Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn thạc sĩ Thẩm định tính khả thi của nhà máy nhiệt điện Long Phú 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 96 trang )





`
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT



LÊ PHÚC YÊN


THẨM ĐỊNH TÍNH KHẢ THI
CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN LONG PHÚ 1



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT


LÊ PHÚC YÊN


THẨM ĐỊNH TÍNH KHẢ THI
CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN LONG PHÚ 1

Chuyên ngành: Chính Sách Công
Mã số: 60340402


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. CAO HÀO THI

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu trong
luận văn đều được dẫn nguồn với mức độ chính xác cao nhất có thể. Luận văn này
không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM hay

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Tác giả


Lê Phúc Yên

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Cao Hào Thi, người trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành Luận văn này. Thầy đã tận tình hướng dẫn, đưa ra những
ý kiến sâu sắc, những góp ý bổ ích để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Hai năm học tập tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, tôi học được rất
nhiều điều từ các Thầy Cô giáo. Vì vậy, tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các
Thầy Cô tại trường Fulbright, những người đã cho tôi các kiến thức mới và bổ ích.
Cảm ơn tập thể lớp MPP5 đã luôn chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn
trong học tập và cuộc sống.
Cuối cùng là lời biết ơn sâu sắc dành cho gia đình, những người thân đã luôn bên
cạnh khích lệ tôi vượt qua trở ngại để hoàn thành luận văn ở mức tốt nhất có thể.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 05 năm 2014
Tác giả


Lê Phúc Yên

iii



TÓM TẮT
Để cung cấp thêm nguồn điện cho miền Nam, dự án nhiệt điện Long Phú 1 đã được khởi
công vào năm 2010 với kỳ vọng sẽ cung cấp thêm 1200 MW công suất cho khu vực. Tuy
nhiên do nhiều lý do nên dự án bị trễ tiến độ kéo dài và buộc phải thay đổi tổng thầu EPC.
Hơn nữa Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được lập năm 2010 còn nhiều khiếm
khuyết ảnh hưởng tới tính chính xác của dự án. Trước tình hình đó, cần phải đánh giá lại
tính khả thi của dự án. Đề tài “Thẩm định tính khả thi của Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1”
nhằm trả lời 3 câu hỏi (1) Đứng trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư dự án có khả thi
về mặt tài chính không? (2) Dự án có hiệu quả đứng trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế
không? (3) Đối tượng được lợi và chịu thiệt khi triển khai dự án?
Kết quả nghiên cứu cho thấy (1) Về phương diện tài chính dự án không khả thi trên cả 2
quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư đồng thời khả năng trả nợ vay của dự án cũng không
đủ vững mạnh, (2) Về phương diện kinh tế, dự án khả thi, dự án sẽ mang lại lợi ích xét
dưới góc độ cả nền kinh tế, do vậy dự án có thể được nhà nước xem xét hỗ trợ nhằm đưa
dự án sớm đi vào hoạt động, (3) Người dân bị giải phóng mặt bằng chịu thiệt trong khi
người tiêu dùng điện là người hưởng lợi nhiều nhất từ dự án.
Trên cơ sở các kết quả thẩm định và phân tích, luận văn đưa ra một số kiến nghị chính sách
tập trung vào 3 nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, nhà nước cần thực hiện một số biện pháp nhằm bảo đảm tính khả thi tài chính
của dự án như cho phép EVN ký kết hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư với giá điện là
6,40 cent/kwh, hoặc giá 6,32cent/kwh và miễn thuế nhập khẩu than đá cho dự án.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cần nâng mức hỗ trợ đền bù cho người dân có
đất bị giải tỏa để xây dựng dự án nhằm giảm bớt những thiệt hại của người dân địa phương
để tạo sự đồng thuận đối với việc đưa dự án vào hoạt động.
Thứ ba, chủ đầu tư cần chủ động ký kết hợp đồng mua bán nhiên liệu cho cả vòng đời dự
án nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó,
chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm túc những yêu cầu về bảo vệ môi trường để giảm thiệt hại
cho người dân khu vực dự án.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC TỪ KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC HÌNH x
DANH MỤC PHỤ LỤC xi

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU 1

1.1

Lý do hình thành dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 1

1.2

Lý do hình thành đề tài 3

1.3


Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách 5

1.4

Phạm vi của đề tài 5

1.5

Cấu trúc của luận văn 6

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN 7

2.1

Các quan điểm phân tích dự án 7

2.1.1

Phân tích tài chính 7

2.1.2

Phân tích rủi ro 7

2.1.3

Phân tích kinh tế 8


2.1.4

Phân tích phân phối 8

2.2

Các phương pháp phân tích dự án 8

2.2.1

Các phương pháp phân tích tài chính 8

2.2.2

Phương pháp phân tích kinh tế 9

2.3

Mô tả dự án 9

v


2.3.1

Giới thiệu chung 9

2.3.2


Thông số vận hành nhà máy 9

2.3.3

Nguồn nhiên liệu than cho dự án 10

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 12
3.1 Các thông số đầu vào phân tích tài chính dự án 12
3.1.1

Đồng tiền sử dụng, lạm phát, tỷ giá hối đoái tài chính và năm gốc tính toán 12

3.1.2

Chi phí đầu tư ban đầu 13

3.1.3 Chi phí nhiên liệu và quản lý vận hành 14
3.1.4

Nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn 16

3.1.5

Thuế và khấu hao 17

3.1.6

Vốn lưu động 18

3.1.7


Doanh thu của dự án 18

3.1.8

Báo cáo thu nhập 19

3.1.9

Báo cáo ngân lưu 19

3.2

Kết quả phân tích tài chính 21

3.3

Phân tích rủi ro 22

3.3.1

Phân tích độ nhạy 22

3.3.2

Phân tích độ nhạy theo lạm phát 25

3.3.3

Phân tích kịch bản. 27


3.3.4

Phân tích mô phỏng Monte Carlo 28

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KINH TẾ 30

4.1

Chi phí và lợi ích kinh tế của dự án 30

4.1.1

Chi phí kinh tế của dự án 30

4.1.2

Lợi ích kinh tế 30

4.2

Các thông số đầu vào phân tích kinh tế 30

vi


4.2.1


Hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế 30

4.2.2

Suất chiết khấu kinh tế thực (EOCC) 30

4.2.3

Hệ số chuyển đổi giá kinh tế CF 31

4.2.4 Giá kinh tế của điện 31
4.2.5 Phân tích ngoại tác dự án 32
4.2.6

Xác định dòng tiền kinh tế của dự án. 33

4.3

Kết quả phân tích kinh tế 34

4.4 Phân tích rủi ro kinh tế dự án 34
4.4.1

Phân tích độ nhạy 34

4.4.2

Phân tích kịch bản 36

4.4.3


Phân tích mô phỏng Monte Carlo 36

4.5

Phân tích xã hội 37

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40

5.1

Kết luận 40

5.2

Kiến nghị chính sách 40

5.2.1

Đối với nhà nước 41

5.2.2

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng 41

5.2.3

Đối với chủ đầu tư 41


5.3

Hạn chế của đề tài 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 47

vii


DANH MỤC CÁC TỪ KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

CĐT: Chủ đầu tư
CF: Hệ số chuyển đổi (Conversion Factor)
CIF: Giá bao gồm cước phí và bảo hiểm (Cost, Insurance and Freight)
DSCR: Hệ số an toàn trả nợ (Debt Services coverage Ratio)
DWT: Trọng tải tàu thủy (Deadweight tonnage)
Đvt: Đơn vị tính
ECA: Vốn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (Export credit arrangement)
EOCC: Suất chiết khấu kinh tế (Economic Opportunity Cost of Capital)
EPC: Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công (Engineering, Procurement
and Construction Contract)
EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Vietnam Electricity)
FOB: Giá giao lên tàu (Free on Board)
IMF: Qũy tiền tệ Quốc tế (International monerary Fund)
IRR: Suất sinh lợi nội tại (Internal Rate of Return)
KWH: Kilowatt – giờ
MW: Megawatt

NPV: Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)
PCL: Phần còn lại
PECC3: Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (Power Engineering Consulting
Joint Stock Company 3)
PTSC: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam
Technical Services Corporation)
PVN: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - Vietnam Oil and Gas Group)
viii


TĐT: Tổng đầu tư
TMĐT: Tổng mức đầu tư
USD: Đồng đô la Mỹ (United States Dollar)
VAT: Thuế giá trị gia tăng (Value added Tax)
VCSH: Vốn chủ sở hữu
WACC: Chi phí vốn bình quân trọng số (Weighted Average Cost of Capital)
ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn điện năm 2011 1

Bảng 2.1 Nguồn cung trong nước và nhu cầu than của Việt Nam 10

Bảng 3.1 Tỷ lệ lạm phát từ năm 2011 và dự báo đến 2019 12
Bảng 3.2 Lịch phân bổ đầu tư của dự án 13
Bảng 3.3 So sánh giá than khi có và không có cảng 100.000 DWT 15

Bảng 3.4 Giá các loại nhiên liệu cho dự án 16


Bảng 3.5 Chi phí vốn bình quân trọng số 17
Bảng 3.6 Kết quả phân tích tài chính 21

Bảng 3.7 Hệ số an toàn nợ vay 21

Bảng 3.8 Kết quả phân tích độ nhạy theo giá bán điện 23

Bảng 3.9 Kết quả phân tích độ nhạy theo giá mua than 24

Bảng 3.10 Kết quả phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tư 25

Bảng 3.11 Phân tích độ nhạy chỉ tiêu tài chính dự án theo lạm phát USD 26

Bảng 3.12 Kết quả biến thiên các dòng ngân lưu theo lạm phát 26

Bảng 3.13 Kết quả phân tích kịch bản 27

Bảng 4.1 Tổng hợp hệ số chuyển đổi CF 31

Bảng 4.2 Kết quả phân tích độ nhạy theo giá điện kinh tế 35

Bảng 4.3 Kết quả phân tích độ nhạy theo giá mua than kinh tế 35

Bảng 4.4 Kết quả phân tích độ nhạy theo chi phí đầu tư kinh tế 35

Bảng 4.5 Kết quả phân tích kịch bản 36

Bảng 4.6 Kết quả phân phối ngoại tác 38



x



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ vị trí nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 2

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc dự án nhiệt điện Long Phú 1 4
Hình 3.1 Ngân lưu danh nghĩa tổng đầu tư 19
Hình 3.2 Ngân lưu thực tổng đầu tư 19

Hình 3.3 Ngân lưu danh nghĩa chủ đầu tư 20

Hình 3.4 Ngân lưu thực chủ đầu tư 20
Hình 3.5 Kết quả mô phỏng NPV tổng đầu tư 28

Hình 3.6 Kết quả mô phỏng NPV chủ đầu tư 29

Hình 4.1 Ngân lưu kinh tế thực dự án 34

Hình 4.2 Kết quả mô phỏng NPV kinh tế 37

xi



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Bảng chỉ số giá 47

Phụ lục 2 Tổng mức đầu tư theo Báo cáo khả thi của PECC3 năm 2010 48

Phụ lục 3 Chi phí đầu tư dự án 49
Phụ lục 4 Lịch nợ vay, cơ cấu vốn, vốn lưu động 53

Phụ lục 5 Lịch khấu hao 59

Phụ lục 6 Báo cáo thu nhập 60
Phụ lục 7 Báo cáo ngân lưu tài chính 63

Phụ lục 8. Hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái kinh tế 69

Phụ lục 9 Các hệ số chuyển đổi giá kinh tế CF 70

Phụ lục 10 Ngân lưu kinh tế thực dự án 74

Phụ lục 11 Kết quả phân tích ngoại tác của dự án 78

Phụ lục 12 Mô phỏng NPV tài chính 80

Phụ lục 13 Mô phỏng NPV kinh tế 82


1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Lý do hình thành dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1
Những năm gần đây tốc độ tiêu thụ điện năng của Việt Nam tăng rất nhanh, dự báo trong
tương lai tốc độ tăng bình quân 17%/năm
1
dẫn đến việc cả nước sẽ thiếu điện. Tình trạng
càng căng thẳng hơn vào mùa khô hoặc những năm hạn hán kéo dài do các dự án thủy điện

thiếu nước. Dù Việt Nam đã cố gắng đa dạng hóa nguồn phát nhưng thủy điện vẫn chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam, Bảng 1.1 thể hiện cơ cấu nguồn điện
của Việt Nam.
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn điện năm 2011
Loại hình nhà máy điện Công suất (MW) Tỷ lệ
Thủy điện 10037

45.6%

Nhiệt điện than 3371

15.3%

Nhiệt điện dầu FO 927

4.2%

Tua bin khí, chu trình hỗn hợp 7395

33.6%

Diesel 299

1.4%

Tổng 22029

100.0%

Nguồn: Báo cáo thường niên EVN (2012, tr 12)

Bảng 1.1 cho thấy tỷ trọng của thủy điện và các nhà máy tua bin khí, chu trình hỗn hợp
chiếm gần 80% nguồn điện của Việt Nam, trong khi nhiệt điện than và nhiệt điện dầu
chiếm gần 20% tỷ trọng còn lại. Phát triển thủy điện có khó khăn như việc xây dựng có
thời gian lâu, chi phí đầu tư ban đầu lớn và ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sinh thái
và nguồn phát phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết, quan trọng nhất là tiềm năng
thủy điện Việt Nam đã được khai thác gần hết
2
. Trong khi đó, việc phát triển các nhà máy
điện sử dụng khí thiên nhiên làm nhiên liệu cũng gặp khó khăn bởi lượng khí cung cấp chủ
yếu từ các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn và Malay - Thổ Chu chỉ đủ đáp ứng cho các dự án
đã hoàn thành như nhiệt điện Bà Rịa, Phú Mỹ, nhiệt điện Cà Mau…Nhiệt điện chạy dầu

1
Thủ tướng (2007, tr. 1)
2
Ngọc Lan (2013)

2

FO hay diesel chỉ có thể lắp đặt các tổ máy công suất nhỏ và có chí phí phát điện cao hơn
nhiều lần so với các nguồn phát điện khác.
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện và đa dạng hóa cơ cấu nguồn điện, hàng loạt dự án
nhiệt điện than đã được phê duyệt đầu tư. Dự án nhà máy nhiệt điện than Long Phú 1 tại
huyện Long Phú, Sóc Trăng với quy mô công suất 2 x 600 MW là một trong những dự án
nhằm bổ sung nhu cầu điện của miền Nam. Dự án dự kiến phát điện tổ máy 1 vào năm
2014, tổ máy 2 vào năm 2015 với tổng điện năng cung cấp hàng năm là 7,8 tỷ kwh. Khi đi
vào hoạt động nhà máy Long Phú 1 sẽ góp phần giảm căng thẳng nhu cầu điện và cung cấp
điện ổn định tại miền Nam. Vị trí của dự án Long Phú thể hiện tại Hình 1.1.
Hình 1.1 Bản đồ vị trí nhà máy nhiệt điện Long Phú 1


Nguồn: Tác giả vẽ dựa trên bản đồ Google .
NHÀ MÁY
KHO THAN
TRUNG
TÂM
ĐIỆN
LỰC
LONG
KHO
BÃI
THI
CÔNG

3

1.2 Lý do hình thành đề tài
Năm 2008, Chính phủ đã giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư dự
án nhà máy nhiệt điện than Long Phú 1 tại huyện Long Phú, Sóc Trăng. Ngày 02/7/2010
PVN có quyết định 5843/QĐ-DKVN phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện
Long Phú 1 dựa trên Báo cáo nghiên cứu khả thi do Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng
Điện 3 (PECC3) thực hiện vào cùng năm. Với mong muốn dự án sớm đi vào hoạt động,
ngày 28/12/2010 PVN đã triển khai dự án và chỉ định Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ
thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) làm tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công (EPC)
dự án trên với giá trị gói thầu là 1,2 tỷ USD. Ngày 5/1/2011 PTSC đã bắt đầu khởi công
thực hiện dự án.
Theo sự phê duyệt của PVN năm 2010, dự án nhiệt điện Long Phú 1 có tổng mức đầu tư
(TMĐT) là 1,6 tỷ USD, trong đó chủ đầu tư PVN sẽ tài trợ 30% bằng vốn chủ sở hữu
(VCSH), 70% còn lại sẽ được huy động bằng vốn vay thương mại hoặc bằng tài trợ tín
dụng xuất khẩu (ECA).
Giữa chủ đầu tư PVN và tổng thầu PTSC có mối quan hệ công ty mẹ - công ty con do PVN

sở hữu 51,3%
3
cổ phần PTSC trong tổng số vốn điều lệ 5000 tỷ đồng. Cùng thực hiện việc
thi công dự án là hai nhà thầu phụ do PTSC tìm kiếm là Power Machines (Nga) và BCG
Holding (Slovakia), theo dự kiến các nhà thầu phụ này sẽ đảm nhiệm việc tìm kiếm các
khoản tài trợ ECA hoặc nguồn vay thương mại cho phần công việc trúng thầu.
Nhiên liệu chính cho dự án là than đá sẽ được nhập khẩu, nguồn than dự kiến từ Indonesia
hoặc Úc. Điện sản xuất được sẽ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam mua. Sơ đồ cấu trúc dự án
được tóm tắt tại Hình 1.2.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổng thầu PTSC không có kinh nghiệm,
năng lực để làm tổng thầu EPC nhà máy nhiệt điện lớn
4
, tình hình kinh tế suy thoái dẫn đến
khó khăn ngoài dự kiến của công tác thu xếp vốn cho dự án
5
… dự án đã trễ tiến độ nghiêm

3
Báo cáo thường niên PTSC (2010, tr. 22)
4
Trọng Tuyến (2013)
5
PVN (2013)

4

trọng. Sau 3 năm khởi công chỉ một vài hạng mục phụ trợ được hoàn thành, các hạng mục
xây dựng nhà máy, mua sắm thiết bị chủ chốt vẫn chưa tiến hành được vì những khó khăn
trong việc lựa chọn nhà thầu mua sắm các gói thiết bị chính, khi lựa chọn được nhà thầu
phụ thì các nhà thầu phụ vẫn chưa kiếm được nguồn vốn tài trợ xuất khẩu để mua sắm thiết

bị cho dự án.
Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc dự án nhiệt điện Long Phú 1















Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên Báo cáo khả thi dự án và thông tin báo chí
Để dự án có thể tiếp tục triển khai, trong năm 2013 chủ đầu tư PVN đề nghị Chính phủ cho
phép tăng tổng mức đầu tư dự án và thay đổi tổng thầu EPC dự án từ PTSC sang một liên
Tổng
thầu
70% : vay
30%: VCSH
Đất & cấp nước
EVN: độc quyền
mua điện
PTSC: tổng thầu
EPC
Thầu

phụ
Power Machines:
BCG Holding
UBND Sóc Trăng
chia sẻ hạ
tầng
Nhà máy nhiệt
điện Long Phú 1
Nhiên liệu: Nguồn
than nhập khẩu từ
Indonesia hoặc Úc
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
Tài trợ: vay ECA hoặc
thương mại (do nhà thầu phụ
tìm kiếm)

5

danh tổng thầu mới bao gồm Power Machine – BCG Holding- PTSC
6
, trong đó đứng đầu
liên danh tổng thầu mới là Power Machine.
Việc thay đổi cấu trúc dự án và việc trễ tiến độ kéo dài khiến nhiều thông số đầu vào dự án
đã thay đổi. Bên cạnh đó, báo cáo khả thi do PECC3 thực hiện cách đây 4 năm cũng có
một số khiếm khuyết ảnh hưởng đến tính chính xác của dự án như chỉ phân tích tài chính
trên quan điểm tổng đầu tư, phân tích rủi ro của dự án chỉ dừng lại ở phân tích độ nhạy,
chưa phân tích những đối tượng hưởng lợi hay chịu thiệt hại từ dự án, giá điện tài chính và
kinh tế được chọn là 6,7 cent/kwh nhằm giúp chủ đầu tư đạt được suất hoàn vốn nội tại từ
10% đến 14% mà không dựa trên mức giá thực tiễn, hoặc mức sẵn lòng chi trả hay một
nghiên cứu cụ thể nào Trước tình hình trễ tiến độ kéo dài, thay đổi cấu trúc dự án và

khiếm khuyết của Báo cáo khả thi năm 2010, việc thẩm định lại tính khả thi của dự án trên
cơ sở cập nhật những thông số đầu vào mới và bổ sung, khắc phục những khiếm khuyết
trong báo cáo khả thi của PECC3 là việc làm cần thiết để làm cơ sở cho việc đưa ra quyết
định tối ưu nhất nhằm giải quyết các vấn đề của dự án nhiệt điện Long Phú 1.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách
Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích tính khả thi tài chính của dự án trên quan điểm của
tổng đầu tư, chủ đầu tư, phân tích rủi ro, đồng thời phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, phân
phối ngoại tác dự án và đưa ra những kiến nghị chính sách liên quan đến dự án.
Đề tài sẽ trả lời 3 câu hỏi sau:
1. Đứng trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư dự án có khả thi về mặt tài chính
không?
2. Dự án có hiệu quả xét trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế không?
3. Đối tượng nào hưởng lợi và đối tượng nào chịu thiệt khi triển khai dự án?
1.4 Phạm vi của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào tái thẩm định 3 nội dung chính là tài chính,
kinh tế và phân phối. Đề tài không đi vào đánh giá tác động môi trường của dự án, xác

6
Nghệ Nhân (2013)

6

định giá kinh tế của điện. Thay vào đó, đề tài sử dụng các nghiên cứu đi trước để xác định
giá kinh tế của điện và chi phí sức khỏe người dân phải chi trả do tác động từ dự án.
1.5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn có 5 chương. Chương 1 giới thiệu về việc hình thành dự án, lý do hình thành đề
tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Chương 2 gồm cơ sở lý thuyết
và mô tả dự án. Chương 3 sẽ phân tích tài chính dự án trên quan điểm chủ đầu tư và tổng
đầu tư, đồng thời phân tích rủi ro của dự án. Chương 4 phân tích kinh tế và phân tích ngoại
tác. Chương 5 kết luận các phần trước từ đó đưa ra các kiến nghị chính sách.



7


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ TẢ DỰ ÁN
Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết để phân tích dự án bao gồm các quan điểm phân tích
dự án, các phương pháp thẩm định dự án. Bên cạnh đó, Chương cũng mô tả khái quát
những thông tin cơ bản của dự án nhiệt điện Long Phú 1 và nguồn nhiên liệu cho dự án.
2.1 Các quan điểm phân tích dự án
7

2.1.1 Phân tích tài chính
2.1.1.1 Quan điểm tổng đầu tư (quan điểm ngân hàng)
Quan điểm tổng đầu tư xem xét các dòng tài chính vào dự án và các lợi ích, chi phí được
xác định theo giá cả tài chính của chúng. Qua đó ngân hàng sẽ xác định tính khả thi tài
chính, nhu cầu vốn vay và khả năng trả nợ vay của dự án. Ngân lưu của tổng đầu tư được
diễn tả như sau:


2.1.1.2 Quan điểm chủ đầu tư
Chủ đầu tư xem xét mức thu nhập ròng của dự án so với khi không có dự án. Những gì chủ
đầu tư mất đi khi thực hiện dự án là chi phí, do vậy chủ đầu tư cộng vốn vay ngân hàng
như khoản thu tiền mặt và các khoản phải trả lãi vay, trả nợ gốc là chi tiền mặt. Ngân lưu
ròng của chủ đầu tư được diễn tả như sau:
G

2.1.2 Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro nhận diện được các yếu tố có thể gây ra mức độ rủi ro lớn nhất cho dự án,
nhận diện những khả năng xảy ra của các biến số có thể là đơn lẻ hoặc là kết hợp. Phản ánh


7
Jenkins & Harberger (1995, chương 3)
_
Ngân lưu
tổng đầu tư
Lợi ích tài
chính trực tiếp
Chi phí tài
chính trực tiếp
Chi phí cơ hội
của các tài
sản hiện có
= -
-
=
Ngân lưu
chủ đầu tư
Ngân lưu
tổng đầu tư
Trả lãi, nợ gốc
Vốn vay
+
_

8

xác suất mà các biến số này có thể biến thiên khỏi giá trị kỳ vọng của chúng và chỉ ra
những yếu tố chính gây ra sự biến thiên.
2.1.3 Phân tích kinh tế

Phân tích kinh tế dựa trên phân tích giữa việc có và không có dự án, phân tích kinh tế dựa
trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế, việc ra quyết định sẽ dựa trên lợi ích, chi phí của
toàn bộ nền kinh tế. Phân tích kinh tế sử dụng giá kinh tế để xác định các nhập lượng và
xuất lượng của dự án, thực hiện những điều chỉnh do tác động của thuế, trợ giá hay của thị
trường lên các yếu tố xem xét.
2.1.4 Phân tích phân phối
Nhằm tính toán lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho các nhóm đối tượng chịu ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp của dự án và trừ đi các chi phí cơ hội của nhóm đối tượng
này. Phân tích phân phối được xây dựng trên cơ sở các phân tích kinh tế và tài chính với
điều kiện chúng được thực hiện theo quan điểm của tất cả các bên liên quan đến dự án.
2.2 Các phương pháp phân tích dự án
2.2.1 Các phương pháp phân tích tài chính
8

2.2.1.1 Phương pháp hiện giá ròng NPV
NPV là giá trị hiện tại của các dòng tiền vào trừ đi giá trị hiện tại của các dòng tiền ra theo
một suất chiết khấu thích hợp thể hiện được chi phí cơ hội của vốn. Một dự án được chấp
thuận khi thỏa điều kiện NPV không âm và NPV phải cao hơn NPV của các phương án
thay thế.
2.2.1.2 Phương pháp suất sinh lợi nội tại IRR
Suất sinh lợi nội tại IRR là suất chiết khấu làm cho NPV bằng không, dự án được lựa chọn
khi có suất sinh lợi nội tại lớn hơn hoặc bằng chi phi vốn.

8
Jenkins & Harberger (1995, chương 4)


9

2.2.2 Phương pháp phân tích kinh tế

Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích tính đến các tác động phụ không được phản ánh
trong phân tích tài chính, sau đó lượng hóa và định giá chúng.
Để thẩm định kinh tế chính xác đòi hỏi phải có các số liệu về chi phí, lợi ích kinh tế cụ thể
bổ sung vào khung phân tích theo quan điểm tài chính, do vậy cần phải tính toán các hệ số
chuyển đổi CF, từ đó dựa trên các thông số tài chính và hệ số chuyển đổi giá CF để tính ra
được giá trị kinh tế của các ngân lưu.
2.3 Mô tả dự án
2.3.1 Giới thiệu chung
Tên dự án: Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1
Chủ đầu tư dự án: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Địa điểm đầu tư: xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Diện tích chiếm đất: 183 ha
Tổng mức đầu tư giá năm 2010: 1,6 tỷ USD (theo Báo cáo khả thi năm 2010 của PECC3)
Công nghệ của dự án: lò hơi có thông số siêu tới hạn
Thời gian thi công dự án: 5 năm
Vòng đời dự án: 30 năm
2.3.2 Thông số vận hành nhà máy
Công suất: 2 x 600 MW
Sản lượng điện của dự án: 7,8 tỷ kwh/năm
Tỷ lệ điện tự dùng: 8%
Lượng than tiêu thụ hàng năm: 2.683.200 tấn/năm nhập khẩu từ Úc hoặc Indonesia
Lượng đá vôi tiêu thụ: 76.000 tấn/năm từ Kiên Giang
Lượng dầu DO tiêu thụ: 8.000 tấn/năm được nhập khẩu
Số giờ vận hành cực đại 6.500 giờ/năm

10

2.3.3 Nguồn nhiên liệu than cho dự án
2.3.3.1 Nguồn cung than trong nước
Cho đến hiện nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia xuất khẩu than, tuy nhiên hàng loạt nhà

máy nhiệt điện than đang và sẽ triển khai xây dựng đẩy nhu cầu sử dụng than trong nước
tăng lên nhanh chóng. Theo dự báo từ năm 2015, nhu cầu sử dụng than trong nước sẽ vượt
nguồn cung và đến năm 2020 thì chênh lệch cung cầu than sẽ hơn 50 triệu tấn/năm. Nguồn
cung trong nước và nhu cầu sử dụng than thể hiện tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Nguồn cung trong nước và nhu cầu than của Việt Nam
Đvt: Triệu tấn
Năm 2015

2020

2025

2030

Nguồn cung trong nước 55

60

66

75

Nhu cầu than
56
112
145
220
Trong đó than cho điện 34

83


113

181

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, tr.3
Do vậy nguồn nhiên liệu than trong nước chỉ có thể cung cấp cho các dự án nhiệt điện than
đã xây dựng từ trước như nhiệt điện Phả Lại, Hải Phòng…Đối với các dự án nhiệt điện
được triển khai sau năm 2015 phải sử dụng nguồn than nhập khẩu.
2.3.3.2 Nguồn cung than khác
Nguồn than sử dụng cho dự án phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, giá cả, số lượng,
theo đó chất lượng than phải phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của nhà máy, giá cả cạnh tranh
và nguồn cung ứng đảm bảo được suốt đời dự án. Qua khảo sát thì nguồn than của 4 nước
Úc, Nam Phi, Nga, Indonesia đáp ứng các tiêu chí về chất lượng kỹ thuật đã nêu trên
9
. Tuy
nhiên nguồn than dự báo xuất khẩu của Nam Phi trong tương lai bị hạn chế, đối với thị
trường Nga thì chi phí vận chuyển từ các mỏ than trong nội địa đến cảng biển làm tăng chi
phí vận chuyển hạn chế khả năng cạnh tranh về giá. Trong khi Úc là một thị trường xuất
khẩu than đã phát triển nhiều năm có trữ lượng than lớn, sản lượng dự báo xuất khẩu cao,
cơ sở hạ tầng ổn định, còn Indonesia là quốc gia có lượng than xuất khẩu tăng nhanh chóng
đồng thời có vị trí địa lý gần với Việt Nam nên khả năng cạnh tranh giá tốt. Qua việc phân

9
Nguyễn Thành Luân và đ.t.g (2014, tr.47)

11

tích về các thị trường xuất khẩu than thì phương án nhập khẩu than từ Indonesia và Úc là
khả thi nhất.

Tóm lại, Chương 2 đã giới thiệu về cơ sở lý thuyết được sử dụng trong đề tài và những
phương pháp đề tài dùng để đánh giá tính khả thi của dự án, đồng thời Chương này cũng
mô tả khái quát những thông tin cần thiết liên quan đến khả năng vận hành của dự án nhà
máy nhiệt điện Long Phú 1 và nguồn nhiên liệu dự kiến sử dụng của dự án.

12

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Tại Chương này, đề tài sẽ sử dụng các thông số vận hành chủ yếu của nhà máy, các thông
số vĩ mô, các cơ sở xác định chi phí, doanh thu của dự án từ đó phân tích tính khả thi tài
chính trên quan điểm tổng đầu tư, chủ đầu tư và đánh giá rủi ro của dự án dựa trên sự thay
đổi những biến đầu vào quan trọng của dự án.
3.1 Các thông số để phân tích tài chính dự án
3.1.1 Đồng tiền sử dụng, lạm phát, tỷ giá hối đoái tài chính và năm gốc tính toán
3.1.1.1 Đồng tiền sử dụng
Đơn vị tiền tệ dùng để phân tích tài chính và kinh tế trong dự án là đồng USD, bởi phần
lớn hạng mục đầu tư và hoạt động của dự án dùng đồng USD để thanh toán và nguồn vốn
vay tài trợ cũng sử dụng đồng USD.
3.1.1.2 Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát trong thời gian từ 2011 đến 2013 và dự báo lạm phát từ 2014 đến 2019 tiền
đồng và đồng USD từ 2014 đến 2019 do IMF công bố được trình bày tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Tỷ lệ lạm phát từ năm 2011 và dự báo đến 2019
Đvt: %
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
USD 3.14

2.08

1.46


1.40

1.60

1.81

1.99

1.98

2.03

VND
18.68
9.10
6.60
6.30
6.20
6.05
5.75
5.40
5.15
Nguồn: IMF (2014)
Mức lạm phát dự báo bình quân từ năm 2014 đến 2019 của tiền USD là 1,8%,/năm, tiền
đồng là 5,8%/năm do vậy đề tài giả định tỷ lệ lạm phát USD suốt vòng đời dự án là 1,8%,
còn tiền đồng là 5,8%/năm. Bảng chỉ số giá được trình bày chi tiết tại Phụ lục 1.
3.1.1.3 Tỷ giá hối đoái tài chính
Tỷ giá hối đoái tài chính của đề tài được lấy theo giá bán USD của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam vào ngày 01/01/2014 là 21.125 đồng/USD.
3.1.1.4 Năm gốc tính toán

Năm 2014 được chọn là năm gốc của dự án.

×