự
9
nhiên nhất không chỉ có sự nổ lực từ phía giáo viên mà cần có sự quyết tâm
và ủng hộ của học sinh thì mới thành công.
- Về cơ sở vật chất: Đối với các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói
riêng, thiết bị đồ dùng dạy học là phương tiện bổ trợ đắc lực cho công tác
giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Khi có đồ dùng trực
quan trên lớp học sinh học tập rất thích thú và cũng làm giảm bớt áp lực cho
giáo viên. Việc chú trọng sử dụng đàn, tranh ảnh hay giáo án điện tử cũng
giúp cho học sinh có thể tự mình phần nào khắc phục được những sai lệch về
giọng hát của chính mình. Tuy nhiên cho đến nay thì đồ dùng dạy học căn bản
chỉ có một cây đàn phím điện tử và một số tranh các bài hát trong chương
trình âm nhạc lớp 8 và lớp 9, còn lớp 6 và lớp 7 chưa có, tư liệu và tranh ảnh
cũng chưa được trang bị, máy móc còn thiếu nên việc khắc phục sai lệch về
giọng hát bằng con đường trực quan cũng gặp nhiều khó khăn.
- Về phía học sinh: Đa số các em đều yêu thích bộ môn, đặc biệt các em có
năng khiếu đều rất muốn đi sâu để tìm hiểu về bộ môn này nhưng bộ phận
học sinh này rất ít. Tuy nhiên ở lứa tuổi này một phần là do các em bị vỡ
giọng, một phần là đặc điểm tâm sinh lí các em ngại trình diễn trước mọi
người và phần lớn là các em không thích giáo viên sửa sai cho mình quá
nhiều, các em sợ bạn bè cùng lớp cười mình nếu mình hát sai, khi được giáo
viên sửa sai nhiều lần và nhất là những học sinh yếu kém thì việc sửa chữa
giọng hát càng khó hơn, các em vừa không có năng khiếu vừa không có tính
kiên trì, thời gian trên lớp lại rất ít không đủ để giáo viên chỉnh sửa cho tất cả
các em. Bên cạnh đó hiện nay đa số học sinh thích hát theo giọng của một ca
sĩ nào đó mà mình thần tượng, không cần biết là cách hát đó có đúng hay phù
hợp với lứa tuổi không.
Từ khi bộ môn Âm nhạc được phổ cập cho đến nay thì chất lượng bộ môn
chưa cao, vẫn còn tỉ lệ học sinh yếu nhất là tình trạng học sinh hát sai lệch về
giọng mũi, giọng cổ, sai lệch về cao độ vẫn còn mà giáo viên không kiểm soát
được. Trong 2 năm trở lại đây hình thức đánh giá Đạt và Chưa đạt đã hạn chế
10
phần nào việc cố gắng và phấn đấu học tập của học sinh, cũng chính điều này
làm cho học sinh càng xem nhẹ bộ môn dẫn đến việc dạy cũng như việc cố
gắng khắc phục những sai lệch về giọng hát cho học sinh của giáo viên thêm
phần khó khăn và vất vả.
* Chất lượng khảo sát về giọng hát của học sinh năm học 2011-2012:
Các mức độ yêu cầu
Chất lượng giọng hát của học sinh
(Tính chất lượng phần trăm trên tổng số 100%)
Sai lệch về âm sắc của giọng cổ Chiếm khoảng 75%
Sai lệch về âm sắc của giọng mũi Chiếm khoảng 30%
Sai lệch về hát không chuẩn xác cao độ Chiếm khoảng 85%-90%
Bảng 1
Qua số liệu phân tích trên cho thấy số lượng học sinh thể hiện giọng hát sai
lệch về âm sắc của giọng cổ, giọng mũi và hát không chuẩn xác về cao độ vẫn
còn nhiều mà nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đã nêu ở trên. Trong quá
trình dạy học bản thân mong muốn khắc phục tình trạng học sinh hát sai lệch
về giọng cổ, giọng mũi, hát không chuẩn xác về cao độ để góp phần giáo dục
toàn diện cho các em.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
Từ năm học 2011 - 2012 đã tự tìm tòi sự trải nghiệm, tích lũy tư liệu, học
hỏi đồng nghiệp và tham gia dự các lớp tập huấn chuyên môn của sở Giáo dục
- Đào tạo cũng như của phòng Giáo dục - Đào tạo tổ chức, tôi đã áp dụng kết
hợp đổi mới phương pháp dạy học, học mà chơi, chơi mà học trong các tiết
học, đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giúp học sinh tìm ra những
khuyết điểm trong giọng hát của mình và cố gắng khắc phục những khuyết
điểm đó trong quá trình học.
2.3.1. Cách khắc phục những sai lệch về âm sắc của giọng cổ
11
Hình 2
Giọng cổ là một sai lệch khá phổ biến. Âm sắc giọng cổ không trong sáng,
không êm ái mà gằn tiếng, nặng nề, âm thanh không “bay”. Những em học
sinh hát đúng âm thanh phát ra sẽ thoải mái, không căng cứng. Còn những em
hát giọng cổ, khi nghe âm thanh ta thấy có sự chà sát, gằn tiếng, căng thẳng ở
trong cổ họng, nếu mắc tật hát giọng cổ khi hát những nốt cao ta nghe âm
thanh như tiếng gào, chứ không phải tiếng hát. Để khắc phục sai lệch hát
giọng cổ ở học sinh Trung học cơ sở là rất khó, phải kiên trì. Điều chủ yếu là
bản thân các em phải tự thấy khuyết điểm trong giọng hát của mình để khắc
phục, như vậy mọi cố gắng và các biện pháp khắc phục mới có kết quả.
Nguyên nhân và biện pháp:
- Do hát âm thanh mở với hơi thở quá nông, không nén. Muốn khắc phục
sai lệch này phải tập hát với hơi thở sâu hơn, nén và đẩy hơi đều đặn, liên tục,
làm dịu bớt mức căng thẳng của thanh đới để cho thanh đới rung lên được
linh hoạt. Hơi thở được đưa từ dưới đan điền lên các khoang của vùng
mặt và tráng. Không lấy hơi từ ở ngực.
Ví dụ: Khi hát câu “Trèo lên quán dốc ngồi gốc ới a cây đa rằng tôi lí ới a
cây đa rằng tôi lới ới a cây đa” thì đa số học sinh hát giọng cổ. Giáo viên cần
giúp các em thả lỏng cơ thể, biết cách giữ hơi, thở sâu và lấy hơi đúng chỗ,
điều tiết hơi hợp lí, hơi phải được cơ hoành từ đan điền (thắt lưng) đưa lên
làm rung dây thanh đới đi thẳng lên các xoang ở vùng mặt và tráng để tạo
khoảng vang của âm thanh chứ không nên lấy hơi liên tục và hát như gào thét,
12
khi đó các em sẽ mắc phải lỗi hát ở giọng cổ, âm thanh lúc này sẽ bị gằn
tiếng, căng thẳng ở trong cổ họng.
- Do hát âm thanh đóng không đúng. Trường hợp này phải tập lại cả cách
phát âm thanh mở, tức là hát những nốt thấp và trung bình của giọng các em
rồi trên cơ sở những âm thanh mở đúng mới tập hát những âm thanh đóng ở
khu âm cao. Tập cho thanh đới và khe thanh quản đóng mở một cách tự
nhiên.
Ví dụ: Để tập được câu hát “Mùa thu ơi, mùa thu. Mùa thơm trang sách mới.
Tiếng hát ngày khai trường, trong sáng như trời thu” trong bài “Mùa thu ngày
khai trường” thì chúng ta nên tập cho học sinh cách phát âm đúng, nhả chữ
đúng ở câu hát đầu tiên trong bài hát một cách thuần thục, rồi trên cơ sở đó
tập hát đóng khẩu hình câu cuối cùng chứ đừng vội yêu cầu học sinh hát đúng
câu cuối cùng ngay dễ dẫn đến tình trạng các em sẽ hát giọng cổ.
- Do bộ phận truyền âm làm việc không đúng, chủ yếu là hoạt động của
miệng, thường là do hàm dưới cứng quá, lưỡi cứng, hàm ếch không nhấc lên
được. Cách sửa chữa ở trường hợp này là khắc phục những hoạt động không
đúng của miệng, cụ thể là tập cho hàm dưới mềm mại, lưỡi hoạt động linh
hoạt và hàm ếch mềm nhấc lên mềm mại ở mức độ cần thiết.
Ví dụ: Trước khi học hát bài “Nụ cười” (lớp 9), giáo viên cho học sinh hít thở
sâu, luyện đọc nhiều lần gam Đô trưởng và gam La thứ giúp các em cảm nhận
được tính chất của hai gam này cũng như tính chất của bài hát, giúp hàm dưới
của các em thêm mềm mại và linh hoạt hơn.
- Do hát quá to. Giáo viên cần hướng dẫn các em không nên hát quá sức, có
như vậy thì giọng hát cũng như cơ thể mới thoải mái, xử lý được các yêu cầu
về kỹ thuật cũng như truyền tải tính cảm.
2.3.2. Cách khắc phục những sai lệch về âm sắc của giọng mũi
13
Hình 3
Giọng mũi (Falsetto) là kỹ thuật đưa giọng, hơi ra khỏi lồng ngực lên đến
đầu. Giọng mũi không khó để thực hiện nhưng khó duy trì lâu và sử dụng
đúng cách, nó chỉ thích hợp với các ca sĩ chuyên nghiệp, không phù hợp với
giọng hát của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở. Môn Âm nhạc ở trường
Trung học cơ sở giúp cho các em thể hiện niềm đam mê của mình, bồi dưỡng
giọng hát đẹp chứ không nhằm đào tạo ca sĩ, tuy nhiên rất nhiều em ở lứa
tuổi này mắc phải tật hát giọng mũi. Nguyên nhân và biện pháp:
- Do các em chưa hiểu, thực hiện chưa tốt yêu cầu về vị trí cao của âm
thanh và giọng mũi. Sai lệch này do sự hoạt động không đúng của các bộ
phận sau đây: hàm ếch mềm khi hát hạ quá thấp, không nhấc lên để mở lối
cho âm thanh vang ở miệng mà hát với hơi thở quá nông, không nén hơi. Âm
sắc của giọng mũi xỉn, nghẹt tiếng và yếu. Giáo viên cần giúp các em cách
mở khẩu hình, khẩu hình mở tròn để phát ra những âm thanh nghe tròn trĩnh,
không bị lệch, bị méo tiếng, tập hít thở sâu.
Ví dụ: Một số em không có năng khiếu, một số em xem nhẹ bộ môn, tâm hồn
thì lơ đãng, ít tập trung hay một bộ phận học sinh không thích học bộ môn
Âm nhạc trong nhà trường mà chỉ thích hát nháy giọng của một ca sĩ nào mà
mình yêu thích đều dễ mắc phải sai lệch về hát giọng mũi. Giáo viên cần nhắc
nhở nhẹ nhàng, thường xuyên rằng cách hát đó không phù hợp với lứa tuổi
các em, các em cần hát với giọng tự nhiên của chính mình kết hợp với khuyến
14
khích, động viên là chính để giúp các em dần dần nhận ra khuyết điểm mà sửa
chữa.
- Do khi luyện thanh giáo viên chưa chú ý trong việc chọn lựa các nguyên
âm hỗ trợ tốt cho thanh nhạc, hay cũng có thể do học sinh không chú tâm khi
giáo viên cho luyện thanh trước khi hát. Sai lệch khi hát giọng mũi sẽ gặp khó
khăn khi hát những nốt cao. Nếu cố gắng để hát nốt cao thì nhiều âm thanh lại
bị giọng cổ. Muốn sửa chữa những sai lệch này cho các em ta phải sửa cách
mở khẩu hình và hơi thở. Khi tập luyện thanh, nên dùng những nguyên âm
mở tiếng như a, ô, ê kết hợp với những phụ âm d, đ, r để bật âm thanh ra
ngoài miệng.
Ví dụ: Học những bài hát dân ca “ Lí dĩa bánh bò, Hò ba lí, Lí cây đa, Đi
cấy” hay ở những bài hát mang âm hưởng dân ca. Những bài hát này có
âm vực trung và trầm, xuất hiện một vài nốt ở âm vực cao khi đó các em
sẽ mắc phải lỗi hát ở giọng mũi, âm thanh lúc này sẽ bị xỉn, nghẹt tiếng và
yếu. Người mắc tật hát giọng mũi sẽ gặp khó khăn khi hát những nốt cao. Nếu
cố gắng để hát nốt cao thì nhiều âm thanh lại bị giọng cổ. Ta phải hướng dẫn
các em thả lỏng cơ thể, sử dụng hơi sâu, điều tiết hơi hợp lí và không được
nén ép hơi khi hát.
2.3.3. Cách khắc phục những sai lệch về hát không chuẩn xác cao độ
Yêu cầu của âm nhạc nói chung và của ca hát nói riêng, trước hết là sự
chuẩn xác về cao độ của âm thanh. Nghe một người hát mà âm thanh không
chuẩn xác, ta cảm thấy khó chịu, thường gọi là hát “phô” (faux). Có những
em khi hát, cũng biết là mình hát không chuẩn xác nhưng không điều chỉnh
được (thường gọi đùa là “không tìm ra số nhà”), có em thì lại không biết tiếng
hát của mình là bị “phô”. Trong một bài hát có em thì hát chênh lên, em thì
hát chênh xuống. Có em lại chỉ hát chênh lên ở những nốt cao hay những nốt
chuyển giọng.
15
Hình 4
Đa số học sinh Trung học cơ sở mắc phải sai lệch về cao độ. Nguyên nhân
và biện pháp:
- Có khi hát không chuẩn xác về cao độ do thiếu sót về kỹ thuật như: Tai nghe
không thính, cảm giác về âm thanh không nhạy bén. Khi hát không bắt được
giọng điệu chính của bài hát. Chúng ta cho các em luyện tai nghe bằng
phương pháp luyện thanh từ mẫu âm dễ đến mẫu âm khó, luyện thường xuyên
trong tất cả các tiết học Âm nhạc.
- Người hát chưa quen hát với một nhạc cụ đệm theo hoặc với dàn nhạc. Tạo
cho các em được hát tiếp xúc thường xuyên với nhạc cụ.
- Không bình tĩnh trước người nghe cũng dễ làm mất khả năng chủ động điều
khiến giọng hát, dẫn tới tình trạng hát không chuẩn xác về cao độ. Có trường
hợp, trong một bài hát có một chỗ khó mà các em chưa giải quyết được, nên
khi hát tới đó như một phản xạ có điều kiện học sinh càng chú tâm đến nó thì
cao độ càng hát không chuẩn xác. Tập cho các em tư thế đứng để tạo thăng
bằng khi hát trước đám đông, khhông nên để ý quá nhiều đến những chỗ mà
bản thân cảm giác mình hát chưa chính xác, cứ đưa hơi thoát ra nhẹ nhàng.
- Hơi thở yếu, không nén hoặc tống hơi quá mạnh, ồ ạt. Ở các giọng nữ sai
lệch này còn nảy sinh do hát nốt chuyển giọng không tốt hoặc hát quá cao.
Giáo viên cần luyện cho học sinh khả năng tự biết cách lấy hơi, tùy vào câu
16
hát dài hay ngắn mà lấy hơi nông háy sâu, ngắt nghỉ đúng chỗ và tập hát
nhiều lần chỗ câu hát có chuyển giọng.
- Tư thế hát của các em không đúng cũng dẫn đến tình trạng hát sai cao độ.
Giáo viên luôn nhắc nhở tư thế hát (cả đứng và ngồi) đúng cho các em: lưng
thẳng, đầu thẳng, ngực vươn ra thoải mái, hai chân đặt song song ngang rộng
bằng vai tự nhiên.
2.3.4. Sử dụng phương tiện dạy học
Muốn giờ dạy học Âm nhạc diễn ra sinh động và đạt kết quả, học sinh tập
trung chú ý để yêu thích và cố gắng tìm hiểu về bộ môn sâu hơn thì giáo viên
không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện cốt yếu là sách
giáo khoa, tranh ảnh và nhất là đàn phím điện tử, đây là nhạc cụ không thể
thiếu trong tất cả các tiết học Âm nhạc. Để phát huy được tác dụng của các
phương tiện dạy học với mục đích gây hứng thú nhằm khắc phục những sai
lệch về giọng hát của học sinh thì yêu cầu giáo viên phải có chuyên môn vững
vàng, kỹ năng hát, đánh đàn tốt và cả khả năng trình diễn trước học sinh.
Ngoài ra giáo viên phải có lòng say mê với nghề, phải bám sát sách giáo khoa
nhưng không cứng nhắc, phải biết kết hợp với các kiến thức mở rộng mới thu
hút được học sinh. Ngoài ra giáo viên phải tìm tư liệu, tranh ảnh đặc biệt là
dành cho lớp 6, lớp 7 và những tiết khác chưa có phương tiện dạy học. Lưu ý
tranh ảnh phải đảm bảo tính sư phạm, cần có băng đĩa chất lượng để cho các
em nghe nhằm phát triển khả năng cảm nhận âm nhạc cũng như để các em tự
khắc phục những sai lệch trong giọng hát của mình dưới sự hướng dẫn của
giáo viên. Ngoài sự chuẩn bị của giáo viên thì học sinh cũng cần chuẩn bị đầy
đủ đồ dùng học tập, rèn luyện ý thức học tập một cách nghiêm túc. Giáo viên
khuyến khích để bản thân mỗi em tự kiên trì và cố gắng khắc phục những sai
lệch về giọng hát mà mình mắc phải.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong lớp học bao giờ cũng tồn tại một bộ phận học sinh yếu kém. Trách
nhiệm của giáo viên giảng dạy Âm nhạc là phải từng bước nâng cao số lượng
17
học sinh khá, giỏi và đẩy lùi số lượng học sinh yếu, kém. Song song với việc
bồi dưỡng học sinh có năng khiếu là công tác phụ đạo học sinh không có năng
khiếu, do vậy trong từng tiết học cần nhẹ nhàng, mềm mỏng hơn để thu hút
đối tượng này. Nếu gây được sự tập trung thì giáo viên mới huy động được tối
đa số lượng học sinh trong lớp làm việc đồng thời giúp các em phát triển năng
lực nhận thức của mình, phát triển giọng hát, phát triển năng lực ngôn ngữ,
phát triển năng lực tai nghe, biết thêm về kỹ năng ca hát: hát đúng giai điệu và
lời ca, hát rõ lời, biết lấy hơi để giữ gìn và phát huy âm sắc của giọng hát, thể
hiện sắc thái tình cảm của bài hát, vận động theo nhạc, biết hát đơn ca, song
ca, , đồng ca, gõ đệm, giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp, tình yêu âm
nhạc, thẩm mĩ âm nhạc và có khả năng tham gia các hoạt động văn nghệ trong
và ngoài nhà trường.
Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, tôi đã thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp khắc phục sai lệch về giọng hát của học sinh ở trường
Trung học cơ sở Phổ Thuận. Qua thời gian thực hiện tôi thấy các em có sự
tiến bộ rõ rệt trong học tập và rèn luyện kĩ năng ca hát cũng như phát triển
tình cảm thẩm mĩ âm nhạc của mình. Đặc biệt khi nghe giáo viên khen ngợi,
khích lệ thì các em học trung bình yếu thấy tự tin hơn, các em dần yêu thích
các bài hát trong sách giáo khoa và tham gia sinh hoạt âm nhạc thường xuyên
hơn trong các câu lạc bộ do trường tổ chức. Cụ thể chất lượng bộ môn Âm
nhạc năm học 2013 - 2014 như sau:
Các mức độ yêu cầu
Chất lượng giọng hát của học sinh
(Tính chất lượng phần trăm trên tổng số 100%)
Sai lệch về âm sắc của giọng cổ Chiếm khoảng 31%
Sai lệch về âm sắc của giọng mũi Chiếm khoảng 0,4%
Sai lệch về hát không chuẩn xác
cao độ
Chiếm khoảng 30%-35%
Bảng 2
Qua phân tích số liệu ở trên cho thấy:
18
- Trước khi giáo viên áp dụng chuyên đề khắc phục sai lệch về giọng hát
cho học sinh ở trường Trung học cơ sở thì đa số là các em hát sai cao độ (hát
“phô”), hầu hết các em chưa biết cách lấy hơi, hát các nốt cao thì đa số là hát
giọng cổ hơn nữa một số em không biết là mình đang hát giọng gì, các em cứ
thích hát ép giọng và mở khẩu hình không đúng cách.
- Sau khi áp dụng chuyên đề khắc phục sai lệch về giọng hát cho học sinh
thì các em có tiến bộ rõ rệt nhất là các em biết hát đúng cao độ, biết cách lấy
hơi, biết nhả chữ đúng cách và giảm phần hát giọng cổ hơn. Những học sinh
bị vỡ giọng thì bản thân các em đã nhận thức được và cũng cố gắng rất nhiều
dưới sự hướng dẫn của giáo viên để khắc phục phần nào những sai lệch về
giọng hát của mình.
Trong 3 năm trở lại đây, hầu hết các trường đều phát huy phong trào tổ
chức các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ Văn – Sử, câu lạc bộ Toán – Lý, câu lạc
bộ Tiếng Anh và các em học sinh cũng rất thích tham gia hưởng ứng các tiết
mục văn nghệ góp phần cho việc tổ chức các câu lạc bộ thêm sinh động và
vui tươi. Các em biểu diễn tự tin, thể hiện mình có am hiểu nhiều về các kiến
thức âm nhạc cũng như việc chỉnh sửa giọng hát của chính mình.
PHẦN III
19
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng môn Âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng
trong việc giáo dục và rèn luyện đạo đức học sinh. Môn Âm nhạc là nhằm
giúp các em phát triển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật, phân môn Âm nhạc
thường thức giúp các em có những kiến thức cơ bản về đời sống âm nhạc,
môn Âm nhạc cũng góp phần tạo đà cho sự phát triển toàn diện nhân cách học
sinh. Chính vì vậy giáo viên cần có lòng say mê, nhiệt tình, kiên trì trong việc
sửa sai về giọng hát cho học sinh, giúp học sinh nhận ra đó là việc làm rất
thiết thực và bổ ích. Ngày nay với sự đổi mới của phương pháp dạy học và
dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì việc khắc phục
những sai lệch về giọng hát cho học sinh có phần thuận lợi hơn, bởi đây là
cách dạy cho từng đối tượng học sinh mà không nhất thiết học sinh nào cũng
phải giống học sinh nào, việc yêu cầu học sinh hát đúng, hát hay và hát đẹp
trong tiết học càng có vai trò to lớn hơn trong hoạt động giáo dục các em.
Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng không chỉ dựa vào kinh nghiệm
của bản thân, mà còn căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy
học Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở và một số tài liệu có liên quan đến
việc giúp cho việc sửa chữa những sai lệch về giọng hát trong bộ môn Âm
nhạc.
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi thu được trong quá trình dạy học,
chúng hoàn toàn có tính khả thi, phù hợp với điều kiện dạy học thực tế. Tôi đã
chia sẻ những kinh nghiệm dạy học của mình với đồng nghiệp, họ đã áp dụng
và thu được những kết quả đáng khích lệ. Nhờ thực hiện những kinh nghiệm
này mà học sinh của chúng tôi bây giờ đã tiến bộ rất nhiều trong việc cảm
nhận và ý thức về bộ môn, nó không chỉ giúp các em tự hoàn thiện mình mà
còn góp phần hoạt động tốt các môn học khác. Trong sinh hoạt các câu lạc bộ
hơn hai năm học qua do trường tổ chức, bản thân nhận thấy học sinh rất hăng
hái tham gia các tiết mục văn nghệ để giao lưu, đồng thời các em rất tự tin về
20
khả năng am hiểu âm nhạc cũng như khả năng trình diễn trước mọi người của
mình. Để có thể sử dụng tốt đề tài này thì bản thân có một số đề xuất sau:
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần tạo điều kiện và quan tâm để từng bước nâng
cấp các thiết bị dạy học như: Máy nghe nhạc, băng (đĩa), tranh ảnh các bài hát
và bài Tập đọc nhạc và tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. Từ việc
có đầy đủ các thiết bị dạy học sẽ góp phần không nhỏ vào việc gây hứng thú
học tập cho các em, đồ dùng trực quan đẹp, mang tính sư phạm cao sẽ kích
thích các em mong muốn thể hiện mình, và cũng từ đó các em sẽ yêu thích bộ
môn nhiều hơn, muốn khắc phục những sai lệch về giọng hát của mình hơn để
cho giọng hát của mình ngày càng hay và đẹp.
- Đối với giáo viên và học sinh: Giáo viên và học sinh phải thực hiện tốt
chủ trương Trường học thân thiện, học sinh tích cực, giáo viên phải không
ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên phải là
người có chuyên môn vững vàng, biết sử dụng đồ dùng dạy học thành thạo,
hát hay, đàn giỏi thì hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm mới cao; nghệ thuật
trình diễn và khả năng diễn đạt lời nói trước học sinh cũng rất quan trọng,
giáo viên trình diễn đến đâu thì yêu cầu lời nói phải đi đôi đến đó, giáo viên
phải hiểu được tâm sinh lí của các em để sử dụng những phương pháp của bộ
môn một cách hợp lí. Xuyên suốt trong tiết học là sự trình diễn, làm mẫu của
giáo viên và thực hành của học sinh, nhưng để thực hành được thì yêu cầu
học sinh trong giờ học cũng phải tập trung lắng nghe, mang đồ dùng học tập
đầy đủ, cố gắng tìm hiểu bài cũ lẫn bài mới một cách nghiêm túc, kiên trì
khắc phục những sai lệch về giọng hát của mình dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, cần tạo cho mình thói quen thực hành âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi trong
không gian cho phép.
Để có được những nội dung trình bày trên. Ngoài sự cố gắng của bản
thân còn có sự giúp đỡ, chỉ đạo của Hiệu trưởng và đồng nghiệp. Tôi xin trân
trọng cảm ơn!
21
Phổ Thuận, ngày 01 tháng 11 năm 2014
Tổ chuyên môn Người thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Kiều
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ, Giáo dục học tập 2, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
2. Đỗ Huy (1987), Cái đẹp – một giá trị, NXBTTLL, Hà Nội
3. Giải phẫu sinh lí người. Nhà xuất bản giáo dục.
4. Giáo trình cơ sở thanh nhạc-Nhà xuất bản Đại học Huế
5. Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của người học-Tạp chí giáo
dục số 48 (Tháng 4 – 2003)
6. Phương pháp dạy học Âm nhạc - Hoàng Long, Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Sách giáo khoa và sách giáo viên Âm nhạc 6, 7, 8, 9. NXB Giáo dục.
8. Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 6, 7, 8, 9. Nhà xuất bản Giáo dục.
9. Sách Giáo viên Âm nhạc lớp 6, 7, 8, 9. Nhà xuất bản Giáo dục.
10. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Chu kì 2004 - 2007. 5. Iu.A. Lu Kin,
V.C.X.C.A.Che - Rơ - sic – côp, người dịch Hoài Lam (1985).
23
PHÒNG GD- ĐT ĐỨC PHỔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHỔ THUẬN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp khắc phục sai lệch về
giọng hát của học sinh ở
trường Trung học cơ sở Phổ Thuận
Lĩnh vực: Môn Âm Nhạc
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Kiều
24
N
Ă
M
H
Ọ
C
:
2
0
1
4
-
2
0
1
5
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghệ thuật âm nhạc đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã
hội nói chung. Nó là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu
được đối với đời sống con người, có sức hấp dẫn mạnh mẽ với tất cả mọi lứa
tuổi, mọi giới, âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Để góp phần nâng
cao nhận thức cũng như tính ham hiểu biết của mọi người về âm nhạc thì
chúng ta cần bắt đầu từ việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học
cơ sở. Với các nước tiên tiến thì trẻ em đã được tiếp xúc với bộ môn Âm nhạc
từ rất lâu và ngay ở cấp Mầm non, nhưng đối với nước ta thì bộ môn Âm nhạc
mới được phổ cập ở bậc Trung học cơ sở từ năm học 2002-2003. Trong hơn
10 năm qua bên cạnh việc đào tạo các giáo viên Âm nhạc có chuyên môn thì
các cấp còn cố gắng thay đổi các biện pháp dạy học như: Dạy học tích hợp;
Dạy học lồng ghép các Di sản văn hóa phi vật thể; Dạy học chương trình địa
phương; Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh mục đích để
nâng cao hiệu quả cho bộ môn. Tinh thần đổi mới phương pháp dạy học là
biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến
thức của người học nhằm ứng dụng vào thực tiễn dưới sự dẫn dắt khéo léo
của giáo viên. Ở bậc Trung học cơ sở các em còn đang ở trong độ tuổi phát
triển về tâm sinh lí đặc biệt là giọng nói. Có nhiều em thay đổi hẳn giọng nói,
gây nhiều mặc cảm tự ti cho các em khi tiếp xúc với người khác. Khi học môn
Âm nhạc thì yêu cầu các em cần phải thể hiện chất giọng của mình trước tập
thể nhất là khi học hát các em thường phát âm, nhả chữ sai lệch về cao độ dẫn
đến âm sắc không diễn tả được. Vì vậy chúng ta không thể bỏ qua một yếu tố
quan trọng của âm thanh, đó là âm sắc. Mỗi giọng hát có một âm sắc đặc biệt,
qua âm sắc ta nhận ra được giọng hát quen biết. Không phải sức mạnh của âm
thanh hay âm vực là giá trị bậc nhất của giọng hát, mà giá trị này dành cho âm
sắc. Một giọng hát không khỏe lắm nhưng âm sắc đẹp sẽ hấp dẫn hơn nhiều
so với một giọng hát khỏe nhưng âm sắc không đẹp. Bởi vậy, trong khi học
25