Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ
phần ngoại thương Việt Nam.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập theo quyết định số
115/CP ngày 30 tháng 10 năm 1962 do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở
tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương nay là Ngân
hàng Nhà nước Việt nam.5 Ngày 01 tháng 04 năm 1963 Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam chính thức hoạt động như là một ngân hàng đối ngoại độc
quyền. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một đơn vị trực thuộc
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, được hạch toán phụ
thuộc vào Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. Sở giao dịch
không có tư cách pháp nhân tức là không có tài sản riêng, hoạt động theo luật
doanh nghiệp.Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mới được tách ra
từ Hội sở vào cuối năm 2005. Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng
Vietcombank, việc để hộ sở vùa thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng
quản lý không còn phù hợp. Hệ thống Vietcombank đã liên tục phát triển, số chi
nhánh mở ra trên cả nước ngày càng lớn, lượng vốn huy động được và cho vay
tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trươc, nhiệm vụ quản lý là rất lớn và quan
trọng, đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên nghiệp phụ trách công việc này. Đồng
thời, công việc kinh doanh ở Hội sở có một vai trò rất quan trọng đối với toàn hệ
thống, các chi tiêu hoạt động của Hội sở luôn chiếm khoảng 20-25% toàn hệ
thống. Để phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn mới, Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đã quyết định tách bộ phận kinh doanh của Hội sở để thành lập
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với chức năng như các chi
nhánh cấp I khác. Chức năng nhiệm vụ của Sở giao dịch là:
Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Lớp: Ngân Hàng 47A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
• Huy động vốn: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng ngoại tệ,
VND trong và ngoài nước. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu.
Nhận vốn tài trợ từ bên ngoài….
• Cho vay: cho vay bằng việt nam đồng, ngoại tệ với mọi chủ thể của
nền kinh tế theo quyền hạn và hạn mức được Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương
Việt nam uỷ quyền.
• Thực hiện bảo lãnh, tái bảo lãnh( theo quy định)
• Thực hiện nghiệp vụ kế toán quốc tế: L/C, nhờ thu kèm chứng từ, bảo
thanh toán… ( theo quy định).
• Cung cấp dịch vụ quản lý.
• Thực hiệncung ứgn các phương tiện thanh táon và dịch vụ thanh toán
chuyển tiền, thu chi hộ, nhờ thu, ngân quỹ cho khách hàng.
• Thực hiện các nghiệp vụ phát sih về tiền gửi, tiền vay theo quy định
quản lý vốn: hình thức quản lý vốn tập trung triển khai từ năm 2005
• Thực hiện kế toán quản lý tài chính, lập báo cáo tài chính.
• Thực hiện công tác quản lý ngân quỹ theo quy định.
• Thống kê báo cáo tình hình hoạt động của sở giao dịch.
• Thực hiện vông tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
• Thực hiện công tác tổ chức, quản lý cán bộ.
Hiện nay sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có địa chỉ tại 33
Ngô Quyền. Sở giao dịch tuy không có các chi nhánh và phòng giao dịch trực
thuộc nhưng phạm vi hoạt động rất lớn, không chỉ trong phạm vi thành phố Hà
Nội mà còn mở rộng sang phạm vi các tỉnh lân cận. Các khách hàng của Sở giao
dịch chủ yếu là những khách hàng lớn có được từ quá trình kinh doanh trước
Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Lớp: Ngân Hàng 47A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
đây. Khi tách ra từ Hội sở chính, Sở giao dịch đã rất cố gắng trong việc mở rộng
phạm vi hoạt động, chủ động tìm kiếm khách hàng và đã thu được nhiều thành
công.
2. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam bao gồm: 1 Giám đốc, 4 Phó Giám đốc, phòng chuyên môn, và
các phòng ban. Mỗi phòng ban đều có chức năng và nghiệm vụ riêng, khả năng
cung ứng khác nhau.
• Phòng bảo lãnh: là phòng chuyên cung cấp các sản phẩm như bảo lãnh
dự thầu, bảo lãnh đối ứng, tái bảo lãnh… cho tất cả các khách hàng của Sở giao
dịch.
• Phòng đầu tư dự án: là phòng cung cấp các tín dụng trung và dài hạn
dành cho các dự án đầu tư.
• Phòng kế toán giao dịch: Phòng này có chức năng phục phụ khách hàng,
tổ chức, cả cư trú và không cư trú có quan hệ với ngân hàng ngoại thương đồng
thời cung cấp các sản phẩm thanh toán cho đối tượng khách hàng là tổ chức kinh
tế như dịch vụ phát hành séc, trả lương qua tài khoản. Trong đó cũng quy định tổ
chức cư trú hay tổ chức không cư trú là những tổ chức được thành lập theo luật
doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• Phòng kế toán tài chính: Phòng này có chức năng là hạch toán kế toán
các khoản chi tiêu tài chính để quản lý tài sản cố định, hạch toán các chi phí, 1
phần của Doanh thu có chức năng thanh toán liên ngân hàng, thanh toán bù trừ
nhằm để cân đối các tài khoản kế toán phục vụ tác nghiệp cho các phòng vụ.
• Phòng khách hàng đặc biệt: là phòng chuyên cung cấp các sản phẩm
dành cho khách hàng là cá nhân. Khách hàng đặc biệt là những khách hàng có só
Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Lớp: Ngân Hàng 47A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
dư hoạt động lớn, gửi tiền lớn.., các quan chức các bộ ngành.v.v.v. Chức năng
của phòng này là xây dựng chính sách đối với khác hàng đặc biệt như ưu đài và
lãi suất, kỳ hạn….
• Phòng kiểm tra giám sát: là phòng chuyên đi kiểm tra giám sát các
phòng khác về nghiệp vụ của sở giao dich, không kiểm tra các phòng không có
nghiệp vụ.
• Phòng hành chính quản trị: phòng này gồm hai bộ phận:
Thứ nhất là phòng Hành chính: phòng này bao gồm văn thư, lễ tân, đóng
dấu luân chuyển công tư công văn, có chức năng văn phòng đối với ban giám
đốc, thư ký.
Thứ hai là phòng Quản trị: phòng này có chức năng duy trì hệ thống điện
nước, điều hoà đảm bảo cơ sở vật chất cho Ngân hàng, quản lý đội ngũ nhân
công, bảo vệ, lái xe để có thể hoạt động tốt nhất.
• Phòng hối đoái: phòng này cung cấp các sản phẩm dành cho khách hàng
cá nhân kể cả cư trú và không cư trú. Sản phẩm thanh toán bao gồm: sản phẩm
về tài khoản thanh toán, tài khoản tiền gửi, thanh toán trong nước, các sản phẩm
thanh toán quốc tế đối với Khách hàng cá nhân. Phòng này có thể phát hành
banhk graft, bán các sản phẩm quốc tế.
• Phòng ngân quỹ: là phòng thu chi ngân quỹ cho cả Sở giao dịch.
• Phòng quản lý nhân sự: phòng này có chức năng tham mưu cho ban
Giám đốc về tổ chức bộ máy hoạt động như thành lập mới, giải thể, sát nhập, hay
chia tách… Tham mưu cho ban Giám đốc trong việc quản lý các cán bộ nhân
viên: hợp đồng lao động, bố tri điều động cán bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm theo
quy chế quản lý lao động của Ngân hàng ngoại thương, thực hiện công tác về
Bảo hiểm xã hội cho người lao động, đề xuất chương trình đào tạo, đào tạo lại
Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Lớp: Ngân Hàng 47A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Phan Thị Thu Hà
đối với nhân viên, hình thức đào tạo trong và ngoài nước, quản lý hồ sơ cán bộ,
quản lý tiền lương đối với người lao động.
• Phòng thanh toán nhập khẩu: là phòng chuyên cung cấp các sản
phẩm Ngân hàng dành để thanh toán nhập khẩu: mở L/C, ký quỹ 100% hoặc một
phần, cung cấp các sản phẩm về chuyển tiền.
• Phòng thanh toán xuất khẩu: cung cấp các sản phẩm Ngân hàng
dành cho phục vụ công tác xuất khẩu: nhận L/C từ phía nước ngoài, kiểm tra tình
hợp lý, hợp lệ cho Khách hàng sau đó nhận. chiết khấu chứng từ hàng xuất ví dụ:
L/C đủ điều kiện thanh toán nhưng theo quy định 5 ngày nữ mới được thanh táon
nhưng họ lại cần tiền ngay thì Ngân hàng chiết khấu chứng từ cho họ nếu bộ
chứng từ có trục trặc thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm (L/C truy đòi). Phòng này
còn có chức năng thanh toán chuyển tiền về (có phí).
• Phòng thanh toán thẻ: Phòng này có nhiệm vụ phát hành thẻ. Có
các loại thẻ sau:
Thẻ ghi nợ: CORNECT 24, SG24,MTV,VC Bank visa..
Thẻ ghi nợ: visa, master, amex..
Thẻ ghi nợ là loại thẻ mà tiền có trên tài khoản thì mới chi tiêu được và
được thấu chi. Còn thẻ tín dụng là loại thẻ mà cấp cho khách hàng để chi tiêu
trong hạn mức đó trong tháng, cuối tháng khách hàng cẩn phải thanh toán cho
Ngân hàng hết số dư chi tiêu, sang tháng được cấp hạn mức mới. Nếu không trả
tiền tiêu dùng trong tháng thì dù cón hạn mức vẫn không chi tiêu được trong
tháng tới. Đối với thẻ này cần có những biện pháp như thế chấp, cầm cố, tín chấp
(đối với khách hàng lớn có uy tín)… Việc sử dụng thẻ còn nhiều bất cập do nhận
thức của người sử dụng thẻ chưa cao: khoản chi tiêu bị tính lãi theo lãi luỹ tiến
nếu không trả, phải trả tiền tín dụng theo tháng… Hoạt động thanh toán thẻ phải
Sinh viên: Nguyễn Thị Mai Lớp: Ngân Hàng 47A
5