Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ THỰC HIỆN kế HOẠCH KHOA học CÔNG NGHỆ và môi TRƯỜNG GIAI đoạn 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.74 KB, 91 trang )

PHẦN THỨ I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, được sự quan tâm của Lãnh Đạo Bộ và các cơ
quan hữu quan, cùng với sự nổ lực cố gắng của mình, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản II đã chú trọng khai thác các nguồn vốn (ngân sách Nhà nước, hợp tác quốc tế, tự có
từ các hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học) cho đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của Viện phục vụ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ. Công tác đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho KH&CN của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
II đã được tập trung có trọng điểm, từng bước nâng cao về số lượng và chất lượng, đóng
góp quan trọng vào việc củng cố và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, thúc đẩy
công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển, góp phần phục vụ
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và từng bước nâng cao sức mạnh và vai trò của Viện
trong khu vực.
I. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ:
Trong giai đoạn 2006 – 2010, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II được giao
thực hiện một số công trình nghiên cứu khoa học các cấp bao gồm:
- 01 đề tài trọng điểm cấp Nhà nước
- 02 đề tài thuộc chương trình quỹ gen cấp Nhà nước
- 10 đề tài thuộc chương trình công nghệ sinh học
- 02 dự án SXTN cấp Nhà nước
- 13 đề tài trọng điểm cấp Bộ
- 03 dự án SXTN cấp Bộ
- 13 nhiệm vụ cơ sở
- 03 Tiêu chuẩn ngành
- 03 đề tài SUDA
- 20 dự án hợp tác quốc tế
- 24 đề tài hợp tác với địa phương
Trên cơ sở thực hiện các đề tài dự án nói trên, các kết qủa nổi bật Viện đã đạt
được trong lĩnh vực khoa học công nghệ giai đoạn 2006 – 2010 có ý nghĩa khoa học cũng
như được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như sau:


1. Cá tra, basa và nhóm cá da trơn:
- Chương trình chọn giống cá tra đã trải qua 2 thế hệ chọn lọc tại Viện và cho kết quả
khả quan. Kết quả đề tài Chọn giống cá tra nhằm tăng tỷ lệ philê bằng chọn lọc gia đình,
2006-2008 đã tạo ra được đàn chọn giống thế hệ thứ 2, với hiệu quả chọn lọc thực tế thế
hệ thứ nhất về tăng trưởng là 12,4% và hiệu quả chọn lọc ước tính tỷ lệ philê là gần 1%.
Đề tài đã được nghiệm thu cấp Bộ và xếp loại khá vào ngày 27 tháng 06 năm 2009. Để
chọn lọc được các dòng cá có chất lượng ổn định cần tiếp tục thêm nhiều thế hệ và áp
dụng các kỹ thuật công nghệ chuyên biệt. Tuy nhiên, phương pháp chọn lọc các cá thể có
giá trị di truyền (EBV) kế tiếp trên quần đàn chọn giống như trước đây có hạn chế là
không đáp ứng được nhu cầu bố mẹ với số lượng lớn.
- Với quy trình nuôi thương phẩm cá tra thịt trắng thâm canh trong ao đất đã đem lại
kết qủa với năng suất khoảng 250 tấn/ha sau khoảng 6 - 7 tháng nuôi, 70% cá nuôi có thịt
trắng đạt yêu cầu xuất khẩu. Ý nghĩa này rất lớn giúp nâng cao giá trị của sản phẩm cá tra
nuôi trong ao đất.
- Bước đầu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme trong sản xuất collagen từ da cá
Tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Viện cũng chuẩn bị thực hiện đề tài Đánh giá sức tải môi trường sông Tiền và sông
Hậu phục vụ quy hoạch nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bền vững trên sông
Tiền, sông Hậu.
- Thành công trong di giống và thuần hoá cá bông lao (Pangasius krempfi) một loài cá
quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở ĐBSCL.
- Thức ăn công nghiệp cho cá tra ở các giai đoạn phát triển khác nhau được xác lập,
dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn nổi cho cá tra ,basa đang được cải tiến và lấp đặt.
- Các bệnh nguy hiểm thường gặp trên cá tra và basa nuôi bè và ao đã được xác định
cùng các giải pháp phòng trị hiệu quả đã và đang được triển khai.
2. Tôm sú và các loài tôm, cua bản địa:
- Chương trình gia hoá khép kín vòng đời và sản xuất tôm sú bố mẹ và tôm sú giống
sạch bệnh đã thành công trong việc khép kín vòng đời tôm sú bố mẹ trong bể nuôi tuần
hoàn kín giá thể cát và sản xuất được sản lượng lớn tôm bố mẹ sạch bệnh và tôm sú
giống gia hoá (hơn 300 cặp tôm bố mẹ sạch bệnh và 7 triệu tôm sú giống gia hoá PL

15
được sản xuất trong năm 2008). Kết quả này cho thấy triển vọng rất lớn trong việc sản
xuất đồng loạt tôm bố mẹ nhân tạo sạch bệnh phục vụ cho ngành công nghiệp nuôi tôm
sú của nước ta. Tuy nhiên, hiện tượng bắt cặp tự nhiên thấp, tỉ lệ nở thấp, đặc biệt rất
nhiều lần đẻ trứng không nở mặc dù vẫn có túi tinh trong thelycum của tôm cái là những
khó khăn nổi bật về chất lượng sinh sản tôm gia hoá vì vậy Viện tiếp tục nghiên cứu
thông qua để tài Ứng dụng công nghệ sinh học và các công nghệ khác nhằm nâng cao sức
sinh sản của tôm Sú (Penaeus monodon) bố mẹ nuôi trong điều kiện nhân tạo.
- Viện cũng đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất tôm chân trắng
bố mẹ sạch bệnh (SPF).
- Quy trình công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao với việc kiểm tra chặt
chẽ mầm bệnh trên tôm bố mẹ và không sử dụng kháng sinh trong quá trình ương nuôi ấu
trùng đã góp phần đáng kể vào việc sản xuất giống tôm sú có chất lượng cho nghề nuôi
tôm sú ở ĐBSCL. Viện đã thực hiện công tác chuyển giao công nghệ quy trình này cho
các tỉnh ở ĐBSCL.
- Qui trình công nghệ nuôi tôm sú thâm canh qui mô nông hộ và trang trại của Viện
được áp dụng thành công rộng rải ở các tỉnh Bà rịa Vũng tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà
Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau.
- Qui trình công nghệ và dây chuyền sản xuất thức ăn cho tôm sú nuôi ở các giai đoạn
phát triển khác nhau đã được đưa vào sản xuất và từng bước được hoàn thiện.
- Các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm sú ở các giai đoạn phát triển khác nhau,
các nghiên cứu sâu về dịch tể học bệnh đốm trắng cùng các giải pháp phòng trị dự phòng
được phát triển và áp dụng có hiệu quả.
- Các kết qủa nghiên cứu về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến, mô hình nuôi tôm
kết hợp với trồng lúa và mô hình nuôi tôm sinh thái mà Viện đang triển khai sẽ góp phần
rất lớn vào việc nâng cao sản lượng tôm sú nuôi ở đây, phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội của đại đa số nông dân ở đây (quy mô diện tích nông hộ, trình độ văn hóa, vốn đầu
tư, ) nhưng đồng thời giảm bớt sự rủi ro cũng như mức độ ô nhiễm đến môi trường
chung quanh, sản xuất một cách ổn định hơn. Với năng suất mô hình nuôi quảng canh
cải tiến trung bình từ 150 – 250/kg/ha/năm (chiếm khoảng 50%), nếu với các quy trình

2
công nghệ được áp dụng để nâng năng suất lên khoảng 250 – 350 kg/ha/năm, sẽ tăng
thêm hơn 15.000 tấn/năm.
- Qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thâm canh tôm thẻ (P. merguensis) cho
kết quả rất tốt mở ra triển vọng đa dạng hoá các đối tượng nuôi vùng ven biển.
- Qui trình công nghệ nuôi cua bằng con giống nhân tạo trong rừng ngập mặn đạt
năng suất 1tấn/ha tại Huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau đã được hoàn tất.
3. Tôm càng xanh:
- Tôm càng xanh là đối tượng có gia trị kinh tế cao, là mặt hàng xuất khẩu được nuôi
dạng quy mô nông hộ, với diện tích mương vườn, ao nhỏ rất phổ biến ở vùng ven sông
Tiền và sông Hậu (năng suất từ 800 -1.200 kg/ha). Gần đây mô hình và công nghệ nuôi
tôm càng xanh trong ruộng lúa (150 – 300 kg/ha) hoặc đăng quần (500 – 1.200 kg/ha)
cũng được phát triển ở ĐBSCL, vì vậy giải quyết nhu cầu con giống tôm càng xanh là
một yêu cầu bức thiết.
- Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực của Viện đã
đạt được kết quả: quy trình ương tôm PL30 phục vụ vi phẫu, tỷ lệ sống từ 55 -93%, kích
cở đạt vi phẫu 60-75%; quy trình sản xuất tôm càng xanh cái giả (chuyển đổi giới tính
bằng kỹ thuật vi phẫu) tỷ lệ chuyển đổi giới tính giao động từ 49 – 71% trung bình 53%.;
sản xuất PL tòan đực tỷ lệ sống trung bình 10,4 -40%. Đã sản xuất tôm cái giả được
22.127con, tổng số lượng tôm PL 15 tòan đực đã sản xuất được 3.203.800 con.
- Chương trình Chọn giống tôm càng xanh theo tính trạng sinh trưởng bằng phương
pháp chọn lọc gia đình đã được nghiên cứu từ năm 2008 đến nay đã thu được 1 số kết
quả khả quan và đang tiếp tục thực hiện.
- Thức ăn công nghiệp cho tôm càng xanh ở các giai đoạn phát triển khác nhau và dây
chuyền sản xuất đã được cải tiến và hoàn thiện.
- Các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm càng xanh nhất là giai đoạn ấu trùng đã
được nhận diện, đặc biệt là bệnh trắng đuôi (tác nhân virus) góp phần vào việc cải tiến và
nâng cao năng suất sản xuất giống tôm càng xanh.
4. Cá biển và nhuyễn thể:
- Xác định vị trí phân bố nghêu giống, nghêu bố mẹ và đặc điểm vùng phân bố, đặc

điểm sinh học cũng như hiện trạng kinh tế xã hội để đưa ra các giải pháp bảo vệ vá phát
triển nguồn lợi nghêu ở Bến Tre.
- Bước đầu thực hiện đề tài Điều tra, nghiên cứu bệnh trên một số đối tượng nhuyễn
thể nuôi tại vùng ven biển Việt Nam.
5. Các loài cá nước ngọt bản địa:
- Các kết qủa của công nghệ sản xuất giống các loài cá bản địa khác ở ĐBSCL góp
phần rất lớn vào việc đa dạng hóa đối tượng nuôi nước ngọt với nhiều mô hình nuôi khác
nhau. Một số loài cá có giá trị kinh tế rất cao hoặc được tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
như cá rô đồng, cá trê vàng, cá bống tượng, cá tai tượng, cá cóc, cá thát lát, cá lóc,….
Ngoài ra giống các loài cá bản địa đựơc sản xuất cũng đã được thả vào các hồ chứa ở Tây
Nguyên (70.000 con cá giống mè hôi và ét mọi được thả vào hồ Ea Soup và hồ Lak) giúp
phục hồi lại đàn cá tự nhiên trước đây bị mất đi do khai thác hoặc thay đổi chế độ thuỷ
văn của hồ.
- Cá hô (Catlocarpio sianensis) đã được thuần hoá và sinh sản nhân tạo thành công
trong điều kiện nhân tạo.
3
- Chương trình Chọn giống cá rô phi đỏ được nghiên cứu từ năm 2008 đến nay đã thu
được 1 số kết quả khả quan và đang tiếp tục thực hiện. Những kết quả của chương trình
áp dụng vào sản xuất đã được người dân chấp nhận.
6. Các vấn đề nghiên cứu cơ bản:
- Một trong những bước tiếp cận mới trong việc ức chế quorum sensing của vi khuẩn
gây bệnh, là việc phân lập những vi khuẩn probiotic có khả năng phân hủy phân tử
quorum sensing trong thủy sản để sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh từ các dòng vi
khuẩn có đặc tính đối kháng Vibrio spp. nhằm nâng cao tỉ lệ sống ấu trùng cá biển và tôm
sú và tạo chế phẩm vi sinh vật có tính đối kháng với vi khuẩn Ewardsiella ictaluri nhằm
phòng bệnh bệnh gan – thận mủ ở cá tra cũng đang được nghiên cứu ở Viện.
- Đã nghiên cứu thành công bộ kit sử dụng phương pháp LAMP cho phép phát hiện
virus WSSV dựa vào gene đích VP28 của virus trên mẫu tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh
bệnh. Bộ kit có thể phát hiện virus bệnh với số lượng 100 copy/phản ứng trong vòng 120
phút với độ nhạy tương đương phương pháp Nested PCR (OIE, 2009. Đang bắt đầu

Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán và chế tạo bộ kit phát hiện vi rút IMNV gây
bệnh trên tôm Thẻ chân trắng (Liptopenaeus vannamei) và vi rút LSNV gây bệnh trên
tôm Sú (Penaeus monodon).
- Kết quả nghiên cứu từ đề tài cấp Bộ đã được nghiệm thu “Nghiên cứu vắc-xin
phòng bệnh cho cá tra, cá basa, cá mú, cá hồng mỹ nuôi công nghiệp” đã cung cấp và
hình thành một số tư liệu ban đầu cho việc sản xuất vắc xin cho cá tra như việc phân lập
và xác nhận tác nhân gây bệnh là vi khuẩn E. ictaluri cũng như nghiện cứu liều LD
50
,
phương pháp tiêm vắc-xin, nồng độ kháng nguyên tối ưu và đánh giá hiệu lực của vắc-
xin từ các thí nghiệm gây nhiễm trên cá. Dựa trên những kết quả này Viện tiếp tục
nghiên cứu sản xuất vắc-xin vô hoạt gây bệnh gan thận mủ trên cá tra để sớm đưa ra sản
phẩm vắc-xin mang lại hiệu quả tốt phục vụ cho nghề nuôi cá tra với hướng tiếp cận mới
trong sản xuất vắc xin bất hoạt (kết hợp với protein sốc nhiệt), việc nghiên cứu thử
nghiệm thành công của hướng tiếp cận này sẽ mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc phòng
bệnh cá cho ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và cho nuôi cá Tra nói riêng. Vắc xin
sốc nhiệt protein nếu mang lại hiệu quả cao hơn so với vắc xin bất hoạt không qua sốc
nhiệt sẽ làm giảm giá thành của vắc xin từ đó gián tiếp làm giảm giá thành nuôi và nâng
lãi suất cho người nuôi cá Tra.
7. Các vấn đề về dinh dưỡng thức ăn:
- Hoàn thành hồ sơ thiết kế lắp đặt dây chuyền sản xuất thức thủy sản năng suất 300-
500 kg/giờ nhằm phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương
phẩm cá chẽm (Lates calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum).
- Kết quả nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học giàu enzyme để bổ sung, nâng cao hiệu
quả sử dụng thức ăn nuôi cá tra đã tạo ra những qui trình sản xuất sinh khối giàu enzyme
và đã sản xuất thử được 34 kg sản phẩm.
- Kết quả dự án SXTN “Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá
tra, tôm sú và tôm càng xanh”: Thiết kế, chế tạo, hoàn thiện hệ thống thiết bị tạo viên
thức ăn nuôi tôm sú, tôm càng xanh, cá tra. Đã sản xuất được 478,2 tấn thức ăn cá tra, 3
tấn thức ăn tôm sú và 8 tấn thức ăn tôm càng xanh.

8. Các vấn đề về nguồn lợi và quản lý nguồn lợi thuỷ sản nội địa:
- Thông qua chương trình thủy sản Mekong, các chương trình hợp tác nghiên cứu đã
hổ trợ giúp các tỉnh ĐBSCL trong công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản nhằm
4
đưa ra biện pháp bảo vệ, tái tạo phục hồi nguồn lợi tự nhiên trên các thủy vực tự nhiên ở
ĐBSCL cũng như các hồ chứa lớn miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở điều tra đánh giá sự
biến động nguồn lợi thủy sản, đề ra những phương án phân vùng, quy hoạch phát triển
nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua quản lý cộng đồng, đồng thời đưa ra những
phương án làm giảm thiểu các tác động môi trường đến tài nguyên thủy sản nội địa và
ven biển.
9. Các vấn đề về chế biến và bảo quản sau thu hoạch:
- Đã tổ chức nghiên cứu hòan thiện công nghệ và chuyển giao 5 quy trình công nghệ
sản xuất 5 lọai đồ hộp cho công ty Seaspimex – đơn vị phối hợp thực hiện dự án. Đầu
năm 2008 công ty đã sản xuất thử nghiệm được trên 18.000 hộp.
10. Các dịch vụ khoa học công nghệ thuỷ sản:
- Tôm sú và tôm càng xanh giống.
- Cá giống nước ngọt các loại.
- Các sản phẩm chế biến từ Artemia.
- Các dự án quy hoạch phát triển thuỷ sản.
- Các dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ.
- Các sản phẩm bao gồm thuốc, hoá chất, các chế phẩm và các máy móc thiết bị phục
vụ nuôi trồng thuỷ sản.
II. XÂY DỰNG TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1. Đầu tư xây dựng cơ bản:
- Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho KHCN của Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng Thủy sản II đã được tập trung có trọng điểm, từng bước nâng cao về số lượng
và chất lượng, đóng góp quan trọng vào việc củng cố và nâng cao tiềm lực khoa học và
công nghệ, thúc đẩy công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển,
góp phần phục vụ phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và từng bước nâng cao sức mạnh
và vai trò của Viện trong khu vực. Cụ thể kinh phí đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà

nước như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
T
T
Tên dự án đầu tư XDCB Kinh phí Thiết bị
KH
Thời gian
1 TT QG Quan trắc Cảnh báo MT và Phòng
ngừa Dịch bệnh Thủy sản Khu vực Nam Bộ
6.900 3.700 2006, 2007
2 Khu B TT QG Giống Hải sản Nam Bộ 18.000 0 2006-2010
3 TT QG Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ 5.000 250 2006, 2007
4 PTN Dinh dưỡng thức ăn thủy sản 125 2006
5 PTN Bệnh và môi trường nuôi thủy sản 180 2006
6 Quy hoạch phát triển nuôi tôm nước lợ 2015
và 2020
332 2006
7 Phát triển công nghệ sản xuất thức ăn và
giống các loài nước ngọt có giá trị kinh tế
quan trọng được nuôi ở quy mô nông hộ nhỏ
thuộc ĐBSCL, Việt nam
1.400 440 2007
Tổng cộng 31.937 4.390
5
2. Công tác tăng cường năng lực nghiên cứu:
- Trong giai đoạn 2006 – 2010 Viện đã được Bộ đầu tư kinh phí tăng cường trang
thiết bị nghiên cứu với tổng trị giá là 4.668,423 triệu đồng (Bộ phá mẫu và chưng cất
đạm, Hệ thống lên men vi sinh tự động, Máy đông khô, Máy Luân nhiệt, Máy đo đa chỉ
tiêu, Kính hiển vi soi nổi kèm máy tính, máy ảnh và phần mềm ) nhằm nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học cho các phòng (Trung tâm Công nghệ sau thu hoạch, Phòng Thí

nghiệm Sinh học thực nghiệm, TT QG giống HS Vũng Tàu, TT Quan Trắc, Phân viện NC
TS Minh Hải, Phòng Nguồn lợi và Khai thác TS Nội địa). Cụ thể trong bảng sau:
T
T
Tên phòng thí
nghiệm/đơn vị
Địa điểm đầu tư
Tên thiết bị
(Chỉ ghi loại A)
Kinh phí
(tr. đồng)
1 Tăng cường
trang thiết bị
năm 2006
Trung tâm Công nghệ
sau thu hoạch
Bộ phá mẫu và chưng cất
đạm (256,0 tr đồng)
430,294
2 Tăng cường
trang thiết bị
năm 2007
Phòng Thí nghiệm
Sinh học thực nghiệm
- Hệ thống lên men vi sinh
tự động (428,0 tr đồng)
- Máy đông khô (428,0 tr
đồng)
893,378
3 Tăng cường

trang thiết bị
năm 2008
PTN Sinh học thực
nghiệm, TT QG
giống HS Vũng Tàu,
TT Quan Trắc
Máy Luân nhiệt (201,2 tr
đồng)
746,064
4 Tăng cường
trang thiết bị
năm 2009
Phân viện NC TS
Minh Hải, Phòng
Nguồn lợi và Khai
thác TS Nội địa, TT
Quan Trắc
- Máy đo đa chỉ tiêu (158,6
tr đồng)
- Kính hiển vi soi nổi kèm
máy tính, máy ảnh và phần
mềm (300,0 tr đồng)
898,887
5 Tăng cường
trang thiết bị
năm 2010
Phòng Nguồn lợi và
Khai thác TS Nội
địa, TT Quan Trắc
Không có thiết bị loại A 1.700,000

Cộng 4.668,423
Ngoài ra, một số đối tác nước ngoài cũng góp phần nhằm trang bị một số thiết bị
phục vụ nghiên cứu và thông tin khoa học cho Viện như:
- Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam bộ: từ nguồn vốn tự có Trung Tâm đã
thực hiện với kinh phí 15 triệu đồng cho các mục: phòng thí nghiệm, bảo trì, bảo dưỡng
trạm bơm nước biển, hệ thống bơm nước biển, hệ thống cung cấp khí trong các trại
giống; ngoài ra còn đầu tư 150 triệu đồng cho việc hoàn thiện thiết bị lọc tuần hoàn.
- Trung tâm Công nghệ Sau Thu hoạch Thủy sản: đầu tư sửa chữa, mua trang thiết
bị cho các đơn vị thuộc Trung tâm với số tiền 12 trệu đồng (PTN Vi sinh, hóa sinh ).
- Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng ngừa Dịch bệnh
Thủy sản Khu vực Nam Bộ đã trang bị một bộ máy vi tính cho bộ môn cơ sở dữ liệu mô
hình, một bộ máy vi tính cho phòng thủy sinh thực vật, kính lọc huỳnh quang, 2 tủ hút khí độc, 2
tủ mát giữ giống vi khuẩn, 1 tủ ấm ủ vi khuẩn và 2 Micropipet, bể composit từ nguồn vốn tự có
của trung tâm.
- Thông qua dự án HTQT (Chương trình thủy sản Mekong), Phòng Nguồn lợi và
Khai thác Thủy sản Nội địa đã trang bị một số thiết bị cho phòng thí nghiệm (kính hiển
6
vi, tủ âm sâu và chai lọ …) và 2 bộ máy tính để bàn, 1 máy tính xách tay, 1 máy in laser và
1 máy chụp hình kỹ thuật số phục vụ cho công việc.
3. Xây dựng sửa chữa nhỏ:
Công tác xây dựng sửa chữa nhỏ được Bộ đầu tư tổng kinh phí là 2.909 triệu đồng
từ năm 2006 – 2010. Các mục sửa chữa nhỏ cũng nhằm mục đích cải tạo lại cơ sở vật
chất của Viện góp phần hoàn thiện cơ ngơi làm việc cho cán bộ công chức Viện.
Đơn vị tính: triệu đồng
T
T
Tên dự án Điạ điểm xây dựng
Số quyết định phê
duyệt
Tổng

được
duyệt
Thời
gian
1.
Sửa chửa nhà làm việc
ba tầng của Viện
NCNTTS II
116 Nguyễn Đình
Chiểu, Quận 1, Tp.
HCM
Số 413/QĐ-BTS
ngày 16/5/2006 497 2006
2.
Bờ kè Trại thực nghiệm
nuôi trồng thủy sản Thủ
Đức
658 Kha Vạn Cân,
Quận Thủ Đức, Tp.
HCM
Số 962/QĐ-BTS
ngày16/11/2006
681
2007
3.
Sửa chữa thiệt hại do
bão số 9 năm 2006 gây
ra tại Trung tâm quốc
gia giống HS Nam Bộ
167 Thùy Vân,

Phường 2, Tp. Vũng
Tàu, Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu
Số 3390/QĐ-BNN-
XD
ngày31/10/2007
420
2007
4.
Lợp mái chống thấm
dột nhà làm việc Phân
viện NC TS Minh Hải
21-24 Phan Ngọc
Hiển, Tp. Cà Mau
Số 3566/QĐ-BNN-
KHCN
ngày31/10/2007
110
2008
5.
Sửa chữa đường bê
tông, sửa chữa 2 hệ
thống mương cấp thoát
nước và thay mái tôn
Trại tôm giống, sửa
chữa hàng rào của Trại
thực nghiệm thủy sản
Bạc Liêu
18/7 Cao Văn Lầu,
phường Nhà Mát, thị

xã Bạc Liêu, tỉnh
Bạc Liêu
Số 3567/QĐ-BNN-
KHCN
ngày31/10/2007
465
2008
6.
Sửa chữa sân, tường
rào, nhà kho văn phòng
Viện Nghiên Cứu Nuôi
Trồng TS II
116 Nguyễn Đình
Chiểu, Quận 1, Tp.
HCM
Số 3568/QĐ-BNN-
KHCN
ngày31/10/2007
286
2008
7.
Sửa chữa Tuyến ống
hút nước biển tại Trung
tâm quốc gia giống hải
sản Nam Bộ thuộc Viện
Nghiên Cứu NTTS II
167 Thùy Vân,
Phường 2, Tp. Vũng
Tàu, Tỉnh Bà Rịa
Vũng Tàu

Số 2441/QĐ-BNN-
KHCN
ngày27/10/2008
450 2009
8.
Trạm thực nghiệm thủy
sản Bạc Liêu
18/7 Cao Văn Lầu, P
Nhà Mát, TX Bạc
Liêu
77/QĐ-VTS II
Ngày 18/6/2009
2010
9.
Phòng thí nghiệm
Wetlab tại xưởng thực
nghiệm Gò Vấp
139/1152 Lê Đức
Thọ, P 13, Gò Vấp,
TP HCM
78/QĐ-VTS II
Ngày 18/6/2009
2010
Tổng cộng 2.909
7
4. Công tác đào tạo
- Trong những năm qua, Viện đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học có trình
độ chuyên môn cao nhưng thiếu kinh nghiệm và thiếu các cán bộ đầu đàn. Do đó, Viện
đã và đang tập trung rất lớn cho công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ nghiên
cứu, nhất là các cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất, và kết quả đạt được trong những

năm qua là không nhỏ.
- Cho tới năm 2010 Viện có tất cả 15 Tiến sĩ và 45 thạc sĩ. Hiện tại Viện đang đào
tạo 06 Tiến sĩ trong nước và 9 Tiến sĩ nước ngoài 5 thạc sĩ nước ngoài và 6 thạc sĩ trong
nước với nhiều chuyên ngành khác nhau phù hợp với các chiến lược phát triển Viện trong
10-15 năm tới.
- Các hình thức đào tạo ngắn hạn với nhiều chuyên ngành khác nhau luôn được
Viện quan tâm.
- Ngoài ra, số cán bộ Đại học và trên đại học đã được Viện tuyển chọn để bổ sung
bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong giai
đoạn mới, đặc biệt là khi Viện đang được đầu tư phát triển mạnh về cơ sở vật chất kỹ
thuật.
III. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
- Tổng kinh phí được đầu tư từ ngân sách Sự nghiệp khoa học: 70.450,530 triệu
đồng. Bao gồm:
Stt Nhiệm vụ khoa
học công nghệ
Kinh phí (triệu đồng)
2006 2007 2008 2009 2010
1 Nhiệm vụ KHCN
cấp nhà nước
755 1.380 2.240 2.620 7.077
2 Nhiệm vụ KHCN
cấp Bộ
3.554 3.100 2.898 4.688 3.462
3 Nhiệm vụ môi
trường cấp Bộ
550 1.250 1.620 2.100 2.100
4 TC, QC kỹ thuật 55 210
5 Nhiệm vụ KHCN
cấp Cơ Sở

750 600 500
6 Tăng cường thiết
bị
430,294 893,378 746,064 898,887 1.700
7 Sửa chữa nhỏ 497 1.101 861 450 450
8 Lương và hoạt
động bộ máy
2.266,00 4.742,00 4.267,00 4.742,482 4.896,425
TỔNG CỘNG 8.107,29
4
12.466,37
8
13.592,06
4
16.099,36
9
20.185,425
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÁC
1. Tình hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất
- Trong những năm qua các đơn vị thuộc Viện đã hợp tác nghiên cứu nhiều đề tài,
dự án trong các lĩnh vực quan trắc, cảnh báo môi trường, điều tra nguồn lợi, quy hoạch
nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất giống, dinh dưỡng thức ăn thủy sản. Thông qua các đề
tài, dự án hợp tác, Viện chúng ta đã trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển các đối
8
tượng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao ở các vùng môi trường sinh thái khác nhau, phát
huy được thế mạnh của từng địa phương.
- Trong giai đoạn 2006-2010 các đơn vị thuộc Viện đã tổ chức chuyển giao nhiều
tiến bộ KHCN và các kết quả nghiên cứu vào sản xuất cho các địa phương đơn vị như:
+ Điều tra nguồn lợi, quy hoạch nuôi trồng thủy sản cho các địa phương: Vĩnh
long, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần

thơ, Sóc Trăng.
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm sú chất lượng cao và giống cua biển
cho một số tỉnh trọng điểm phía Nam như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang,
Trà Vinh.
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá Chẽm, cá Tra, cá Bống
tượng, cá Lóc và Lóc bông cho các tỉnh: Quảng Nam, Nghệ An, Hải Dương, Viện
NCNTTSI, Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình,
Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Trường Cao đẳng thủy sản
Đình Bảng, Bắc Ninh, Công ty Dịch vụ Nuôi trồng Thuỷ sản TW.
+ Chuyển giao công nghệ sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực cho tỉnh Đồng
Tháp, An Giang, Bến Tre và các đơn vị thuộc Viện mỗi năm đã cung cấp cho các địa
phương đơn vị hàng trăm triệu tôm, cá giống góp phần đưa nhanh tiến bộ KHCN ứng
dụng vào thực tiễn sản xuất cho các địa phương, đơn vị.
- Nhìn chung trong nhiệm kỳ qua, hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển giao vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết
thực cho các địa phương đơn vị. Vai trò, vị trí và uy tín của Viện đang được khẳng định
trong khu vực.
2. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Với chức năng là Viện nghiên cứu về thủy sản, trong giai đoạn 2006 – 2010, Bộ
đã giao cho Viện thực hiện 3 tiêu chuẩn ngành trong các lĩnh vực: Môi trường, nguyên
liệu và vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm hệ thống hóa, góp phần phổ biến thực hiện đúng
quy trình quy phạm các yêu cầu kỹ thuật cũng như đảm bảo về chất lượng, an toàn vệ
sinh thực phẩm.
Viện quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác khảo nghiệm thuốc hóa chất và chế phẩm
sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản.
3. Công tác thông tin KH&CN
Trong 5 năm qua công tác Thông tin KH&CN cũng được Viện quan tâm đầu tư.
- Để phục vụ cho các chương trình nghiên cứu khoa học của Viện nhằm đáp ứng
nhu cầu thông tin cho Lãnh đạo Viện, cho các đề tài/dự án và các cán bộ nghiên cứu tham
khảo, bộ phân Thông tin – Thư Viện của Viện đã tiến hành xử lý các nguồn thông tin nội

bộ, thông tin từ bên ngoài và quốc tế, chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc hội thảo.
- Hoàn thành và phân phối tuyển tập “Nghề cá sông Cửu Long” cho các đơn vị
liên quan.
- Tham gia triển lãm và hội chợ về thủy sản.
- Thực hiện tốt công tác cập nhật thông tin cung cấp cho bạn đọc, tăng cường thêm
đầu sách mới, tham gia các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác thông tin.
- Thu thập thông tin và xử lý tài liệu cho thư viện điện tử.
- Viện thường xuyên tổ chức những buổi seminar về nhiều lĩnh vực với các nhà
khoa học trong Viện, các đơn vị nghiên cứu và giảng dạy trong và ngoài nước.
9
- Viện cũng đã tham gia và tổ chức nhiều hội thảo trong và ngoài nước.
- Phát hành bản tin của Viện hàng quý.
- Duy trì, bào trì hệ thống mạng nội bộ (LAN), mạng Internet và mạng không dây.
- Biên tập, cập nhật thông tin trên Website của Viện.
4. Hoạt động hợp tác quốc tế về Khoa học và Công nghệ:
- Viện đã từng bước củng cố nâng cấp mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức
Quốc tế, Viện đã tranh thủ được những dự án lớn như: các dự án trong chương trình thủy
sản của Uỷ hội Quốc tế sông Mê Kông, các dự án hợp tác với The WorldFish Center, Dự
án hợp tác với Vụ Công nghiệp cơ sở Úc và tổ chức NACA, SEAFDEC, ACIAR của Úc,
FAO, GTZ, Dự án hợp tác với Tỉnh Oost –Vlaanderen - Bỉ, Dự án do tổ chức SIPPO –
Thụy Sĩ tài trợ, Viện HAKI (Hungary), Chương trình hợp tác ngành thủy sản FSPS
(DANIDA tài trợ)… Bên cạnh việc hợp tác quốc tế nghiên cứu khoa học, Viện cũng đã
phối hợp với các trường Đại học của Bỉ, Hà Lan, Na-uy, Úc, Đan Mạch,…. trong việc
đào tạo sau đại học và trong nhiệm kỳ vừa qua đã có hơn 10 TS và 15 ThS được đào tạo
từ các chương trình hợp tác quốc tế.
- Qua hoạt động hợp tác với các Trường, Viện, tổ chức quốc tế, Viện đã tiếp cận
được phương pháp nghiên cứu KHCN mới, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần nâng cao
năng lực nghiên cứu của Viện.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHCN&MT
CỦA VIỆN

1. Đánh giá chung
Qua thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học giai đoạn 2006 - 2010, Viện đã rút
ra những đánh giá như sau:
1.1. Ưu điểm:
- Có nhiều kết quả nhất định, nhất là trong công tác nghiên cứu khoa học. Đây là
kết quả của sự đoàn kết nhất trí, sự phấn đấu không ngừng của đa số CBCNV trong toàn
Viện, sự phân công phân nhiệm hợp lý, sự phối hợp giữa các lớp cán bộ và các đơn vị
trong Viện.
- Quan tâm chỉ đạo tập trung, sâu sát và trực tiếp của Lãnh Đạo Viện đối với các
đơn vị, chủ nhiệm các đề tài, dự án để tháo gỡ những khó khăn về nội dung, phương pháp
luận trong nghiên cứu, nguồn nhân lực, nhằm thúc đẩy các đề tài, dự án triển khai đúng
tiến độ và đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu đề ra.
- Sự thống nhất trong nội bộ Lãnh đạo Viện, sự nhất trí đoàn kết giữa các tổ chức
Đảng, Chính quyền, Đoàn thể đã tạo nên sức mạnh trong toàn thể lực lượng cán bộ
nghiên cứu khoa học, phát huy nội lực vốn có và các thành quả đã đạt được để hoàn
thành nhiệm vụ.
- Viện đã tin tưởng, động viên và tạo mọi điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu
(nhất là lực lượng trẻ) học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Đa số cán bộ nghiên cứu
rất nhiệt tình với công việc, đoàn kết, hợp tác trong thực hiện nhiệm vụ, có ý chí trong
việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ.
- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật trong từng đề tài và dự án, với sự
tham gia hướng dẫn của các nhà khoa học đầu đàn, đánh giá các kết quả nghiên cứu, tìm
ra các hướng nghiên cứu mới trong đề tài đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và
kiến thức cho cán bộ khoa học trẻ của Viện.
10
- Viện coi trọng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước, các
nhà khoa học đầu đàn trong và ngoài ngành để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học
của Viện, đào tạo cán bộ trẻ qua hợp tác khoa học. Phối hợp tốt với địa phương, cơ sở
trong việc triển khai các đề tài dự án thực nghiệm, đưa công tác nghiên cứu, sản xuất thử
nghiệm gắn liền với thực tiễn, thiết thực phục vụ cho yêu cầu của sản xuất. Cụ thể thông

qua các đề tài/dự án nhánh của Viện NCNTTS I, Viện NCNTTS III, Viện có thêm nguồn
kinh phí nghiên cứu và đồng thời thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình đối với sự
nghiệp phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Đồng Bằng sông Cửu Long.
- Công tác hợp tác quốc tế luôn được đề cao và đẩy mạnh nhằm tìm kiếm các đối
tác trong lĩnh vực nghiên cứu và đầu tư tiềm lực, gia tăng các hoạt động tìm kiếm thông
tin và cập nhật thông tin, tìm nguồn học bỗng đào tạo sau đại học cho lực lượng trẻ của
Viện.
- Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị cơ sở, nhất là những đơn vị
trực tiếp sản xuất chủ động trong công việc nhằm nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho
đơn vị và CBCNV.
- Khai thác các nguồn đầu tư của Nhà nước cho Khoa học và Công nghệ, tập trung
xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư để có những bước đột phá nâng cấp cơ sở
vật chất kỹ thuật cho Viện và các đơn vị thuộc Viện.
- Chủ động mở rộng tìm kiếm và khai khác các nguồn vốn khác ngoài ngân sách
để tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao tiềm lực và đời sống
CBCNV trong Viện.
- Viện đã chú ý nhiều đến chất lượng và tiến độ thực hiện công tác tăng cường
trang thiết bị, sửa chữa xây dựng nhỏ, nâng cao chất lượng môi trường và phương tiện
làm việc.
- Về lĩnh vực tài chính: Trong điều kiện về tài chính từ nhiều nguồn và hạn chế,
nhưng Viện đã cố gắng bảo đảm các hoạt động của Viện được thực hiện kịp thời và có
kết quả, đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu khoa học. Viện đã cấp phát kinh phí cho
các đơn vị cơ sở theo đúng kế hoạch.
1.2. Hạn chế :
- Tình hình triển khai các đề tài dự án còn chậm so với tiến độ vạch ra trong đề
cương. Một số thuyết minh đề tài và hợp đồng do Bộ chậm phê duyệt nên không triển
khai được.
- Các đơn vị cơ sở hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thật sự chủ động, tính
năng động của nhiều chủ nhiệm đề tài còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các đề tài trong
Viện để giải quyết những vấn đề liên quan chưa có sự chặt chẽ, đồng bộ.

- Thủ trưởng các đơn vị cơ sở còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều
hành đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu qủa. Các đơn vị chưa xây dựng
được chiến lược nghiên cứu khoa học của đơn vị nên khó xác định rõ mục tiêu và định
hướng phát triển và đề xuất được những giải pháp đặc thù phát triển riêng cho đơn vị
mình.
- Trong công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu của đề tài, thủ tục phê duyệt và
cấp phát nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thường phức tạp, kéo dài, nên thời gian
thực hiện đề tài thực tế ngắn lại so với đề cương nghiên cứu, đã ảnh hưởng nhiều đến tiến
độ và thời vụ nghiên cứu.
- Đa số cán bộ điều nhiệt tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm, chịu khó
học hỏi. Tuy nhiên lực lượng cán bộ hiện tại đa số còn trẻ, chưa trãi qua nhiều kinh
nghiệm, thử thách. Đặc biệt là các đơn vị cơ sở nguồn nhân lực rất thiếu về số lượng
11
cũng như các cán bộ đầu đàn dẫn đến hạn chế năng lực và kết qủa nghiên cứu của cơ sở.
Việc khắc phục tồn tại này đòi hỏi sự đầu tư lâu dài và có nhiều giải pháp đồng bộ.
- Về XDCB: Kinh nghiệm quản lý XDCB chưa nhiều, một số vấn đề phải qua
nhiều bước hoặc có những sửa đổi thiết kế dự toán rất tốn thời gian.
- Việc khai thác và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có tại các đơn vị cơ sở của
Viện còn ở mức thấp, hiệu quả chưa cao.
- Việc nâng cao đời sống CNV của các đơn vị chưa thật sự đồng đều do đặc thù
của từng lĩnh vực nghiên cứu và nhiệm vụ được giao của các đơn vị nên đã ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động chung của Viện.
2. Những bài học kinh nghiệm
- Đối với các chính sách chủ trương của Nhà nước, trong đó có Bộ, Viện Nghiên
Cứu Nuôi Trồng thủy sản II đã nghiêm chỉnh thực hiện đúng các nội dung yêu cầu các
nhiệm vụ KHCN được giao.
- Tăng cường công tác kế họach và quản lý khoa học đối với các đề tài dự án
thông qua việc phổ biến cụ thể các quy chế liên quan đến quản lý đề tài, dự án. Các chủ
nhiệm đề tài phải nắm vững các quy định, hướng dẫn về việc quản lý các đề tài khoa học.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và chỉ đạo việc thực

hiện các đề tài, dự án khoa học để kịp thời hỗ trợ các đề tài, dự án đặc biệt là về nội dung
và phương pháp nghiên cứu.
- Chế độ báo cáo, kiểm tra các đề tài được Viện quan tâm, hàng quý Lãnh đạo
Viện đều có các cuộc họp giữa Lãnh đạo Viện với chủ nhiệm đề tài nhằm kiểm điểm lại
những công việc đã được thực hiện, đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện kinh phí, những
tồn tại cũng như hướng giải quyết.
- Nâng cao vai trò của các thủ trưởng đơn vị mà các đề tài và dự án trực thuộc
phạm vi đơn vị quản lý. Thủ trưởng đơn vị kết hợp với chủ nhiệm đề tài và dự án để điều
phối nguồn nhân lực trong đơn vị cũng như phối hợp với các đơn vị khác trực thuộc Viện
để tiến hành triển khai nhiệm vụ KHCN một cách thuận lợi.
- Việc tuyển chọn chủ nhiệm đề tài các cấp, Lãnh đạo Viện đã dựa vào trình độ,
khả năng của từng cán bộ, đa số chủ nhiệm các đề tài là những cán bộ nghiên cứu khoa
học trừng trãi, có bằng cấp trên đại học.
- Lãnh đạo Viện cũng chỉ đạo các đề tài và đơn vị nghiên cứu khoa học tổ chức
các seminar với sự tham gia của các bộ phận có trình độ chuyên môn sâu ngoài Viện để
trao đổi, tiếp cận kiến thức mới, xác định đúng đắn nội dung và phương pháp nghiên cứu
của đề tài. Việc kiểm tra đánh giá nghiệm thu của các đề tài cũng được theo dõi sát sao.
- Coi các sinh hoạt học thuật với sự tham gia của các cán bộ khoa học đầu đàn
trong và ngoài Viện là hoạt động thường xuyên cần tiếp tục đẩy mạnh, giúp hỗ trợ cho
hoạt động nghiên cứu của đề tài, đồng thời nâng cao, bồi dưỡng cán bộ khoa học trẻ.
- Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài ngành để nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học của Viện.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo cho cán bộ khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau,
trong đó trọng tâm là đào tạo chính qui và lâu dài cả trong và ngoài nước.
- Nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, công tác tổ chức các đề tài khoa học cho
cán bộ của Viện thông qua chiến lược đào tạo dài hạn cũng như qua hoạt động nghiên
cứu khoa học, các lớp tập huấn ngắn hạn.
- Nâng cao vai trò của Hội đồng khoa học trong việc xác định phương hướng
nghiên cứu, xác định các nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên chiến lược của Ngành,
nhiệm vụ chức năng của Viện được giao qua từng giai đoạn.

12
- Để công tác đánh giá và nghiệm thu đề tài được khách quan và hiệu quả, các cán
bộ khoa học có trình độ, học vị chuyên môn cao từ các Viện, Trường, cơ sở nghiên cứu
và hoạt động chuyên ngành có liên quan thường xuyên được mời tham gia vào các hội
đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu, nghiệm thu đề tài.
- Tăng cường công tác kế hoạch trong quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học của
Viện và các đơn vị trực thuộc Viện, xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện từng đề
tài và các chỉ tiêu đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Xem mở rộng hợp tác quốc tế, hợp tác với các đơn vị trong và ngoài ngành, hợp
tác với các địa phương nhằm hoàn thiện và phát triển các phương pháp luận mới hầu
nâng cao được chất lượng nghiên cứu.
- Nguồn kinh phí sử dụng cho các đề tài bao giờ cũng là vấn đề quan tâm của các
chủ nhiệm đề tài và Lãnh đạo Viện, đa phần nguồn kinh phí thường được cấp chậm. Viện
tìm cách giải quyết kịp thời nguồn kinh phí cho triển khai các hoạt động của đề tài và dự
án để đạt được kế hoạch đề ra và kịp thời vụ.
- Đẩy mạnh công tác quản lý, tăng cường thiết bị nghiên cứu, xây dựng cơ bản và
khai thác cơ sở vật chất của Viện.
3. Kiến nghị:
- Trên cơ sở các nhiệm vụ chiến lược quan trọng, cơ quan quản lý KH&CN cấp
trên cần tập trung nhiều cho các vùng trọng điểm. Trong quy trình chọn lựa để giao các
đề tài dự án cấp Nhà Nước và cấp Bộ, bên cạnh việc xét duyệt dựa trên năng lực chuyên
môn của cán bộ thực hiện đề tài và cơ sở vật chất thiết bị nghiên cứu cần quan tâm đến
địa bàn triển khai dự án, đề tài, tính đặc thù sinh thái từng vùng để chọn lựa cơ quan thực
hiện đề tài.
- Cần có chính sách ưu tiên và biện pháp cụ thể (tài chính, giải pháp) hỗ trợ cho
công tác đào tạo nâng cao ở các Viện nghiên cứu còn non trẻ để sớm có được đội ngũ cán
bộ nghiên cứu có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hòa nhập được với khu
vực.
- Để việc triển khai các đề tài dự án đúng theo tiến độ đề cương, đề nghị Bộ có kế
hoạch phê duyệt đề cương và ký kết các hợp đồng KH&CN sớm vào quí I của năm để

các đề tài có thể thực hiện. Hiện nay việc phê duyệt đề cương đã được bảo vệ và ký kết
hợp đồng còn chậm thường đến quí II mới được phê duyệt và ký kết.
- Thực hiện chủ trương đầu tư 2 dự án Phòng thí nghiệm (Dự án PTN Bệnh và môi
trường nuôi thủy sản và Dự án PTN Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản) của Lãnh đạo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ, trong thời gian qua
Viện đã hoàn tất và được thông qua các bước phê duyệt đề cương khảo sát lập dự án,
hoàn thiện dự án theo kết luận của Hội đồng thẩm định, đã bổ sung giấy xác nhận đăng
ký cam kết bảo vệ môi trường, tờ trình xin phê duyệt dự án và các yêu cầu thủ tục cần
thiết khác. Viện cũng đã có công văn số 242/VTS.II ngày 11/6/2009 về việc đề nghị Bộ
xem xét phê duyệt dự án PTN Bệnh và môi trường nuôi thủy sản và Dự án PTN Dinh
dưỡng và thức ăn thủy sản gửi cho Bộ. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II kính đề
nghị Bộ xem xét sớm phê duyệt 2 dự án Phòng thí nghiệm nói trên.
- Có chính sách và biện pháp tăng cường công nghệ thông tin, nhập công nghệ
mới, nhập tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực mà trong nước còn tụt hậu nhiều so với khu
vực và thế giới để đưa nhanh trình độ KH&CN của Ngành theo kịp trình độ của các nước
trong khu vực.
13
PHẦN THỨ II
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Các yếu tố về chỉ tiêu ô nhiễm môi trường vô cơ và hữu cơ đang được nghiên
cứu để tiến tới làm cơ sở dữ liệu cho các Trung tâm quốc gia về quan trắc cảnh báo môi
trường và phòng ngừa dịch bệnh cũng như cho các Trạm vùng thuộc mạng lưới quan trắc
cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh toàn vùng. Các kết qủa khảo sát định kỳ
của Viện 1 tháng/lần về chất lượng môi trường nước kết hợp với tình hình dịch bệnh của
các vùng nuôi thuỷ sản tập trung ở ĐB Nam Bộ đã được phân tích và báo cáo cho Bộ
cũng như thông báo cho các địa phương, giúp Bộ và Sở đánh giá tình hình môi trường
nuôi để có biện pháp kịp thời trong chỉ đạo nuôi thuỷ sản. Công việc này đã được Bộ
đánh giá cao. Cho đến nay, cơ sở dữ liệu của chất lượng nước đã được thiết lập và cập
nhật thường xuyên.
- Trong giai đoạn 2006-2010 Viện cũng đã thực hiện các đề tài về môi trường đạt

kết quả tốt như:
+ Xây dựng dự án ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động nuôi
trồng và chế biến thủy sản.
+ Điều tra đánh giá môi trường lưu vực sông thị vải làm cơ sở quy hoạch nuôi trồng
thủy sản.
+ Đánh giá ô nhiễm môi trường nuôi cá Tra, Basa thâm canh ở tỉnh An Giang và Cấn
Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
- Tăng tần suất quan trắc mẫu bùn và dư lượng thuốc BVTV 4 đợt/năm.
- Tăng thêm kinh phí giao nhiệm vụ thường xuyên cho nhiệm vụ quan trắc, cảnh
báo môi trường và dịch bệnh thủy sản trong thời gian tới.
14
PHẦN THỨ III
KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MỘI TRƯỜNG NĂM 2011
I. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2011
- Phát huy những kết quả đạt được và cố gắng khắc phục những tồn tại trong giai
đoạn 2006-2010, đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KH&CN và các
công nghệ mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản ổn định đồng thời nghiên cứu quản lý
và khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi thuỷ sản nội địa ở vùng Đồng Bằng Nam Bộ.
- Tiến hành tốt các nhiệm vụ thường xuyên hàng năm: xây dựng mạng lưới quan
trắc về môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc lưu trữ số liệu và trao đổi thông tin giữa Trung tâm Quan trắc với các địa
phương và trạm vùng, kết hợp nghiên cứu lâm sàng với dịch tể học, tiến tới xây dựng các
biện pháp cảnh báo, kiểm soát và bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, lưu giữ các
nguồn gen nước ngọt, mặn, lợ, góp phần xây dựng các TCN trên cơ sở những đối tượng
đã nghiên cứu có kết quả được áp dụng trong thực tế sản xuất.
- Kết hợp công tác nghiên cứu khoa học với việc triển khai ứng dụng kết quả
nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, tăng cường công tác chuyển giao công nghệ cho các
địa phương tạo ra nguồn thu cho đơn vị. Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản phù hợp

với các vùng sinh thái, tham gia xây dựng các dự án quy hoạch các vùng sản xuất nguyên
liệu quy mô lớn và ổn định phục vụ cho tiêu dùng vả xuất khẩu.
- Hoàn thiện và nâng cao công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản, đặc
biệt nghiên cứu chọn lựa, đề xuất, tiếp thu và làm chủ các công nghệ tiên tiến nhập của
nước ngoài kết hợp với hiện đại hóa công nghệ truyền thống (sản xuất giống cá biển, sản
xuất thức ăn công nghiệp cho ấu trùng, sản xuất thức ăn công nghiệp cho tôm cá ). Ưu
tiên cho các loài thủy sản bản địa, có gía trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ.
- Tích cực tìm kiếm các hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật, gia tăng khối lượng và chất lượng nghiên cứu KH&CN cho các đơn vị cơ sở của
Viện. Bám sát nhu cầu thực tế ở các địa phương để định hướng và bổ sung các nhiệm vụ
nghiên cứu. Thông qua các dự án hợp tác quốc tế cần nắm bắt được các thành tự khoa
học thế giới.
- Tập trung mọi nỗ lực cho việc đẩy mạnh công tác đào tạo, tập trung cho việc đào
tạo chính quy, cân đối, hợp lý dựa trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Viện phục
vụ cho chiến lược nghiên cứu lâu dài của Viện đồng thời thông qua nghiên cứu để đào
tạo và đào tạo để phục vụ cho nghiên cứu. Có chính sách tích lũy để tái đầu tư cho nghiên
cứu khoa học và cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lý đối với các đơn vị cơ sở thuộc Viện.
- Triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư XDCB của Nhà nước nhằm tăng cường
cơ sở vật chất và thiết bị nghiên cứu, xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại, các cơ sở
thực nghiệm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm của Viện. Tập trung
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và tiềm lực cho nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch,
nghiên cứu đề xuất và ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực này nhằm góp phần
đổi mới công nghệ, gia tăng các loại sản phẩm hàng hóa thủy sản chất lượng cao phục vụ
cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Củng cố tổ chức, ổn định biên chế và quy chế quản lý cho các đơn vị cơ sở dựa
trên các nhiệm vụ chức năng đã được giao. Gia tăng số lượng và chất lượng công tác
nghiên cứu khoa học ở các đơn vị cơ sở. Phát huy thế mạnh của từng đơn vị, tăng cường
tập trung các nguồn đầu tư xây dựng các đơn vị cơ sở thành các trung tâm nghiên cứu
KH&CN nòng cốt cho khu vực Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
15

II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt và đạt hiệu qủa kế hoạch khoa học công nghệ và môi trường năm
2011 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II tập trung vào các công tác đầu tư xây
dựng cơ sở vẫt chất, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng
quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước chú trọng vào các biện pháp sau:
1. Huy động tối đa tiềm lực KHCN của Viện (nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật ),
tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ trong và ngoài nước.
Tập trung chỉ đạo phối hợp nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật hiện có chặt chẽ, tạo nên sức
mạnh tổng hợp của Viện, đồng thời mở rộng phối hợp với các địa phương và các cơ sở
sản xuất để tăng cường sức mạnh đầu tư và nghiên cứu nhằm thực hiện các chỉ tiêu đề ra
trong kế hoạch.
2. Tập trung chỉ đạo sử dụng đúng đắn và có hiệu quả nguồn vốn ngân sách và các
nguồn vốn khác đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ nhằm từng bước hoàn thiện và
nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ nghiên cứu KHCN. Tăng cường tìm các nguồn
hợp tác và đầu tư, đặc biệt quan tâm đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, tạo nguồn để xây
dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm, chuyên sâu trong lĩnh vực sinh học phân tử, môi
trường và công nghệ sinh học.
3. Củng cố và tăng cường năng lực cho các bộ môn chuyên môn của các đơn vị
nghiên cứu trực thuộc Viện. Tập trung đầu tư về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho
các lĩnh vực sinh học phân tử, miễn dịch học, di truyền chọn giống, công nghệ probiotic,
công nghệ enzym, công nghệ môi trường, dinh dưỡng thức ăn và công nghệ nuôi trồng
thuỷ sản (aquaculture engineering) đáp ứng cho mục tiêu phát triển trong lĩnh vực công
nghệ sinh học phục vụ nuôi trồng thuỷ sản.
4. Vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng các quy
chế hoạt động, quản lý, quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân và tập thể cho phù hợp và
công bằng. Tiếp tục, tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc Viện chủ động trong việc sử
dụng nguồn kinh phí thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường cơ sở vật chất
và góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ CNV.
Nơi nhận :
- Bộ trưởng BNNPTNT.

- Vụ KH- BNNPTNT.
- Vụ KHCN và MT - BNNPTNT.
- Vụ TC - BNNPTNT.
- Vụ HTQT - BNNPTNT.
- Vụ TCCB - BNNPTNT.
- Lãnh đạo Viện.
- Lưu P.KHTC
VIỆN TRƯỞNG
16
Biểu số 1
Đơn vị : Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP NHÀ NƯỚC 2006-2010
TT Tên nhiệm vụ KHCN
Tên cá nhân
chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí
đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh
phí
2010
(trđ)
Ghi

chú
I Mã số, tên đề tài, dự án
thuộc các Chương trình
KH&CN cấp Nhà nước
I.1 Chương trình KC06
1 Đề tài trọng điểm cấp
NN“Nghiên cứu sản xuất
thức ăn công nghiệp nuôi
thương phẩm cá chẽm (Lates
calcarifer), cá giò
(Rachycentron canadum)
phục vụ xuất khẩu”.
TS. Vũ Anh
Tuấn
2008-2010 Đề tài đã hoàn thành các báo cáo chuyên đề và
báo cáo phân tích về nhu cầu tối ưu về protein và
năng lượng của cá chẽm, cá giò giai đoạn cá
giống và cá thịt, 1 báo cáo kết quả phân tích về
thành phần axit amin thiết yếu trong 19 nguyên
liệu và trong thịt cá phân tích. Đã có bảng kết
quả về phân tích 26 mẫu nguyên liệu làm thức ăn
khác nhau và 16 mẫu thức ăn về thành phần axit
béo. Đã có 01 bộ hồ sơ tính toán và bản vẽ thiết
kế lắp đặt dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản
năng suất 300-500 kg/giờ và 3 máy thành phần
của dây chuyền sản xuất thức ăn gồm máy ép
đùn, máy nghiền và máy phun dầu.
1.960 978
I.2 Chương trình CNSH
TT Tên nhiệm vụ KHCN

Tên cá nhân
chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí
đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh
phí
2010
(trđ)
Ghi
chú
1 Nghiên cứu sản xuất thử
nghiệm chế phẩm vi sinh từ
các dòng vi khuẩn có đặc
tính đối kháng Vibrio spp.
nhằm nâng cao tỉ lệ sống ấu
trùng cá biển và tôm sú
TS. Nguyễn
Thị Ngọc Tỉnh
2008-2010 Đề tài đã tuyển chọn được 01 hỗn hợp vi khuẩn
sử dụng cho trại giống cá biển, 01 hỗn hợp vi
khuẩn sử dụng cho trại giống tôm sú. Các hỗn
hợp này được phân lập dựa trên đặc tính phân
hủy phân tử tín hiệu quorum sensing liên quan

đến độc lực của nhóm Vibrio gây bệnh, và khả
năng đối kháng với nhóm Vibrio gây bệnh. Hai
hỗn hợp này khi thử nghiệm ở quy mô pilot, đã
thể hiện đặc tính probiotic (thông qua việc nâng
cao tỉ lệ sống) và đặc tính đối kháng Vibrio
(thông qua việc làm giảm mật độ Vibrio trong
nước).
797 299
2 Xây dựng quy trình và bộ
sinh phẩm phát hiện WSSV
bằng phương pháp LAMP và
thăm dò sự hiện diện của
virus Laem Sing gây bệnh
chậm lớn ở tôm nuôi khu vực
nam bộ
Th.S Nguyễn
Viết Dũng
2008-2009 - Đề tài đã nghiên cứu thành công bộ kit sử dụng
phương pháp LAMP cho phép phát hiện virus
WSSV dựa vào gene đích VP28 của virus trên
mẫu tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh bệnh. Bộ kit
có thể phát hiện virus bệnh với số lượng 100
copy/phản ứng trong vòng 120 phút với độ nhạy
tương đương phương pháp Nested PCR (OIE,
2009. Bằng phương pháp RT-PCR, nhóm nghiên
cứu đã phát hiện virus LSNV trên các mẫu tôm
sú thu từ đầm nuôi ở nhiều tỉnh ĐBSCL, tuy
nhiên chưa phát hiện virus LSNV trên các mẫu
tôm sú giống. Bộ kit của đề tài cũng đã gửi cho
Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ

Chí Minh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
III và Chi cục Thủy sản Bình Thuận sử dụng thử
và đã có nhận xét khá tốt về kết quả phát hiện
bệnh của bộ kit.
661
18
TT Tên nhiệm vụ KHCN
Tên cá nhân
chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí
đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh
phí
2010
(trđ)
Ghi
chú
3 Đề tài thuộc chương trình
CNSH “Đánh giá hiệu quả
chọn giống cá Tra
(Pangasianodon
hypophthalmus) về tăng
trưởng, tỷ lệ philê và thăm

dò khả năng chọn giống
kháng bệnh gan-thận mủ”.
Th.S Nguyễn
Văn Sáng –
Viện II
1/2010-
12/2012
Thực hiện 100% yêu cầu thu thập số lượng cá bố
mẹ có nguồn gốc từ tự nhiên. Số cá này do một
trại giống tư nhân mua về từ Biển Hồ
(Campuchia) năm 2005. Cá có trọng lượng từ 4-
5 kg, đã đủ tuổi thành thục. Hiện đang được nuôi
vỗ trong ao và có khả năng tham gia sản xuất
gia đình trong năm 2010.
1.000
4 Đề tài thuộc chương trình
CNSH “Nâng cao hiểu quả
sử dụng vaccine bất hoạt
thông qua sốc nhiệt protein
trong vaccine”.
TS. Lê Hồng
Phước – Viện
II
1/2010-
12/2012
- Kiểm tra chủng vi khuẩn dùng để sản xuất vắc
xin: Đã tiến hành thí nghiệm thăm dò gây bệnh
thực nghiệm để so sánh khả năng gây bệnh của 6
chủng vi khuẩn. Trong đó 5 mới được phân lập
từ mẫu cá bệnh ở An Giang và Tiền Giang (năm

2010) và 1 chủng vi khuẩn cũ (giữ giống từ năm
2009). Kết quả thí nghiệm cho thấy chủng vi
khuẩn 2009 vẫn có độc lực cao nhất.
- Thử nghiệm các điều kiện sốc nhiệt vi khuẩn
trong mối tương quan với protein sốc nhiệt: Hiện
tại chủ nhiệm đề tài đang đi tập huấn về kỹ thuật
Western Blot để phục vụ cho phần nội dung này.
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất vắc xin: Đã tiến
hành thí nghiệm thăm dò môi trường thích hợp
cho E. ictaluri. Khả năng phát triển của E.
ictaluri trên các môi trường như sau: NB > TSB
> BHI > Hottinger (TSB và BHI tương đương
nhau ở giai đoạn cuối).
600
19
TT Tên nhiệm vụ KHCN
Tên cá nhân
chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí
đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh
phí
2010

(trđ)
Ghi
chú
5 Đề tài thuộc chương trình
CNSH “Nghiên cứu xây
dựng quy trình chẩn đoán và
chế tạo bộ kit phát hiện vi rút
IMNV gây bệnh trên tôm
Thẻ chân trắng
(Liptopenaeus vannamei) và
vi rút LSNV gây bệnh trên
tôm Sú (Penaeus monodon)”.
Th.S Nguyễn
Viết Dũng –
Viện II
1/2010-
12/2011
- Khảo sát và đánh giá sự hiện diện của virus
IMNV gây bệnh trên tôm thẻ và virus LSNV gây
bệnh trên tôm sú: đã liên hệ điểm thu mẫu nhưng
mẫu thu bị chậm tiến độ.
- Ứng dụng phương pháp RT-PCR và RT-LAMP
chẩn đoán IMNV trên tôm thẻ chân trắng: Đề tài
đã thiết lập được điều kiện phản ứng chính cho
phương pháp RT-PCR phát hiện được virus
IMNV từ mẫu bệnh phẩm.
450
6 Đề tài thuộc chương trình
CNSH “Tạo chế phẩm vi
sinh vật có tính đối kháng

với vi khuẩn Ewardsiella
ictaluri nhằm phòng bệnh
bệnh gan – thận mủ ở cá tra
(Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi”.
Th.S Võ Minh
Sơn – Viện II
1/2010-
12/2012
Đã tiến hành 2 đợt thu mẫu với tổng số mẫu là
141 mẫu (hệ tiêu hóa, nước và bùn), số mẫu đã
sàng lọc qua AHLs là 109, số khuẩn lạc đã chọn
lọc qua AHLs là 367, số chủng đã khảo sát khả
năng phân hủy C6-HHL và đối kháng là 49,
trong đó có 10 khuẩn lạc có khả năng đối kháng
và phân hủy C6-HHL.
400
7 Đề tài thuộc chương trình
CNSH “Nghiên cứu ứng
dụng công nghệ enzyme
trong sản xuất collagen từ da
cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus)”.
Th.S Nguyễn
Thị Hương
Thảo – Viện II
1/2010-
6/2012
- Bước đầu đánh giá và so sánh được khả năng
loại béo từ da cá của hóa chất NaOH và LasNa

và dung dịch muối.
- Xác định được thời gian tẩy màu và hàm lượng
dung môi thích hợp.
400
20
TT Tên nhiệm vụ KHCN
Tên cá nhân
chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí
đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh
phí
2010
(trđ)
Ghi
chú
8 Đề tài thuộc chương trình
CNSH “Đánh giá các thông
số di truyền và hình thành
vật liệu ban đầu cho chọn
giống cá Rô phi đỏ
(Oreochromis spp)”.
Th.S Trịnh

Quốc Trọng –
Viện II
1/2010-
12/2012
- Nuôi tăng trưởng đàn có F1 (Ecuador) hiện có
trong một ao 2.000 m2. Cá tăng trưởng khá tốt.
Sau 05 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình
230,9 g con (N=272).
- Thu thập bổ sung các dòng cá: liên hệ với các
nhà cung cấp cá từ Đài Loan (thông qua Công ty
Uni-President), Israel (Misgav Aquaculture
Farm), Malaysia (Trung tâm Nghề cá Thế giới,
WorldFish Center) và Thái Lan (Nam Sai Farm
Corp.)
900
9
  tài thuc ch ng trình
CNSH “Nghiên cu xây dng
công ngh nuôi cá Tra
(Pangasianodon
hypophthalmus) thâm canh
bng h thng tun hoàn   m
bo an toàn sinh hc và không
gây ô nhim môi tr ng”.
Th.S Nguyễn
Nhứt – Viện II
1/2010-
12/2013
- Đề tài chuyển sang bắt đầu thực hiện từ năm
2011 đã được Bộ đồng ý.

1.000
10 Đề tài thuộc chương trình
CNSH “Ứng dụng công nghệ
sinh học và các công nghệ
khác nhằm nâng cao sức sinh
sản của tôm Sú (Penaeus
monodon) bố mẹ nuôi trong
điều kiện nhân tạo”.
Th.S Ngô Xuân
Tuyến – Viện
II
1/2010-
12/2012
- Đã xây dựng 02 quần đàn tôm sú có nguồn gốc
Đà Nẵng (miền Trung, 26 đàn tôm) và Rạch Gốc
(miền Nam, 19 đàn tôm) làm nguồn vật liệu thực
hiện các nội dung tiếp theo trong thời gian tới:
+ Quần đàn Tôm trọng lượng (ước tính) khoảng
2g có nguồn gốc Đà Nẵng (miền Trung), sạch
bệnh: 2.100 con.
+ Quần đàn Tôm trọng lượng trung bình 8,13g –
17,37g có nguồn gốc Rạch gốc (Miền Nam): 900
con.
- Đề tài đã phân tích được thành phần dinh
dưỡng của 30 mẫu thịt ốc càng.
750
II Đề tài độc lập cấp Nhà nước
21
TT Tên nhiệm vụ KHCN
Tên cá nhân

chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí
đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh
phí
2010
(trđ)
Ghi
chú
1 Nhiệm vụ KHCN độc lập
cấp Nhà nước: Đề án tái tạo
và phát triển cá hô
Catlocarpio siamensis
Th.S Huỳnh
Hữu Ngãi
2005-2008 - Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ (tỷ lệ thành thục
đạt 87,6% ở cá cái và 80,5% ở cá đực), đã sinh
sản nhân tạo thu được hơn 1.500.000 cá bột.
Ương nuôi cá giống, ước tính đạt 100.000 con.
Tỉ lệ thụ tinh đạt 51%, tỉ lệ nở 68%. Nuôi vỗ đàn
cá bố mẹ 78 con, nuôi đàn cá hậu bị 70 con,
trọng lượng 3,5 – 9,0 kg/con. Nuôi tăng trưởng
240 con tại Trung Tâm Cái Bè, An Giang, Đồng

Tháp. Độ vận động của tinh trùng cá hô sau khi
trữ từ 1-3 tháng đạt khoảng 43,34%. Các kết quả
nghiên cứu thuần dưỡng cá bố mẹ, sinh sản nhân
tạo và thử nghiệm nuôi tăng trưởng đã được
quản bá trên đài truyền hình Tiền Giang, Vĩnh
Long và được đưa lên tạp chí con tôm của tỉnh
Cần Thơ.
1.905
III Dự án SXTN độc lập cấp Nhà nước
1 Dự án SXTN cấp Nhà nước
(KC.06.DA02/06-10) “Hoàn
thiện công nghệ sản xuất một
số sản phẩm đồ hộp thủy sản
mới chất lượng cao phục vụ
tiêu dùng và xuất khẩu”.
TS. Lê Đức
Trung
2007-2008 - Đã tổ chức nghiên cứu hòan thiện công nghệ và
chuyển giao 5 quy trình công nghệ sản xuất 5
lọai đồ hộp cho công ty Seaspimex – đơn vị phối
hợp thực hiện dự án. Đầu năm 2008 công ty đã
sản xuất thử nghiệm được trên 18.000 hộp. Tuy
nhiên qua thăm dò thị trường, đa số các sản
phẩm của dự án khó tiêu thụ nên công ty đã đề
nghị dừng không thực hiện hợp đồng sản xuất.
Dự án đã thanh quyết toán và nghiệm thu với Bộ
KHCN.
1.900
22
TT Tên nhiệm vụ KHCN

Tên cá nhân
chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí
đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh
phí
2010
(trđ)
Ghi
chú
2 Dự án SXTN cấp Nhà nước
(DA-ĐL2009/04): “Hoàn
thiện công nghệ sản xuất
thức ăn công nghiệp cho cá
tra, tôm sú và tôm càng
xanh”
Th.S Nguyễn
Văn Nguyện
2009-2011 - Đã chọn được chất dẫn dụ AP20, FL20,
Aquasavor, betafin S6 và chất kết dính HJ1,
Basfin, Pegabind, Pro-Bind Plus.
- Đã hoàn thành việc nghiên cứu xây dựng công
thức thức ăn tương ứng với các giai đoạn phát

triển của các đối tượng nuôi cá tra, tôm sú và
tôm càng xanh. Các công thức thức ăn đang
được ứng dụng vào sản xuất sản phẩm.
- Thiết kế, chế tạo, hoàn thiện hệ thống thiết bị
tạo viên thức ăn nuôi tôm sú tại Cơ sở sản xuất
thức ăn nuôi tôm Võ Quan Huy, Long Phú, Sóc
Trăng. Hoàn thiện quá trình tạo viên thức ăn tôm
càng xanh, cá tra tại Xưởng SX thức ăn Thủy sản
Cái Bè, Tiền Giang.
- Đã sản xuất được 478,2 tấn thức ăn cá tra, 3 tấn
thức ăn tôm sú và 8 tấn thức ăn tôm càng xanh.
1.500 1.300
IV Đề tài HTQT theo Nghị định thư
1
V Đề tài nghiên cứu cơ bản
1
23
Biểu số 2
Đơn vị: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP BỘ 2006-2010
TT Tên nhiệm vụ KHCN
Tên cá nhân
chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí

đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh
phí
2010
(trđ)
Ghi
chú
I Đề tài trọng điểm cấp Bộ
1 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo
cá bống kèo
(Pseudapocryptes lanceolatus
Bloch và Schneider, 1801).
TS. Phạm Văn
Khánh
2005-2006 - Đề tài đã không thành công trong việc nuôi vỗ
thành thục cá bố mẹ trong điều kiện nuôi giữ để
cho sinh sản nhân tạo. Nuôi thương phẩm thử
nghiệm trong ao đất bằng giống tự nhiên, số cá
giống 200.000 con, đã thu hoạch sản lượng 646
kg, năng suất 6,46 tấn/ha.
- Như vậy đề tài chỉ thực hiện được nội dung
nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá kèo,
nội dung ương nuôi cá giống và nuôi thương
phẩm (bằng con giống tự nhiên), còn nội dung
nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và sinh sản không
đạt kết quả.
660
2 Nghiên cứu các giải pháp
bảo vệ và phát triển nguồn

lợi nghêu Bến Tre Meretrix
lyrata (Sowerby).
TS. Nguyễn
Thanh Tùng
2005-2006 - Xác định vị trí phân bố nghêu giống, nghêu bố
mẹ và đặc điểm vùng phân bố.
- Đặc điểm sinh học nghêu bố mẹ: mùa vụ sinh
sản và tuổi thành thục, sức sinh sản, sinh sản,
dinh dưỡng, sinh trưởng…
- Hiện trạng KTXH ảnh hưởng đến biến động
nguồn lợi nghêu trong vùng nghiên cứu.
- Hiện trạng và hiệu quả của các biện pháp quản
lý hiện nay trên từng địa bàn.
- Các biện pháp khai thác và bảo vệ góp phần
hoàn thiện các quy chế quản lý nguồn lợi nghêu.
1022
24
TT Tên nhiệm vụ KHCN
Tên cá nhân
chủ trì
Thời gian
thực hiện
(BĐ/KT)
Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng
(Ghi rõ khối lượng công việc đã thực hiện
được)
Kinh phí
đã cấp
(Tr.đồng)
Kinh

phí
2010
(trđ)
Ghi
chú
3 Nghiên cứu thử nghiệm một
số chất có khả năng thay thế
Xanh malachite và Dipterex
và khả năng kháng khuẩn
gây bệnh trong nuôi trồng
thủy sản”
TS. Lý Thị
Thanh Loan
1/2006-
12/2006
Đã thử nghiệm được 02 chất có hiệu quả trong
phòng trị bệnh nấm thủy mi gây bệnh trên trứng
cá basa và cá tra; 01 chất diệt ký sinh trùng (sán
lá đơn chủ) trên cá tra và 01 chất có tác dụng với
giun sán nội ký sinh trên cá nước ngọt có vẩy; 01
hợp chất phòng trị bệnh nhiễm khuẩn do nhóm
Vibrio gây bệnh trên cá Mú và trị bệnh nhiễm
khuẩn gây bệnh xuất huyết, đốm đo, mủ gan,
thận trên cá tra và cá basa.
530
4 Nghiên cứu vacine phòng
bệnh nhiễm khuẩn cho cá tra,
basa, cá mú, cá giò, cá hồng
mỹ nuôi công nghiệp
Th.S Nguyễn

Mạnh Thắng
2006-2008 - Đã phân lập được tất cả các loại vi khuẩn (vi
khuẩn Edwardsiella ictaluri, vi khuẩn Vibrio
alginolyticus chủng CM, Vibrio alginolyticus
chủng CG, vi khuẩn thuộc Vibrio, vi khuẩn
Streptococus) gây bệnh trên 5 loại cá theo yêu
cầu. Xác định được quy trình chế tạo môi trường
và quy trình nuôi cấy lên men cho các loại vi
khuẩn phân lập được. Hoàn thiện 05 quy trình
chế tạo vacxin phòng bệnh nhiễm khuẩn cho 5
loại cá theo yêu cầu.
- Đã sản xuất: 610.000 liều Vacin phòng bệnh
gan thận có mủ cho cá Tra, 480.000 liều Vacin
phòng bệnh gan thận có mủ cho cá Basa, 80.000
liều Vacxin phòng bệnh Vibriolosis cho cá Giò,
45.000 liều Vacxin phòng bệnh Vibriolosis cho
cá Mú, 15.000 liều Vacxin phòng bệnh
Streptococus cho cá Hồng Mỹ.
1582
25

×