Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.12 KB, 80 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM


VÕ THỊ THÙY MINH


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC QUỐC
GIA ĐÔNG NAM Á


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ





Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM


VÕ THỊ THÙY MINH


NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG


ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC QUỐC GIA
ĐÔNG NAM Á

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
LI CAM OAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến
khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam
Á” là công trình nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn,
tôi cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này
chưa từng được công bố hoặc được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2014
Tác giả


Võ Thị Thùy Minh



MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
TÓM LƯỢC
1. GIỚI THIỆU 1
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4
3. DỮ LIỆU, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Các biến nhân tố tác động lên khả năng thu hút FDI 20
3.2. Dữ liệu nghiên cứu 25
3.3. Mô hình nghiên cứu 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Mô hình hồi quy Pooled OLS 28
3.4.2. Mô hình hồi quy hiệu ứng cố định 29
3.4.3. Mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên 30
3.4.4. Các phương pháp kiểm định 31
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 35
4.1. Thống kê mô tả 35
4.2. Kết quả ước lượng 39
5. KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI : u tư trc tip nưc ngoài
FEM : Mô hình hiu ng c nh
GDP : Tng sn phm quc ni

GNP : Tng sn phm quc dân
MNCs : Các công ty a quc gia
OECD : T chc hp tác và phát trin kinh t
REM : Mô hình hiu ng ngu nhiên
UNCTAD : Hi ngh Liên hip quc v thương mi và phát trin


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Bảng 4.1: Thống kê mô tả cho các biến trong mô hình 36
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 37
Bảng 4.3: Giá trị VIF của các biến độc lập trong mô hình 38
Bảng 4.4: Ước lượng hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình pooled OLS 39
Bảng 4.5: Ước lượng dữ liệu bảng theo mô hình hồi quy hiệu ứng cố định
theo đơn vị chéo 42
Bảng 4.6: Ước lượng dữ liệu bảng theo mô hình hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên 44
Bảng 4.7: Bảng so sánh kết quả giữa hồi quy pooled OLS, FEM và REM 46
Bảng 4.8: Kiểm định lựa chọn mô hình Pooled OLS hay mô hình FEM 46
Bảng 4.9: Kiểm định Haussman lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM 48
Bảng 4.10: Kiểm định Breusch – Pagan Random Effect LM test 51
Bảng 4.11: Ước lượng mô hình hồi quy với phương pháp feasible GLS
có kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi 52
Hình 2.1: FDI toàn cầu, giai đoạn 2004-2012 và dự báo giai đoạn 2013-2015 8
Hình 2.2: FDI khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2001-2012 9
Hình 2.3: Tỷ trọng FDI khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2001-2012 10
Hình 2.4: Sự phân bố FDI khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2001-2012 11


TÓM LƯỢC
ề tài được thực hiện nhằm có bằng chứng thực nghiệm về tác động của các

nhân tố lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á
và xác định được mức độ ảnh hưởng của chúng.
Tác giả đã thiết lập mô hình hồi quy đa biến nhằm xem xét tác động của các yếu
tố quy mô thị trường, sự ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng, tỷ giá thực, chỉ số
cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, tích lũy tài sản gộp và mức độ ổn định chính trị của
một quốc gia lên khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia
khu vực Đông Nam Á. Dữ liệu được thu thập cho 9 nước Đông Nam Á, bao gồm Việt
Nam, Campuchia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Lào, Philippines, Indonesia và
Brunei, được lấy từ World Bank’s World Development Indicators, dữ liệu hàng năm từ
năm 2001-2012. Riêng chỉ số xếp hạng mức độ ổn định chính trị được lấy từ World
Bank’s Worldwide Gorvernance Indicators. Sử dụng phần mềm EVIEWS để phân tích
dữ liệu bảng bằng phương pháp bình phương bé nhất với các mô hình hồi quy Pooled
OLS, hồi quy hiệu ứng cố định và hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên và phương pháp FGLS
(Feasible Generalized Least Square) nhằm xác định mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và
các biến độc lập có trong mô hình nghiên cứu.
Kết quả cho thấy rằng quy mô thị trường, triển vọng tăng trưởng, cơ sở hạ tầng,
tích lũy tài sản gộp và độ ổn định chính trị của một quốc gia là những nhân tố tác động
cùng chiều lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia tại khu
vực Đông Nam Á.
T khóa: FDI, u tư trc tip nưc ngoài

1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Khu vực Đông Nam Á trong những năm gần đây thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài ngày càng tăng mạnh. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu
vực này chiếm trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu cũng ngày
càng tăng. Tuy có bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, nhưng đây cũng xu

hướng chung cho tất cả các khu vực trên thế giới. Điều đó cho thấy khu vực Đông
Nam Á đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, được xem như là
điểm đến mới thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh
tế và đời sống của các quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn hỗ
trợ tăng trưởng. Với các quốc gia đang phát triển như khu vực Đông Nam Á, nguồn
vốn bổ sung này đặc biệt quan trọng trong tình hình vốn trong nước không đáp ứng
đủ nhu cầu tăng trưởng. Ngoài việc tăng vốn cho nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước
ngoài còn là kênh chuyển giao kỹ thuật công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên
tiến. Về lâu dài, đây là lợi ích căn bản nhất đối với nước nhận đầu tư vì nguồn vốn
thiếu còn có thể huy động ở những kênh khác, nhưng công nghệ và bí quyết quản lý
thì không thể có được bằng cách đó. Đây là những kiến thức phải trải qua thời gian
lâu dài tích lũy mới có được. Đối với các nước đang phát triển, việc thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài sẽ giúp tiếp thu được công nghệ và trình độ quản lý đã phát
triển và tích lũy qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn của các nước đã
phát triển. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghệ của mình. Trong tình hình hiện
nay, nhiều công ty của nhiều nước trên thế giới có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và
thực hiện chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư thì đây là cơ hội cho các
2

nước đang phát triển như khu vực Đông Nam Á có thể tiếp thu được các công nghệ
một cách thuận lợi nhất.
Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nhiều việc làm, giải quyết
được phần nào nạn thất nghiệp vốn là tình trạng nan giải ở nhiều quốc gia. Đặc biệt
là các quốc gia đang phát triển có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không
có điều kiện khai thác và sử dụng hết.
Với những lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại cho các quốc gia
nhận đầu tư thì việc nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến khả năng thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài là vô cùng cần thiết nhằm cải thiện môi trường đầu tư,

từ đó thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư chảy vào. Chính vì lẽ đó mà đề tài
“Nghiên cu các nhân t tác ng n kh năng thu hút u tư trực tiếp nước
ngoài của các quốc gia Đông Nam Á” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á. Cụ thể là tìm hiểu tác động của
các nhân tố gồm quy mô thị trường, sự ổn định kinh tế và triển vọng tăng trưởng, tỷ
giá thực, chỉ số cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, tích lũy tài sản gộp và mức độ ổn
định chính trị của một quốc gia lên khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
quốc gia đó. Từ đó, tìm ra các đề xuất phù hợp cho chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
với các nhân tố tác động, bài viết sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng bằng
phương pháp bình phương bé nhất với các mô hình hồi quy Pooled OLS, hồi quy
hiệu ứng cố định và hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên và phương pháp FGLS (Feasible
Generalized Least Square).
3

1.4. Phm vi và i tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa khả năng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài với các nhân tố gồm quy mô thị trường, sự ổn định kinh tế và triển vọng
tăng trưởng, tỷ giá thực, chỉ số cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, tích lũy tài sản
gộp và mức ổn định chính trị của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Phạm vi và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên các quốc gia
Đông Nam Á. Số liệu được lấy từ World Bank’s World Development Indicators và
World Bank’s Worldwide Gorvernance Indicators từ năm 2001-2012.
1.5. Đóng góp của đề tài
- Tổng kết các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động lên khả năng
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Định lượng được mối quan hệ giữa khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của các quốc gia Đông Nam Á và các nhân tố tác động lên nó.
- Phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố và từ đó đưa ra những đề xuất
phù hợp cho chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây
Chương 3: Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Kết luận

4

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
2.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh là Foreign Direct Investment, viết tắt
là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. FDI xuất hiện khi nhà đầu tư ở
nước này có được tài sản ở nước khác và quản lý tài sản đó.
Theo OECD (2008), FDI được thực hiện nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài
giữa một doanh nghiệp trong một nền kinh tế (gọi là nhà đầu tư) với một doanh
nghiệp trong nền kinh tế khác (doanh nghiệp nhận đầu tư). Nhà đầu tư có một mức
độ quản lý đáng kể trong doanh nghiệp, ví dụ chiếm quyền biểu quyết từ 10% trở
lên.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế nước nhận đầu tư. Trong vài thập kỷ gần đây, FDI đã trở thành nguồn lực

quan trọng nhất chảy vào các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát
triển. FDI giải quyết được hai thử thách chủ yếu của các nước, đó là, sự thiếu hụt
nguồn tài chính và kỹ năng công nghệ và bí quyết quản lý.
Sự thiếu hụt nguồn tài chính rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát
triển của một nền kinh tế. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước,
đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Từ đó tạo tiền đề tăng thu
nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội.
5

Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu
quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Đặc biệt FDI
là nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các
nước nhận đầu tư.
Việc thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp
thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và
phát triển qua nhiều năm. Tuy nhiên, việc nắm bắt các công nghệ và bí quyết quản
lý đó tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
FDI hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua việc đem đến cơ hội tiếp xúc với
công nghệ mới, tiên tiến và hiệu quả hơn, tạo ra nhiều việc làm, cải tiến cơ sở vật
chất và gia tăng hiệu quả sản xuất của nền kinh tế nước nhận đầu tư.
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia sẽ tham gia ngày càng
nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế
giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với
sự phân công lao động quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư
phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh
quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước nhận
đầu tư. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển nhanh chóng
trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng

suất lao động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế.
Nghiên cứu trên nhiều công ty đa quốc gia cho thấy rằng động lực đầu tư ra
nước ngoài của họ dựa trên 5 kiểu xem xét chủ yếu mang tính chiến lược (Hogue,
1967; UNCTAD, 1998):
-Động lực tìm kiếm thị trường
6

- Động lực tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu
- Động lực tìm kiếm tính hiệu quả trong sản xuất
- Động lực tìm kiếm tri thức
- Động lực tìm kiếm sự ổn định an toàn về chính trị xã hội
Những nhà đầu tư tìm kiếm thị trường sẽ bị thu hút bởi những nước có thị
trường rộng lớn và tăng trưởng nhanh. Những nhà đầu tư thuộc nhóm này tìm cách
thỏa mãn nhu cầu tại nước nhận đầu tư hoặc xuất khẩu ra nước khác hơn là thị
trường của chính nước họ.
Những nhà đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu sẽ tìm kiếm những nước
dư thừa tài nguyên. Các công ty trong lĩnh vực dầu mỏ, khai khoáng, lâm nghiệp…
thuộc về nhóm này. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật
Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này.
Nhóm các nhà đầu tư tìm kiếm tính hiệu quả nhằm tận dụng giá thành đầu
vào thấp ở nước nhận đầu tư như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu
tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng
sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, điều kiện pháp lí
Trong khi đó, nhóm các nhà đầu tư có động lực tìm kiếm tri thức và công
nghệ lại tìm đến những quốc gia có công nghệ cao. Nhật Bản là nước tích cực đầu
tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Việc công ty đa quốc gia
quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công
ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo
tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM.
Cuối cùng, nhóm các nhà đầu tư tìm kiếm sự ổn định an toàn về chính trị xã

hội. Những đất nước có tình hình kinh tế, chính trị xã hội ổn định, ít bạo động là
7

điểm đến của các nhà đầu tư thuộc nhóm này. Việt Nam có thể là một ví dụ điển
hình.
FDI được phân ra làm hai loại: FDI định hướng thị trường và FDI định
hướng xuất khẩu. Đối với loại FDI định hướng thị trường, nhân tố quan trọng nhất
thu hút FDI chính là quy mô và tỷ lệ tăng trưởng của nước nhận đầu tư. FDI định
hướng xuất khẩu chủ yếu tìm kiếm tính hiệu quả sản xuất (OECD, 2000).
Việc hiểu rõ những động lực và các nhân tố chính tác động lên khả năng thu
hút FDI sẽ hướng dẫn cho những lựa chọn chính sách đúng đắn nhằm thu hút dòng
đầu tư chảy vào các quốc gia.
2.1.2. Tình hình FDI toàn cầu và khu vực Đông Nam Á
Xét trên toàn thế giới, FDI từ mức trung bình hàng năm 142 tỷ USD trong
những năm 1985 – 1990 lên hơn 836 tỷ USD năm 2001, đến năm 2007, FDI đã đạt
mức 2 nghìn tỷ USD (UNCTAD, 2013). Tuy nhiên, từ sau năm 2007 có sự sụt giảm
về FDI toàn cầu do khủng hoảng tài chính thế giới mà thấp nhất là năm 2009, lượng
FDI toàn cầu chỉ còn 1,2 nghìn tỷ USD (UNCTAD, 2013).
Sau khủng hoảng tài chính, FDI có sự phục hồi nhẹ, năm 2010 đầu tư trực
tiếp nước ngoài toàn cầu đạt 1,4 nghìn tỷ USD; năm 2011, FDI toàn cầu tăng lên
đến 1,6 nghìn tỷ USD; tuy nhiên, năm 2012 có sự sụt giảm 18%, chỉ còn 1,3 nghìn
tỷ USD trong năm này (UNCTAD, 2013). UNCTAD dự báo trong tương lai mức
FDI sẽ tăng lên, một khi các điều kiện vĩ mô được cải thiện và các nhà đầu tư lại
tiếp tục tin tưởng. Đồ thị FDI toàn cầu từ 2004-2012 và dự báo cho giai đoạn 2013-
2015 được trình bày trong hình 2.1.


8



Hình 2.1: FDI toàn cu, giai on 2004-2012 và d báo giai on 2013-2015
Nguồn: UNCTAD, 2013
Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Đây là điểm đến thu hút ngày càng tăng lượng FDI chảy vào các quốc gia. Do
khủng hoảng tài chính thế giới, FDI chảy vào khu vực này đang trên đà tăng trưởng
tốt đã bị giảm trong năm 2008 và 2009. Nhưng qua năm 2010, FDI chảy vào khu
vực Đông Nam Á quay đầu và tăng liên tục. Thậm chí, năm 2012, trong khi FDI
toàn cầu và các khu vực khác giảm, thì FDI chảy vào khu vực Đông Nam Á tiếp tục
tăng 2%, lên đến 111 tỷ USD (UNCTAD, 2013). Sự gia tăng này cho thấy, các nhà
đầu tư nước ngoài đã nhận thấy được khu vực Đông Nam Á là điểm đến tiềm năng
cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Đồ
thị FDI chảy vào khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2001-2012 được trình bày trong
hình 2.2.
9


Hình 2.2: FDI khu vc ông Nam Á, giai on 2001-2012
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu trên unctad.org
Không ch tăng về mặt số lượng, tỷ trọng thu hút FDI của khu vực Đông
Nam Á so với toàn thế giới giai đoạn 2001-2012 cũng theo xu hướng ngày càng
tăng. Từ 2,64% năm 2001, đến năm 2012, tỷ trọng FDI khu vực Đông Nam Á
chiếm trong tổng lượng FDI toàn cầu đã lên đến 8,24%. Điều này củng cố hơn nữa
việc khu vực Đông Nam Á đã được lựa chọn làm điểm đến mới của nguồn vốn FDI
trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Đồ thị tỷ trọng FDI của khu vực Đông Nam Á
giai đoạn 2001-2012 được trình bày trong hình 2.3.
10


Hình 2.3: T trng FDI khu vc ông Nam Á, giai on 2001-2012
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu trên unctad.org

Sự phân bố FDI trong khu vực Đông Nam Á thể hiện trong hình 2.4.
Singapore hiện đang là nước dẫn đầu về tỷ trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào khu vực Đông Nam Á. Tuy tỷ trọng này có giảm mạnh do khủng hoảng
tài chính thế giới, nhưng nhìn chung luôn dẫn đầu và ổn định qua các năm, chiếm
trên 50% lượng vốn FDI đổ vào khu vực. Thái Lan giai đoạn đầu xếp thứ 2 về tỷ
trọng thu hút vốn FDI, tuy nhiên càng về sau tỷ trọng này càng giảm và Indonesia
đã vượt lên.
11


Hình 2.4: S phân b FDI khu vc ông Nam Á, giai on 2001-2012
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu trên unctad.org
Malaysia cũng là một điểm đến thu hút các nhà đầu tư, đến năm 2012,
Malaysia xếp thứ 3 về tỷ trọng thu hút vốn đầu tư FDI. Brunei, Campuchia,
Myanmar, Lào và Đông Timor là nhóm xếp thấp nhất, hầu như tỷ trọng của những
nước này trong khu vực là không đáng kể. Tỷ trọng thu hút vốn FDI của Việt Nam
thuộc dạng trung bình trong khu vực này, dao động quanh mức 7-8%. Trong hai
năm FDI toàn cầu bị ảnh hưởng nhiều nhất là 2008 và 2009, tỷ trọng thu hút vốn
FDI của Việt Nam lại đạt mức cao nhất. Điều đó cho thấy, sự ổn định của nền kinh
tế Việt Nam đã giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài tốt hơn các nước khác.

12

2.2. Tng quan các nghiên cu trước đây về các nhân tố tác động lên khả năng
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả
năng thu hút FDI, qua những thời kỳ khác nhau, và qua nhiều nền kinh tế khác
nhau. Mỗi một nghiên cứu tìm ra một số các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng
thu hút FDI, có một số nhân tố ở nghiên cứu này thì tác động có ý nghĩa thống kê
nhưng ở nghiên cứu khác thì lại không có. Nỗ lực của bài viết này nhằm hệ thống

một cách ngắn gọn các nghiên cứu đã có.
Những nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng lên khả năng thu hút FDI xuất
hiện đầu tiên là các nghiên cứu lý thuyết, chưa đưa ra kết quả thực nghiệm nào. Sau
đó, các nghiên cứu thực nghiệm ngày càng nhiều, tuy nhiên, thời kỳ đầu chủ yếu
dựa trên các giả định về sự cạnh tranh hoàn hảo và dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài
dịch chuyển là do có sự chênh lệch lãi suất giữa các nước. Các nghiên cứu gần đây
đã thay đổi quan điểm truyền thống đó, dựa vào các đặc tính bất hoàn hảo của thị
trường và các lợi thế đặc thù của các nước nhận đầu tư.
Lý thuyết về lợi thế - Mô hình OLI:
Dunning đã tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải
về FDI và đề xuất rằng có ba điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có động cơ
tiến hành đầu tư trực tiếp: lợi thế về sở hữu, địa điểm và nội bộ hóa. Cách tiếp cận
này được biết đến dưới tên mô hình OLI.
Lợi thế về sở hữu (viết tắt là lợi thế O) bao gồm lợi thế về công nghệ độc
quyền, tính kinh tế nhờ quy mô, kỹ năng quản lý, uy tín.
Lợi thế về khu vực (viết tắt là lợi thế L) bao gồm tài nguyên của đất nước,
qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách
của Chính phủ, chi phí lao động, thuế, chi phí vận tải.
13

Li thế về nội hoá (viết tắt là lợi thế I) bao gồm giảm chi phí ký kết, kiểm
soát và thực hiện hợp đồng, tránh được sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho
các công ty, tránh được chi phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế, chi
phí giao dịch thông qua FDI thấp hơn các hoạt động xuất khẩu.
Trong đó, lợi thế O và lợi thế I là các lợi thế của các nước đi đầu tư, còn lợi
thế L là lợi thế của các nước nhận đầu tư nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài chảy vào những nước này.
Các nghiên cứu thc nghiệm gần đây:
Lucas (1993) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên FDI của các nước Đông
Á và Nam Á từ năm 1960-1987. Tác giả tìm ra rằng dòng FDI chảy vào các quốc

gia này bị tác động bởi yếu tố chi phí vốn hơn là do yếu tố chi phí lao động, và do
nhu cầu xuất khẩu hơn là nhu cầu trong nước.
Wang và Swain (1995) sử dụng phương pháp hồi quy OLS để nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng lên dòng FDI chảy vào Hungary và Trung Quốc từ năm 1978-
1992. Kết quả cho thấy quy mô thị trường có tác động cùng chiều lên FDI, trong khi
đó, chi phí vốn có tác động ngược chiều. Ngoài ra, tác giả còn tìm thấy một số ít
bằng chứng về tác động của rào cản thuế quan và các biến về nhập khẩu.
Bevan và Estrin (2000) sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng và hồi
quy hai bước để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến FDI của các nền kinh tế
chuyển đổi khu vực Trung và Đông Âu từ năm 1994-1998. Các tác giả đã tìm ra
rằng khoảng cách và chi phí lao động có tác động ngược chiều với FDI, trong khi
quy mô thị trường (GDP), xếp hạng rủi ro quốc gia tác động cùng chiều lên FDI.
Thêm vào đó, các tác giả còn tìm thấy rằng xếp hạng rủi ro quốc gia chịu ảnh hưởng
bởi sự phát triển của khu vực tư nhân, sự phát triển của ngành, cán cân tài khóa,
tổng dự trữ và tham nhũng.
14

Nghiên cu của Asiedu (2002) sử dụng dữ liệu bảng của 71 quốc gia đang
phát triển, trong đó một nửa là các quốc gia nghèo nhất châu Phi – SSA, các nước
còn lại gọi là non-SSA, từ 1988-1997 để tìm hiểu xem liệu các nhân tố tác động đến
FDI chảy vào các nước đang phát triển có tương đương với tác động ở các nước
SSA hay không. Tác giả tập trung vào ba biến giải thích chính: suất sinh lợi đầu tư,
sự phát triển cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại và kết luận rằng sự tác động lên
FDI ở châu Phi có sự khác biệt. Suất sinh lợi đầu tư cao và sự phát triển cơ sở hạ
tầng tác động cùng chiều lên FDI của nhóm nước non-SSA nhưng lại không có ý
nghĩa đối với nhóm nước SSA. Ngoài ra, độ mở thương mại có tác động cùng chiều
lên FDI của nhóm nước SSA, nhưng tác động này thấp hơn so với tác động lên FDI
của nhóm non-SSA. Có sự khác biệt như vậy bởi vì đầu tư vào châu Phi khá là rủi
ro. Tác giả cũng đề xuất các nước châu Phi cần tự do hóa chính sách thương mại,
thực hiện cải cách để thuyết phục sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Garibaldi và các cộng sự (2002) bằng mô hình hồi quy đã xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 26 nền kinh tế chuyển
đổi ở Đông Âu bao gồm cả liên bang Xô Viết từ năm 1990-1999. Kết quả nghiên
cứu là lượng FDI chảy vào được giải thích tốt bởi quy mô thị trường, sự thâm hụt
tài chính, lạm phát, chế độ tỷ giá hối đoái, cải cách kinh tế, độ mở thương mại, sự
có sẵn các nguồn tài nguyên, các rào cản đầu tư và tình trạng quan liêu.
Nonnenberg và Mendoca (2004) đã tìm thấy kết quả các nhân tố quy mô thị
trường (GNP), tỷ lệ tăng trưởng, nguồn lao động có tay nghề, xếp hạng rủi ro quốc
gia và phản ứng của thị trường tài chính là các nhân tố quan trọng của FDI chảy vào
33 quốc gia đang phát triển từ năm 1975-2000.
Bài

nghiên cứu của Carstensen và Toubal (2004) xác định các nhân tố tác
động đến FDI từ các nước OECD vào các nước khu vực Trung và Đông Âu. Các
biến giải thích gồm có hai nhóm: truyền thống và chuyển đổi. Nhóm truyền thống
gồm có quy mô thị trường, thuế quan, chi phí lao động đơn vị tương đối giữa nước
nhận đầu tư và nước đi đầu tư, tỷ số lao động có tay nghề trên tổng số lao động, và
15

thuế doanh nghiệp. Nhóm chuyển đổi gồm có chỉ số rủi ro chính trị, thị phần khu
vực tư nhân. Dữ liệu bảng gồm 10 nước OECD gồm có Úc, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Ý,
Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ; và 7 nước khu vực Trung và Đông
Âu gồm có Bulgaria, Séc, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovak và Slovenia. Dữ liệu
là mô hình hai chiều, một chiều là các nước OECD và chiều còn lại là các nước
Trung và Đông Âu. Mô hình GMM được sử dụng để ước lượng. Kết quả nghiên
cứu cho thấy quy mô thị trường có tác động cùng chiều lên FDI. Các lợi thế cạnh
tranh như chi phí lao động đơn vị tương đối, thuế doanh nghiệp có tác động lên FDI
mang ý nghĩa thống kê. Thêm vào đó, lực lượng lao động có kỹ năng thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi vì tính dễ thích nghi với công nghệ và văn hóa kinh
doanh. Chi phí thương mại (thuế quan) tác động ngược chiều lên FDI. Ngoài tác

động của các biến truyền thống, kết quả còn cho thấy tác động của các nhân tố
chuyển đổi. Mức độ tư nhân hóa đo bằng thị phần tư nhân có tác động cùng chiều
lên FDI. Rủi ro quốc gia cũng có tác động có ý nghĩa thống kê lên FDI cho thấy
rằng tính không ổn định của hệ thống luật pháp, chính trị và môi trường kinh tế là
một nhân tố quan trọng tác động lên khả năng thu hút FDI.

Nunes và các cộng sự (2006) nghiên cứu các nước Mỹ La tinh và tìm thấy
quy mô thị trường, độ mở thương mại, cơ sở hạ tầng, sự ổn định kinh tế vĩ mô (lạm
phát), lương, nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên là các nhân tố tác động lên FDI
chảy vào từ năm 1991-1998. Cụ thể là, quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng và lạm
phát có tác động cùng chiều, trong khi đó, chi phí lao động có tác động ngược
chiều.
Nghiên cứu của Sahoo (2006) sử dụng đồng liên kết và GLS để xác định các
nhân tố tác động lên khả năng thu hút FDI ở các nước Nam Á, từ năm 1975-2003.
Tác giả tìm thấy rằng quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng của lực lượng lao động,
cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại là các nhân tố tác động lên việc thu hút FDI.
Tác giả cũng đề xuất những nước này cần duy trì đà tăng trưởng để cải thiện quy
16

mô thị trường, sử dụng lao động dư thừa tốt hơn, tăng cường mở cửa thương mại,
phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút FDI nhiều hơn nữa.
Demirhan và Masca (2008) nghiên cứu trên 38 quốc gia đang phát triển từ
năm 2000-2004 nhằm tìm ra các nhân tố tác động lên FDI chảy vào những nước
này. Kết quả tìm thấy các nhân tố có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê
gồm tốc độ tăng trưởng GDP đầu người, số lượng điện thoại cố định và độ mở
thương mại. Tỷ lệ lạm phát và thuế suất có tác động ngược chiều và có ý nghĩa
thống kê.
Ahmad và Malik (2009) sử dụng dữ liệu bảng của 35 quốc gia đang phát
triển, từ năm 1970-2003. Các tác giả đã xem xét 6 biến nhân tố tác động lên FDI
gồm GDP, thu nhập đầu người, đầu tư trong nước, độ mở thương mại, tỷ giá và giáo

dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô thị trường không có ý nghĩa thống kê
trong khi độ mở thương mại lại tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê. Vì thế,
các tác giả rút ra kết luận rằng, một nền kinh tế nhỏ nhưng mở cửa vẫn thu hút được
FDI nhiều hơn là nền kinh tế lớn nhưng hạn chế giao thương với bên ngoài. Ngoài
ra, yếu tố tỷ giá có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê lên FDI.
Majeed và Ahmad (2009) nghiên cứu các đặc tính của nước nhận đầu tư có
ảnh hưởng đến FDI chảy vào 72 nước đang phát triển trong giai đoạn 1970-2008.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng và hồi quy GMM để
kiểm soát hiện tượng nội sinh. Các biến được nghiên cứu gồm có GDP và thu nhập
bình quân đầu người đại diện cho quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng GDP thể hiện
cho nhu cầu tiềm năng trong tương lai, chi phí lao động, tỷ giá thực giữa đồng nội tệ
với đồng USD, thâm hụt cán cân thanh toán, nợ nước ngoài, tỷ lệ lạm phát thể hiện
sự ổn định nền kinh tế, độ mở thương mại, chi tiêu quốc phòng, đầu tư trong nước,
thanh toán tín dụng, số lượng điện thoại cố định và tỷ lệ phụ thuộc giữa dân số lao
động và không lao động. Kết quả nghiên cứu tìm thấy GDP, thu nhập đầu người, tỷ
lệ tăng trưởng tác động cùng chiều lên FDI, cho thấy được hành vi tìm kiếm thị
trường của các công ty đa quốc gia (MNCs). Bên cạnh đó, độ mở thương mại tác
17

động cùng chiều lên FDI chứng minh rằng MNCs bị thu hút bởi chính sách thúc đẩy
mở cửa giao thương của nước nhận đầu tư. Ngược lại, lạm phát, thâm hụt cán cân
thanh toán, chi tiêu quốc phòng, và tỷ giá hối đoái thực tác động ngược chiều có ý
nghĩa thống kê lên các nước đang phát triển. Nghiên cứu cũng đề xuất các quốc gia
cần duy trì tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định, dỡ bỏ các rào cản và kiểm soát lên xuất
khẩu và nhập khẩu, mở rộng mạng lưới công nghệ viễn thông.
Nghiên cứu của Vijayakumar và các cộng sự (2010) dùng phương pháp dữ
liệu bảng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến FDI của khối BRICS gồm Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi từ năm 1975 – 2007. Bài nghiên cứu tìm hiểu
các biến quy mô thị trường, sự ổn định và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế,
chi phí lao động, chỉ số cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, tỷ giá hiệu quả thực và

tích lũy tài sản gộp tác động như thế nào lên lượng FDI chảy vào các nước khối
BRICS. Các tác giả tìm được kết quả rằng quy mô thị trường cụ thể là GDP, cơ sở
hạ tầng có tác động cùng chiều lên FDI, ngược lại chi phí lao động, tỷ giá hối đoái
thực và tích lũy tài sản gộp tác động ngược chiều lên FDI. Ngoài ra, biến triển vọng
tăng trưởng và độ mở thương mại có tác động cùng chiều lên FDI nhưng không có
ý nghĩa thống kê, trong khi biến lạm phát thể hiện cho sự ổn định của nền kinh tế có
tác động ngược chiều lên FDI nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu
cũng đề xuất các nghiên cứu tiếp theo tìm hiểu các biến liên quan đến sự cạnh tranh
trong khu vực của các quốc gia cũng như với nước đầu tư như các nhân tố rủi ro
hay chính sách điều hành.
Azam và các cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở 7 nước Nam Á qua 12 năm từ 1996-2007. Nghiên cứu tập trung tìm
hiểu các nhân tố thể chế và các nhân tố chính sách vĩ mô tác động lên FDI như thế
nào bằng phương pháp dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số chính sách
thể chế và chính sách kinh tế vĩ mô tác động cùng chiều lên FDI. Các chính sách vĩ
mô được nghiên cứu bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách
18

tự do hóa thương mại. Các chính sách kinh tế vĩ mô yếu kém sẽ làm giảm lượng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nước Nam Á.
Sichei và Kiyondo (2012) sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng động
(dynamic panel data) trên mẫu 45 nước châu Phi từ 1980-2009 để xác định các nhân
tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả cho thấy FDI được giải thích
tốt bởi khả năng tích lũy của nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực và sự có sẵn
nguồn tài nguyên. Tất cả đều có tác động cùng chiều lên đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Các tác giả cho rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tác động cùng chiều lên FDI
là do nhà đầu tư tìm kiếm thị trường chọn những nước có tỷ lệ tăng trưởng cao vì
điều đó đảm bảo cho khả năng sinh lợi của dự án đầu tư. Quốc gia có nguồn tài
nguyên thiên nhiên thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm nguồn lực. Nguồn lực hiện dư
thừa chưa khai thác nhiều ở châu Phi chính là động lực thúc đẩy vốn đầu tư trực

tiếp chảy vào.
Nghiên cứu của Saidi và các cộng sự (2013) tìm hiểu tác động của các chỉ số
điều hành và các biến số vĩ mô lên FDI của 20 nước đã phát triển và đang phát triển
trong giai đoạn từ năm 1998-2011, sử dụng hồi quy dữ liệu bảng theo hiệu ứng cố
định. Kết quả chỉ thấy hai trong số sáu biến chỉ số điều hành tác động lên đầu tư
trực tiếp nước ngoài và có ý nghĩa thống kê là độ ổn định chính trị và chất lượng
quản lý điều hành. Ngoài ra, các biến số vĩ mô gồm quy mô thị trường, độ mở
thương mại, cơ sở hạ tầng và thâm hụt tài khoản vãng lai có tác động lên FDI và có
ý nghĩa thống kê.
Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014) nghiên cứu các nhân
tố tác động đến dòng vốn FDI của 30 quốc gia đang phát triển có thu nhập trung
bình và thấp trong giai đoạn 2000-2012. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ
liệu bảng và FGLS, xác định ảnh hưởng của các biến quy mô thị trường, tổng dự trữ
ngoại hối, cơ sở hạ tầng (lượng tiêu thụ điện tính trên đầu người), chi phí lao động,
và độ mở thương mại lên FDI. Kết quả tìm được quy mô thị trường, tiêu thụ điện

×