ail Hi
BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THU TỈ2ANG
KHẢO SÁT GIÁ THUỒC BẢO HIỂM Y TÊ TẠI MỘT số
Cơ SỞ KHÂM CHỮA BỆNH ở VIỆT NAM
■ ■
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2001-2006)
Giáo viên hướng dẫn :
THỒ. KHổNG DỬC MẠNH
Nơi thực hiện :
TRƯÒNG ĐẠI HỌ C
Dược
HÀ NỘI
BẢO HIỂM ẴÃ HỘI VIỆT NAM
Thời gian thực hiện : 0 6/2005 — 05/2 006
Ị-
ụ V
V 1 * ^ / 1
\
/1 'i2 c\
HÀ N Ộ I-05/2006
\ ì «
.
—
rf :
L Ờ D C Ả M Ơ N
t f ữ i â ế ỉ f / / p / i ởếi ểể f / i à f i / t / ỉ / f f ứ í / í ể ự ể t t ó / aeĩểt ấ à ự f / ỉ / à ề ể ự SểVMiự ể ù í ấ ì ê í
r f / i á â / s J í í ế ' f i i i Q ’k qb z
ũ .
CK hÂề ụ i J t L a n i v , ể i ự f ĩ f â f / i ế ỉ ể j đ a / ề í / t â i ự f/ íẩểể ễừể f ếỈ ẩi
f ì ể i / i t ' / i / / w ở ạ / i í p í T r ĩ / r ì / f / W ề ( / á i ể đứ Ợí ế ế ĩ / r ỉ ể i / i / t ỡ à ế i f / f à ề i / f ù ể à ề i l Uí ể i .
O f } / ('/ iế ĩể ề e d m r ử i ữ / t ạ ^ J L Ĩ. < ỵ ) A ạ ề it m £ ak & iự ' € Ỉế & i - f p / t d / u iể t ế ể ạ / f/ éf?
f Uí ựừ í ế ề t í TỈẩi/ i-CBưr? / t ể / ể H <*>â / ề S í í & ể é / f f l ế f ể n đ a f ếể ớ đ ế ề n ắ t i ề ề t i ù ể f f ể ể/ ể / i f f í í i f ( /
í / í ĩ í i f ý / f ựffíp ề T á ' f â ế S r sU i ự Ợ / Í ế í f ì r/ ể i / i í ĩ é ỉ i / i ế ì ể i / i ấ ề ự / t / ê ễ i ớ í í ể í đ a n ẫfẽ/ / à / r r ì ề i ự ạ i ể ế í
f r ì f i / i f / i ế i f / i à p l á / / ê / ể .
( 7 s / ớ í ĩ í i ự Xểfề. e ẩ uĩ ể i. /r s M ể ự f'tf/ff f f r i
^
G l ợ ẩ ẩ ụ Ể ề t & Z ũ
^ Ễ ể £ 7
Ì W
( ' t í t ' í / ể í ĩ í / e d f ể < f Uiế / ( B s ể ế t r Uề Q ư ả f i / ự & f e / ể ể / f / ê ế ỉ i S ế t e ớ í ể ể i ^ ề i / i ể ể ' f' f í ứ f / i ế ĩ ự t ' à f ể W i í /
fr//fìểiự đ a ừ / i / ẫ ử & í ù ĩ ế / ạ ự í / ớ ể f U / rr U ể ự Jf/ấf ể / i ở ' / ạ / a s i / i ( U ' fựfỉ
/ / / /
/ r ể ể ử ể t ự .
ớ/ Ui ự / r ĩ / y t / ề t ấ à ự f d / r h i ự f i / ê í ớ' ểi á à ư i ư e ế i / t â í đ ề f i â ầ
////*
i ị à ạ / a ế ỉ ĩ s i ỉ i
/ ếỉ ể, / t à ớể ĩ /ểự e / i / a ẩf / ềí 7ểi ( / / í / t á / ỉ / ỉ à ể ể iUÌ ự / à ế i / ề ứ/ểết f . â / ể i / ể f ĩ ’ế f ự f ỉ s i / ề e ả ể n , f i / i i 7 ’ề f ự
/ ế ỉ s / T ó/ ỉ ự ể ù ê ể ề ụ ư ự ẳẩ ểể f ề / ể à / ếTếP f ắ / e d í T í r i ứ ' ể i ự à ự / t â ì i t ếi ếểự.
c f / ễ ì/ i iũ ê s i
Gĩạíẩựêểt Ĩ77ÌÙ Qlkểt Qểviẩiạ.
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Bảo hiểm y tế Việt Nam 3
1.1.1 Sơ lược lịch sử ra đời BHYT 3
1.1.2 Tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam 3
1.1.3 Những bất cập trong hoạt động BHYT ở nước ta hiện nay 10
1.2 Cung ứng thuốc BHYT 13
1.3 Quản lý giá thuốc BHYT ở Việt Nam 16
1.3.1 Hiệu quả của công tác quản lý giá thuốc ở Việt Nam 16
1.3.2 Quản lý giá thuốc BHYT 18
PHẨN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 22
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN 24
3.1 So sánh giá thuốc BHYT tại một số cơ sở KCB ở Hà Nội, TP 24
Hồ Chí Minh
3.1.1 Tại các cơ sở KCB trên địa bàn Hà Nội 24
3.1.2 Tại các cơ sở KCB trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 36
3.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giá thuốc BHYT 41
3.2 So sánh giá thuốc BHYT trong nước và thuốc nhập khẩu 44
3.3 So sánh giá thuốc BHYT với giá nhập khẩu 51
3.4 Bàn luận 55
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 60
4.1 Kết luận 60
4.2 Đề xuất 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHYT BB : Bảo hiểm y tế bắt buộc
BHYT TN : BHYT tự nguyên
BYT : Bộ Y Tê
BI : Boehringer Ingelheim
BMS : Bristol-Myers Squibb
CTDLTW 2 : Công ty dược liệu trung ương 2
, HAPHARCO : Công ty cổ phần dược phẩm thiết bị y tế Hà Nội
VIMEDIMEX 2' : Công ty xuất nhập khẩu y tế 2
CSBL : Cơ sở bán lẻ
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
DVYT : Dịch vụ y tế
GB : Giá bán
: Giá giao hàng trên boong tàu cộng thêm các chi
phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển
GSK : Glaxo Smith Kline
HNVX : Hữu Nghị Việt Xô
HN : Hà Nội
HQ : Hàn Quốc
HSX Hãng sản xuất
HSSV : Học sinh sinh viên
KCB : Khám chữa bệnh
NSNN : Ngân sách nhà nước
NTP : Nguyễn Tri Phương
NSX : Nước sản xuất
SYT : Sở Y Tế
TBN Tây Ban Nha
TPHCM ' : Thành phố Hồ Chí MINH
TNK ’ : Thổ Nhĩ Kỳ
TĐ : Thụy Điển
GMP Thực hành tốt sản xuất thuốc
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TQ Trung Quốc
TNND : Tự nguyện nhân dân
Ut)XH : Ưu đãi xã hội
XNK : Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Bảng
TÊN BẢNG
Trang
1.
1.1
Nội dung sử dụng quỹ BHYT theo Nghị định 63/CP
7
2.
1.2
Số người tham gia và diện bao phủ BHYT ở Việt Nam qua các
năm
8
3.
1.3
Các phương thức mua sắm cung ứng thuốc
15
4.
3.1
Giá thuốc BHYT do Zuellig phân phối tại các cơ sở KCB HN
(Quý IIUV/2005)
23
5.
3.2
Giá thuốc BHYT do Dethelm phân phối tại các cơ sở KCB HN
(Quý III,IV/2005)
26
6.
3.3
Chênh lệch giá thuốc BHYT do Zuellig, Diethelm phân phối
giữa các cơ sở KCB HN và chênh lệch so với giá bán cho CSBL
28
7.
3.4
Giá thuốc BHYT không do Zuellig, Diethelm phân phối tại các
cơ sở KCB HN (Quý III,IV/2005)
30
8.
3.5
Chênh lệch giá thuốc BHYT không do Zuellig và Diethelm phân
phối giữa các cơ sở KCB HN
33
9.
3.6
Chênh lệch giá thuốc BHYT do Zuellig, Diethelm phân phối
giữa các cơ sở KCB TPHCM và so với giá bán cho CSBL
36
10.
3.7
Chênh lệch giá thuốc BHYT không do Zuellig, Diethelm phân
phối giữa các cơ sở KCB TPHCM
39
11.
3.8 Một số yếu tố ảnh hưởng tới giá thuốc BHYT
40
12.
3.9
Tổng số mặt hàng thuốc BHYT sử dụng tại các cơ sở KCB
42
13.
3.10
Tỷ lệ thuốc BHYT trong nước sử dụng tại các cơ sở KCBHN
43
14.
3.11
Tỷ lệ thuốc BHYT trong nước sử dụng tại các cơ sở KCB
TPHCM
44
15.
3.12
Tỷ lệ biệt dược trong cơ cấu thuốc BHYT trong nước tại các cơ
sở KCB HN
46
16.
3.13
Tỷ lệ biệt dược trong cơ cấu thuốc BHYT trong nước sử dụng tại
các cơ sở KCB TPHCM
47
17.
3.14
Giá thuốc BHYT sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu
48
18.
3.15
Chênh lệch giá thuốc BHYT do công ty Zuellig, Diethelm phân
phối và giá CIF
50
19.
3.16
Chênh lệch giá thuốc BHYT không do Công ty Zuellig,
Diethelm phân phối và giá CIF
52
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Hình
TÊN HÌNH
Trang
1.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống BHXH Việt Nam
5
1.2
Bất cập của chính sách BHYT hiện nay
10
1.6
Sơ đồ hệ thống cung ứng thuốc
13
3.1
Giá thuốc BHYT do Zuellig phân phối tại các cơ sở KCB
HN (Quý IIIJV/2005)
25
3.2
Giá thuốc BHYT do Dethelm phân phối tại các cơ sở KCB
HN (Quý III,IV/2005)
27
3.3
Giá thuốc BHYT không phân phối bởi Zuellig, Diethelm tại
các cơ sở KCB HN (Quý III,IV/2005)
32
3.4
Giá thuốc BHYT do công ty Zuellig phân phối tại các cơ sở
KCB TPHCM (Quý IIIJV/2005)
35
3.5
Giá thuốc BHYT do công ty Diethelm phân phối tại các cơ
sở KCB TPHCM (Quý III,IV/2005)
35
3.6
Giá thuốc BHYT phân phối bởi Zuellig, Diethelm phân phối
tại các cơ sở KCB TPHCM (Quý III,IV/2005)
38
3.7
Tổng số mặt hàng thuốc BHYT sử dụng tại các cơ sở KCB
42
3.8
Tỷ lệ thuốc BHYT trong nước sử dụng tại các cơ sở KCB
HN
44
3.9
Tỷ lệ thuốc BHYT trong nước sử dụng tại các cơ sở KCB
TPHCM
45
3.10
Tỷ lệ biệt dược trong cơ cấu thuốc BHYT trong nước tại các
cơ sở KCB HN
46
3.11
Tỷ lệ biệt dược trong cơ cấu thuốc BHYT trong nước sử
dụng tại các cơ sở KCB TPHCM
47
ĐẶT VẤN ĐỂ
•
Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là mối quan tâm hàng đầu của mỗi
quốc gia và nhiều tổ chức xã hội trên toàn thế giới bởi con người vừa là mục tiêu
cũng vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước.
Ngay từ những năm còn thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch tập
trung bao cấp, Nhà nước ta đã dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể cho ngành y tế.
Tuy nhiên trong những năm gần đây khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân theo đó cũng tăng lên, nguồn ngân sách của Nhà nước lúc này khó có thể đủ
cung cấp cho ngành Y tế hoạt động. Vì vậy để tăng thêm nguồn kinh phí, nâng
cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi phải có sự huy
động từ các nguồn vốn khác đầu tư cho ngành y tế, một trong những nguồn vốn
ấy chính là quỹ Bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội lớn của
Đảng và Nhà nước, được tổ chức thực hiện nhằm tạo lập một quỹ tài chính ổn
định từ sự đóng góp của Nhà nước, các tổ chức đơn vị và các cá nhân trong cộng
đồng xã hội để chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng về tài chính của mỗi
người khi không may bị ốm đau. Bảo hiểm y tế được xác định là một cơ chế tài
chính nhằm thực hiện quá trình xã hội hóa công tác KCB, đảm bảo công bằng và
nhân đạo trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. BHYT Việt Nam
ra đời theo Nghị định 299/HĐBT ngày 15 tháng 8 năm 1992 của Hội Đồng Bộ
trưởng đã góp phần vào sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế y tế.
Chính sách BHYT ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển cả về số
lượng, chất lượng, đang trong quá trình thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân
theo tinh thần Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng. Trên đà phát triển của đất
nước, BHYT sẽ dần trở thành nhu cầu tất yếu của xã hội. Hệ thống BHYT Việt
Nam đã được chuyển từ Bộ Y Tế sang Bảo hiểm xã hội, đã thực hiện đầy đủ và
triệt để chức năng chỉ đạo và điều tiết các hoạt động liên quan đến chính sách xã
hội, đảm bảo tốt hơn sự công bằng trong chăm sóc y tế cho cộng đồng người
tham gia BHYT trên phạm vi cả nước. Do đó đòi hỏi hệ thống chính sách BHYT
phải không ngừng hoàn thiện tạo được niềm tin cho người dân trong lộ trình tiến
tới BHYT toàn dân.
Thống kê chi phí hàng năm từ quỹ BHYT cho thấy, chi phí về thuốc luôn
chiếm tỷ trọng tương đối cao, có nơi lên tới 70% trong tổng chi phí khám chữa
bệnh BHYT [1]. Cùng với đó là quỹ BHYT được tổ chức và giám sát chưa chặt
1
chẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng quỹ đang ngày càng phổ biến, danh mục thuốc
BHYT hiện được xây dựng quá rộng, hầu hết các loại thuốc có mặt trên thị
trường Việt Nam đều được thanh toán từ quỹ BHYT, hơn nữa một số thuốc do
quỹ BHYT chi trả có giá cao hơn giá bán trên thị trường. Chính vấn đề này đã tạo
nên một dư luận xã hội không tốt về chính sách BHYT ở Việt Nam và là một
trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm đi tính hấp dẫn của chính sách
BHYT.
Xuất phát từ những từ yêu cầu cấp thiết quản lý quỹ BHYT thông qua việc
quản lý giá thuốc BHYT tại các cơ sở KCB, đồng thời góp phần quản lý giá
thuốc nói chung trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân để người bệnh không phải
chịu tác động của những biến động tăng giá thuốc trên thị trường, đề tài tiến
hành nghiên cứu “Khảo sát giá thuốc Bảo hiểm y tê tại một sô cơ sở khám
chữa bệnh ở Việt Nam” được thực hiện với các mục tiêu cơ bản sau:
1. So sánh giá thuốc BHYTỹại một số cơ sở KCB ở Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh. ___,N
2. So sánh giá thuốa BHYT của thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập
khẩu.
3. So sánh giá thuôẹ BHYT i’ắ giá nhập khẩu (giá CIF) của thuốc.
Từ đó đề xuất một sồ giai pháp góp phần quản lý giá thuốc BHYT tại Việt
Nam.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN
1.1. BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM
1.1.1. Sơ lược lịch sử ra đời BHYT [4][11]
Ngay trong thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, do luôn phải
chống chọi với nhiều rủi ro bất ngờ như thiên tại, dịch bệnh, mất mùa trong
cuộc đấu tranh để sinh tồn, con người đã có những ý tưởng đầu tiên về hoạt động
dự trữ , bảo hiểm.
Trước Công nguyên, ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thành lập
quỹ tương trợ để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tại nạn. Từ đó hoạt động mang
tính chất bảo hiểm phát triển dần theo sự phát triển của xã hội loài người. Thế kỷ
XIX đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm ở các nước tư bản
phát triển như Anh, Pháp, Mỹ Các loại hình bảo hiểm cũng được mở rộng do
sự xuất hiện của nhiều loại rủi ro mới như: tai nạn máy bay, xe cơ giới đặc biệt
là những rủi ro, ốm đau bệnh tật có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Để đảm bảo nguồn vốn tài chính đầy đủ và ổn định dành cho việc chăm
sóc sức khỏe nhân dân và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước cần phải
huy động sự đóng góp của các thành viên trong xã hội, lập nên quỹ khám chữa
bệnh BHYT. BHYT là nhu cầu tất yếu khách quan của người lao động và nhu cầu
đó xuất hiện khá sớm vào năm 1883, tại nước Phổ (Cộng hoà liên bang Đức ngày
nay) đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời
của Bảo hiểm y tế. Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có hệ thống
BHYT ở một hình thức nào đó. Tuy nhiên, hệ thống BHYT của các nước là rất
khác nhau về hình thức tổ chức, tỷ lệ đối tượng tham gia, chế độ hưởng BHYT
cũng như hiệu quả của hệ thống Bảo hiểm y tế đã trở thành một trong những
quyền con người được cả xã hội thừa nhận.
1.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách BHYT ở Việt Nam
1.12.1. Sự ra đời của BHYT Việt Nam[l][4][17]
Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra Nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên tại Việt Nam. Trong bối cảnh phức tạp của đất nước ta lúc bấy giờ,
vấn đề ASXH vẫn dành được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa. sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 được ban hành đã tạo cơ sở
pháp lý đầu tiên cho việc tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm ốm đau, tai nạn lao
3
động và hưu trí, đánh đấu sự ra đời của chính sách BHXH nói chung và BHYT
nói riêng tại Việt Nam. Những năm cuối của thập kỷ 80, các cơ sở y tế đứng
trước nhiều khó khăn thử thách, là thời điểm cơ chế cũ cần xoá bỏ cơ chế mới
chưa hình thành, các cơ sở KCB lâm vào tình trạng thiếu kinh phí do nguồn tài
chính đầu tư từ ngân sách nhà nước còn thấp chỉ đáp ứng được 50-54% nhu cầu
chi phí thực tế của ngành y tế.
Thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế với phương châm: “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI, chính phủ cho phép các cơ sở KCB thực hiện thu một phần viện phí.
Giải pháp này đã giúp các bệnh viện khắc phục được một phần khó khăn về tài
chính, tuy nhiên đây mới chỉ là giải pháp tình thế và đáp ứng nhu cầu KCB của
một số đối tượng chủ yếu là những người có thu nhập khá. Còn đại bộ phận
những người có thu nhập thấp, nhất là các đối tượng thuộc diện chính sách
ƯĐXH, người nghỉ hưu, người mất sức lao động .ít có khả năng và cơ hội tiếp
cận với DVYT khi ốm đau bệnh tật do gánh nặng về chi phí vẫn còn quá lớn.
Góp phần giải quyết vấn đề bất cập trên, năm 1989 nước ta đã tiến hành
thí điểm mô hình BHYT ở một số địa phương như Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng
Trị, Đăk Lăk, Bến Tre Việc thí điểm đã đem lại những kết quả bước đầu, cải
thiện hơn chất lượng cung cấp DVYT tại các cơ sở KCB. Cơ sở vật chất trang
thiết bị y tế dần được nâng cấp, thuốc men được cải thiện và có những chuyển
biến tích cực trong tổ chức quản lý y tế. Điều đó cho thấy BHYT là một hướng đi
đúng đắn nhằm tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng thêm
nguồn kinh phí cho hoạt động KCB, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hoá
công tác y tế, đảm bảo công bằng xã hội trong hoạt động KCB. Trên cơ sở những
kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra sau một thời gian thí
điểm, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) đã ban hành nghị định 299/HĐBT
ngày 15 tháng 8 năm 1992 kèm theo đó'là điều lộ khai sinh ra chính sách BHYT
ở Việt Nam.
1.1.2.2. Tổ chức bộ máy bảo hiểm y tế
Ngày 20/01/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
20/2002/QĐ-TTg chuyển hệ thống BHYT Việt Nam từ Bộ Y Tế sang BHXH
Việt Nam nhằm thực hiện một bước chương trình cải cách bộ máy hành chính
nhà nước theo hướng tinh giản gọn nhẹ và nâng cao năng lực quản lý, điều hành
của cơ quan tổ chức thực hiện chính sách xã hội.[l]
4
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống BHXH
(Theo Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ)
Cơ quan BHYT Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc và quản lý quỹ
BHYT thống nhất từ trung ương đến địa phương, được nhà nước cấp kinh phí để
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.[3] [5]
1.1.2.3. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
Hiện nay đối tượng tham gia BHYT Việt Nam gồm hai nhóm đối tượng
chính: BHYT bắt buộc và tự nguyện. [3][4] [5]
- BHYT bắt buộc là loại hình áp dụng cho các nhóm đối tượng có thu
nhập tương đối ổn định, dễ kiểm soát, có sự cộng đồng chia sẻ trong việc đóng
góp phí bảo hiểm giữa cá nhân với chủ sử dụng lao động hoặc NSNN nhằm bước
đầu tạo ra nguồn tài chính ổn định làm tiền đề hướng tới BHYT toàn dân như:
người lao động làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà
5
nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hưu trí mất
sức, ƯĐXH
- BHYT tự nguyện cũng là một hình thức xã hội hoá công tác y tế thông
qua từng bước làm cho người dân hiểu và thấy được sự cần thiết của BHYT . Các
đối tượng tham gia BHYT tự nguyện là những đối tượng còn lại không thuộc
BHYT bắt buộc. Ngày 07/08/2003 Liên Bộ Tài Chính- Y tế đã có thông tư liên
tịch số 77/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn việc thực hiện BHYT tự nguyện cho các
đối tượng. Theo đó công dân Việt Nam (trừ những người có thẻ BHYT bắt buộc,
thẻ BHYT được cấp theo chính sách xã hội của Chính phủ) đều có quyền tham
gia BHYT tự nguyện theo nguyên tắc tập thể hay cộng đồng để được chăm sóc
sức khỏe: thành viên hộ gia đình, hội viên của các hội đoàn thể, tổ chức nghiệp
đoàn
I.I.2.4. Phương thức thanh toán BHYT
Theo quy định hiện hành, cơ sở KCB lựa chọn một trong hai phương thức
thanh toán chi phí KCB BHYT sau để hợp đồng với BHYT:
+ Thanh toán theo dịch vụ phí với trần chi trả không vượt quá 90% quỹ
KCB (đối với cơ sở y tế thực hiện KCB nội trú, ngoại trú và có thẻ BHYT đăng
ký KCB ban đầu) hoặc không vượt quá 45% quỹ KCB đối với cơ sở y tế chỉ KCB
ngoại trú có thể đăng ký KCB ban đầu.
+ Thanh toán theo định suất, với trần chi trả tương tự như khi thanh toán
theo phí dịch vụ.
Mặt khác thông tư số 21/2005 giành quyền quyết định lựa chọn phương
thức thanh toán cho cơ sở y tế, trong khi chỉ có 2 phương thức thanh toán được
hướng dẫn chi tiết như đã nêu trên. Đa số các bệnh viện lựa chọn phương thức
thanh toán theo phí dịch vụ, là phương thức thanh toán có khả năng khống chế
chi phí kém hiệu quả nhất. Việc sử dụng phương thức thanh toán theo phí dịch vụ
trong bối cảnh các bệnh viện công đang chuyển dần sang cơ chế tự chủ tài chính
có thể dẫn tới tình trạng chỉ định sử dụng các dịch vụ y tế không thật sự cần thiết,
nhằm tăng thêm nguồn thu cho bệnh viện. [2]
Hiện nay theo quy định của cơ quan BHYT thì đang tồn tại hai kiểu hình
thức thanh toán: [4]
- Cơ quan BHYT thanh toán với các cơ sở khám chữa bệnh theo hợp đồng
đã được ký kết.
- Cơ quan BHYT thanh toán trực tiếp cho người bệnh BHYT.
6
1.1.2.5. Mức phí và quỹ BHYT
Quỹ BHYT được hình thành từ hai nguồn chính là do người sử dụng lao
động và người lao động đóng góp. Tại Việt Nam số đối tượng tham gia BHYT
bắt buộc đóng góp 3% tổng thu nhập trong đó người sử dụng lao động có trách
nhiệm đóng 2% còn người lao động đóng 1%. Những người hưu trí hoặc mất sức
lao động tham gia BHYT bắt buộc sẽ đóng góp 3% mức lương hưu hoặc trợ cấp
mất sức lao động. Ngoài ra quỹ BHYT còn được bổ sung bởi sự hỗ trợ ngân sách
nhà nước, sự đóng góp và ủng hộ của các tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ
nhàn rỗi theo quy định của Luật Bảo hiểm.[5][14]
Quỹ BHYT được quản lý tập trung thống nhất trong hệ thống BHYT Việt
Nam, hạch toán độc lập với NSNN và được nhà nước bảo hộ. Theo quy định của
Điều lệ BHYT mới ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày
16/5/2005 của Chính phủ, từ ngày 01/7/2005, quỹ BHYT được phân bổ và sử
dụng cụ thể như sau: [2][17]
Bảngl.l: Nội dung sử dụng quỹ BHYT theo Nghị định 63/CP
Nhóm cụ thể
Tỷ lệ (%) phân bổ quỹ BHYT theo loại hình
BHYT BB
BHYT TN
HSSV
TNND
l.QuỹKCB 95%
87%
1.1 CSSKBĐ
0% 20%
0%
1.2 Tại cơ sở KCB ngoại
trú
45% quỹ KCB
45% của 80%
quỹ KCB
45% quỹ KCB
1.3 Tại cơ sở KCB nội và
ngoại trú
90% quỹ KCB
90% của 80%
quỹ KCB
90% quỹ KCB
2. Quỹ dự phòng
5%
2%
3. Đại lý phát hành thẻ
BHYT
0% 8%
4. Thông tin tuyên truyền
0%
3%
Ngoài ra khi tiền tạm thời nhàn rỗi (nếu có) của quỹ BHYT được mua tín
phiếu, trái phiếu do kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh
phát hành và được thực hiện các biện pháp khác nhằm bảo tồn tăng trưởng quỹ
BHYT nhưng phải đảm bảo nguồn chi trả khi cần thiết.
7
Như vậy phần lớn số thu BHYT trong năm được sử dụng để phục vụ cho
việc KCB và dự phòng KCB cho người có thẻ BHYT, theo đó cơ sở KCB cũng
được chủ động về tài chính hơn khi nhận được tới 90% quỹ KCB đối với cơ sở y
tế ký hợp đồng KCB nội và ngoại trú và 45% quỹ KCB đối với cơ sở y tế hợp
đồng KCB ngoại trú. Nguồn kinh phí này được xác định căn cứ vào số lượng thẻ
BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở y tế đó và mức đóng BHYT bình quân
chung toàn tỉnh.
1.1.2.6. Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân:
Diện bao phủ BHYT của Việt Nam từ năm 2003 đến nay được cải thiện
đáng kể từ 20,5% dân số năm 2003 lên tới trên 28% dân số vào năm 2005. Số
người tham gia BHYT tăng nhanh, như vậy việc chuyển hệ thống BHYT sang
BHXH Việt Nam đã tạo điều kiện để khai thác triệt để số đối tượng vừa tham gia
BHYT vừa tham gia BHXH trước kia. Chỉ sau một năm sát nhập, số người tham
gia BHYT bắt buộc đã tăng thêm 1,1 triệu người, năm 2005 có khoảng 14,5 triệu
thẻ BHYT bắt buộc được phát hành, tăng 1,68 lần so với năm 2002. Bên cạnh đó,
loại hình BHYT tự nguyện cũng được mở rộng đến những nhóm đối tượng tiềm
năng, tính đến năm 2005 đã có trên 9,2 triệu người tham gia BHYT tự nguyện,
gấp 2 lần so với năm 2002.[1]
Bảng 1.2: Sô người tham gia và diện bao phủ BHYT ở Việt Nam qua các năm
Năm
Sô người tham gia BHYT
Diện bao
phủ (%)
Tổng sô
(triệu người)
BHYT BB
(triệu người)
BHYT TN
(triệu người)
2003 16,4
11,37
5,03
20,5
2004
18,39 11,39
6,40 21,1
2005 23,7
14,5 9,2
28
Đáng chú ý là việc triển khai chương trình BHYT cho người nghèo theo
quyết định số 139/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khiến cho tỷ lệ bao phủ
BHYT cho người nghèo còn rất thấp vào những năm 1998-1999, nay gia tăng đột
biến số người nghèo có BHYT đã tăng vọt từ 364.000 người năm 1998 lên 3,42
triệu vào năm 2004.
8
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về việc tiến tới
thực hiện BHYT toàn dân đến năm 2010, BHYT đã được triển khai thực hiện
với những nguyên tắc cơ bản như sau:[17]
- Cơ chế tham gia phải là BHYT bắt buộc, nếu không bắt buộc sẽ luôn có
nguy cơ của sự lựa chọn ngược, chỉ những người ốm tham gia.
- Mức phí đóng góp theo tỷ lệ % thu nhập thường xuyên, không nên thực
hiện người ốm đóng nhiều, người khỏe đóng ít.
- Quyền lợi KCB theo yêu cầu của điều trị, không phụ thuộc vào số tiền
đóng góp của đối tượng.
Tuy nhiên, thực tế còn nhiều khó khăn trong lộ trình tiến tới BHYT toàn
dân bởi thu nhập của người dân còn thấp, người dân lại chưa có thói quen dự
phòng rủi ro nên việc phát triển và mở rộng đối tượng tham gia BHYT rất khó
khăn. Chúng ta mới chỉ thực hiện BHYT cho người có thu nhập thường xuyên, ổn
định còn đại bộ phận dân cư chưa được BHYT. Vì thế tính chia sẻ rủi ro chưa
cao, thiếu tính ổn định bền vững trong chính sách BHYT. Mức đóng BHYT vẫn
chưa đảm bảo công bằng, mức đóng có thể thấp đối với người giàu nhưng lại cao
đối với người nghèo và nông dân. Mối quan hệ tay ba giữa BHYT, người cung
cấp DVYT và người quản lý BHYT vẫn chưa rạch ròi, vấn đề tuyên truyền phổ
biến chế độ, chính sách BHYT đến mọi người tham gia còn ít. Hệ quả là sau hơn
10 năm triển khai chính sách BHYT, đến nay mới có khoảng gần 30% dân số
tham gia BHYT, trong đó đa số là diện bắt buộc, số tự nguyện chủ yếu là học
sinh.[23]
9
1.1.3. Những bất cập trong hoạt động chính sách BHYT ở nước ta hiện nay
Phương thức thanh toán
chứa đựng nguy cơ mất
an toàn của quỹ BHYT
/" \
Tình trạng phân biệt
đối xử với bệnh
nhân BHYT
/
Mức đóng BHYT thấp
mà quyền lợi của người
tham gia BHYT mở rộng
V__________________
_
Quỹ BHYT phân tán
chưa công bằng giữa
các vùng
Công tác KCB còn
nhiều phiền hà
Quyền lợi của
người tham gia
BHYT không được
đảm bảo
Bất cập của
chính sách
BI}YT hiện nay
/ \
DMT chưa đáp ứng nhu
cầu sử dụng. Giá thuốc
BHYT chưa hợp lý
Kê đơn ngoài danh
mục để bệnh nhân tự
mua, hưởng hoa hồng
V___________
_
__________
Cơ sở pháp lý cho BHYT
bắt buôc chưa manh
Hình 1.2: Bất cập của chính sách BHYT hiện nay
1.1.3.1. Phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT
Phương thức thanh toán chi phí KCB hiện nay đang chứa đựng những
nguy cơ không an toàn của quỹ. Do khống cổ quy định ràng buộc và phân định -
trách nhiệm rõ ràng giữa các bên tham gia chính sách, việc lựa chọn phương thức
thanh toán giữa cơ sở KCB và cơ quan BHXH còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó
nội dung của phương thức thanh toán mới (định suất) chưa xác định cơ chế
khuyến khích cơ sở KCB tăng cường tiết kiệm chi phí, chỉ định và cung cấp các
DVYT một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả. [2] [21] Quỹ BHYT thanh toán chi
phí khám chữa bệnh theo giá thu một phần viện phí, về bản chất đây là phương
thức thanh toán theo phí dịch vụ - một phương thức mà hệ quả tất yếu không
tránh khỏi là sự leo thang của chi phí KCB và sự tốn kém của chi phí quản lý [4].
Phương thức khuyến khích người cung cấp dịch vụ chỉ định ngày càng nhiều các
10
DVYT không cần thiết như thuốc đắt tiền các dịch vụ chẩn đoán hình ảnh hoặc
chỉ định ngày càng nhiều bệnh nhân vào nội trú khi chưa cần và bệnh viện kéo
dài ngày điều trị không cần thiết. Chi phí quản lý lớn do cơ sở y tế phải dành
nhiều thời gian, nhân lực thống kê tập hợp chi phí theo từng dịch vụ để chuyển
cho quỹ BHYT thanh toán. Cơ quan BHYT cũng phải có lực lượng để kiểm tra
tập hợp số lượng cho kỳ quyết toán. Mặt khác do số lượng bệnh nhân ngày càng
nhiều trong việc tập hợp số liệu dễ dàng xảy ra sai sót và cơ quan BHYT cũng
khó có đủ nhân lực để kiểm tra toàn diện.[15]
Để hạn chế nhược điểm này nước ta cũng theo xu hướng chung của nhiều
nước trên thế giới đã áp dụng biện pháp cùng chi trả hạn chế nhu cầu sử dụng
DVYT của người bệnh, tuy vậy biện pháp này không ảnh hưởng đến việc cung
cấp dịch vụ kỹ thuật đắt tiền vì nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ này ngày càng
lớn và càng trở nên quan trọng với các cơ sở y tế [14]. Phương thức thanh toán
theo giá trần chung của khoa phòng hoặc bệnh viện phần nào kiểm soát được sự
gia tăng chi phí, mà quỹ BHYT phải gánh chịu. Vấn đề đặt ra là phải xác định
giá trần thanh toán chính xác, nếu trần thanh toán quá cao thì mức độ hạn chế chi
phí không đáng kể. cần đánh giá hiệu quả thực tế của biện pháp cùng chi trả,
đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT, tránh gây gánh nặng chi phí lên
người tham gia BHYT. Cần tiếp tục nghiên cứu để tìm một phương thức thanh
toán tối ưu, tăng cường chất lượng BHYT, tiết kiện chi phí quản lý, giảm bớt thủ
tục hành chính phiền hà và nâng cao trách nhiệm của cơ sở KCB trong việc sử
dụng nguồn kinh phí BHYT.[21]
1.1.3.2. Danh mục thuốc và giá thuốc
Hiện tại danh mục thuốc được xây dựng rộng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu
sử dụng thuốc thực sự của người có thẻ BHYT. Không những thế danh mục thuốc
này đang trở thành căn cứ pháp lý cho quá trình lạm dụng thuốc BHYT, làm gia
tăng chi phí thuốc và khả năng mất cân đối quỹ BHYT ở Việt Nam.[l]
Danh mục thuốc hiện tại (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2005/QĐ-
BYT) bao gồm 646 hoạt chất được phép đăng ký lưu hành tại thị trường Việt
Nam, kể cả các thuốc chưa có số đăng ký (VISA) được nhập khẩu theo đơn hàng
chuyến cũng được BHYT thanh toán 50% chi phí. Như vậy hầu hết các loại thuốc
có mặt trên thị trường Việt Nam đều được thanh toán từ quỹ BHYT- mở rộng hơn
nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên việc sử dụng
thuốc trong danh mục phải theo quy định phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của
Bộ y tế. Nhiều cơ sở KCB có đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao, đủ
11
khả năng chẩn đoán và chỉ định các loại thuốc có trong danh mục nhưng cơ sở
KCB nơi họ công tác lại là bệnh viện hạng thấp do chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn
về trang thiết bị nên không được phép chỉ định các loại thuốc mà theo quy định
chỉ được sử dụng ở các cơ sở KCB tuyến cao hơn và dẫn tới nhu cầu sử dụng
thuốc thực sự của người bệnh vẫn chưa được đáp ứng hết. Chính vấn đề này đã
tạo một dư luận xã hội không tốt về chính sách BHYT ở Việt Nam và là một
trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm tính hấp dẫn của chính sách
BHYT.[17]
Để đảm bảo việc cung ứng thuốc phục vụ nhu cầu KCB của người có thẻ
BHYT đã có nhiều phương thức được áp dụng nhưng chưa có một phương thức
cung ứng nào hội tụ đầy đủ tính ưu việt và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thuốc
cho bệnh nhân BHYT. Nguyên nhân chủ yếu lại chính từ quy định của Bộ y tế
khi giao trách nhiệm cung ứng thuốc bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám chữa
bệnh nhưng cơ quan BHXH mới là đơn vị quản lý quỹ và chi trả chi phí KCB.
Dẫn tới tình trạng BHYT vẫn phải chi trả nhiều thuốc với mức giá không hợp lý
mà chưa thể kiểm soát được.[l]
Một vấn đề nổi cộm nữa mà chưa có giải pháp nào tháo gỡ, ảnh hưởng trực
tiếp đến chính sách BHYT là quản lý giá thuốc KCB và hiệu quả nguồn NSNN
dành cho y tế cũng như hiệu quả sử dụng của quỹ BHYT. Cơ quan BHYT thanh
toán chi phí thuốc sử dụng cho người bệnh BHYT căn cứ theo giá mua vào của
cơ sở KCB đồng nghĩa với việc người bệnh có thẻ BHYT được cơ sở KCB
nhượng nguyên giá thuốc nhập vào mà không tính thêm lãi xuất. Tuy nhiên thực
tế nhiều năm qua cơ quan BHXH đã phải thanh toán chi phí thuốc với giá cao
hơn giá bán trên thị trường cùng chủng loại thuốc, việc xác định giá gốc và thặng
số lưu thông chưa có một cơ sở chuẩn nào. Dẫn đến sự lãng phí và thâm hụt quỹ
BHYT, mất niềm tin của người dân vào chế độ BHYT. Do đó cần có một mô
hình tổ chức cung ứng phù hợp mà người chịu trách nhiệm phải là cơ quan
BHXH trong việc lựa chọn nhà sản xuất thuốc có đủ năng lực chuyên môn và kỹ
thuật công nghệ theo tiêu chuẩn GMP đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc hàng loạt
với số lượng lớn cung cấp cho các cơ sở KCB-BHYT, đồng thời hạn chế mức
chênh lệch giá thuốc đang lãng phí quỹ bảo hiểm vốn đã eo hẹp. [17]
12
1.2. CUNG ỨNG THUỐC BHYT
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống cung ứng thuốc
Trong định hướng của Chính sách Quốc gia về thuốc, với mục tiêu nhằm
đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, thường xuyên và có chất lượng, thực hiện công
bằng trong cung ứng cho người bệnh, mạng lưới cung ứng thuốc của nước ta hiện
nay đang ngày càng phát triển và mở rộng, cùng với mạng lưới cung ứng thuốc
của các Doanh nghiệp nhà nước, nhiều Công ty cổ phần, Công ty TNHH và các
Doanh nghiệp tư nhân cũng đã hình thành và phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng
thuốc cho nhân dân. Tính đến tháng 7/năm 2005 đã có 52 cơ sở sản xuất đạt
GMP. Sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 40% giá trị tiền thuốc sử
dụng.
Theo sơ đồ từ khâu nhập khẩu đến khi thuốc cung ứng vào bệnh viện mức
chênh lệch giữa các khâu phân phối thường dao động trong khoảng sau: [13]
+ Thuốc nhập khẩu về qua các công ty XNK dược phẩm đến khâu bán
buôn, chênh lệch giá thường từ 5 - 10% so với giá nhập khẩu. Đối với các công
ty TNHH không có chức năng XNK muốn nhập được thuốc về phải ký hợp đồng
13
nhập khẩu uỷ thác qua các công ty có chức năng XNK và chịu phí uỷ thác bình
quân từ 0,8 - 1,2% tính theo giá CIF.
+ Giá thuốc sau khi qua các công đoạn của quá trình phân phối đến khi
nhập vào bệnh viện, giá thuốc đã tăng lên bình quân 20 - 25 % so với giá nhập
khẩu ban đầu.
Như vậy nếu cứ tuần tự theo các bước nói trên, thuốc khi đến tay bệnh
nhân giá tăng lên từ 20-50% so với giá nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế không
hoàn toàn như vậy, các công ty đã tìm mọi cách để kéo dài đường đi của thuốc,
lợi dụng mọi kẽ hở của pháp luật để trục lợi cho mình làm giá thuốc tăng cao.
Tại các cơ sở KCB hiện nay đang tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc phục
vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân theo Nghị Định của Chính phủ số
66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 sửa đổi, bổ sung Quy chế đấu thầu đã ban hành
kèm theo Nghị Định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và Nghị Định số
14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ.
Tuỳ tình hình cụ thể tại từng bệnh viện mà thủ trưởng các cơ sở y tế trực
tiếp quyết định phương thức cung ứng thuốc tại cơ sở mình và chịu trách nhiệm
phê duyệt kế hoạch cũng như kết quả đấu thầu tại bệnh viện, báo cáo thực hiện
lên BYT đối với các bệnh viện trực thuộc BYT hoặc SYT đối với các bệnh viện
trực thuộc SYT. Có thể theo các phương thức: [10][24]
14
Bảng 1.3: Các phương thức mua sắm tung ứng thuốc
\
Phương
thức
mua
sắm
Mô tả tóm tắt
Hiệu
quả
về giá
Những điều kiện khuyên khích việc
sử dụng phương thức
Đâú
thầu
rộng rãi
Đấu thầu được mở cho tất
cả các nhà cung ứng thích
hợp, công khai về các điều
kiện, thời gian dự thầu trên
các phương tiện thông tin
đại chúng.
Giá
thường
thấp
- Là hình thức chủ yếu được áp dụng
trong đấu thầu.
- Khi những nhà cung ứng uy tín sẵn
có và có thể phù hợp. Nếu việc đảm
bảo chất lượng không khả thi hoặc
không tuân theo quy luật hoặc những
cung ứng viện trợ.
Đấu
thầu hạn
chế
Sự tham gia của các nhà
cung ứng được hạn chế tới
một số nhà thầu có đủ năng
lực. Danh sách nhà thầu
được người hoặc cấp có
thẩm quyền chấp nhận.
Thích
hợp
-Chỉ có một sô nhà thâu có khả năng
đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
-Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải
tiến hành đấu thầu hạn chế.
-Do tình hình cụ thể của gói thầu mà
việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
-Khi có khả năng quản lý đảm bảo
chất lượng và giám sát nhà cung ứng.
Chào
hàng
cạnh
tranh
Người mua tiếp cận với một
số ít nhà cung ứng tiềm
năng và thoả thuận giá chi
tiết hay thoả thuận việc
cung cấp dịch vụ. Việc gửi
chào hàng có thể được thực
hiện bằng cách gửi trực tiếp,
bằng fax, bằng đường bưu
điện hoặc bằng các phương
tiện khác.
Có thể
thích
hợp
- Cơ sở giàu kinh nghiệm cùng với
việc đánh giá tốt tin tức thị trường.
- Các khoản mục giá thấp hoặc mua
với số lượng nhỏ.
- Mua bán khẩn cấp hay đấu thầu bổ
sung.
Chỉ định
thầu
Việc mua bán được thực
hiện trực tiếp từ một nhà
cung ứng đơn lẻ ở giá đưa
ra.
Giá
thường
cao
- Tình trạng mua bán khẩn.
- Mua bán những nguồn thuốc đơn lẻ.
- Các khoản mục giá thấp hoặc số
lượng nhỏ.
15
Hình thức chỉ định thầu chủ yếu áp dụng tại các đại phương, quy định
mang tính cục bộ, giao cho công ty dược phẩm tỉnh chịu trách nhiệm cung ứng
thuốc, đơn vị ngoài tỉnh không được phép tham gia.
1.3. QUẢN LÝ GIÁ THUỐC BHYT Ở VIỆT NAM:
1.3.1. Hiệu quả của công tác quản lý giá thuốc ở Việt Nam
Tại các nước đang phát triển hiện nay vấn đề quản lý giá thuốc dường như
vẫn chưa được chính phủ các nước này quan tâm đúng mức. Giá thuốc trên thị
trường bị thay đổi một cách tuỳ tiện không có sự kiểm soát của nhà nước. Bằng
chứng là trong những năm gần đây giá thuốc ở nước ta đang có sự biến động
phức tạp. Nhà nước đã có những biện pháp nhằm bình ổn giá thuốc trên thị
trường tuy nhiên vẫn chưa thật đúng mức. Các quy định liên quan và thực trạng
của việc triển khai vẫn chưa thể hiện được tác động rõ nét đến sự phát triển của
ngành công nghiệp đặc biệt này. Đồng thời cũng chưa ngăn chặn tốt những tiêu
cực xã hội đang có xu hướng ngày càng khó kiểm soát do tính phức tạp ngày
càng tăng của các vấn đề cung cầu trên thị trường dược phẩm. Chúng ta đã nỗ lực
trong việc đưa ra một số các quy định nhằm kiểm soát giá bán dược phẩm như:
niêm yết giá bán công khai tại các điểm bán lẻ, khai báo giá nhập khẩu và giá
bán dự kiến khi đăng ký thuốc nước ngoài, quy định khung lãi xuất bán lẻ dược
phẩm tại các nhà thuốc bệnh viện song các biện pháp này còn mang tính hình
thức và lỏng lẻo, thiếu tính cơ bản và chuyên môn hoá, dẫn đến hiệu quả thấp.
Một số giải pháp mang tính tình thế như tăng cường nhập khẩu song song, tập
trung tìm nguồn nguyên liệu cho các loại thuốc tăng giá, đặt giá trần đã được
nêu lên. Bên cạnh đó cũng có những đề xuất quản lý giá theo các mô hình nước
ngoài như kê khai giá nhập khẩu, quy định tỷ lệ lãi suất bán buôn, bán lẻ, niêm
yết giá bán cho các cơ sở bán lẻ, in giá trên hộp thuốc Cho đến nay việc quản
lý giá thuốc ở Việt Nam vẫn chưa đưa vào khuôn phép. [13]
+ Quy định về kê khai, niêm yết giá thuốc thiếu tính khả thi - qui định các
nhà nhập khẩu, sản xuất in, dán giá bán lẻ trên vỏ hộp thuốc nhưng lại không qui
định mức lãi trần ở từng khâu phân phối, để các nhà sản xuất, kinh doanh tự ý
nâng giá rồi in, dẫn đến tình trạng tăng giá “đón đầu”. [12]
+ Tháng 5-2004, nghị định 120 về quản lý giá thuốc phòng chữa bệnh cho
người được ban hành qui định: cơ sở bán buôn căn cứ vào giá mua vào và thặng
số bán buôn do Bộ Tài chính qui định để qui định giá bán buôn. Cơ sở bán lẻ sẽ
căn cứ trên giá mua vào và thặng số bán lẻ do Bộ Tài chính qui định để định giá
lố
bán lẻ và cơ sở bán lẻ phải niêm yết bằng cách in, ghi, dán giá bán lẻ trên bao bì
thuốc. Tuy nhiên thặng số bán buôn, bán lẻ cho đến giờ này vẫn tiếp tục tranh
cãi và một thông tư hướng dẫn thực hiện vẫn chưa ra đời.[12]
+ Nhập khẩu song song: Giải pháp nhập khẩu song song đã được BYT đưa
ra nhằm bình ổn giá thuốc tiến tới chống độc quyền. Để đảm bảo chất lượng
thuốc, BYT quy định thuốc nhập khẩu vào VN phải có giấy phép lưu hành tại
nước sở tại của nhà sản xuất hoặc tại nước mà thuốc đó đang được phép lưu
hành. Cơ sở xuất khẩu và cơ sở nhập khẩu phải có cam kết chịu trách nhiệm về
chất lượng thuốc. Tuy nhiên, điều kiện “thuốc nhập khẩu vào VN phải có giấy
phép lưu hành tại nước sở tại của nhà sản xuất hoặc tại nước mà thuốc đó đang
được phép lưu hành” thì rất khó thực hiện, do các nước chỉ cấp một lần duy nhất,
không cấp phép lưu hành cho bên thứ ba trừ khi nhà sản xuất đó thay đổi công
thức, sang nhượng bản quyền cho một nhà sản xuất khác hay thay đổi nhà máy
sản xuất.
Mặt khác hiện nay những công ty được phép nhập khẩu để chống độc
quyền mới chỉ nhập một số mặt hàng đặc trị có giá cao và như thế thì chưa đủ đề
bình ổn giá tất cả các mặt hàng trên thị trường.[18] [25]
+ Một thực tế cần nhìn nhận lại là giá thuốc tăng tương đương với sự gia
tăng của chỉ số tiêu dùng. Thuốc tăng giá thời gian qua hầu hết đều là thuốc
ngoại nhập hoặc nguyên liệu làm thuốc trong đó phụ thuộc rất nhiều vào ngành
công nghiệp hóa dầu. Giá dầu lửa và nhiều chi phí khác nữa tăng khiến giá thuốc
tăng và điều đó nằm ngoài mong muốn của các doanh nghiệp dược. Chưa tính
đến các chi phí đầu tư thiết bị mới, khấu hao, cùng các chi phí chủ quan khác. Bộ
Y Tế đã khẳng định tỷ lệ tăng giá của nhóm hàng dược phẩm so với biến thiên
của chỉ số giá tiêu dùng là tương đương nhau. Tỷ lệ tăng giá nhóm hàng dược
phẩm thấp hơn so với tỷ lệ tăng giá của các nhóm hàng khác (dược phẩm 9,1%,
lương thực 14,3%, thực phẩm 1,1%). Do vậy tăng giá thuốc là xu thế không thể
đảo ngược trên quy mô toàn cầu. [8]
1.3.2. Quản lý giá thuốc BHYT
Giá thuốc nhập vào các bệnh viện được coi là vùng bất khả xâm phạm.
Thời gian qua giá thuốc tăng cao là do các công ty độc quyền tự tung tự tác
nhưng nếu không có các bệnh viện, không có các nhà thuốc bệnh viện, hội đồng
thuốc bệnh viện thì các doanh nghiệp kia lấy đâu sân bãi để đá quả bóng giá
vòng vèo? Do vậy kiểm soát được giá thuốc bệnh viện sẽ là khâu đột phá giúp
17
chúng ta kiểm soát tình trạng tân dược phức tạp như hiện nay [12]. BYT đã nhấn
mạnh cần đảm bảo cung ứng thuốc trong bệnh viện đặc biệt là ổn định giá thuốc
và phát triển ngành công nghiệp Dược Việt Nam- đẩy mạnh sử dụng thuốc sản
xuất trong nước. Nếu bệnh viện đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh sẽ giải quyết
được tình trạng bệnh nhân không phải ra ngoài mua thuốc hạn chế dần tình trạng
bác sỹ kê đơn tên biệt dược cùng các mối “quan hệ” giữa bác sỹ và trình dược
viên. [26]
Tuy nhiên thực tế công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện vẫn là con số
chưa tìm ra lời giải đáp. Các bệnh viện chưa đáp ứng được nhu cầu thuốc cho
bệnh nhân điều trị tại viện, số lượng thuốc bệnh nhân phải đi mua ngoài rất lớn,
giá thuốc bên ngoài không được kiểm soát thường cao, một số bệnh viện không
quản lý giá thuốc làm cho thuốc vào bệnh viện cũng cao hơn giá thuốc thị trường
như vậy dù bệnh nhân sử dụng thuốc ở đâu cũng bị thiệt hại về kinh tế. [17] [26]
Mở rộng BHYT, đảm bảo đủ thuốc cho người bệnh và đấu thầu kiểm soát giá sẽ
giải quyết được tình trạng bệnh nhân không phải đi mua thuốc bên ngoài để giá
thuốc tăng cũng không ảnh hưởng đến nhân dân.
- Việc khuyến khích đưa sản phẩm nội vào sử dụng tại bệnh viện vẫn rất
khó khăn. Mặc dù theo thống kê hiện nước ta có 54 cơ sở sx đạt GMP, có một
nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp, sản lượng thiết kế
khoảng 200 tấn mỗi năm và trên 300 cơ sở sản xuất đông dược. Với hệ thống
ngành dược phát triển như vậy nhưng thực tế thuốc sản xuất trong nước khó có
thể vào bệnh viện. [7]
- Quy trình đấu thầu hiện nay còn rất nhiều bất cập trong quản lý giá thuốc
BHYT, việc xác định giá gốc và thặng số lưu thông chưa có một cơ sở chuẩn nào.
Tại một sô địa phương một thặng số lưu thông nhất định được xác định để hoạch
toán vào giá thuốc mà cơ quan BHYT phải thanh toán. Tuy nhiên phương pháp
thống nhất để xác định thặng số lưu thông còn nhiều vấn đề đang gây tranh cãi,
trong đó căn cứ để xác định giá gốc để nhân với thặng số lưu thông là một trong
những vấn đề nổi cộm. Yêu cầu cấp thiết cần có một mô hình tổ chức cung ứng
phù hợp mà người chịu trách nhiệm phải là cơ quan BHXH trong việc lựa chọn
nhà sản xuất thuốc có đủ năng lực chuyên môn và kỹ thuật công nghệ theo tiêu
chuẩn GMP đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc hàng loạt với số lượng lớn cung cấp
cho các cơ sở KCB-BHYT, đồng thời hạn chế mức chênh lệch giá thuốc đang
lãng phí của quỹ bảo hiểm vốn đã eo hẹp. [17]
18
> Một sô nghiên cứu về chính sách BHYT ở Việt Nam
- Lê Mạnh Hùng (2003) Luận văn Thạc sỹ Dược học “Nghiên cứu đánh
giá một số hoạt động và chính sách BHYT ở Việt Nam từ năm 1999-2001”.
- Chu Văn Dương (2004), Luận văn tốt nghiệp “Bước đầu khảo sát mô
hình tổ chức, chính sách cơ chế hoạt động của BHYT ở Việt Nam và một số nước
trên thế giới
- Đỗ Thị Hạnh Lê (2005), Luận văn tốt nghiệp “Khảo sát đánh giá hệ
thống chính sách và thực trạng chi trả tiền thuốc cho các đối tượng BHYT trong
giai đoạn 2001-2004”.
- Phạm Lương Sơn (2005), Luận văn Thạc sỹ Dược học “Nghiên cứu đánh
giá chính sách chi trả tiền thuốc theo chế độ BHYT ở Việt Nam”.
Các nghiên cứu đã chỉ ra
+ Mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và hệ thống chính sách BHYT của
Việt Nam hiện nay được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương đã
thực hiện đầy đủ và triệt để chức năng chỉ đạo và điều tiết các hoạt động liên
quan đến chính sách xã hội, đảm bảo tốt hơn sự công bằng trong chăm sóc y tế
cho cộng đồng người tham gia BHYT trên phạm vi cả nước.
+ Chi phí KCB và chi phí tiền thuốc liên tục tăng qua các năm trong khi
mức đóng BHYT lại quá thấp. Trong đó chi phí về thuốc luôn chiếm một tỷ trọng
lớn trong chi phí KCB, chiếm khoảng trên dưới 60% - đây là một tỷ lệ chi phí
không hợp lý chứng tỏ chất lượng các dịch vụ y tế cung cấp cho người tham gia
BHYT chưa đạt yêu cầu.
+ Trong tổng chi phí thuốc BHYT, tỷ lệ chi phí dành cho thuốc ngoại nhập
còn tương đối lớn, đặc biệt là những trung tâm kinh tế xã hội lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh .vấn đề này đồng thời là nguyên nhân dẫn đến sự gia
tăng chi phí thuốc BHYT.
+ Giá thuốc BHYT hầu như bị thả nổi. Một số phương pháp quản lý giá
thuốc được tạm thời áp dụng tại một số địa phương như quy định thặng số lưu
thông mới chỉ là giải pháp tình thế vì chưa có một cơ sở nào để xác định giá gốc
và thặng số lưu thông của thuốc khi cung ứng vào bệnh viện.
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu trên, đề tài tiến hành khảo sát thực
trạng giá thuốc BHYT tại một số cơ sở KCB hướng tới đề xuất một số giải pháp
góp phần quản lý giá thuốc BHYT, hạn chế tình trạng lãng phí và lạm dụng quỹ
BHYT hiện nay.
19