Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

xây dựng bầu không khí tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.27 KB, 17 trang )

- 1 -
, PHÒNG GD BA TRI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCSAN HÒA TÂY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
Đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẦU KHÔNG KHÍ
TÂM LÝ TRONG TẬP THỂ SƯ PHẠM
-------------------
A-PHẦN MỞ ĐẦU
I/-TÊN ĐỀ TÀI :
Một Số Biện Pháp Xây Dựng Bầu Không Khí Tâm Lý Trong Tập Thể
Sư Phạm
II/-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, mọi người
đều chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, của
nền văn minh tri thức. Cùng với sự phát triển ấy, nhu cầu của con người
cũng không ngừng nâng lên , từ việc có nhu cầu đảm bảo vật chất cho sự
tồn tại và họat động , đến việc đòi hỏi phải có được một đời sống tinh thần
thỏai mái, tốt đẹp; mọi người đến nơi làm việc không chỉ với mong muốn có
được việc làm để thỏa mãn nhu cầu của gia đình, mà họ còn cần có nhiều
điều hơn nữa. Đó là có được một môi trường làm việc với các tiện nghi kỹ
thuật hiện đại, cách bày trì mang tính thẫm mỹ cao , được làm việc với
những người biết đoàn kết, thương yêu nhau , có được người quản lý luôn
thể hiện sự quan tâm , biết đối nhân xử thế đối với họ, để họ cảm nhận nơi
công sở thực sự là gia đình thứ hai của mình và sẳn sàng cống hiến cho sự
đi lên của cơ quan .
Đặc biệt trong môi trường sư phạm của chúng ta thì đều đó lại càng
quan trọng hơn nơi nào hết . Vì vậy , người quản lý cần có tầm nhìn xa
trông rộng để tạo dựng một bầu không khí tâm lý thỏai mái , dân chủ trong
nhà trường. Bầu không khí tâm lý ấy không phải sẳn có và cũng chẳng phải
ngẫu nhiên mà có được mà là kết quả của sự nỗ lực tìm kiếm, phát hiện,


đổi mới qua gia tiếp của người quản lý với đội ngũ của mình. Do vậy, việc
- 2 -
tạo bầu không khí tâm lý dễ chòu , thỏai mái, vui tươi là một vấn đề tuy đơn
giản nhưng lại vô cùng khó khăn ; chỉ một cái bắt tay , một câu hỏi han
chân tình của người Hiệu trưởng có uy tín có thể làm cho con người khỏe
khoắn cả về sinh lực lẫn tinh thần, từ đó hiệu quả công việc của họ cao hơn
hẳn. Ngược lại, một cái nhìn thờ ơ, một lời phê bình không đúng lúc, không
đúng mức của hiệu trưởng đối với giáo viên có thể làm cho người ta trở nên
chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả công tác của người
GV đó. Hiểu được tâm lí của đội ngũ , nắm bắt được những hiện tượng tâm
lý nảy sinh trong tập thể sư phạm nhà trường sẽ giúp người hiệu trưởng biết
cách “ Đối nhân xử thế” với từng thành viên và tập thể sư phạm .
Ngày nay, với những thay đổi về tình hình trong và ngòai nước , sự
lớn mạnh của cơ chế thò trường ít nhiều có tác động đến đời sống con
người , trong đó có đội ngũ nhà giáo. Vậy làm thế nào để tạo ra bầu không
khí lành mạnh trong tập thể mà ở đó mọi ngøi cảm thấy hạnh phúc khi
được làm việc , được cống hiến cả sức lực vì trí tuệ của mình cho sự phát
triển của cơ quan, đơn vò.
Trong quá trình công tác, với vai trò người quản lý nhà trường, tôi luôn coi
trọng việc xây dựng bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm trong nhà
trường . Đó cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp xây
dựng bầu không khí tâm lý trong tập thể sư phạm “ .
III/-GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :
Vì các hiện tượng tâm lý con người diễn ra rất đa dạng, phức tạp; có
những biểu hiện tâm lý mang tính nhất thời, lại có những diễn biến tâm lý
mang tính qui luật , lâu dài; việc xây dựng được một bầu không khí tâm lý
tập thể sư phạm thực sự tốt đẹp cũng là một việc làm hết sức khó khăn và
lâu dài; đồng thời đây là vấn đề mà bản thân rất quan tâm trong suốt quá
trình công tác tại đơn vò nên phạm vi nghiên cứu đề tài của tọi là từ khi
thành lập trường đến nay .

*
* *
- 3 -
B-PHẦN NỘI DUNG :
I/-CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI :
1-Thế nào là bầu không khí tâm lý :
Theo tác giả Nguyễn Đức Minh và Hải Khóat thì “ Bầu không khí
tâm lý của tậ thể là trạng thái tâm lý xã hội của tập thể cơ sở, nó phản ánh
tính chất , nội dung và xu hướng tâm lý thực tế của từng thành viên tập thể
đó. Trạng thái tâm lý này của các thành viên tập thể, đến lượt mình lại có
ảnh hưởng nhất đònh đến các quqn hệ tâm lý trong tập thể, đến năng suất
lao động và hiệu suất công tác của tập thể đó “ .
Như vậy, khái niệm bầu không khí tâm lý dùng để chỉ tình trạng tinh
thần của một tập thể cơ sở . Đó là không khí thoải mái , thân mật, hấn khởi
của tập thể đòan kết , nhất trí ; không khí căng thẳng , nặng nề, u ám của
một tập thể lục đực, mâu thuẫn, mất đòan kết. Không khí tâm lý của tập thể
phản ánh thực trạng các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể nảy sinh
quá trình họat động chung . Đó cũng chính là tâm trạng chung của tập thể
được hình thành thông qua giao tiếp hàng ngày, nhờ các cơ chế tâm lý xã
hội lan truyền tâm trạng từ cá nhân này sang cá nhân khác , nhóm này sang
nhóm khác, tập thể này sang tập thể khác. Tùy vào tính chất tích cực hay
tiêu cực của bầu không khí tâm lý trong tập thể mà nó làm tăng hoặc hủy
diệt sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của mỗi cá nhân và hiệu quả
lao động chung của tập thể sư phạm .
Bầu không khí tâm lý của tập thể không những bò chi phối bởi những
điều kiện khách quan như điều kiện đòa phương nơi đặt đơn vò; sự ảnh
hưởng của chính sách nhà nước , đặc điểm nền kinh tế xã hội; sự tác động
của lãnh đạo đòa phương và nhận thức , dư luận của nhân dân …. Mà còn
chòu sự chi phối của các điều kiện chủ quan như các mối quan hệ trong các
nhóm chính thức và không chính thức ; điều kiện àm việc của tập thể ; nhân

cách và phong cách lãnh đạo của thủ trưởng đơn vò ….
Với khái niệm này , giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bầu khơng khí tâm
lý tron môi trường giáo dục của nhà trường.
2/-Những dấu hiệu của bầu không khí tâm lý tốt đẹp :
- 4 -
Như đã trình bày ở trên , bầu không khí tâm lý của tập thể sư phạm
được biểu hiện qua những dấu hiệu của trạng thái tinh thần hay nói cách
khác là những dấu hiệu tâm lý. Một bầu không khí tâm lý tốt đẹp sẽ được
biểu hiện qua những dấu hiệu sau :
 Người lãnh đạo vừa là thủ trưởng vừa là thủ lónh của đơn vò .
 Mục đích hoạt động của tập thể hay nhiệm vụ của tập thể được mọi
người hiểu rõ và nhất trí cao.
Trách nhiệm của mỗi thành viên trong tập thể được xác đònh rõ
ràng, đúng đắn. Mỗi thành viên ra sức làm tròn nhiệm vụ của bản thân.
Có sự tiếp xúc thoải mái giữa các thành viên , mọi người đều được
tự do tư tưởng: kỷ luật không phải là bắt buộc mà là nhu cầu của họ.
 Trong đơn vò có nhiều cuộc trao đổi ý kiến , thảo luận về các vấn
đề khác nhau, đặc biệt là những vấn đề nhằm nâng cao hiệu suất lao động
và xây dựng tập thể vững mạnh.
 Mọi người đều tôn trọng nhau và giúp đỡ nhua trong công tác.
 Sự nhận xét , phê bình mang tính chất xây dựng , không vì mục đích
đả kích , xoi mói dù là công khai hay ngấm ngầm .
 Năng suất lao động và hiệu quả công tác không ngừng được nâng
lên.
 Không có hiện tượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên bất mãn,
xin chuyển công tác.
 Những người mới đến nhanh chóng được hòa nhập vào tập thể và
cảm thấy hài lòng vì được làm việc trong tập thể đó .
3-Ý nghóa của bầu không khí tâm lý đối với sức khỏe của mỗi người
và hiệu quả lao động của tập thể sư phạm .

Như chúng ta điều biết, trạng thái tâm lý của tập thể có vai trò vô
cùng to lớm đến trạng thái sức khỏe, tinh thần và năng suất lao động của
từng cá nhân và hiệu suất lao động của tập thể. Tâm trạng tích cực làm con
người sung sức hơn, thông minh hơn, nhân ái hơn và cảm thấy say mê hơn
với công việc . Tâm trạng tiêu cực làm cho cá nhân có những trạng thái tâm
lý ngược lại như hay cáu gắt, thái độ bất cần , kém sáng suốt, làm trì trệ
công việc. Từ đó, thông qua cơ chế lây lan làm ảnh hưởng xấu đến trạng
thái tâm lý chung của tập thể. Như vậy, tâm trạng tích cực hay tiêu cực
- 5 -
chẳng những có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá nhân mang tâm trạng mà
còn ảnh hưởng đến hoạt động chung của tập thể, làm tốt hoặc xấu đi không
khí chung của tập thể thông qua các cơ chế tâm lý xã hội và do vậy cũng
làm tăng hoặc giảm năng suất và hiệu quả lao động của cá nhân và tập thể.
Chính vì thế mà các nhà tâm lý học cho rằng tâm trạng tập thể hình thành
thì chính nó là nhân tố điều tiết tính tích cực trong tình cảm, nhận thức và
hành động của mỗi cá nhân : có tác giả cho rằng : “ Trong việc tri giác hiện
thực khách quan, vai trò của tâm trạng xã hội ( tập thể ) còn lớn hơn vai trò
của ý thức xã hội”. Tức họ cho rằng sự nhìn nhận, đánh giá hiện thực khách
quan bò khúc xạ mạnh mẽ bởi “ lăng kính tâm trạng” của cá nhân . Vậy ta
có thể khẳng đònh bầu không khí tâm lý trong tập thể sự phạm đóng vai trò
quan trọng với mỗi một con người trong tập thể. Hiểu rõ được điều này ta
mới có được nhận thức sâu sắc trong vấn đề xây dựng bầu không khí tâm lý
sư phạm của nhà trường mà ta đang công tác .
4/-Những yếu tố chính ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý :
a/-Yếu tố khách quan : Điều kiện sống của tập thể .
Tâm trạng tập thể phản ánh điều kiện sống và làm việc thuận lợi
hoặc khó khăn của tập thể và của cá nhân trong tập thể đó . Chẳng hạn
điều kiện kinh tế ổn đònh dẫn đến tâm trạng dễ chòu, bớt lo âu; điều kiện
làm việc của nhà trường thuận lợi, hoạt động lao động sư phạm trong nhà
trường được tổ chức khoa học, nhòp điệu ổn đònh sẽ tạo điều kiệu kiện làm

việc của nhà trường thuận lợi, hoạt động lao động sư phạm trong nhà trường
được tổ chức khoa học, nhòp điệu ổn đònh sẽ tạo nên tâm trạng vui vẻ, thư
thái, cởi mở.... và ngược lại.
b/-Yếu tố chủ quan : Mối quan hệ giữa người và người trong tập thể
.
Tùy vào tính chất tích cực hay tiêu cực của cáx mối quan hệ giữa
những người trong tập thể mà hình thành nên tâm trạng tích cực hoặc tiêu
cực của cá nhân và tập thể .”Tâm trạng của mỗi người chúng ta phụ thuộc
rất nhiều vào cách xử sự của những người mà ta giao tiếp với họ”. Theo
giáo sư SaZop thì “Sức khỏe của người ta phụ thuộc vào cảm xúc và tâm
trạng, còn cảm xúc và tâm trạng lại phụ thuộc vào mối quan hệ lẫn nhau đã
- 6 -
được hình thành giữa người và người ”. Đặc biệt trong môi trường sư phạm,
mọi người điều thuộc tầng lớp trí thức và đang tham gia một loại hình lao
động đặc biệt thì cơ chế lây lan tâm lý rất dễ thực hiện và gây nên ảnh
hưởng rất lớn .
Qua đó ta thấy dù là yếu tố chủ quan hay khách quan cũng đều trực
tiếp ảnh hưởng đếu bầu không khí tâm lý nơi con người đang sống và hoạt
động .
II/-THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
1/-Giới thiệu sơ lược về nhà trường :
Trường THCS An Hòa Tây, Huyện Ba Tri được thành lập ngày 30-
10-1991 theo quyết đònh số 18/QĐ-UB của ủy ban nhân dân huyện Ba Tri.
Đòa chỉ:Ấp An Bình II xã An Hòa Tây huyện Ba tri tỉnh Bến Tre.
Năm học 2005-2006 nhà trường có 20 lớp với 724 học sinh và 36 cán
bộ giáo viên.
1. a/-Thuận lợi :
Được sự quan tâm của sở GD – ĐT Bến Tre, Phòng GD Ba Tri đã
quan tâm đến nhân sự, trang thiết bò, cơ sở vật chất cho năm học 2005 –
2006 và đầu tư công tác chuyên môn của trường nhằm nâng dần chất lượng

dạy học của thầy và trò
Trong công tác kế hoạch hóa, phòng GD Ba Tri cũng đã có bước cải
tiến trong việc giao chỉ tiêu cho nhà trường, từ đó đã phát huy được vai trò
quản lý của đơn vò cơ sở .
Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền đòa phương của xã An Hòa
Tây , trong công tác kết hợp giáo dục .
Đội ngũ giáo viên giảng dạy đủ so với yêu cầu, nhưng với lòng nhiệt
tình, chòu khó học hỏi và rèn luyện chuyên môn để nâng cao tay nghề . Từ
đó, chất lượng giáo dục dần dần chuyển biến tốt .
2. Khó khăn :
Cơ sở vật chất mặc dù có đầy đủ chỗ ngồi cho các em nhưng phòng
học quá thấp, đang xuống cấp trầm trọng gây khó khăn trong việc dạy -
học. Sân trường quá chật hẹp, không có sân chơi cho học sinh .
Trường nằm sát trục lộ 885, tiếng ồn của lưu lượng giao thông ảnh
hưởng lớn đến việc dạy – học.
Tình hình kinh tế đời sống của nhân dân xã An Hòa Tây còn gặp
nhiều khó khăn, phụ huynh ít quan tâm trong việc học tập của các em. Từ
tình hình trên đã ảnh hưởng đến việc duy trì sỉ số của học sinh .

×