Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

KĨ NĂNG XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ LỚP HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.17 KB, 43 trang )

CHUYÊN ĐỀ
KỸ NĂNG DẠY HỌC
GVHD: TS TRỊNH VĂN BIỀU
ĐỀ TÀI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2005), Các phương pháp dạy học hiệu quả, ĐHSP
TPHCM.
2. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, ĐHSP TPHCM.
3. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT-
môn Hóa học, ĐHSP TPHCM.
4. Nguyễn Xuân Trường, Những điều kì thú của hóa học, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Xuân Trường (1998), Hóa học vui, NXB KTKT.
6. Nguyễn Xuân Trường, 385 câu hỏi và đáp về hóa học với đời sồng, NXB
Giáo dục
7. Nguyễn Thị Sửu (2007), Tổ chức quá trình dạy học, ĐHSP HN
8. Sách giáo khoa Hóa học 10,11
9. Internet
KĨ NĂNG XÂY DỰNG
BẦU KHÔNG KHÍ LỚP HỌC
2.Tầm quan trọng của không khí lớp học
1.Khái niệm không khí lớp học
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến không khí lớp học
3.2. Giáo viên
3.3. Học sinh
3.4. Các yếu tố khác
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
3.1. Lớp học
KĨ NĂNG XÂY DỰNG
BẦU KHÔNG KHÍ LỚP HỌC
4.Một số biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học


KẾT LUẬN
5. Xây dựng bầu không khí lớp học trong các bước lên lớp
5.1. Kiểm tra bài cũ
5.2. Giới thiệu bài mới
5.3. Khi khả năng tập trung của học sinh bị giảm
6.Bài học kinh nghiệm
4.4.Sử dụng hệ thống câu hỏi, câu đố, thơ
4.3.Sử dụng bài tập hóa học
4.2.Sử dụng các phương tiện trực quan
4.1.Kể chuyện
4.5.Tổ chức trò chơi vui mà học
5.4. Củng cố bài
MỞ ĐẦU
Lớp học, trước hết là môi trường đối thoại sinh động giữa
thầy-trò và giữa những học trò với nhau. Mặt khác, đây còn là nơi
đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và khả năng phát triển tâm lí của
hoc sinh.
Cho nên, trên lớp học, người giáo viên không chỉ là người
hướng dẫn, động viên mà còn phải tạo môi trường thuận lợi cho
học sinh, phải biết cách tạo nên bầu không khí học tập tự nhiên,
thoải mái. Bởi đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể
đến kết quả dạy và học.
Xây dựng bầu không khí lớp học tích cực là một trong
những kĩ năng quan trọng của người giáo viên.
1. Khái niệm không khí lớp học [1]
“Không khí lớp học” là trạng thái tâm lí – một dạng của bầu
không khí tâm lí của học sinh tại lớp học. Trạng thái tâm lí này nếu
được chuẩn bị tốt sẽ giúp học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức một
cách thuận lợi nhất.
Không khí lớp học tạo nên bởi các yếu tố:

-
Vật chất: phòng học, âm thanh, ánh sáng, không
gian, môi trường sư phạm…
-
Tinh thần: quan hệ thầy-trò, trò-trò, trò-xã hội
2.Tầm quan trọng của không khí lớp học [1]

Muốn giờ học đạt kết quả tốt cần phải tạo điều kiện vật chất và tinh
thần thuận lợi nhất cho cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức.

Không khí lớp học bao hàm việc chuẩn bị cho học sinh một tâm thế
sẵn sàng học tập.

Không khí lớp học ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập. Cảm xúc tích
cực làm tăng hiệu suất hoạt động nhận thức.

Ta chỉ dạy được khi giữa ta và học sinh có một sự đồng cảm, sự tôn
trọng và tinh thần cộng tác. Dạy học cần phải vui vẻ trong sự nghiêm túc.

Không khí học tập vui vẻ sẽ làm cho việc học bớt căng thẳng. Quan hệ
thầy trò sẽ được tăng cường đáng kể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lớp học ở đây chính là yếu tố vật chất của môi trường như:

Vị trí: trường học cần được xây dựng ở nơi yên tĩnh, cách ly
với tiếng ồn xung quanh.

Không gian lớp học: cần thoáng mát, đầy đủ ánh sáng.

Vệ sinh phòng học: luôn sạch sẽ, tạo cảm giác mát mẻ, dễ

chịu.

Trang trí lớp học không quá đơn sơ cũng không nên quá cầu kì
làm phân tán sự chú ý.

Cách kê bàn ghế: bàn ghế học sinh không nên kê quá gần hoặc
quá xa bảng, bố trí sao cho giáo viên dễ tiếp cận học sinh.

Số lượng học sinh vừa phải (chừng 20-40).
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến không khí lớp học [3]
3.1.Lớp học
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến không khí lớp học [3]
3.2. Giáo viên
Giáo viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đối với không khí
lớp học. Cho nên, người giáo viên cần có những đức tính và phẩm chất sau:

Say mê với nghề nghiệp

Yêu mến và tôn trọng học sinh

Chân thật, biết lắng nghe để hiểu và thông cảm với học sinh

Vui vẻ, cởi mở, thân thiện, công bằng

Biết khôi hài, lời nói, điệu bộ, cử chỉ hấp dẫn

Khéo ứng xử, tránh những căng thẳng không cần thiết

Chấp nhận thiếu sót của bản thân và học sinh, sửa sai để tiến bộ
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến không khí lớp học [3]

3.2. Giáo viên
Để thiết lập bầu không khí an toàn, thoải mái cho học
sinh, giáo viên cần tránh các thái độ sau:
-
Chê bai, chỉ trích
-
Giễu cợt, mỉa mai
-
Bác bỏ thẳng thừng khi học sinh trả lời sai
-
Tán dương quá mức
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến không khí lớp học [3]
Học sinh là nhân tố chính tạo nên lớp học, không khí lớp
học phụ thuộc nhiều vào các em. Học sinh sẽ góp phần tạo ra
bầu không khí lớp học tốt khi:
-
Đức độ, kính trọng thầy cô
-
Chăm chỉ học tập, chuẩn bị bài tốt
-
Tích cực, tự giác tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài
-
Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau
3.3. Học sinh
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến không khí lớp học [3]
3.4. Các yếu tố khác
Các yếu tố không kém phần quan trọng trong việc tạo
nên không khí lớp học:
-
Không khí thi đua của lớp, trường

-
Hoạt động đoàn, đội
-
Vai trò giáo viên chủ nhiệm lóp
-
Ảnh hưởng của môi trường, xã hội…
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Tác dụng:
+ Cuốn hút học sinh vào vấn đề mới, vào bài học mới .
+ Tạo sự thư giãn thoải mái trong giờ học.
+ Tạo động lực, hứng thú học tập hoá học cho học sinh qua những
tấm gương của các nhà bác học, qua những ứng dụng to lớn của hoá
học trong thực tế…
Các loại chuyện kể hóa học:
+ Các chuyện vui và giai thoại về các nhà hoá học.
+ Lịch sử tìm ra các nguyên tố hoá học.
+ Hoá học và đời sống.
4.1.Kể chuyện
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
4.1.Kể chuyện
Cách thực hiện:
+ Đọc tài liệu để chuẩn bị câu chuyện phù hợp nội dung bài học.
+ Khi kể chuyện có thể sử dụng câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, câu hỏi
nêu vấn đề nhằm tạo sự tò mò, lôi kéo học sinh theo dõi câu
chuyện.
+Biết thêm thắt, rút ngắn hoặc biến đổi câu chuyện chút ít cho thêm
tính hấp dẫn, lôi cuốn.
+ Giúp học sinh rút ra ý nghĩa hoặc bài học cho bản thân thông qua
mỗi câu chuyện kể.
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học

Ví dụ: câu chuyện “Màn khói giết người” sử dụng trong bài “Hợp chất có
oxi của lưu huỳnh” (lớp 10)
Ngày 5/12/1952, tại London thủ đô nước Anh (nước được mệnh danh là
xứ sở sương mù) đã xảy ra sự kiện “màn khói giết người” làm chấn động thế
giới.
4.1.Kể chuyện
Giám sát môi trường tìm hiểu và cho biết màn khói sinh ra do khói than của
các nhà máy quyện vào vơi sương mù buổi sớm mùa đông gây ra.Trong đó hàm
lượng SO
2
trong không khí cao tới 3,8mg/m
3
, gấp 6 lần so với ngày thường và
nồng độ bụi khói lên tới 4,5mg/m
3
, gấp 10 lần so với ngày thường.
Hiện tượng xảy ra
như thế nào?
Dân trong thành phố thấy tức ngực, khó thở và ho liên tục. Chỉ
trong vòng 4-5 ngày đã có hơn 4000 người chết, trong đó phần lớn là trẻ em
và người già, hai tháng sau lại có trên 8000 người chết nữa.
Tại sao??
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Tác dụng phương tiện trực quan:
+ Làm cho lí thuyết bớt khô khan và trừu tượng, giúp học sinh dễ hình
dung ra vấn đề và hiểu được vấn đề.
+ Những thí nghiệm vui hay ảo thuật hoá học luôn tạo cho học sinh
niềm vui hứng thú bất ngờ, thúc đẩy học sinh tìm lời giải đáp cho vấn
đề, làm cho không khí lớp học hết sức sinh động vui vẻ.
+ Đặc biệt học sinh bao giờ cũng rất hào hứng khi được xem thí nghiệm

hoặc được tự tay mình làm thí nghiệm.
Các phương tiện trực quan thường sử dụng:
+ Hình ảnh, mô hình, mẫu vật
+ Sơ đồ, biểu bảng
+ Thí nghiệm hóa học
4.2.Sử dụng các phương tiện trực quan
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Ví dụ: trong bài kim loại kiềm (lớp 12), GV có thể thực hiện thí
nghiệm vui Na + H
2
O theo các cách sau:
Điệu vũ Natri: cho 30ml nước cùng vài giọt phenolphtalein vào cốc,
rót 50ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Lấy một miếng Natri nhỏ đặt
lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên, lớp nước phía dưới đổi màu
trông rất đẹp mắt.
Đốt cháy bằng nước: Thường ai cũng biết nước làm tắt lửa, còn dùng
nước để đốt cháy các chất thì sao? Trên một miếng gỗ, bạn đặt một mẫu
chất rắn to bàng hạt đậu. Bạn giơ cốc nước lã cho mọi người xem và uống
một ngụm cho mọi người tin là nước thật. Sau đó bạn nhỏ vài giọt nước
trong cốc vào mẩu chất rắn, chất rắn sẽ bùng cháy.
4.2.Sử dụng các phương tiện trực quan
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Ví dụ: trong bài oxi (lớp 10), GV có thể cho học sinh xem các hình
ảnh sau và yêu cầu các em cho biết các hình ảnh đó nói lên điều gì?
4.2.Sử dụng các phương tiện trực quan
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Tác dụng:
- Tạo cho học sinh hứng thú học tập, làm cho không khí lớp học thực
sự sinh động. Làm cho các em yêu thích bộ môn, say mê khoa học.
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

- Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức, hệ thống hóa các kiến
thức đã học.
- Cung cấp thêm kiến thức mới, mở rộng hiểu biết của học sinh về các
vấn đề thực tiễn đời sống và sản xuất hóa học.
- Rèn luyện một số kỹ năng, kỹ xảo, phát triển tư duy.
- Giúp giáo viên đánh giá được kiến thức và kỹ năng của học sinh.
- Rèn cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính xác, khoa
học…
4.3.Sử dụng bài tập hóa học
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Cách thực hiện:
-
GV chuẩn bị các phiếu học tập, cho học sinh giải bài tập theo nhóm
để trao đổi, hướng dẫn lẫn nhau.
-
Cho điểm cộng đối với bài giải chính xác, với những cách giải mới,
hay, ngắn gọn.
-
Cho điểm học sinh giải bài tập nhanh (bài tập chạy…).
4.3.Sử dụng bài tập hóa học
Phiếu học tập số 2:
Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau:
Cu + HNO
3
 Cu(NO
3
)
2
+ NO
2

+ H
2
O
Zn + HNO
3
 Zn(NO
3
)
2
+ NH
4
NO
3
+ H
2
O
H
2
SO
4
+ HI  I
2
+ H
2
S + H
2
O
Fe
3
O

4
+ H
2
 Fe + H
2
O
KMnO
4
 K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ H
2
O
Ví dụ: Bài Phản ứng oxi hóa khử, lớp 10, GV sử dụng các phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 1:
Xác định số oxi hóa của Mn, C, Cr trong các chất sau
KMnO
4
, MnO
2
, K
2
MnO
4
, MnCl
2

Al
4
C
3
, CS
2
, Na
2
CO
3
, CH
3
OH, C
2
H
2
CrO
3
, K
2
CrO
4
, K
2
Cr
2
O
7
, Cr(OH)
3

4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Tác dụng:
+ Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, thảo luận và hiểu ra vấn đề.
+ Cung cấp thêm kiến thức,làm phong phú bài giảng của giáo viên.
+ Làm giờ học sinh động, lôi cuốn, gây hứng thú học tập cho học sinh, làm
giảm sự căng thẳng trong giờ học.
+ Giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, khắc sâu kiến thức.
+ Hiểu được vai trò của hóa học trong cuộc sống.
+ Quá trình học sinh suy nghĩ, trao đổi thảo luận, phát biểu ý kiến làm cho
không khí lớp học sinh động, lôi kéo sự chú ý của tất cả học sinh, làm cho học
sinh yêu thích môn hóa học.
Các hình thức câu hỏi, câu đố, thơ:
+ Hệ thống câu hỏi, câu đố, thơ về đặc điểm, tính chất của các chất.
+ Hệ thống câu hỏi, câu đố, thơ liên hệ thực tế.
+ Các câu thơ, chữ thần để học sinh dễ nhớ nội dung bài học.
4.4.Sử dụng hệ thống câu hỏi, câu đố, thơ.
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Cách thực hiện:
+Kết hợp ngữ điệu, lời nói gây chú ý cho tất cả học sinh.
+GV khéo léo tạo dựng tình huống dẫn đến câu hỏi. Mỗi câu hỏi và lời giải đáp
phải đem đến cho HS những kiến thức bổ ích, mới mẻ.
+Nội dung ngắn gọn, súc tích, thể hiện đầy đủ nội dung cần trình bày.
+ Sáng tạo, sưu tầm những vần thơ mới lạ thể hiện nội dung trọng tâm của các
bài lên lớp, giúp học sinh mau nhớ bài.
+ Sử dụng có chừng mực tránh đưa vào quá nhiều trong một tiết học.
4.4.Sử dụng hệ thống câu hỏi, câu đố, thơ.
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Ví dụ: Khi dạy bài iot, lớp 10, GV cung cấp thông tin về vai trò
của iot đối với cơ thể qua hệ thống câu hỏi sau:
-Iot có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể con người?

-Nếu cơ thể thiếu iot thì hậu quả ra sao? (đần độn, chậm chạp,
điếc, câm, liệt chi, lùn, bướu cổ và nhiều rối loạn khác)
-Mỗi ngày cơ thể con người cần bao nhiêu iot?(10
-4
2.10
-4
g
nguyên tố iot)
-Cung cấp iot cho cơ thể bằng cách nào?(thêm hợp chất của iot vào
thực phẩm: muối ăn, sữa, kẹo, bột canh, nước mắm…)
-Muối iot là gì? (là muối ăn trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của
iot như KI hoặc KIO
3
)
-Sử dụng muối iot như thế nào? (chỉ thêm muối iot sau khi thực
phẩm đã được nấu chín vì hợp chất iot có thể bị phân hủy ở t
0
cao)
4.4.Sử dụng hệ thống câu hỏi, câu đố, thơ.
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Ví dụ:
Tính chất hóa học của Natri
Phổ biến trong muối biển,
Đại diện kim loại kiềm,
Nguyên tử khối hai ba (23),
Danh tánh thực Natri,
Kim loại hoạt động mạnh,
Chẳng tha halogen,
Phi kim tác dụng ngay,
Anh nước còn phải sợ,

Giải phóng Hidro liền,
Không bền trong tự nhiên,
Hợp chất nhiều vô kể.
4.4.Sử dụng hệ thống câu hỏi, câu đố, thơ.
4.Các biện pháp xây dựng bầu không khí lớp học
Tác dụng:
- Trò chơi có tác dụng hòa đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung
của HS mà không một phương pháp nào sánh được.
- Tổ chức học tập kết hợp với trò chơi làm tăng hứng thú, cảm tình
của HS đối với môn học và giáo viên.
- Giúp học sinh củng cố kiến thức một cách nhẹ nhàng.
- Tạo không khí lớp học rất hào hứng, sôi động, vui vẻ.
- Giúp hình thành hay củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy – trò,
trò – trò.
4.5.Tổ chức trò chơi vui mà học

×