Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Hướng dẫn Kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 44 trang )

HNG DN K THUT THU GOM
V S DNG NC MA
vựng ng bng Sụng Cu Long
Rainwater Harvesng Guidebook for the Mekong Delta
Mỏng xi
Mỏi nh
Lc rỏc
B cha
nc ma
X lý
nc ma
First ush
NHAỉ XUAT BAN NONG NGHIEP
Cách trích dẫn tài liệu này:
Trường Đại học Cần Thơ (2014). Hướng dẫn Kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa ở vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long (Rainwater Harvesng Guidebook for the Mekong Delta), Khoa Môi trường và Tài nguyên
Thiên nhiên và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON Instute – Mekong), Trường Đại học Cần Thơ.
Tác giả: Nguyễn Hiếu Trung (Chủ biên), Đinh Diệp Anh Tuấn, Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Quang Trí, Nguyễn
Nguyên Minh.
Cơ quan đóng góp:
Tài liệu “Hướng dẫn Kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được thực
hiện bởi Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên và Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường ĐH Cần
Thơ, dưới sự hỗ trợ của Cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghiệp Úc (CSIRO).
Lời cảm tạ
Tài liệu Hướng dẫn này là một sản phẩm của dự án “Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu thông qua Phát Triển Bền
Vững - Thí Điểm Nghiên Cứu Hệ Thống và Môi Trường Nước Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam”, được tài trợ
bởi Liên Minh Nghiên Cứu cho Phát Triển DFAT-CSIRO (DFAT-CSIRO RfD Alliance) và Chương trình nghiên
cứu Thích Nghi Khí Hậu của CSIRO (Climate Adaptaon Flagship) từ năm 2010 - 2014. Chúng tôi chân thành
cảm ơn sự hỗ trợ của các nhà khoa học của CSIRO gồm ông Stephen Cook và ông Luis Neumann trong việc
nghiên cứu đề tài thu gom, xử lý và sử dụng nước mưa. Ngoài ra, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn
các ý kiến đóng góp của PGS. TS Lê Anh Tuấn - Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường ĐHCT và ông Kỷ


Quang Vinh - Văn phòng Công tác Biến đổi khí hậu TP Cần Thơ cho Tài liệu này.
Chú ý:
Hướng dẫn này dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học và thí điểm thực tế thực hiện trong khuôn khổ của
dự án “Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu thông qua Phát Triển Bền Vững - Thí Điểm Nghiên Cứu Hệ Thống và
Môi Trường Nước Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam”. Người sử dụng thông n và kiến thức trong tài liệu
Hướng dẫn này phải có trách nhiệm xem xét và áp dụng sao cho phù hợp với mục đích mong muốn và điều
kiện cụ thể của mình. Nhóm nghiên cứu (gồm CSIRO và Đại học Cần Thơ) và cơ quan tài trợ (CSIRO và DFAT,
Úc) hoàn toàn không chịu trách nhiệm về bất cứ tổn hao, thiệt hại và các hậu quả phát sinh trực ếp hoặc
gián ếp từ việc áp dụng Hướng dẫn này trong thực tế để thu gom và sử dụng nước mưa.
Nghiêm cấm in ấn hoặc nhân bản bất kỳ phần nào của tài liệu dưới mọi hình thức khi chưa được sự đồng
ý của Trường Đại học Cần Thơ.
Địa chỉ liên lạc:
ThS. Đinh Diệp Anh Tuấn
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ
Ph +84-710-3730448
Email:
Dr. Minh Nguyen
CSIRO Land and Water Flagship
Ph (+61 3) 9239 6290
Email:
2 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
Dự án nghiên cứu “Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu thông qua Phát Triển Bền Vững - Thí Điểm Nghiên Cứu Hệ
Thống và Môi Trường Nước Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam” (2010 – 2014) đã ứng dụng phương pháp ên
ến Quản lý hệ thống nước đô thị ch hợp để cải thiện hệ thống và môi trường nước, qua đó tăng cường
khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu. Dự án được triển khai thí điểm tại TP Cần Thơ, Việt Nam, kết quả
của dự án đã cung cấp các kiến thức quan trọng về những thách thức và các giải pháp để Thành phố phát
triển bền vững trong tương lai.
Một trong những kết quả quan trọng của Dự án là nghiên cứu thu gom và sử dụng nước mưa, đã được các
cơ quan liên quan của TP Cần Thơ đánh giá là nguồn bổ sung thích hợp trong điều kiện nguồn tài nguyên
nước suy giảm về chất và lượng dưới tác động của biến đổi khí hậu. Kết quả điều tra cộng đồng cho thấy

người dân ở Cần Thơ nhận định rằng nước mưa là nguồn nước có chất lượng tốt. Tuy nhiên, chưa có minh
chứng khoa học rõ ràng về chất lượng của nước mưa cũng như thiếu tài liệu kỹ thuật hướng dẫn khai thác
và sử dụng hiệu quả nguồn nước này. Nước mưa khi được thu gom và xử lý đúng cách không những là
nguồn cung cấp nước chính cho các khu vực chưa ếp cận được với nước sạch mà còn là nguồn nước bổ
sung hiệu quả tại các khu vực đã có đường ống cấp nước.
Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ, với sự hỗ trợ của Tổ chức CSIRO, Úc, đã thực hiện các
nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật thu gom, quản lý và sử dụng nước mưa và các tác nhân gây ảnh hưởng
đến chất lượng nước mưa. Bên cạnh đó, cách ếp cận phân ch chi phí - lợi ích của bể chứa nước mưa
cùng với các mô hình thí điểm thu gom và sử dụng nước mưa đã được triển khai như những ví dụ điển
hình cho các ứng dụng cụ thể của người dân.
Tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa“ này được thực hiện dựa trên những kết quả
nghiên cứu thực ễn tại Cần Thơ kết hợp kinh nghiệm thực tế trong thu gom và sử dụng nước mưa tại Úc
nhằm điều chỉnh phù hợp với điều kiện ứng dụng của vùng ĐBSCL. Các nội dung cụ thể sẽ được trình bày
chi ết ở từng chương của quyển Hướng dẫn này, bao gồm 4 chương và 4 phụ lục:
- Chương 1: "Chất lượng nước mưa": giới thiệu về chất lượng nước mưa, các êu chí đánh giá và
các lưu ý.
- Chương 2: "Sử dụng nước mưa": Mục đích sử dụng và nhu cầu sử dụng.
- Chương 3: "Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và xử lý nước mưa": giới thiệu các hệ thống thu gom
nước mưa, cách xác định thể ch bể chứa và các giải pháp xử lý nước.
- Chương 4: "Quản lý, vận hành và bảo dưỡng": giới thiệu các giải pháp quản lý chất lượng nước,
vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
- Phần Phụ lục: các mô hình thí điểm, ứng dụng thực ễn, các công thức nh toán, bảng tham khảo
kết quả phân ch chất lượng nước mưa thu trực ếp.
Nhóm Nghiên cứu và Biên soạn hy vọng tài liệu hướng dẫn này sẽ hữu dụng cho cán bộ kỹ thuật và các hộ
gia đình trong việc thu gom và sử dụng nước mưa một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên
nước, cải thiện dân sinh và sức khỏe cộng đồng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhóm Biên soạn
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 3
Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA 5
1.1 Giới thiệu 6
1.2 Các chỉ êu đánh giá chất lượng nước mưa 6
1.3 Chất lượng nước mưa 7
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG NƯỚC MƯA 11
2.1 Mục đích sử dụng nước mưa 12
2.2 Nhu cầu sử dụng nước mưa 12
CHƯƠNG 3: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC MƯA 13
3.1 Giới thiệu hệ thống thu gom nước mưa 14
3.2 Thiết kế bể chứa và các vật liệu sử dụng 15
3.3 Xác định thể ch bể chứa nước mưa 17
3.4 Các giải pháp xử lý nước mưa 24
CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG 31
PHỤ LỤC 34
PHỤ LỤC 1. CÁC MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN 35
PHỤ LỤC 2. CÁC DỮ LIỆU CẦN THU THẬP VÀ CÔNG THỨC CÂN BẰNG NƯỚC TRONG BỂ CHỨA 40
PHỤ LỤC 3. CHẤT LƯỢNG NƯỚC MƯA THU TRỰC TIẾP 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
Mục lục
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 5
Chương 1
Chất lượng nước mưa
1.1 Giới thiệu
Thông qua dự án “Thích Nghi Biến Đổi Khí Hậu thông qua Phát Triển Bền Vững - Thí Điểm Nghiên Cứu Hệ
Thống và Môi Trường Nước Thành Phố Cần Thơ, Việt Nam” được tài trợ bởi DFAT (AusAID) và CSIRO của
Úc, Trường Đại học Cần Thơ đã ến hành các nghiên cứu về chất lượng nước mưa và xây dựng mô hình
thí điểm thu gom và sử dụng nước mưa tại Cần Thơ. Các hoạt động của dự án liên quan đến chất lượng
nước mưa gồm:

Khảo sát chất lượng nước mưa ngoài trời ở các điểm có chất lượng không khí khác nhau;
Khảo sát chất lượng nước mưa vào các thời điểm khác nhau của mùa mưa (đầu mùa, giữa mùa
và cuối mùa);
Kiểm tra chất lượng nước mưa thu gom từ nhiều loại mái nhà;
Đánh giá chất lượng nước ở đầu trận mưa;
Kiểm tra chất lượng nước mưa trong các dụng cụ chứa nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước
trong quá trình chứa và sử dụng.
Kết quả khảo sát chất lượng nước mưa tại TP Cần Thơ cho thấy, nước mưa không bị ô nhiễm bởi các chỉ
êu kim loại nặng, chất hữu cơ đa vòng, chất phóng xạ (α, β); mà thường bị nhiễm bẩn bởi các chỉ êu vi
sinh (coliforms), hàm lượng chất rắn, độ đục là chủ yếu. Các số liệu khảo sát cũng chỉ ra rằng, nước mưa
thu gom từ mái nhà dễ bị ô nhiễm bởi chỉ êu vi sinh và chất rắn (bụi, cặn), đặc biệt nước mưa thu từ mái
Fibro-xi măng và mái lá thường đục và có màu. Hàm lượng nhiễm bẩn này cũng ch tụ theo thời gian trên
mái nhà, trong không khí làm cho chất lượng nước của các trận mưa đầu mùa có chất lượng không tốt.
Thêm vào đó, kết quả khảo sát của dự án cũng cho thấy chất lượng nước mưa suy giảm dần theo thời gian
chứa và sử dụng. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước mưa có thể đến từ việc không đậy nắp các dụng cụ
chứa nước, lấy nước sử dụng bằng các dụng cụ múc (gàu, ca, thau ). Do đó, các khuyến cáo về việc vệ
sinh, lấy nước sử dụng là thực sự cần thiết để bảo quản chất lượng nước mưa trong quá trình chứa.
Tóm lại, nước mưa có thể được sử dụng như một nguồn nước thay thế và có thể sử dụng cho nhiều mục
đích khác nhau tùy vào chất lượng nước, nhằm góp phần ết kiệm chi phí khai thác và xử lý nước, cũng
như đảm bảo nguồn cấp nước bền vững trước bối cảnh thích ứng trong tương lai.
1.2 Các chỉ êu đánh giá chất lượng nước mưa
Khi
đề cập đến chất lượng nước mưa, người sử dụng thường lo ngại nước mưa bị ảnh hưởng bởi các chất
ô nhiễm phát sinh do hoạt động giao thông, khói thải công nghiệp và cả các chất phóng xạ,… Do đó, để
đánh giá chất lượng nước mưa cần thực hiện phân ch chuyên môn về các chỉ êu chất lượng nước, trong
đó màu, mùi vị, là những chỉ êu được người sử dụng tự quan sát và theo dõi, các chất ô nhiễm khác cần
căn cứ vào kết quả phân ch chuyên môn.
Căn cứ theo Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt (QCVN 01/2009-BYT),
một số các chỉ êu ô nhiễm đặc trưng sau cần được phân ch và đề cập khi xét đến chất lượng nước.
6 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa

Hình 1. Một số chỉ êu phân ch chất lượng nước mưa
1.3 Chất lượng nước mưa
1.3.1 Chất lượng nước mưa thu trực ếp
Chất lượng nước mưa thu gom từ các loại mái nhà và trong các thiết bị chứa sẽ có ảnh hưởng trực ếp
đến việc sử dụng nước mưa, tuy nhiên để đánh giá chính xác chất lượng nước mưa, chúng ta cần xét xem
bản thân nước mưa thu trực ếp ngoài trời có bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm trong môi trường không
khí hay chưa.
Theo kết quả đánh giá chất lượng nước mưa thu trực ếp ngoài trời tại TP Cần Thơ, được thực hiện từ
năm 2011 – 2013 cho thấy chất lượng nước mưa thu được tương đối ổn định và khá tốt, mặc dù TP Cần
Thơ là đô thị có nhiều hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp và giao thông. Đa số các chỉ êu chất
lượng nước mưa đều đạt yêu cầu chất lượng nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống; ngoại trừ độ đục, và chỉ
êu vi sinh (coliforms). Chất lượng nước mưa thu trực ếp ngoài trời được tóm tắt trong Bảng 1 (kết quả
chi ết xem Phụ lục 4).
Ngoài ra, qua kết quả đánh giá chất lượng nước mưa đầu mùa được thực hiện trong năm 2013, cho thấy
nước mưa của 4-6 trận đầu mùa có chất lượng kém hơn so nước mưa ở giữa mùa.
1.3.2 Chất lượng nước mưa thu qua mái nhà
Mặc dù nước mưa thu trực ếp có chất lượng khá tốt như đề cập ở trên, nhưng khi nước mưa qua mái
nhà thường bị nhiễm bẩn, chủ yếu là các chỉ êu độ đục, chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan và vi sinh vật.
Các nguyên nhân gây nhiễm bẩn này có thể kể đến như bụi, rong rêu, phân mèo, phân chim,… từ mái nhà
hay máng xối. Một số lưu ý về chất lượng nước mưa thu từ các loại mái nhà được trình bày ở Bảng 2.
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 7
pH, độ đục,
amonia (NH
4
+
),
Nitrate (NO
3
-
),

Nitrite (NO
2
-
),
Sulfate (SO
4
2-
),
Chất rắn lơ lửng
(SS),
Chất rắn hòa tan
(TDS),
Nhôm (Al),
Asen (As),
Bari (Ba),
Đồng (Cu),
Chì (Pb),
Cadmi (Cd),
Crôm (Cr),
Sắt (Fe), Kẽm (Zn),
Man gan (Mn),
Tổng Coliform,
Ecoli,
Campylobacter,
Salmonella
Tổng chất hữu cơ,
Di (2 etylthexyl)
phtalat,
Poly-Aromatic
Hydrocarbons

(PAHs),
Hóa - lý Kim loại nặng Vi sinh
Chất hữu cơ Chất phóng xạ
α, β
Bảng 1. Kết quả phân ch chất lượng nước mưa thu trực ếp ngoài trời
Bảng 2. Một số lưu ý về chất lượng nước mưa thu từ các loại mái nhà
8 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
Thông số Đơn vị Kết quả Chất lượng nước mưa so với

Nước uống
(QCVN 01/2009-BYT)
Nước sinh hoạt
QCVN 02/2009-BYT
pH

6,26
Đạt
Đạt
Độ đục
Chất rắn hòa tan (TDS)
Chất rắn lơ lửng (SS)
NTU
mg/l
mg/l
2,86
3,94
2,11
Chưa đạt
Đạt


Đạt


Vi sinh:
Coliforms
E. Coli

MPN/100ml
MPN/100ml

39
0

Chưa đạt
Đạt

Đạt
Đạt
Nitrate (NO
3
-
)
Nitrite (NO
2
-
)
Amonia (NH
4
+
)

mg/l
mg/l
mg/l
0,08
0,01
0,1
Đạt
Đạt
Đạt


Đạt
Kim loại nặng: As, Cr, Cu,
Cd, Al, Hg, Ni, Mn
mg/l
Không phát
hiện
Đạt Đạt
Nhóm kim loại nặng: Pb,
Fe, Zn,
mg/l
Nồng độ
rất thấp
Đạt Đạt
Tổng chất hữu cơ, Benzen,
PAH
µg/l
Không phát
hiện
Đạt Đạt

Chất phóng xạ pCi/l
Không phát
hiện
Đạt Đạt
Loại mái nhà Lưu ý về chất lượng nước

Fibro-ximăng
Bề mặt nhám, dễ bám bụi, cặn, rong rêu; có thể có phân
mèo, phân chim, thằn lằn
Nước mưa thu được thường đục và có nhiều cặn. Hàm
lượng các chất ô nhiễm cao (độ đục, chất rắn lơ lửng, chất
rắn hòa tan và vi sinh vật) vượt hơn qui chuẩn cho phép về
chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt.
Lưu ý: không thu gom nước mưa từ mái fibro-ximăng để sử
dụng cho ăn uống.

Mái lá (dừa nước, cọ… )
Dễ bám bụi, cặn; có thể có phân mèo, phân chim, thằn lằn
Nướ c mưa thu đươ ̣c thươ ̀ng có màu ( vàng )
ơ ̉ trậ n mưa
và độ màu tăng theo độ tuổi của mái lá.
Mái lá cũ thườ ng có nhiều chất nhiễm bẩn đặ c biệ t là cá c vi
sinh vâ ̣t. Ngoà i ra , ma ́i lá cũ thươ ̀ng bị phân hủy
gây ả nh
hươ ̉ng đê ́n châ ́t lượ ng nướ c mưa.
Lưu ý: không thu gom nước mưa từ mái lá cũ (trên 1 năm
tuổi) để sử dụng cho ăn uống.
1.3.3 Một số lưu ý khi sử dụng nước mưa
Khi sử dụng nước mưa, nhiều chất gây nhiễm bẩn có thể phát sinh trong quá trình thu gom và chứa nước, do đó việc
thực hiện một số lưu ý trong quá trình sử dụng nước mưa sẽ hạn chế được các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến

chất lượng nước mưa, nhằm cải thiện và đảm bảo chất lượng nước mưa cho các mục đích sử dụng. Bảng tổng hợp
sau đây là một ghi nhận và các lưu ý khi sử dụng nước mưa.
Bảng 3. Các tác nhân gây nhiễm và các lưu ý khi sử dụng nước mưa
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 9
Loại mái nhà Lưu ý về chất lượng nước

Mái tôn
Nước mưa có thể bị ảnh hưởng bởi phân mèo, phân chuột,
phân chim, phân thằn lằn và sự rỉ sét (của mái nhà, ốc vít),
cao su đệm bị lão hóa.
Mái tôn mới, nước mưa thu được có ít bụi, cặn hơn so với
các loại mái nhà khác. Tuy nhiên mái tôn đã cũ, nước mưa
thu được có thể chứa các chỉ êu kim loại, đặc biệt là sắt,
kẽm.

Mái ngó i
Dễ bám bụi, cặn; có thể có phân mèo, phân chim, thằn lằn
Mái ngói dễ bị bám bụi, cặn, xác côn trùng, phân thằn lằn
và rất dễ bị đóng rêu, cây con mọc.
Nước mưa thu từ mái ngói cũ hoặc mái nhà không được vệ
sinh thường xuyên sẽ có nhiều cặn và hàm lượng độ đục,
chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan, vi sinh vật cao.
TT
Các tác nhân
gây ô nhi ễ m
Nguồn gốc Các lưu ý trong sử dụng
1
Chất ô nhiễm có
trong không khí
- Khói bụi giao thông (NO

x
, SO
x
,
Pb, bụi, màu, )

- Không nên sử dụng nước ở đầu mùa
mưa (4-6 trận mưa đầu mùa).
- Loại bỏ nước đầu trận mưa.
- Khói bụi từ công trình xây
dựng (bụi, Pb, )
- Khói thải khu công nghiệp
(NO
x
, SO
x
, kim loại nặng, chất
hữu cơ, màu, )

- Không nên sử dụng nước ở đầu mùa
mưa (4-6 trận mưa đầu mùa).
- Loại bỏ nước đầu trận mưa.
- Thường xuyên theo dõi và quan trắc
chất lượng nước mưa (nếu có thể).
- Hạn chế thu nước mưa để sử dụng
cho ăn uống.
- Các loại thuốc bảo vệ thực
vật phun xịt gần nhà
- Không nên sử dụng nước ở đầu mùa
mưa (4-6 trận mưa đầu mùa).

- Tránh phun xịt thuốc bảo vệ thực
vật gần mái nhà.
- Không thu gom nước mưa sau khi
phun xịt thuốc bảo vệ thực vật.
- Loại bỏ nước đầu trận mưa.
- Hạn chế thu nước mưa để sử dụng
cho ăn uống.
10 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
TT
Các tác nhân
gây ô nhiễm

Nguồn gốc Các lưu ý trong sử dụng
2
Chất nhiễm bẩn trên
mái nhà
Bụi, phân chim, chuột, mèo,
thằn lằn xác côn trùng, rong
rêu, mảnh vụn bong tróc,
(cặn lắng, độ đục, màu, vi sinh
vật gây bệnh )
- Vệ sinh mái nhà sau khi có trận mưa
đầu ên.
- Hạn chế không cho các động vật trú
ngụ trên mái nhà.
- Lắp đặt thiết bị lược rác.
- Loại bỏ nước đầu trận mưa.
- Xử lý nước mưa khi sử dụng cho ăn
uống.
3

Chất nhiễm bẩn từ
vật liệu làm mái nhà
(mái lá, mái fibro-
ximăng, mái tole, mái
ngói) và máng xối
Mangan, kẽm, sắt (từ tole
kẽm), sắt (tole thiếc). Đây là
các kim loại nặng do mái nhà
cũ bị rỉ sét và bong tróc.
Mái lá phân hủy sẽ làm nước
mưa có màu. Bề mặt mái lá dễ
bám bụi, vi sinh vật.
Mái fibro-ximăng cũ, có bề mặt
nhám, dễ bám bụi, vi sinh vật
gây bệnh và dễ bong tróc.
- Làm vệ sinh mái nhà (tole, ngói)
trước khi hứng nước.
- Thay các mái tôn, máng xối thiếc đã
cũ và bị rỉ sét.
- Khuyến cáo không thu nước mưa từ
mái fibro-ximăng và mái lá cũ để sử
dụng cho ăn uống.
4
Chất nhiễm bẩn đến
từ máng xối và
đường dẫn nước
mưa
Do bụi và các sinh vật (côn
trùng) trú ngụ.
- Vệ sinh máng xối và đường ống dẫn

nước ở đầu mùa mưa và khi thời
gian giữa các trận mưa kéo dài (hơn
1 tuần).
5
Thiết bị chứa (lu,
khạp, kiệu, bể)
Các chất nhiễm bẩn từ mái
nhà, máng xối hay đường ống
đi vào bể chứa.
Côn trùng và muỗi sinh sôi
(lăng quăng).
Trẻ em và vật nuôi chui vào bể
chứa.
Chất ô nhiễm đi vào bể chứa
khi múc nước sử dụng.
- Vệ sinh bể chứa vào đầu và cuối
mùa mưa, đặc biệt là trước mùa
mưa cần vệ sinh kỹ.
- Che đậy cẩn thận và lắp đặt lưới lọc
(mắc lưới < 1mm) ở vị trí nước vào
và chảy tràn của bể chứa.
- Xây dựng hàng rào để tránh vật nuôi
chui vào bể chứa.
- Lấy nước sử dụng bằng vòi.
- Không đặt bể chứa gần khu vực bị
nhiễm bẩn.
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 11
Chương 2
Sử dụng nước mưa
2.1 Mục đích sử dụng nước mưa

Nước mưa có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, tùy theo yêu cầu sử dụng nước của mỗi
gia đình cũng như các điều kiện đặc trưng của từng khu vực (đô thị, ven đô hoặc nông thôn). Mục đích sử
dụng nước mưa có thể được phân thành 2 nhóm mục đích sử dụng nước chính như sau:
1. Các mục đích sử dụng không yêu cầu chất lượng nước cao: tưới cây, xối rửa (ví dụ như xối rửa
nhà vệ sinh, rửa sân, rửa đường),
Tại các khu vực có đường ống cấp nước sạch, việc sử dụng nước đường ống cho các mục đích
không yêu cầu chất lượng cao sẽ gây lãng phí về tài nguyên và kinh tế, do đó nước mưa sẽ là
nguồn nước bổ sung phù hợp và ết kiệm. Vì nước mưa thường rất trong và tương đối sạch
nên chúng ta chỉ cần loại bỏ rác, lá cây và các tạp chất có kích thước lớn là có thể sử dụng nước
mưa cho các mục đích sử dụng này (xem Chương 3, Kỹ thuật thu gom và xử lý nước mưa).
Đối với các công trình công cộng (cơ quan, trường học, bến xe, ) việc sử dụng nước chủ yếu
để xối rửa (nhà vệ sinh, rửa sân, ) và tưới cây. Do đó, nước mưa sẽ rất phù hợp và hiệu quả
cho các đối tượng sử dụng nước này.
2. Các mục đích sử dụng yêu cầu chất lượng nước cao: uống, nấu ăn, rửa rau, rửa chén
Tại các khu vực chưa có đường ống cấp nước sạch, nước mưa là nguồn nước cần được xem
xét lựa chọn để sử dụng cho các mục đích này, vì bản chất nước mưa tương đối sạch, ít bị ảnh
hưởng bởi các tác nhân gây ô nhiễm hơn so với nước mặt và nước ngầm, do đó việc xử lý
nước mưa sẽ đơn giản và ít tốn kém hơn so với các nguồn nước trên (xem Phần 3, Kỹ thuật
thu gom và xử lý nước mưa).
Hình 2. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa cho các mục đích sử dụng
2.2 Nhu cầu sử dụng nước mưa
Nhu cầu sử dụng nước mưa là tổng lượng nước mưa cần thiết để đáp ứng cho các mục đích sử dụng nước
mưa khác nhau (như: xối rửa, ăn uống). Ví dụ, một hộ gia đình thường sử dụng khoảng 40 lít/ngày cho các
mục đích ăn uống, rửa rau củ quả, nấu ăn, trong đó từ 6 – 8 lít/ngày là để ăn uống. Vậy nếu hộ này muốn
thu gom và sử dụng nước mưa chỉ cho mục đích ăn uống thì nhu cầu sử dụng nước mưa của hộ gia đình
sẽ bằng 6 – 8 lít/ngày.
12 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
Máng xối
Mái nhà
Lược rác

Bể chứa
nước mưa
Xử lý
nước mưa
First flush
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 13
Chương 3
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom
và xử lý nước mưa
3.1 Giới thiệu hệ thống thu gom nước mưa
- Hệ thống thu gom nước mưa có thể được phân loại theo: qui mô công trình hoặc mục đích sử dụng
nước (yêu cầu chất lượng nước), cụ thể như sau:
Theo qui mô công trình, hệ thống thu gom nước mưa thường gồm 2 loại:
Hệ thống thu gom nước mưa hộ gia đình (nhỏ).
Hệ thống thu gom nước mưa cho các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp (lớn).
Theo yêu cầu chất lượng nước sử dụng có thể chia làm 2 loại (Hình 3):
Yêu cầu chất lượng nước cao (dùng cho ăn uống và sinh hoạt).
Yêu cầu chất lượng nước không cao (dùng cho xối rửa, tưới cây,… ).
a. Không yêu cầu chất lượng cao
b. Yêu cầu chất lượng cao
Hình 3. Sơ đồ hệ thống thu gom nước mưa theo yêu cầu chất lượng nước
- Nhìn chung, hệ thống thu gom nước mưa đầy đủ thường bao gồm các công đoạn: thu nước mưa (mái
nhà, máng xối), truyền dẫn nước mưa (hệ thống ống) làm sạch nước mưa (thiết bị bỏ nước đầu trận
mưa, lưới lược… ), chứa nước mưa (bể chứa, lu kiệu… ), xử lý nước mưa (lọc, khử trùng).
14 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
1
1
2
2
3

3
MÁI NHÀ
NƯỚC XẢ BỎ
SỬ DỤNG CHO
XỐI RỬA
CHÚ THÍCH:
THIẾT BỊ LOẠI BỎ NƯỚC
ĐẦU TRẬN MƯA
BỂ CHỨA NƯỚC MƯA
(NHỰA, INOX, SÀNH SỨ
MÁNG XỐI
CHÚ THÍCH:
THIẾT BỊ LOẠI BỎ NƯỚC ĐẦU TRẬN MƯA THIẾT BỊ LỌC NƯỚC
BỂ CHỨA NƯỚC MƯA (NHỰA, INOX, SÀNH SỨ ) ĐUN SÔI MÁNG XỐI
1
2
5
5
1
2
3
4
4
3
MÁI NHÀ
NƯỚC XẢ BỎ
SỬ DỤNG CHO
ĂN UỐNG
SỬ DỤNG CHO
SINH HOẠT

Hình 4. Sơ đồ qui trình của hệ thống thu gom và xử lý nước mưa
3.2 Thiết kế bể chứa và các vật liệu sử dụng
Các vật liệu phổ biến được sử dụng để chứa nước mưa gồm: bể nhựa, composite, xi măng, gạch
xây và thép không rỉ (inox). Các loại bể chứa được lựa chọn dựa theo:
• Chi phí;
• Thể ch cần thiết;
• Thuận ện vệ sinh và ngăn ngừa các chất bẩn;
• Yếu tố không gian và thẩm mỹ; và
• Độ bền của vật liệu.
Các kiệu (lu) chứa nước mưa bằng sành sứ hoặc bằng xi măng rất phổ biến ở vùng ĐBSCL, Việt
Nam. Các kiệu và lu chứa này thường có thể ch khoảng 250 lít đến 1,3
m
3
và thường được để hở
bên trên. Do đó, nước mưa thường bị nhiễm bẩn nếu không được đậy nắp kín. Ngoài ra, việc múc
(bằng gàu, ca,… ) nước sử dụng từ các kiệu và lu chứa cũng là nguyên nhân thường gây ảnh hưởng
đến chất lượng nước mưa.
Thép không rỉ (inox) cũng là một loại vật liệu phổ biến được sử dụng để làm bể chứa nước. Tuy
nhiên giá thành thường cao hơn so với các loại bể chứa khác.
Các bể chứa bằng nhựa thường được bán trên thị trường, với kích thước và màu sắc sẵn có và đa
dạng. Các bể chứa bằng nhựa thường có độ dẻo dai, bền và nhẹ. Ngoài ra, bể nước làm bằng vật
liệu mới (composite) cũng được sử dụng rộng rãi vào thời điểm hiện nay. Loại bể chứa này có ưu
điểm không bị ăn mòn, hợp vệ sinh và có đặc nh nhẹ và độ bền cao.
Các hồ chứa nước mưa bằng gạch xây hoặc bê tông cốt thép thường được xây dựng với thể ch
lớn và chứa được một lượng nước mưa đủ lớn để sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, các hồ
chứa này thường đặt cố định và khó vệ sinh hơn so với các loại bể chứa khác.
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 15
Hình 5. Một số dụng cụ chứa nước phổ biến ở vùng ĐBSCL
Hiện nay, một số người sử dụng chưa có thói quen đậy kín bể chứa nước mưa, điều này đã tạo điều kiện
cho bụi, ánh sáng, muỗi (đặc biệt muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết) và các loài vật có thể đi vào bể chứa,

gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mưa. Do đó các bể chứa nước mưa cần được thiết kế kín để ngăn các
nguyên nhân gây ô nhiễm này và đảm bảo chất lượng nước mưa cho sử dụng. Các điểm lấy nước của bể
chứa nước mưa cần được đóng kín sau khi sử dụng. Tại vị trí nước vào và nước chảy tràn của bể chứa nên
có một tấm lưới lọc để ngăn các chất bẩn cũng như muỗi và các loại côn trùng khác không vào được bể
chứa (Hình 6).
Phía trên của bể chứa nên được đậy kín bằng nắp để tránh trẻ em hoặc vật nuôi chui vào trong bể. Chỉ
được vào bể trong trường hợp làm vệ sinh bể chứa. Các bể nên đặt trên mặt đất để tránh nước mưa chảy
tràn hoặc nước ngầm đi vào bể chứa, vì các loại nước này thường có hàm lượng chất ô nhiễm cao hơn so
với nước mưa thu từ mái nhà.
Hình 6. Lưới lọc tại vị trí nước vào và chảy tràn của bể chứa nước mưa
Vào các năm gần đây, các loại bể chứa mới đã được phát triển, với mục đích chứa đủ lượng nước mưa để
sử dụng trong điều kiện không gian chứa bị hạn chế. Các bể chứa này có hình dạng như một bức tường
hoặc sử dụng một túi chứa. Túi chứa có thể được lắp đặt linh hoạt bằng giá đỡ hoặc lắp đặt dưới các tầng
hầm (thông thường chiều cao của túi < 750mm). Các túi chứa thường khó lắp đặt hơn so với bể chứa,
nhưng rất phù hợp cho các căn nhà có diện ch nhỏ. Tuy nhiên cần phải lưu ý về độ bền của các túi chứa.
16 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
Kiệu chứa nước
Bể chứa nước bằng bê tông Bể chứa nước bằng inox Bể chứa nước bằng nhựa
Lu chứa nước Ống chứa nước bằng bê tông
Nước mưa vào
bể chứa
Lưới lọc nước mưa
Ống chảy tràn
Hình 7. Một số kiểu chứa nước mưa và cách bố trí
3.3 Xác định thể ch bể chứa nước mưa
Bể chứa nước mưa có thể ch lớn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong một khoảng thời gian dài
không có mưa, tuy nhiên chúng thường chiếm nhiều không gian lắp đặt và chi phí đầu tư cao, do đó việc
xác định thể ch bể chứa nước mưa phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả
kinh tế khi thực hiện thu gom và sử dụng nước mưa.
3.3.1 Các thông số để xác định thể ch bể chứa nước mưa

Để thực hiện xác định thể ch bể chứa nước mưa, người sử dụng cần xem xét đến các yếu tố sau:
1. Lượng mưa, thời gian giữa hai trận mưa, và tổng lượng mưa trong khu vực.
2. Diện ch mái nhà thu nước mưa.
3. Nhu cầu và mục đích sử dụng - Lượng nước cần cung cấp để đáp ứng nhu cầu.
4. Không gian lắp đặt (vị trí, diện ch và chiều cao bể chứa nước mưa).
Tùy theo điều kiện thực tế và nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình, chúng ta sẽ lựa chọn bể chứa nước
mưa có thể ch phù hợp.
3.3.2 Xác định diện ch mái nhà thu nước mưa
Diện ch mái nhà thu nước mưa là phần diện ch mái nhà được kết nối với các máng xối. Do đó chiều dài
của máng xối cần được xác định để thực hiện nh toán diện ch mái thu nước mưa (Hình 8).
1
Nguồn : hp://img.archiexpo.com/images_ae/photo-g/rainwater-tanks-overground-2548-3594595.jpg
2
Nguồn : hp://fyi.uwex.edu/rainbarrels/files/2012/06/P1010152.jpg
3
Nguồn: hp://www.halstedrain.com/images/Wall-Tanks.jpg
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 17
Bể chứa nước với thể ch lớn Đấu nối nhiều bể
chứa nước mưa
(2)
Bể chứa nước mưa kết hợp
trang trí nhà
(1)
Túi chứa nước mưa
đặt dưới ao
Bể chứa nước mưa
dạng vạch đứng
(3)
Túi chứa nước mưa (dạng nằm)
Diện ch mái nhà thu nước mưa được xác định theo các công thức nh toán diện ch. Ví dụ sau sẽ minh

họa phương pháp nh toán diện ch mái nhà thu nước mưa.
Hình 8. Diện ch mái nhà thu gom nước mưa
Ví dụ: Mặt bằng của một mái nhà có chiều dài 20m, chiều rộng 10m và mái nhà này được lợp thành 2
mái nghiêng như hình trên (trái). Mái nhà được chia làm hai phần diện ch bằng nhau 1 & 2, mặt bằng
của mái nhà như hình trên (phải) và chỉ lắp đặt máng xối thu nước mưa cho phần diện ch 1 (theo chiều
dài của mái nhà). Diện ch mái nhà thu nước mưa được xác định như sau:
- Xác định chiều dài máng xối: do máng xối được lắp đặt theo chiều dài của mái nhà, nên chiều
dài máng xối là A = 20 m.
- Phần diện ch 1 của mái nhà (có chiều rộng b = B/2 = 10/2 = 5m) được đấu nối với máng xối
nên chiều rộng phần diện ch 1 chính là chiều rộng của mái nhà thu nước mưa.
- Phần diện ch 2 không đấu nối với máng xối nên diện ch thu nước mưa không được nh toán
(bằng 0).
- Diện ch mái nhà thu nước mưa: S = A x b = 20 x 5 = 100 m
2
3.3.3 Xác định lượng mưa hiệu quả
Lượng mưa là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt phẳng trên một đơn vị thời gian
(giờ, ngày, tháng, năm). Lượng mưa thường được nh bằng mm (milimét) hay lít/m². Lượng mưa trung
bình ở ĐBSCL dao động trong khoảng 1.400 - 2.200 mm/năm. Tỉnh có lượng mưa cao nhất là Cà Mau (trên
2.200 mm/năm), tỉnh có lượng mưa thấp nhất là Đồng Tháp (xấp xỉ 1.400 mm/năm) (Nguồn: Lê Anh Tuấn
(2002). Giáo trình Thuỷ văn Công trình, Đại học Cần Thơ). Tại TP Cần Thơ, lượng mưa trung bình dao động
từ 1.400-1.800 mm/năm. Hình 9 trình bày lượng mưa trung bình tháng.
18 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
Mặt bằng
mái nhà
Máng xối
Hình 9. Lượng mưa trung bình tháng tại TP Cần Thơ từ 1978 – 2011
Chúng ta không thể thu gom toàn bộ lượng mưa vì có một phần lượng mưa bị thất thoát khi trời mưa và
trong quá trình thực hiện thu gom (do bốc hơi, thấm ướt vào mái nhà và lượng nước xả bỏ đầu trận
mưa, ). Do đó, việc xác định tổng lượng mưa có thể thực hiện thu gom được trên một đơn vị diện ch
mái nhà trong một khoảng thời gian xác định (lượng mưa hiệu quả) là cần thiết để nh toán thể ch bể

chứa nước mưa. (Xem công thức nh toán lượng mưa hiệu quả ở Phụ Lục 2).
3.3.4 Xác định lượng nước mưa lớn nhất thu được
Lượng nước mưa lớn nhất thu được thường được nh toán trong một khoảng thời gian nhất định (có thể
nh theo ngày, tháng, hoặc năm). Lượng nước mưa lớn nhất thu được sẽ phụ thuộc vào diện ch mái nhà
thu nước mưa và lượng mưa hiệu quả nêu trên.
Người sử dụng cũng có thể sử dụng bảng tra bảng bên dưới để xác định lượng mưa lớn nhất thu được tùy
theo diện ch mái nhà và lượng mưa.
Bảng 4. Bảng tra lượng nước mưa lớn nhất thu được
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 19

Lượng mưa
(mm) 30 50 75 100 150 200 300 400 500
10 0.2 0.3 0.5 0.6 1.0 1.3 1.9 2.6 3.2
20 0.4 0.7 1.1 1.4 2.2 2.9 4.3 5.8 7.2
50 1.2 1.9 2.9 3.8 5.8 7.7 11.5 15.4 19.2
100 2.4 3.9 5.9 7.8 11.8 15.7 23.5 31.4 39.2
150 3.6 5.9 8.9 11.8 17.8 23.7 35.5 47.4 59.2
200 4.8 7.9 11.9 15.8 23.8 31.7 47.5 63.4 79.2
250 6.0 9.9 14.9 19.8 29.8 39.7 59.5 79.4 99.2
300 7.2 11.9 17.9 23.8 35.8 47.7 71.5 95.4 119.2
350 8.4 13.9 20.9 27.8 41.8 55.7 83.5 111.4 139.2
400 9.6 15.9 23.9 31.8 47.8 63.7 95.5 127.4 159.2
500 12.0 19.9 29.9 39.8 59.8 79.7 119.5 159.4 199.2
Ghi chú:
Lượng nước mưa lớn nhất thu được (tương ứng với diện tích mái nhà) (m
3
)
Diện ch mái nhà (m
2
)

Bảng trên được tính toán theo công thức (PL2.2) ở Phục lục 2, với hệ số hiệu quả thu nước
mưa (A) bằng 0.8 và lượng mưa thất thoát (B) được chọn bằng 2 mm / tháng.
Lượng mưa trung bình tháng (mm)
350.0
300.0
250.0
200.0
150.0
100.0
50.0
0.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
7.9
3.9
19.9
43.2
178.6
229.7
246.3
231.0
255.7
287.3
155.2
49.9
3.3.5 Xác định nhu cầu sử dụng nước mưa
Như đã trình bày ở Phần 2, nhu cầu sử dụng nước mưa là thông số quan trọng quyết định thể ch của bể
chứa nước mưa. Việc xác định nhu cầu sử dụng nước có ảnh hưởng lớn đến lượng nước cấp hàng ngày,
thời gian lưu trữ, sử dụng nước trong bể chứa ở thời gian ếp theo. Nhu cầu sử dụng nước phụ thuộc vào
các yếu tố sau:

- Số người sử dụng nước trong hộ gia đình;
- Lượng nước êu thụ bình quân cho mỗi người;
- Mục đích sử dụng nước mưa (ăn uống, rửa chén, rửa rau quả, tắm giặt, hay xối rửa nhà vệ sinh, )
Nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích cụ thể được xác định bằng cách đo hoặc ước nh lượng nước sử
dụng theo thực tế trong ngày. Đối với các khu vực đã có đường ống cấp nước, nhu cầu nước sử dụng của
một hộ gia đình có thể được xác định dựa trên số đo của đồng hồ nước. Đối với các khu vực chưa có
đường ống cấp nước hoặc vùng dân cư nông thôn, có thể ước nh theo Bảng 5:
Bảng 5. Ước nh nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
Ngoài ra, nhu cầu sử dụng nước của hộ gia đình (tùy theo số thành viên và nhu cầu sử dụng nước) có thể
ước nh qua bảng Bảng 6.
Bảng 6. Ước nh nhu cầu sử dụng nước cho hộ gia đình
3.3.6 Xác định thể ch bể chứa nước mưa
Các dữ liệu và thông số cần để thực hiện nh toán thể ch bể chứa nước mưa gồm:
- Diện ch mái nhà thu nước mưa (m
2
), tham khảo nh toán mục 3.3.2.
- Nhu cầu sử dụng nước theo ngày (lít/ngày), tham khảo cách ước nh mục 3.3.5.
20 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
Nhu cầu dùng nước
cho các hoạt động hằng ngày được ước nh
theo TCXDVN
33:2006/BXD cho:
- Ăn uống: 2,5 – 3 lít/người/ngày
- Ăn uống, rửa rau quả: 20 lít/người/ngày
- Ăn uống, sinh hoạt vùng nông thôn: 40 – 60 lít/người/ngày
- Ăn uống, sinh hoạt ở thị trấn, điểm dân cư nông thôn: 80 – 150 lít/người/ngày

Ăn uống
Ăn uống, sơ chế
thực phẩm

Ăn uống, sinh hoạt
(nông thôn)
Ăn uống, sinh hoạt
(thị trấn, điểm dân
cư nông thôn)
2 5 - 6 40 80 - 120 160 - 300
3 7,5 - 9 60 120 - 180 240 - 450
4 10 - 12 80 160 - 240 320 - 600
5 12,5 - 15 100 200- 300 400 - 750
6 15 - 18 120 240 - 360 480 - 900
7 17,5 - 21 140 280 - 420 560 - 1050
8 20 - 24 160 320 - 480 640 - 1200
9 22,5 - 27 180 360 - 540 720 - 1350
10 25 - 30 200 400 - 600 800 - 1500
Ghi chú:
Mục đích sử dụng nước
Số thành viên
trong gia đình
(người)
Nhu cầu sử dụng nước (lít/ngày/hộ)
Kết quả được ước nh theo TCXDVN 33:2006/BXD

- Số liệu mưa trung bình hằng tháng (qua nhiều năm nếu có), tham khảo các số liệu của Niên giám
thống kê hoặc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn các tỉnh, thành.
Thể ch bể chứa nước mưa có thể được xác định theo phương pháp nh toán cân bằng nước trong bể
chứa (theo năm, tháng, ngày, hoặc từng trận mưa), sau đó thực hiện xem xét các yếu tố: điều kiện không
gian lắp đặt bể chứa nước mưa, điều kiện kinh tế của hộ gia đình và chi phí – lợi ích của bể chứa nước mưa,
khả năng quản lý và bảo dưỡng để lựa chọn bể chứa có thể ch phù hợp.
Cách đơn giản để xác định thể ch bể chứa nước mưa là nh toán thể ch bể chứa đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước cho cả năm, hoặc các tháng mùa mưa trong năm, dựa trên số liệu mưa trung bình hằng tháng.

Công thức nh toán cân bằng nước trong bể chứa được trình bày trong Phụ lục 2. Tuy nhiên, để thuận ện
trong việc xác định thể ch bể chứa nước mưa, tài liệu hướng dẫn đã thực hiện nh toán và thiết lập 2
bảng tra: Bảng tra thể ch bể chứa nước mưa sử dụng trong cả năm (Bảng 7) và Bảng tra thể ch bể chứa
nước mưa sử dụng trong mùa mưa (Bảng 8), nhằm giúp người sử dụng có thể xác định thể ch bể chứa
bằng cách tra bảng trực ếp:
Bảng 7. Bảng tra thể ch bể chứa nước mưa sử dụng trong cả năm
Hằng năm, trong mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long thường xuất hiện các đợt khô hạn ngắn ngày (hạn
bà chằn, thường vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8), các đợt khô hạn này thường kéo dài từ 5-10 ngày
và một số năm đã xuất hiện các đợt khô hạn kéo dài từ 15-20 ngày. Do đó, bể chứa nước sử dụng trong
mùa mưa đã được nh sao cho đảm bảo lượng nước chứa đủ để sử dụng trong suốt thời gian các đợt
khô hạn này.
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 21

Nhu cầu sử dụng
nước mưa
(lít/ngày) 30 40 50 60 80 100 150 200 300
10 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2 1.2
20 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5
30 4.0 3.6 3.6 3.6 3.6 3.6 3.6 3.6 3.6
40 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0
50 6.5 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0
75 10.5 10.0 9.5 9.0 9.0 9.0 9.0 9.0 9.0
100 14.0 13.5 13.0 13.0 12.0 12.0 12.0 12.0 12.0
125 x 17.5 17.0 16.5 16.0 15.0 15.0 15.0 15.0
150 x 21.0 21.0 20.5 19.5 18.5 18.0 18.0 18.0
200 x x x 28 27.0 26.0 24.0 24.0 24.0
250 x x x x x x x 30.0 30.0
300 x x x x x x x x x
Thê ̉ch bê ̉ chứa nước mưa sử dụng cả năm (m
3

)
Diện ch mái nhà thu nước mưa, m
2
Ghi chú: - Kết quả được nh toán theo số liệu mưa trung bình tháng của TP Cần Thơ (1978-2011)
- x: Diện ch mái thu nước mưa không đáp ứng nhu cầu sử dụng nước (hoặc thể tích bể chứa > 30m
3
)
- Bảng tra chỉ có tính chất tham khảo và được tính toán dựa theo số liệu mưa trung bình của TP Cần
Thơ (1978-2011), do đó kết quả sẽ không thích hợp với các năm có lượng mưa thay đổi bất thường
Bảng 8. Bảng tra thể ch bể chứa nước mưa sử dụng trong mùa mưa
Cách tra bảng được thực hiện như ví dụ sau:
Ví dụ: Một hộ gia đình gồm 4 thành viên và đang sinh sống tại vùng ven của TP Cần Thơ, mỗi thành viên
trong gia đình thường sử dụng khoảng 25 lít/ngày. Căn nhà của hộ gia đình này có diện ch mái thu nước
mưa là 100 m
2
. Hộ này muốn thu gom nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt trong mùa mưa của năm.
Bể chứa nước mưa của hộ gia đình này được chọn bằng cách tra bảng như sau:
- Tính toán nhu cầu sử dụng nước hằng ngày của hộ gia đình: 4 người x 25 lít/ngày/người = 100
lít/ngày.
- Với diện ch mái nhà thu nước mưa là 100m
2
và nhu cầu sử dụng nước là 100 lít/ngày, thực hiện
tra Bảng 8 để xác định thể ch bể chứa sử dụng trong mùa mưa (như hình bên dưới)
22 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa

Nhu cầu sử dụng
nước mưa
(lít/ngày) 30 40 50 60 80 100 150 200 300
10 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5
20 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7

30 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7
40 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0
50 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5
75 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0
100 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5
125 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0
150 4.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5
200 x 6.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0
250 x x 7.5 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0
300 x x x 9.0 7.0 7.0 7.0 7.0 7.0
350 x x x x 9.0 8.0 8.0 8.0 8.0
400 x x x x 12.0 9.0 9.0 9.0 9.0
500 x x x x x 15.0 12.0 12.0 12.0
600 x x x x x x 14.0 14.0 14.0
- Bảng tra chỉ có tính chất tham khảo và được tính toán dựa theo số liệu mưa trung bình của TP Cần
Thơ (1978-2011), do đó kết quả sẽ không thích hợp với các năm có lượng mưa thay đổi bất thường
Ghi chú: - Kết quả được nh toán theo số liệu mưa trung bình tháng của TP Cần Thơ (1978-2011)
Thể ch bể chứa nước mưa sử dụng trong mùa mưa (Tháng 05-11) (m
3
)
Diện ch mái nhà thu nước mưa, m
2
- x: Diện ch mái thu nước mưa không đáp ứng nhu cầu sử dụng nước (hoặc thể tích bể chứa > 30m
3
)
- Kết quả: bể chứa có thể ch 2,5 m
3
được lựa chọn để hộ gia đình sử dụng trong mùa mưa.
- Nếu hộ này muốn chọn bể chứa để sử dụng trong cả năm thì thực hiện tra Bảng 7, với cách tra
bảng tương tự như trên. Kết quả cho thấy bể chứa 12m

3
sẽ được chọn để cung cấp nước mưa
cho hộ này sử dụng trong cả năm.
Lưu ý khi lựa chọn bể chứa nước mưa:
Bể chứa nước mưa có thể ch lớn sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước mưa khi lượng mưa trong năm
giảm, hoặc khi thời gian mùa khô kéo dài hơn. Tuy nhiên, bể chứa nước mưa quá lớn sẽ chiếm nhiều
không gian lắp đặt và chi phí đầu tư bể chứa cao, do đó cần thực hiện cân đối thể ch bể chứa nước
mưa phù hợp với điều kiện sẵn có của hộ gia đình trước khi lựa chọn bể chứa.
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 23

Nhu cầu sử dụng
nước mưa
(lít/ngày) 30 40 50 60 80 100 150 200 300
10 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5
20 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7
30 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7
40 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0
50 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5
75 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0 2.0
100 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5
125 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0 3.0
150 4.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5
200 x 6.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0 5.0
250 x x 7.5 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0 6.0
300 x x x 9.0 7.0 7.0 7.0 7.0 7.0
350 x x x x 9.0 8.0 8.0 8.0 8.0
400 x x x x 12.0 9.0 9.0 9.0 9.0
500 x x x x x 15.0 12.0 12.0 12.0
600 x x x x x x 14.0 14.0 14.0
- Bảng tra chỉ áp dụng cho các khu vực của TP Cần Thơ

Ghi chú: - Kết quả được nh toán theo số liệu mưa trung bình tháng của TP Cần Thơ (1978-2011)
Thể ch bể chứa nước mưa sử dụng trong mùa mưa (Tháng 05-11) (m
3
)
Diện ch mái nhà thu nước mưa, m
2
- x: Diện ch mái thu nước mưa không đáp ứng nhu cầu sử dụ ng nước (hoặc thể ch bể chứa > 30m
3
)
Tra nhu cầu sử
dụng nước hằng
ngày (100
lít/ngày)
Tra diện tích mái nhà thu
gom nước mưa là 100 m
2
3.4 Các giải pháp xử lý nước mưa
Các biện pháp làm sạch và xử lý nước mưa thường bao gồm : lọc sơ bộ, loại bỏ nước đầu trận mưa, lọc
nước mưa và khử trùng. Các biện pháp xử lý nước mưa được thể hiện trong Hình 10 (màu xanh dương) và
trình bày ở các mục sau.
Hình 10. Mô hình hệ thống thu gom và xử lý nước mưa
3.4.1 Xử lý sơ bộ nước mưa
Xử lý sơ bộ nước mưa thường áp dụng phương pháp lọc sơ bộ hoặc lược nước để loại bỏ các tạp chất có
kích thước lớn như: lá cây, mảnh vụn của mái nhà, rơm, bụi và một phần các chất ô nhiễm có nguồn gốc
từ phân (chim, thằn lằn ). Thiết bị lọc sơ bộ thường được lắp đặt sau máng xối và trước thiết bị loại bỏ
nước mưa đầu trận, ngoài ra một số thiết bị lọc sơ bộ cũng có thể được lắp đặt trước khi nước mưa đi vào
bể chứa. Một số biện pháp xử lý sơ bộ đơn giản và dễ thực hiện gồm:
Lọc qua vải: là một phương pháp lọc sơ bộ đơn giản, dễ thực hiện và được các hộ gia đình tại
các vùng nông thôn áp dụng để lọc nước mưa trước khi đi vào dụng cụ chứa.
Dụng cụ lược: lắp đặt các dụng cụ lược nước mưa trước khi đi vào bể chứa cũng thường được

áp dụng để loại bỏ rác, lá cây, các mảnh vụn… trong nước mưa. Các dụng cụ lược có thể được
làm bằng inox, nhựa,…
Lưới lược: có thể được lắp đặt trên máng xối, ống thu gom nước mưa hoặc tại vị trí đầu vào
của bể chứa. Khi lắp đặt lưới lược tại vị trí đầu vào của bể chứa cần chọn loại lưới có mắc lưới
nhỏ hơn 1mm. Tuy nhiên mắc lưới lọc lắp đặt trên máng xối thường có kích thước lớn hơn
(2,5mm) để đảm bảo thu gom hết lượng nước mưa trên mái nhà.
24 Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa
Chặt bỏ các nhành cây
che mái nhà
Không lắp anten trên
mái nhà thu nước mưa
Máng xối
Thiết bị lược rác
Lọc nước mưa
Vòi lấy nước
Khử trùng nước mưa
Lưới lược rác
Thiết bị bỏ nước
đầu trận mưa
Hình 11. Một số biện pháp và dụng cụ lọc sơ bộ nước mưa
3.4.2 Thiết bị bỏ nước đầu trận mưa (First flush)
Các chất ô nhiễm trong không khí và các chất bẩn trên mái nhà thường bị cuốn trôi theo lượng nước ở đầu
trận mưa, do đó lượng nước ở đầu trận mưa cần được loại bỏ trước khi thực hiện thu gom nước mưa. Tuy
nhiên, việc loại bỏ lượng nước ở đầu trận mưa thông qua sự theo dõi và chờ đợi mưa lớn thường gây các
trở ngại và mất nhiều thời gian.
Thiết bị bỏ nước đầu trận mưa là một thiết bị tự động loại bỏ lượng nước bẩn ở đầu trận mưa, giúp nước
mưa thu gom được có chất lượng tốt hơn. Theo kết quả nghiên cứu của dự án “Thích ứng biến đổi khí hậu
thông qua phát triển đô thị bền vững”, hàm lượng vi sinh (Tổng Coliform) trong nước mưa có thể giảm
70-90% sau khi nước đầu trận mưa được loại bỏ thông qua thiết bị này, ngoài ra các chất bẩn (như: cặn,
côn trùng, phân chim, hàm lượng kim loại nặng,… ) trong nước mưa đều giảm sau khi qua thiết bị này.

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị bỏ nước đầu trận mưa rất đơn giản, nhờ vào sự chuyển hướng để nước
đầu trận mưa đi vào buồng chứa của thiết bị trước khi đi vào bể chứa nước mưa. Bên trong buồng chứa
của thiết bị này có lắp đặt một trái banh phao để khi nước đầu trận mưa chảy đầy thể ch của buồng chứa,
banh phao này sẽ nổi lên để khóa và chuyển hướng nước mưa đi vào bể chứa (Hình 13).
(4)
Nguồn: hp://i245.photobucket.com/albums/gg77/vk2afl/IMG_06052.jpg
(5)
Nguồn:hp://www.ultraflowguershield.info/communies/5/004/012/139/595//images/4602229535_414x310.jpg
Hướng dẫn kỹ thuật thu gom và sử dụng nước mưa 25
Lược nước mưa qua vải
Lưới lọc lắp đặt trên
máng xối
(5)
Lưới lọc lắp đặt trên ống
thu gom nước mưa
(4)
Lưới lọc (inox) được lắp đặt
tại vị trí nước vào bể chứa
Dụng cụ lược (nhựa) được lắp đặt
tại miệng máng xối

×