Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-------------

NGUYỄN KIM NGÂN

MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA PHÁT
TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-------------

NGUYỄN KIM NGÂN

MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA PHÁT
TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của thầy
hướng dẫn. Số liệu thống kê được lấy từ các nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết
quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào cho tới thời điểm này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
Học Viên

Nguyễn Kim Ngân


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1
Chương 1.Giới thiệu....................................................................................................... 2
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 3
1.4 Ý nghĩa của bài nghiên cứu........................................................................................ 4

1.5 Bố cục của bài nghiên cứu ......................................................................................... 4
Chương 2. Tổng quan lý thuyết .................................................................................... 5
2.1 Trường phái thứ 1: Cho rằng phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế ......... 5
2.2 Trường phái thứ 2: Cho rằng tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính ......... 7
2.3 Trường phái thứ 3: Cho rằng có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................ 8
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu.......................................................... 13
3.1 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 13
3.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị........................................................................................ 13
3.1.2 Kiểm định đồng liên kết.......................................................................................... 14
3.1.3 Kiểm định nhân quả ................................................................................................ 15
3.2 Dữ liệu........................................................................................................................ 16


3.2.1 Các biến nghiên cứu................................................................................................ 16
3.2.3 Dữ liệu..................................................................................................................... 18
3.3 Các bước tiến hành phương pháp nghiên cứu............................................................ 19
Chương 4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 23
4.1 Trường hợp 1: Biến PRIVCRE đại diện cho biến phát triển tài chính ..................... 23
4.1.1 Kiểm định hệ số tương quan ................................................................................... 23
4.1.2 Thống kê mô tả........................................................................................................ 24
4.1.3 Kiểm định nghiệm đơn vị........................................................................................ 25
4.1.4 Kiểm định đồng liên kết.......................................................................................... 26
4.1.5 Xác định độ trễ tối ưu.............................................................................................. 27
4.1.6 Xác định độ trễ cần loại bỏ ..................................................................................... 27
4.1.7 Kiểm định nhân quả Granger .................................................................................. 28
4.1.8 Kết quả chạy mô hình VAR .................................................................................... 29
4.1.9 Kiểm tra tính ổn định của mô hình ......................................................................... 32
4.1.10 Phân tích hàm phản ứng xung ............................................................................... 33
4.1.11 Phân tích phân rã phương sai ................................................................................ 36

4.2 Trường hợp 2: Biến BANKDEP đại diện cho biến phát triển tài chính .................... 37
4.2.1 Kiểm định hệ số tương quan ................................................................................... 37
4.2.2 Thống kê mô tả........................................................................................................ 38
4.2.3 Kiểm định nghiệm đơn vị........................................................................................ 39
4.2.4 Kiểm định đồng liên kết.......................................................................................... 40
4.2.5 Xác định độ trễ tối ưu.............................................................................................. 41
4.2.6 Xác định độ trễ cần loại bỏ ..................................................................................... 42
4.2.7 Kiểm định nhân quả Granger .................................................................................. 42
4.2.8 Kết quả chạy mô hình VAR .................................................................................... 43
4.2.9 Kiểm tra tính ổn định của mô hình ......................................................................... 46
4.2.10 Phân tích hàm phản ứng xung ............................................................................... 47


4.2.11 Phân tích phân rã phương sai ................................................................................ 49
4.3 Trường hợp 3: Biến LIQLAIB đại diện cho biến phát triển tài chính ....................... 50
4.3.1 Kiểm định hệ số tương quan ................................................................................... 50
4.3.2 Thống kê mô tả........................................................................................................ 51
4.3.3 Kiểm định nghiệm đơn vị........................................................................................ 52
4.3.4 Kiểm định đồng liên kết.......................................................................................... 53
4.3.5 Xác định độ trễ tối ưu.............................................................................................. 54
4.3.6 Xác định độ trễ cần loại bỏ ..................................................................................... 55
4.3.7 Kiểm định nhân quả Granger .................................................................................. 56
4.3.8 Kết quả chạy mô hình VAR .................................................................................... 57
4.3.9 Kiểm tra tính ổn định của mô hình ......................................................................... 59
4.3.10 Phân tích hàm phản ứng xung ............................................................................... 60
4.3.11 Phân tích phân rã phương sai ................................................................................ 63
4.4 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu ................................................................................. 64
Chương 5. Kết luận, hạn chế của đề tài và gợi mở nghiên cứu ................................. 70
5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 70
5.2 Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 74

5.3 Gợi mở nghiên cứu..................................................................................................... 75
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADF
VAR
VECM

Tên đầy đủ tiếng Việt
Kiểm định Dickey-Fuller
Mô hình VAR
Mô hình VECM

Tên đầy đủ tiếng Anh
Augmented DickeyFuller Test
Vecto AutoRegression
Vecto error correction model


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kiểm định hệ số tương quan giữa biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả của biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.
Bảng 4.3: Kiểm định tính dừng của biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.
Bảng 4.4: Kiểm định đồng liên kết giữa biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.
Bảng 4.5: Xác định độ trễ tối ưu của biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.
Bảng 4.6: Xác định độ trễ cần loại bỏ của biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.
Bảng 4.7: Kiểm định nhân quả Granger giữa biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.

Bảng 4.8: Kết quả mô hình VAR của biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.
Bảng 4.9: Kiểm định hệ số tương quan giữa biến LNBANKDEP và LNPCGDP.
Bảng 4.10: Thống kê mô tả của biến LNBANKDEP.
Bảng 4.11: Kiểm định tính dừng của biến LNBANKDEP và LNPCGDP.
Bảng 4.12: Kiểm định đồng liên kết giữa biến LNBANKDEP và LNPCGDP.
Bảng 4.13: Xác định độ trễ tối ưu của biến LNBANKDEP và LNPCGDP.
Bảng 4.14: Xác định độ trễ cần loại bỏ của biến LNBANKDEP và LNPCGDP.
Bảng 4.15: Kiểm định nhân quả Granger giữa biến LNBANKDEP và LNPCGDP.
Bảng 4.16: Kết quả mô hình VAR của biến LNBANKDEP và LNPCGDP.
Bảng 4.17: Kiểm định hệ số tương quan giữa biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.
Bảng 4.18: Thống kê mô tả của biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.
Bảng 4.19: Kiểm định tính dừng của biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.
Bảng 4.20: Kiểm định đồng liên kết giữa biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.
Bảng 4.21: Xác định độ trễ tối ưu của biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.
Bảng 4.22: Xác định độ trễ cần loại bỏ của biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.
Bảng 4.23: Kiểm định nhân quả Granger giữa biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.
Bảng 4.24: Kết quả mô hình VAR của biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 4.1 : Tính ổn định mô hình của biến LNPRIVCRE và LNPCGDP.
Hình 4.2: Phản ứng của biến LNPCGDP đối với cú sốc LNPCGDP.
Hình 4.3: Phản ứng của biến LNPCGDP đối với cú sốc LNPRIVCRE.
Hình 4.4: Phản ứng của biến LNPRIVCRE đối với cú sốc LNPCGDP.
Hình 4.5: Phản ứng của biến LNPRIVCRE đối với cú sốc LNPRIVCRE.
Hình 4.6: Phân rã phương sai của biến LNPCGDP.
Hình 4.7: Phân rã phương sai của biến LNPRIVCRE.
Hình 4.8: Tính ổn định mô hình của biến LNBANKDEP và LNPCGDP.
Hình 4.9: Phản ứng của biến LNPCGDP đối với cú sốc LNBANKDEP.
Hình 4.10: Phản ứng của biến LNBANKDEP đối với cú sốc LNPCGDP.

Hình 4.11: Phản ứng của biến LNBANKDEP đối với cú sốc LNBANKDEP.
Hình 4.12: Phân rã phương sai của biến LNPCGDP.
Hình 4.13: Phân rã phương sai của biến LNBANKDEP.
Hình 4.14: Tính ổn định mô hình của biến LNLIQLIAB và LNPCGDP.
Hình 4.15: Phản ứng của biến LNPCGDP đối với cú sốc LNLIQLIAB.
Hình 4.16: Phản ứng của biến LNLIQLIAB đối với cú sốc LNPCGDP.
Hình 4.17: Phản ứng của biến LNLIQLIAB đối với cú sốc LNLIQLIAB.
Hình 4.18: Phân tích phân rã phương sai của biến LNPCGDP.
Hình 4.19: Phân tích phân rã phương sai của biến LNLIQLIAB.


1

TÓM TẮT
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế cho 9 nước trong khu vực Đông Nam Á với bộ số liệu từ năm
1993 đến năm 2013. Các biến được sử dụng để đo lường cho biến phát triển tài chính
và biến tăng trưởng kinh tế trong bài nghiên cứu bao gồm: biến GDP thực tế bình quân
đầu người đo lường cho biến tăng trưởng kinh tế, biến phát triển tài chính được đo
lường bởi 3 biến lần lượt là tỷ lệ tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng cho khu
vực tư nhân so với GDP, tỷ lệ nợ tiền gửi của ngân hàng so với GDP, tỷ lệ nợ thanh
khoản so với GDP.
Đề tài tiến hành nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế bằng cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết
dạng bảng. Kết quả của kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết dạng bảng
sẽ có 2 trường hợp xảy ra là nếu các biến dừng và có mối quan hệ đồng liên kết thì
chạy mô hình VECM, nếu các biến dừng và không có mối quan hệ đồng liên kết thì
chạy mô hình VAR. Bài nghiên cứu với dữ liệu của 9 nước Đông Nam Á từ năm 1993
đến 2013 cho thấy kết quả của kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết
dạng bảng là các biến dừng và không có mối quan hệ đồng liên kết, do đó mô hình

VAR sẽ được chạy trong trường hợp này. Kết quả nghiên cứu của kiểm định nhân quả
Granger cho thấy cho thấy chỉ có mối quan hệ nhân quả 1 chiều do tăng trưởng kinh tế
dẫn đến phát triển tài chính. Kết quả nghiên cứu của phân tích hàm phản ứng xung cho
thấy có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu của phân tích phân rã phương sai cho thấy biến tăng trưởng kinh tế
làm biến tỷ lệ tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng cho khu vực tư nhân so với
GDP biến động nhiều hơn là làm biến tỷ lệ nợ tiền gửi của ngân hàng so với GDP và
biến tỷ lệ nợ thanh khoản so với GDP biến động.


2

Chương 1. Giới thiệu.
1.1 Đặt vấn đề.
Có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố như lạm
phát, thị trường chứng khoán, lãi suất, cán cân thương mại, nợ công, tự do hóa chính
sách tiền tệ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ……. Các nghiên cứu này đánh giá mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố trên để từ đó có cơ sở đưa ra các biện
pháp thích hợp nhằm phát huy và điều chỉnh những nhân tố cần thiết để đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hay có những biện pháp, chính sách thích hợp
để điều chỉnh tăng trưởng kinh tế nhằm thúc đẩy các nhân tố trên thay đổi theo hướng
thích hợp. Cũng với mục đích này đề tài với nghiên cứu về “Mối quan hệ nhân quả
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước Đông Nam Á” được
tiến hành.
Trong nhiều năm qua, có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế. Theo nghiên cứu của Schumpeter (1911) nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc phát triển tốt thị trường tài chính để tăng trưởng kinh tế. Để phát triển
tốt thị trường tài chính thì theo Levine (2005) thị trường tài chính dự kiến huy động các
khoản tiết kiệm và góp chung các khoản tiết kiệm lại, phòng hộ và gom góp các rủi ro
lại, giảm bớt việc trao đổi của hàng hóa và dịch vụ, giám sát các doanh nghiệp và áp

dụng quản trị doanh nghiệp, phân bổ vốn hiệu quả nhất cho người sử dụng. Thông qua
tất cả các chức năng thị trường tài chính có khả năng thu hút tiền gửi và đảm bảo tiền
gửi này tốt hơn, đồng thời phân bổ hiệu quả hơn những nguồn lực dẫn đến tăng trưởng
của nền kinh tế. Trong nghiên cứu của mình King và Levine (1993) cũng đồng ý với
quan điểm này là ở các nước có thị trường tài chính phát triển hơn thì tăng trưởng kinh
tế nhanh hơn.
Nghiên cứu của Patrick (1966) thừa nhận rằng mối quan hệ nhân quả giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế không chỉ theo chiều tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát
triển tài chính mà còn theo chiều ngược lại. Nghĩa là giữa phát triển tài chính và tăng


3

trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Kết luận của Patrick còn cho rằng
trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế thì hiện tượng phát triển tài chính
dẫn đến tăng trưởng kinh tế chiếm ưu thế, sau đó nền kinh tế tăng trưởng theo xu
hướng tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính và tăng mạnh.
Có rất nhiều quan điểm về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế như phát triển tài chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế,
tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân dẫn đến phát triển tài chính, hay giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả 2 chiều. Vậy quan điểm nào sẽ
thích hợp cho việc nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế cho các nước ở khu vực Đông Nam Á, để biết được quan điểm nào thích
hợp bài nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và
kiểm định đồng liên kết dạng bảng. Nếu kết quả cho ra các biến dừng và có mối quan
hệ đồng liên kết thì sử dụng mô hình VECM, ngược lại các biến dừng và không có mối
quan hệ đồng liên kết thì sử dụng mô hình VAR.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế.

1.3 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu này tiến hành kiểm chứng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế cho các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đầu tiên bài nghiên cứu thực
hiện kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết dạng bảng để xác định sẽ
nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế theo
mô hình VAR hay VECM.
Khi thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết dạng bảng thì kết
quả sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Trường hợp 1 là các biến dừng và có mối quan hệ đồng
liên kết thì mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế sẽ liên
quan đến việc đánh giá của hai phương trình được sử dụng trong mô hình VECM


4

(phương trình thứ 1 xét tác động của biến phát triển tài chính và biến tăng trưởng kinh
tế đến biến phát triển tài chính, phương trình thứ 2 xét tác động của biến tăng trưởng
kinh tế và biến phát triển tài chính đến biến tăng trưởng kinh tế). Trường hợp thứ 2 là
các biến dừng và không có mối quan hệ đồng liên kết thì mối quan hệ nhân quả giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế sẽ liên quan đến việc đánh giá của hai
phương trình được sử dụng trong mô hình VAR (phương trình thứ 1 xét tác động của
biến phát triển tài chính và biến tăng trưởng kinh tế đến biến phát triển tài chính,
phương trình thứ 2 xét tác động của biến tăng trưởng kinh tế và biến phát triển tài
chính đến biến tăng trưởng kinh tế).
1.4 Ý nghĩa của bài nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát triển tài chính và nguyên nhân dẫn đến tăng
trưởng kinh tế. Nếu nguyên nhân dẫn đến phát triển tài chính là do tăng trưởng kinh tế
từ đó sẽ có những biện pháp, chính sách thích hợp để điều chỉnh tăng trưởng kinh tế
nhằm thúc đẩy phát triển tài chính theo chiều hướng thích hợp. Nếu phát triển tài chính
là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế từ đó sẽ có cơ sở để đưa ra các biện pháp

thích hợp nhằm phát huy và điều chỉnh phát triển tài chính để đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế mong muốn.
1.5 Bố cục nghiên cứu.
Bài nghiên cứu được chia thành 5 phần như sau:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận, hạn chế của đề tài và gợi mở nghiên cứu.


5

Chương 2. Tổng quan lý thuyết.
Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để quan sát mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tuy nhiên kết quả của các bài nghiên cứu không
có ý kiến chung về mối quan hệ này. Có 3 trường phái chính đại diện cho ý kiến của
các nhà kinh tế về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế:
2.1 Trường phái thứ 1: Cho rằng phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng
kinh tế.
King và Levine (1993) với nghiên cứu “Tài chính và tăng trưởng: Schumpeter có thể
đúng” trong cuốn Tạp chí kinh tế theo quý đã sử dụng dữ liệu trên 80 quốc gia trong
giai đoạn 1960 đến 1989 để nghiên cứu về mối quan quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và phát triển tài chính. Trong đó biến GDP thực tế bình quân đầu người đại diện cho
biến tăng trưởng kinh tế và 4 biến đại diện cho biến phát triển tài chính lần lượt là tỷ lệ
nợ thanh khoản so với GDP, tỷ lệ tài sản ngân hàng so với tài sản ngân hàng cộng tài
sản ngân hàng trung ương, tỷ lệ các khoản vay cho khu vực tư nhân phi tài chính so với
tổng tín dụng nội địa, tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân phi tài chính so với GDP. Tác giả
sử dụng phép hồi qui cho dữ liệu bảng, kết quả cho thấy có sự tương quan mạnh mẽ do
phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế (trong đó chỉ có 3 biến đại diện cho

biến phát triển tài chính lần lượt là tỷ lệ tài sản ngân hàng so với tài sản ngân hàng
cộng tài sản ngân hàng trung ương, tỷ lệ các khoản vay cho khu vực tư nhân phi tài
chính so với tổng tín dụng nội địa, tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân phi tài chính so với
GDP là có ý nghĩa trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế), ngoài ra King và Levine
còn kết luận rằng Schumpeter có thể đúng về việc nhấn mạnh tầm quan trọng của thị
trường tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, nói cách khác các nước có hệ thống tài
chính phát triển hơn thì tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.
Ahmeda và Ansarib (1998) với nghiên cứu “ Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế:
Kinh nghiệm ở Nam Á” trong cuốn Tạp chí kinh tế ở Châu Á đã lấy dữ liệu ở 3 nước


6

Nam Á là Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka để chạy hồi quy phân tích mối quan hệ giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả 1
chiều do phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế đồng thời nhấn mạnh phát
triển tài chính đã thực sự góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế ở các nước này.
Dimitris và Efthymios (2004) với nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế: bằng chứng từ kiểm định nghiệm đơn vị dạng bảng và kiểm định đồng liên kết dạng
bảng” trong cuốn Tạp chí phát triển kinh tế đã thực hiện nghiên cứu bằng cách sử dụng
dữ liệu của 10 nước đang phát triển từ năm 1970 đến 2000 với biến sản lượng đầu ra
thực tế được đại diện cho biến tăng trưởng kinh tế và biến phát triển tài chính được đo
lường bằng tỷ lệ tiền gửi ngân hàng so với tổng GDP danh nghĩa và vốn đầu tư. Tác giả
sử dụng dữ liệu bảng cho kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định mối quan hệ đồng
liên kết, sau đó chạy mô hình VECM cho ra kết quả có mối quan hệ nhân quả 1 chiều
từ phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Tsangyao và Steven (2005) với nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế:
trường hợp ở Đài Loan” cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính
và tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng dữ liệu ở Đài Loan từ năm 1962 đến 1998,
với biến GDP thực tế bình quân đầu người đại diện cho tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ M2

so với GDP đại diện cho phát triển tài chính. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM
cho thấy có mối quan hệ nhân quả một chiều do phát triển tài chính dẫn đến tăng
trưởng kinh tế, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển tài chính trong
việc tăng trưởng của Đài Loan.
Eita và Jordaan (2007) với nghiên cứu “Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế đối với Botswana” đã sử dụng dữ liệu ở Botswana từ
năm 1977 đến 2006 với biến GDP thực tế bình quân đầu người đại diện cho tăng
trưởng kinh tế còn biến phát triển tài chính lần lượt đại diện bởi 3 biến là tỷ lệ tín dụng
cho khu vực tư nhân được cung cấp bởi ngân hàng so với GDP, tỷ lệ M2 so với GDP,
tỷ lệ nợ tiền gửi ngân hàng so với GDP để nghiên cứu. Tác giả cũng thực hiện kiểm


7

định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết, sau đó chạy mô hình VECM cho ra kết
quả có mối quan hệ nhân quả 1 chiều từ phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế
và kết luận rằng lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và phát triển ở Botswana.
Wadud (2009) với nghiên cứu “ Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: mối quan
hệ đồng liên kết và mô hình VECM tiếp cận với các quốc gia Nam Á” sử dụng dữ liệu
ở 3 nước Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh từ năm 1976 đến 2008 với biến tỷ lệ M2 so với
GDP thực tế đại diện cho biến phát triển tài chính và biến tăng trưởng kinh tế được đo
lường bằng biến GDP thực tế bình quân đầu người để tìm ra mối quan hệ giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Bài nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng
liên kết giữa các biến phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, đồng thời chạy mô
hình VECM cho kết quả có một mối quan hệ ổn định giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế của các nước này và có mối quan hệ nhân quả 1 chiều từ phát triển tài
chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
2.2 Trường phái thứ 2: Cho rằng tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài
chính.

Hurlin và Venet (2001) với nghiên cứu “Kiểm định nhân quả trong mô hình dữ liệu
bảng với hệ số cố định” để tìm ra câu trả lời cho mối quan hệ nhân quả giữa phát triển
tài chính và tăng trưởng kinh tế đã sử dụng dữ liệu từ năm 1967 đến 1998 cho 16 quốc
gia ở Châu Phi và sử dụng biến GDP thực tế bình quân đầu người để đo lường biến
tăng trưởng kinh tế, biến phát triển tài chính được đo lường lần lượt bằng 2 biến là tỷ lệ
M2 so với GDP, tỷ lệ tín dụng của ngân hàng cho khu vực tư nhân so với GDP. Tác giả
chạy mô hình VAR cho kết quả không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế trong 7 quốc gia, tuy nhiên tác giả lại tìm thấy mối quan
hệ nhân quả 1 chiều do tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính ở các nước còn
lại.


8

Odhiambo (2004) với nghiên cứu “Phát triển tài chính có còn thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế? Một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này ở Nam Phi”. Trong một thời
gian dài mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế đều
được giả định rằng sự phát triển tài chính rất quan trọng và nó là nguyên nhân dẫn đến
tăng trưởng kinh tế. Với nghiên cứu của mình Odhiambo đã thực hiện mô hình VECM
cho các nước ở Nam Phi cùng với việc sử dụng GDP thực tế đại diện cho biến tăng
trưởng kinh tế và biến phát triển tài chính được đo lường bằng 3 dữ liệu khác nhau. Kết
quả đưa ra một cái nhìn mới về mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế ở Nam Phi là tồn tại mối quan hệ nhân quả do tăng trưởng kinh tế dẫn
đến phát triển tài chính.
Sindano (2009) với nghiên cứu “Sự chỉ dẫn mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài
chính và tăng trưởng kinh tế ở Namibia” đã sử dụng dữ liệu từ năm 1993 đến 2007
cùng với biến tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi tổng sản lượng trong nước, biến
phát triển kinh tế được đại diện lần lượt bởi M2 và tín dụng khu vực tư nhân để chạy
mô hình VECM. Kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính
trong mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Namibia.

2.3 Trường phái thứ 3: Cho rằng có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Patrick (1966) với nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước
kém phát triển” đã đưa ra kết quả khá đa dạng. Patrick thừa nhận rằng mối quan hệ
nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không chỉ theo chiều tăng
trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính mà còn theo chiều ngược lại. Nghĩa là giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả hai chiều. Kết luận
của Patrick cho rằng trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kinh tế thì hiện
tượng phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế chiếm ưu thế, sau đó nền kinh tế
tăng trưởng theo xu hướng tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính và tăng
mạnh.


9

Jung (1986) trong nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: bằng chứng
quốc tế” đã sử dụng dữ liệu của 56 quốc gia với GNP thực tế bình quân đầu người
được sử dụng để đại diện cho biến tăng trưởng kinh tế và biến phát triển tài chính được
đại diện bởi 2 biến là tỷ lệ tiền tệ trên GNP, tỷ lệ của M2 trên GNP. Kết quả cho thấy
có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính.
Nhưng khi chia 56 quốc gia thành 2 nhóm nước phát triển và kém phát triển kết quả
cho thấy ở nhóm nước kém phát triển tồn tại mối quan hệ nhân quả 1 chiều do phát
triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế.
Spears (1992) với nghiên cứu “Vai trò của các trung gian tài chính trong tăng trưởng
kinh tế ở châu Phi” đã sử dụng dữ liệu ở 5 nước Châu Phi với biến tỷ lệ tài sản tài
chính so với GDP, tỷ lệ gần như tiền so với M2 (quasi money so với M2), tỷ lệ M2 so
với GDP làm đại diện cho phát triển tài chính. Nghiên cứu cho ra kết quả biến tỷ lệ M2
so với GDP đại diện cho phát triển tài chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh
tế xảy ra ở tất cả các nước, trong khi mối quan hệ nhân quả 2 chiều chỉ xảy ra ở 1 nước.
Arestis và Demetriades (1996) với nghiên cứu “ Tài chính và tăng trưởng: sự xem xét

thể chế và quan hệ nhân quả” sử dụng dữ liệu từ năm 1949 đến 1992 của 12 quốc gia
với 3 biến lần lượt đại diện cho phát triển tài chính là tỷ lệ M2 so với GDP, tỷ lệ tín
dụng cho khu vực tư nhân so với GDP, tỷ lệ M2 trừ tiền trong lưu thông so với GDP và
GDP thực tế bình quân đầu người đại diện cho tăng trưởng kinh tế để chạy mô hình
VAR. Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa tăng trưởng kinh tế và
phát triển tài chính tuy nhiên mối quan hệ nhân quả này khá yếu.
Demetriades và Hussein (1996) trong nghiên cứu “Phát triển tài chính có phải là
nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế hay không? Bằng chứng từ dữ liệu thời gian
từ 16 quốc gia” trong cuốn Tạp chí kinh tế phát triển đã sử dụng dữ liệu của 16 quốc
gia và sử dụng biến tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân so với GDP và tỷ lệ nợ tiền gửi
ngân hàng so với GDP như 2 nguồn dữ liệu lần lượt đại diện cho biến phát triển tài
chính. Kết quả cho thấy có 7 quốc gia có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa tăng


10

trưởng kinh tế và phát triển tài chính, trong khi đối với 6 quốc gia khác chỉ có mối
quan hệ nhân quả 1 chiều do tăng trường kinh tế dẫn đến phát triển tài chính.
Luintel và Khan (1999) với nghiên cứu “Một nghiên cứu đánh giá lại mối quan hệ giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: thực hiện bằng mô hình VAR” trong cuốn
Tạp chí kinh tế phát triển đã sử dụng dữ liệu cho 10 quốc gia để chạy mô hình VAR.
Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế.
Calderon và Liu (2002) với nghiên cứu “Phương hướng của mối quan hệ nhân quả giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế” đã chạy mô hình VAR bằng cách sử dụng
dữ liệu từ năm 1960 đến 1994 của 109 quốc gia phát triển và công nghiệp, đồng thời
các biến tỷ lệ M2 so với GDP, tỷ lệ tín dụng của khu vực tư nhân được cung cấp bởi
ngân hàng so với GDP lần lượt đại diện cho biến phát triển tài chính và biến GDP thực
tế bình quân đầu người đại diện cho biến tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy có mối
quan hệ nhân quả 2 chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, đồng thời

đưa ra kết luận rằng phát triển tài chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở các nước
phát triển cao hơn ở các nước công nghiệp.
Yousif (2002) với nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế: Một cách
nhìn mới từ bằng chứng thực nghiệm của các nước đang phát triển” sử dụng dữ liệu
cho 30 nước đang phát triển cho giai đoạn 1970 đến 1999. Kết quả ủng hộ mạnh mẽ
quan điểm phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có quan hệ nhân quả với nhau và
là quan hệ nhân quả hai chiều. Ngoài ra còn có một số kết quả khác cho rằng phát triển
tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính,
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không có mối quan hệ nào nhưng các
kết quả này không mạnh mẽ như mối quan hệ 2 chiều. Hơn nữa, kết quả của các nghiên
cứu gần đây với quan điểm của Ngân hàng Thế giới và các nghiên cứu thực nghiệm
khác thì mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không thể được


11

khái quát chung giữa các quốc gia vì mỗi quốc gia có chính sách kinh tế cụ thể khác
nhau và nhiều mặt khác nhau.
Ghirmay (2004) với nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước
Châu Phi vùng Sahara: Bằng chứng thực nghiệm từ việc phân tích chuỗi thời gian” đã
sử dụng dữ liệu của 13 nước ở Châu Phi vùng Sahara với biến tín dụng cho khu vực tư
nhân đại diện cho biến phát triển tài chính để chạy mô hình VAR. Kết quả cho thấy có
6 quốc gia tồn tại mối quan hệ nhân quả 2 chiều, các nước còn lại một số có mối quan
hệ nhân quả 1 chiều do phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế và một số có
mối quan hệ nhân quả 1 chiều do tăng trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính.
Odhiambo (2005) với nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở
Tanzania: Một nghiên cứu thực nghiệm” sử dụng GDP thực tế bình quân đầu người đại
diện cho tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính được đại diện bởi 3 biến là tỷ lệ M2
so với GDP, tỷ lệ tiền tệ so với M1, tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân được cung cấp bởi
ngân hàng so với GDP để chạy mô hình VECM. Kết quả cho thấy khi biến tỷ lệ M2 so

với GDP đại diện cho phát triển tài chính thì có mối quan hệ nhân quả 1 chiều do phát
triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế, khi 2 biến còn lại đại diện cho phát triển tài
chính thì tồn tại mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng
kinh tế.
Odhiambo (2008) với nghiên cứu “Phát triển tài chính ở Kenya: một kiểm định về giả
thuyết phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế” để phục vụ cho việc kiểm định
đồng liên kết và chạy mô hình VECM tác giả sử dụng dữ liệu ở Kenya từ năm 1968
đến 2002 với biến thu nhập bình quân đầu người đại diện cho tăng trưởng kinh tế và
biến phát triển tài chính được đại diện lần lượt bởi 3 biến là tỷ lệ M2 so với GDP, tỷ lệ
tiền tệ trong lưu thông so với M1, tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư nhân được cung cấp
bởi ngân hàng so với GDP. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy khi biến tỷ lệ M2 so
với GDP đại diện cho phát triển tài chính thì có mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, nhưng khi 2 biến còn lại đại diện cho phát


12

triển tài chính thì lại thấy mối quan hệ nhân quả 1 chiều do tăng trưởng kinh tế dẫn đến
phát triển tài chính.
Anthony và Tajudeen (2010) với nghiên cứu “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh
tế: Nghiên cứu ở 10 nước Châu Phi vùng Sahara” sử dụng dữ liệu từ năm 1980 đến
2005 của 10 nước Châu Phi thuộc vùng Sahara với GDP thực tế bình quân đầu người
đại diện cho biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ M2 so với GDP đo lường cho biến phát
triển tài chính để chạy mô hình VECM. Kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả 1
chiều do phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế xảy ra ở các nước Cộng hòa
Trung Phi, Cộng hòa Congo, Gabon và Nigeria, trong khi đó tăng trưởng kinh tế dẫn
đến phát triển tài chính xảy ra ở Zambia và mối quan hệ nhân quả 2 chiều giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế xảy ra ở các nước Kenya, Chad, Nam Phi, Sierra
Leone và Swaziland.
Từ các bài nghiên cứu được trình bày trong 3 trường phái ta thấy đa phần các nghiên

cứu ủng hộ cho trường phái thứ 3 đó là giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế
có mối quan hệ nhân quả 2 chiều, tuy nhiên các nghiên cứu được trình bày ở trường
phái thứ 3 phần lớn cho ra nhiều kết quả như vừa ủng hộ trường phái thứ 1 với trường
phái thứ 3 hoặc ủng hộ trường phái thứ 2 với trường phái thứ 3, có khi cho ra kết quả
của cả 3 trường phái. Các bài nghiên cứu cho kết quả khác nhau như vậy là vì tình hình
ở mỗi quốc gia khác nhau, mối quốc gia có chính sách kinh tế khác nhau.Vì vậy kết
quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không
thể được khái quát chung giữa các quốc gia - đây cũng là quan điểm của Ngân hàng
Thế giới và các nghiên cứu thực nghiệm khác.


13

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu.
3.1 Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu này tiến hành kiểm chứng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng
trưởng kinh tế cho các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nếu kết quả cho thấy nguyên
nhân bắt đầu từ phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế thì kết quả này hỗ trợ
cho quan điểm supply – leading. Nếu kết quả cho thấy nguyên nhân bắt đầu từ tăng
trưởng kinh tế dẫn đến phát triển tài chính thì kết quả này hỗ trợ cho quan điểm
demand – following. Nếu kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát
triển tài chính và tăng trưởng kinh tế thì kết quả hỗ trợ cho quan điểm bi – directional.
3.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị dạng bảng để kiểm
định tính dừng của các biến nghiên cứu. Kiểm định nghiệm đơn vị dạng bảng được đề
xuất bởi Maddala và Wu (1999), Choi (2001), Levin và cộng sự (2002) và Im và cộng
sự (2003). Với phương trình:
y it = µ i + τ it + ρ i y it −1 + ε it (7)

Trong phương trình (7) t = 1.....T là thời gian, i = 1.....N là số lượng các quốc gia, τ i =

giá trị ρ ước lượng/sai số của hệ số ρ , µ i là ảnh hưởng cố định của mỗi quốc gia, ρ i là
hệ số tự hồi quy, ε it là sai số. Nếu hệ số ρ i của y it −1 trong thực tế bằng 1 tức là tình
huống không dừng hay chúng ta có thể nói rằng biến ngẫu nhiên y it có nghiệm đơn vị.
Kiểm định nghiệm đơn vị dạng bảng được phân thành 2 loại dựa trên 2 giả định là
tham số ρ i thay đổi hoặc không đổi. Các kiểm định giả định rằng các tham số tự hồi
quy là không đổi giữa các quốc gia ( ρ i = ρ ) theo Levin và cộng sự (2002). Và theo
Maddala và Wu (1999), Choi (2001), Im và cộng sự (2003) giả định rằng các tham số
hồi quy ρ i là thay đổi giữa các quốc gia. Giả định của 2 loại kiểm định nghiệm đơn vị
là như nhau. Giải thuyết thay đổi tùy thuộc việc giả định tham số ρ i thay đổi hoặc
không đổi.


14

Đối với các kiểm định giả định ρ i là không đổi – giả thuyết H O là ρ i = 0 nghĩa là y it
là chuỗi không dừng cho tất cả chuỗi thời gian; H a là ρ i = ρ < 0 nghĩa là y it là chuỗi
dừng. Đối với các kiểm định giả định ρ i là thay đổi – giả thuyết H O là ρ i = 0 nghĩa là
y it là chuỗi không dừng cho một vài chuỗi thời gian (không nhất thiết là tất cả); H a là

ρ i < 0 nghĩa là y it là chuỗi dừng.

3.1.2 Kiểm định đồng liên kết.
Bài nghiên cứu sử dụng kiểm định đồng liên kết dạng bảng theo Pedroni (1999) .
Phương trình kiểm định đồng liên kết có dạng:
y it = γ i + k it + λi x it + ε it (8)

t = 1.....T là thời gian, i = 1.....N là số lượng các quốc gia. Cố định γ i và độ dốc hệ
số λi thay đổi theo từng quốc gia.
ε it = ψ i ε it −1 + v it (9), với ψ i là hệ số tự hồi quy của phần dư ε it từ phương trình (8).


Pedroni (1999) đã phát triển bảy kiểm định đồng liên kết. Bốn kiểm định đầu tiên là
giới hạn kích thước thống kê và bốn kiểm định này được tổng hợp từ hệ số hồi quy của
các quốc gia khác nhau để kiểm định nghiệm đơn vị các phần dư ước tính. Ba kiểm
định tiếp theo là giữa kích thước thống kê và dựa trên hệ số trung bình ước tính riêng
cho từng quốc gia. Kiểm định giới hạn kích thước thống kê hay bốn kiểm định đầu tiên
với giả thuyết không có mối quan hệ đồng liên kết H O : ψ i = 1 cho tất cả chuỗi thời
gian, ngược lại với giả thuyết có mối quan hệ đồng liên kết thì H A : ψ i = ψ < 1 cho tất
cả chuỗi thời gian. Kiểm định kích thước thống kê hay ba kiểm định sau cùng với giả
thuyết không có mối quan hệ đồng liên kết H O : ψ i = 1 cho tất cả chuỗi thời gian,
ngược lại với giả thuyết có mối quan hệ đồng liên kết thì ψ i < 1 cho tất cả chuỗi thời
gian. Bài nghiên cứu sử dụng tất cả 7 thống kê được đề xuất để kiểm định đồng liên kết
theo Pedroni.


15

3.1.3 Kiểm định nhân quả.
Sau khi thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng liên kết dạng bảng nếu
các biến dừng và có mối quan hệ đồng liên kết thì tiến hành chạy mô hình VECM. Nếu
các biến dừng và không có mối quan hệ đồng liên kết thì tiến hành chạy mô hình VAR
để tìm mối quan hệ nhân quả giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ nhân quả hai chiều của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế sẽ liên
quan đến việc đánh giá của hai phương trình:
k

k

FD = µ1 + ∑ α 1 j FDit − j + ∑ β 1 j Yit − j + ε 1t
j =1


(1)

j =1

k

k

Y = µ 2 + ∑ α 2 j FDit − j + ∑ β 2 j Yit − j + ε 2t
j =1

(2)

j =1

Trong đó biến FD đại diện cho phát triển tài chính, Y đại diện cho tăng trưởng kinh tế,
µ1 , µ 2 là ảnh hưởng cụ thể của quốc gia.

Kiểm định nhân quả có thể được tiến hành theo 2 trường hợp: khi các biến có mối quan
hệ đồng liên kết và khi các biến không có mối quan hệ đồng liên kết.
Trường hợp thứ 1: khi các biến dừng và đồng liên kết, kiểm định nhân quả Granger
được sử dụng trong mô hình VECM. Trong mô hình này, do có sự khác nhau giữa các
biến sau khi đã lấy sai phân có thể sẽ bỏ sót những thông tin dài hạn trong mối quan hệ
giữa các biến. Trong trường hợp này phương trình (1) và (2) được viết lại theo :

k

k

∆FDit = δ 1 + ∑ γ 1 j ∆FDit − j + ∑η1 j ∆Yit − j + λ1i E1it −1 + ε 3t

j =1
k

k

∆Yit = δ 2 + ∑ γ 2 j ∆FDit − j + ∑ η 2 j ∆Yit − j + λ 2i E 2it −1 + ε 4t
j =1

(3)

j =1

(4)

j =1

Trong đó : E1it −1 và E 2it −1 là giá trị độ trễ của việc lấy sai phân do kiểm định đồng liên
kết. λ1i và λ2i đại diện cho mức độ điều chỉnh việc bỏ sót những thông tin dài hạn trong
mối quan hệ giữa các biến.


16

Từ các thông số kỹ thuật trong phương trình (3) và (4) có 2 cách kiểm định mối quan
hệ nhân quả trong ngắn hạn và trong dài hạn:
Trong ngắn hạn: kiểm định mối quan hệ nhân quả thông qua biến ∆FDit − j và
∆Yit − j . Phát triển tài chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế nếu hệ số của
∆FDit − j trong phương trình 4 là γ 2 j ≠ 0 . Tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân dẫn đến

phát triển tài chính nếu hệ số của ∆Yit − j trong phương trình 3 là η1 j ≠ 0 .

Trong dài hạn: kiểm định mối quan hệ nhân quả thông qua biến E1it −1 và E 2it −1 .
Phát triển tài chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế nếu hệ số của E 2it −1
trong phương trình 4 là λ2i ≠ 0 . Tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân dẫn đến phát triển
tài chính trong dài hạn nếu hệ số của E1it −1 trong phương trình 3 là λ1i ≠ 0
Trường hợp thứ 2: khi các biến dừng và không có mối quan hệ đồng liên kết . Toda và
Phillips (1993) cho thấy mối quan hệ nhân quả vẫn có thể tồn tại giữa chúng. Kiểm tra
quan hệ nhân quả Granger có thể tiến hành bằng cách chạy mô hình VAR như trong
phương trình (3) và (4) ở trên nhưng không bao gồm E1it −1 và E 2it −1 . Phương trình được
viết lại như sau:
k

k

∆FDit = φ1 + ∑ χ 1 j ∆FDit − j + ∑ Ψ1 j ∆Yit − j + ε 5t (5)
j =1
k

j =1
k

∆Yit = φ 2 + ∑ χ 2 j ∆FDit − j + ∑ Ψ2 j ∆Yit − j + ε 6t (6)
j =1

j =1

3.2 Dữ liệu
3.2.1 Các biến nghiên cứu.
Biến phát triển tài chính có thể được xem như cải thiện về số lượng, chất lượng và hiệu
quả của các dịch vụ trung gian tài chính vì nó đại diện cho những cải tiến trong các
hoạt động của ngành tài chính, được chứng minh thông qua khả năng tiếp cận trung

gian tài chính, cơ hội đa dạng hơn, cải thiện chất lượng thông tin, và các ưu đãi tốt hơn
về việc thận trọng cho vay và giám sát. Tuy nhiên bản thân phát triển tài chính không


×