Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÍ LUẬN DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.16 KB, 12 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: LÝ LUẬN DẠY HỌC
Câu 1: Thế nào là dạy học theo dự án? Phân tích ưu, nhược điểm của dạy học theo dự án? Liên
hệ việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án?
Trả lời:
- Thuật ngữ dự án trong tiếng Anh là project, có nguồn gốc từ tiếng La-tinh và ngày nay
được hiểu là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Khái niệm dự án được sử dụng nhiều
trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Dự án là một dự định, một kế hoạch cần được thực hiện trong điều kiện thời gian,
phương tiện tài chính, nhân lực, vật lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Khái niệm dạy học theo dự án có nhiều quan niệm, nhận định khác nhau. Khi phân biệt
giữa hình thức và phương pháp dạy học thì dạy học theo dự án là một hình thức dạy học lớn hay
hình thức tổ chức dạy học, vì khi thực hiện một dự án, có nhiều phương pháp dạy học cụ thể
được sử dụng. Khi đó cần hiểu phương pháp dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học
phức hợp.
Trong dạy học theo dự án, người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ học tập phức
hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Làm
việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học theo nhóm.
- Ưu nhược điểm của dạy học theo dự án:
+ Ưu điểm:
Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;
Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;
Phát triển khả năng sáng tạo;
Rèn luyện khả năng giải quyết những vấn đề phức hợp;
Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;
Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;
Phát triển năng lực đánh giá.
+ Nhược điểm”
Không phù hợp trong việc truyền thụ kiến thức lý thuyết mang tính hệ thống cũng
như rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản;


Đòi hỏi nhiều thời gian
Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
- Liên hệ việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án:
Chương trình Ngữ Văn 9 kì II, Tiết 102: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị chương trình địa
phương: Giới thiệu lễ hội địa phương ( Phần Tập làm văn).
Đầu tiên, xác định những vấn đề có thể nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, cách
viết cho học sinh. Sau đó chia nhỏ lớp học thành các nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho học sinh
bằng cách cho học sinh chọn một trong một số vấn đề giáo viên và học sinh đã nêu ra. VD: Lễ
hội Lồng Tồng của đồng bào Tày – Nùng; Lễ hội Pháo hoa Quảng Uyên; Lễ hội Đền Kì Sầm;
Lễ hội Cầu mùa
Nhóm học sinh tự phân công nhiệm vụ trong nhóm, hoàn thành đúng thời hạn, trình bày
kết quả thu được trước lớp. Giáo viên đánh giá, cho điểm.
Câu 2: Chiến lược học tập là gì? Lấy ví dụ minh họa về việc hình thành chiến lược nhận
thức cho học sinh.
Trả lời:
Chiến lược học tập là một chủ đề nghiên cứu của giáo dục học và tâm lí học nhận thức, là
cơ sở cho việc tổ chức các quá trình dạy học. Chiến lược học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
cho việc tổ chức các quá trình học tập tự điều khiển.
Năm 1996, Lompscher đưa ra định nghĩa như sau: Các chiến lược học tập là những
phương tức ít hoặc nhiều phức hợp, với mức độ khái quát khác nhau, được sử dụng một
cách có ý thức hoặc không ý thức để đạt được các mục tiêu học tập, giải quyết các nhiệm vụ
học tập.
Như vậy có thể hiểu Chiến lược học tập là những cách thức, quy trình hành động
được sử dụng có ý thức hoặc không có ý thức cho việc giải quyết các nhiệm vụ học tập và
điều khiển quá trình học tập của cá nhân.
Lấy ví dụ
Dạy bài “Bài toán dân số” theo hướng giải quyết vấn đề, định hướng hoạt động.
GV: Nêu vấn đề: Dân số là gì? Vấn đề dân số có vai trò như thế nào đối với nhân loại? Vì sao
vấn đề dân số được coi là một bài toán?
HS: Đọc văn bản, tìm hiểu về bài toán cổ được đặt ra, các số liệu liên quan theo cấp số nhân về

dân số.
HS trình bày theo nhóm về hệ quả của việc tăng dân số.
GV: Bổ sung, giải thích.
HS: Rút ra bài học về dân số được rút ra từ văn bản.
GV: Chốt lại, Yêu cầu học sinh tìm hướng giải quyết vấn đề dân số
HS: Từng cá nhân trình bày.
GV: Chốt lại, định hướng hành động cho học sinh.
Câu 3: Phân tích ưu nhược điểm của dạy học nhóm và rút ra những yêu cầu sư
phạm để tổ chức dạy học theo nhóm có hiệu quả?
Trong dạy học nhóm, học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng
thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và
hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
Ưu điểm của dạy học nhóm là thông qua cộng tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập
có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo cũng như năng lực xã hội, đặc biệt là khả năng cộng tác
làm việc, thái độ đoàn kết của học sinh.
Dạy học theo nhóm sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học
toàn lớp, bổ sung cho dạy học toàn lớp:
- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh: Trong nhóm, học
sinh phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các
thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc vủa mình. Dạy học nhóm hỗ
trợ tư duy, tình cảm và hành động độc lập, sáng tạo của học sinh.
- Phát triển năng lực cộng tác làm việc: Công việc nhóm là phương pháp làm việc
được học sinh ưa thích. Học sinh được luyện tập những kĩ năng cộng tác làm việc như
tinh thần đồng đội, sự qua tâm đến người khác và tính khoan dung.
- Phát triển năng lực giao tiếp: Thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp học
sinh phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến
người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.
- Hỗ trợ quá trìnrh học tập mang tính xã hội: Dạy học nhóm là qua trình học tập
mang tính xã hội. học sinh học tập trong mối tương tác lẫn nhau trong nhóm, có thể
giúp đỡ lẫn nhau, tạo lập, củng cố các mối quan hệ xã hội và không cảm thấy phải

chịu áp lực cảu giáo viên.
- Tăng cường sự tự tin cho học sinh: Vì học sinh liên kết với nhau qua giao tiếp xã
hội, các em sẽ mạnh dạn hơn và ít sợ mắc phải sai lầm. Mặt khác thông qua giao tiếp,
sẽ giúp khắc phục sự thô bạo, cục cằn.
- Phát triển năng lực phương pháp làm việc nhóm: Thông qua quá trình tự lực làm
việc và làm việc nhóm giúp học sinh rèn luyện, phát triển phương pháp làm việc theo
nhóm.
- Dạy học theo nhóm tạo khả năng dạy học phân hóa: Lựa chọn nhóm theo hứng thú
chung hay lựa chọn ngẫu nhiên, các đòi hỏi như nhau hay khác nhau về mức độ khó
khăn, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công công việc như nhau hay khác
nhau, nam học sinh và nữ học sinh làm việc cùng nhau hay riêng rẽ.
- Tăng cường kết quả học tập: những nghiien cứu kết quả học tập của học sinh cho
thấy rằng, những trường đạt kết quả dạy học tốt là những trường thực hiện tốt dạy học
theo nhóm.
Nhược điểm của dạy học nhóm:
- Dạy học nhóm đòi hỏi nhiều thời gian. Thời gian 45 phút/tiết cũng là một trở ngại
cho việc dạy học theo nhóm. Một quá trình học tập với các giai đoạn dẫn nhập vào
một chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm và tiếp theo là sự trình bày kết quả
của nhiều nhóm, những việc này khó thực hiện thỏa đáng trong một tiết học.
- Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mong muốn. Nếu được
tổ chức và thực hiện kém, nó thường sẽ dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự
định sẽ đạt.
- Trong các nhóm chưa được luyện tập sẽ dễ xảy ra hỗn loạn. Có trường hợp học sinh
làm việc độc đoán, một số học sinh không tham gia làm việc cùng nhóm mà làm việc
riêng. Một số trường hợp học sinh giữa các nhóm có sự đối địch, căng thẳng.
Yêu cầu sư phạm để thực hiện dạy học theo nhóm.
- Muốn thành công trong dạy học nhóm, người giáo viên phải nắm vững phương
pháp thực hiện. Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải có năng lực lập kế hoạch
và tổ chức, còn học sinh phải có sự hiểu biết về phương pháp thực hiện, được luyện
tập và thông thạo cách học này. Khi lập kế hoạch, công việc nhóm phải được phản ánh

trong toàn bộ quá trình dạy học. Đó là việc hướng dẫn của giáo viên, điều kiện để học
sinh đạt được thành công.
- Để phát huy cao hiệu quả của dạy học nhóm thì cần có thời gian tích hợp, có thể
gồm một vài tiết học. Dạy học nhóm cũng có thể vận dụng xen kẽ trong một tiết học
thuyết trình để giải quyết một nhiệm vụ học tập nhỏ. Nên tránh việc dạy học nhóm
theo phong trào đổi mới phương pháp dạy học mang tính hình thức mà cần chú ý đến
kết quả học tập thực tế.
Câu 4: Chiến lược học tập là gì? Lấy ví dụ minh họa về việc hình thành chiến lược siêu
nhận thức cho học sinh.
Trả lời:
Chiến lược học tập là một chủ đề nghiên cứu của giáo dục học và tâm lí học nhận thức, là
cơ sở cho việc tổ chức các quá trình dạy học. Chiến lược học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
cho việc tổ chức các quá trình học tập tự điều khiển.
Năm 1996, Lompscher đưa ra định nghĩa như sau: Các chiến lược học tập là những
phương tức ít hoặc nhiều phức hợp, với mức độ khái quát khác nhau, được sử dụng một
cách có ý thức hoặc không ý thức để đạt được các mục tiêu học tập, giải quyết các nhiệm vụ
học tập.
Như vậy có thể hiểu Chiến lược học tập là những cách thức, quy trình hành động
được sử dụng có ý thức hoặc không có ý thức cho việc giải quyết các nhiệm vụ học tập và
điều khiển quá trình học tập của cá nhân.
Lấy ví dụ về việc hình thành chiến lược siêu nhận thức cho học sinh.
Chiến lược lập thời gian biểu học tập của học sinh:
1. Tự lập kế hoạch các bước học tập.
- Học sinh phân chia thời gian theo ngày, theo tuần, phân lượng thời gian dành cho việc
học tập, giải trí, lao động, vệ sinh phù hợp.
- Học sinh thực hiện theo kế hoạch đã đề ra
2. Giám sát kết quả học tập.
Học sinh theo dõi, ghi chép sự tiến bộ theo định lượng hoặc định tính kết quả học tập, rèn
luyện của mình như khả năng giải bài tập, làm bài văn hoặc kết quả điêm đánh giá các môn
học có tiến bộ so với trước không, có những hạn chế nào trong việc thực hiện thời gian

biểu đó…
3. Điều chỉnh các bước học tập.
So sánh với mục tiêu đề ra ban đầu, nếu thấy không đạt hoặc chưa đạt thì tiến hành điều
chỉnh kế hoạch đó. Trường hợp cần thiết, học sinh thực hiện lại quá trình đó và có sự sự điều
chỉnh thích hợp.
Câu 5: Thế nào là phương pháp nghiên cứu trường hợp trong dạy học? Phân tích những
ưu nhược điểm của phương pháp dạy học này. Liên hệ với thức tiễn sử dụng phương pháp
nghiên cứu trường hợp trong dạy học.
Trả lời:
Trong dạy học theo trường hợp, người ta bàn thảo về những trường hợp cụ thể trong thực
tiễn. Như vậy phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học, trong đó trọng
tâm của quá trình dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp được
lựa chọn trong thực tiễn.
Nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học, trong đó người học tự lực nghiên
cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hinhg thức làm
việc chủ yếu là làm việc nhóm. Nghiên cứu trường hợp là phương pháp điển hình của dạy học
theo tình huống.
- Ưu điểm:
+ Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp tạo điều kiện cho việc xây dựng các tình
huống nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn.
+ Tích cực hóa động cơ học tập của người học. Học sinh thấy được ý nghĩa, tác dụng của việc
học vì thấy được lí thuyết gắn liền với thực tiễn.
+ Nghiên cứu trường hợp yêu cầu có sự cộng tác làm việc và thảo luận trong nhóm. Trọng tâm
của làm việc nhóm là quá trình giao tiếp xã hội và quá trình cùng quyết định trong nhóm.
+ Nghiên cứu trường hợp tạo điều kiện phát triển các năng lực then chốt chung như năng lực
quyết định, năng lực giải quyết vấn đề, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp và cộng tác làm việc.
Cần phân biệt rằng việc sử dụng các trường hợp làm ví dụ minh họa cho giờ học thuyết
trình không phải là phương pháp nghiên cứu trường hợp mà chỉ là ví dụ minh họa. Phương pháp
nghiên cứu trường hợp cần bao gồm việc tự lực giải quyết vấn đề và góp phần phát triển tư duy
tích cực – sáng tạo của người học.

- Nhược điểm:
+ Nghiên cứu trường hợp đòi hỏi nhiều thời gian, thích hợp cho việc vận dụng nhưng không
thích hợp chi việc truyền thụ trị thức mới một cách hệ thống.
+ Đòi hỏi cao đối với giáo viên. Nhiệm vụ truyền thụ trị thức của giáo viên là thứ yếu. giáo viên
cần biết làm việc với tư cách là người điều phối và tổ chức quá trình học tập.
+ Đòi hỏi cao đối với người học. Hình thức quen thuộc là lĩnh hội tri thức được sắp xếp một
cách hệ thống từ giáo viên không còn thích hợp. học sinh cần biết vận dụng tri thức một cách tự
lực và thường có khó khăn trong việc tự lực với mức độ cao
- Liên hệ
Ví dụ về trường hợp: Chị Dậu quyết định bán con cho nhà Nghị Quế.
Mô tả trường hợp:
Gia đình chị Dậu thuộc hạng cùng đinh trong làng. Chị phải nộp sưu cho chồng và em chú đã
chết từ năm trước. Anh Dậu đang bị bắt giam, đánh đập vì không có tiền nộp. Thương chồng,
chị lo chạy vạy và bán cả đàn chó mà vẫn không đủ tiền nộp. Chị đắn đo mãi và cuối cùng đi
đến quyết định bán cái Tí cho nhà Nghị Quế để có tiền nộp sưu.
Nhiệm vụ: Có thể đưa ra các nhiệm vụ khác nhau cho các nhóm như:
1. Giải thích vì sao chị Dậu lại phải bán con cho nhà Nghị Quế?
2. Nếu đặt em là chị Dậu thì em sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
3. Em nhận xét như thế nào về việc bán cai Tí của chị Dậu?
4. Em thấy chị Dậu là người mẹ như thế nào?
Yêu cầu về kết quả:
- Giải thích được nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc chị Dậu quyết định bán con
- Đưa ra được nhiều cách giải quyết khác nhau, xong vẫn nhận thấy việc bán con của
chị Dậu là bất đắc dĩ.
- Đưa ra được nhận xét, đánh giá của cá nhân về bán con của chị Dậu.
- Thấy được chị Dậu là người mẹ tần tảo, vất vả, yêu chồng, yêu con.
Câu 6: Chiến lược học tập là gì? Lấy ví dụ minh họa về việc hình thành chiến lược
sử dụng nguồn lực học tập cho học sinh.
Chiến lược học tập là một chủ đề nghiên cứu của giáo dục học và tâm lí học nhận thức, là
cơ sở cho việc tổ chức các quá trình dạy học. Chiến lược học tập có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

cho việc tổ chức các quá trình học tập tự điều khiển.
Năm 1996, Lompscher đưa ra định nghĩa như sau: Các chiến lược học tập là những
phương tức ít hoặc nhiều phức hợp, với mức độ khái quát khác nhau, được sử dụng một
cách có ý thức hoặc không ý thức để đạt được các mục tiêu học tập, giải quyết các nhiệm vụ
học tập.
Như vậy có thể hiểu Chiến lược học tập là những cách thức, quy trình hành động
được sử dụng có ý thức hoặc không có ý thức cho việc giải quyết các nhiệm vụ học tập và
điều khiển quá trình học tập của cá nhân.
Ví dụ minh họa về việc hình thành chiến lược sử dụng nguồn lực cho học sinh.
Xây dựng chiến lược quản lí thời gian cho học sinh
GV: Đưa ra những phân tích, nhận định về thời gian, giá trị của thời gian đối với cuộc
sống cũng như trong học tập
GV: Gợi ý những thời gian học tập cố định của học sinh. Đó là thời gian cần có để thực
hiện nhiệm vụ trọng tâm là việc học tập. Gợi ý thời gian học, giải lao, lao động
HS: Suy nghĩ về quỹ thời gian của mình, xem xét thời gian sử dụng hợp lý chưa, sau đó
xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ thời gian của riêng mình và thực hiện. Đồng thời với việc thực
hiện chiến lược, học sinh tự quản lí, kiểm tra việc thực hiện của bản thân.
GV: Hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn trong việc thực hiện chiến lược, cùng với đó là
việc thường xuyên kiểm tra xem học sinh thực hiện chiến lược đó như thế nào, phát hiện những
hạn chế và chưa hợp lí để củng cố, bổ sung thêm cho học sinh.
Câu 7: Nêu một số kĩ thuật dạy học tích cực. Mô tả cách thực hiện khi sử dụng kĩ
thuật tranh luận - ủng hộ trong dạy học. Lấy ví dụ minh họa mô tả các kĩ thuật dạy học
trên.
- Các kĩ thuật dạy học
+ Động não: là kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề
của các thành viên trong thảo luận.
+ Kĩ thuật 635: Là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. 6 là
số người trong nhóm, 3 là số ý kiến mỗi người đưa ra, 5 là số phút dành cho mỗi người.\
+ Kĩ thuật “bể cá”: Là kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm người ngồi
học giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những người học khác ngồi xung quanh ở vòng

ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc tảo luận thì đưa ra những nhận xét về
việc thảo luận của những người học ở vòng trong.
+ Kĩ thuật “ổ bi”: Là kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó người học chia thành
2 nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để
tạo điều kiện cho mỗi người học có thể nói chuyện với lần lượt các người học ở nhóm
khác.
+ Kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối: là một kĩ thuật dùng trong thảo luận, trong đó
đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến khác nhau và những ý kiến
đối lập nhau được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ
khác nhau.
+ Kĩ thuật hỏi bằng thẻ: Đó là việc nắm bắt những đóng góp cho một chủ đề cho trước
bằng cách sử dụng các tấm thẻ, bìa để ghi tóm tắt ý kiến cá nhân.
+ Hỏi bằng điểm: Học sinh nhận biết các quyền ưu tiên hay thứ hạng của các chủ đề
hoặc danh sách bằng cách phân chia điểm giữa các chủ đề, danh sách ấy.
+ Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học: Là việc giáo viên và người học cùng
nhận xét, đánh giá, đưa ra ý kiến đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học tập để có sự
điều chỉnh hợp lí.
+ Lược đồ tư duy: Là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết
quả làm việc của cá nhân hay của nhóm.
- Mô tả cách thực hiện kĩ thuật tranh luận - ủng hộ trong dạy học:
Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận
điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng
của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.
Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ
phản đối đối với luận điểm tranh luận.
Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai
nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ,
tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ
hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận.
Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết luận

thảo luận.
Lấy ví dụ minh họa mô tả các kĩ thuật dạy học:
+ Động não: Tiết 35 bài 9 Ngữ Văn 7 T1: Từ đồng nghĩa
Trong mục I. Thế nào là từ đồng nghĩa, sau khi học sinh tìm hiểu ví dụ về từ đồng nghĩa,
giáo viên đặt câu hỏi “Từ việc phân tích ví dụ, em hãy cho biết thế nào là từ đồng
nghĩa?”. Học sinh trình bày cách hiểu của mình vào giấy nháp, sau đó trình bày trước lớp.
+ Kĩ thuật 635: Tiết 5,6 bài 2, Ngữ Văn 7 T1: Cuộc chia tay của những con búp bê. Mục
c. Cuộc chia tay của anh em Thủy.
GV hỏi: Kết thúc chuyện, Thuỷ đã lụa chọn cách giải quyết là “Đặt con em nhỏ cạnh con
vệ sĩ” – chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ về tình cảm gì?
HS: Ngồi theo nhóm, mỗi nhóm 6 người, suy nghĩ trong 5 phút, mỗi người đưa ra 3 ý
kiến, trưởng nhóm tổng hợp vào đưa ra kết quả chung của nhóm mình.
+ Kĩ thuật “bể cá”: Tiết 99, Ngữ Văn 7 T2, Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động,
mục I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Giáo viên yêu cầu học sinh vòng trong trao đổi, thảo luận chuyển câu chủ động thành câu
bị động, sau đó rút ra có những cách nào để chuyển đổi.
Học sinh vòng trong thực hiện yêu cầu, học sinh vòng ngoài sau khi theo dõi quá trình
thảo luận và kết quả của nhóm trong đưa ra những nhận xét và bổ sung.
+ Kĩ thuật “ổ bi”: Tiết 1,2 Ngữ Văn 9 T1 bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ, mục b.Vẻ
đẹp trong lối sống,sinh hoạt của HCM.
Học sinh có thể chuẩn bị một số câu hỏi thể hiện vẻ đẹp của HCM trong lối sống, sinh
hoạt để hỏi và trả lời. HS hai vòng lần lượt đổi vai trò hỏi và trả lời cho nhau, một vòng
xoay, một vòng ngồi yên, mỗi cặp hs được hỏi và trả lời một câu.
+ Kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối: Phân tích nhân vật chị Dậu, có ý kiến cho
rằng việc bán con để nộp sưu thuế là việc làm không thể chấp nhận được, chị Dậu là nhân
vật không đại diện cho hình ảnh người mẹ Việt Nam lam lũ, yêu thương chồng con. GV
có thể cho học sinh nêu ý kiến ủng hộ hay phản đối ý kiến trên. Sau đó cho nhóm học
sinh theo quan điểm đã nêu, yêu cầu học sinh đưa ra lập luận cho ý kiến của mình.
+ Kĩ thuật hỏi bằng thẻ: Kết thúc văn bản Đoàn thuyền đánh cá, giáo viên có thể chốt
lại nghệ thuật bằng kĩ thuật hỏi bằng thẻ.

Giáo viên nêu: Em hãy chỉ ta các biện pháp nghệ thuật và chi tiết thể hiện biện pháp nghệ
thuật đó của bài thơ?
HS Dùng giấy bìa ghi lại ý kiến của mình.
GV gọi một số em đem lên gián trên bảng, kiểm tra, đưa ra đáp án chính xác.
+ Hỏi bằng điểm: Tiết Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ Văn 9 T1.
Giáo viên chuẩn bị phiếu với câu hỏi: Em hãy cho biết tình cảm của mình dành cho các
nhân vật bằng cách điền sao cho từng nhân vật (mỗi nhân vật tối đa 5 sao).
+Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học: Trong một thời điểm nào đó, nếu có vấn
đề phát sinh như học sinh bỏ tiết, không làm bài tập, sức học giảm, giáo viên có thể nêu
ra các biện pháp nâng cao hiệu quả học tập, đồng thời cho học sinh trình bày ý kiến của
mình.
+ Lược đồ tư duy: Tiết 151,152 Ngữ văn 9 T2: Tổng kết về ngữ pháp, giáo viên có thể
chuẩn bị lược đồ tư duy thể hiện các loại từ loại Tiếng Việt để khái quát lại từ loại.
Câu 8: Trình bày những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết nhận thức. Liên
hệ việc thực hiện ứng dụng lý thuyết học tập trên trong dạy học một môn cụ thể.
Thuyết nhận thức còn được gọi là thuyết nhận thức truyền thống, ra đời vào những
năm 1920 và phát triển mạnh ở nửa sau thế kỉ XX.
Thuyết nhận thức có những đặc điểm cơ bản sau:
Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới thực
tiễn. Vì vậy để đạt được mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập mà quá trình học
tập và quá trình tư duy là điều quan trọng.
Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy. Các
quá trình tư duy được thực hiện không chỉ được thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một
cách thuyến tính, mà thông qua các nội dung học tập phức hợp.
Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên
khuyến khích các quá trình tư duy, người học cần được tạo cơ hội hành động và tư
duy tích cực.
Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của
người học. Các phương pháp học tập bao gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy mà
người học sử dụng để tổ chức và thực hiện quá trình học tập của mình một cách hiệu quả

nhất.
Việc học tập được thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng
cường những khả năng về mặt xã hội.
Cần có sự kết hợp thích hợp giữa những nội dung giáo viên truyền đạt và
những nhiệm vụ tự lực chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của người học.
• Liên hệ việc thực hiện:
Tiết 49, Ngữ Văn 8 T1: Bài toán dân số
GV: Nêu vấn đề: Dân số là gì? Vấn đề dân số có vai trò như thế nào đối với nhân loại?
Vì sao vấn đề dân số lại được coi là bài toán?
HS: Đọc văn bản, tìm hiểu về bài toán cổ được đặt ra, các số liệu liên quan theo cấp số
nhân về dân số.
Hs trình bày theo nhóm về hệ quả của việc tăng dân số
GV: Bổ sung, giải thích.
HS: Rút ra bài học về dân số được rút ra từ văn bản.
GV: Yêu cầu học sinh tìm ra hướng giải quyết vấn đề dân số.
HS: Từng cá nhân trình bày
GV chốt lại, định hướng hành động cho học sinh.
Câu 9: Kể tên một số kĩ thuật dạy học tích cực. Mô tả kĩ thuật lược đồ tư duy. Lấy ví dụ
minh họa gắn với nội dung mà anh chị giảng dạy.
- Các kĩ thuật dạy học
+ Động não
+ Kĩ thuật 635
+ Kĩ thuật “bể cá”
+ Kĩ thuật “ổ bi”
+ Kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối
+ Kĩ thuật hỏi bằng thẻ
+ Hỏi bằng điểm
+ Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
+ Lược đồ tư duy
- Mô tả kĩ thuật lược đồ tư duy:

+ Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
+ Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính.
+ Từ mỗi nhánh chính, vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh
phụ đó.
+ Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
- ví dụ minh họa gắn với nội dung mà anh chị giảng dạy.
Câu 10: Trình bày những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết hành vi. Liên hệ thực
tiễn ứng dụng lý thuyết học tập trên trong dạy học.
- Đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết hành vi
+ Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được.
+ Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản, trong
đó bao gồm các hành vi cụ thể với trình tự được quy định sẵn. Những hành vi phức tạp được
xây dựng thông qua sự kết hợp các bước học tập đơn giản
+ GV hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sắp xếp việc học tập sao
cho người học đạt được những hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thưởng
và công nhận).
+GV thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và
điều chỉnh kịp thời những sai lầm.
- Liên hệ thực tiễn ứng dụng lý thuyết học tập trên trong dạy học
Tiết 151- 152, Ngữ văn 9 T2: Tổng kết về ngữ pháp:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập .
Học sinh đọc yêu cầu bài 1, 2 .
Giáo viên chia nhóm cho học sinh thảo luận ( 5' ) .
Gọi học sinh trình bày trên bảng .
Học sinh nhóm khác nhận xét , bổ sung .
Giáo viên nhận xét , sửa chữa :
Câu 11: Nêu một số kĩ thuật dạy học tích cực. Mô tả kĩ thuật bể cá và kĩ thuật
ổ bi trong dạy học. Lấy một ví dụ minh họa gắn với nội dung môn học mà anh
chị phụ trách.
- Các kĩ thuật dạy học

+ Động não
+ Kĩ thuật 635
+ Kĩ thuật “bể cá”
+ Kĩ thuật “ổ bi”
+ Kĩ thuật tranh luận ủng hộ - phản đối
+ Kĩ thuật hỏi bằng thẻ
+ Hỏi bằng điểm
+ Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
+ Lược đồ tư duy
- Mô tả
+ Kĩ thuật bể cá: là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa
lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi
cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử
của những HS thảo luận.
Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có
thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với
nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện
tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể
quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong
quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với
nhau.
GV chuẩn bị bảng câu hỏi dành cho những người quan sát.
+Kĩ thuật ổ bi:là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm
ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện
cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.
Cách thực hiện:
 Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là
dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;
 Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim
đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.

- Ví dụ minh họa (Kĩ thuật “ổ bi”): Tiết 1,2 Ngữ Văn 9 T1 bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ,
mục b.Vẻ đẹp trong lối sống,sinh hoạt của HCM.
Học sinh có thể chuẩn bị một số câu hỏi thể hiện vẻ đẹp của HCM trong lối sống, sinh
hoạt để hỏi và trả lời. HS hai vòng lần lượt đổi vai trò hỏi và trả lời cho nhau, một vòng xoay,
một vòng ngồi yên, mỗi cặp hs được hỏi và trả lời một câu.
Câu 12: Trình bày những đặc điểm cơ bản của dạy học trong môi trường học tập
kiến tạo. Liên hệ thực tiễn ứng dụng lý thuyết học tập trên trong dạy học một môn học.
- Đặc điểm:
+Tri thức được lĩnh hội trong học tập là một quá trình và sản phẩm kiến tạo theo từng cá nhân
thong qua tương tác giữa người học và nội dung học tập.
+ Dạy học phải định hướng theo các lĩnh vực và vấn đề phức hợp gần với cuộc sống và nghề
nghiệp, được khảo sát một cách tổng thể.
+Việc học tập chỉ có thể thực hiện trong hoạt động tích cực của người học, vì chỉ từ những kinh
nghiệm và kiến thức mới của bản thân thì mới có thể thay đổi và cá nhân hóa những kiến thức
kĩ năng đã có.
+Học tập trong nhóm có ý nghĩa quan trọng, thong qua tương tác xã hội trong nhóm góp phần
cho người học tự điều chỉnh sự học tập của bản thân.
+ Học qua sai lầm là điều có ý nghĩa
+Nội dung học tập cần định hướng vào hứng thú người học vì có thể học hỏi dễ nhất từ những
nội dung mà người ta thấy hứng thú hoặc có tính thách thức
+ Thuyết kiến tạo không chỉ giới hạn ở những khía cạnh nhận thức của việc dạy và học. Sự học
tập hợp tác đòi hỏi và khuyến khích phát triển không chỉ có lý chí mà cả mặt tình cảm, thái độ,
giao tiếp.
+ Mục đích học tập là kiến tạo kiến thức của bản thân, nên khi đánh giá các kết quả học tập
không định hướng theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến bộ trong quá trình
học tập và trong những tình huống học tập phức hợp.
- Liên hệ thực tiễn:
- Khi dạy bài thơ “Chiều tối”, sau khi đã phân tích và làm rõ ý nghĩa của hình ảnh cánh
chim chiều mỏi mệt về rừng tìm chốn nghỉ ngơi, giáo viên có thể cho học sinh tìm hiểu, tìm
trong thơ văn xưa có những câu thơ, câu văn nào liên quan hình ảnh cánh chim buổi chiều. Sau

đó giáo viên đối chiếu giữa những hình ảnh thơ đó để cho thấy hình ảnh thơ đặc sắc của HCM.

×