Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN Kinh nghiệm dạy về các thành tựu văn hóa trong khóa trình lịch sử lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.95 KB, 29 trang )

A- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân loại ngày nay đang bước vào thời đại phát triển như vũ bão của khoa học
kĩ thuật và công nghệ thông tin, chịu tác động trực tiếp của "nền văn minh thứ
ba". Ở bối cảnh ấy mỗi quốc gia không thể phát triển trong biên giới chật hẹp
của mình mà phải vươn lên hòa nhịp với sự phát triển của thế giới thì mới có thể
tránh được nguy cơ tụt hậu.
Cũng như bao quốc gia khác trên thế giới, muôn xây dựng đất nước thành một
quốc gia giàu mạnh, văn minh, phải có một đội ngũ lao động có đầy đủ tri thức,
có trình độ khoa học kĩ thuật, có phẩm chất đạo đức tốt đặc biệt là phải có lòng
yêu nước và tự hào dân tộc.
Thời đại đặt ra cho giáo dục nước ta một nhiệm vụ quan trọng là đào tạo những
con người phát triển toàn diện để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Hiện nay tất cả các môn học trong nhà trường phổ thông đều đang
hướng vào mục tiêu chung đó . Tuy nhiên Lịch sử có ưu thế đặc biệt của mình
trong việc giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện "dạy chữ để dạy người". Song muốn
đáp ứng được nhu cầu như vậy việc dạy học lịch sử phải có chất lượng.Thực tiễn
việc dạy học lịch sử trong những năm gần đây có có nhiều vấn đề phải bàn luận.
Lịch sử không chỉ là quá khứ mà còn là sự kết tinh các giá trị mà các thế hệ
sau cần tiếp nối và phát huy. Lịch sử đặc biệt có ý nghĩa trong việc giáo dục
truyền thống dân tộc, tinh thần nhân văn Đó là những giá trị dễ bào mòn
trong đời sống hiện đại, nhưng lại là hành trang vô giá cho thế hệ trẻ trong điều
kiện mở cửa hội nhập với thế giới hôm nay và mai sau. Điều này ngay từ thời cổ
đại đã được con người khẳng định " Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống" và lịch
sử là "bó đuốc soi đường đi đến tương lai".
Nhận thức được vai trò quan trọng của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục thế
hệ trẻ . Trong những năm gần đây việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã có
những bước tiến đáng kể: đã có sự thay đổi cả về nội dung và phương pháp
1
giảng dạy, chứng tỏ các cấp các ngành cũng đã có sự quan tâm đến vị trí môn
học.
Song vẫn còn những điều đáng lo ngại. Một thực tế đáng buồn là học sinh nói


riêng và thế hệ trẻ nói chung hiểu biết rất mơ hồ về lịch sử, không chỉ lịch sử thế
giới mà cả lịch sử dân tộc.
Sau mỗi tiết học lịch sử học sinh chỉ nhớ được vài sự kiên chính chủ yếu là các
trận đánh, với những kiến thức thông thường như: nguyên nhân, diễn biến, kết
quả, ý nghĩa hoặc đơn giản cũng chỉ nhớ ta thắng, địch thua còn các vần đề có
liên quan đến như các thành tựu văn hóa, kinh tế - xã hội… học sinh hầu như bỏ
qua hoặc nếu có biết cũng chỉ sắp xếp lộn xộn, mơ hồ.
Về phía giáo viên hầu hết chỉ hứng thú với những bài dạy sôi động có nhiều sự
kiện lịch sử quen thuộc, còn đối với các bài dạy có liên quan đến các vấn đề văn
hóa chỉ thuyết trình hoặc giới thiệu qua loa.
Dạy lịch sử ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các sự
kiện lịch sử, bản chất của các sự kiện đó nhằm giúp các em có cái nhìn đúng đắn
về công lao to lớn của cha ông trong việc dựng nước, và giữ nước mà còn giúp
học sinh có một cái nhìn đầy đủ về tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội, trong đó các thành tựu văn hóa văn minh là một mảng vô cùng quan trọng
trong bài học lịch sử.
Là một giáo viên trực tiếp dạy môn lịch sử ở trường THCS. Trong nhiều năm
qua tôi cũng đã đi dự giờ của nhiều đồng nghiệp và từ kình nghiệm của bản thân
tôi nhận thấy rằng: Phần lớn các giáo viên rất ngại dạy các bài lịch sử có liên
quan đến việc trình bày các thành tựu văn hóa, nếu được chọn bài thao giảng họ
không bao giờ tìm đến các bài như vậy chỉ đơn giản một lí do: Không có gì để
nói.
Từ thực tế trên tôi đã dành nhiều thời gian để tìm tòi nghiên cứu tìm ra các
phương pháp tốt nhất để dạy các bài học lịch sử có liên quan đến các thành tựu
văn hóa, để có thể gây được hứng thú cho học sinh . Do thời gian và năng lực
bản thân có hạn tôi không có tham vọng đưa tất cả các bài thành tựu văn hóa ở
2
trường trung học cơ sở mà tôi chỉ đi sâu tìm hiểu khóa trình lịch sử lớp 6 để
đồng nghiệp tham khảo và chia sẻ.
Với những lí do trên tôi đã chon đề tài: Kinh nghiệm dạy về các thành tựu

văn hóa trong khóa trình lịch sử lớp 6" làm đề tài nghiên cứu của mình
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã cố gắng tìm tòi và rút ra kinh nghiệm từ các
bài dạy cụ thể trên lớp. Tuy nhiên cũng chỉ là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân
chắc chắn còn nhiều vấn đề chưa thực sự khoa học và chưa phù hợp với đối
tượng học sinh nhiều địa phương khác nhau, cho nên tôi rất mong được sự cảm
thông góp ý và chia sẻ của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài
mang tính khả thi cao hơn.

3
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1- Vấn đề văn hóa trong bộ môn lịch sử ở trường phổ thông
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn trong đó có sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nét đặc trưng nhất
của nội hàm khái niệm "Văn hóa" trong lịch sử ở trường phổ thông là những sự
kiện hiện tượng lịch sử phản ánh hoạt động sáng tạo văn hóa của con người chủ
yếu là các thành tựu về tư tưởng, triết học, khoa học, văn học- nghệ thuật trong
những giai đoạn lịch sử khác nhau. Nó giúp học sinh phân biệt với các sự kiện
hiện tượng lịch sử về hoạt động sản xuất, kinh tế hay chính trị với quân sự.
Những kiến thức về văn hóa mà bộ môn lịch sử giới thiệu cho học sinh tuy
không phản ánh đầy đủ tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa
nhưng cũng làm rõ thêm diện mạo văn hóa của một quốc gia, dân tộc trong một
giai đoạn lịch sử nhất định. Đồng thời những sự kiện văn hóa giúp học sinh hiểu
lịch sử một cách toàn diện hơn. Từ đó chúng ta quan niệm rằng những bài lịch
sử trình bày các nền văn hóa, văn minh của nhân loại là những nội dung văn hóa
trong môn lịch sử
Tóm lại khái niệm văn hóa trong môn lịch sử ở trường phổ thông bao gồm
những dấu hiệu cơ bản sau đây:
Đó là các sự kiện hiện tượng lịch sử phản ánh những thành tựu văn hóa như

văn chương, nghệ thuật, khoa học, giáo dục của một quốc gia dân tộc hay một
khu vực trong một giai đoan lịch sử nhất định
Những vấn đề văn hóa được trình bày dưới quan điểm lịch sử dựa trên đặc
trưng khoa học lịch sử nói chung, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nói riêng.
Các sự kiện, hiện tượng văn hóa được giới thiệu trong quá trình phát sinh, phát
triển trong mối quan hệ tác động qua lại giữa lịch sử với văn hóa, giữa văn hóa
với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
4
Dạy các vấn đề văn hóa trong khóa trình lịch sử ở trường phổ thông chủ yếu
giúp học sinh hiểu đúng, hiểu toàn diện lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Do đó
là một bộ phận cấu thành tri thức lịch sử cho học sinh.
2 - Ý nghĩa của việc dạy các vấn đề văn hóa trong bộ môn lịch sử ở trường
phổ thông
Thông qua các vấn đề văn hóa để giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức cho học
sinh. Khi tìm hiểu những sự kiện lịch sử văn hóa cụ thể, học sinh từng bước
nhận thức được rằng : Bất cứ một thành tựu văn hóa nào cũng gắn với một điều
kiện kinh tế, xã hội nhất định, trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Những bài
học lịch sử đã chứng minh rằng điều kiện kinh tế, xã hội là nguyên nhân dẫn đến
sự phát triển hay suy tàn của văn hóa. Ngược lại sự phát triển của văn hóa lại tác
động trở lại đời sống kinh tế và các mặt khác của xã hội. Vì thế người ta nói văn
hóa là động lực phát triển của xã hội. Trên cơ sở hiểu biết đó giáo viên từng
bước hình thành cho học sinh thế giới quan duy vật.
Mặt khác khi tìm hiểu các sự kiện văn hóa trong sách giáo khoa, học sinh
không chỉ khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân mà còn hiểu biết thêm
những gương mặt tiêu biểu của dân tộc trong những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Học sinh sẽ thấy rằng để làm nên lịch sử không chỉ có những nhà chính trị, nhà
quân sự đại tài mà còn có những nhà văn, nhà thơ, những nhà điêu khắc hội họa
nổi tiếng. Chính những gương mặt này đã làm phong phú thêm kho tàng văn hóa
dân tộc và nhân loại.
Những vấn đề văn hóa ở trường phổ thông không những giúp học sinh hiểu rõ

và tự hào về những di sản văn hóa của nhân dân ta mà còn giáo dục các em ý
thức trách nhiệm trước bảo vệ các di sản văn hóa ấy, có quan điểm và xúc cảm
thẩm mĩ đúng đắn
Dạy học các vấn đề văn hóa trong môn lịch sử giúp học sinh phát triển năng
lực tư duy và hành động thực tiễn .
Thứ nhất rèn luyện cho học sinh khả năng phát hiện, phân tích nguyên nhân
xuất hiện, quá trình phát sinh phát triển của các sự kiện, hiện tượng văn hóa.
5
Thông qua các nội dung bài học cụ thể học sinh sẽ nhận thực được rằng: bất cứ
một hiện tượng văn hóa nào cũng xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội nhất
định. Chính những thành tựu văn hóa đó phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội đã
sản sinh ra nó, tác động trở lại đời sống kinh tế xã hội và thúc đẩy nó phát triển
mạnh hơn.
Thứ hai hình thành ở học sinh khả năng xác định điều kiện hoàn cảnh lịch sử
trong mối quan hệ tác động qua lại giữa văn hóa với các lĩnh vực khác nhau của
đời sống con người. Qua đó rèn luyện năng lực đánh giá nhận xét vai trò của văn
hóa đối với sự vận động, phát triển của xã hội, khả năng và thái độ đối với các
hiện tượng văn hóa và "phi văn hóa" trong cuộc sống hiện nay.
Thứ ba góp phần rèn luyện học sinh thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so
sánh, khái quát hóa, trìu tượng hóa
Ngoài rèn cho học sinh khả năng nhận thức các vấn đề văn hóa trong các bài
học lịch sử còn giúp học sinh có năng lực thực tiễn như: Khả năng cảm thụ nội
dung một tác phẩm văn học,đánh giá một công trình kiến trúc dưới góc độ lịch
sử, khả năng thiết kế xây dựng một đồ dùng trực quan như vẽ bản đồ các di tích
văn hóa, đắp sa bàn về các công trình văn hóa tiêu biểu, phục chế một hiện vật
văn hóa.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tìm hiểu, gìn giữ và bảo vệ các di
sản văn hóa ở địa phương .
3- Nội dung các vấn đề văn hóa trong chương trình sách giáo khoa lịch sử
lớp 6

Với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, dạy học lịch sử không chỉ cung cấp
cho các em kiến thức về những quá khứ hào hùng của dân tộc thông qua các
cuộc kháng chiến mà còn phải bồi dưỡng cho học sinh ý thức giữ gìn, phát huy
những truyền thống quý báu của dân tộc trong tương lai. Thế giới đang hướng
tới hòa bình hòa hợp các dân tộc, bởi vậy lịch sử không chỉ đơn giản là các trận
đánh với điệp khúc " ta thắng, địch thua" mà lịch sử trong sách giáo khoa được
6
các nhà nghiên cứu biên soạn bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
trong đó các vấn đề kinh tế, văn hóa cũng rất được quan tâm.
Sách giáo khoa lịch sử lớp 6 bào gồm 28 bài được chia làm 35 tiết dạy. Trong
đó có 2 bài nhập môn 5 bài lịch sử thế giới và 21 bài lịch sử dân tộc.
So với sách giáo khoa cũ sách lịch sử lớp 6 hiện nay đã có nhiều đổi mới phù
hợp với tinh thần đổi mới chung của giáo dục như: Đã đưa vào phần lịch sử thế
giới và bổ sung thêm mộ số bài lịch sử khác như bài " Nước Chăm pa từ thế kỉ II
đến thế kỉ X"
Phần lịch sử thế giới ở lớp 6 chủ yếu là giới thiệu về quá trình hình thành và
phát triển của các quốc gia cổ đại trên thế giới.
Phần lịch sử Việt Nam lớp 6 là toàn bộ phần lịch sử dân tộc từ cội nguồn đến
năm 938.
Nhìn chung các vấn đề văn hóa trong chương trình Lịch sử lớp 6 chủ yếu tập
trung vào những nội dung sau:
- Các thành tựu văn hóa chủ yếu của các quốc gia cổ đại trên thế giới
- Đời sống văn hóa của người nguyên thủy trên đất nước ta: đời sống vật chất,
đời sống tinh thần
- Các công trình văn hóa tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ thời
dựng nước
- Những chuyển biến trong đời sống văn hóa của dân tộc ta trong 1000 năm Bắc
thuộc và sự gìn giữ những bản sắc văn hóa của dân tộc
II-THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY CÁC VẤN ĐỀ VĂN HÓA TRONG
BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1-Thực trạng chung của việc dạy học lịch sử
Thực tế trong những năm gần đây xã hội đang rất băn khoăn lo lắng về một
thực trạng chung: Thế hệ trẻ ngày càng xa dời với kiến thức lịch sử. Không chỉ
lịch sử thế giới mà ngay cả lịch sử dân tộc. Kết quả các kì thi đại học, cao đẳng
và tốt nghiệp phổ thông trung học đã chứng minh điều đó. Không chỉ những
kiến thức khoa học của bộ môn đòi hỏi người học phải phân tích đánh giá, mà
7
ngay những sự kiện, những nhân vật lịch sử quen thuộc gắn với đời sống của
chúng ta hằng ngày được đài, báo nói đến thường xuyên các em cũng không
không biết.Theo dõi các trò chơi giải trí trên truyền hình đã cho ta thấy rõ điều
này.
Nhiều phụ huynh đã cho rằng phải chăng do chất lượng giảng dạy bộ môn quá
kém.Chúng ta không thể phủ nhận nguyên nhân đó, song theo tôi vấn còn nhiều
nguyên nhân khác nữa mà chúng ta cần nhìn nhận đúng hơn
Thứ nhất do quan niệm chưa đúng về bộ môn. Đại bộ phận phụ huynh và học
sinh hiện nay đều có quan điểm cho rằng lịch sử là môn phụ. Vì vậy việc đầu tư
thời gian công sức cho bộ môn này là chưa nhiều. Học sinh học đối phó không
hứng thú điều này làm cho giáo viên mất hào hứng trong dạy học. Hiện tượng
coi thường bộ môn còn diễn ra ngay trong cấp quản lí giáo dục vì vậy vẫn còn
hiện tượng giáo viên văn, địa, giáo dục công dân vẫn tham gia dạy lịch sử.
Thứ hai do tác động của cơ chế thị trường làm cho chất lượng dạy học bộ môn
chưa tốt. Hiện nay học sinh học khối C là cả một vấn đề lớn về việc làm nên tỷ
lệ các em chon khối C là rất ít
Thứ ba chất lượng giáo viên lịch sử ở các trường không đồng đều do đào tạo từ
nhiều nguồn khác nhau. Do vậy vẫn còn tình trạng phát thanh lại sách giáo khoa,
biến bài lịch sử thành bài diễn văn. Vì vậy chất lượng dạy học không thể không
bị ảnh hưởng
Thứ tư hiện tượng bảo thủ lạc hậu về phương pháp dạy học cũng làm cho chất
lượng bộ môn không cao, học sinh không nắm vững kiễn thức mới chỉ dừng ở
hiểu biết mơ hồ, vì vậy rất dễ quên.

2 -Thực trạng của việc dạy học các vấn đề văn hóa trong bộ môn lịch sử ở
trường trung học cơ sở
Dạy học lịch sử nói chung dạy học các vấn đề văn hóa trong lịch sử nói riêng
giáo viên chưa biết lựa chọn các thành tựu văn hóa tiêu biểu của một giai đoạn
lịch sử mà còn dàn trải nhiều vấn đề cùng một lúc khiến học sinh khó nhớ, khó
khắc sâu.
8
Dạy học về các thành tựu văn hóa vật thể và phi vật thể mà phần lớn giáo viên
lên lớp chỉ dạy chay, hoặc hạn hữu chỉ khai khác một số tranh ảnh trong sách
giáo khoa. Như vậy rất khó có thể hình thành được biểu tượng lịch sử cho học
sinh.
Trong suốt khóa trình lịch sử ở trường THCS nói chung và ở lớp 6 nói riêng
không có một tiết học nào dành cho việc ngoại khóa tham quan các di tích lịch
sử cho nên rất khó cho việc nâng cao nhận thức cho học sinh, nếu chỉ dựa vào
nội dung trong sách giáo khoa.
Tôi đã tiến hành cuộc điều tra sơ bộ tại khối 6 trường THCS Định Tân, với hai
hình thức điều tra như sau:
Một là: Tôi cho học sinh trả lời các câu hỏi thăm dò bằng phiếu điều tra. Nội
dung câu hỏi là: Em có thích học bộ môn lịch sử không? Trong bộ môn lịch sử
nội dung nào làm em thích nhất?
Kết quả điều tra bằng phiếu như sau: Có 15/95 em trả lời thích học môn sử
chiếm 16% ; có 45/95 em trả lời không thích lắm chiếm 47%; còn lại 35 em trả
lời không thích chiếm 37%
Số học sinh thích môn sử không cao tuy nhiên đại bộ phận học sinh trả lời
trong các nội dung của môn sử em thích học về diễn biến của các trận đánh nhất.
có tới 70/95 em thích nội dung này chiếm 74% còn lại là các em thích các nội
dung khác, số các em thích các sự kiện văn hóa chỉ chiếm 10% . Điều này đã
thôi thúc tôi tiến hành hình thức điều tra thứ hai : Điều tra một lớp học sinh lớp
6 trường THCS Định Tân năm học trước như sau:
Câu hỏi kiểm tra: Em hãy trình bày những thành tựu văn hóa chủ yếu của người

Cham- Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? Trong các thành tựu đó thì thành tựu nào là
quan trọng nhất? Vì sao?
Phần lớn các em chỉ nêu sơ sài được vài thành tựu như: chữ viết, tôn giáo, tập
quán chỉ được vài ba học sinh nêu đầy đủ các thành tựu tuy nhiên không chỉ ra
được thành tựu quan trọng nhất. Trong đó còn một bộ phận học sinh còn lắp
ghép thành tựu của người văn Lang- Âu Lạc vào. Cụ thể như sau:
9
Sĩ số HS trả
lời đúng
HS trả lời
gần đúng
HS trả lời
chưa đúng
HS trả lời
sai hoàn toàn
30 2 10 10 8
tỷ lệ 6,5% 33% 33% 27.5%
Như vậy nhìn vào bảng khảo sát chung ta dễ dàng lí giải vì sao học sinh học
hết cấp 2 không biết trên đất nước ta có bao nhiêu công trình văn hóa tiêu biểu
được UNNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? Đất nước ta có những
tôn giáo tiêu biểu nào và nhiều vấn đề nực cười khác nữa.
Từ những thực tế đó đã dấn đến tình trạng học sinh nhầm lẫn giữa thành tựu văn
hóa giai đoạn này với giai đoạn lịch sử khác, thậm chí còn lắp ghép lẫn lộn giữa
phong tục tập quán của dân tộc này với dân tộc khác.
Để những thế hệ học sinh ra cuộc đời mà không biết gì đến cội nguồn dân tộc,
không có lòng tự hào và biết ơn thế hệ đi trước thật là một mối nguy hiểm lớn.
Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận lại phương pháp giáo dục mà chúng ta đang
thực hiện. Việc sử dụng không đúng phương pháp đã gián tiếp đưa lại kết quả
không mong muôn mà chung ta đã thấy được.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sử tôi cảm thấy hổ thẹn khi một

người nào đó hỏi học sinh của mình là: Trống đồng Đông Sơn thuộc nền văn
hóa nào? mà học sinh không biết. Bởi vậy tôi đã cố gắng tìm tòi tìm ra cho mình
một hướng đi tốt nhất cho việc dạy các bài lịch sử có liên quan đến các thành
tựu văn hóa. Tôi đã kiểm nghiệm và thấy có kết quả tương đối tốt. Tôi chia sẻ
kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp với mong muốn các bạn tham khảo và
nếu có thể các bạn hãy áp dụng cho giờ dạy của mình để cùng tôi kiểm chứng.
III- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1- Tổ chức học sinh phát hiện các thành tựu văn hóa trong bài bằng cách
dạy học nêu vấn đề.
Bất cứ một thành tựu văn hóa nào cũng được giới thiệu bằng kênh chữ hoặc
kênh hình trong sách giáo khoa. Thực tế sách giáo khoa hiện nay tỷ lệ kênh hình
rất nhiều và rõ ràng bởi vậy khâu đầu tiên giáo viên cho học sinh phát hiện bằng
10
các câu hỏi có tính chất nhận biết. Ví dụ khi dạy bài "Văn hóa cổ đại" Lịch sử 6.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi: Dựa vào kênh chữ và kênh hình trong sách giáo
khoa em hãy cho biết các quốc gia cổ đại Phương Đông có những thành tựu văn
hóa tiêu biểu nào? Học sinh sẽ quan sát và phát hiện các thành tựu tiêu biểu
như: Chữ viết, Toán học, Kiến trúc
Ngoài ra giáo viên lại có thể tạo ra tinh huống có vấn đề để kích thích tư duy
của học sinh bằng cách đưa ra các câu hỏi tìm tòi, phát hiện như: Em có biết
người Trung quốc hiện nay đang dùng thứ chữ viết gì không? Học sinh sẽ trả
lời là chữ tường hình. Vậy chữ tượng hình ra đời từ khi nào? Đó là các câu hỏi
kích thích học sinh khám phá thực tế gắn với bài học.
Hoặc khi dạy bài " Nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X" Giáo viên có thể
đưa các em học sinh một câu hỏi phát hiện như: em hãy trình bày những thành
tựu văn hóa chủ yếu của người Chăm pa? Theo em trong các thành tựu đó
thành tựu nào là quan trong nhất? vì sao?
Từ câu hỏi này học sinh có thể phát hiện sau đó là phân tích rồi so sánh các
thành tựu với nhau để rút ra thành tựu quan trọng nhất.
Trong quá trình sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề giáo viên cần lưu ý:

- Câu hỏi phải đi từ thấp đến cao, từ phát hiện đến phân tích, đánh giá rối so
sánh
- Câu hỏi phải rõ ràng không đánh đố hoặc lấp lửng
- Câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh
2 - Kết hợp miêu tả với việc sử dụng các đồ dùng trực quan để tạo biểu
tượng về các thành tựu văn hóa cho học sinh
Trong số các biểu tượng lịch sử biểu tượng về loại văn hóa vật chất là loại biểu
tượng khá phổ biến. Đó là biểu tượng về các công trình kiến trúc, điêu khắc,
trang phục con người, các tác phẩm nghệ thuật, công cụ lao động nói lên thành
tựu của loài người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, trong lao động sáng
tạo ra của cải vật chất và văn hóa tinh thần.
11
Để tạo được biểu tượng cho học sinh cần kết hợp phương pháp miêu tả với việc
sử dụng đồ dùng trực quan. Đây là phương pháp có thể nói đem lại hiệu quả cao
nhất. Để tiến hành miêu tả một công trình văn hóa cụ thể chúng ta cần tiến hành
các bước sau:
Thứ nhất cho học sinh quan sát công trình bằng tranh ảnh hoặc trên máy chiếu.
Sau đó giáo viên lựa chọn phương pháp miêu tả, có thể miêu tả khái quát cũng
có thể miêu tả từng phần một. Ví như khi dạy bài " Văn hóa cổ đại" Khi nói đến
thành tựu về kiến trúc của người Phương Đông giáo viên có thể đưa tranh ảnh về
Kim Tự Tháp rồi dùng phương pháp miêu tả để giới thiệu;"Kim Tự Tháp là
những ngôi mộ của các vua Ai Cập được xây dựng từ thời cổ Vương quốc.
Trong số các kim tự tháp còn lại có kim tự tháp Kê ôp là kim tự tháp lớn nhất.
Kim tự tháp kê ốp được xây dựng thành hình tháp chóp,đáy là hình vuông mỗi
canh dài 230m, bốn mặt là 4 hình tam giác ngoảnh về 4 hướng đông, tây, nam,
bắc. Toàn bộ kim tự tháp được xây bằng đá vôi mài nhẵn mỗi tảng đá nặng 2,5
tấn có tảng nặng 30 tấn. Để xây được kim tự tháp này người ta đã phải dùng 2
300 000 tảng đá ghép lại với nhau chứ không dùng vữa, thế mà các mạch khép
kín đến mức một lá kim loại mỏng cũng không thể lách qua được "
Hoặc nếu giáo viên dạy bài " Nước Chăm- Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X" Khi dạy

các thành tựu văn hóa của người Chăm ngoài các thành tựu về chữ viết, tôn
giáo, tập quán chúng ta không thể không kể đến những công trình kiến trúc đồ
sộ đó là đền tháp Chăm thuộc khu thánh địa Mĩ Sơn ngày nay. Để học sinh hình
dung được những nét độc đáo trong kiến trúc và điêu khắc của người Chăm cổ
giáo viên cấn chuẩn bị hệ thống tranh ảnh về đền tháp Chăm và dùng phương
pháp miêu tả: Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch
nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình
bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp
thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được
cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật
chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể
12
hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn
chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa
cách đây vài trăm năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có
rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường
gọi là cây dầu rái.
Trong quá trình sử dụng phương pháp miêu tả kết hợp với đồ dùng trực quan
chúng ta cần chú ý: Nên sưu tầm và lựa chọn các loại đồ dùng trực quan phù
hợp để tạo được biểu tượng lịch sử cho học sinh. Khi miêu tả một công trình
kiến trúc giáo viên không thể sử dụng tranh ảnh nhỏ không mầu mà phải chọn
loại tranh ảnh to, có mầu và rõ các đường nét họa tiết. Có vậy hình ảnh miêu tả
mới sống động và gây hứng thú cho học sinh. Còn nếu như các thành tựu đó ở
dưới dạng một tác phẩm nghệ thuật, một công cụ lao động thì chúng ta nên sử
dụng đồ dùng là hiện vật phục chế.
Tóm lại khi kết hợp miêu tả với sử dụng đồ dùng trực quan chúng ta phải có sự
chuẩn bị chu đáo nếu chỉ làm lấy lệ thì sẽ không mang lại kết quả gì thậm chí
còn phản tác dụng.
3-Hướng dẫn học sinh tìm hiểu điều kiện lịch sử nảy sinh các hiện tượng
văn hóa và đánh giá vai trò vị trí của nó thông qua thuyết trình và đàm

thoại.
Khi trình bày các nội dung văn hóa trong bộ môn lịch sử cần phải nêu lên các
điều kiện lịch sử phát triển của nó trong giai đoạn đang nghiên cứu. Vì sự phát
triển của văn hóa được quyết định bởi các điều kiện vật chất của đời sống xã
hội, của cuộc đấu tranh giai cấp. Tính chất của nền văn hóa phụ thuộc vào hàng
loạt các điều kiện lịch sử và khuynh hướng phát triển của nó.
Bởi vậy trước khi giới thiệu các thành tựu văn hóa cần giới thiệu điều kiện lịch
sử tức là cơ sở tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội dẫn tới sự nảy sinh các hiện
tượng văn hóa, đời sống văn hóa. Ví như khi giới thiệu những thành tựu văn hóa
vật chất tinh thần của người Văn Lang cần nhắc lại cho học sinh biết về điều
kiện tự nhiên mà người Văn Lang sinh sống, tổ chức xã hội của người Văn Lang
13
mà các em đã học ở những bài trước để các em có mối liên hệ so sánh các sự
kiện lịch sử với nhau.
Để giúp học sinh tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên, xã hội và hoàn cảnh lịch
sử nảy sinh các vấn đề văn hóa giáo viên cần sử dụng phương pháp đàm thoại
kết hợp với trình bày . Ví dụ dạy bài " Đời sống vật chất và tinh thần của cư
dân Văn Lang" Khi dạy đến những thay đổi trong đời sống tinh thần của người
dân Văn Lang giáo viên cần nêu các câu hỏi đàm thoại như: Em hãy nhắc lại
nền kinh tế chủ yếu của người Văn Lang là gi? Làm kinh tế nông nghiệp có thể
làm ít người được không? Từ đó giáo viên có thể trình bày cho học sinh biết từ
nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước cư dân Văn Lang phải sinh sống ở các
khu vực gần sông, suối bởi vậy họ sớm có tinh thần đoàn kết cùng nhau chống
lũ lụt bảo vệ mùa màng. Đó cũng là nguồn gốc của các lễ hội được tổ chức
trong các bản làng. Trong lễ hội họ tổ chức nhiều trò chơi dân gian, nó còn là
nơi giao lưu văn hóa giữa các vùng miền và là lúc người dân thể hiện các tín
ngưỡng trong cuộc sống.
4 - Vận dụng biện pháp liên môn trong dạy học những vấn đề văn hóa
Mối liên hệ giữa môn lịch sử và những môn học khác có cơ sở phương pháp
luận vững chắc " Cơ sở của mối liên hệ này là lí luận nhận thức mác xit về mối

quan hệ tác động qua lại giữa các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan
Mỗi môn học chỉ có khả năng phản ánh những kết quả nhận thức của con người
về một số lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan, Chính vì thế trong quá
trình học người học cần được học nhiều môn học tương ứng, các môn này có
mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau.
Vận dụng kiến thức liên môn để dạy các vấn đề văn hóa có 2 mức độ;
- Ở mức độ thấp giáo viên có thể chỉ nhắc lại sự kiện , tài liệu ở một số môn có
liên quan. Ví như khi dạy về các phong tục tập quán của người Văn Lang giáo
viên có thể nhắc lại cho học sinh nhứ truyện sự tích" bánh chưng, bánh dày" để
các em liên hệ.
14
Hoặc khi dạy về các tín ngưỡng của người Văn Lang giáo viên có thể kể cho
học sinh nghe một đoạn trong câu chuyện thần thoại " Thần trụ Trời".
- Ở mức độ cao hơn đòi hỏi học sinh phải nhứ lại vận dụng và liên hệ kiến thức
của các môn học khác
Khi dạy thành tựu kiến trúc của người Ai Cập giáo viên có thể hỏi : Để xây
dựng được Kim Tự Tháp người Ai Cập cổ đại đã phải áp dụng kiến thức của
những môn khoa học nào? Học sinh tự liên hệ đến bộ môn hình học, vật lí và cả
thiên văn học nữa. Vì có kiến thức về hình học mới có thể xây dựng thành một
hình khối vững chắc như vậy và để vận chuyển được những khối đá lơn đó chắc
chắn họ phải áp dụng đòn bẩy hoặc ròng rọc còn vị trí và phương hướng của
Kim Tự Tháp ắt hẳn là áp dụng thiên văn học.
. Để thực hiện hiệu quả biện pháp này giáo viên cần thực hiện những yêu cầu
sau đây:
Một là: Khi tiến hành công tác chuẩn bị lên lớp, giáo viên cần nắm vững những
sự kiện, hiện tượng văn hóa trong bài có thể sử dụng kiến thức của môn học
khác để làm sáng tỏ hơn. đồng thời xác định nội dùng kiến thức của môn học
nào có thể đưa vào bài giảng của mình
Hai là :Căn cứ vào mục đích dạy học, vào kiến thức cơ bản của bài để xác định
chúng ta áp dụng mức độ 1 hay 2 trong khi sử dụng kiến thức liên môn. Có

những sự kiện hiện tượng chỉ cần dừng lại ở mức độ 1 là đủ nhưng cũng có sự
kiện phải áp dụng mức độ cao hơn để yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của
môn học khác để tiếp nhận kiến thức mới
Ba là: Phải tiến hành phương pháp dạy học liên môn theo trình tự hợp lí. Đó là:
Giáo viên phải trình bày ngắn gọn sự kiện hiện tượng văn hóa nêu trong sách
giáo khoa
Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức có liên quan của môn học khác.
Có thể tái hiện kiến thức bằng các câu hỏi nhỏ
Nhờ vào hệ thống câu hỏi giáo viên yêu cầu các em vận dụng kiến thức đó để
tiếp cận kiến thức mới. Cuối cùng giáo viên chốt ý.
15
Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp liên môn trong dạy học lịch sử, nhất là
dạy những vấn đề văn hóa phức tạp, đòi hỏi giáo viên lịch cũng phải có những
hiểu biết nhất định về các môn học có liên quan.
5- Tổ chức và tiến hành các hình thức hoạt động ngoại khóa về những vần
đề văn hóa
Trong việc dạy các vấn đề văn hóa, yêu cầu lựa chọn, tổ chức tiến hành các
hoạt động ngoại khóa được đặt ra một cách cấp thiết. bởi vì tính phức tạp, đa
dạng, nhiều mặt của các nội dung văn hóa đòi hỏi phải có các hình thức ngoại
khóa .
Tuy nhiên trong suốt các khóa trình lịch sử ở trường THCS nói chung và khóa
trình lịch sử lớp 6 nói riêng không có tiết nào dành cho các hoạt động ngoại
khóa cả. Bởi vậy để tổ chức được một giờ học ngoại khóa giáo viên chỉ có thể
bố trí ngoài giờ lên lớp.
Có rất nhiều hình thức ngoại khóa khác nhau. Song để giới thiệu thêm về các
vấn đề văn hóa, tôi thấy hình thức: trao đổi, thảo luận, nghe báo cáo về các vấn
đề văn hóa mà các em đã được học là dễ tiến hành hơn và phù hợp với điều kiện
hiện nay ở nhiều nơi. Đây là hình thức ngoại khóa quan trọng có nhiều tác dụng
giúp học sinh củng cố mở rộng về kiến thức đã học, rèn luyện thói quen suy
nghĩ độc lập và kĩ năng trình bày suy nghĩ trước đông người.

Đối với hình thức này giáo viên có thể tổ chức theo lớp hoặc theo khối lớp.
Chia các em ra từng nhóm thảo luận, mỗi nhóm giao cho các em tìm hiểu một
vấn đề văn hóa trong chương trình lịch sử các em vừa học. Sau đó gọi các em
trình bày theo nhóm có bổ sung và góp ý của các nhóm bạn.
Ví dụ khi dạy bài " Văn hóa cổ đại" Giáo viên có thể chia lớp thành 2 nhóm
mỗi nhóm tìm hiểu về một lĩnh vực văn hóa. Với câu hỏi tìm hiểu là: Với các
thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Phương Đông và người Phương Tây cổ
đại em hãy tìm hiểu xem thành tựu văn hóa nào còn được lưu giữ đến ngày nay?
Nhóm 1 tìm hiểu về phương Đông, nhóm 2 tìm hiểu về phương Tây sau đó cho
các em trình bày và đóng góp ý kiến.
16
Đối với hình thức ngoại khóa này giáo viên có thể tiến hành sau một bài hoặc
một chương tùy vào điều kiện thời gian cho phép. Có thể cho học sinh tìm hiểu
các vấn đề văn hóa truyền thống của địa phương có liên quan đến bài học. Ví
như dạy xong bài" Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang" Giáo
viên có thể cho các em về nhà tìm hiểu về các nét đẹp về truyền thống văn hóa
của người Lạc Việt còn lưu gữ đến ngày nay mà em biêt? Sau thời gian học sinh
về nhà tìm hiểu giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trình bày những hiểu biết
của mình và nhận xét. Làm như vậy không những giúp học sinh có cái nhìn thực
tế hơn mà còn giáo dục các em ý thức giữ gìn và phát huy các nét đẹp văn hóa
của dân tộc.
Hình thức ngoại khóa thứ hai là tổ chức cho học sinh sưu tầm các tài liệu địa
phương theo chủ đề của truyền thống văn hóa như tài liệu thành văn hoặc bằng
hiện vật. Ví như ở địa phương Thanh Hóa giáo viên tổ chức cho học sinh sưu
tầm các tranh ảnh về trống đồng biểu tượng của nền văn hóa Đông Sơn. Các
hiện vật của nền văn hóa Đa Bút, Hoa Lộc các câu ca dao, các bài hát, các
phong tục tập quán của địa phương mà còn được lưu giữ đến ngày nay. Ngoài
ra còn cho học sinh tìm hiểu các nghề thủ công truyền thống của ông cha mà
ngày nay chúng ta vẫn còn kế tục, các lễ hội văn hóa dân gian mà địa phương
thường tổ chức Trong mỗi dịp lễ hội ở địa phương nếu có thể cho học sinh

tham gia để tìm hiểu thêm về các phong tục tập quán và những nét đẹp trong đời
sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta
Trên đây là một số phương pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học các
vấn đề văn hóa trong chương trình lịch sử lớp 6. Trong quá trình lên lớp giáo
viên phải linh hoạt trong khi áp dụng các phương pháp này. Bởi vì không có
phương pháp nào là tối ưu cho tất cả các đối tượng học sinh, giáo viên phải tùy
thuộc vào từng đối tượng mà sử dụng phương pháp cho hợp lí.
Sẽ rất khó khăn cho những giáo viên đang phải giảng dạy ở các trường THCS
mà chưa có hệ thống máy chiếu, bởi vì không có trực quan thì dạy học các vấn
17
đề văn hóa giáo viên nói hay cỡ nào cũng sẽ không gây được hứng thú cho học
sinh.
Mặt khác để ứng dụng tốt các phương pháp này đòi hỏi giáo viên cúng phải có
trình độ tin học nhất định và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để
tiết học đạt hiệu quả cao nhất .
IV- KIỂM NGHIỆM
1- Về phía học sinh:
Qua việc sử dụng các phương pháp mới khi dạy học các vấn đề văn hóa trong
chương trình lịch sử lớp 6 THCS tôi thấy: Giờ dạy trên lớp nhẹ nhàng không
căng thẳng vì có học sinh ủng hộ nhiệt tình, chăm chú nghe giảng và say mê
phát biểu xây dựng bài. Đặc biệt là những buổi học ngoại khóa học sinh chịu
khó tìm tòi nghiên cứu đưa ra những ý kiến hay về những phong tục tập quán,
những nét đẹp trong đời sống văn hóa của dân tộc, những buổi sinh hoạt ngoại
khóa đã lôi cuốn các em tham gia rất nhiệt tình, hiệu quả giáo dục được nâng
cao.
Về mặt giáo dưỡng: học sinh nắm vững kiến thức văn hóa của bài biết liên hệ
với các môn học có liên quan, đặc biệt là biết đặt các thành tựu văn hóa trong
quá trình ra đời và phát triển của xã hội. Bước đầu biết miêu tả một vài công
trình văn hóa tiêu biểu và cảm nhận được các nét đẹp văn hóa trong đời sống
sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng dân cư

Kết quả khảo sát cuối học kì I cho thấy chất lượng bộ môn đã được nâng lên so
với năm học trước. Điều đặc biệt là học sinh đã hứng thú hơn với bộ môn lịch
sử. Qua cuộc điều tra cuối học kì I cho thấy có tới 80% học sinh thích học bộ
môn lịch sử và đưa ra đề nghị giờ lịch sử nào cũng được cô giáo sử dụng đồ
dùng trực quan và máy chiếu, có em còn mạnh dạn gặp trực tiếp cô giáo xin
được học bồi dưỡng thêm môn sử để trở thành học học sinh giỏi lịch sử.
Về mặt giáo dục: Với xu thế hội nhập của thế giới ngày nay, mỗi dân tộc trên
thế giới đang cố gắng hòa nhập với các nước để tiếp thu những tinh hoa văn hóa
của nhân loại. Tuy nhiên " hòa nhập chứ không hòa tan" học sinh hiểu biết và
18
tiếp thu được các thành tựu văn hóa không chỉ của dân tộc ta mà còn của nhiều
dân tộc quốc gia trên thế giới. Điều này đã khơi dậy ở các em lòng tự hào dân
tộc và ý thứctiếp thu những tinh hoa của dân tộc khác, đồng thời gìn giữ và phát
huy các bản sắc vốn có của dân tộc mình.
2- Về phía giáo viên
Qua các giờ thao giảng và dự giờ của các đồng nghiệp trong trường. các giáo
viên trong tổ nhóm đều có những đánh giá cao về những phương pháp mà tôi đã
áp dụng trong giờ dạy. Tôi thấy mình cần có trách nhiệm với giờ dạy của mình
hơn. Từ đó càng giúp tôi có thêm nghị lực và hứng thú trong việc tìm tòi và áp
dụng những hướng đi đúng nhất cho bộ môn của mình. Tôi chắc rằng với sự
nhiệt huyết của mỗi giáo viên chúng ta chắc chắn rằng chúng ta sẽ đưa Lịch sử
về đúng với vị trí của nó
C- KẾT LUẬN
I- Kết luận chung
Vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử đã làm cho tôi băn
khoăn trăn trở lâu nay. Tuy nhiên tôi cũng đã thử nghiệm nhiều phương pháp ở
nhiều nội dung khác nhau, song kết quả đưa lại cũng chưa thực sự thỏa mãn theo
yêu cầu. Bởi vậy tôi tập trung nghiên cứu và thử nghiệm về sự kết hợp nhiều
phương pháp để dạy học các vấn đề văn hóa trong dạy học lịch sử .
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc giúp

giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh
trường bạn nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. Về phía bản thân,
tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc
thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi rút kinh nghiệm khắc phục
những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo
dục và phương pháp giảng dạy.
Với thời gian và năng lực trình độ bản thân có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều,
không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi rất
19
mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và hội đồng khoa học các cấp
để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và có tính khả thi.
II – Những ý kiến đề xuất
1- Đối với các cấp quản lý giáo dục
Phải thường xuyên thanh, kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học. Trang bị đầy đủ các phương tiện và đồ dùng dạy học
để tiết học lịch sử trên lớp có chất lượng hơn
2- Đối với giáo viên
Mỗi giáo viên cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kĩ n ăng sư phạm và
đạo đức nhà giáo. Phải tích cực học hỏi, cập nhật thông tin và đổi mới
phương pháp dạy học để giờ học lịch sử trên lớp không còn là áp lực đối với
học sinh. Góp phần đạt được mục tiêu về phát triển con người mà Đảng ta đã
đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Định Tân ngày 20 tháng 03 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết,không sao chép nội dung của người khác
Người thực hiện
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Trịnh Thị An



20
D- PHỤ LỤC
CÁC GIÁO ÁN THAM KHẢO
Tiết 6 : Bài 6 VĂN HÓA CỔ ĐẠI
I. Mục tiêu
1- Kiến thức - Nêu được thành tựu chính của nền văn hoá cổ đại phương
Đông( lịch, chữ tượng hình, Toán học, kiến trúc) và phương Tây( lịch, chữ cái a,
b, c, ở lĩnh vực khoa học, văn học, kiến trúc, điêu khắc)
2- Tư tưởng - Tự hào về những thành tựu văn hóa thời cổ đại, giáo dục ý thức
về việc tìm hiểu các thành tựu văn minh cổ đại
3- Kĩ năng - Mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua
tranh ảnh
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV: SGK, SGV, tranh ảnh
- HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm
III. Tiến trình dạy học
1. Bài mới
* Giới thiệu bài mới
* Dạy bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ 1: Những thành tựu tiêu biểu của văn hoá cổ đại
phương Đông
? Nền chủ yếu của quốc gia cổ đại phương Đông là
gì ? Để sản xuất nông nghiệp được thuận lợi người
nông nông đã phải quan tâm đến yếu tố nào ?
- GV giảng theo sgk “ Để cày cấy cho đúng thời

vụ…. thời gian”
* Người xưa đã tính thời gian như thế nào ? (Kiểm
tra bài cũ)
1.Các dân tộc phương
Đông thời cổ đại đã có
những thành tựu văn hóa
gì ?
- Biết làm lịch và dùng lịch
21
- GV giảng: Lịch của người phương Đông chủ yếu là
âm lịch, tính tháng theo mặt trăng, tính năm theo mặt
trời. Tuy nhiên, bấy giờ họ khẳng định Mặt Trời
quanh Trái Đất. Lịch của người phương Đông do đó
rất phù hợp với thời vụ sản xuất.
- GV chiếu lên máy hình ảnh chữ tượng hình của Ai
Cập.
- HS miêu tả và nhận xét chữ tượng hình
(hình thù, đường nét khác nhau: hình chim, nhện,
rắn, vượn, nhiều nét ngang, nét dọc…chữ đa dạng
phong phú)
* Gv giảng: Người Ai Cập cổ đại là một trong số
những dân tộc đã sáng tạo chữ viết của mình sớm
nhất thế giới, chữ viết của họ bắt đầu từ hình vẽ chữ
tượng hình.Chữ tượng hình Ai Cập rất giống với các
sự vật người ta muốn miêu tả.
- Người Ai Cập viết trên giấy làm từ vỏ cây pa-pi-
rút(một loại cây sậy)
- Người Lưỡng Hà viết trên các phiến đất sét ướt rồi
đem nung khô
- Người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, mảnh

lụa trắng
? Việc sáng tạo ra chữ viết có ý nghĩa như thế nào ?
? Thành tựu trong toán học là của dân tộc nào ?
? Tại sao người Ai Cập giỏi hình học ?
? Ở phương Đông có những thành tựu về kiến trúc
điêu khắc nào?
* GV: chiếu lên hình ảnh kim tự tháp( Ai Cập), thành
âm: năm có 12 tháng, một
tháng có 29 đến 30 ngày,
biết làm đồng hồ đo thời
gian.
- Sáng tạo ra chữ viết( chữ
tượng hình) viết trên giấy
Pa- pi- rút, trên mai rùa, trên
thẻ tre, trên các phiến đất
xét.
- Toán học phát minh ra
phép đếm đến 10, các chữ số
từ 1 đến 9 và số 0, tính được
22
Ba- bi lon với cổng đền I- sơ - ta
? Nêu hiểu biết của em về các công trình kiến trúc
trên ?
GV sử dụng phương pháp miêu tả về Kim tự tháp
? Là HS em phải làm gì để bảo vệ các di sản văn
hóa?
* GVKL: Các dân tộc cổ đại phương Đông đã biết
làm ra lịch, sáng tạo ra chữ viết, chữ số, nhiều thành
tựu về kiến trúc, điêu khắc toán học…Đó là những
thành tựu về văn hoá đáng trân trọng.

HĐ 2 Những thành tựu tiêu biểu của văn hoá cổ đại
phương Tây
? Người Hi Lạp và Rô- ma đã dựa vào đâu để sáng
tạo ra lịch ?
? Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của
người phương Tây ?
GV cho HS thảo thuận cá nhân/nhóm(2’)
? Chữ viết của người phương Đông có gì khác người
phương Tây? Chữ của người phương Đông có ưu
điểm gì?
HS: Làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày.
* GV: Phương Tây: Học tập và hoàn chỉnh chữ của
người Ai Cập, trên cơ sở tiếp thu những phát minh
của người phương Đông, người phương Tây phát
triển thành khoa học cơ bản là nền tảng của khoa học
sau này.
? Hãy kể tên những nhà khoa học nổi tiếng cuả Hi
pi= 3,16
- Kiến trúc: các công trình
kiến trúc đồ sộ như Kim Tự
Tháp (Ai Cập), thành
Babilon( Lưỡng Hà)
2. Người Hilạp và Rôma đã
có những đóng góp gì về văn
hóa?
- Biết làm lịch và dùng lịch
dương một năm có 365 ngày
và 6 giờ chia thành 12 tháng.
- Sáng tạo ra chữ cái a,b,c
23

Lạp và La Mã cổ đại ?
GV kể câu truyện về nhà bác học Ác- si –mét
- Nhà toán học Pi-ta-go
(Gv sử dụng kiến thức liên môn để dạy phần này)
? Kể tên những công trình kiến trúc và điêu khắc của
Hilạp và Rôma thời cổ đại mà em biết vẫn còn tồn tại
đến ngày nay ?
Gv sử dụng hình ảnh các công trình kiên trúc La Mã
cổ đại và sử dụng phương pháp miêu tả
Em phải làm gì để bảo vệ những công trình kiến trúc
đó?
? Nền văn học Hilạp được cả thế giới biết đến với
những tác phẩm nào?
GV kể tên một số tác phẩm văn học nổi tiến như :
Iliat-Ođixê của Hôme
? Theo em, những thành tựu văn hoá nào của thời cổ
đại còn được sử dụng đến ngày nay ?
GV cho học sinh so sánh các thành tựu văn hóa của
người Phương Đông với phương Tây để rút ra những
đặc trưng cơ bản
- Các ngành khoa học phát
triển cao, đặt nền móng cho
các ngành khoa học sau này
như toán học, thiên văn, vật
lí, sử học, triết học… với
nhiều nhà khoa học lớn
- Có nhiều kiến trúc và điêu
khắc nổi tiếng: Đền Pac-tê-
nông( Ai- ten), đấu trường
Cô-li-dê( Rô- ma), tượng lực

sĩ ném đĩa…

2. Củng cố- Dặn dò
- Em hãy nêu các thành tựu văn hóa chủ yếu của các dân tộc phương Đông thời
cổ đại.
- Người Hilạp và Rôma đã sáng tạo nên những thành tựu văn hóa gì?
Tiết 14 Bài 13 ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
I. Mục tiêu:
24
1-Kiến thức: Học sinh nắm được những chuyển biến trong đời sống vật chất,
tinh thần của cư dân Văn Lang dựa trên cơ sở tìm hiểu về điều kiện kinh tế, nếp
sống, sinh hoạt của họ
2- Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế, kĩ năng phân tích, đánh giá và
so sánh các sự kiện lịch sử
3- Tư tưởng - Giáo dục lòng yêu nước và ý thức giữ gìn và phát huy các bản sắc
văn hóa của dân tộc.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: tranh ảnh lưỡi cày đồng, trống đồng, hoa văn trang trí trên mặt
trống
- HS: sưu tầm truyện Hùng Vương
III. Tiến trình dạy học:
1.Bài cũ:
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhà nước Văn Lang được tổ
chức như thế nào?
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài mới
- Dạy bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần
đạt

HĐ1: Những nét chính về đời sống vật chất

? Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu?
Trong điều kiện nào?
? Em hãy cho biết cư dân Văn Lang xới đất để
gieo trồng bằng công cụ gì?
GV: Treo tranh lưỡi cày đồng
? Hãy so sánh công cụ đồng với giai đoạn
trước đó và ngày nay?
1. Nông nghiệp và các
nghề thủ công.
25

×