Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Phương pháp gợi mở trong dạy - học mỹ thuật ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.01 KB, 26 trang )

mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Môn mỹ thuật hiện nay là một môn học trong trường THCS. Tuy thời
gian thực hiện chưa được dài nhưng cũng đủ để chứng minh sự cần thiết của nó
đối với việc giáo dục đạo đức nhân cách cho các em. Mặc dù vậy môn mỹ thuật
ở trường học nước ta vẫn là môn học “mới” chưa có lịch sử phát triển đầy đủ để
có thời gian tích lũy kinh nghiệm cho dạy học nên cần phải đầu tư tìm tòi phát
hiện những cách thức thực hiện hữu hiệu nhất. Trong giảng dạy và học tập nhiều
vấn đề cần được cải tiến.
Giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ là một vấn đề lớn cho ngành giáo dục và
toàn xã hội. Trong đó, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình, nhà trường
và toàn xã hội đều là những nhân tố đóng góp tích cực. Song chính gia đình và
nhà trường là môi trường hoạt động thẩm mỹ, mang tính giáo dục tập trung. Đó
là nơi ươm trồng chăm sóc và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, đây là nhiệm vụ
quan trọng của trường THCS.
Được học tập, đó là quyền lợi của mọi trẻ em đều được hưởng như quyết
định TW2 đã nêu rõ, nhất là các môn nghệ thuật trong đó có mỹ thuật. Để khai
thác những thế mạnh, khắc phục những mặt yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả
học tập môn mỹ thuật. Theo tôi cần nghiên cứu và vận dụng các phương pháp
giảng dạy sao cho phù hợp với địa phương, đối tượng. Trong các phương pháp
sử dụng, tôi thấy việc gợi mở cho học sinh hướng tư duy và thể hiện một bài vẽ
là hết sức quan trọng. Chính từ lý do đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Phương
pháp gợi mở trong dạy - học mỹ thuật ở trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy –
Thái Bình”.
II. Mục đích nghiên cứu
- Tìm về những phương án hay nhất cho phương pháp gợi mở để áp dụng
có hiệu quả vào dạy – học môn Mỹ thuật ở trường THCS
- Nâng cao hiệu quả chất lượng dạy – học ở trường THCS Thụy Sơn –
Thái Thụy – Thái Bình
III. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu


- Phương pháp gợi mở trong giảng dạy môn mỹ thuật ở trường THCS
Thụy Sơn – Thái Thụy – Thái Bình
2. Khách thể nghiên cứu
- Ban giám hiệu, tập thể giáo viên trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy –
Thái Bình
IV. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy – Thái Bình
- Thời gian nghiên cứu: 1 tháng
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tập trung vào phương pháp gợi mở trong giảng dạy môn mỹ
thuật ở trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy – Thái Bình
- Tìm ra mặt tích cực của phương pháp gợi mở và phát hiện cách thực
hiện sao cho hiệu quả nhất
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp
gợi mở trong giảng dạy môn mỹ thuật ở trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy –
Thái Bình
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích và tổng kết
- Điều tra thực nghiệm tại trường
VII. Cấu trúc đề tài
Gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Lý luận dạy – học môn mỹ thuật
II. Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp gợi mở
1. Khái niệm
2. ý nghĩa

III. Phương pháp gợi mở trong dạy – học môn mỹ thuật
1. Gợi mở như thế nào
2. Những điểm cần chú ý khi vận dụng phương pháp gợi mở
IV. Phương pháp gợi mở trong từng phân môn mỹ thuật
1. Phân môn vẽ theo mẫu
2. Phân môn trang trí
3. Phân môn vẽ tranh
4. Phân môn thường thức mỹ thuật
Chương II: Thực trạng của vấn đề
I. Giới thiệu địa điểm trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy – Thái Bình
II. Thực trạng sử dụng phương pháp gợi mở trong giảng dạy môn mỹ thuật ở
trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy – Thái Bình
1. Thực trạng
2. Thực tế nhận thức bài học của học sinh trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy
– Thái Bình qua phương pháp gợi mở
Chương III:
Giải pháp gợi mở trong dạy – học môn mỹ thuật của học sinh trường THCS
Thụy Sơn – Thái Thụy – Thái Bình
I. Giải pháp
II. Bài học kinh nghiệm
B- Nội dung
chương I: Cơ sở lý luận
I. Lý luận dạy – học môn mỹ thuật
Mỹ thuật là một trong những môn học của nghệ thuật. Nếu dạy học là khó
thì dạy nghệ thuật lại càng khó hơn, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn.
Song không phải là không dạy được, vì học mỹ thuật đem lại niềm vui cho con
người, làm cho con người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung
quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời mỹ thuật giúp con người tự tạo ra
cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn có ngay trong sinh hoạt thường ngày làm
cho cuộc sống thêm hài hòa, hạnh phúc. Bởi cái đẹp “đeo đuổi” con người từ lúc

đó lọt lòng đến khi “trở về cát bụi”.
Môn mỹ thuật ở trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thái Bình chúng ta
sẽ giúp chúng ta hiểu về cái đẹp thông qua các chuyên ngành: hình họa, trang trí,
điêu khắc, bố cục, lịch sử mỹ thuật, “Có bột mới gột lên hồ”. Các phân môn
trên sẽ cho chúng ta “bột”, đấy là kiến thức bước đầu, cơ bản nhất của mỹ thuật.
Trên cơ sở ấy, chúng ta có thể nhận thức được cái đẹp một cách chắc chắn và dễ
dàng hơn, giúp chúng ta có thể đảm nhiệm được dạy –học chương trình mỹ thuật
ở trường THCS.
Nhưng dạy – học mỹ thuật như thế nào? Phương pháp dạy – học mỹ thuật
sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về chương trình mỹ thuật ở THCS về đặc điểm, nội
dung, yêucầu của các phân môn. Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, thường thức
mỹ thuật, về học sinh THCS và khả năng học mỹ thuật của các em. Đồng thời
phương pháp dạy – học mỹ thuật cung cấp cho chúng ta những thông tin về các
phương pháp dạy – học mỹ thuật chung và phương pháp các phân môn, cách
thiết kế bài giảng, làm đồ dùng dạy – học, cách dạy và cách hướng dẫn học sinh
vẽ trên lớp, vẽ ở nhà, đảm bảo cho mọi người dạy được môn mỹ thuật ở
trường THCS. Nhưng vẫn là câu hỏi : “Dạy như thế nào?”. Dạy tốt hay bình
thường? Điều đó tùy thuộc vào ý thức học tập của mỗi người. Mong các em rất
thích, song có ít điều kiện tìm hiểu, tiếp xúc. Các em sẽ không trở thành họa sĩ
tất cả mà học mỹ thuật của học sinh để nâng cao khả năng nhận thức của mình,
để học có hiệu quả hơn các môn học khác, hiểu về cái đẹp để sống và “Hành
động theo quy luật của cái đẹp”. Sự hào hứng học mỹ thuật của học sinh là
nguồn động viên lớn, tạo điều kiện cho chúng ta học mỹ thuật tốt hơn và trau dồi
về phương pháp để dạy tốt hơn, đáp ứng lòng mong đợi của học sinh, của xã hội.
II. Khái niệm, ỹ nghĩa của phương pháp gợi mở
1. Khái niệm phương pháp gợi mở
Gợi mở là gợi ý, vạch ra hướng thực hiện tiếp theo hướng giải quyết vấn
đề nào đó cho học sinh. Khi học sinh đang gặp khó khăn, chưa tìm ra cách vẽ,
như bố cục, cách phác hình phân bố hình mảng, tìm hình tượng, tương quan đậm
nhạt. Hoặc học sinh đang băn khoăn, chưa hài lòng với bản vẽ, như đang muốn

tìm kiếm thêm một cái gì đó để hoàn chỉnh hơn, đẹp hơn lúc đó học sinh cần có
sự tác động của giáo viên, của bạn tác động đúng lúc, đúng chỗ, có mức độ, có
chất lượng sẽ tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ thêm, tìm tòi tiếp và giải quyết
được bài tập hay nâng cao chất lượng bài vẽ bằng khả năng của mình.
Đối với mỹ thuật, môn học yêu cầu nhiều đến suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo
thì gợi mở để mỗi học sinh có cách nghĩ, cách giải quyết bài vẽ theo ý mình,
bằng khả năng của mình là rất cần thiết. Đối với dạy- học mỹ thuật, gợi mở là
một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cho bài vẽ hơn cả, vì nó phù
hợp với năng lực và cảm nhận của học sinh. Vì thế giáo viên nên gợi ý ngay trên
cơ sở đã có của bài vẽ (bố cục, hình tượng, đậm nhạt , ) để mỗi học sinh suy
nghĩ, tìm tòi, bổ sung, nâng chất lượng cho bài học của mình một cách cụ thể.
2. ý nghĩa phương pháp gợi mở
Việc sử dụng phương pháp gợi mở trong giảng dạy môn mỹ thuật có một
ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp thu hiệu quả kiến thức của bài học cho học
sinh. Khi học sinh gặp lúng túng trong bài vẽ, trong cách giải quyết vấn đề nào
đó, thì phương pháp gợi mở là chùm chìa khóa mở tung tất cả vấn đề đó giúp
học sinh không còn lúng túng và tiếp thu bài học một cách tốt nhất.
Đối với giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở cũng giúp mình nâng cao
kỹ năng sư phạm, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng chuyên truyền đạt cho học
sinh một cách dễ hiểu, hiệu quả và khiến bài dạy của giáo viên được nâng cao.
III. Phương pháp gợi mở trong dạy – học môn mỹ thuật
1. Gợi mở như thế nào
Phương pháp gợi mở thường được thực hiện khi dạy lý thuyết và thực
hành
Ví dụ:
- Đối với bài dạy lý thuyết, giáo viên thường dùng các câu hỏi kết hợp với
việc chỉ ra trên thực tế đối tượng (mẫu vẽ, hình họa, ) để học sinh quan sát, suy
nghĩ và tự tìm ra cách giải quyết hay nhận xét hoặc kết luận của mình. Chẳng
hạn: em thử so sánh độ đậm nhạt của mẫu và bài vẽ của mình xem thế nào? (vẽ
theo mẫu), hoặc 2 bài này giống nhau và khác nhau ở chỗ nào? (Bố cục, màu

sắc). Em thích bài vẽ nào? vì sao? (vẽ trang trí, vẽ tranh)
- Đối với bài dạy thực hành, giáo viên quan sát học sinh làm bài, dựa vào
thực tế từng bài vẽ cụ thể, đặt các câu hỏi gợi ý, mở ra cách giải quyết sao cho
phù hợp với thực lực của mỗi học sinh.
* Giáo viên cần lưu ý:
+ Các câu hỏi gợi mở phải mang tính khích lệ, động viên, sao cho mỗi
học sinh cần phải suy nghĩ, tìm kiếm thêm để bài vẽ đẹp hơn, mong muốn có bài
vẽ đẹp như ý muốn.
+ Lời nhận xét, gợi mở tuyệt nhiên không mang tính phủ định như : “Thế
nào không đẹp” hoặc khẳng định “Không làm thế này”, hay mệnh lệnh như:
“Phải làm lại như thế này mới đúng”.
+ Lời nhận xét, câu hỏi phảI mềm và luôn ở trạng tháI nghi vấn.
Ví dụ:
* Đối với học sinh kém:
- Cần gợi mở cụ thể hơn, giúp các em đó nhận ra ngay chỗ chưa đúng và
sửa lại để hoàn thành bài tập theo yêu cầu đề ra. Ví dụ “có lẽ ở chỗ này”, “màu
này” chưa đẹp, “hình này” chưa cân đối vì chỗ này rộng, hẹp,… nên sửa “như
thế này, thế này”….
* Đối với học sinh trung bình:
- Cần gợi mở ở những chỗ chưa hợp lý và yêu cầu học sinh quan sát, suy
nghĩ và tự điều chỉnh, sửa lại. Ví dụ cách sắp xếp hình mảng của bài này chưa
cân đối (các hình mảng chưa có trọng tâm, xô lệch,…). Cần điều chỉnh lại được
không?
* Đối với học sinh khá:
- Câu gợi ý nhằm vào những chỗ “có vấn đề” hay chưa hợp lý về bố cục,
hình tượng, màu sắc,… và sau đó để học sinh tự tìm, tự điều chỉnh hay sửa chữa.
Ví dụ “chỗ này, màu này” như thế nào? Làm sao cho bài đẹp hơn?
* Đối với học sinh giỏi:
- Có thể yêu cầu cao hơn: gợi ý để các em tự tìm ra những chỗ chưa hợp
lý về bố cục, chưa đẹp về màu,… ở bài vẽ của mình. Ví dụ: thử tìm xem bài vẽ

có chỗ nào chưa hợp lý, còn sửa được nữa không? hoặc : có thể vẽ khác đi được
không? Thử xem nào…
* Những điểm cần chú ý khi sử dụng phương pháp gợi mở:
- Về phía giáo viên:
+ Giáo viên cần coi trọng và vận dụng có hiệu quả phương pháp gợi mở,
cụ thể là: gợi mở với những mức độ khác nhau cho từng đối tượng và tôn trọng
tính độc lập suy nghĩ của học sinh.
+ Không nên yêu cầu học sinh phải như thế này, phải như thế kia – bắt
học sinh sửa theo ý mình, vì gò ép, rập khuôn không phải là gợi ý,mà là dạy -
học thụ động. Mở ra cho học sinh cách nghĩ, cách cảm nhận để các em tự sửa,
điều chỉnh theo tinh thần góp ý của giáo viên mới là dạy - học phát huy tính tích
cực của mỗi cá thể.
- Về phía học sinh:
+ Mỗi bộ phận nhỏ - học sinh khá giỏi hay những học sinh yêu thích vẽ
thường không hài lòng với bài vẽ của mình, tiếp thu gợi ý của giáo viên và sửa
chữa điều chỉnh hoặc làm lại một cách có suy nghĩ và hào hứng. Điều đó chứng
tỏ học sinh luôn hướng tới cái đẹp, mong muốn vẽ đẹp.
+ Phần lớn học sinh bằng lòng với kết quả bài vẽ của mình, do vậy
thường thoả mãn với suy nghĩ và cách vẽ ban đầu, ít chú ý đến sự gợi ý của giáo
viên, không muốn điều chỉnh, sửa chữa. Tình trạng ngại sửa chữa những chỗ
chưa hợp lý ở bài vẽ khá phổ biến.
+ Một bộ phận học sinh phải sửa thì đấy là vì sợ hoặc đã thấy ghi rõ thiếu
sót và sửa theo lời chỉ dẫn của giáo viên một cách máy móc, suy nghĩ, ít sàng
lọc. Trường hợp này thường thấy ở học sinh yếu và trung bình.
IV. Phương pháp gợi mở trong từng phân môn mỹ thuật
1. Phương pháp gợi mở trong phân môn Vẽ theo mẫu
- Đây là phân môn khó nhất trong các phân môn của mỹ thuật và tương
đối khó dạy đối với giáo viên và khó học đối với học sinh.
- Vẽ theo mẫu phải vẽ đi vẽ lại các hình khối cơ bản, đồ dùng quen thuộc.
- Phương pháp hướng dẫn vẽ thường chung chung cho tất cả các bài, giáo

viên ít quan tâm đến yêu cầu kiến thức cơ bản của từng loại bài để tìm ra đặc
điểm, hình dáng, cấu trúc về bố cục đậm nhạt, vẻ đẹp riêng của mẫu.
- Vẽ theo mẫu là phân môn khó so với vẽ trang trí và vẽ tranh. Vì vậy khả
năng quan sát của học sinh còn hạn chế, chưa chú ý so sánh để tìm ra tỉ lệ của
mẫu. Bố cục bài vẽ không đẹp thường không cân đối giữa hình vẽ và tờ giấy.
Hình vẽ chung chung chưa sát tỉ lệ, do vậy không lột tả được đặc điểm của mẫu.
- Về đậm nhạt: khi thì mở ảo làm cho hình yếu. Lúc lại quá tách bạch giữa
các mảng, ngay cả ở hình trụ hình cầu làm cho bài vẽ khô cứng.
- Từ những đặc điểm của phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên cần vận dụng
phương pháp gợi mở về bài dạy phân môn này. Khi học sinh làm bài, sự gợi ý
của giáo viên rất cần thiết. Điều đó thể hiện ở chỗ:
+ Gợi ý học sinh ngay ở từng bài vẽ về cách vẽ hình, tìm tỉ lệ.
+ Chỉ ra ở mẫu thực để học sinh so sánh, tìm ra những chỗ chưa đúng ở
bài vẽ và tự chỉnh.
2. Phương pháp gợi mở trong phân môn Vẽ trang trí
- Vẽ trang trí là phân môn tự do trong suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo về bố
cục, họa tiết, sắc màu… Trên cơ sở lý thuyết chung, phát triển khả năng
suynghĩ, sáng tạo, độc lập trong học tập của học sinh.
- Kết quả bài vẽ trang trí thấy rõ ràng hơn sau mỗi giờ học về nhận thức
thẩm mỹ và thực hành, do đó kích thích tinh thần học tập của các em. Sản phẩm
do trang trí tạo nên gắn liền với cuộc sống của mỗi con người và thiết thực gần
gũi với học tập, sinh họat của học sinh.
- Học sinh thích học vẽ trang trí vì các em được làm bài tự do, được dùng
màu sắc. Hơn nữa, loại bài này phù hợp với học sinh nữ, bởi các em có tâm lý
muốn làm đẹp và mọi công việc của các em đòi hỏi tính cần cù và khéo léo hơn.
Nhìn chung, vẽ trang trí của học sinh tính sángtạo còn hạn chế.
- Trong dạy học phân môn này cần sử dụng phương pháp gợi mở:
+ Gợi ý học sinh quan sát, nhận xét, tìm ra sự khác nhau của bố cục mảng,
cách vẽ họa tiết, cách vẽ theo mẫu.
+ Chỉ ra cho học sinh những cái được,cái chưa được ngay ở mỗi bài vẽ\

+ Gợi ý, động viên tìm tòi,sáng tạo.
3. Phương pháp gợi mở trong phân môn Vẽ tranh
Vẽ tranh không đơn giản là vẽ được các hình ảnh, vẽ được màu mà qua đó
các hình ảnh, màu sắc của tranh “nói” được tạo nên điều gì để người xem cảm
nhận được và tỏ thái độ yêu, ghét, vui,buồn và suy nghĩ hành động theo cảm
nhận của mình. Qua vẽ tranh, phát triển khả năng quan sát, tìm hiểu thực tiễn
cuộc sống xung quanh, giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con
người.
Một số học sinh thích vẽ tranh, nhiều bức tranh có ý hay, dí dỏm ở cách
vẽ, khai thác nội dung, cách bố cục,tìm hình ảnh và màu vẽ. Qua tranh, các em
đã có ý thức tìm hiểu cuộc sống xung quanh hơn. Nhìn chung, tranh của học
sinh còn hạn chế nhiều về cách tìm ý, bố cục thiếu trọng tâm,dàn trải, hình
tượng hiếu động và màu sắc chung chung,chưa làm rõ ý định, hãy còn công thức
hay lặp lại một cách tự nhiên như: cây phải màu xanh, đất phải màu nâu, chưa
quan sát đến sắc thái đậm nhạt của màu.
- Khi vẽ tranh, cần vận dụng phương pháp gợi mở là chủ yếu để gợi ý cho
các em một số đề tài, giúp các em có trí tưởng tượng phong phú hơn trongbài vẽ
của mình.
4. Phương pháp gợi mở trong phân môn Thường thức mỹ thuật
- Dạy học thường thức mỹ thuật tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với
các giá trị văn hoá và hiểu hơn về thực tế xung quanh. Thông qua tìm hiểu, phân
tích các công trình, tác phẩm mỹ thuật ở bố cục, hình tượng, màu sắc, tạo điều
kiện cho học sinh cảm nhận vẻ đẹp và có ý thức trân trọng, bảo vệ và giữ gìn
văn hoá của dân tộc và nhân loại.
Đây là phân môn học sinh không làm bài tập thực hành, là phân môn lịch
sử mỹ thuật tóm lược.
- Lịch sử mỹ thuật gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá của
một đất nước, một vùng hay một mốc thời gian. Do đó dạy và học phân môn này
cần có kiến thức về các khoa học xã hội và cách nhìn tổng quát, nhận xét sâu
sắc, phân tích có cơ sở.

- Thưởng thức mỹ thuật nâng cao trình độ văn hoá chung cho học sinh,
bồi dưỡng thẩm mỹ thị giác, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và tạo điều
kiện cho các em học tập các phân môn khác có hiệu quả hơn.
- Trong phân môn này thì phương pháp gợi mở được sử dụng song song
cùng với các phương pháp khác. Nó là một phần nhỏ trong các phương pháp
được sử dụng trong phân môn để gợi ý cho học sinh ở những câu hỏi khó, dài để
các em không thấy còn lúng túng.
Chương II
Thực trạng của vấn đề
I. Giới thiệu về trường THCS Thuy Sơn - Thái Thuỵ - Thái Bình
1. Vị trí địa lý
- Phía đông giáp xó Thụy Dương, phía tây giáp Thụy Phong, phía nam
giáp Thái Thủy, phía bắc giáp Thụy Phúc.
- Diện tích: 74.609 ha.
- Đất nông nghiệp: 555 ha.
- Diện tích trồng cây: 460 ha.
- Dân số: 2.282 hộ gia đỡnh với 8.558 nhân khẩu.
2. Tỡnh hỡnh giáo dục của nhà trường
Đặc điểm tỡnh hỡnh nhà trường:
a. Cán bộ giáo viên và học sinh:
Trường có chi bộ gồm 20 đảng viên hoạt động trên lĩnh vực giáo dục nhiều năm
liên tục được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh.
Công đoàn nhà trường gồm toàn bộ cán bộ giáo viên thầy Lê Hồng Văn là chủ
tịch công đoàn và các năm công đoàn nhà trường được công nhận hoạt động
mạnh.
Trường có chi đoàn gồm 20 đ/c đoàn viên bí thư chi đoàn là thầy Bùi Văn Danh,
tổng phụ trách cô Bùi Thị Thu Hằng.
- Đội ngũ giáo viên; toàn trường có 33 cán bộ giáo viên, trong đó
+ Cán bộ quản lý: 2 đồng chí đều cú trỡnh độ đại học.
+ Cán bộ văn phũng: 3 đồng chí đều cú trỡnh độ trung cấp kế toán.

+ Giáo viên có 28 thầy cô trong đó:
• Tổ tự nhiên có 14 thầy cô gồm 7 thầy cô dạy toán, 1 giáo viên hóa học, 1
viên vật lý, 1 giỏo viờn sinh học, 2 giáo viên thể dục, 1 giáo viên tin học, 1 giáo
viên dạy công nghệ, tổ trưởng cô Nguyễn Thị Minh giáo viên dạy toán, tổ phó
cô Đỗ Ngọc Huyền giáo viên vật lý.
• Tổ xó hội có 14 thầy cô gồm 7 giáo viên dạy văn, 1 cô dạy sử, 1 cô dạy địa
lý, 3 giỏo viờn dạy tiếng anh, 1 giáo viên dạy hát nhạc, 1 giáo viên dạy mỹ thuật.
- Năm học 2011-2012 trường có 12 lớp với 439 học sinh cụ thể như sau:
+ Khối 6 có 3 lớp với 119 học sinh.
Lớp 6a do cô Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm với 38 học sinh.
Lớp 6b do cô Nguyễn Thị Liễu chủ nhiệm với 41 học sinh.
Lớp 6c do thầy Phan Văn Đức chủ nhiệm với 40 học sinh.
+ Khối 7 có 3 lớp với 118 học sinh.
Lớp 7a do cô Nguyễn Thị Thuyên chủ nhiệm với 40 hoc sinh.
Lớp 7b do cô Bùi Thị Len chủ nhiệm với 40 hoc sinh.
Lớp 7c do thầy Lê Hồng Văn chủ nhiệm với 38 học sinh.
+ Khối 8 có 3 lớp với 108 học sinh
Lớp 8a do cô Đỗ Ngọc Huyền chủ nhiệm với 35 học sinh.
Lớp 8b do cô Ngô Mai Ái chủ nhiệm với 35 học sinh.
Lớp 8c do thầy Bùi Văn Danh chủ nhiệm với 38 học sinh.
+ Khối 9 có 3 lớp với 94 học sinh.
Lớp 9a do cô Nguyễn Thị Minh chủ nhiệm với 31 học sinh.
Lớp 9b do cô Nguyễn Thị Hợp chủ nhiệm với 34 học sinh.
Lớp 9c do cô Trần Thị Liên chủ nhiệm với 29 học sinh.
b. Cơ sở vật chất.
- Trường cú 14 phũng học trong đó có 10 phũng học (trong đó có 6 phũng
cấp 4) 3 phũng bộ mụn và 1 phũng học vi tính.
- Vỡ chưa xây được cỏc phũng chức năng cho nên nhà trường phải lấy tạm
2 phũng học làm phũng hội họp và thư viện.
- Trường có hệ thống máy vi tính được nối mạng gồm 18 máy học của học

sinh và 5 máy của cán bộ giáo viên.
- Hệ thống âm thanh phục vụ cho hoạt động ngoài giờ khá đầy đủ.
* Phương hướng và nhiệm vụ chung của nhà trường
- Tăng cường giáo dục chất lượng toàn diện cho học sinh
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, nhân viên có phẩm chất chính trị và đạo
đức tốt, có năng lực chuyên môn
- Đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường nề nếp kỷ cương, củng cố môi
trường sư phạm
- Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp học tập đồng bộ việc sử dụng
các thiết bị dạy học.
- Triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
* Khó khăn:
ở địa phương còn nhiều hộ nghèo nên một phần cũng ảnh hưởng đến học
tập của các em trong xã.
- Cơ chế thị trường, các tệ nạn xã hội cũng xuất hiện trên địa bàn xã
- Là một xã khá rộng nên chưa thực sự sâu sát với từng thôn.
- Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên không đồng đều nên gặp không ít
khó khăn trong vịêc phân chuyên môn
- Phòng làm việc cho giáo viên và phòng học cho học sinh còn thiếu.
II. Thực trạng sử dụng phương pháp gợi mở trong giảng dạy môn mỹ thuật
ở trường THCS Thuỵ Sơn, Thái Thuỵ, Thái Bình
1. Thực trạng
Qua tỡm hiểu thực tế, tôi nhận thấy rằng 100% giáo viên đều cho rằng việc sử
dụng phương pháp gợi mở trong giảng dạy môn mỹ thuật là rất cần thiết bởi
phương pháp này giúp cho các em học sinh không bị thụ động trong học tập, chỳ
ý hơn vào bài vẽ của mỡnh giúp các em thực hành bài vẽ được tốt hơn dẫn đến
các em có tinh thần phấn khởi khi học sang những môn học khác.
Bên cạnh đó thông qua một số tiết dự gỡơ tại trường THCS Thụy Trỡnh tụi thấy
được rằng cơ sở vật chất cho dạy và học mỹ thuật của nhà trường cũn thiếu thốn

và nghèo nàn, chưa có phũng học mỹ thuật riêng đồ dùng dạy học phục vụ cho
việc giảng dạy lên lớp chưa đầy đủ và chưa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Trường chưa chú ý đến quản lý dạy – học mỹ thuật, ít quan tâm đến việc kiểm
tra, đánh giá chất lượng, đôi khi tự ý cắt bỏ hoặc xem dạy mỹ thuật chỉ mang
tính bề nổi trong các phong trào nghệ thuật, giải trí.
Đối với giáo viên dạy mỹ thuật thỡ việc áp dụng những phương pháp giảng
dạy vào bài giảng cũn rất hạn chế, một số phương pháp chưa được khai thác và
sử dụng hết kiến thức truyền đạt tới cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp
gợi mở trong các giờ mỹ thuật của giáo viên mỹ thuật ở trường vẫn chưa được
áp dụng triệt để nhất. Giỏo viờn cũn dạy kĩ thuật vẽ là chủ yếu, chưa chú ý đến
mục tiêu giáo dục thẩm mĩ. Dạy mĩ thuật chưa thực sự phát huy khả năng độc
lập suy nghĩ, tỡm tũi, sỏng tạo của học sinh trong trường.
Để thấy rừ và chớnh xỏc hơn thực trạng sử dụng phương pháp gợi mở trong
giảng dạy môn mỹ thuật ở trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy – Thái Bình tụi
đó tìm hiểu qua học sinh và giáo viên bằng các phiếu khảo sát:
Câu hỏi 1: Em thấy môn mỹ thuật là môn học như thế nào?
A. Rất hứng thú
B. Hứng thú
C. Bình thường
Câu hỏi 2: Trong chương trình mỹ thuật, em thích học phân môn nào nhất
A. Vẽ tranh
B. Vẽ trang trí
C. Vẽ theo mẫu
D. Thường thức mỹ thức
Câu hỏi 3: Em thấy phương pháp gợi mở trong môn mỹ thuật có cần thiết đối
với quá trình giảng dạy của các em không?
A. Rất cần thiế
B. Cần thiết
C. Không cần thiết
Câu hỏi 4: Các em có thấy thầy (cô) giáo thường xuyên sử dụng phương pháp

vấn đáp trong bài giảng của mỡnh hay khụng?
A. Có thường xuyên
B. Thỉnh thoảng
C. Hầu như không sử dụng
Câu hỏi 5: Khi bạn sử dụng phương pháp gợi mở trong tiết dạy em thấy việc
tiếp thu bài học của mình như thế nào?
A. Rất tốt
B. Bình thường
C. Không tốt
2. Thực tế nhận thức bài học của học sinh trường THCS Thụy Sơn – Thái
Thụy – Thái Bình qua phương pháp gợi mở
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này tại trường, tôi đó cú một tiết tỡm hiểu
thực tế nhận thức bài học của học sinh khi giáo viên sử dụng phương pháp vấn
đáp trong bài giảng của mình. Cụ thể là tôi đó dự giờ tiết dạy “ Vẽ theo mẫu”
của giáo viên mỹ thuật: Bài 27. Vẽ theo mẫu: Mẫu hai đồ vật (vẽ hỡnh – lớp 6).
Khi thực hiện bài giảng ngoài những gợi mở có trong các bước tiến hành
lên lớp đó quy định thỡ giỏo viờn cũn gợi mở cho học sinh một số những khái
niệm để các em nắm rừ bài hơn, hiểu bài hơn:
+ Vẽ theo mẫu
. Vẽ: phân biệt được giữa vẽ hội họa và vẽ kỹ thuật
. Vẽ không đũi hỏi đúng, chính xác như vẽ kỹ thuật. Nét vẽ thẳng hay
cong chỉ là tương đối, không dùng thước hay compa để vẽ mà vẽ bằng tay.
Đo và ước lượng bằng mắt để tỡm ra tỉ lệ của mẫu, không tính toán chi li
như vẽ kỹ thuật.
. Theo : vẽ theo cỏch nhỡn, cỏch nghĩ, cỏch cảm nhận của người vẽ,
không sao chép, rập khuôn, miễn sao lột tả được đặc điểm của mẫu.
. Mẫu: nhỡn mẫu thực có ở trước mặt để vẽ, không vẽ tiếp (ở nhà) khi
không có mẫu. Quá trình vẽ theo mẫu là quỏ trình liên tục, thể hiện ở quan sát,
nhận biết, ghi nhận
-> Vẽ theo mẫu là nhỡn mẫu thực để vẽ lại, mô phỏng lại theo cỏch nhỡn,

cỏch cảm nhận của người vẽ, sao cho rừ đặc điểm của đối tượng.
Qua tiết học vẽ theo mẫu ngày hôm đó, tôi thấy được kết quả học, cụ thể
là cách thể hiện bài vẽ của học sinh trong lớp là rất tốt. Đa số các em đó vẽ được
đặc điểm của mẫu, khụng cũn em nào lỳng tỳng đi vào “sao chép”, “rập khuôn”
mẫu. Từ trên tôi càng thấy việc sử dụng phương pháp gợi mở trong giảng dạy
mỹ thuật là cần thiết và không kém phần quan trọng. Việc sử dụng phương pháp
này giúp nâng cao hiệu quả dạy - học của giáo viên và học sinh trong khi giảng
dạy và học tập.
Tuy nhiên, phương pháp này phải được giáo viên áp dụng và đúng lúc,
đúng chỗ và phù hợp trong từng bài dạy và trong từng học sinh thỡ mới đem lại
hiệu quả cao, thiết thực.
CHƯƠNG III.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP GỢI
MỞ TRONG DẠY – HỌC MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG
THCS THỤY SƠN – THÁI THỤY – THÁI BèNH
I. GIẢI PHÁP
Qua tìm hiểu về cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tiễn về việc sử dụng phương
pháp gợi mở trong giảng dạy môn mỹ thuật ở trường THCS Thụy Sơn – Thái
Thụy – Thái Bình tụi xin đưa ra một số giải pháp sau:
* Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn mỹ thuật và cả
kiến thức của những môn học khác có liên quan ( các kiến thức của khoa học và
tự nhiên) phải liên hệ được với thực tiễn sinh động xung quanh khi bài dạy cần
tới đồng thời giáo viên cần phải nhận thức rừ tầm quan trọng của phương pháp
dạy học môn mỹ thuật nhất là phương pháp vấn đáp để từ đó có kế hoạch bài
giảng được chuẩn bị tốt và chu đáo hơn.
- Giáo viên cần phân loại bài dạy để áp dụng phương pháp gợi mở với
từng phân môn một cách có hiệu quả và phù hợp nhất.
- Hệ thống những câu hỏi gợi mở phải phù hợp với kiến thức bài giảng và
phù hợp vào từng loại học sinh.

- Luôn đổi mới cách giảng dạy đồng thời đan xen trũ chơi, những buổi vẽ
ngoài trời sẽ giúp cho học sinh thấy hứng thú học và việc tiếp thu bài sẽ nhanh
hơn.
- Giáo viên phải thường xuyên học hỏi nâng cao kiến thức, bồi dưỡng
chuyên môn để đáp ứng nhu cầu mĩ thuật ngày càng phát triển và đời sống hàng
ngày luôn luôn được cải thiện.
- Trau dồi kiến thức giúp cho học sinh tiếp thu có hiệu quả hơn tri thức ở
các môn học khỏc vỡ cỏc mụn học khác có sự liên quan, móc nối với nhau tạo
điều kiện cho học sinh suy nghĩ, sáng tạo để có nhiều cách thể hiện khác nhau
cho bài tập.
* Đối với cán bộ quản lý Giao Dục
- Thường xuyên đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
- Cần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi và
phù hợp với từng giai đoạn phát triển hiện nay.
- Tìm ra các biện pháp, phương pháp dạy học nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng học tập, nhận thức của học sinh.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
* Đối với học sinh
- Các em cần phải tự giác, hào hứng và chuẩn bị bài tốt thỡ khi học mới
có hiệu quả cao.
- Những em chưa có nhiều kỹ năng, kiến thức về mỹ thuật cần phải học
hỏi qua sách bạo, bạn bè, thầy cô…để kiến thức của mình được nâng cao
- Những em đó cú năng khiếu và nắm chắc được kiến thức mĩ thuật thỡ
cần phát huy hơn nữa những mặt mạnh đó.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quỏ trỡnh nghiờn cứu đề tài “ Phương pháp gợi mở trong giảng dạy môn
mỹ thuật ở trường THCS Thụy Sơn– Thái Thụy – Thỏi Bỡnh” tôi đó rỳt ra được
rất nhiều bài học quý bỏu cho bản thõn mỡnh, trong tương lai để trở thành một
giáo viên dạy mĩ thuật tôi cần phải có năng lực và lũng yờu nghề, có thể nói đây

là yếu tố quan trọng bởi không có năng lực và lũng yờu nghề thỡ khụng thể đạt
tới đỉnh cao trong sự nghiệp ngoài ra thường xuyên phải trau dồi kiến thức về mĩ
thuật thật chắc chắn, học hỏi, tỡm tũi bồi dưỡng để nâng cao lăng lực sư phạm
áp dụng được tốt nhất những phương pháp day – học mỹ thuật trong giảng dạy
của mỡnh để học sinh hiểu bài một cách tốt nhất. Tất cả những điều ấy là hành
trang kiến thức được học và trau dồi qua quỏ trỡnh nghiờn cứu đề tài giúp tôi
sau khi ra trường có thể tự tin lên lớp truyền đạt kiến thức cho học sinh để khi
tôi đứng trước bục giảng, bài giảng sẽ trở nên phong phú và sinh động. Tôi luôn
luôn tâm niệm rằng người giáo viên phải như là một người thầy thuốc giỏi, vị
tướng tài, biết vận dụng cái chung vào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể để
đem lại hiệu quả cao trong công việc. Vỡ vậy dạy – học được coi như là một
nghệ thuật.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I.Kết luận:
Nghệ thuật là sự sáng tạo những sản phẩm vật chất hoặc phi vậy thể chứa
đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mĩ mang tính chất văn hóa làm rung động
cảm xúc tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức.
Do vậy cái đẹp là một phạm trù rất đa dạng và rộng lớn nó mang tính nó
mang tính thời sự tính dân tộc và tính lịch sử. Chính vì vậy dạy cho HS cảm nhận
cái đẹp là một điều vô cùng khó khăn, vì cái đẹp của các em là cái đẹp thông qua
con mắt của trẻ thơ. Sự áp đặt của người lớn về cái đẹp, đôi khi sẽ giết chết sự sáng
tạo hồn nhiên ngây thơ trong các em.
Dạy học là khó, dạy nghệ Thuật còn khó hơn, cần phải mang tính Nghệ Thuật cao.
Dạy cho các em thấy được cái đẹp nhưng lại phải phù hợp với các lứa tuổi các em,
phải thấy được cái nhìn của trẻ thơ trong mỗi bài làm của các em.Dạy học Mỹ
Thuật không nhằm tạo HS trở thành người họa sĩ mà cái chính là dạy cho các em
thẩm mĩ cái đẹp.
Việc sử dụng các phương pháp dạy học trong giảng dạy môn mỹ thuật cũng luôn
cần phải chỳ ý tới nghệ thuật giảng dạy này. Và đặc biệt phương pháp gợi mở là
hết sức cần thiết vỡ qua thực tế nghiên cứu và tỡm hiểu tôi nhận thấy học sinh nhận

thức bài học rất tốt khi giáo viên sử dụng phương pháp này trong bài giảng của
mình.
Trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy – Thỏi Bỡnh là một trong những
trường có chất lượng dạy – học tốt của ngành giáo dục tỉnh Thỏi Bỡnh được nhà
nước công nhận là trường chuẩn quốc gia. Tuy vậy do điều kiện địa phương, điều
kiện nhà trường cũn hạn chế dẫn tới cơ sở vật chất và trang thiết bị cũn rất hạn chế,
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy của nhà trường. Thực trạng này
không chỉ ở trường THCS Thụy Sơn mà cũn ở các trường THCS khác trên địa bàn
tỉnh và toàn quốc. Tôi hi vọng rằng những hạn chế đó cần được khắc phục và được
ban ngành quan tam hơn nữa tới môn mỹ thuật nói chung và mỹ thuật THCS nói
riêng để môn học xứng đáng với tầm quan trọng của nó.
II. KIẾN NGHỊ
Môn mỹ thuật là một môn học mang tính đặc trưng nên cần phải cú phũng
học riêng, tranh ảnh phải phù hợp với bài học và trang bị thêm một số thiết bị đặc
thù của môn học…. nhằm nâng cao chất lượng của môn học mĩ thuật được tốt hơn.
- Bộ giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến môn mỹ thuật trong chương trình THCS
thiết kế nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho các trường THCS trong cả nước. Tổ
chức nhiều đợt tập huấn cho các giáo viên mĩ thuật về sử dụng đồ dùng và các
phương pháp dạy học mĩ thuật.
- Trường THCS là nơi nuôi dưỡng tâm hồn cỏc em vỡ vậy mong rằng nhà trường
nên tạo mọi điều kiện có thể để giáo viên mỹ thuật phát huy khả năng giảng dạy để
các em học sinh đạt được kết quả tốt nhất.
- Song hành với đó nhà trường cần xây dựng cơ sở vật chất các trang thiết bị
và đồ dùng dạy học đầy đủ. Thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Sáng tác
tranh, triển lóm tranh của học sinh theo chủ đề, tổ chức những buổi thăm quan,
ngoại khúa tỡm hiểu về lịch sử mỹ thuật và lấy những hỡnh ảnh thực tế vào bài vẽ
của mình.
- Giáo viên mỹ thuật cần chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, chuẩn bị bài
giảng đầy đủ sử dụng đồ dùng giáo vụ trực quan bổ trợ cho bài giảng đạt hiệu quả.
- Ngoài ra các thầy cô giáo bộ môn khác trong trường phải luôn để ý quan

tõm và hiểu hơn đến sự phát triển tõm sinh lý cũng như phát triển về tâm sinh lý
của các em.
- Các bậc phụ huynh phải là người gần gũi, trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục
các em tạo mọi điều kiện hướng dẫn và quan tâm tới việc học của các em.
Thỏi Bình ,Ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
Trương Văn Thường
tài liệu tham khảo
1. Tâm lý học lứa tuôi và Tâm lý học sư phạm – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Phương pháp giảng dạy Mỹ Thuật– NXB Giáo dục
3. Mỹ Thuât và phương pháp dạy Mỹ Thuật ở THCS – NXB Giáo dục.
4. Mỹ thuọ̃t lớp 6,7,8,9 – NXB Giáo dục.

lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Thị Dung – giảng viên trường Cao
đẳng Văn Hóa Nghệ thuật Thái Bình là người hướng dẫn, cùng Ban giám hiệu,
tập thể giáo viên trường THCS Thụy Sơn – Thái Thụy – Thái Bình đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này và sự giúp đỡ của
nhiều tác giả đã cung cấp sách giáo khoa.
Trong quá trình xây dựng, tìm hiểu và thực hiện đề tài, còn nhiều điều
thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn thông cảm. Tôi mong nhận được nhiều
ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đề đề tài nghiên cứu của tôi được
hoàn chỉnh hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện
Đỗ Xuân Hiệp
danh mục từ viết tắt
Từ viết tắt Viết đầy đủ
THCS Trung học cơ sở
VHNT Văn hóa nghệ thuật

HS Học sinh
mục lục
lời cảm ơn
1
danh mục từ viết tắt
2
A. mở đầu
5
I. Tính cấp thiết của đề tài
5
II. Mục đích nghiên cứu
5
III. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
6
1. Đối tượng nghiên cứu
6
2. Khách thể nghiên cứu
6
IV. Phạm vi nghiên cứu
6
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
6
VI. Phương pháp nghiên cứu
6
VII. Cấu trúc đề tài
7
B- Nội dung
8
Chương I: Cơ sở lý luận
8

I. Lý luận dạy – học môn mỹ thuật
8
II. Khái niệm, ỹ nghĩa của phương pháp gợi mở
9
1. Khái niệm phương pháp gợi mở
9
2. ý nghĩa phương pháp gợi mở
9
III. Phương pháp gợi mở trong dạy – học môn mỹ thuật
10
1. Gợi mở như thế nào
10
IV. Phương pháp gợi mở trong từng phân môn mỹ thuật
12
1. Phương pháp gợi mở trong phân môn Vẽ theo mẫu
12
2. Phương pháp gợi mở trong phân môn Vẽ trang trí
13
3. Phương pháp gợi mở trong phân môn Vẽ tranh
13
4. Phương pháp gợi mở trong phân môn Thường thức mỹ thuật
14
Chương II: Thực trạng của vấn đề
15

×