Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 29 trang )

1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN ĐỀ 2
TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUẢN
LÝ RỦI RO THIÊN TAI
TS. NGUYỄN THANH BÌNH
2
BỐ CỤC CỦA CHUYÊN ĐỀ
3
1. GIỚI THIỆU
Trong lĩnh vực QLRRTT thì ta có thể dễ dàng nhận
thấy là những hoạt động này đều tập trung vào những
hoạt động cứu trợ hơn là những hoạt động mang tính
chủ động phòng ngừa và ứng phó.
Nếu có những hoạt động CSR hiệu quả trong lĩnh vực
này, về dài hạn các doanh nghiệp và cộng đồng có thể
tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai và giảm
thiểu tác hại tiêu cực đối với môi trường.
4
2. Doanh nghiệp và quản lý rủi ro thiên
tai (QLRRTT) tại Việt Nam
Nhưng tàn phá lớn nhất vẫn là lũ và bão (83% số người
thiệt mạng và hơn 70% thiệt hại về kinh tế là do bão và
lũ gây ra).
Từ năm1990 đến năm 2010 thiên tai đã làm 12.915
người chết và mất tích, trung bình mỗi năm là 646
người.
Về kinh tế (2000-2009) thiên tai làm thiệt hại về kinh tế
lại tăng gấp ba lần (ước tính 86.083 tỷ đồng, tương


đương gần 5,3 tỷ USD)
5

Rủi ro thiên tai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là khối doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt Ðề án: "Nâng cao
nhận thức của cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa
vào cộng đồng".
2. Doanh nghiệp và quản lý rủi ro thiên
tai (QLRRTT) tại Việt Nam (tiếp)
6

Lồng ghép QLRRTT vào chiến lược CSR của các
doanh nghiệp mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh
nghiệp và cộng đồng.

Các doanh nghiệp sẽ triển khai hoạt động kết nối mạng
lưới, chuyển giao kiến thức và các sáng kiến chung
trong ứng phó rủi ro thiên tai trong phòng tránh, giảm
nhẹ, và phục hồi, tái thiết sau thiên tai.
2. Doanh nghiệp và quản lý rủi ro thiên
tai (QLRRTT) tại Việt Nam (tiếp)
7
3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Việt Nam
Một số khái niệm về trách nhiệm xã hội (CSR)
Uỷ ban kinh tế thế giới về phát triển bền vững định
nghĩa: "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một

cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp
cho sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất
lượng cuộc sống của người lao động và gia đình của họ
cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã
hội nói chung."
8
Một số khái niệm về trách nhiệm xã hội
(tiếp)
Theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển
bền vững: "CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp
đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng
thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao
động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa
phương và của toàn xã hội nói chung”…
9
Một số khái niệm về trách nhiệm xã hội
(tiếp)
Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế
giới (WB) định nghĩa: “CRS là sự cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững,
thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời
sống của người lao động và các thành viên trong gia
đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có
lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung
của xã hội”
10

Khảo sát của Trung tâm Giáo dục và Phát triển tại ba
tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng, và Khánh Hòa năm 2011 và
tìm hiểu thêm ở một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà

Nội cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp vẫn hiểu CSR
chính là hỗ trợ từ thiện nhân đạo.

Do doanh nghiệp thiếu nguồn tài chính, và kỹ thuật để
thực hiện các chuẩn mực CSR đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)
11
4. Lợi ích CSR mang lại trong lĩnh vực
QLRRTT
Sự trung thành của nhân viên và khách hàng
Dù chi phí ban đầu có thể sẽ tốn kém, lợi ích có thể chưa
thấy ngay, nhưng chắc chắn về lâu dài sẽ mang lại lợi ích
khi doanh nghiệp tôn trọng lợi ích của những nhóm đối
tượng quan trọng này
12
4. Lợi ích CSR mang lại trong lĩnh vực
QLRRTT (tiếp)
Trong lĩnh vực QLRRTT, CSR mang lại những lợi
ích dưới đây cho doanh nghiệp và cộng đồng:

Góp phần ngăn ngừa những thiệt hại trực tiếp do
thiên tai gây ra

Bảo vệ tài sản và duy trì hoạt động hiệu quả trước
trong và sau thiên tai

Tăng cường khả năng phục hồi thị trường và dây
chuyền cung ứng sau thiên tai

Khuyến khích văn hóa hợp tác tích cực trong kinh

doanh trong công tác chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó
và phục hồi
13
5. Làm thế nào thúc đẩy CSR ở Việt Nam nói
chung và trong lĩnh vực QLRRTT nói riêng
Tăng cường nâng cao nhận thức và các chính sách hỗ
trợ việc thực hiện CSR

Hiện nay các chính sách để thúc đẩy việc thực hiện
trách nhiệm xã hội qua công tác bảo vệ môi trường
và khuyến khích thực hiện và hỗ trợ cộng đồng trong
QLRRTT tại Việt Nam còn thiếu.

Các hiệp hội và các tổ chức phi chính phủ của Việt
Nam hầu như chưa tham gia vào các hoạt động nâng
cao nhận thức và thúc đẩy việc thực hiện CSR nói
chung và CSR trong lĩnh vực QLRRTT nói riêng.
14
6. Các hoạt động CSR cụ thể mà doanh nghiệp
có thể thực hiện liên quan đến QLRRTT
Trong lĩnh vực QLRRTT, CSR thể hiện ở hai khía
cạnh sau:

Vận hành của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp vận
hành một cách có trách nhiệm sẽ không làm gia tăng
rủi ro và tổn thương của cộng đồng nơi doanh nghiệp
đặt trụ sở.

Cam kết của doanh nghiệp: Thông qua các hoạt
động CSR các doanh nghiệp có cơ hội để cộng tác với

chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác
khác để tạo ra nhiều giải pháp hiệu quả hơn trong
công tác phòng ngừa, ứng phó, và phục hồi trước,
trong và sau thiên tai
15
6.1. Vận hành doanh nghiệp
Tiết kiệm năng lượng, nước, và tài nguyên thiên
nhiên

Lập cơ sở dữ liệu và theo dõi để điều chỉnh hoạt
động nhằm mục đích tiết kiệm tiêu dùng năng lượng
và nước trong quá trình sản xuất và kinh doanh

Yêu cầu người lao động thực hiện các chính sách
như: tắt đèn, quạt, và các thiết bị, máy móc điện sau
khi sử dụng hoặc khi không cần thiết; dán áp phích
và bảng chỉ dẫn để nhắc nhở và khuyến khích người
lao động làm theo
16

Thu gom các vật liệu để tái sử dụng đúng cách; Tìm
các phương án tái sử dụng các vật liệu (giấy, nước
đã sử dụng, bao bì …);

Không sử dụng các thành phần hoặc nguyên vật
liệu gây hại đối với môi trường và hệ sinh thái.
Cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng về
quy cách sản phẩm và cách xử lý rác thải sau khi sử
dụng;


Cần có kế hoạch duy trì và bảo dưỡng máy móc
theo định kỳ để tiết kiệm năng lượng khi vận hành
sản xuất.
17
Khuyến khích xây dựng và phổ biến áp dụng
các công nghệ thân thiện với môi trường trong
doanh nghiệp

Nghiên cứu và tiến hành thay thế hoặc lắp đặt các thiết
bị tiết kiệm năng lượng

Lên kế hoạch tổng thể đầu tư vào công nghệ sản xuất
sạch trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nghiên cứu và áp dụng thay thế các hóa chất độc hại
trong quá trình sản xuất hoặc các vật liệu có chứa hóa
chất hoặc làm từ nguyên liệu có chất độc hại
18
Xây dựng và thực hiện tốt QLRRTT trong
doanh nghiệp

Xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó thiên tai cho
doanh nghiệp: vận động sự tham gia tích cực của người
lao động, của tất cả các phòng ban

Hỗ trợ nhân viên và gia đình họ xây dựng kế hoạch
ứng phó
19

Hỗ trợ nhân viên và gia đình họ xây dựng kế

hoạch ứng phó (tiếp)

Hỗ trợ phổ biến kiến thức cho nhân viên và nếu có
thể thì mở rộng ra cho cộng đồng nơi họ sinh sống
(hỗ trợ lên kế hoạch, diễn tập và thử nghiệm cho gia
đình và cộng đồng nơi họ sinh sống)

Hỗ trợ đào tạo các kỹ năng cần thiết để sử dụng khi
tình huống khẩn cấp (sơ cứu, cấp cứu, kỹ năng sinh
tồn)

Hỗ trợ các hộp phòng chống thiên tai cho nhân viên
và gia đình họ

Khuyến khích sự tham gia tình nguyện của người lao
động vào công tác phòng ngừa, ứng phó, và phục hồi
sau thiên tai tại cộng đồng
20
6.2. Cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng

Doanh nghiệp có thể tham gia hoặc hỗ trợ các hoạt động
nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển bền vững và
bảo vệ môi trường

Tham gia vào các chương trình của chính phủ nhằm giảm
thiểu rủi ro về thiên tai xảy ra ở các vùng (thông qua tài trợ
hoặc hợp tác đầu tư)

Các doanh nghiệp cũng có thể cung cấp nguồn lực hỗ trợ
đào tạo cho cộng đồng thông qua các tổ chức chính phủ

cũng như phi chính phủ.

Thực hiện đào tạo và hợp tác cho các doanh nghiệp bạn
hoặc bạn hàng trong QLRRTT

Doanh nghiệp có thể thực hiện quyên góp bằng tiền mặt hay
hiện vật để hỗ trợ cộng đồng hồi phục sau thiên tai
21
7. Hỗ trợ từ thiện hiệu quả trong lĩnh vực
QLRRTT
7.1. Thúc đẩy văn hóa hỗ trợ từ thiện ở Việt Nam

Công tác từ thiện ở Việt Nam chủ yếu mới dựa vào sự
quyên góp từ nhân dân, phần đóng góp của doanh
nghiệp chưa nhiều, chưa thành phong trào.

Trong lĩnh vực QLRRTT, từ thiện mới chỉ phát huy
được trong lĩnh vực cứu trợ thiên tai chứ chưa giải
quyết được vấn đề gốc rễ đó là phòng ngừa và chuẩn bị
ứng phó trước thiên tai.
22
7. Hỗ trợ từ thiện hiệu quả trong lĩnh vực
QLRRTT
7.1. Thúc đẩy văn hóa hỗ trợ từ thiện ở Việt Nam (tiếp)

Cần có sự tham gia và hỗ trợ của các tổ chức phi
chính phủ trong lĩnh vực hỗ trợ từ thiện để không
những vận động hiệu quả hơn mà còn sử dụng hiệu
quả và minh bạch các khoản hỗ trợ và từ thiện đó.
23

7.2. Các kênh nhận hỗ trợ và đóng góp
từ thiện hiện nay
Các kênh chính thức

Mặt trận Tổ quốc; Cơ quan, chính quyền các cấp;
Đoàn thể các cấp

Quỹ vì người nghèo

Các quỹ quyên góp độc lập

Các quỹ của công ty, doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp hiện nay tích cực tham gia tổ
chức các hoạt động hỗ trợ phối hợp với chính
quyền địa phương

Báo chí, truyền hình
24
7.2. Các kênh nhận hỗ trợ và đóng góp
từ thiện hiện nay
Các kênh phi chính thức

Chùa chiền, nhà thờ

Người trong doanh nghiệp và người ngoài doanh nghiệp:
Nhiều khi người lao động của doanh nghiệp cũng tự tổ
chức các hoạt động hỗ trợ.

Kênh khác: Gần đây, nhiều câu lạc bộ, nhóm sinh viên, hội

đồng hương, cơ quan cũng tổ chức các hoạt động hỗ trợ từ
thiện khá hiệu quả
25
7.3. Một số nguyên tắc trong hỗ trợ từ thiện

Hỗ trợ có trách nhiệm: doanh nghiệp cần hiểu rõ về tổ
chức định hỗ trợ. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin, xem lại
báo cáo của họ (hoạt động và tài chính); cách thức thực
hiện, tính hợp pháp và uy tín của các tổ chức này.

Hiểu biết về tác động của những hoạt động mà doanh
nghiệp hỗ trợ

Tìm kiếm thêm sự hỗ trợ và tư vấn

Cần biết là số tiền mà bạn đóng góp đi về đâu

×