Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá công tác quản lý chất thải tại bệnh viện quân y 103, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.65 KB, 77 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***




VŨ THỊ HOA



ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103, QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NỘI







CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐỖ NGUYÊN HẢI




Hà Nội - 2014



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này là
những kết quả nghiên cứu, những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ công
trình nghiên cứu, các công tác thực địa, phân tích do tôi trực tiếp tham gia thực
hiện.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Vũ Thị Hoa














Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
+ Ban giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Môi Trường, cùng
các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi
tham gia khóa học của Trường.
+ PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải đã hết lòng quan tâm, trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
+ Các cán bộ của Khoa Chống nhiễm khuẩn bệnh viện Quân y 103 nói riền
và bệnh viện Quân y 103 nói chung.
Xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình đã giúp đỡ động viên, đóng góp ý kiến trong
suốt quá trình học tập .

TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Vũ Thị Hoa


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BẢNG Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 35
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chất thải rắn y tế 3
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chất thải rắn y tế trên thế giới 3
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu chất thải rắn y tế ở Việt Nam 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước thải bệnh viện 19
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2.2. Nội dung nghiên cứu 24
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 25
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 25
2.3.3. Phương pháp chuyên gia 25
2.3.4. Phương pháp đánh giá 25
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 26\
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27

3.1. Khái quát về hoạt động của bệnh viện Quân Y 103 27
3.1.1. Lịch sử, vị trí địa lí, chức năng của bệnh viện
27


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

3.1.2. Tổ chức biên chế và quy mô điều trị 29
3.2. Thực trạng phát sinh và quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Quân Y 103 31
3.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế tại bệnh viện Quân Y 103 31
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Quân Y 103 ii
3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải của bệnh viện viii
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn của bệnh viện viii
3.3.2. Đánh giá công tác quản lý nước thải tại bệnh viện Quân y 103
xv
3.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất y tế tại bệnh viện Quân Y 103 xvii
3.4.1. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Quân Y 103 xvii
3.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý nước thải bệnh viện xviii
KẾT LUẬN xx
1. Kết luận xx
2. Kiến nghị xxi
TÀI LIỆU THAM KHẢO xxii



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1: Chất thải y tế nguy hại theo giường bệnh trên thế giới 5
Bảng 1.2: Các phương pháp xử lý chất thải y tế tại Nhật Bản và số lượng công ty có
trách nhiệm xử lý được ký hợp đồng áp dụng các phương pháp đó. 7
Bảng 1.3: Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009 14
Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện 15
Bảng 1.5: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa
bàn thành phố Hà Nội năm 2010 16
Bảng 1.6: Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế tại một số
thành phố 17
Bảng 3.1: Tình hình khám, thu dung, điều trị của bệnh viện 29
Bảng 3.2: Lượng CTRYT trung bình tại bệnh viện Quân Y 103 từ năm 2008-
2013 31
Bảng 3.3: Kết quả điều tra lượng chất thải rắn trung bình phát sinh tại bệnh viện
Quân y 103 năm 2013-2014 33
Bảng 3.4: Kết quả điều tra tình hình phát sinh chất thải rắn tại các khoa của
bệnh viện Quân y 103 34
Bảng 3.5 Khối lượng nước thải do hoạt động chuyên môn và sinh hoạt của bệnh viện i
Bảng 3.6: Thực trạng công tác thu gom, phân loại chất thải rắn y tế x
Bảng 3.7: Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn của bệnh viện xii
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát mô hình xử lý chất thải bệnh viện xiii
Bảng 3.9. Kết quả khảo sát biện pháp xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại xiv
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu phân tích nước thải bệnh trước xử lý xv
Bảng 3.11: Các chỉ tiêu phân tích nước thải sau xử lý xvi



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

STT TÊN BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ TRANG
Sơ đồ 1: Sơ đồ bệnh viện 28
Biểu đồ 1: Tổng lượng chất thải rắn trung bình phát sinh tại bệnh viện Quân Y
103 qua các năm 31
Biểu đồ 2: Lượng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Quân Y 103 năm
2013-2014 32
Sơ đồ 2: Sơ đồ phân bổ nhân lực trong quy trình quản lý chất thải của bệnh viện ii
Sơ đồ 3: Sơ quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Quân Y 103 iii























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC VIẾT TẮT

AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
GB: Gường bệnh
HIV : Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)
TB : Trung bình
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
CTR: Chất thải rắn
CTRYT: Chất thải rắn y tế
CTRYTNH: Chất thải rắn y tế nguy hại
BV: Bệnh viện
URENCO : URBAN ENVIRONMENT COMPANY (Công ty môi trường đô thị)
NVYT: Nhân viên y tế













Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh
mẽ. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, hạ tầng dịch vụ y tế được nâng lên, số
giường bệnh gia tăng, sự thay đổi trong việc thực hành các kỹ thuật y tế… đã kéo
theo hệ quả tất yếu là lượng chất thải y tế gia tăng nhanh chóng.
Theo số liệu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và Viện Kiến
trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn (Bộ Xây dựng), mỗi ngày, các cơ sở y tế thải ra hơn
350 tấn chất thải rắn, trong đó 40,5 tấn là chất thải rắn nguy hại phải được xử lý bằng
những biện pháp phù hợp. Theo tính toán, con số 350 tấn chất thải rắn và 150 mét khối
chất thải lỏng phát sinh từ các cơ sở y tế hiện nay sẽ tăng lên 600 tấn và 300 mét khối
mỗi ngày vào năm 2015. Chất thải y tế gia tăng nếu không được thu gom, quản lý, xử lý
tốt sẽ trở thành gánh nặng đối với sức khỏe con người và môi trường (Báo cáo môi
trường Quốc gia năm 2011).

Tuy nhiên, công tác quản lý và xử lý chất thải rắn và nước thải y tế của các
bệnh viện hiện nay còn kém hiệu quả. Hầu hết các bệnh viện chưa có biện pháp
quản lý chất thải y tế hữu hiệu và an toàn (Từ Hải Bằng, 2008).
Bệnh viện Quân Y 103 là bệnh viện trực thuộc Bộ quốc phòng. Ngoài nhiệm
vụ chính là khám và điều trị cho quân nhân, bệnh viện còn thu dung, điều trị một số
lượng lớn bệnh nhân là người dân. Bệnh viện luôn phải hoạt động trong tình trạng
quá công suất từ 150-200%. Do vậy lượng chất thải và nước thải phát thải từ bệnh
viện rất lớn. Bệnh viện nằm ở khu vực đông dân cư, cho nên việc quản lý và xử lý
triệt để rác thải và nước thải là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm hạn chế sự ô

nhiễm môi trường bệnh viện cũng như môi trường khu vực dân cư lân cận.
Yêu cầu cấp thiết cần đặt ra là cần phải có nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm
chất thải bệnh viện và tác động của ô nhiễm chất thải bệnh viện tới môi trường và
sức khoẻ con người. Đế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng
của chất thải y tế đến con người và môi trường sống trong khu vực. Xuất phát từ
yêu cầu đó, dựa trên cơ sở khoa học và nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa, tôi
thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác quản lý chất thải tại bệnh viện Quân y 103,
Quận Hà Đông, TP. Hà Nội”.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải tại bệnh viện Quân y 103,
thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải tại bệnh viện
Quân y 103, từ đó hạn chế được ảnh hưởng xấu của chất thải y tế đến môi trường
sống và sức khỏe người dân sống xung quanh.
3. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, đánh giá đầy đủ về công tác quản lý chất thải của bệnh viện Quân
y 103.
- Đề xuất, kiến nghị có tính khả thi trong công tác quản lý chất thải bệnh viện
phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của bệnh viện Quân y 103.





















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chất thải rắn y tế
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu chất thải rắn y tế trên thế giới
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất thải rắn y tế
Theo định nghĩa của Ngân Hàng Thế Giới, CTYT được xác định là chất thải
phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. CTYT nguy hại (CTYTNH) được xác
định là chất thải có chứa một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài
tiết, các bộ phận, cơ quan của cơ thể người và động vật, bơm kim tiêm và các vật
sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất và các chất phóng xạ được xử dụng trong y tế.
Những chất này không được xử lý đúng cách sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức
khỏe con người (World Bank, 1993).

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới, CTYT là tất cả các loại chất thải
phát sinh trong các cơ sở y tế bao gồm cả các chất nhiễm khuẩn và không nhiễm
khuẩn (WHO, 2006a)
1.1.1.2. Phân loại chất thải rắn y tế trên thế giới
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (1992), ở các nước đang phát triển
có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải sinh
hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc nhọn (truyền
nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật sắc nhọn
nhiễm khuẩn); chất thải hoá học và dược phẩm (không kể các loại thuốc độc đối với
tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế bào, các bình
chứa khí có áp suất cao)(Bộ Y tế, 2006).
Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có khả năng
truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và chế
phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn được dùng trong điều trị, nghiên
cứu ; Máu và các sản phẩm của máu; Chất thải động vật (xác động vật, các phần
của cơ thể ); Các vật sắc nhọn không sử dụng; Các chất thải gây độc tế bào; Chất
thải phóng xạ (Turnberg, W.L, 1996).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

1.1.1.3. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế trên thế giới
Khối lượng chất thải rắn y tế thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo mùa và
phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác (World Bank, 2004).
- Cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, thảm họa đột xuất.
- Quy mô bệnh viện, phạm vi cứu chữa.
- Số lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú và
ngoại trú.
- Điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực.

- Phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị và
chăm sóc.
Khối lượng chất thải rắn y tế được ước lượng trên cơ sở số giường bệnh và
hệ số phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thay đổi theo mức thu nhập, thay đổi
theo loại bệnh viện và trong một bệnh viện mức phát thải khác nhau theo các khoa
chuyên môn cụ thể như sau (World Bank, 2004):
- Nước có thu nhập cao:
+ Chất thải y tế nói chung: 1,2 – 12 kg/GB/ngày
+ Chất thải y tế nguy hại: 0,4 – 5,5 kg/GB/ngày
- Nước có thu nhập trung bình:
+ Chất thải y tế nói chung: 0,8 - 6 kg/GB/ngày
+ Chất thải y tế nguy hại: 0,3 – 0,4 kg/GB/ngày
- Nước có thu nhập thấp:
+ Chất thải y tế nói chung: 0,5 - 6 kg/GB/ngày
+ Chất thải y tế nguy hại: 0,3 – 0,4 kg/GB/ngày
- Lượng chất thải thay đổi theo từng loại bệnh viện:
+ Bệnh viện đại học y dược: 4,1 – 8,7 kg/GB/ngày
+ Khoa điều trị: 2,1 – 4,2 kg/GB/ngày
+ Khoa hồi sức cấp cứu: 0,5 – 1,8 kg/GB/ngày
+ Trung tâm y tế: 0,2 kg/GB/ngày
- Lượng chất thải thay đổi theo các bộ phận khác nhau trong cùng bệnh viện:
+ Điều dưỡng y tế: 1,5 kg/GB/ngày


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

+ Khoa điều trị: 1,5 – 3 kg/GB/ngày
+ Khoa hồi sức cấp cứu: 3 – 5 kg/GB/ngày
+ Trung tâm y tế: 0,2 kg/GB/ngày

Một số nước trên thế giới có hệ thống y tế giống Việt Nam: có bệnh viện tuyến
trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện thì có hệ số phát thải chất thải rắn y tế dao động
khá lớn về tổng lượng chất thải cũng như tỷ lệ chất thải nguy hại, cụ thể:
Bảng 1.1: Chất thải y tế nguy hại theo giường bệnh trên thế giới
Tuyến bệnh viện
Tổng lượng CTYT
(kg/GB/ngày)
CTYT nguy hại
(kg/GB/ngày)
Bệnh viện trung ương 0,1 – 8,7 0,4 – 1,6
Bệnh viện tỉnh 2,1 – 4,2 0,2 – 1,1
Bệnh viện huyện 0,5 – 1,8 0,1 – 0,4
Trường đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), GT sau đại học môn VSMT, Thái nguyên
1.1.1.4. Tình hình công tác quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
a )Tình hình công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế trên thế giới
Trước những năm 1980, hầu hết các nước trên thế giới đều không có hệ
thống phân loại CTRYT hợp lý (WHO, 1994). Một nhóm nghiên cứu đã được thành
lập vào năm 1983 tại Thụy Điển để xây dựng các hướng dẫn phân loại CTRYT
(Federation of Swedish Country Cuoncils-Stockholm, 1993). Theo WHO, chất thải
nguy hại chiếm tới 20% tổng lượng CTRYT phát sinh tại các cơ sở y tế, trong đó,
rác thải nhiễm khuẩn và lây nhiễm là 15% tổng lượng rác (WHO, 2004).
Tại các nước phát triển, có 2 mô hình thu gom và vận chuyển CTYT:
+ Hệ thống hút chân không tự động.
+ Thu gom và vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng với các phương tiện
và dụng cụ thích hợp.
Nguyên tắc làm việc của hệ thống này như sau: sau khi phân loại tại nguồn,
CTYT được chuyển tới một xe tải chuyên dụng thông qua hệ thống hút chân không
tự động được thiết kế ngay trên xe hoặc ở một trạm nào đó. Tất cả CTYT được vận
chuyển theo đường ống ở gầm xe tải. Khí ô nhiễm do chất thải tạo ra sẽ được làm
sạch trước khi thải ra môi trường.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Ưu điểm của hệ thống:
Hệ thống hút chân không tự động cho phép hạn chế một cách tối đa lượng xe
ra vào lấy rác ở các khu trung tâm thành phố và các bệnh viện là nơi tập trung đông
người, điều kiện đất đai chật hẹp, dễ gây bụi, tiếng ồn. Nhờ đó, có thể làm giảm ô
nhiễm môi trường và ách tắc giao thông.
Hạn chế một cách tối đa sự tiếp xúc của con người với CTYT.
Cho tới nay, trên thế giới đã có 500 hệ thống tương tự như vậy, như hệ thống
ở Washington (Mỹ,1997) (WHO, 2004), Tokyo (Nhật Bản, 1973), Gothenburg
(thụy Điển, 1985), Hồng Kông (1986) và Singapore (2003) (Annual Publication of
RVF, 1998).
Nhược điểm của hệ thống:
Hệ thống này đòi hỏi phải có kinh phí đầu tư lớn, công tác vận hành và duy
trì đòi hỏi phải có công nhân trình độ tay nghề cao. Do đó, hệ thống này thường
được áp dụng ở những nước có tiềm lực kinh tế mạnh.
b) Tình hình xử lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Phạm vi ứng dụng công nghệ xử lý CTYT là rất rộng. Chính sách quốc gia
liên quan đến chiến lược về kỹ thuật khác nhau giữa các nước, cả về công nghệ xử
lý và tập trung hóa các đơn vị xử lý. Ngày nay, trên thế giới, thiêu đốt và khử khuẩn
là hai phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể
(kinh phí, công nghệ, quỹ đất quan điểm và các quy định về môi trường), mỗi quốc
gia có thể lựa chọn cho mình biện pháp xử lý phù hợp riêng (WHO, 2006).
- Ngược lại, ở Maylaisia, phương pháp thiêu đốt trong các nhà máy cử lý
chất thải tập trung được lựa chọn và là mô hình chủ yếu của mỗi quốc gia. Tất cả
các chất thải y tế nguy hại được thu gom và xử lý ở 3 nhà máy thiêu đốt rác tập
trung (L.F. Diaz and G.M.Savege, 2003).

- Ở Pháp, sau khi ban hành hướng dẫn về phát thải không khí của Cộng đồng
chung Châu Âu (1992), một số lò đốt chất thải y tế của bệnh viện đã bị đóng cửa
(WHO, 1998). Ngày nay, CTRYTNH tại Pháp được xử lý theo 3 mô hình: phối hợp
giữa thiêu đốt tại chỗ và thiêu đốt bên ngoài bệnh viện, đốt chung với chất thải sinh


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

hoạt và khử khuẩn. Mỗi mô hình được áp dụng phù hợp với điều kiện của từng địa
phương (WHO, 2005).
- Tại Hồng Kông, chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp thiêu
đốt, chất thải còn lại không lây nhiễm được chôn lấp. Chỉ có 4 bệnh viện công có cơ
sở thiêu đốt chất thải lây nhiễm. Đối với các cơ sở không có lò đốt, chất thải lây
nhiễm được vận chuyển đến lò đốt chất thải tập trung để xử lý chất thải lây nhiễm.
Mô hình tập trung này giống Malaysia.
- Tại Nhật Bản, theo quy định về quản lý chất thải và làm sạch công cộng
quy định các bệnh viện, các phòng khám chuyên khoa và các cơ sở y tế khác phải
có trách nhiệm về mặt pháp lý trong việc quản lý chất thải của bệnh viện mình theo
những điều khoản trong quy định. Chất thải lây nhiễm phải được xử lý đặc biệt.
Phần lớn các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa kí hợp đồng xử lý với những
công ty tư nhân có giấy phép. Theo số liệu thống kê, tổng lượng RTYT tại Nhật Bản
trong năm 2000 là 149 077 tấn, lượng RTYT trên một đầu người (không phải trên
một bệnh nhân) tại đây là 1,2 kg/người/năm và phương pháp xử lý RTYT phổ biến
nhất là phương pháp đốt.
Bảng 1.2: Các phương pháp xử lý chất thải y tế tại Nhật Bản và số lượng công ty có trách
nhiệm xử lý được ký hợp đồng áp dụng các phương pháp đó
.
STT Phương pháp xử lý chất thải y tế
Số lượng công ty có trách nhiệm

xử lý được kí hợp đồng
1 Đốt 360
2 Bê tông hoá 7
3 Khử trùng bằng hơi nước ở áp suất cao

3
4 Khử trùng khô bằng nhiệt 6
5 Các phương pháp khác 6
6 Tổng số 382
Nguồn: News on Medical Waste (August 2000)




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Các công ty Môi trường ở Nhật Bản xử lý chất thải y tế chủ yếu là bằng phương
pháp đốt (360 công ty chiếm 94,24%), xử lý chất thải y tế bằng phương pháp bê
tông hoá là 7 công ty chiếm 1,83%, phương pháp xử lý không được ứng dụng nhiều
ở Nhật Bản là phương phương pháp khử trùng bằng hơi nước ở áp suất cao (3 công
ty chiếm 0,78%) còn các phương pháp xử lý khử trùng khô bằng nhiệt 6 công ty và
các phương pháp khác là 6 công ty đều chiếm1,57%. Xử lý chất thải y tế bằng
phương pháp đốt không chỉ được ứng dụng ở Nhật Bản mà hầu hết các nước trên
thế giới đều sử dụng phương pháp này rộng rãi.
Công suất của lò đốt rác dao động từ 0,08 đến 200 tấn/ngày. Phần lớn các lò đốt
có công suất thấp hơn 5 tấn/ngày. Quy định yêu cầu chủ của các lò đốt có công suất
200kg/giờ hoặc cao hơn phải có giấy phép xây dựng.
Lệ phí để quản lý và xử lý chất thải y tế tại Nhật Bản rất khác nhau tuỳ thuộc vào
các công ty có trách nhiệm xử lý. Giá thành xử lý của các công ty tư nhân từ 50 – 60

yên/kg, giá thành xử lý của các công ty cổ phần là 350 yên/kg.
Một trong những khó khăn của Nhật Bản là việc các công ty tư nhân đặc biệt là
những công ty có giá thành thấp, đổ rác thải y tế ra ngoài. Việc này vẫn chưa được
kiểm soát bởi thực tế điều đó vẫn được các khách hàng lựa chọn công ty có giá
thành thấp coi là khuynh hướng tự nhiên. Đó chính là lý do mà Quy định về quản lý
chất thải và làm sạch công cộng được sửa đổi vào năm 2000. Việc sửa đổi nhằm
mục đích tăng cường hiệu lực đối với trách nhiệm của những chủ thể có chất thải
nói chung và chất thải y tế nói riêng trong việc quản lý chất thải do chính họ thải ra
(Turnberg, W.L, 1996)
- Tại Mỹ, các bệnh viện mỗi năm thải ra trung bình khoảng 2 triệu tấn chất thải.
Theo hiệp hội các bệnh viện của Mỹ AHA (American Hospital Association),
khoảng 15% lượng chất thải y tế được coi là chất thải lây nhiễm và được phân loại
riêng đồng thời cũng có những quy định cho việc xử lý chúng. Các phương pháp xử
lý chất thải y tế truyền thống gồm có đốt và khử trùng. Các phương pháp này giúp
tiệt trùng chất thải ở nhiệt độ cao trước khi đem chôn lấp. Chất thải lây nhiễm được
quy định theo từng bang. Chính quyền các bang không dự báo hết được những rắc


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

rối trong việc thống nhất những quy định về chất thải y tế trong toàn liên bang vào
những năm sau này ngoại trừ việc cải tạo phương pháp đốt rác y tế. Tiêu chuẩn về
khói thải của các lò đốt rác y tế đã được ban hành vào tháng 7 năm 1997 và đưa ra
ngưỡng giới hạn đối với các chất khí được thải ra theo từng địa hạt. Ví dụ như CO,
dioxin và furans, HCl, SO
2
, NO
x
, Pb, catmi và thuỷ ngân. Những quy định này khi

được thi hành sẽ làm giá thành của việc xử lý chất thải y tế bằng phương pháp đốt
tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Do vậy, nhiều bệnh viện đã lựa chọn những phương
pháp khác để xử lý rác thải của mình.
California, một trong số những bang của Mỹ có những quy định nghiêm khắc
về môi trường đã quy định cuối năm 1995 phải giảm 25% lượng rác thải xử lý bằng
phương pháp chôn lấp và đến năm 2000 con số này phải là 50%. Những cơ sở
không tuân thủ sẽ bị áp dụng các biện pháp phạt tài chính. Kết quả là các bệnh viện
của California nằm trong số những bệnh viện đầu tiên của Mỹ sử dụng những
phương pháp mới trong việc xử lý chất thải.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu chất thải rắn y tế ở Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm về chất thải rắn y tế
Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam (Bộ Y tế, 2006):
- Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường:
+ Chất thải rắn y tế thông thường là chất thải rắn y tế không chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất
khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.
+ Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa các yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không
được tiêu hủy an toàn.
- Quản lý chất thải rắn y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban
đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

rác thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải

chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn. Sử dụng các sản phẩm
có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và
phân loại chất thải chính xác.
- Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ
sản sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
- Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
- Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
- Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu hủy.
- Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất
khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.
1.1.2.2. Phân loại chất thải rắn y tế
Ở Việt Nam, chất thải y tế được phân thành 5 nhóm chất thải chính, bao
gồm (Bộ Y tế, 2007):
- Chất thải lây nhiễm:
+ Chất thải sắc nhọn (loại A): là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn
khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): là chất thải bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): là chất thải phát sinh trong các


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11


phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
+ Chất thải giải phẫu (loại D): bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người,
rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
- Chất thải hóa học nguy hại:
+ Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
+ Chất thải hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
+ Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc
gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều tị bằng hóa trị liệu.
+ Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị
vỡ, chất thải từ các hoạt động nha khoa). Cadimi (từ pin, acquy), chì (từ các tấm gỗ
bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chuẩn đoán
hình ảnh, xạ trị).
- Chất thải phóng xạ gồm:
Các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, điều
trị, nghiên cứu và sản xuất.
- Bình chứa áp suất:
Bao gồm các bình chứa khí nén có áp xuất như bình đựng oxy, CO
2
, bình gas, bình
khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần…Đa số các bình chứa khí nén thường dễ
nổ, dễ cháy, nguy cơ tai nạn cao nếu không được tiêu hủy đúng cách.
- Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ bao gồm:
+ Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng cách ly).
+ Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó gẫy xương kín. Những chất
thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
+ Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu

đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
+ Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

1.1.2.3. Hệ thống quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Từ năm 1993 đến nay, đã có nhiều văn bản pháp luật và dưới pháp luật về bảo vệ
môi trường, quản lý chất thải nguy hại và quản lý chất thải y tế đã được ban hành.
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993.
Nghị định số 175-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ
môi trường.
Pháp lệnh an toàn và bảo vệ bức xạ (1996).
Chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp
cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và các khu công nghiệp.
Quyết định số 152/199/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020.
Quyết định số 155/199/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quản lý chất thải nguy hại.
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4//2003 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.
Ngày 29/8/2005 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội thông
qua thay thế cho Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định:
Chất thải y tế là một trong những chất thải nguy hại theo phân loại của Quy chế
quản lý chất thải nguy hại ban hành theo quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của
Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi Quy chế quản lý chất thải nguy hại được ban hành, Bộ y tế phối hợp với

các Bộ, ngành có liên quan, được sự trợ giúp về kinh phí và kĩ thuật của Tổ chức y tế thế
giới, Bộ y tế đã ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế theo Quyết định số
2575/199/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế và đến tháng 12/2007 quy
chế này được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế của công tác quản lý chất thải tại
các cơ sở y tế.
1.1.2.4. Tình hình phát thải chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện
Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2009-2010, tổng lượng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

CTR y tế trong toàn quốc khoảng 100-140 tấn/ngày, trong đó có 16-30 tấn/ngày là CTR
y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,86 kg/giường/ngày, trong đó CTR y tế nguy
hại tính trung bình là 0,14 - 0,2 kg/giường/ngày.CTR y tế phát sinh ngày càng gia tăng ở
hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y
tế và tăng số giường bệnh; tăng cường sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế;
dân số gia tăng, người dân ngày càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế (Báo cáo
môi trường Quốc Gia năm 2011).
Tính riêng cho 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, theo khảo sát năm 2009, tổng
lượng CTR y tế phát sinh trong 1 ngày là 31,68 tấn, trung bình là 1,53 kg/giường/ngày.
Lượng chất thải phát sinh tính theo giường bệnh cao nhất là bệnh viện Chợ Rẫy 3,72
kg/giường/ngày, thấp nhất là bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương và
bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với 0,01 kg/giường/ngày. Lượng CTR y tế phát sinh
trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh viện chuyên
khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh viện, số lượng vật
tư tiêu hao được sử dụng (Báo cáo môi trường Quốc Gia năm 2011).



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Bảng 1.3: Khối lượng chất thải y tế của một số địa phương năm 2009
Loại
đô
thị
Tỉnh
Thành
Phố
Lượng
CTRY
tế(tấn/năm)

Loại
đô thị
Tỉnh
Thành
Phố
Lượng
CTR y
tế(tấn/năm)

Loại

đô
thị
Tỉnh
Thành
Phố

Lượng CTR
y tế(tấn/năm)
Tỉnh

đô
thị
loại I
Đắk Lắk 276,3
Tỉnh
có đô
thị
loại
III
Bạc
Liêu
134,8
Tỉnh


đô
thị
loại
III
Quảng
Tri
272,116
Khánh
Hòa
365
Bình

Dương
1.241
Sóc
Trăng
266,7
Lâm Đồng 209,3
Điện
Biên
79,1 Sơn La 175
Nam Định 488

Giang
405
Trà
Vinh
400 (**)
Nghệ An 187,6 Hà Nam 967
Vĩnh
Long3
340,26
Tỉnh

đô thị
loại II
An Giang 320,1
Hậu
Giang
634,8 (*)
Yên
Bái

108,542
Cà Mau 159,5
Kiên
Giang
642,4
Đô
thị
loại
đặc
biệt
Hà Nội ~5000
Đồng Nai 430,8 Long An

369
Tp. Hồ
Chí
Minh
2800(**)
Phú Thọ 1 126,54
Quảng
Nam
602,25
Ghi chú: (*) số liệu năm 2006; (**) số liệu năm 2007
Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường địa phương 2006-2010, Sở TN&MT các
địa phương, 2010


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15


Bảng 1.4: Lượng chất thải phát sinh tại các khoa trong bệnh viện
Khoa
Tổng lượng chất thải phát sinh
(kg/giường/ngày)
Tổng lượng chất thải y tế nguy hại
(kg/giường/ngày)
BV
TW
BV
Tỉnh
BV
Huyện
Trung
bình
BV
TW
BV
Tỉnh
BV
Huyện
Trung
bình
Bệnh viện 0.97 0.88 0.73
0.86
0.16 0.14 0.11
0.14
Khoa hồi sức cấp cứu

1.08 1.27 1.00 0.30 0.31 0.18
Khoa nội 0.64 0.47 0.45 0.04 0.03 0.02

Khoa nhi 0.50 0.41 0.45 0.04 0.05 0.02
Khoa ngoại 1.01 0.87 0.73 0.26 0.21 0.17
Khoa sản 0.82 0.95 0.74 0.21 0.22 0.17
Khoa mắt/TMH 0.66 0.68 0.34 0.12 0.10 0.08
Khoa cận lâm sang 0.11 0.10 0.08 0.03 0.03 0.03
Trung bình 0.72 0.7 0.56 0.14 0.13 0.09
Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 2009
1.1.2.5. Tình hình công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
a) Tình hình công tác phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Công tác thu gom, lưu trữ CTR y tế nói chung đã được quan tâm bởi các cấp
từ Trung ương đến địa phương, thể hiện ở mức độ thực hiện quy định ở các bệnh
viện khá cao. Chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sự
quản lý của Bộ Y tế, phần lớn được thu gom và vận chuyển đến các khu vực lưu giữ
sau đó được xử lý tại các lò thiêu đốt nằm ngay trong cơ sở hoặc ký hợp đồng vận
chuyển và xử lý đối với các cơ sở xử lý chất thải đã được cấp phép tại địa bàn cơ sở
khám chữa bệnh đó. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh ở địa phương do các Sở Y
tế quản lý, công tác thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR chưa được chú trọng, đặc
biệt là công tác phân loại và lưu giữ chất thải tại nguồn (chất thải y tế thông thường,
chất thải y tế nguy hại ). Trong vận chuyển CTR y tế, chỉ có 53% số bệnh viện sử
dụng xe có nắp đậy để vận chuyển chất thải y tế nguy hại; 53,4% bệnh viện có mái
che để lưu giữ CTR đây là những yếu tố để đảm bảo an toàn cho người (Báo cáo
môi trường Quốc gia năm 2011).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử
dụng dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận
xét của đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số

loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong
việc xử lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử
dụng túi có thành dày theo đúng quy chế. Chất thải y tế đã được chứa trong các
thùng đựng chất thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác
nhau, chỉ có một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện
trung ương và bệnh viện tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom
hàng ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế
lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận
chuyển trong xe có nắp đậy. Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che,
trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế.
Nguồn: Kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi
trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2007-2009 bệnh
và môi trường.
Bảng 1.5: Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện trên
địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010
Các yêu cầu theo quy chế quản lý CTYT Tỷ lệ tuân thủ (%)
Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích 66,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc 30.67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81.33
Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93.90
Thùng đựng có nắp đậy 58.33
Thùng đựng có ghi nhãn 66.67
Hộp đựng vật sắc nhọn đúng quy cách 93.9
Nguồn: Số liệu thống kê trung bình của Sở Y tế từ kết quả khảo sát 74 bệnh viện Hà
Nội năm 2009-2010


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 17


Phương tiện thu gom chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt
tiêu chuẩn. Nguyên nhân do có rất ít nhà sản xuất quan tâm đến mặt hàng này, do
vậy mua sắm phương tiện thu gom CTR đúng tiêu chuẩn của các bệnh viện gặp khó
khăn. Theo báo cáo của JICA (2011), các cơ sở y tế của 5 thành phố điển hình là
Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các bệnh
viện sử dụng thùng nhựa có bánh xe, xe tay, các dụng cụ vận chuyển bằng tay khác.
Một số khu vực lưu trữ CTR trước khi xử lý tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên
ngoài được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo Quy định. Nhìn chung các
phương tiện vận chuyển chất thải y tế còn thiếu, đặc biệt là các xe chuyên dụng.
Hoạt động vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, cơ sở y tế đến nơi xử lý,
chôn lấp hầu hết do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm, không có các trang thiết
bị đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn (Báo cáo môi trường Quốc gia
năm 2011).
Bảng 1.6: Thực trạng các trang thiết bị thu gom lưu giữ CTR y tế
tại một số thành phố
Loại đô
thị
Thành
phố
Số
lượng
đơn vị
trả lời
phiếu
điều tra
Dụng cụ thu gom
tại chỗ
Lưu trữ chất thải
Xe
Tay

Thùng

Bánh
Xe
Khác

điều
hoà và
thông
gió
Không có

điều hoà

thông gió

Phòng
chung
Không
có khu
lưu trữ
Đô thị
loại
đặc biệt
Hà Nội 61 32 25 15 24 13 15 9
TpHCM 51 30 27 7 38 11 1 1
Đô thị
loại I
Đà Nẵng 20 9 5 6 2 13 2 3
Hải Phòng 17 2 4 11 1 3 8 5

Huế 23 1 14 0 1 5 5 12
Tổng 172 74 75 39 66 45 31 30
Nguồn: Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam - Tập 6. Nghiên cứu về
quản lý CTR ở Việt Nam, JICA, tháng 5 - 2011.

×